Tỉnh Mê Một Cõi: Từ Địa Ngục tới Tịnh Độ

31/08/20152:56 SA(Xem: 7610)
Tỉnh Mê Một Cõi: Từ Địa Ngục tới Tịnh Độ

TỈNH MÊ MỘT CÕI:
TỪ ĐỊA NGỤC TỚI TỊNH ĐỘ
Phan Tấn Hải

 

Bia sach_Tinh Me Mot Coi 2Lời Giới Thiệu: Bài viết này là Lời Bạt trong “Tỉnh Mê Một Cõi” (tức Hứa Sử Truyện), một tác phẩm truyện thơ chữ Nôm được GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải, GS Trần Ngọc Ninh giới thiệunhận định. Tác phẩm 2 quyển này, có thể mua trọn bộ giá 30 USD (bao gồm cước phí trong nội địa Hoa Kỳ); xin liên lạc tác giả: Nguyễn Văn Sâm, email: samnguyen20002002@yahoo.com .

***

địa ngục hay không? Có Diêm vương, vua của cõi địa ngục, hay không? Có Tịnh độ, có cõi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà hay không? Có phải các nhà sư khi đi từ Miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không? Và các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với giới trí thức và đối với những người dân quê không biết chữ?

Bài viết này sẽ tìm cách trả lời, một phần nào, những câu hỏi trên qua cuốn truyện thơ “Tỉnh Mê Một Cõi” -- hay “Hứa Sử Truyện” --  nhìn đối chiếu với kinh Phật. Bài viết này cũng để trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Văn Sâm -- thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học -- đã cho đọc trước bản thảo do Giáo sư thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008). Những dòng chữ nơi đây, chỉ xin được làm thêm một ghi chú dài về Phật học trong văn chương Nam Bộ ba thế kỷ trước.

Nơi đầu bản thảo là phần dẫn nhậpgiới thiệu “Thay Lời Tựa Đề Dẫn Giải Vào Truyện ‘Tỉnh Mê Một Cõi’: Một Thời Của Lịch Sử Văn Chương Việt Nam” do Giáo Sư Trần Ngọc Ninh viết. Chỉ riêng phần này cũng đã là một tuyệt tác trong lĩnh vực phê bình sử học và văn học Việt Nam.    

Cuốn sách “Tỉnh Mê Một Cõi” này, như thế đã trở nên một kỳ quan văn học: tôi đang chứng kiến hai vị thầy lớn về văn học chung sức trong một công trình lớn. GS Trần Ngọc Ninh đã đưa ra cái nhìn sâu sắc và độc đáo về các đề tài dẫn tới tác phẩm này: về chuyển biến của tiếng Mường-Việt, về thể lục bát của dân ca Chiêm, về khởi thủy thơ lục bát Việt Nam, về nói thơ và văn chương truyền khẩu, về thời xuất hiện truyện thơ viết bằng Chữ Nôm, về những tiến bộ trí thức trong thời suy vong của vận nước, về các thầy đồ làng khai sanh ra truyện thơ, về giá trị truyện thơ Bắc Hà thời Lê Mạt, về truyện thơ vào Đường Trong, và về yếu tố Phật giáo trong “Tỉnh Mê Một Cõi.”

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm và sơ chú rất mực công phu, mất tới 7 năm. Theo Giáo sư, tác giả cuốn này có thể là một hay nhiều nhà sư vô danh, bản thảo được Hòa Thượng Toàn Nhật, một cựu tướng nhà Tây Sơn, in ấn: “Sách được một vị chân tu nào đó viết ra trên giấy để lại trong chùa nào đó, Hòa Thượng Toàn Nhật với hạnh ngộ được đọc, giác ngộ bèn chấp bút, kêu gọi khắc in. Không biết Ngài đã thêm vào bao nhiêu tư tưởng của mình, sửa biết bao câu văn trong nguyên bản, nhưng chắc chắn rằng những gì tác giả đi trước nói đã ngài được giữ ít nhất là ở phần cốt lõi. Vì vậy tôi chủ trương tác phẩm nầy thuộc về công đức chung của các thiền sư hơn là riêng một vị.

Truyện thơ này rất mực dân gian Nam Bộ: nhân vật chính là Văn Quới, ba mẹ mất sớm, được vào chùa tu, thầy ban pháp hiệu là Hứa Sử, bị quỷ dạ xoa vâng lệnh Diêm Vương bắt xuống địa ngục vì nhầm với một người có tên là Vương Hứa Sử. Khi Diêm Vương biết bắt nhầm, mới giảng Phật Pháp, dạy pháp niệm Phật Di Đà, và trả Hứa Sử về trần gian, và vân vân. Trong truyện, Hứa Sử chứng kiến nhiều màn kinh sợ ở địa ngục, về sau Hứa Sử trở thành La Hán, lên cõi Tây Phương cực lạc, đi dạo cõi trời tìm ba mẹ, đi xuống địa ngục tìm người quen. Phần thứ nhì của truyện thơ lại có gay cấn khác: Triệu Tân là chúa của quân Bắc phiên, thấy tướng Đổng Vân của Việt Vương vào chùa tu, mới xua quân vào đánh. Quân Việt Vương thua, chạy liên tục. Việt Vương mới vào chùa thỉnh Đổng Vân ra cầm quân lại để cứu nước. Lựa chọn giữa việc giữ giới sát, với việc cầm quân ra trận, cho thấy lại tinh thần thời Lý Trần. Đổng Vân cầm quân, trước khi xuất trận, dạy binh lính niệm Phật A Di Đà… khi xông trận, tất nhiên là quân phương Nam thắng trận, Triệu Tân và quân Bắc phiên đầu hàng, được tướng Đổng Vân tha mạng, khuyên là nên niệm Phật. Cuối truyện, vua Việt Vương cũng vào chùa tu.

Ngắn gọn, các nhà sư đã sáng tác truyện thơ, trong đó khuyên niệm Phật để lên cõi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà, trong khi nói lên cảnh khổ dưới địa ngục. Câu hỏi là, như thế có đúng Phật pháp hay không?  Nơi đây, chúng ta tách ra làm đôi câu hỏi trên để thảo luận về 2 đề tài vẫn thường nghe tranh luận: khái niệm Tịnh Độ A Di Đà và khái niệm địa ngục.

Nếu mượn khái niệm phổ biếnTây phương để nói, Phật giáo không có địa ngục (hell), Phật giáo chỉ có luyện ngục (purgatory), bởi vì không có chuyện trừng phạt đời đời trong Kinh  Phật. Nhưng vì thói quen, ông bà mình dùng chữ địa ngục để chỉ cảnh giới sau khi chết, người lành lên trời (gọi là: sanh thiên), người dữ đọa địa ngục (nhà tù dưới đất); nơi đây, chúng ta sẽ dùng cách gọi quen thuộc này. Kinh Phật nóí, chúng sinh sẽ đi 6 cõi lành dữ khác nhau, tùy nghiệp thiện ác. Trong đó, có địa ngục ở cõi dữ. Nhưng có thực có địa ngục hay không, hay chỉ là ẩn dụ? Cuộc tranh luận này đã diễn ra gay gắt tại Việt Nam nhiều năm gần đây, lên cả đài truyền hình nhà nước.

Trong Kinh Phật có nói rằng chỉ duy một cõi không có phương xứ là Niết Bàn, là cảnh giới giảỉ thoát của các bậc A La Hán, khi tham sân si biến mất. Ngoài ra, tất cả các cõi khác, kể cả địa ngục đều có phương xứ.

Ngắn gọn: Đức Phật dạy rằng có địa ngục. Trong cuốn “Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng” của Hòa thượng Janakabhivamsa, do U Ko Lay dịch sang Anh ngữ, và Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ, Chương 11 có viết:

vdpnd-bia“...Bốn cõi dữ ác là: (1) địa ngục (niraya), (2) súc sanh, (3) ngạ quỉ (peta, quỉ đói) và (4) cõi phi thiên (asurakaya, A tu la, các quỉ thần).

...

8) Avici (Địa Ngục A-tỳ (HV) hay Địa Ngục Vô Gián), là tầng địa ngục dưới cùng và là tầng địa ngục kinh khủng nhất, nó rộng khoảng 100 yojanas vuông (một jojana khoảng 8 dặm Anh, bằng khoảng gần 12.9 km) được bao bọc bởi tường bằng sắt, mái trần bằng sắt và nền sàn sáng rực bằng sắt đang nung đỏ. Ở đây, chúng sinh bị hành hạ liên tục bằng những ngọn lửa bốn bên, lửa ở địa ngục này là kinh khủng nhất, đến xương cũng bị chảy tan. Bởi vì bị đốt cháy liên tục, nên sự thống khổ, đau đớn không bao giờ ngừng hay có chút gián đoạn nào, nên được gọi là Avici, có nghĩa là địa ngục Vô Gián là vậy. Ngài Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) đã bị đày xuống địa ngục này vì đã gây ra nhiều tội nghiệt nặng vào thời Đức Phật, như tội chia rẽ Tăng Đoàn và mưu sát Đức Phật…” (1) 

Đó là cái nhìn từ Phật giáo Nam Tông, còn gọi là Theravada, hay Phật giáo Nguyên thủy. Khái niệm địa ngục nguyên khởi không phát xuất từ Phật giáo Trung Hoa như nhiều người nói.

blankTrong Kinh Pháp Cú, kinh căn bản của tất cả bộ phái Nam TôngBắc Tông, có Phẩm 22, có tên là Phẩm Địa Ngục, gồm 14 vần kinh ngắn trong đó mỗi vần kinh là một sự tích, Đức Phật dạy rằng làm dữ sẽ đọa địa ngục, điển hình:

“306. "Nói láo đọa địa ngục
Có làm nói không làm,
Cả hai chết đồng đẳng,
Làm người, nghiệp hạ liệt."…” (2)

Tuy nhiên, nhiều thầy vẫn thường dạy, rằng không hề có ông Diêm Vương nào hết. Chuyện một ông vua cõi địa ngục chỉ có trong tiểu thuyết. Đức Phật nói rằng, tâm chúng ta tạo ra nghiệp, sẽ dẫn đi các cõi sinh tử lục đạo luân hồi.

Chỗ này cần ghi nhận, có một kinh trong đó Đức Phật nói rõ là địa ngục dưới biển chỉ là chuyện nói cho vui thôi, chỉ là ẩn dụ thôi, chớ không có thiệt đâu. Và chỉ duy có một kinh này, Đức Phật nói rõ như thế.

Trong Kinh Tương Ưng Bộ, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, nơi Chương II,

Tương Ưng Thọ, Kinh Vực Thẳm (Pàtàla), trích:

blankKẻ vô văn phàm phu nói như sau: "Ở giữa biển lớn, có vực thẳm". Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu đối với việc không có, không xẩy ra, lại nói: "Ở giữa biển lớn, có vực thẳm".

4) Này các Tỷ-kheo, đồng nghĩa với các khổ thọ về thân là vực thẳm này.(3)

Tiến sĩ B.C. Law dịch chữ “vực thẳm” là “luyện ngục” (purgatory) để cụ thể hơn. Trong khi đó, đại sư Nyanaponika Thera dịch là “hố sâu không đáy” (bottomless pit), và ngài Nyanaponika dịch là “vực sâu không đáy” (bottomless chasm) (4). Ngắn gọn, trong kinh này, Đức Phật nói, không có địa ngục, chỉ là sự đau đớn của cảm thọ thôi.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thắc mắc rằng, tại sao trong rất nhiều kinh khác, rất nhiều, chứ không phảỉ ít, Đức Phật nói cụ thể về những địa ngục tương ưng với các nghiệp ác? Đặc biệt, Đức Phật thường nói rằng làm việc thiện này, sẽ lên cõi trời; làm việc dữ nọ, sẽ rơi xuống địa ngục, sau khi thân này hết thọ mạng? Vậy, nếu nói rằng địa ngục chỉ là ẩn dụ  như kinh “SN 36.4 -- Patala Sutta” vừa dẫn, tất nhiên cõi trời cũng chỉ là biến hóa của tâm, khi tâm thọ hỷ, thọ lạc, có phải không?

Cuối bài này, chúng ta sẽ tiếp cận câu hỏi vừa nêu một cách khác. Nơi đây, xin nhấn mạnh một điểm rằng, Diêm Vương trong truyện “Tỉnh Mê Một Cõi” không phảỉ một tay nhà quê, không phải một nhân vật hung bạo.

Ngôn ngữ của Diêm Vương khi dạy đạo cho Hứa Sử đã sử dụng ngôn ngữ Thiền Tông, nêu yêu cầu nhận ra tự tánh trong sạch như trăng thu, tuy vào cõi trần nhưng vẫn không nhiễm, và tánh này sẽ hiện ra trước mắt người đã thấy lẽ sắc-không.

Phần Diêm Vương dạy đạo cụ thể nói về chơn tánh, có thể trích từ câu 835:

“Tánh thiêng sạch tợ trăng thu,                                  835
Muôn phương soi tỏ chẳng lu chút nào.
Cho nên lộn áng trần lao,
Theo cơ ẩn hiển, ra vào thong dong.
Vốn đà ngộ chữ sắc không,                           
Trả lời thệ trước ra công độ đời .                               840
Vậy nên lộn lại làm người
Khắp trong bảy thú  không nơi nào từ.
Nhưng mà chơn tánh tự như,
Ấy là chư Phật tổtrong đời.                                 

Xa vòng thành thị nhơn dân,
Tụng kinh lễ sám ân cần không ly.
Nương theo kinh luật tu trì,
Tham thiền niệm Phật chẳng khi nào rời.                 
Minh tâm kiến tánh đã rồi,                                         855
Vậy sau mới khá ra đời ứng cơ…”(hết trích)

Ghi nhận rằng, sau khi nói về tánh thiêng bất nhiễm, Diêm Vương lại nói về nhân quả xuống địa ngục, cũng theo phong thái Kinh Phật, trước là nói nghiệp thiện sẽ lên trời, sau là nói nghiệp dữ sẽ xuống địa ngục, xem từ câu 949:

“Những người thập thiện chuyên ròng,                    
Về hưởng khoái lạc Thiên cung nhiều đời.    950
Những người hủy báng Phật Trời,
Ngũ nghịch, thập ác  đọa nơi A tỳ.”(hết trích)

Cũng nên đọc kỹ rằng, trong truyện nhiều lần nói về chuyện khi người chết, gia đình phảỉ đem những tờ công cứ niệm Phật ra để, nói kiểu dân gian, kể công trong quá khứ niệm Phật đếm số nhiều, có ghi công cứ. Nghĩa là phải đếm số lượng câu niệm Phật, một cách dạy mà nhiều vị trí thức chê là chỉ giành cho mấy bà già nhà quê.

Và cũng nên đọc kỹ rằng, khi hai nhà sư Thanh Sơn và Hứa Sử giác ngộ, xong đã làm hai bài kệ phong thái rất mực Thiền Tông, bằng ngôn ngữ đốn ngộ của ngài Huệ Năng, chứ không phải kiểu chậm rãi đếm số niệm Phật.

Xin mời đọc các câu thơ, từ câu 2288:

“Bút đề nên kệ, ba hàng ngâm nga.                            2288          

                        Thanh Sơn kệ rằng:

Phật với chúng sanh trước ngỡ xa,
Đến nay mới tỏ ở một nhà.
Bằng ai vô niệm thời mới thấy,
Những chúng hữu tình kiếm chẳng ra.
Đến chừng xét lại cho rốt gốc,
Vốn thời không Phật cũng không ta.

Hứa Sử kệ rằng:

Tây phương tịnh thổ ngỡ là xa,
Ngày nay mới biết nội ta bà.
Gạn lóng tấm lòng cho thanh tịnh,
Rõ ràng trước mặt trổ liên hoa.
Tịnh thổ Di Đà không phân cách,


Dón  thời cũng ở một lòng ta.            “(ngưng trích)

Ngôn ngữ ngài Thanh Sơn là của Thiền Tông: Phật với chúng sanh là một, ở chung một nhà là ở chung trong thân này (hóa ra cõi Tây phương ở trong thân này), vô niệm rồi mới thấy (rõ ràng, không còn đếm số niệm Phật nữa), không Phật cũng không ta (xin nhớ: Nam Tông chỉ nói không ta, tức vô ngã; nhưng tới Bắc Tông mới nói không Phật, nghĩa là Tánh Không).

Trong khi đó, ngôn ngữ Hứa Sử chỉ thẳng vào tánh mà nói: Tây phương Tịnh độ cũng chỉ nơi đây, trước mắt thôi, cũng ở một lòng ta. Đây là đúng y Pháp Bảo Đàn Kinh.

Chính vì vậy, giữa những sự kiện rất là dân gian, chuyện con quỷ vô thường đi với quỷ dạ xoa lên trần gian bắt hồn kẻ dữ xuống địa ngục, lại bắt nhầm Hứa Sử, cho thấy tra tấn cả trăm kiểu… thế rồi chính Diêm Vương dạy  niệm Phật A Di Đà để có chết thì sang Tây phương liền.

Chính vì chủ ý của tác giả mượn pháp Niệm Phật để dạy pháp Thấy Tánh của Thiền Tông, nên cách dạy có khi dị biệt: lúc dạy niệm 4 chữ A Di Đà Phật, lúc lại khuyên niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Lúc nói 4, lúc nói 6, thế nào cũng làm mấy bà cụ nhà quê rối trí, lại lo là sẽ có khi đếm nhầm, chẳng biết rồi chết đi sẽ tới cõi nào.

Dạy khuyên niệm 4 chữ A Di là ở câu thứ 2822:

“Bây giờ lòng chẳng muốn chi,                                
Rất muốn bốn chữ A Di, không rời. 2822”

Hầu hết các chỗ khác là dạy khuyên niệm 6 chữ A Di, thí dụ, câu 3113:

“Chẳng bằng sáu chữ A Di
Thoát nơi Địa ngục đặng về Tây phương.”

Trong tinh thần đó, chúng ta đoán là nhà sư tác giả nghĩ là niệm mấy chữ A Di cũng được, thậm chí, vô niệm có thể là trúng ý tác giả hơn.

Cần phảỉ nói rằng trong “Tỉnh Mê Một Cõi,” phương pháp dạy về địa ngục hoàn toàn đúng theo cách Đức Phật đã từng dạy, không vẽ vời sai chệch tí nào. Thí dụ, rất nhiều chỗ trong Kinh, Đức Phật dạy rằng làm thiện sẽ sanh thiên, làm ác sẽ đọa địa ngục. Rất nhiều chỗ như thế.

Thí dụ, trong Kinh Hạnh Con Chó, thuộc Trung Bộ Kinh MN 57 (Kukkuravatika sutta), bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, trích một đoạn như sau:

blank“...Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Punna, người nào hành trì hạnh con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng với các loài chó. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: "Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên khác", thời này Punna, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Punna, nếu hạnh con chó được thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục...” (5)

Như thế, tác giả không hề bịa đặt gì về cõi địa ngục, vì Đức Phật rất nhiều chỗ đã nói lên những hình ảnh đáng sợ như thế, chỉ trừ một chỗ đã nêu, trong đó Đức Phật nói là dưới đáy biển không có địa ngục đâu.

Tới đây, câu hỏi về nhân vật Diêm Vương: Kinh Phật có nói gì về vị vua cõi địa ngục này không? Câu trả lời là có. Đức Phật có kể về Diêm Vương.

Tơí đây, chúng ta dẫn Kinh Trung A Hàm, bản Việt dịch và Hiệu chú của Thầy Tuệ Sỹ, bản Kinh Thiên Sứ, trong này Đức Phật kể về có một vị vua địa ngục tên là Diêm Vương, trích:

blank“...Diêm vương đáp:

“– Ngươi quả là kẻ bại hoại, suy vi lâu, vĩnh viễn mất mát. Nay ta sẽ tra khảo ngươi như trị kẻ phóng dật, làm hạnh phóng dật. Ác nghiệp của ngươi không phải do cha mẹ làm, không phải do vua, không phải do Trời, cũng không phải do Sa-môn, Phạm chí làm. Chính ngươi tự tạo nghiệp ác bất thiện, cho nên hôm nay chắc chắn ngươi phải thọ báo.

...

“Ngục tốt liền xách chúng sanh ném lên giường sắt nóng đang cháy đỏ rực, bắt buộc ngồi trên đó, dùng kẹp sắt nóng, kẹp vạch miệng ra, lấy nước đồng sôi rót vào. Nước đồng sôi đó đốt môi, đốt môi rồi đốt lưỡi, đốt lưỡi rồi đốt lợi răng, đốt lợi răng rồi đốt cuống họng, đốt cuống họng rồi đốt tim, đốt tim rồi đốt ruột già, đốt ruột già rồi đốt ruột non, đốt ruột non rồi đốt dạ dày, đốt dạ dày rồi nước ấy từ thân chảy xuống. Các chúng sanh ấy chịu bức bách như vậy suốt vô lượng trăm ngàn năm, chịu khổ đau cùng tột, cuối cùng vẫn không chết được, để cho nghiệp ác bất thiện của các chúng sanh ấy sạch hết.” (6)

Nếu có chúng sinh nào bỗng nhiên nghi ngờ, rủi Kinh Trung A Hàm là do người Trung Hoa bịa đặt ra, chúng ta có thể dẫn kinh tương đương ở Kinh Trung Bộ trong Tạng Pali, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Kinh Thiên Sứ. - Devadùta Sutta. (7)

Ngắn gọn, Đức Phật có dạy về một vị vua địa ngục, tên là Diêm Vương, cũng có cai ngục tra tấn đủ thứ.

Câu hỏi nơi đây là, có phải Đức Phật chỉ mượn những hình ảnh dễ sợ kia để cho chúng ta phảỉ tu hay không? Hay, có nên dẫn Kinh Kim Cương ra để nói rằng  các pháp chỉ là như bọt sóng, như ráng nắng, và do vậy, cõi trờiđịa ngục cũng chỉ là bóng trăng đáy nước?

Nếu đặt câu hỏi như thế, chúng ta sẽ tới một chỗ nên đặt câu hỏi lại: có địa ngục hay không, có Diêm Vương hay không? Và tại sao tác giả “Tỉnh Mê Một Cõi” sau khi khuyên niệm Phật tha thiết, rồi lại nói trong câu 2292 rằng “bằng ai vô niệm thời mới thấy”? Vậy thì, thấy cái gì, khi tâm đã vô niệm?

Tới đây, chúng ta nên dẫn Kinh Kim Cương của Bắc Tông rằng nói có cũng sai, nói không có cũng sai. Đối với những người muốn chúng ta dẫn Kinh Pali của Nam Tông, nơi đây có thể dẫn ra Kinh Tương Ưng SN 12.15 Kaccaayanagotto Sutta (8)  trong này Đức Phật nói, rằng hễ ai nói có, cũng sai; hễ ai nói không, cũng sai. Ngắn gọn, Đức Phật dạy, hễ thấy pháp tập khởi, thì thấy là có; hễ thấy pháp biến diệt, thì thấy là không.

Như thế là gì? Trong Thiền Tông gọi là nhìn tâm như gương sáng, khi mây nổi, biết mây nổi; khi mây tan, biết mây tan; do vậy, không gọi là có, cũng không gọi là không. Đó là lý do ngài Đạo Hạnh Thiền Sư nhà Lý ghi thơ rằng:

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không.

Hình như trả lời cách này có thể làm một số người khó tính không hài lòng, cho dù chúng ta đã dẫn ra cả kinh Bắc TôngNam Tông.

Nếu vậy, chúng ta có thể dẫn ra một kinh nghiệm bất kỳ ai cũng từng trải qua. Có một công án Trung Hoa, nói rằng một hôm, bạn  đứng nơi một góc rừng, góc núi, hay góc biển nào đó. Đột nhiên mưa ào ạt, tiếng gió, tiếng nước, tiếng là cây rừng bay xào xạc; bạn ướt và lạnh thê thảm. Thế rồi nhiều ngày sau, câu hỏi là: cảnh đó và những âm thanh ghê rợn đó, bây giờ ở đâu? Đây chính là chỗ nên dẫn ra 2 kinh vừa nêu, dẫn lời Đức Phật rằng ngài không nói có, ngài không nói không…

Như thế, có phải đó là câu trả lời cho phương xứ địa ngụcDiêm Vương chăng?

Nếu có độc giả nào khó tính, rằng địa ngục là cái ngay đây không kinh nghiệm được, và đó vẫn là những cái không thấy được, không nghe được… hay ít nhất, chưa thấy, chưa nghe được.

Vâng, như thế, bây giờ chúng ta bàn tới cái kinh nghiệm trực tiếp. Thí dụ, như giọng ca một ca sĩ. Có lẽ, Thái Thanh là ca sĩ có giọng ca hay nhất của dân tộc Việt Nam trong một thế kỷ tân nhạc vừa qua, và hầu hết mọi người từng nghe giọng ca của bà. Câu hỏi là, bạn đang ngồi nhìn lên sân khấu, trực tiếp nhìn và nghe ca sĩ Thái Thanh hát, những âm thanh vang trong không gian đó có gọi được là có, hay gọi là không? Có ai chụp bắt được những âm thanh bà vừa hát? Không ai chỉ ra được phương xứ của những âm thanh bà vừa hát ra. May mắn, bây giờ có máy ghi âm. Nhưng ngay cả như thế, cũng không ai chỉ ra tánh của những âm vang do ca sĩ này vừa hát ra. Tất cả đều từ nhân duyên khởi lên, phảỉ có một ca sĩ Thái Thanh rèn luyện một đời cộng với tài năng bẩm sinh, có ca khúc, có trống đàn, có luyện tập… nhưng ngày hôm đó vẫn khác ngày hôm sau, ca khúc trước vẫn khác ca khúc sau, từng giây phút vẫn độc đáo, không hề giống giây phút nào, và tất cả đều vô tự tánh, đều không thực tánh, đều vô ngã, đều không có người ca, không có lời được ca… Không ai chụp bắt được bất cứ gì hết. Vì nốt nhạc này khởi lên, chúng ta nghe là có; và nốt nhạc đó biến mất để chỗ cho nốt khác, lúc đó chúng ta nghe là không. Ngắn gọn, các pháp từng khoảnh khắc là bất động, là không di chuyển vì tính độc đáo của từng pháp, từng khoảnh khắc. Đồng thời cũng gọi là bất nhị, vì có với không như dường là một, hay đúng hơn, cũng không gọi là bất nhị được -- chỉ là vô ngônnhận ra tánh các pháp thực sự là vô tự tánh, vì không dùng ngôn ngữ được chỗ này.

Do vậy, không thể nói là cảnh nơi góc biển, hay cảnh ca sĩ Thái Thanh đứng hát đã đi tới đâu, bởi vì nó chỉ là do nhân duyên hiện ra. Khi màn hạ, khi đèn tắt, khi nhạc sĩ rút dây đàn, khi ca sĩ Thái Thanh rời quán nhạc… cảnh cũ là duyên hợp, nên không thực tướng, và là không hề đi, vì cũng chẳng hề tới. Vậy thì, cảnh địa ngục và Diêm Vương cũng thế. Không gọi được là có, và không gọi được là không. Kinh Kim Cang nói rằng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến như lai -- nếu thấy các tướng không phải là tướng, tức là thấy tánh.

Tới đây, chúng ta trả lời câu hỏi về Tịnh độ. Có thực là có một cõi Tịnh độ, nơi an lạc vĩnh cữu như thế, nơi chúng sinh vào sẽ được học Phật Pháp cho tới ngày giải thoát? Xin trả lời rằng, có ít nhất một cõi Tịnh độ như thế, cho thánh quả thứ 3, tức là các vị Bất Lai.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, do Thầy Thích Đức Thắng dịch ra tiếng Việt, được Thầy Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích, nơi Chương Một Pháp, Phẩm Bất Đãi, Kinh Số 2 viết:

blankTôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Sân nhuế. Này, các Tỳ-kheo, hãy diệt sân nhuế, Ta sẽ xác chứng các ngươi đắc A-na-hàm.” (9)

Nghĩa là, chỉ cần rời bỏ tâm sân, là đủ đắc thánh quả thứ 3, gọi là A Na Hàm, hay Bất Lai, không trở lại cõi này, sẽ vào cõi Tịnh Độ của các bậc thánh A Na Hàm, nơi đó chỉ ngồi học đạo thôi, và rồi sẽ hoàn toàn giải thoát.

Đức Phật đã có dạy về một Tịnh độ như thế trong Kinh Pali.

Trong bản Anh dịch Kinh Pali của dịch giả John D. Ireland: "Udana and the Itivuttaka: Two Classics from the Pali Canon" -- chúng ta thấy Đức Phật dạy rằng, điển hình:

- trang 117, trong Kinh Dosa Sutta,  hễ trừ được lòng căm ghét, sân (hate) là đắc thánh quả thứ 3, Bất Lai, không trở lại cõi này nữa;

- hay trang 118, Kinh Kodha Sutta, hễ dứt bặt lòng giận dữ, phẫn nộ (anger) là đắc thánh quả thứ 3, Bất Lai, không trở lại cõi này nữa... Xem bản tiếng Anh ở link (10)

Tương tự, hay chỉ dứt bỏ tâm ngã mạn, cũng thế.

Một điều có thể tin rằng, hầu hết các bà già nhà quê khi niệm Phật A Di Đà, sẽ có rất nhiều bà cụ đã dứt được tâm sân hoặc tâm ngã mạn. Và như thế, các cụ sẽ vãng sanh ngay vào cõi của bậc thánh thứ 3, tức là cõi của các vị A Na Hàm.

Bản dịch của Thầy Minh Châu tương đương là Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ) nơi Chương Một - Một Pháp, cụ thể, có kinh nói hễ dứt tâm sân, trong khi kinh khác cùng Chương lại nói hễ dứt tâm ngã mạn, là đắc quả A Na Hàm, vào ngay cõi Tịnh Độ Bất Lai. (11)

Kinh Phật nói, cõi của các bậc A Na Hàm gọi là Tịnh Độ, còn gọi là thế giới Suddhāvāsa, tiếng Anh dịch là "Pure Abodes" – nơi ngụ cư Thanh Tịnh, hay Trong Sạch; tất cả các kinh nói về tứ thánh quả đều nói về cõi này. Trong khi các kinh Tịnh Độ thường đọc ở chùa nói rằng có 9 phẩm sen vàng, trong cõi Tịnh Độ A Na Hàm chỉ có 5 phẩm. Những dị biệt con số có lẽ không quan trọng.

Đó cũng là Tịnh độ, đúng không?

Như thế, hiển nhiên là có Tịnh độ. Cũng y hệt như khi chúng ta đọc cuốn Tịnh Mê Một Cõi, từng trang một mở ra là một cõi Tịnh độ. Bảo đảm như thế. Với tôi, mở sách này ra đọc, là vào một cõi Tịnh độ rất hiếm hoi vậy. Xin trân trọng cảm ơn các thiền sư tác giả “Hứa Sử Truyện,” và xin trân trọng cảm ơn Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm và Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã thực hiện “Tỉnh Mê Một Cõi” rất mực tuyệt vời.

GHI CHÚ:

(1) http://www.budsas.org/uni/u-vdp-nd/vdpnd11.htm

(2) http://thuvienhoasen.org/p15a7964/pham-21-26

(3) http://thuvienhoasen.org/p15a706/36-chuong-ii-tuong-ung-tho

(4) http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn36/sn36.004.than.html

(5) http://thuvienhoasen.org/a16127/kinh-hanh-con-cho-trung-bo-kinh-majjhima-nikaya-57-kukkuravatika-sutta

(6) http://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham064.htm

(7) http://thuvienhoasen.org/a1034/130-kinh-thien-su-devaduta-sutta

(8) http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.wlsh.html

(9) http://thuvienhoasen.org/a11264/mot-phap

(10) http://tinyurl.com/qf6bqqg

(11)  http://thuvienhoasen.org/p15a1539/chuong-01


Bài đọc thêm:
Tản mạn trước khi vào sách Tỉnh Mê Một Cõi (Nguyễn Văn Sâm)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 21514)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.