Một Pháp

03/01/201112:00 SA(Xem: 22338)
Một Pháp

KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
(PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘT PHÁP

2. PHẨM THẬP NIỆM[1] 

KINH SỐ 1

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật.[2] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Pháp.[3] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Chúng.[4] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả [553a1] Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Giới.[5] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Thí.[6] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Thiên.[7] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy [553b1] quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm hưu tức.[8] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm an-ban.[9] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm thân vô thường.[10] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm sự chết.[11] Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Bấy [553c1] giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt

Niệm Phật, Pháp, Thánh chúng,

Niệm giới, thí và thiên,

Niệm hưu tức, an-ban,

Niệm thân, chết cuối cùng.[12] 

3. PHẨM QUẢNG DIỄN

KINH SỐ 1
[554a07] Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói.[13] Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai.

“Thể của Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam-muội của Như Lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ, vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạn, ngang bướng đã vắng im,[14] ý tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết[15] do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. [554b01] Thân Như Lai, được thành tựu từ giải thoát, các cõi[16] đã hết, không còn sinh phần để nói ‘Ta sẽ đọa nơi sinh tử.’ Thân Như Lai được vượt qua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đáng được độ hay không đáng được độ, chết đây sinh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sinh tử, có người giải thoát, người không giải thoát; Như Lai thảy đều biết tất cả.

“Đó là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Phật, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2 
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Pháp.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Pháp, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Pháp, trừ các dục ái, không còn trần lao, tâm khát ái vĩnh viễn không nổi lên nữa.

“Phàm Chánh pháp là ở nơi dục mà đạt đến vô dục, lìa các kết phược và các bệnh của triền cái. Pháp này giống như mùi các loại hương, không có tỳ vết của niệm loạn tưởng 

“Đó gọi là Tỳ-kheo tu hành niệm Pháp, liền có [554c01] danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Pháp, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Là niệm Tăng.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Tăng. Thánh chúng của Như Lai thành tựu từ nghiệp lành, chất trực, thuận nghĩa, không có nghiệp tà, trên dưới hòa mục, pháp pháp thành tựu.[17] Thánh chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu tri kiến giải thoát. Thánh chúng ấy gồm có bốn đôi, tám hạng. Đó là Thánh chúng của Như Lai, xứng đáng được tùy thuận cung kính, thừa sự, lễ bái. Sở dĩ vậy là vì đó là ruộng phước của thế gian. Ở trong Chúng này đều cùng là pháp khí, cũng vì tự độ lại độ người khác đến đạo ba thừa. Nghiệp như vậy gọi là Thánh chúng.

“Đó là nói, này các Tỳ-kheo, nếu ai niệm Tăng, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, [555a01] được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Tăng, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4 
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Giới.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Giới, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Giới. Giới có nghĩa là dừng các điều ác. Giới khiến thành tựu đạo, khiến người hoan hỷ. Giới là anh lạc đeo thân, hiện những vẻ đẹp.

“Phàm cấm giới, giống như bình cát tường,[18] mọi sở nguyện liền đạt được. Mọi pháp đạo phẩm đều do giới mà thành tựu

“Như vậy, Tỳ-kheo thực hành cấm giới sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Giới, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. [555b01] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm Thí.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Thí, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo, nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Thí. Những gì tôi bố thí hôm nay, là tối thượng trong các sự thí, vĩnh viễn không có tâm hối hận, không mong đền đáp để mong được thiện lợi. Nếu người nào mắng tôi, tôi quyết không mắng trả. Dù người hại tôi, dùng tay đánh, dao gậy đập, gạch đá ném, tôi cũng sẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận. Những gì tôi bố thí, ý muốn cho sẽ không dứt tuyệt. 

“Đó gọi là, này Tỳ-kheo, đại thí, sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thí, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, thì liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì [555c01] là một pháp? Là niệm Thiên.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm Thiên, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Thiên

“Thân, miệng, ý trong sạch, không tạo hành vi ô uế; thực hành giới thành tựu thân. Thân phóng ánh sáng tỏa khắp mọi nơi, thành tựu thân trời kia. Quả báo lành thành tựu thân trời kia. Các hành đầy đủ mới thành thân trời.

“Như vậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm Thiên, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thiên, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm hưu tức.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm hưu tức, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo [556a01] nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm tịch tĩnh[19]. Tịch tĩnh là tâm ý tưởng lắng đọng, chí tánh an nhàn, mà không nóng nảy; tâm hằng chuyên nhất, thích nơi vắng vẻ, thường tìm phương tiện nhập định tam-muội, thường niệm tưởng không ham tranh thắng, dành chỗ trước trên.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm tịch tĩnh, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm tịch tĩnh, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Sau khi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm an-ban.”[20]

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm an-ban, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.” Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân kiết già, buộc niệm ở trước, không có [556b01] tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm an-ban. Nói an-ban, tức là khi hơi thở dài, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang dài; nếu hơi thở lại ngắn, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang ngắn; nếu hơi thở rất lạnh, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang lạnh; nếu hơi thở lại nóng, hãy quán biết hơi thở ta hiện đang nóng. Quán khắp thân thể từ đầu đến chân, tất cả đều nên quán biết. Nếu hơi thở lại có dài ngắn, cũng hãy quán hơi thở có dài ngắn. Dụng tâm đặt nơi toàn thân,[21] biết hơi thở dài ngắn, tất cả đều biết rõ, cho đến khi hơi thở ra vào được phân biệt rõ ràng. Nếu tâm đặt nơi thân, biết hơi thở dài ngắn, cũng lại biết rõ, đếm hơi thở dài ngắn cũng phân biệt rõ ràng.

“Như vậy, các Ty-kheo, đó gọi là niệm an-ban, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm an, ban, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm thân.”

Phật bảo các Tỳ-kheo: 

“Thế nào là tu hành niệm thân, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, [556c01] chuyên tinh niệm thân. Niệm thân là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, lá lách, thận, ruột già, ruột non, bạch chức[22], bàng quang, phẩn, tiểu, dạ dày[23], thương đãng,[24] dịch vị,[25] nước mắt, đờm dãi, mủ, máu, mỡ, nước miếng, đầu lâu, não.[26] Cái nào là thân? Đó là đại chủng đất? Đó là đại chủng nước? Đó là đại chủng lửa? Đó là đại chủng gió? Được tạo ra bởi giống của cha, giống của mẹ chăng? Nó từ đâu đến? Do ai tạo ra? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, chết ở đây sẽ sinh về nơi nào?

“Như vậy, các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm thân, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm thân, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm sự chết.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào là tu hành niệm sự chết, thì liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:

“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm sự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại, như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ [557a01] chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo.

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 Kệ tóm tắt

Phật, Pháp, cùng Thánh chúng,

Cuối cùng là niệm chết;

Dù cùng trên đồng tên,

Nhưng nghĩa chúng mỗi khác.[27]

4. PHẨM ĐỆ TỬ[28]

KINH SỐ 1 
[557a17] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, người có lòng nhân rộng rãi, hiểu biết rộng, hay khéo khuyến hóa, nuôi dưỡng Thánh chúng không mất oai nghi, đó là Tỳ-kheo A-nhã-câu-lân.[29] Nhận pháp vị đầu tiên, tư duy về tứ đế cũng là Tỳ-kheo A-nhã-câu-lân. 

“Hay khéo khuyên bảo, hướng dẫn tạo phước và độ mọi người, chính là Tỳ-kheo Ưu-đà-di.[30]

“Trong hàng chóng thành tựu thần thông, nửa chừng không thối chuyển, đó chính là Tỳ-kheo Ma-ha-nam.[31] 

“Thường bay giữa hư không, chân không đạp đất, chính là Tỳ-kheo Thiện Trửu.[32] 

“Gặp dịp thì giáo hóa, ý không cầu vinh, đó chính là Tỳ-kheo Bà-phá.[33] 

“Sống vui trên trời, không ở trong loài người, chính là Tỳ-kheo Ngưu Tích.[34] “Hằng quán tưởng bất tịnh ghê tởm, đó chính là Tỳ-kheo Thiện Thắng.[35] 

“Nuôi dưỡng Thánh chúng, tứ sự cúng dường, chính là Tỳ-kheo Ưu-lưu-tỳ Ca-diếp.[36] 

“Tâm ý lặng lẽ, hàng phục các kết, chính là Tỳ-kheo Giang Ca-diếp.[37] 

“Quán rõ các pháp, không bị đắm trước, chính là Tỳ-kheo Tượng Ca-diếp.[38]

[557b01] Kệ tóm tắt

Câu-lân, Đà-di, Nam,

Thiện Trửu, Bà thứ năm;

Ngưu Tích cùng Thiện Thắng,

Ba anh em Ca-diếp.

KINH SỐ 2
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, có oai nghi đoan chánh, bước đi khoan thai, chính là Tỳ-kheo Mã Sư.[39] 

Trí tuệ không cùng, giải tỏa các nghi, chính là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất.[40] 

Thần túc nhẹ bay đến tận mười phương, chính là Tỳ-kheo Đại Mục-kiền-liên.[41] 

Dõng mãnh tinh tấn, cam chịu khổ hạnh, chính là Tỳ-kheo Nhị Thập Ức Nhĩ.[42] 

Thực hành mười hai đầu-đà khó hành, chính là Tỳ-kheo Đại Ca-diếp.[43] 

Đệ nhất thiên nhãn, thấy tận cõi mười phương, chính là Tỳ-kheo A-na-luật.[44] 

Ngồi thiền nhập định, tâm không tán loạn, chính là Tỳ-kheo Ly-viết.[45] 

Thường khuyên mọi người làm gương bố thí, thiết lập trai giảng,[46] chính là Tỳ-kheo Đà-la-bà-ma-la.[47] 

Tạo lập phòng ốc, nhà cửa cho Tăng mười phương, chính là Tỳ-kheo Tiểu Đà-la-bà-ma-la[48]. 

Giòng họ tôn quý xuất gia học đạo, chính là Tỳ-kheo La-tra-bà-la.[49] 

Khéo phân biệt nghĩa, phô diễn đạo giáo, chính là Tỳ-kheo Đại Ca-chiên-diên.[50]

Kệ tóm tắt:

Mã Sư, Xá-lợi-phất,

Câu-luật,[51] Nhĩ, Ca-diếp;

A-na-luật, Ly Viết,

Ma-la, Tra, Chiên-diên.

KINH SỐ 3
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta xứng đáng nhận thẻ,[52] không trái phép cấm, chính là Tỳ-kheo Quân-đầu-bà-mạc.[53] 

Hàng phục ngoại đạo, thực hành chánh pháp, chính là Tỳ-kheo Tân-đầu-lô.[54] 

Chăm sóc bệnh tật, cung cấp thuốc thang, chính là Tỳ-kheo Sấm.[55] Tứ sự cúng dường, y phục đồ ăn thức uống, cũng là Tỳ-kheo Sấm*. 

Hay làm kệ tụng, tán thán đức của Như Lai, chính là Tỳ-kheo Bằng-kỳ-xá.[56] Lời lẽ biện luận rõ ràng trôi chảy, cũng là Tỳ-kheo Bằng-kỳ-xá. 

Được bốn biện tài, trả lời khi bị vấn nạn, chính là Tỳ-kheo Ma-ha Câu-hy-la.[57] 

Sống nơi vắng vẻ thanh tịnh, không thích gần gũi con người, chính là Tỳ-kheo Kiên Lao.[58] 

Khất thực nhẫn nại, không tránh nóng lạnh, chính là Tỳ-kheo Nan-đề.[59] 

Tĩnh tọa một nơi, chuyên tâm niệm đạo, chính là Tỳ-kheo Kim-tỳ-la.[60] 

Ngồi một lần ăn một bữa,[61] không di chuyển chỗ, chính là Tỳ-kheo Thi-la.[62] 

Giữ gìn ba y, không rời khi ăn khi nghỉ, chính là Tỳ-kheo Phù-di.[63] 

Kệ tóm tắt: [557c01]

 Quân-đầu, Tân-đầu-lô,

 Thức, Bằng, Câu-hy-la;

 Kiên Lao, cùng Nan-đề,

 Kim-tỳ, Thí-la, Di.

KINH SỐ 4
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tọa thiền dưới ggóc cây, ý không di chuyển, ̣chính là Tỳ-kheo Hồ nghi Ly-viết.[64] 

Khổ thân ngồi giữa trời, không tránh nắng mưa, chính là Tỳ-kheo Bà-ta.[65]

Vui một mình nơi vắng vẻ, chuyên tâm tư duy, chính là Tỳ-kheo Đà-tố.[66]

Khoác y năm mảnh[67], không mặc đồ tốt đẹp, chính là Tỳ-kheo Ni-bà.[68]

Thường thích nơi gò mả, không ở nơi gần người, chính là Tỳ-kheo Ưu-đa-la.[69] 

Thường ngồi nệm cỏ, ban ngày làm phước độ người, chính là Tỳ-kheo Lô-hê-ninh.[70] 

Không nói chuyện với người, nhìn xuống đất mà đi, chính là Tỳ-kheo Ưu-kiềm-ma-ni-giang.[71] 

Ngồi dậy, bước đi thường ở trong tam-muội, chính là Tỳ-kheo San-đề.[72]

Thích du hành nước xa, dạy dỗ mọi người, chính là Tỳ-kheo Đàm-ma-lưu-chi. 

Ưa họp Thánh chúng, bàn luận pháp vị, chính là Tỳ-kheo Ca-lệ. 

Kệ tóm tắt

Hồ-nghi, Bà-ta, Ly,

Đà-tô, Bà, Ưu-đa;

Lô-hê, Ưu-ca-ma,

Tức, Đàm-ma-lưu, Lệ.

KINH SỐ 5
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có thọ mạng lâu dài, quyết không chết yểu, chính là Tỳ-kheo Bà-câu-la.[73] 

Thường thích chỗ nhàn cư, không thích ở giữa đám đông, cũng chính là Tỳ-kheo Bà-câu-la. 

Hay nói pháp rộng rãi, phân biệt nghĩa lý, chính là Tỳ-kheo Mãn Nguyện Tử.[74] 

Vâng giữ giới luật, không điều trái phạm, chính là Tỳ-kheo Ưu-ba-ly.[75] 

Được tín giải thoát, ý không do dự, chính là Tỳ-kheo Bà-ca-lợi.[76] 

Thân thể to lớn, đẹp đẽ khác hẳn thế gian, chính là Tỳ-kheo Nan-đà.[77] Các căn tịch tĩnh, tâm không biến dịch, cũng chính là Tỳ-kheo Nan-đà. 

Biện tài nhạy bén, giải thông nghi trệ cho người, chính là Tỳ-kheo Bà-đà.[78] 

[558a01] Hay nói rộng nghĩa lý, không có trái nghịch, chính là Tỳ-kheo Tư-ni.[79] 

Thích mặc áo tốt, hành vốn thanh tịnh, chính là Tỳ-kheo Thiên Tu-bồ-đề.[80]

Thường thích dạy dỗ những kẻ hậu học, chính là Tỳ-kheo Nan-đà-ca.[81] 

Khéo dạy cấm giới cho Tỳ-kheo-ni, chính là Tỳ-kheo Tu-ma-na.[82] 

Kệ tóm tắt:

Bà-câu, Mãn, Ba-ly,

Bà-ca-lợi, Nan-đà,

Đà, Ni, Tu-bồ-đề,

Nan-đà, Tu-ma-na. 

KINH SỐ 6
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có công đức tràn đầy, nhu yếu không thiếu, chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la.[83] 

Đầy đủ các hành pháp đạo phẩm, chính là Tỳ-kheo Ưu-ba-tiên Ca-lan-đà Tử.[84] 

Mọi điều nói ra đều vui hòa, không làm thương tổn ý người, chính là Tỳ-kheo Bà-đà-tiên.[85] 

Tu tập an-ban, tư duy bất tịnh ghê tởm, chính là Tỳ-kheo Ma-ha Ca-diên-na.[86] 

Chấp ngã vô thường, tâm không có tưởng, chính là Tỳ-kheo Ưu-đầu-bàn.[87] 

Hay luận bàn về mọi thứ, làm vui tâm thức, chính là Tỳ-kheo Câu-ma-la Ca-diếp.[88] 

Mặc áo xấu tệ, mà không gì hổ thẹn, chính là Tỳ-kheo Diện Vương.[89] 

Không hủy phạm cấm giới, đọc tụng không lười, chính là Tỳ-kheo La- vân.[90] 

Dùng sức thần túc, hay tự ẩn mình, chính là Tỳ-kheo Bàn-đặc[91]. 

Hay thay hình đổi dạng, tạo mọi thứ biến hóa, chính là Tỳ-kheo Châu-lợi Bàn-đặc.[92] 

Kệ tóm tắt:

Thi-bà, Ưu-ba-tiên,

Bà-đà, Ca-diên-na,

Ưu-đầu, Vương, Ca-diếp,

La-hầu-la, hai Bàn-đặc. 

KINH SỐ 7
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta thuộc hào tộc phú quý, thiên tánh nhu hòa, chính là Tỳ-kheo Thích Vương.[93] 

Khất thực không chán đủ, giáo hóa không cùng, chính là Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la.[94] 

Khí lực cường thạnh, không gì sợ khó, cũng là Tỳ-kheo Bà-đề-bà-la. 

Âm thanh trong suốt vang đến Phạm thiên, chính là Tỳ-kheo La-bà-na-bà-đề.[95] 

Thân thể thơm tinh khiết tỏa ra bốn phía, chính là Tỳ-kheo Ương-ca-xà.[96] 

Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, biết thời, rõ vật, chỗ đến không nghi, điều được nhớ không quên, nghe nhiều xa rộng, khả năng phụng sự bậc trên, chính là Tỳ-kheo A-nan.[97] 

Phục sức trang nghiêm, nhìn bóng bước đi, chính là Tỳ-kheo Ca-trì-lợi.[98] 

Các vua kính hầu, quần thần cung kính, chính là Tỳ-kheo Nguyệt Quang.[99] 

Trời Người phụng sự, [558b01] thường đến chầu hầu, chính là Tỳ-kheo Thâu-đề.[100] 

Đã bỏ hình người, tướng mạo giống trời, cũng là Tỳ-kheo Thâu-đề. 

Bậc Thầy hướng dẫn chư Thiên, chỉ trao chánh pháp, chính là Tỳ-kheo Thiên.[101] 

Tự nhớ mọi việc vô số kiếp đời trước, chính là Tỳ-kheo Quả Y.[102]

Kệ tóm tắt:

Thích Vương, Bà-đề-ba,

La-bà, Ương-ca-xà;

A-nan, Ca, Nguyệt Quang,

Thâu-đề, Thiên, Bà-hê.[103] 

KINH SỐ 8
“Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta có thể tánh lợi căn, trí tuệ sâu xa, ̣chính là Tỳ-kheo Ương-quật-ma.[104] 

Thường hàng tà nghiệp của phục ma, ngoại đạo, chính là Tỳ-kheo Tăng-ca-ma.[105] 

Nhập thủy tam-muội không lấy làm khó, chính là Tỳ-kheo Chất-đa Xá-lợi-phất.[106] 

Những hiểu biết rộng rãi, là được mọi người kính nhớ, cũng là Tỳ-kheo Chất-đa Xá-lợi-phất. 

Nhập hỏa tam-muội chiếu khắp mười phương, chính là Tỳ-kheo Thiện Lai.[107] 

Hay hàng phục rồng khiến phụng sự tam bảo, chính là Tỳ-kheo Na-la-đà.[108] 

Hàng phục quỷ thần cải ác tu thiện, chính là Tỳ-kheo Quỷ-đà.[109] 

Hàng phục Càn-đạp-hòa khiến cần thực hành hạnh lành, chính là Tỳ-kheo Tỳ-lô-giá.[110] 

Thường vui với định Không, phân biệt nghĩa Không, chính là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề.[111] 

Chí ở nơi không vắng, nghiệp đức vi diệu, cũng là Tỳ-kheo Tu-bồ-đề.[112] 

Thực hành định vô tưởng, trừ bỏ các niệm, chính là Tỳ-kheo Kỳ-lợi-ma-nan.[113]

Nhập định vô nguyện, ý không tán loạn, chính là Tỳ-kheo Diệm Thạnh.[114] 

Kệ tóm tắt:

Ương-quật, Tăng-ca-ma,

Chất-đa, Bà,[115] Na-la,

Duyệt-xoa,[116] Phù-lô-giá,[117]

Thiện nghiệp[118] Ma-nan, Diệm.[119] 

KINH SỐ 9
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, nhập từ tam-muội, tâm không phẫn nộ, chính là Tỳ-kheo Phạm-ma-đạt.[120] 

Nhập bi tam-muội, thành tựu bổn nghiệp, chính là Tỳ-kheo Tu-thâm.[121] 

Được đức của thiện hành[122], không có các thứ tưởng, chính là Tỳ-kheo Sa-di-đà.[123] 

Thường giữ gìn tâm, ý không xả ly, chính là Tỳ-kheo Dược-ba-ca.[124] 

Hành diệm thạnh tam-muội, trọn không giải đãi, chính là Tỳ-kheo Đàm-di.[125] 

Ngôn ngữ thô lỗ, không kể bậc tôn quý, chính là Tỳ-kheo Tỉ-lợi-đà-bà-giá.[126] 

Nhập kim quang tam-muội, cũng là Tỳ-kheo Tỉ-lợi-đà-bà-giá.

Nhập kim cương tam-muội, không thể bị phá hoại, [558c01] chính là Tỳ-kheo Vô Uý.[127] 

Những gì nói ra dứt khoát rõ ràng, trong lòng không khiếp nhược, chính là Tỳ-kheo Tu-nê-đa.[128] 

Thường thích nơi tịch tĩnh, ý không trú nơi loạn động, chính là Tỳ-kheo Đà-ma.[129] 

Nghĩa thì không ai thắng, không hề bị khuất phục, chính là Tỳ-kheo Tu-la-đà.[130]

Kệ tóm tắt:

Phạm-đạt, Tu-thâm-ma,

Sa-di, Dược, Đàm-di,

Tỳ[131]-lợi-đà, Vô Uý,

Tu-nê-đà, Tu-la. 

KINH SỐ 10
Tỳ-kheo đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, hiểu rõ tinh tú, biết trước cát hung, chính là Tỳ-kheo Na-già-ba-la.[132] 

Thường vui tam-muội, thiền duyệt làm thức ăn, chính là Tỳ-kheo Bà-tư-tra.[133] 

Thường lấy hỷ làm thức ăn, chính là Tỳ-kheo Tu-dạ-xa.[134] 

Thường hành nhẫn nhục, vật đối đến tâm không khởi, chính là Tỳ-kheo Mãn Nguyện Thạnh Minh.[135] 

Tu tập nhật quang tam-muội, chính là Tỳ-kheo Di-hề.[136] 

Rõ phép toán thuật, không có sai lầm, chính là Tỳ-kheo Ni-câu-lưu.[137] 

Trí tuệ bình đẳng phân biệt, thường không quên mất, chính là Tỳ-kheo Lộc-đầu.[138] 

Đắc điện lôi tam-muội, lòng không sợ hãi, chính là Tỳ-kheo Địa.[139] 

Quán rõ gốc rễ của thân, chính là Tỳ-kheo Đầu-na.[140] 

Thủ chứng được lậu tận thông tối hậu, chính là Tỳ-kheo Tu-bạt.[141] 

Kệ tóm tắt:

Na-ca,[142] Tra, Xá Na,[143]

Di-hề, Ni-câu-lưu;

Lộc-đầu, Địa, Đầu-na,

Tu-bạt ở sau cùng. 

Một trăm vị Hiền thánh này cần được quảng diễn (ở nơi khác). 

5. PHẨM TỲ-KHEO-NI[144]

KINH SỐ 1
Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, xuất gia học đạo lâu, được quốc vương cung kính, chính là Tỳ-kheo-ni Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di.[145] 

Trí tuệ thông minh, chính là Tỳ-kheo-ni Sấm-ma[146]. 

Thần túc đệ nhất, cảm đến các thần, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc[147]. 

Thực hành pháp đầu đà với mười một điều hạn ngại, chính là Tỳ-kheo-ni Cơ-lê-xá Cù-đàm-di.[148] 

Thiên nhãn đệ nhất, [559a01] nhìn khắp không trở ngại, chính là Tỳ-kheo-ni Xa-câu-lê.[149] 

Tọa thiền nhập định, ý không phân tán, chính là Tỳ-kheo-ni Xa-ma.[150] 

Phân biệt nghĩa thú, diễn rộng đạo giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Ba-đầu-lan-xà-na.[151] 

Vâng giữ luật giáo không hề trái phạm, chính là Tỳ-kheo-ni Ba-la-giá-na.[152] 

Đạt tín giải thoát, không thối lui trở lại, chính là Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên.[153] 

Đạt bốn biện tài, trong lòng khiếp sợ, chính là Tỳ-kheo-ni Tối Thắng.[154] 

Kệ tóm tắt:

Đại Ái cùng Sấm-ma*,

Ưu-bát, Cơ-đàm-di;

Câu-lợi, Xa, Lan-xà,

Ba-la,[155] Ca-chiên, Thắng. 

KINH SỐ 2
Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tự biết mọi việc vô số kiếp đời trước, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà Ca-tỳ-ly[156]. 

Nhan sắc xinh đẹp, được mọi người yêu kính, chính là Tỳ-kheo-ni Hê-ma-xà.[157] 

Hàng phục ngoại đạo để lập chánh giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Thâu-na.[158] 

Phân biệt nghĩa thú, nói rộng từng bộ, chính là Tỳ-kheo-ni Đàm-ma-đề-na.[159] 

Mình mặc áo thô, không lấy làm hổ, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-đa-la.[160] 

Các căn tịch tĩnh, thường thuận nhất tâm, chính là Tỳ-kheo-ni Quang Minh.[161] 

Y phục tề chỉnh, đúng theo pháp giáo, chính là Tỳ-kheo-ni Thiền Đầu.[162] 

Luận biện nhiều đề tài, không nghi ngờ do dự, chính là Tỳ-kheo-ni Đàn-đa.[163]

Khả năng sáng tác kệ, khen ngợi đức của Như Lai, chính là Tỳ-kheo-ni Thiên Dữ.[164] 

Nghe nhiều biết rộng, ân huệ tiếp đãi người dưới, chính là Tỳ-kheo-ni Cù-ty.[165] 

Kệ tóm tắt:

Bạt-đà, Xà, Thâu-na,

Đàm-ma-na, Ưu-đa,

Quang Minh, Thiền, Đàn-đa,

Thiên Dữ cùng Đàm-ty. 

KINH SỐ 3
Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, thường ở nơi vắng vẻ, không sống giữa nhân gian, chính là Tỳ-kheo-ni Vô Úy.[166] 

Khổ thân khất thực, không lựa sang hèn, chính là Tỳ-kheo-ni Tỳ-xá-khư.[167]

Tại một chỗ chỉ ngồi một lần, quyết không xê dịch, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà-bà-la.[168] 

Đi khắp cầu xin, rộng độ mọi người, chính là Tỳ-kheo-ni Ma-nộ-ha-lợi.[169] 

Chóng thành đạo quả, trung gian không bị vướng mắc, chính là Tỳ-kheo-ni Đà-ma.[170] 

Thọ trì ba y, quyết không lìa bỏ, chính là Tỳ-kheo-ni Tu-đà-ma.[171] 

Thường ngồi [559b01] dưới gốc cây, ý không dời đổi, chính là Tỳ-kheo-ni Lệ-tu-na.[172] 

Thường ở nơi đất trống, không cần nghĩ đến ngăn che, chính là Tỳ-kheo-ni Xà-đà.[173] 

Thích nơi vắng vẻ, không sống giữa nhân gian, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-la.[174] 

Ngồi mãi nệm cỏ, không cần trang sức, chính là Tỳ-kheo-ni Ly-na.[175] 

Khoác y năm mảnh, tuần tự khất thực[176], chính là Tỳ-kheo-ni A-nô-ba-ma.[177] 

Kệ tóm tắt:

Vô Úy, và[178] Tỳ-xá,

Bà-đà,[179] Ma-nộ-kha,[180]

Đàn, Tu-đàn, Lệ-na,[181]

Ưu-ca, Ly, A-nô. 

KINH SỐ 4
Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của, thích nơi gò mả vắng, chính là Tỳ-kheo-ni Ưu-ca-ma.[182] 

Thường xuyên an trú tâm từ, thương tưởng chúng sanh, chính là Tỳ-kheo-ni Thanh Minh.[183] 

Buồn khóc chúng sanh không đến được với đạo, chính là Tỳ-kheo-ni Tố-ma.[184] 

Hoan hỷđắc đạo, nguyện phổ cập cho tất cả, chính là Tỳ-kheo-ni Ma-đà-lợi.[185] 

Thủ hộ các hành, ý không lìa xa, chính là Tỳ-kheo-ni Ca-la-già.[186] 

Giữ không chấp hư,[187] biết rõ không có gì tồn tại, chính là Tỳ-kheo-ni Đề-bà-tu.[188] 

Tâm vui với vô tưởng,[189] trừ bỏ các chấp, chính là Tỳ-kheo-ni Nhật Quang. [190]

Tu tập vô nguyện,[191] tâm thường giúp khắp, chính là Tỳ-kheo-ni Mạt-na-bà. 

Không nghi các pháp, độ người không hạn, chính là Tỳ-kheo-ni Tỳ-ma-đạt.[192] 

Thường nói nghĩa rộng, phân biệt pháp sâu, chính là Tỳ-kheo-ni Phổ Chiếu.[193] 

Kệ tóm tắt:

Ưu-ca, Minh, Tố-ma,

Ma-đà, Ca, Đề-bà,

Nhật Quang, Ma-na-bà,

Tỳ-ma-đạt, Phổ Chiếu.

KINH SỐ 5
Tỳ-kheo-ni đệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tâm hằng nhẫn nhục như đất bao dung, chính là Tỳ-kheo-ni Đàm-ma-đề[194]. 

Hay dạy bảo mọi người, khiến lập hội bố thí, chính là Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma. [195]

Phân bố chỗ ngồi chỗ nằm, cũng là Tỳ-kheo-ni Tu-dạ-ma. 

Tâm đã vĩnh viễn lắng đọng, không còn khởi loạn tưởng, chính là Tỳ-kheo-ni Nhân-đà-xà.[196] 

Quán rõ các pháp mà không bao giờ chán, chính là Tỳ-kheo-ni Long.[197] 

Ý chí kiên cường, dũng mãnh, không bị nhiễm đắm, chính là Tỳ-kheo-ni Câu-na-la.[198] 

Nhập thủy tam-muội, thấm nhuần khắp tất cả, chính là Tỳ-kheo-ni Bà-tu.[199] 

Nhập diệm quang tam-muội, tất chiếu khắp cả [559c] mọi loài, chính là Tỳ-kheo-ni Hàng-đề.[200] 

Quán bất tịnh ghê tởm, phân biệt duyên khởi, chính là Tỳ-kheo-ni Giá-ba-la.[201] 

Nuôi dạy mọi người, cung cấp mọi thiếu thốn, chính là Tỳ-kheo-ni Thủ-ca.[202]

Tỳ-kheo-ni đệ nhất cuối cùng trong hàng Thanh văn của Ta, chính là Tỳ-kheo-ni Bạt-đà Quân-đà-la[203] nước Câu-di. 

Kê. tóm tắt:

Đàm-ma, Tu-dạ-ma,

Nhân-đề, Long, Câu-na;

Bà-tu, Hàng, Giá-ba,

Thủ-ca, Bạt-đà-la.

Năm mươi Tỳ-kheo-ni này, cần được nói rộng như trên.

6. PHẨM THANH TÍN SĨ[204]

KINH SỐ 1
Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, người đầu tiên nghe pháp dược mà chứng thành Hiền thánh, chính là thương khách Tam Quả.[205] 

Trí tuệ đệ nhất, chính là Gia chủ Chất-đa.[206] 

Thần đức đệ nhất, chính là Kiền-đề A-lam. [207]

Hàng phục ngoại đạo, chính là Gia chủ Quật-đa.[208] 

Thường nói pháp sâu, chính là Gia chủ Ưu-ba-quật.[209] 

Thường tọa thiền tư duy, chính là Ha-Xỉ A-la-bà.[210] 

Hàng phục bọn ma[211], chính là Gia chủ Dũng Kiện.[212] 

Phước đức sung mãn, chính là Gia chủ Xà-lợi.[213] 

Chủ đại đàn thí, chính là Gia chủ Tu-đạt.[214] 

Thành tựu môn tộc, chính là Gia chủ Mẫn-dật[215]. 

Kệ tóm tắt:

 Tam Quả, Chất, Kiền-đề,

 Quật, Ba cùng La-bà;

 Dũng, Đồ-lợi, Tu-đạt,

 Mẫn-thố gọi là mười.

KINH SỐ 2
Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, ưa hỏi nghĩa thú, chính là Bà-la-môn Sanh Lậu[216]. 

Lợi căṇ thông minh, chính là Phạm-ma-du.[217] 

Tín sứ của chư Phật, chính là Ngự Mã Ma-nạp.[218] 

Xét thân vô ngã, chính là Bà-la-môn Hỷ Văn Cầm.[219] 

Bàn luận không ai hơn, chính là Bà-la-môn Tỳ-cừu.[220] 

Hay sáng tác kệ tụng, chính là Gia chủ Ưu-bà-ly[221]. 

Nói năng nhanh lẹ, cũng là Gia chủ Ưu-bà-ly. 

Thích bố thí của báu tốt, không có lòng tiếc, chính là Gia chủ Thù-đề. [222]

Kiến lập gốc thiện, chính là Ưu-ca Tỳ-xá-ly.[223] 

[560a01] Hay nói pháp vi diệu, chính là Ưu-bà-tắc Tối Thượng Vô Úy.[224] 

Những điều nói ra không sợ, khéo xem xét căn cơ mọi người, chính là đại tướng lãnh Đầu-ma[225] thành Ty-xá-ly.

Kệ tóm tắt:

Sanh Lậu, Phạm-ma-du,

Ngự-mã cùng Văn Cầm,

Tỳ-cừu, Ưu-ba-ly,

Thù-đề, Ưu, Uý, Ma.

KINH SỐ 3
Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, vui ban ân huệ, chính là vua Bình-sa.[226] 

Sở thí ít ỏi, chính là vua Quang Minh.[227] 

Kiến lập gốc lành, chính là vua Ba-tư-nặc.[228] 

Được tín tâm thiện vô căn[229], khởi lòng hoan hỷ, chính là vua A-xà-thế.[230] 

Chí tâm hướng về Phật, ý không biến dịch, chính là vua Ưu-điền.[231] 

Thừa sự chánh pháp, chính là Vương tử Nguyệt Quang.[232] 

Cung phụng Thánh chúng, ý luôn bình đẳng, chính là vương tử Tạo Kỳ-hoàn[233]. 

Thường thích giúp người, hơn là tự vì mình, chính là vương tử Sư Tử.[234] 

Khéo phụng kính người, không phân cao thấp, chính là vương tử Vô Úy[235]. 

Tướng mạo đoan chánh, đẹp đẽ hơn người, chính là vương tử Kê-đầu.[236] 

Kệ tóm tắt:

Bình-sa vương, Quang Minh,

Ba-tư-nặc, Xà vương,

Nguyệt, Kỳ-hoàn, Ưu-điền,

Sư Tử, Úy, Kê-đầu.

KINH SỐ 4
Ưu-bà-tắc đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, thường hành tâm từ, chính là Gia chủ Bất-ni.[237] 

Tâm thường bi niệm tất cả các loài, chính là Thích chủng Ma-ha-nạp[238]. 

Thường hành tâm hoan hỷ, chính là Thích chủng Bạt-đà.[239] 

Thường giữ tâm không mất thiện hành, chính là Ưu-bà-tắc Tỳ-xà-tiên.[240] 

Khả năng hành nhẫn nhục, chính là Đại tướng Sư Tử.[241] 

Luận biện nhiều đề tài, chính là Ưu-bà-tắc Tỳ-xá-ngự.[242] 

Im lặng như Hiền thánh, chính là Ưu-bà-tắc Nan-đề-bà-la. 

Siêng tu hạnh lành không dừng nghỉ, chính là Ưu-bà-tắc Ưu-đa-la. 

Các căn tịch tĩnh, chính là Ưu-bà-tắc Thiên-ma.[243] 

Người chứng quả cuối cùng trong hàng đệ tử của Ta, chính là Câu-di-na Ma-la.[244] 

Kệ tóm tắt:

Bất-ni, Ma-ha-nạp,

Bạt-đà, Ưu-đa-la,

Sư Tử, Tỳ-xá, Ly,

Ưu-đa, Thiên, Ma-la.

Bốn mươi Ưu-bà-tắc này, đều nên nói rộng như trên.

7. PHẨM THANH TÍN NỮ[245]

KINH SỐ 1
Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, người đầu tiên thọ trì đạo mà chứng quả, chính là Ưu-bà-di[246] [560b01] Nan-đà Nan-đà-bà-la.[247] 

Trí tuệ đệ nhất, chính là Ưu-bà-di Cửu-thọ-đa-la.[248] 

Thường thích tọa thiền, chính là Ưu-bà-di Tu-tỳ-da-nữ.[249] 

Huệ căn tỏ rõ, chính là Ưu-bà-di Tỳ-phù.[250] 

Kham năng nói pháp, chính là Ưu-bà-di Ương-kiệt-xà.[251] 

Khéo diễn nghĩa kinh, chính là Ưu-bà-di Bạt-đà-sa-la Tu-diệm-ma. [252]

Hàng phục ngoại đạo, chính là Ưu-bà-di Bà-tu-đà.[253] 

Âm vang trong suốt, chính là Ưu-bà-di Vô Ưu.[254] 

Hay luận giải nhiều đề tài, chính là Ưu-bà-di Bà-la-đà.[255] 

Dõng mãnh tinh tấn, chính là Ưu-bà-di Tu-đầu.[256] 

Kệ tóm tắt:

Nan-đà-đà, Cửu-thọ,

Tu-tỳ, Ương-kiệt-xà;

Tu-diệm cùng Vô Ưu,

Bà-la-đà, Tu-đầu.

KINH SỐ 2
Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, cúng dường Như Lai, chính là Phu nhân Ma-lợi.[257] 

Thừa sự chánh pháp, chính là Phu nhân Tu-lại-bà.[258] 

Cúng dường Thánh chúng, chính là Phu nhân Xả-di.[259] 

Chiêm ngưỡng Hiền sĩ quá khứ tương lai, chính là Phu nhân Nguyệt Quang.[260] 

Đàn việt đệ nhất, chính là Phu nhân Lôi Điện.[261] 

Luôn hành từ tam-muội, chính là Ưu-bà-di Ma-ha Quang[262]. 

Hành bi tâm, hằng thương xót, chính là Ưu-bà-di Tỳ-đề.[263] 

Tâm hỷ không dứt tuyệt, chính là Ưu-bà-di Bạt-đề. [264]

Hành nghiệp thủ hộ, chính là Ưu-bà-di Nan-đà Mẫu.[265] 

Được tín giải thoát, chính là Ưu-bà-di Chiếu Diệu.[266] 

Kệ tóm tắt:

Ma-lợi, Tu-lại-bà,

Xả-di, Quang Nguyệt, Lôi;

Đại Quang, Tỳ-đề, Đà,

Nan-đà cùng Chiếu Diệu.

KINH SỐ 3
Ưu-bà-di đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, thường hành nhẫn nhục, chính là Ưu-bà-di Vô Ưu.[267] 

Hành Không tam-muội, chính là Ưu-bà-di Tỳ-thù-tiên.[268] 

Hành Vô tưởng tam-muội, chính là Ưu-bà-di Ưu-na-đà.[269] 

Hành Vô nguyện tam-muội, chính là Ưu-bà-di Vô Cấu.[270] 

Thích dạy dỗ người, chính là Ưu-bà-di Phu nhân Thi-lợi.[271] 

Khéo hay trì giới, chính là Ưu-bà-di Ương-kiệt-ma.[272] 

Dung mạo đoan chánh, chính là Ưu-bà-di Lôi Diệm.[273] 

Các căn tịch tĩnh, chính là Ưu-bà-di Tối Thắng.[274] 

Nghe nhiều, biết rộng, chính là Ưu-bà-di Nê-la.[275] 

Thường sáng tác kệ tụng, chính là Ưu-bà-di Tu-ma-ca-đề Tu-đạt Nữ.[276] 

Không chỗ khiếp nhược, cũng là Ưu-bà-di Tu-đạt Nữ.[277] 

Ưu-bà-di thủ chứng cuối cùng trong hàng Thanh văn của Ta, [560c01] chính là Ưu-bà-di Lam.[278] 

Kệ tóm tắt:

Vô Ưu, Tỳ-thù-tiên,

Ưu-na, Vô Cấu, Thi,

Ương-kiệt, Lôi Diệm, Thắng,

Nê, Tu, Lam-ma Nữ.

Ba mươi Ưu-bà-di này, nói rộng như trên.

8. PHẨM A-TU-LA

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thọ thân hình to lớn không ai hơn vua A-tu-la. Tỳ-kheo, nên biết, thân hình A-tu-la lớn cao tám vạn bốn nghìn do tuần. Miệng rộng nghìn do tuần. Tỳ-kheo nên biết, có lúc vua A-tu-la muốn xúc phạm đến mặt trời, liền hóa thân cao gấp bội đến mười sáu vạn tám nghìn do tuần, ̣đến trước mặt trời, mặt trăng. Vua mặt trời, mặt trăng thấy vậy, trong lòng sợ hãi cho nơi ở của mình không an ninh. Vì sao vậy? Vì thân hình A-tu-la rất đáng sợ. Vua mặt trời, mặt trăng kia vì trong lòng sợ hãi, nên ánh sáng không còn nữa. Nhưng A-tu-la không dám đến trước bắt mặt trời mặt trăng. Vì sao? Vì oai đức mặt trời, mặt trăngthần lực lớn, thọ mạng rất dài, nhan sắc đoan chánh, hưởng lạc vô cùng. Muốn biết thọ mạng dài ngắn, đó là tuổi thọ trụ một kiếp. Lại nữa, do phước báo của chúng sinh cõi này, nên vua mặt trời, mặt trăng không bị xúc phạm bởi sự thấy của A-tu-la. Bấy giờ, A-tu-la trong lòng ưu sầu liền biến mất. 

“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ác ma Ba-tuần luôn ở sau các ngươi, tìm cầu phương tiện làm bại hoại thiện căn. Ba-tuần liền hóa ra sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp mịn màng, láng mướt, cực kỳ vi diệu lạ lùng, muốn làm mê loạn ý các Tỳ-kheo. Ba-tuần tự nghĩ: ‘Ta sẽ rình cơ hội nơi mắt Tỳ-kheo, và cũng rình cơ hội nơi tai, mũi, lưỡi, thân, và ý.’ 

“Lúc ấy, Tỳ-kheo tuy thấy pháp sáu tình cực kỳ vi diệu, nhưng tâm không nhiễm đắm. Bấy giờ, ác ma Ba-tuần trong lòng ưu sầu liền rút lui. Vì sao vậy? Vì những ảnh hưởng oai lực của Như Lai, A-la-hán[279] mà như vậy. Vì sao? Vì các Tỳ-kheo không gần sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp mịn màng, láng mướt. 

“Bấy giờ, Tỳ-kheo thường xuyên [561a01] học như vầy: Thật là khó khăn khi nhận đồ hiến cúng của người. Nếu không thể tiêu hóa được thì sẽ rơi vào năm đường; không thể đến được đạo chánh chơn vô thượng. Cho nên cần phải chuyên tâm, để đạt được cái chưa đạt được, vượt qua cái chưa được vượt qua, chưa chứng đắc khiến cho chứng. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chưa được tín thí không khởi tưởng niệm, đã có tín thí thì hãy làm cho tiêu hóa, không khởi nhiễm đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học như vậy.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2[280]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người[281] xuất hiệnthế gian, đem nhiều lợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến Trời Người có được phước hựu. Một con người đó là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác.[282] Đó gọi là có một con người xuất hiệnthế gian đem nhiều lợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến Trời Người có được phước hựu.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3[283]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người* mà xuất hiệnthế gian, liền có một người nhập đạotại thế gian, và cũng đồng thời xuất hiện hai chân đế, ba giải thoát môn, pháp chân thật bốn đế, năm căn; sáu tà kiến diệt;[284] bảy giác chi, tám đạo phẩm Hiền thánh, chín cõi cư trú của chúng sanh, mười lực của Như Lai, mười một từ tâm giải thoát

“Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. Đó gọi là có một con người xuất hiệnthế gian, liền có một người nhập đạotại thế gian, và cũng xuất hiệnthế gian có hai chân đế, ba giải thoát môn, pháp chân thật bốn đế, năm căn; sáu tà kiến diệt; bảy giác chi, tám đạo phẩm Hiền thánh, chín cói cư trú của chúng sanh, mười lực của Như Lai, mười một từ tâm giải thoát

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4[285]
[561b01] Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con ngườixuất hiệnthế gian, liền có ánh sáng trí tuệ xuất hiệnthế gian. Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. Đó gọi là một người xuất hiệnthế gian, liền có ánh sáng trí tuệ xuất hiệnthế gian

“Cho nên các Tỳ-kheo, hãy có tín tâm hướng đến Phật, chớ có nghiêng tà. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con ngườixuất hiệnthế gian, thì vô minh tối tăm liền tự tiêu diệt. Bấy giờ, những kẻ phàm ngu bị kết sử trói buộc bởi vô minh sở kiến này, nên không biết như thật về con đường sinh tử, luân hồi qua lại từ đời này qua đời sau, từ kiếp này qua kiếp nọ, không cởi trói được. Nếu lúc đó có Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác xuất hiệnthế gian, thì vô minh tối tăm liền tự tiêu diệt

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên nhớ thừa sự chư Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con ngườixuất hiệnthế gian, liền có ba mươi bảy phẩm xuất hiệnthế gian. Những gì là ba mươi bảy phẩm đạo? Đó là bốn niệm xứ[286], bốn chánh đoạn,[287] bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám Thánh đạo,[288] liền xuất hiệnthế gian

Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. 

“Cho nên các Tỳ-kheo, thường nên thừa sự Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7[289]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà mất hẳn ở thế gian, thì nhiều người sẽ ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cả bóng che. Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, [561c01] Chánh đẳng giác*. Đó gọi là có một con người mà mất hẳn ở thế gian, nhân loại phần nhiều ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cả bóng che. Vì sao vậy? Vì nếu đức Như Lai diệt tận ở đời, thì ba mươi bảy phẩm cũng lại diệt tận. 

“Cho nên các Tỳ-kheo, thường nên cung kính đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con ngườixuất hiệnthế gian, thì bấy giờ Trời Người liền được thấm nhuần ánh sáng, liền có tín tâm nơi giới, văn, thí, tuệ. Giống như ánh trăng tròn mùa thu vằng vặc chiếu khắp mọi nơi, thì ở đây cũng vậy. Nếu Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác, xuất hiện thế gian, thì Trời Người liền được thấm nhuần ánh sáng, liền có lòng tin đối với giới, văn, thí, tuệ, như trăng tròn chiếu khắp tất cả. 

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con ngườixuất hiệnthế gian, thì bấy giờ tất cả Trời Người đều đông đúc, chúng sanh ba đường ác liền tự giảm thiểu. Giống như đất nước lúc có Thánh vương cai trị giáo hóa, thì nhân dân trong thành này đông mạnh, nước láng giềng sức yếu hơn, Ở đây cũng vậy. Nếu lúc Như Lai, xuất hiện thế gian, thì ba đường ác liền tự giảm thiểu

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10[290]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người xuất hiệnthế gian mà không có một ai bắt kịp, không thể bắt chước, đi một mình, không bạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùng loài người không ai có thể sánh kịp; nơi tín, giới, văn, thí, tuệ cũng không ai sánh kịp̣. 

“Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. 

“Đó gọi là một con người xuất hiệnthế gian mà không có một ai bắt kịp, không thể [562a01] bắt chước, đi một mình, không bạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùng loài người không ai có thể sánh kịp; người mà tín, giới, văn, thí, tuệ thảy đều đầy đủ.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin cung kính đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

Kệ tóm tắt:

Tu-luân, ích, một đường,

Ánh sáng cùng tối tăm;

Đạo phẩm, mất hẳn, tin,

Đông đúc, không ai bằng.[291]

9. PHẨM CON MỘT

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giống như người mẹ có một người con duy nhất, trong lòng chí tín, hằng nghĩ như vầy: ‘Phải dạy dỗ làm sao cho nó trở thành người?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa này. Thế Tôn là gốc các pháp, những điều Như Lai trần thuật, không ai là không vâng lãnh.[292] Cúi xin Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa sâu này. Nghe rồi, chúng con phụng hành.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo thưa:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Giống như Ưu-bà-di kia, trong lòng chí tín, dạy dỗ con như vầy: ‘Nay con nếu sống tại gia phải như gia chủ Chất-đa[293] và như đồng tử Tượng. [294] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Những đệ tử (tại gia) của Thế Tôn mà đã được chứng ngộ, đó là gia chủ Chất-đa và đồng tử Tượng. Còn nếu con trẻ muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, thì phải như Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên.[295] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực.[296] Nghĩa là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thích học Chánh pháp, không tạo nghiệp tà [562b01] để dấy lên phi pháp. Nếu con có sinh tư tưởng nhiễm đắm này, con sẽ rơi vào trong ba đường ác.’

“Do đó, các ngươi nên chuyên tâm khéo suy niệm: Hãy đạt được cái chưa đạt được. Hãy thu hoạch cái chưa thu hoạch. Hãy chứng cái chưa chứng. Sở dĩ như vậy, này các Tỳ-kheo, vì sức nặng của tín thí thật khó có thể tiêu được, khiến cho con người không đến được đạo. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ sinh ý tưởng nhiễm đắm. Nó đã sinh rồi thì hãy diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2[297]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có Ưu-bà-di chí tín, có một người con gái duy nhất, phải dạy dỗ làm sao cho nó thành tựu?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa này. Thế Tôn là gốc các pháp, những điều Như Lai trần thuật, không ai là không vâng lãnh. Cúi xin Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa sâu này. Nghe rồi, chúng con phụng hành.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo thưa:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Giống như Ưu-bà-di chí tín kia dạy dỗ con gái như vầy: ‘Nay con nếu sống tại gia phải như Ưu-bà-di Câu-thù-đa-la và mẹ Nan-đà.[298] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Các đệ tử (tại gia) của Thế Tôn mà đã được chứng ngộ, đó chính là Ưu-bà-di Câu-thù-đa-la và mẹ Nan-đà. Còn nếu ý con gái muốn cạo bỏ râu tóc,[299] mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, thì phải như Tỳ-kheo-ni Sấm*-ma, Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc. Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Nghĩa là Tỳ-kheo-ni Sấm*-ma,[300] Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc thích học chánh pháp, không tạo nghiệp tà để dấy lên phi pháp. Nếu con có sinh tư tưởng nhiễm đắm này, con sẽ rơi vào trong ba đường ác.’

Do đó, các ngươi nên chuyên tâm khéo suy niệm: Hãy đạt được cái chưa đạt được. Hãy thu hoạch cái chưa thu hoạch. Hãy chứng cái chưa chứng. Sở dĩ như vậy, này các Tỳ-kheo, vì sức nặng của tín thí thật khó có thể tiêu được, khiến cho con người không đến được đạo. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ sinh ý tưởng nhiễm đắm. Đã sinh rồi thì hãy diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, [562c01] hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta không thấy một pháp nào nhanh nhạy hơn tâm, không thể thí dụ được. Giống như vượn khỉ, tâm không chuyên định, buông cái này, chụp lấy kia. Tâm cũng như vậy, tưởng trước và tưởng sau bất đồng, không có phương tiện nào để có thể mô tả được sự nhanh nhạy của tâm. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy luôn luôn hàng phục tâm ý khiến hướng theo đường thiện. Các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta không thấy một pháp nào nhanh nhạy hơn tâm, không thể thí dụ được. Giống như vượn khỉ, tâm không chuyên định, buông cái này, chụp lấy kia. Tâm cũng như vậy, tưởng trước và tưởng sau bất đồng, không có phương tiện nào để có thể mô tả được sự nhanh nhạy của tâm. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy luôn luôn hàng phục tâm ý khiến hướng theo đường thiện. Các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta hằng quán sát thấy những điều niệm tưởng trong tâm của một người. Người này như trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, đọa vào trong địa ngục. Sở dĩ như vậy, là do tâm ác. Tâm mà sinh bệnh, nó rơi rớt xuống địa ngục.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Giống như có một người,

Tâm ôm tưởng sân hận;

Nay bảo các Tỳ-kheo,

Diễn rộng nghĩa thú này.

Nay chính lúc thích hợp:

Nếu có người mạng chung,

Giả sử vào địa ngục,

Do tâm hành ô uế.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy hàng phục tâm, chớ để sinh các hành ô uế. Như vậy, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6 
[562c10] Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta thường quán sát thấy những điều niệm tưởng trong tâm một người. Người này như trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay mà sinh lên trời. Sở dĩ như vậy, do tâm thiện. Đã sinh tâm thiện, liền sinh lên trời.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Nếu lại có một người,

Mà sinh tâm thiện diệu;

Nay bảo các Tỳ-kheo,

Diễn rộng nghĩa thú này.

Nay là lúc thích hợp:

Nếu có người mạng chung,

Liền được sinh lên trời;

Là do tâm hành thiện.

“Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy phát tâm ý trong sạch, chớ để sinh các hành ô uế. Như vậy, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được; đó là, người nam thấy sắc của người nữ,[301] liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Tiếng Phạm thiên êm dịu, 

Như Lai nói, khó thấy.

Nếu có lúc nào thấy,

Hãy buộc niệm trước mắt.

Cũng chớ cùng người nữ,

Qua lại chuyện trò nhau.

Hằng giăng lưới bắt người,

Không đến vô vi được.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào [563b] lao ngục không giải thoát được; đó là, người nữ thấy sắc của người nam, liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Nếu sinh tưởng điên đảo,

Khởi niệm, tâm ân ái.

Hãy trừ tâm mê đắm,

Liền không cấu uế này.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào, mà không có tưởng dục nó khiến khởi dục tưởng; tưởng dục đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng sân nhuế nó khiến khởi sân nhuế, sân nhuế đã khởi nó khiến tăng trưởng; không có tưởng thùy miên nó khiến khởi thùy miên, thùy miên đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng trạo cử,[302] nó khiến khởi trạo cử; trạo cử đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng nghi, nó khiến khởi tưởng nghi; tưởng nghi đã khởi, khiến tăng trưởng; đó là tưởng về tịnh tướng.[303] Vậy nên, hãy quán ác bất tịnh tưởng ghê tởm.[304] Nếu có loạn tưởng, thì không có tưởng dục liền khởi dục tưởng; tưởng dục đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng sân nhuế liền khởi sân nhuế, sân nhuế đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng thùy miên liền khởi thùy miên, thùy miên đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng trạo cử, liền khởi trạo cử; trạo cử đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng nghi, liền khởi tưởng nghi; tưởng nghi đã khởi, liền tăng trưởng

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ khởi loạn tưởng. Hãy thường chuyên ý. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào, mà tưởng dục chưa sinh thì nó khiến tưởng dục không sinh; tưởng dục đã sinh thì khiến cho diệt; tưởng sân nhuế chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng sân nhuế đã sinh thì khiến cho diệt; tưởng thùy miên chưa sinh thì nó khiến không sinh; tưởng thùy miên đã sinh tưởng thì khiến diệt; tưởng trạo cử chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng trạo cử đã sinh thì khiến diệt; tưởng nghi chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng nghi đã sinh thì khiến diệt; đó là bất tịnh tướng.[305] Vậy hãy nên quán bất tịnh ghê tởm. Đã quán bất tịnh ghê tởm, tưởng dục chưa sinh liền không sinh; đã sinh thì sẽ bị diệt; sân nhuế chưa sinh thì không sinh, sân nhuế đã sinh thì sẽ bị diệt;... cho đến tưởng nghi chưa sinh thì không sinh, [563c01] tưởng nghi đã sinh thì sẽ bị diệt.[306] 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, thường phải chuyên tâm, quán bất tịnh tưởng. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Hai điều đó, hai tâm,

Một đọa, một sinh thiên;

Nam, nữ tưởng thọ lạc;

Hai dục tưởng sau cùng.

10. PHẨM HỘ TÂM 

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Khi đã tu hành một pháp, quảng bá một pháp rồi, liền được thần thông, các hành tịch tĩnh, được quả Sa-môn, ̣đến Niết-bàn giới. Một pháp đó là gì? Đó là hành không phóng dật. Thế nào là hành không phóng dật? Là phòng hộ tâm. Thế nào là phòng hộ tâm? Ở đây, Tỳ-kheo thường thủ hộ tâm khỏi pháp hữu lậu. Khi Tỳ-kheo thủ hộ tâm khỏi pháp hữu lậu, vị ấy liền ở nơi pháp hữu lậu mà được an vui, cũng có tín lạc, an trụ không di dịch, hằng chuyên tâm ý, luôn tự lực cố gắng. Như vậy, này Tỳ-kheo, vị kia hành không phóng dật, hằng tự cẩn thận, nếu dục lậu chưa sinh thì khiến không sinh; dục lậu đã sinh, thì có thể khiến nó diệt. Hữu lậu chưa sinh thì khiến không sinh, hữu lậu đã sinh, thì có thể khiến nó diệt. Vô minh lậu chưa sinh thì khiến không sinh; vô minh lậu đã sinh, thì có thể khiến nó diệt. Tỳ-kheo ở đó hành không phóng dật, ở một nơi vắng vẻ, thường tự giác tri, an trú, liền được giải thoát khỏi tâm dục lậu; liền được giải thoát khỏi tâm hữu lậu, vô minh lậu. Khi đã được giải thoát, liền được giải thoát trí, biết rằng, sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Không mạn [307], dấu cam lồ.

Phóng dật, con đường chết;

Không mạn, thì không chết,

Ai mạn, tức là chết.[308]

[564a01] “Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tu hành hạnh không phóng dật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Khi đã tu hành một pháp, quảng bá một pháp rồi, liền được thần thông, các hành tịch tĩnh, được quả Sa-môn, ̣đến Niết-bàn giới. Một pháp đó là gì? Đó là hành không phóng dật nơi các thiện pháp. Thế nào là hành không phóng dật? Không gây nhiễu tất cả chúng sanh, không gây hại tất cả chúng sanh, không não hại tất cả chúng sanh. Đó là hành không phóng dật. Kia sao gọi là thiện pháp? Đó là tám đạo phẩm Hiền thánh: chánh kiến,[309] chánh tinh tấn,[310] chánh ngữ, chánh nghiệp,[311] chánh mạng, chánh tư duy,[312] chánh niệm, chánh định. Đó gọi là thiện pháp.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Thí tất cả chúng sanh,

Không bằng người thí pháp.

Thí chúng sanh tuy phước,

Pháp thí một người hơn.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu hành thiện pháp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi quán đàn-việt thí chủ như thế nào?”

Lúc ấy, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Thế Tôn là chủ[313] các pháp.[314] Nguyện xin Thế Tôn nói nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Sau khi nghe, chúng con sẽ thọ trì.”

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”

 Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Đàn-việt thí chủ đối với các ngươi cung kính như là con hiếu thuận mẹ cha, nuôi dưỡng, hầu hạ, khiến cho năm uẩn được tăng ích, để ở nơi cõi Diêm-phù-lợi mà hiện các thứ nghĩa.[315] Quán đàn-việt thí chủ là người hay thành tựu[316] giới, văn, tam-muội, trí tuệ; làm nhiều lợi ích cho các Tỳ kheo, ở trong Tam bảo không có điều gì quái ngại

“Thí chủ là người hay cho các ngươi áo chăn, ẩm thực, khăn trải giường chõng, thuốc thang cho bệnh tật. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy có [564b01] tâm từ đối với đàn-việt. Ân nhỏ thường không quên, huống chi ân lớn. Hằng đem tâm từ mà nói cho đàn-việt kia về hành vi thanh tịnh của thân, khẩu, ý, không thể tính đếm, không thể hạn lượng. Hãy với thân hành từ, khẩu hành từ, ý hành từ, khiến cho vật sở thí của đàn-việt kia trọn không bị phế bỏ, được quả lớn, thành tựu phước hựu lớn, có danh xưng lớn, truyền khắp thế gian, pháp vị cam lồ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Thí, để thành của lớn,

Sở nguyện cũng thành tựu.

Vua cùng các đạo tặc,

Không thể đoạt vật này.

Thí, để được vương vị,

Nối tiếp ngôi chuyển luân;

Thành bảy báu đầy đủ,

Đạt được nhờ bố thí.

Bố thí, thành thân trời,

Đầu đội mũ đa bảo;

Cùng kỹ nữ dạo chơi,

Báo này nhờ bố thí.

Thí, được Thiên-đế Thích,

Vua trời oai lực thạnh;

Nghìn mắt thân trang nghiêm,

Báo này nhờ bố thí.

Bố thí thành Phật đạo,

Đủ ba mươi hai tướng;

Chuyển pháp luân vô thượng,

Báo này cũng nhờ thí.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đàn-việt thí chủ thừa sự, cúng dường các bậc Hiền thánh tinh tấn trì giới như thế nào?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Thế Tôn là chủ* các pháp. Xin nguyện Thế Tôn nói nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Nghe rồi, chúng con sẽ thọ trì.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo bạch:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”

Các Tỳ-kheo vang nghe những lời Phật dạy như vậy. Thế Tôn bảo:

“Đàn-việt thí chủthừa sự, cúng dường các bậc đa văn, tinh tấn trì giới, cũng giống như người lạc lối được chỉ đường, người thiếu thốn lương thực được cung cấp thức ăn, người sợ hãi được khiến không ưu phiền, người kinh sợ được chỉ bảo không kinh sợ, người không nơi nương tựa được che chở, [564c01] người mù đợc có mắt, y vương cho người bệnh; giống như nông phu ở quê làm ruộng, trừ khử cỏ dại để có thể phát triển cây lúa. Tỳ-kheo hãy thường nên trừ khử bệnh của năm thủ uẩn,[317] cầu mong vào thành Niết-bàn, chỗ không có sợ hãi. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đàn-việt thí chủ thừa sự cúng dường các bậc đa văn tinh tấn trì giới là như vậy.”

Lúc bấy giờ, gia chủ Cấp Cô Độc[318] đang ở trong chúng. Gia chủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Thật vậy, bạch Thế Tôn. Thật vậy, bạch Như Lai. Tất cả thí chủ đến với người nhận, giống như bình cát tường.[319] Người nhận bố thí như vua Bình-sa. Khuyên người hành bố thí như cha mẹ thân; người nhận thí là phước lành đời sau. Tất cả mọi thí chủ đến với người nhận giống như cư sĩ.”

Thế Tôn bảo:

“Thật vậy, Gia chủ. Như những gì ông đã nói.”

Gia chủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Từ nay về sau, cửa nhà con không đóng kín, cũng không cự tuyệt Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng những người đi đường thiếu lương thực.”

Bấy giờ, gia chủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Nguyện xin Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo nhận lời thỉnh của đệ tử.”

Thế Tôn im lặng nhận lời thỉnh của gia chủ. Gia chủ thấy Thế Tôn im lặng nhận lời, liền lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi trở về chỗ ở. Đến nhà rồi, ngay trong đêm đó ông bày biện thịnh soạn đủ các loại đồ ăn, thức uống ngon ngọt, trải tọa cụ rộng rãi xong, tự đến báo giờ: 

“Thức ăn đã dọn xong. Cúi xin Thế Tôn kịp thời quang lâm chiếu cố.”

Bấy giờ, Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo, khóac y ôm bát đến nhà gia chủ tại thành Xá-vệ. Đến nơi, mọi người ngồi vào chỗ của mình, và các Tỳ-kheo Tăng cũng theo thứ tự mà ngồi.

Gia chủ thấy Phật và chúng Tỳ-kheo ngồi đã an định rồi, tự tay đi dâng các thứ đồ ăn thức uống. Sau khi ăn xong, thu dọn bát, ông đến ngồi chỗ thấp trước Như Lai, để nghe pháp. Gia chủ bấy giờ bạch Thế Tôn:

“Lành thay, Như Lai cho phép các Tỳ-kheo tùy theo những vật cần như ba y, bình bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn, giải buộc y[320], bình nước rửa,[321] cùng tất cả những vật khác của Sa-môn, được phép nhận hết tại nhà đệ tử.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu các người cần y áo, bình bát, ni-sư-đàn, bình nước rửa cùng tất cả những vật tạp của Sa-môn, thì cho phép đến đó nhận, chớ có nghi nan mà khởi tưởng tâm đắm trước.” 

Bấy giờ, Thế Tôn nói pháp vi diệu cho gia chủ Cấp Cô Độc. [565a01] Nói pháp vi diệu xong, Phật rời chỗ ngồi đứng dậy ra về. 

Lúc bấy giờ, Cấp Cô Độc nơi bốn cửa thành lại bố thí rộng rãi. Lần thứ năm ở trong chợ, lần thứ sáu ở tại nhà. Ai cần đồ ăn thì cho đồ ăn, cần thức uống thì cho thức uống, cần xe cộ, kỹ nhạc, hương xông, anh lạc, đều cho tất cả.

Thế Tôn nghe Gia chủ Cấp Cô Độc bố thí rộng rãi trong bốn cửa thành, và nơi chợ lớn; bố thí cho kẻ nghèo thiếu. Nơi nhà lại bố thí vô lượng. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Trong hàng đệ tử của Ta, Ưu-bà-tắc ưa thích bố thí bậc nhất đó là Gia chủ Tu-đạt.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, gia chủ Cấp Cô Độc đi đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Thế Tôn bảo:

“Thế nào Gia chủ, quý gia chủ thường bố thí cho những người nghèo thiếu phải không?”

Gia chủ thưa:

“Thật vậy, bạch Thế Tôn. Con thường bố thí cho những người nghèo thiếu. Nơi bốn cửa thành thì bố thí rộng rãi. Tại nhà thì cung cấp những gì cần dùng. Bạch Thế Tôn, có lúc con tự nghĩ muốn bố thí cho các loài cầm thú như chim chóc, heo, chó. Con cũng không nghĩ là đây nên cho, đây không nên cho; cũng lại không nghĩ là đây nên cho nhiều, đây nên cho ít. Con thường tự nghĩ tất cả chúng sanh đều do ăn uống mà sinh mạng tồn tại; có ăn thì sống, không ăn thì chết.”

Thế Tôn bảo:

“Lành thay, lành thay, Gia chủ. Ông đã bằng tâm Bồ-tát, chuyên tinh nhất ý mà huệ thí rộng rãi. Thật vậy, chúng sanh nhờ ăn uống mà được cứu sống, không ăn uống thì liền chết. Này Gia chủ, Ông sẽ được quả lớn, được tiếng tăm nhiều; được quả báo lớn mà tiếng đồn thấu mười phương; được pháp vị cam lồ. Vì sao vậy? Vì hàng Bồ-tát thường đem tâm bình đẳng để bố thí, lúc nào cũng một lòng mà nhớ nghĩ đến các loài chúng sanh, nhờ ăn uốngtồn tại, có ăn uống tức được cứu sống, không ăn uống tức chết. Này Gia chủ, đó là tâm Bồ-tát ở tại chỗ yên ổnbố thí rộng rãi.” 

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Nên bố thí khắp cả,

Quyết không lòng hối tiếc;

Ắt sẽ gặp bạn lành,

Được giúp đến bờ kia.

[565b01] “Cho nên Gia chủ, hãy dùng tâm bình đẳng mà bố thí rộng rãi. Như vậy, Gia chủ hãy học điều này.”

Gia chủ sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Như Ta ngày nay biết rõ căn nguyên chỗ đến của chúng sanh, cũng biết quả báo của việc bố thí một nắm cơm dư cuối cùng, mình đã không ăn mà đem bố thí cho người khác. Lúc ấy, tuy không khởi tâm ghen ghét dù bằng lông tóc, nhưng vì chúng sanh này không biết quả báo của việc bố thí. Còn như Ta thì biết rõ điều đó. Quả báo của bố thí, báo bình đẳng, tâm không đổi khác. Cho nên, chúng sanh vì không thể bố thí bình đẳng mà tự thân đọa lạc, hằng bị tâm keo kiệt, ganh tị trói buộc tâm ý.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Chúng sanh không tự giác,

Lời dạy của Như Lai:

Thường nên bố thí khắp,

Chuyên hướng chỗ chơn nhân,

Chí tánh đã thanh tịnh,

Được phước nhiều gấp bội;

Cùng cộng phần phước đó,

Sau được quả báo lớn.

Nay lành thay bố thí,

Tâm hướng ruộng phước rộng;

Chết ở cõi người này,

Ắt sinh lên trên trời.

Cho đến xứ lành kia,

Khoái lạc tự vui sướng;

Cát tường rất hoan vui,

Tất cả không thiếu thốn.

Do nghiệp trời oai đức,

Ngọc nữ theo chung quanh;

Báo bố thí bình đẳng,

Nên được phước đức này.

Các Tỳ-kheo Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi chớ sợ phước báo. Vì sao vậy? Vì đây là sự báo ứng của việc thọ lạc rất đáng yêu kính. Sở dĩ gọi là phước vì có báo lớn này. Các ngươi nên sợ vô phước. Vì sao vậy? Vì đây là nguồn gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không thể kể hết, không có yêu thích. Đây gọi là vô phước. Này Tỳ-kheo, Ta tự nhớ xưa kia bảy năm hành từ tâm. Lại trải qua bảy kiếp Ta không đến cõi này. Lại trong bảy kiếp [565c01] Ta sinh về trời Quang âm, bảy kiếp sinh vào chốn Không Phạm thiên[322] làm Đại Phạm thiên không ai sánh bằng, thống lĩnh trăm nghìn thế giới. Ba mươi sáu lần Ta làm thân Thiên đế Thích, vô số đời làm vua Chuyển luân.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tạo phước chớ mệt mỏi. Vì sao vậy? Vì đây gọi là sự báo ứng của thọ lạc rất đáng yêu kính, đó gọi là phước. Các ngươi nên sợ vô phước. Vì sao vậy? Vì là ngồn gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không thể kể hết, đó gọi là vô phước.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Vui thay, phước báo,

Sở nguyện tựu thành;

Chóng đến diệt tận,

Đến chỗ vô vi.

Ví dù số ức,

Thiên ma Ba-tuần

Cũng không thể quấy

Người tạo nghiệp phước.

Kia thường tự cầu,

Đạo của Hiền thánh;

Liền trừ hết khổ,

Sau cùng không lo.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tạo phước chớ chán nản. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người thuận theo một pháp, không lìa một pháp, thì Thiên ma Ba-tuần không thể có được cơ hội, cũng không thể đến để quấy nhiễu người. Những gì là một pháp? Là công đức phước nghiệp. Vì sao vậy? Vì Ta nhớ xưa kia, dưới cây bồ-đề, cùng các Bồ-tát hội họp về một chỗ. Ác ma Ba-tuần đem hàng nghìn vạn ức binh chúng, đủ các loại tướng mạo, hình người đầu thú, không thể kể hết: Trời, Rồng, Quỷ thần, A-tu-la, Ca-lưu-la, Ma-hưu-lặc v.v... đều đến tụ hội.” 

Lúc ấy Ma Ba-tuần nói với Ta rằng:

“Sa-môn, mau gọp mình sát đất.”

Phật dùng sức lớn phước đức hàng phục ma oán, mọi trần cấu đều tiêu, không uế nhiễm, liền thành đạo vô thượng chánh chơn. 

“Các Tỳ-kheo nên quán sát nghĩa này. Tỳ-kheo đầy đủ công đức, ác ma Ba-tuần không thể có được cơ hội để phá hoại công đức kia.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Có phước khoái lạc,

Vô phước thì khổ;

Đời này, đời sau,

Tạo phước thọ lạc.

“Cho nên các Tỳ-kheo, tạo phước chớ mệt mỏi.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì [566a01] Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo tu hành một pháp thì không thể làm bại hoại các nẻo dữ. Một pháp thì hướng đến các nẻo lành. Một pháp thì hướng đến Niết-bàn. Thế nào là tu hành một pháp thì không thể làm bại hoại các nẻo dữ? Là tâm không chí tín. Đó gọi là tu một pháp này thì không thể làm hoại các nẻo ác. 

“Thế nào là tu hành một pháp thì hướng đến các nẻo thiện? Là tâm hành chí tín. Đó gọi là tu một pháp thì hướng đến các nẻo lành. 

“Thế nào là tu hành một pháp thì hướng đến Niết-bàn? Là thường chuyên tâm niệm. Đó gọi là tu hành pháp này được đến Niết-bàn. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy chuyên tinh tâm ý niệm tưởng đến các gốc lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có một người mà xuất hiệnthế gian, thì chúng sanh ở đây liền tăng ích tuổi thọ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung mãn, khoái lạc vô cùng, âm thanh hòa nhã. Một người ấy là ai? Là Như Lai Chí chơn, Đẳng chánh giác. Đây g̣ọi là một người mà xuất hiệnthế gian, khiến chúng sanh ở đây liền tăng ích tuổi thọ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung mãn, khoái lạc vô cùng, âm thinh hòa nhã.”

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường chuyên tinh nhất tâm niệm Phật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Không mạn, hai niệm, đàn,

Hai thí, keo [323] không chán;

Thí phước, ma Ba-tuần,

Nẻo ác, và một người.[324]

11. PHẨM BẤT ĐÃI 

KINH SỐ 1
[566b06] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Tham dục. Này các Tỳ-kheo, hãy diệt tham dục, Ta sẽ các chứng các ngươi đắc A-na-hàm.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bị nhiễm bởi tham dâm,

Chúng sanh rơi đường dữ;

Siêng tu bỏ tham dục,

Liền thành A-na-hàm.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Sân nhuế. Này, các Tỳ-kheo, hãy diệt sân nhuế, Ta sẽ ác chứng các ngươi đắc A-na-hàm.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bị nhiễm bởi sân nhuế,

Chúng sanh rơi đường dữ;

Siêng tu bỏ sân nhuế,

Liền thành A-na-hàm.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp, xa lìa một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Ngu si. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy diệt ngu si, Ta sẽ xác chứng các ngươi đắc A-na-hàm.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bị nhiễm bởi ngu si,

Chúng sanh rơi đường dữ;

Siêng tu bỏ ngu si,

Liền thành A-na-hàm.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
[566c01]Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp, xa lìa một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Xan tham. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy diệt xan tham, Ta sẽ xác chứng các ngươi đắc A-na-hàm.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bị nhiễm bởi xan tham,

Chúng sanh rơi đường dữ;

Siêng tu bỏ xan tham,

Liền thành A-na-hàm.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này, ban đầu không thấy một pháp không thể hàng phục, khó có được thời cơ thích nghi, chịu các báo khổ, như là tâm. Này các Tỳ-kheo, tâm này không thể hàng phục, khó có được thời cơ thích nghi, chịu các báo khổ. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy phân biệt tâm, hãy tư duy tâm; hãy khéo niệm tưởng các gốc rễ thiện. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này, ban đầu không thấy một pháp dễ hàng phục, dễ́ có được thời cơ thích nghi, nhận các báo thiện, như là tâm. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy phân biệt tâm, hãy tư duy tâm; hãy khéo niệm tưởng các gốc rễ thiện. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này, nếu có một người nào nghĩ điều gì, Ta tất biết rõ. Sau đó người này ở trong chúng không vì sự ăn uống mà nói lời hư dối. Nhưng vào một lúc khác, Ta xem thấy người này sinh tâm đắm nhiễm, niệm tưởng tài vật, nên ở trong đại chúng nói hư dối. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, sự đắm nhiễm tài vật thật là khó bỏ, khiến người rơi vào trong ba đường dữ, không đến được chỗ vô vi. Cho nên, này các Tỳ-kheo, đã sinh tâm này rồi, thì hãy [567a01] xả ly. Giả sử chưa sinh, chớ để khởi tâm nhiễm đắm tài vật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong chúng này, có người tự nghĩ, thà bị đoạn mạng chứ không nói dối ở trong chúng. Nhưng vào một lúc khác, Ta xem thấy người này sinh tâm đắm nhiễm niệm tưởng tài vật, nên ở trong đại chúng nói lời hư dối. Sở dĩ như vậy, này các Tỳ-kheo, sự đắm nhiễm vào tài vật thật là khó bỏ, khiến người rơi vào trong ba đường dữ, không đến được chỗ vô vi. Cho nên, này các Tỳ-kheo, đã sinh tâm này rồi, thì hãy xả ly. Giả sử chưa sinh, chớ để khởi tâm nhiễm đắm tài vật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại tại Ca-lan-đà trong Trúc viên, tại thành La-duyệt-kỳ, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thế nào, các Tỳ-kheo, có ai thấy pháp Đề-bà-đạt-đâu[325] thanh bạch không? Nhưng Đề-bà-đạt-đâu lại tạo ác sâu nặng, sẽ trải qua một kiếp chịu tội, không thể chữa trị. Ở trong pháp của Ta thì không thấy một mảy may điều lành nào để có thể ghi ra. Vì vậy cho nên, nay Ta nói nguyên thủ các tội của Đề-bà-đạt-đâu là không thể chữa trị được. Giống như có người rơi vào hố phẩn sâu, thân thể chìm ngập, không có chỗ nào là sạch. Có người muốn đến cứu mạng nó đặt lên chỗ sạch, nhìn quanh hố phẩn và thân người kia, có chỗ nào sạch để dùng tay kéo vớt lên; nhưng nhìn kỹ không một chỗ nào sạch để mà nắm, nên bỏ mà đi. 

“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, Ta xem nơi kẻ ngu si Đề-bà-đạt-đâu không thấy mảy may pháp thiện[326] nào đáng ghi nhận, và sẽ trải qua một kiếp chịu tội, không thể chữa trị. Sở dĩ như vậy, vì Đề-bà-đạt-đâu chỉ có ngu si, chuyên đắm lợi dưỡng; sau khi tạo tội ngũ nghịch, thân hoại mạng chung sẽ sinh vào đường dữ. 

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, sâu nặng về lợi dưỡng khiến người không đến được nơi an ổn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, [567b01] đã sinh tâm lợi dưỡng thì hãy lìa bỏ. Nếu nó chưa sinh thì chớ để khởi tâm đắm nhiễm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại tại Ca-lan-đà trong Trúc viên, thành La-duyệt-kỳ, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. 

Bấy giờ, có một Tỳ-kheo nghe Như Lai đã có thọ ký về Điều-đạt,[327] là sẽ chịu tội một kiếp không thể chữa trị. Lúc ấy, Tỳ-kheo kia đến chỗ Tôn giả A-nan, sau khi thăm hỏi xong, ngồi qua một bên.

Tỳ-kheo kia hỏi A-nan rằng:

“Thế nào, Tôn giả A-nan, Như Lai đã quán sát tận cùng căn nguyên của Đề-bà-đạt-đâu rồi, sau đó mới thọ ký là sẽ chịu tội một kiếp không thể chữa liệu chăng? Có nguyên do để có thể được thọ ký chăng?”

Lúc ấy, A-nan bảo:

“Những gì Như Lai nói ra không bao giờ hư dối. Những gì được hành bởi thân, khẩu của Ngài không có đổi khác. Như Lai đã chắc thật thọ ký Đề-bà-đạt-đâu sẽ chịu tội sâu nặng trải qua một kiếp không thể chữa trị.”

Bấy giờ, Tôn giả A-nan rời chỗ ngồi đứng dậy, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ sát chân, rồi đứng qua một bên, bạch Thế Tôn:

“Có một Tỳ-kheo đi đến chỗ con nói: ‘Thế nào, Tôn giả A-nan, Như Lai đã quán sát tận cùng căn nguyên của Đề-bà-đạt-đâu rồi, sau đó mới thọ ký là sẽ chịu tội một kiếp không thể chữa liệu chăng? Có nguyên do để có thể được thọ ký chăng?’ Nói xong những lời này rồi tự bỏ đi.”

Thế Tôn bảo:

“Tỳ-kheo kia chắc là người xuất gia tu học trễ muộn, hay mới đi đến trong pháp của Ta chưa bao lâu chăng? Những gì Như Lai đã nói ra không bao giờ hư dối, sao lại ở trong đó mà khởi lên do dự?”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo A-nan:

“Ngươi hãy đến đó, bảo Tỳ-kheo kia rằng: ‘Như Lai cho gọi ông.’”

A-nan đáp :

“Kính vâng, bạch Thế Tôn.”

Sau khi vâng lời Thế Tôn dạy, A-nan liền đến chỗ Tỳ-kheo kia; đến rồi bảo Tỳ-kheo kia rằng: 

“Như Lai cho gọi thầy.”

Tỳ-kheo kia đáp:

“Xin vâng, Tôn giả.”

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia sửa lại y phục, cùng A-nan đến chỗ Thế Tôn. Đến rồi, lễ sát chân Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên.

Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:

“Này kẻ ngu kia, sao ngươi không tin những gì Như Lai đã nói ra? Những gì Như Lai dạy là không hư vọng. Nay ngươi muốn tìm hư vọng nơi Như Lai?”

Lúc ấy Tỳ-kheo kia [567c01] bạch Thế Tôn:

“Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đâu có thần lực lớn, có oai thế lớn, vì sao Thế Tôn lại thọ ký ông ấy chịu sâu tội nặng một kiếp?”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy giữ gìn lời nói của ngươi, chớ để phải lâu dài chịu khổ vô lượng.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Trụ thiền, thần thông tục,[328]

Rốt lại, không giải thoát;

Không tạo đường diết tận,

Lại trở vào địa ngục.

“Giả sử nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đâu tự thân có chút ít pháp thiện nào, Ta không bao giờ thọ ký Đề-bà-đạt-đâu kia phải chịu tội một kiếp không thể chữa trị. Cho nên, này kẻ ngu kia, vì Ta không thấy Đề-bà-đạt-đâu có một chút pháp thiện nào cho nên mới thọ ký Đề-bà-đạt-đâu kia chịu tội một kiếp không thể chữa trị. Sở dĩ như vậy, vì Đề-bà-đạt-đâu ngu si tham đắm nơi lợi dưỡng, khởi tâm nhiễm trước, tạo ác ngũ nghịch, thân hoại mạng chung sẽ đọa vào trong địa ngục. Vì sao vậy? Vì tâm lợi dưỡng nặng thì sẽ làm bại hoại gốc rễ thiện của con người, khiến con người không đến được nơi an ổn

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nếu có tâm lợi dưỡng khởi lên thì hãy tìm cách diệt, nếu không có tâm thì chớ khởi tưởng đắm vào. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, lễ sát chân Thế Tôn, bạch Thế Tôn:

“Nay con tự hối lỗi, nguyện xin Thế Tôn rủ lòng tha thứ, vì ngu si nên con đã tạo hành bất thiện. Những gì Như Lai đã nói ra không có hai lời, nhưng vì con ngu si nên khởi tưởng do dự. Nguyện xin Thế Tôn nhận sự hối lỗi của con, sửa đổi cái đã qua, tu tập cái sẽ đến.”

Tác bạch cho đến ba lần như vậy.

Thế Tôn bảo:

“Lành thay, Tỳ-kheo. Đã biết hối những điều mình đã nghĩ. Ta tha thứ cho những bất cập của ngươi. Chớ đối với Như Lai mà khởi tưởng do dự. Nay Ta nhận sự hối lỗi của ngươi. Sau này chớ gây nữa.”

Cho đến ba[329] lần như vậy.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Dù có tạo tội nặng,

Hối lỗi, không tái phạm;

Người này hợp giới cấm,

Nhổ căn nguyên tội này.

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia cùng bốn bộ chúng nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

Kệ tóm tắt:

Bốn loại A-na-hàm,

Hai tâm, và hai thực,

Bà-đạt hai khế kinh,

Người trí nên giác tri.


12. PHẨM NHẬP ĐẠO
KINH SỐ 1[330]
Tôi Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.[331] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có con đường chỉ một lối vào,[332] làm thanh tịnh các hành của chúng sanh, trừ bỏ sầu ưu, không còn mọi bức não, được trí tuệ lớn, thành tựu sự chứng đắc Niết-bàn. Đó là hãy diệt trừ năm triền cái, tư duy bốn niệm xứ[333]. 

“Thế nào là một lối vào? Tâm chuyên nhất, đó là một lối vào. Thế nào là đạo? Tám phẩm đạo Hiền thánh: 1. chánh kiến, 2. chánh tư duy,[334] 3. chánh nghiệp, 4. chánh mạng, 5. chánh tinh tấn, 6. chánh ngữ,[335] 7. chánh niệm, 8. chánh định. Đó gọi là đạo. Đó gọi là con đường chỉ một lối vào. 

“Thế nào là hãy diệt trừ năm triền cái? Tham dục cái, sân nhuế cái, trạo cử[336] cái, thùy miên cái, nghi cái. Đó gọi là năm triền cái phải diệt. 

“Thế nào là tư duy bốn niệm xứ? Ở đây, này Tỳ-kheo, quán thân nơi nội thân[337] trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu; quán thân nơi ngoại thân,[338] trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu; quán thân nơi nội ngoại thân,[339] thân trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu. Quán thọ nơi nội thọ[340], quán thọ nơi ngoại thọ, quán thọ nơi nội ngoại thọ mà tự an trú[341]. Quán nội tâm, quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm tâm mà tự an trú. Quán nội pháp, quán ngoại pháp, quán nội ngoại pháp mà tự an trú.

“Thế nào là Tỳ-kheo quán thân nơi nội thân mà tự an trú*? Ở đây, Tỳ-kheo quán thân này tùy theo tánh hành của nó: từ đầu đến chân, từ chân đến đầu; quán trong thân này tất cả đều bất tịnh, không có gì đáng tham. 

“Lại quán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ cao[342], ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận; thảy đều quán biết hết. Phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ[343], mật; đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy quán thân mà tự an trú, trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu. 

“Lại nữa Tỳ-kheo lại quán thân này có đại chủng đất chăng? Có đại chủng nước, lửa, gió chăng? Tỳ-kheo quán sát thân này như vậy. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này, phân biệt các giới; thân này có bốn đại chủng. Giống như người khéo mổ bò, hoặc học trò người mổ bò, xẻ con bò từng phần để tự xem xét: đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương, đây là đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo kia phân biệt giới này mà tự quán sát: thân này có các đại chủng đất, nước, lửa, gió. Tỳ-kheo quán sát [568b01] thân như vậy mà tự an trú.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ rỉ chảy không sạch. Giống như người kia quán sát vườn trúc hay quán sát bụi lau. Cũng vậy Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ chảy ra các thứ bất tịnh.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi,[344] hoặc chết đã một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, sáu ngày, bảy ngày; thân thể sình trướng, hôi thối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng với thân kia không khác,[345] thân ta không thoát khỏi hoạn này. 

“Hoặc Tỳ-kheo quán tử thi bị quạ, se sẻ, kên kên ăn nuốt, hoặc bị hổ lang, chó sói, các loài trùng thú trông thấy ăn thịt. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi hoạn này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân mà an trú.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi hoặc bị ăn một nửa, rơi vãi trên đất, hôi thối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi pháp này.

“Lại nữa, quán tử thi đã hết thịt, chỉ còn có xương bê bết máu. Tỳ-kheo lại đem thân mình quán sát như thân kia cũng không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, gân ràng rịt như bó củi. Tỳ-kheo lại quán thân mình cùng kia không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, từng đốt xương phân tán rơi vãi khắp nơi. Hoặc xương tay, xương chân mỗi thứ một nơi, hoặc xương đùi, xương hông, hoặc xương cùng, hoặc xương tay, hoặc xương vai, hoặc xương sườn, hoặc xương sống, hoặc xương cổ, hoặc đầu lâu. Lại nữa, thân này cùng kia không khác. Ta không thoát khỏi pháp này. Thân ta cũng sẽ bại hoại. Như vậy Tỳ-kheo quán thân này mà tự an trú.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi màu trắng, màu ngọc trắng[346]. Tỳ-kheo lại tự quán thân cùng kia không khác, ta không lìa khỏi pháp này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân.

“Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi, tưởng xương xanh bầm, không có gì đáng tham đắm, hoặc cùng màu tro đất không thể phân biệt. Như vậy, Tỳ-kheo tự quán thân, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo. Thân này vô thường, là pháp phân tán. Như vậy Tỳ-kheo quán nội tự thân, quán ngoại thân, quán nội ngoại thân, phân rã, không có gì. 

“Thế nào là Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ? Ở đây, Tỳ-kheo khi có cảm thọ lạc, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ lạc. Khi có cảm thọ khổ, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ khổ. Khi có cảm thọ không lạc không khổ, [568c01] tự giác tri rằng ta có cảm thọ không lạc không khổ. Nếu khi được cảm thọ lạc bởi vật dục[347], liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc bởi vật dục*. Nếu khi được cảm thọ khổ bởi vật dục*, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ bởi vật dục*. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục*, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục*. Nếu khi được cảm thọ lạc phi vật dục[348], liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc phi vật dục. Nếu được cảm thọ khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ phi vật dục. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục. Tỳ-kheo bên tự quán nội thọ như vậy.

“Lại nữa, nếu Tỳ-kheo lúc được cảm thọ lạc, lúc ấy không có cảm thọ khổ, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ lạc. Nếu lúc được cảm thọ khổ, lúc ấy không có cảm thọ lạc, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ khổ. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ, lúc đó không có lạc, không có khổ, thì tự giác tri ta đang cảm thọ không lạc không khổ. 

“Vị đó quán pháp tập khởi[349] mà tự an trú*, cũng quán pháp diệt tận,[350] lại quán pháp tập diệt[351]. Hoặc lại có thọ hiện ở trước mà có thể biết, có thể thấy; vị ấy tư duy nguồn gốc của nó, không nương tựa vào đâu mà tự an trú, không khởi niệm tưởng về thế gian[352]. Ở trong đó cũng không kinh sợ. Do không kinh sợ mà đạt đến Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh[353] đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Tỳ-kheo tự quán nội thọ như vậy, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Tự quán ngoại thọ[354], quán nội ngoại thọ, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Như vậy Tỳ-kheo nội ngoại quán thọ.

“Thế nào là quán tâm nơi tâm[355] mà tự an trú*? Ở đây, Tỳ-kheo có tâm ái dục, liền tự giác tri có tâm ái dục; không có tâm ái dục cũng tự giác tri không có tâm ái dục. Có tâm sân nhuế, liền tự giác tri có tâm sân nhuế; không có tâm sân nhuế, cũng tự giác tri không có tâm sân nhuế. Nếu có tâm ngu si, liền tự giác tri có tâm ngu si; không có tâm ngu si, liền tự giác tri ta không không có tâm ngu si. Nếu có tâm ái niệm, liền tự giác tri có tâm ái niệm; không có tâm ái niệm, cũng tự giác tri không có tâm ái niệm. Có tâm thọ nhập[356], thì tự giác tri có tâm thọ nhập; không tâm thọ nhập, thì tự giác tri không tâm thọ nhập. Nếu có tâm loạn[357], thì tự giác tri có tâm loạn; không có tâm loạn niệm, cũng tự giác tri không [569a01] có tâm loạn niệm. Có tâm tán lạc,[358] liền tự giác tri có tâm tán lạc; không có tâm tán lạc, liền tự giác tri không có tâm tán lạc. Có tâm phổ biến, liền tự giác tri có tâm phổ biến; không có tâm phổ biến, cũng tự giác tri không có tâm phổ biến. Có tâm lớn, liền tự giác tri có tâm lớn; không có tâm lớn cũng tự giác tri không có tâm lớn. Có tâm vô lượng, liền tự giác tri có tâm vô lượng; không có tâm vô lượng, cũng tự giác tri không có tâm vô lượng. Có tâm tam-muội, liền giác tri có tâm tam-muội[359]; không có tâm tam-muội, cũng giác tri không có tâm tam-muội. Tâm chưa giải thoát, liền tự giác tri tâm chưa giải thoát; tâm đã giải thoát, cũng tự giác tri tâm đã giải thoát.

“Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ với sự quán sát tướng của tâm[360]; quán tập pháp, quán diệt pháp, cùng quán pháp tập diệt*; tư duy quán pháp mà tự an trú. Những gì mà[361] có thể biết, có thể thấy, có thể tư duy, không thể tư duy, không nương tựa cái gì, không khởi lên niệm tưởng thê gian.[362] Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi liền được vô dư. Đã được vô dư liền được Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh* đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân đời sau nữa.’ 

“Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ, tự quán tự nội tâm, trừ bỏ loạn tưởng, không có sầu lo; tu tập niễm, tự quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm, trừ bỏ loạn niệm, không có sầu lo. Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ quán tướng của tâm nơi tâm*. 

“Thế nào là Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp? Ở đây, Tỳ-kheo tu niệm giác chi,[363] y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác.[364] Tu trạch pháp giác chi,[365] tu tinh tấn giác chi, tu hỷ giác chi[366], tu khinh an giác chi[367], tu định giác chi[368], tu xả giác chi,[369] y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo đã giải thoát khỏi ái dục[370], trừ pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ,[371] có hỷ và lạc do viễn ly sinh[372], chứng nhậpan trú sơ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp. 

“Lại nữa, Tỳ-kheo xả tầm và tứ, nội tâm tịch tĩnh[373], chuyên nhất ý[374], không tầm, không tứ, có hỷ lạc do định sinh[375], chứng nhậpan trú nhị thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo ly hỷ, an trú xả,[376] hằng tự giác tri,[377] [69b01] thân có tri giác lạc, điều mà các hiền thánh nói là xả, niệm, an trú lạc[378], chứng nhậpan trú tam thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo xả tâm lạc khổ, ưu và hỷ từ trước đã trừ, không lạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh,[379] an trú nơi tứ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Vị ấy, hành pháp tập, hành pháp diệt tận, cùng hành pháp tập diệt mà tự an trú, liền được niệm xứ nơi pháp mà hiện ra trước,[380] có thể biết, có thể thấy, trừ bỏ loạn tưởng, không nương tựa cái gì, không khởi tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi thì như thật biết rằng, ‘Sinh* đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa.’ 

“Này các Tỳ-kheo, y chỉ trên con đường một lối vào mà chúng sanh được thanh tịnh, xa lìa sầu ưu, lại không có tưởng ưu[381] hỷ, đạt được trí tuệ, chứng ngộ Niết-bàn[382]. Đó là diệt năm triền cái, tu bốn niệm xứ.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong đây không thấy một pháp nào đưa đến hoại diệt nhanh như ganh ghét, đố kỵ đối với đồng phạm hạnh. Cho nên, các Tỳ-kheo nên tu hành từ nhẫn, thân hành từ, khẩu hành từ, ý hành từ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một người mà khi xuất hiệnthế gian, thì tối tôn, tối thượng trên cả chư thiên, loài người, Ma, cùng Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, tối tôn không ai sánh bằng; đó là ruộng phước, bậc nhất đáng thừa sự, đáng tôn kính. Thế một người ấy là ai? Là Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng Chánh giác. Đó g̣ọi là một người mà khi xuất hiệnthế gian, thì tối tôn, tối thượng, vượt qua chư thiên, loài người, A-tu-la, Ma cùng Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn không ai sánh bằng; đó là ruộng phước bậc nhất, đáng thừa sự, đáng tôn kính. Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên thường cúng dường Như Lai. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. 

[569c01] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ai chăm sóc bệnh nhân, là người ấy đã chăm sóc Ta. Ai khán hộ bệnh nhân, là người ấy đã khán hộ Ta. Vì sao vậy? Ta nay muốn đích thân khán hộ người tật bệnh.

“Này các Tỳ-kheo, Ta không thấy một người nào mà bố thí cho vị ấy thì sự bố thí này không gì vượt qua, tối thương trên cả sự bố thí cho chư thiên, thế gian, sa-môn, bà-la-môn. Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn, tiếng đồn vang khắp, được pháp vị cam lồ. Nghĩa là bố thí đến Như Lai Chí chơn, Đẳng chánh giác. Nên biết, đó là bố thí tối thượng trong sự bố thí, không có gì vượt qua. Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn. Nay Ta vì nhân duyên này mà nói ra như vậy: Chăm sóc bệnh nhân, tức là đã chăm sóc Ta không khác. Các ngươi lâu dài được phước lợi lớn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ai tán thán a-lan-nhã[383] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì hiện tại lúc nào Ta cũng tự tán thán hạnh a-lan-nhã. Ai bài báng a-lan-nhã tức là đã bài báng Ta. 

“Ai tán thán khất thực[384] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì lúc nào Ta cũng tán thán người hay khất thực. Ai hủy báng khất thực tức là đã hủy báng Ta. 

“Ai tán thán người ngồi một mình[385] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người hay ngồi một mình. Ai hủy báng người ngồi một mình tức là đã hủy báng Ta. 

“Ai tán thán người một nhà một lần ăn[386] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người một lần ngồi một lần ăn. Ai hủy báng người một lần ngồi một lần ăn tức là đã hủy báng Ta. 

“Ai tán thán người ngồi dưới gốc cây,[387] tức là đã tán thán thân Ta không khác. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ngồi dưới bóng cây. Ai hủy báng người ngồi dưới bóng cây, tức là đã hủy báng Ta. 

“Ai tán thán người ngồi ngoài trời[388] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ngồi ngoài trời. Ai hủy nhục người ngồi ngoài trời, tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người ở nơi trống vắng,[389] tức là đã [ 570a01] tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ở nơi trống vắng. Ai hủy nhục người ở nơi trốngvắng, tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người khoác y năm mảnh,[390] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người khoác y năm mảnh. Ai hủy nhục người khoác y năm mảnh tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người trì ba y[391] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì lúc nào Ta cũng tán thán người trì ba y. Ai hủy nhục người trì ba y tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người ngồi nơi gò mả[392] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ngồi nơi gò mả. Ai hủy nhục người ngồi nơi gò mả tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người ăn một bát[393] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ăn một bát. Ai hủy nhục người ăn một lần tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán người ăn đúng giữa ngày,[394] tức là đã tán thán thân Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán người ăn đúng giữa ngày. Ai hủy nhục người ăn đúng giữa ngày, tức là đã hủy nhục Ta. 

“Ai tán thán hạnh đầu đà[395] tức là đã tán thán Ta. Vì sao vậy? Vì Ta thường tán thán các hạnh đầu đà. Ai hủy nhục hạnh đầu đà, tức là đã hủy nhục Ta.[396] 

“Nay Ta dạy các Tỳ-kheo nên như sở hành của đại Ca-diếp,[397] không để có điều rơi rớt mất. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Ca-diếp có các hạnh này. Cho nên sở học của các Tỳ-kheo thường nên như Ca-diếp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại tại Ca-lan-đà trong Trúc viên, tại thành La-duyệt, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. 

Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-diếp sống ở A-lan-nhã, đến giờ khất thực thì không phân biệt giàu nghèo; tại một chỗ ngồi một lần không bao giờ di dịch;[398] ngồi dưới gốc cây, hay ngoài trời, hoặc nơi trống vắng; khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu đà dù tuổi cao già cả. 

Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-diếp sau khi ăn xong, liền đến dưới gốc câythiền định. Thiền định xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y [570b01] phục, đến chỗ Thế Tôn. Lúc ấy, Thế Tôn từ xa nhìn thấy Ca-diếp lại. Thế Tôn bảo rằng:

“Thiện lai, Ca-diếp.”

Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên.

Thế Tôn bảo:

“Ca-diếp. Nay Thầy tuổi đã cao già cả, chí kém, suy nhược. Nay Thầy nên bỏ khất thực, cho đến các hạnh đầu đà; cũng nên nhận lời mời của các gia chủ, và nhận xiêm y.”

Ca-diếp thưa:

“Hôm nay, con không dám theo lời dạy của Như Lai. Vì sao vậy? Vì nếu Như Lai không thành tựu đạo vô thượng chánh chơn, thì con sẽ thành Bích-chi Phật. Nhưng Bích-chi Phật kia thảy đều hành a-lan-nhã, đến giờ khất thực thì không phân biệt giàu nghèo; tại một nơi ngồi một lần* không bao giờ di dịch; ngồi dưới gốc cây, hay ngoài trời trống, hoặc nơi trống vắng; khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu đà. Thật hôm nay, con không dám bỏ thói quen gốc cũ, mà học hạnh khác.”

Thế Tôn bảo:

“Lành thay, lành thay, Ca-diếp! Đã làm nhiều lợi íchđộ người vô lượng; rộng đến tất cả trời người được độ. Vì sao vậy? Vì này Ca-diếp, nếu hành đầu đà này còn ở thế gian, thì pháp của Ta cũng sẽ tồn tại lâu ở thế gian. Nếu pháp mà tồn tại ở đời thì thiên đạo sẽ tăng, ba đường dữ liền giảm, cũng thành tựu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và đạo ba thừa đều còn ở đời. 

“Này các Tỳ-kheo, phải học như những gì Ca-diếp đã tu tập. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Sau khi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Lợi dưỡng rất nặng, làm cho con người không đến được đạo Vô thượng Chánh chơn. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, vì Đề-bà-đạt-đâu ngu si kia nhận lấy năm trăm chõ thức ăn cúng dường của Vương tử Bà-la-lưu-chi[399] kia. Nếu ông ta không cúng dường, thì Đề-bà-đạt-đâu ngu si không bao giờ làm việc ác này. Vì Vương tử Bà-la-lưu-chi ngày nào cũng đem năm trăm chõ thức ăn đến cúng dường, nên Đề-bà-đạt-đâu mới khởi lên ác ngũ nghịch, thân hoại mạng chung sẽ sinh vaò trong địa ngục Ma-ha A-tỳ. Vì phương tiện này, nên biết, lợi dưỡng là rất nặng sẽ làm cho con người không đến được đạo Vô thượng Chánh chơn. Nếu tâm chưa sinh lợi dưỡng thì chớ để nó sinh, đã sinh thì hãy diệt nó. Như vậy, này các Tỳ-kheo, [570c01] hãy học điều này.”

 Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. 

Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đâu loạn phá Tăng, đả thương chân Như Lai, xúi A-xà-thế sát hại phụ vương, lại giết Tỳ-kheo-ni A-la-hán. Ở trong chúng, ông lại nói như vầy: “Chỗ nào có ác? Ác sinh ra từ đâu? Ai làm ác này, phải chịu báo đó. Ta cũng không làm ác này, mà chịu báo đó.”

Bấy giờ, có các Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực mà nghe những lời này: “Kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu, ở trong đại chúng tuyên bố rằng: ‘Chỗ nào có ác? Ác sinh ra từ đâu? Ai làm ác này, phải chịu báo đó. Ta cũng không làm ác này, mà chịu báo đó.’” Sau khi các Tỳ-kheo ăn xong, cầm lấy y bát, vắt ni-sư-đàn lên vai phải, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu ở trong đại chúng tuyên bố rằng: ‘Tại sao làm ác không có tai ương, làm phước không có báo? Không có ai nhận báo thiện ác cả.’”

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có ác thì có tội. Thiện hành, ác hành đều có báo ứng cả. Nếu kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu kia biết có báo thiện ác, thì sẽ sầu lo khô héo không vui, sẽ ói ra máu sôi. Vì kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâu kia không biết có báo thiện ác, cho nên ở trong đại chúng mới tuyên bố là không có báo thiện ác; làm ác không tai ương, làm phước không có phước.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Người ngu xét tự rõ,

Làm ác không có báo.

Nay Ta biết rõ trước,

Báo ứng của thiện ác.

“Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy lìa xa ác, làm phước chớ mệt mỏi. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nhận lợi dưỡng người rất nặng, không dễ; nó khiến con người không đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Vì báo lợi dưỡng cắt vào da người. Đã cắt da rồi cắt thịt. Đã cắt [571a01] thịt rồi cắt xương. Đã cắt xương liền thấu tủy. 

“Cho nên các Tỳ-kheo, nhờ phương tiện này mà biết lợi dưỡng rất là nặng. Nếu tâm lợi dưỡng chưa sinh thì chớ để nó sinh, đã sinh thì tìm cách diệt nó. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nhận lợi dưỡng người thật là không dễ; nó khiến con người không đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Vì nếu Tỳ-kheo Sư-lợi-la[400] kia không tham lợi dưỡng, thì sẽ không tạo ra việc sát sinh vô lượng như vậy, để thân hoại màng chung sinh vào trong địa ngục.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nhận nhiều lợi dưỡng người,

Phá hạnh thanh bạch người.

Cho nên phải giữ tâm,

Chớ tham đắm vào vị.

Sư-lợi nhờ đắc định,

Cho đến cung Thiên đế;

Liền sút giảm thần thông,

Rơi vào lò sát sinh.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nhờ vào phương tiện này mà biết việc nhận lợi dưỡng người thật là không dễ. Tâm lợi dưỡng chưa sinh, chế ngự nó đừng cho sinh. Tâm này đã sinh tìm cách diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[401]

13. PHẨM LỢI DƯỠNG

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nhận lợi dưỡng người thật là không dễ. Nó làm con người không đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Nếu [571b01] Tỳ-kheo Tu-la-đà[402] không tham lợi dưỡng, thì không bao giờ ở trong pháp của Ta mà bỏ ba pháp y làm người cư gia. Tỳ-kheo Tu-la-đà vốn tu hạnh a-lan-nhã, đến giờ thì khất thực,[403] tại một nơi ngồi một lần,[404] hoặc ăn đúng ngọ, ngồi dưới bóng cây, ngoài trời, thích nơi trống vắng, khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y, hoặc thích nơi gò mả, cần thân khổ hạnh, hành hạnh đầu đà này. Rồi khi ấy, Tỳ-kheo Tu-la-đà thường nhận sự cúng dường thức ăn trăm vị cung cấp hằng ngày của Quốc vương Bồ-hô[405].”

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia nhiễm ý nơi thức ăn này, dần dần bỏ hạnh a-lan-nhã, như đến giờ thì khất thực, tại một nơi ngồi một lần, hoặc ăn đúng ngọ, ngồi dưới gốc cây, ngoài trời, thích nơi trống vắng, khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y, hoặc thích nơi gò mả, cần thân khổ hạnh. Đã bỏ hết hạnh này rồi, bỏ ba y, trở về làm bạch y, ông giết bò, sát sinh không thể kể hết; khi thân hoại mạng chung, sinh vào địa ngục

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nhờ phương tiện này mà biết lợi dưỡng thật là nặng, làm cho con người không đến được đạo Vô thượng Chánh chơn. Nếu lợi dưỡng chưa sinh, hãy chế ngự chớ để nó sinh; đã sinh rồi tìm cách khiến diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy diệt một pháp. Ta xác chứng các ngươi thành quả thần thông, các lậu diệt tận. Một pháp gì? Nếm vị dục. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy diệt vị ngọt của dục này. Ta xác chứng các ngươi thành quả thần thông, các lậu diệt tận.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Chúng sanh đắm vị này,

Chết đọa vào đường ác.

Nay nên bỏ dục này,

Liền thành A-la-hán.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, thường nên bỏ tưởng đắm vị này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. 

Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một gia chủ vừa mất một người con trai [571c01] mà ông rất yêu mến, thương nhớ, chưa từng lìa xa. Ông thấy con chết, liền phát cuồng điên; đi lang thang qua lại khắp nơi. Gặp ai, ông cũng hỏi: “Có gặp con tôi không?”[406] 

Rồi thì, người kia đi lần đến tinh xá Kỳ-hoàn. Đi đến chỗ Thế Tôn, đứng qua một bên, người kia bạch Thế Tôn rằng:

“Sa-môn Cù-đàm, thấy con tôi không?”

Thế Tôn hỏi gia chủ:

“Tại sao mặt mũi ông không vui, các căn thác loạn vậy?”

Gia chủ thưa rằng:

“Cù-đàm, không vậy sao được? Vì sao vậy? Hiện tại tôi chỉ có một đứa con trai, vì vô thường mà nó đã bỏ tôi. Tôi rất yêu mến, thương nhớ nó, chưa từng rời khỏi mắt. Vì thương mến đứa con kia nên khiến tôi phát cuồng. Nay tôi hỏi Sa-môn, thấy con tôi không?”

Thế Tôn bảo:

“Thật vậy, gia chủ, như những gì ông đã hỏi. Sinh, già, bệnh, chết là pháp thường của thế gian. Ân ái biệt ly là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ. Người con vì vô thường mà bỏ ông, há không nhớ nghĩ được sao?”[407]

Lúc đó, người kia nghe những gì Thế Tôn nói mà không để vào lòng, liền bỏ đi. Trên đường gặp người, ông lại nói như vầy: “Sa-môn Cù-đàm nói rằng: ‘Ân ái mà phân ly là khổ. Thảy đều do ái lạc.’ [408] Những gì mà Sa-môn đã nói, xét thật ra có đúng không?”

Người trên đường đáp:

“Ân ái biệt ly, có gì là khoái lạc?”

Lúc đó, cách thành Xá-vệ không xa, có nhiều người đang cùng nhau chơi bạc. Người kia tự nghĩ: “Những người đàn ông này, thông minh trí tuệ, không việc gì không biết. Bây giờ ta đem nghĩa này hỏi những người kia.” Nghĩ xong ông liền đến chỗ chơi cờ bạc, hỏi mọi người rằng:

“Sa-môn Cù-đàm nói với tôi rằng: ‘Ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặp nhau khổ. Thảy đèu do ái lạc.* Nay theo ý mọi người thì thế nào?”

Lúc đó những người chơi bạc đáp người này rằng:

“Ân ái biệt ly khổ sao lại do ái lạc? Nói do ái lạc, nghĩa này không đúng.”[409]

Lúc đó, người kia liền tự nghĩ: “Xét lời Như Lai thì không bao giờ hư vọng. Ân áibiệt ly sẽ có khoái lạc chăng? Nghĩa này không đúng.”

Rồi người kia vào thành Xá-vệ; đến bên ngoài cửa cung nói lên:

“Sa-môn Cù-đàm dạy như vầy: ‘Ân ái biệt ly khổ*, oán ghét gặp nhau khổ. Thảy đều do ái lạc.”*

Bấy giờ, cả thành Xá-vệ và trong cung đều rao truyền lời này; khắp mọi nơi không đâu là không truyền tới. Ngay lúc đó, Đại vương Ba-tư-nặc cùng Ma-lợi Phu nhân ở trên lầu cao đang vui đùa với nhau. Khi ấy, Vua Ba-tư-nặc [572a01] nói với Ma-lợi Phu nhân rằng:

“Chắc là Sa-môn Cù-đàm có nói những lời này chăng: ‘Ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau, thảy đều do ái lạc.’?”

Phu nhân đáp:

“Tôi không được nghe những lời dạy này từ nơi Như Lai. Nhưng nếu Như Lai có dạy những lời này, thì điều này cũng không phải là hư dối.”

Vua Ba-tư-nặc bảo rằng: 

“Giống như thầy dạy đệ tử: ‘Nên làm điều này, nên bỏ điều này.’ Thì đệ tử thưa rằng: ‘Xin vâng, Đại sư.’ Nay Ma-lợi, bà cũng lại như vậy. Sa-môn Cù-đàm kia tuy có như vậy, nhưng bà ưng theo nên bảo rằng: Thật vậy không khác, không có hư vọng. Bà hãy đi nhanh đi, không cần đứng trước mặt ta nữa.”[410]

Bấy giờ, Ma-lợi Phu nhân bảo Bà-la-môn Trúc Bác[411] rằng: 

“Bây giờ, ông đến tinh xá Kỳ-hoàn, đến chỗ Như Lai, nhân danh ta, qùy gối sát chân Như Lai, lại đem nghĩa này bạch đầy đủ lên Thế Tôn rằng: ‘Người trong thành Xá-vệ, và trong cung đang bàn luận về những lời mà Sa-môn Cù-đàm đã nói: Ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau, đây thảy là do ái lạc. Không rõ Thế Tôn có dạy điều này không?’ Nếu Thế Tôn có dạy điều gì, thì ông hãy khéo ghi nhận trở về nói lại cho ta.”

Bà-la-môn Trúc Bác vâng theo lời dạy của phu nhân, tìm đến tinh xá Kỳ-hoàn, đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi nhau. Sau khi chào hỏi nhau xong, ngồi lui qua một bên, bà-la-môn[412] kia bạch Thề́ tôn:

“Ma-lợi phu nhân xin lễ sát chân Thế Tôn, thăm hỏi Như Lai đi đứng có nhẹ nhàng, thoải mái, khí lực có mạnh khoẻ không? Giáo hóa kẻ mê mờ ngu muội có mệt lắm không? Lại thưa như vầy: ‘Khắp nơi trong thành Xá-vệ này rao truyền về những lời dạy của Sa-môn Cù-đàm như vầy: Ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau, đó thảy là do ái lạc.’ Không rõ Thế Tôn có dạy những lời này không?”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Bà-la-môn Trúc-bác rằng: 

“Ở trong thành Xá-vệ này, có một gia chủ mất một người con trai. Ông ta nhớ người con này đến độ cuồng điên mất tánh, chạy lang thang khắp nơi, gặp người liền hỏi: ‘Ai thấy con tôi?’ Như vậy, thì này Bà-la-môn, ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặp nhau khổ. Đó thảy đều không có gì là hoan lạc

“Ngày xưa trong thành Xá-vệ này, lại có một người vì vô thường mất mà mẹ già, cũng lại cuồng điên không biết đông tây là gì. Lại có một người vì vô thường mà mất cha già, cũng lại vì vô thường anh em, chị em đều mất cả. Người ấy nhận thấy sự biến đổi của vô thường này nên phát cuồng điên, mất tánh, không còn biết đông tây là gì.

“Này Bà-la-môn, ngày xưa trong thành Xá-vệ này có một người mới rước về một người vợ xinh đẹp vô song. [572b01] Sau đó một thời gian không lâu, người kia tự nhiên nghèo túng. Lúc ấy cha mẹ của người vợ thấy người này nghèo, liền nảy sinh ý nghĩ này: ‘Ta hãy đoạt con gái lại gả cho người khác.’

“Người kia, sau đó rình nghe được chuyện cha mẹ nhà vợ muốn đoạt lại vợ mình để gả cho người khác. Một hôm, nó dắt dao bén trong áo, đến nhà vợ. Trong lúc đó, vợ ông ta đang dệt ở ngoài vách. Nó bước đến chỗ cha mẹ vợ và hỏi: Hiện tại vợ con đang ở đâu?

“Mẹ vợ đáp: Vợ con đang dệt dưới bóng mát ngoài vách.

“Người kia liền đến chỗ vợ, hỏi vợ rằng: Rằng cha mẹ nàng muốn đoạt nàng để gả cho người khác phải không?

“Vợ đáp: Không sai, có lời này. Nhưng tôi không thích nghe lời này vậy.

“Bấy giờ, người kia liền rút dao bén đâm chết vợ, rồi lấy dao bén tự đâm vào bụng mình và nói lời này: ‘Cả hai ta cùng chọn lấy cái chết.’

“Này Bà-la-môn, hãy bằng phương tiện này để biết, ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau khổ. Đó là điều sầu ưu, thật không thể nào nói được.”

Bấy giờ, Bà-la-môn Trúc Bác bạch Thế Tôn:

“Thật vậy, bạch Thế Tôn. Có những điều bức não này thật khổ, không vui. Vì sao vậy? Xưa con có một đứa con cũng vì vô thường mà nó bỏ con, ngày đêm thương nhớ canh cánh bên lòng. Vì nhớ con nên tâm ý cuồng điên, rong ruổi khắp nơi, gặp người liền hỏi: ‘Ai thấy con tôi?’ Nay những gì Sa-môn Cù-đàm đã nói thật đúng như vậy. Vì việc nước bận rộn đa đoan, con muốn trở về chỗ mình.”

Thế Tôn bảo:

“Nay thật đúng lúc.”

Bà-la-môn Trúc Bác từ chỗ ngồi ̣đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi ra đi. Về chỗ Ma-lợi phu nhân, ông ̣đem nhân duyên này tâu lại đầy đủ cho phu phân. Lúc ấy, Ma-lợi phu nhân lại đến chỗ vua Ba-tư-nặc, tâu đại vương rằng:

“Hôm nay tôi có điều muốn hỏi, nguyện xin Đại vương nghe qua rồi trả lời cho từng việc: 

“Thế nào Đại vương, có tưởng đến Vương tử Lưu-ly[413] không?”

Vua trả lời:

“Rất nhớ, thương yêu canh cánh bên lòng.”

Phu nhân hỏi:

“Nếu Vương tử có biến đổi gì, Đại Vương có lo không?”

Vua lại trả lời:

“Thật vậy, Phu nhân. Như những gì Bà nói.”

Phu nhân hỏi:

“Đại vương nên biết, ân ái biệt ly đều dẫn đến sầu khổ. Thế nào, tâu Đại vương, có tưởng đến Vương tử Y-la[414] không?”

Vua trả lời:

“Ta rất yêu quí.”

Phu nhân hỏi:

“Đại vương. Nếu Vương tử có biến đổi gì, Đại vương có sầu ưu không?”

[572c01]Vua trả lời:

“Rất là sầu ưu.”

Phu nhân bảo:

“Nên bằng phương tiện này để biết ân ái biệt ly không mang lại hoan lạc. Thế nào, Đại vương có tưởng đến Bà Tát-la-đà Sát-lợi[415] không?”

Vua trả lời:

“Thật là yêu quí thương nhớ.”

Phu nhân nói:

“Thế nào, tâu Đại vương, giả sử nếu Tát-la phu phân có biến đổi gì, Đại vương có sầu lo không?”

Vua trả lời:

“Ta có sầu lo.”

Phu nhân nói:

“Đại vương nên biết, ân ái biệt ly, điều này là khổ.”

Phu nhân nói:

“Vua nhớ thiếp không?”

Vua nói:

“Yêu nhớ khanh.”

Phu nhân nói:

“Giả sử thân thiếp có biến đổi gì, Đại vương có sầu ưu không?”

Vua nói:

“Giả sử thân khanh có mất đi, thì ta rất sầu ưu.”

“Đại vương, nên bằng phương tiện này để biết ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau, không có gì hoan lạc.”

Phu nhân nói:

“Thế nào, Đại vương có tưởng đến dân chúng Ca-thi và Câu-tát-la không?”

Vua nói:

“Ta rất yêu nhớ Nhân dân Ca-thi và Câu-tát-la.”

Phu nhân nói: 

“Giả sử Nhân dân Ca-thi và Câu-tát-la có biến đổi gì, Đại vương có sầu ưu không?”

Vua nói:

“Nếu Nhân dân Ca-thi và Câu-tát-la có biến đổi gì, thì mạng ta cũng không còn; huống chi nói đến sầu ưu. Vì sao vậy? Vì ta nhờ vào sức Nhân dân nước Ca-thi và Câu-tát-la nên được tồn tại. Bằng phương tiện này mà biết mạng cũng không còn, huống chi là không sinh sầu ưu.”

Phu nhân nói: 

“Do đây để biết, ân ái biệt ly đều có khổ này, mà không có hoan lạc.”

Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Thế Tôn, nói như vầy

“Thật là kỳ lạ. Thật là kỳ lạ. Thế Tôn kia đã nói pháp này. Mong sao Sa-môn Cù-đàm kia đến đây, tôi sẽ cùng bàn luận.”

Vua lại bảo phu phân:

“Từ nay về sau ta sẽ xem trọng khanh hơn thường ngày, cho phép phục sức không khác ta.”

Bấy giờ, Thế Tôn nghe Ma-lợi phu phân lập ra luận cứ này cho Đại vương, liền bảo các Tỳ-kheo:

“Ma-lợi Phu nhân thật rất là thông minh. Giả sử nếu Vua Ba-tư-nặc hỏi Ta những lời này, thì Ta cũng dùng nghĩa này để nói cho Vua kia, như những gì Phu nhân đã nói cho Vua, không có khác.”

Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

“Trong hàng Thanh văn của Ta, Ưu-bà-di chứng chí tín kiên cố bậc nhất, chính là Ma-lợi Phu nhân.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 4[416]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Nai trong rừng Quỷ,[417] núi Thi-mục-ma-la,[418] nước Bạt-kỳ.[419] 

Bấy giờ, gia chủ, ông của Na-ưu-la,[420] đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên. Giây lát ông rời khỏi chỗ ngồi, bạch Thế Tôn rằng:

“Tuổi con ngày đã suy yếu, lại mang tật bệnh, có nhiều điều ưu não. Nguyện xin Thế Tôn tùy thời dạy dỗ khiến cho chúng sanh được lâu dài an ổn.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Gia chủ rằng:

“Như những gì ông đã nói, thân có nhiều lo sợ, đau đớn, nào đáng để cậy nương. Nó chỉ có lớp da mỏng bao phủ lên. Trưởng giả nên biết, ai ỷ tựa vào thân này, để có thể thấy được cái vui trong chốc lát, đó là tâm niệm của kẻ ngu, chứ không phải là điều quí của người trí. Cho nên, này Trưởng giả, dù thân[421] có bệnh, nhưng không để tâm bệnh. Như vậy, này Trưởng giả, hãy học điều này.”

Trưởng giả sau khi nghe Phật nói những điều này, từ chỗ ngồi đứng dậy, làm lễ sát chân Thế Tôn, rồi ra về.

Bấy giờ, Trưởng giả lại tự nghĩ: “Nay ta có thể đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất để hỏi nghĩa này.”

Lúc đó, Xá-lợi-phất đang ngồi dưới gốc cây cách đó không xa. Ông của Na-ưu-la đến chỗ Xá-lợi-phất, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi sang một bên. 

Bấy giờ, Xá-lợi-phất hỏi trưởng giả:

“Hôm nay, Trưởng giả nhan sắc tươi vui, các căn tịch tĩnh, ắt có lý do. Này Trưởng giả, chắc ông đã nghe pháp từ Phật phải không?”

Lúc đó, trưởng giả bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Thế nào, Tôn giả Xá-lợi-phất, làm sao mặt mày không tươi vui được? Vì sao vậy? Vì con đã được Thế Tôn đem pháp cam lồ tưới rót vào lòng.”

Trưởng giả thưa tiếp:

“Bạch Tôn giả Xá-lợi-phất, con đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy con bạch Thế Tôn rằng: ‘Tuổi con đã lớn, suy yếu, thường mang tật bệnh, khổ đau nhiều điều không thể kể xiết. Nguyện xin Thế Tôn phân biệt thân này khiến tất cả chúng sanh đều được sự an ổn này.’ Lúc ấy, Thế Tôn liền bảo con rằng: ‘Thật vậy, Trưởng giả! Thân này nhiều sợ hãi, khổ đau, chỉ có lớp da mỏng bao phủ. Trưởng giả nên biết, ai ỷ tựa vào thân này để có thể thấy được cái vui trong chốc lát, không biết lâu dài phải chịu vô lượng khổ. Cho nên, này Trưởng giả, ở đây dù thân có hoạn, nhưng không để tâm tai hoạn. Như vậy, này Trưởng giả, hãy học điều này.’ Thế Tôn đem pháp cam lồ này [573b01] tưới rót vào lòng con.” 

Xá-lợi-phất nói:

“Thế nào, Trưởng giả, sao không hỏi thêm Như Lai nghĩa này? Thế nào là thân có hoạn, tâm không hoạn? Thế nào là thân có bệnh, tâm không bệnh? “

Trưởng giả bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Đúng là con đã không đem việc này hỏi thêm Thế Tôn, thân có hoạn, tâm có hoạn; thân có hoạn, tâm không hoạn. Tôn giả Xá-lợi-phất, chắc ngài biết việc này, mong phân biệt đầy đủ.”

Xá-lợi-phất nói:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe và suy nghĩ kỹ! Tôi sẽ vì ông mà diễn rộng nghĩa này.”

Đáp:

“Xin vâng.”

Xá-lợi-phất bảo Trưởng giả:

“Này Gia chủ, người phàm phu không gặp Thánh Nhân, không lãnh thọ Thánh giáo, không theo lời giáo huấn, cũng không gặp thiện tri thức, không theo hầu thiện tri thức; nên chúng chấp sắc là ngã, sắc là của ngã, ngã là của sắc; trong sắc có ngã, trong ngã có sắc; sắc kia, sắc ta cùng hòa họp một chỗ. Sắc kia sắc ta vì đã tập họp một chỗ, bấy giờ sắc bị bại hoại, di chuyển không dừng, ở đó lại sinh khởi sầu lo, khổ não. Đối với thọ*, tưởng, hành, thức đều nhận thấy ngã có ... thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức; thức kia, thức ta hòa họp một chỗ. Thức kia, thức ta vì đã hòa họp một chỗ, nên khi thức bị bại hoại, di chuyển không dừng, ở đó lại sinh khởi sầu lo, khổ não. Như vậy, này Trưởng giả, thân cũng có hoạn, tâm cũng có hoạn.”

Trưởng giả hỏi Xá-lợi-phất:

“Thế nào là thân có hoạn, tâm không hoạn?”

Xá-lợi-phất nói:

“Trưởng giả, ở đây đệ tử Hiền thánh thừa sự Thánh hiền, tu hành cấm pháp, cùng theo hầu thiện tri thức, gần gũi thiện tri thức. Vị ấy không quán thấy ngã có sắc, không thấy trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, không thấy sắc là của ngã, ngã là của sắc; mà sắc kia di chuyển không dừng. Khi sắc kia chuyển dịch, vị ấy không sinh ra sầu lo khổ não đối với tai hoạn của sắc. Cũng lại không thấy thọ*, tưởng, hành, thức; không thấy trong thức có ngã, trong ngã có thức; cũng không thấy thức là của ngã, cũng không thấy ngã là của thức. Thức kia, thức ta hội họp một chỗ; mà khi thức bị bại hoại, ở đây không sinh khởi sầu lo, khổ não. Như vậy, này Trưởng giả, thân có hoạn mà tâm không hoạn. 

“Như vậy, này Trưởng giả, nên tu tập điều này, quên thân, trừ tâm, cũng không nhiễm đắm. Này Trưởng giả, hãy học điều đó.”

Ông của Na-Ưu-la sau khi nghe những gì Xá-lợi-phất nói, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5[422]
[573c01] Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn thuyết pháp cho hàng vạn người đang vây quanh trước sau. Lúc ấy, có Bà-la-môn bên sông[423] vai gánh một gánh nặng đi đến chỗ Thế Tôn. Đến nơi, ông đặt gánh, đứng im lặng một bên Thế Tôn. Khi ấy, bà-la-môn này suy nghĩ như vầy: “Hôm nay Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp cho hàng vạn nghìn người vây quanh trước sau. Hiện tại ta thanh tịnh không khác gì Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Vì Sa-môn Cù-đàm ăn lúa gạo cùng các loại thức ăn tốt, hiện tại ta chỉ ăn trái cây để tự nuôi mạng sống.”

Bấy giờ, Thế Tôn đã biết những ý nghĩ trong tâm bà-la-môn, nên bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có chúng sanh nào mà tâm bị nhuộm dính với hai mươi mốt kết, thì nên quán sát rằng người đó chắc chắn sẽ đọa đường dữ, không sinh về cõi lành. Những gì là hai mươi mốt kết? Sân tâm kết, nhuế hại tâm kết, thùy miên tâm kết, trạo cử[424] tâm kết, nghi tâm kết, nộ tâm kết, kỵ tâm kết, não tâm kết, tật tâm kết, tắng tâm kết, vô tàm tâm kết, vô quý tâm kết, huyễn tâm kết, gian tâm kết, ngụy tâm kết, tránh tâm kết, kiêu tâm kết, mạn tâm kết, đố tâm kết, tăng thượng mạn tâm kết, tham tâm kết.[425] Này các Tỳ-kheo, nếu người nào mà tâm bị nhuộm dính với hai mươi mốt kết, thì nên quán sát rằng người đó chắc chắn sẽ đọa đường dữ, không sinh về cõi lành. 

“Giống như tấm giạ trắng mới, để lâu ngày nên mục nát, có nhiều bụi bặm. Dù có muốn nhuộm thành màu xanh, vàng, đỏ, đen, rốt cuộc cũng không thành được. Vì sao? Vì có bụi bặm. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu người mà tâm bị nhuộm dính với hai mươi mốt kết, thì nên quán sát rằng người đó chắc chắn sẽ đọa đường dữ, không sinh về cõi lành. 

“Giả sử lại có người mà tâm không bị nhuộm bởi hai mươi mốt kết này, thì nên biết, người này chắc sẽ sinh lên cõi trời, không đọa vào trong địa ngục. Giống như tấm giạ mới, trắng sạch, tùy theo ý muốn thành gì, màu xanh, vàng, đỏ, đen, thì chắc sẽ thành những màu này, không hề hư hại. Vì sao vậy? Vì sự tinh sạch của nó. Ở đây, cũng như vậy, người nào mà tâm không bị nhuộm bởi hai mươi mốt kết này, thì nên biết, người đó chắc chắn sinh lên cõi trời, không đọa vào đường ác. 

“Nếu đệ tử Hiền Thánh kia khởi sân tâm kết; quán sát biết rồi, liên dứt trừ chúng. Hoặc khởi nhuế hại tâm kết, [574a01] khởi thùy miên tâm kết, khởi trạo cử tâm kết, khởi nghi tâm kết, khởi nộ tâm kết, khởi kỵ tâm kết, khởi não tâm kết, khởi tật tâm kết, khởi tắng tâm kết, khởi vô tàm tâm kết, khởi vô quý tâm kết, khởi huyễn tâm kết, khởi gian tâm kết, khởi ngụy tâm kết, khởi tránh tâm kết, khởi kiêu tâm kết, khởi mạn tâm kết, khởi đố tâm kết, khởi tăng thượng mạn tâm kiết, khởi tham tâm kiết; quán biết rồi liền có thể dứt trừ chúng. 

“Nếu đệ tử Hiền Thánh kia không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui, đem tâm từ trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm từ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm bi trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm bi này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm hỷ trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm hỷ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm xả*trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm xar* này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Bấy giờ, người ấy thành tựu tín căn nơi Như Lai, gốc rễ không di dời,[426] dựng ngọn cờ cao hiển mà Chư thiên, Long thần, A-tu-la, Sa-môn, Bà-la-môn, hay người đời, đều không thể làm cho lay động; ở trong đó mà sinh tâm hoan hỷ, chân chánh tin tưởng rằng đây là bậc Chí chơn, Đẳng chánh giác, Minh hạnh túc*, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu*, Thiên Nhân sư, Phật Thế Tôn*. Người ấy ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Người ấy [574c01] cũng lại thành tựu tín tâm không thể di động đối với Pháp của Như Lai;[427] pháp ấy thật là thanh tịnh, được mọi người người yêu kính, được bậc trí như thật quán sát. Người ấy liền ở trong đó mà sinh tâm hoan hỷ.

“Người ấy lại thành tựu tín tâm đối với Thanh Chúng. Thánh chúng của Như Lai rất là thanh tịnh, tánh hạnh thuần hòa, thành tựu pháp tùy pháp[428], thành tựu mọi giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát kiến tuệ. Thánh chúng ấy gồm có bốn đôi tám bậc. Đó là Thánh chúng của Như Lai, đáng yêu đáng quí, thật đáng thừa sự. Người ấy ở trong đó mà được hoan hỷ, tâm ý liền chính.

“Vị ấy lại bằng tâm tam-muội này,[429] thanh tịnh không ô uế, các kết dứt sạch, cũng không còn cáu bẩn, tánh hạnh nhu nhuyến, chứng đắc thần thông, liền tự biết mọi việc trong vô lượng đời trước. Từ nơi nào đến, không đâu là không biết; hoặc là một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một nghìn đời, trăm nghìn đời; kiếp thành, kiếp bại, kiếp không thành bại, kiếp thành bại, không thành bại; vô số kiếp thành bại, vô số kiếp không thành bại; ta đã từng ở nơi kia hiệu gì, tên gì, họ gì, sống như vậy, ăn như vậy, chịu khổ vui như vậy, thọ mạng có ngắn dài; chết từ chỗ kia sinh chỗ nọ, chết từ chỗ kia sinh chỗ này. Tự biết mọi việc trong vô lượng đời trước.

“Vị ấy lại bằng tâm tam-muội này, thanh tịnh không vết nhơ, biết mọi suy nghĩ trong tâm của chúng sanh. Vị ấy lại dùng thiên nhãn quán sát các loài chúng sanh, kẻ này sinh, kẻ kia chết, sắc đẹp, sắc xấu, đường lành, đường dữ; hoặc tốt, hoặc xấu tùy hành vi chúng sanh đã tạo đưa đến quả báo; thảy đều biết tất cả. Hoặc có chúng sanh thân hành ác, khẩu hành ác, tâm hành ác, phỉ báng Thánh hiền, tạo ra hành tà kiến, thân hoại mạng chung sinh trong địa ngục, ba đường dữ. Hoặc lại có chúng sanh thân hành thiện, khẩu hành thiện, tâm hành thiện, không phỉ báng Thánh hiền, chánh kiến, không có tà kiến, thân hoại mạng chung sinh về cõi lành trên trời. Đó gọi là thiên nhãn thanh tịnh quán sát các loài chúng sanh, kẻ này sinh, kẻ kia chết, sắc đẹp, sắc xấu, đường lành, đường dữ; hoặc tốt, hoặc xấu tùy hành vi chúng sanh đã tạo đưa đến quả báo; thảy đều biết tất cả. 

“Vị ấy lại bằng tâm tam-muội này, thanh tịnh không vết nhơ, không có kết sử, tâm tánh nhu nhuyến, chứng đắc thần thông. Lại với lậu tận thông mà tự an trú*. Vị ấy quán biết như thật đây là khổ. Lại quán tập khởi khổ. [574c01] Lại quán diệt tận khổ. Lại quán xuất yếu của khổ. Vị ấy quán biết như thật rồi, tâm giải thoát dục lậu; tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Đã được giải thoát rồi, liền được trí giải thoát, biết rằng ‘Sinh* đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.”

“Như vậy, Tỳ-kheo, đệ tử Hiền thánh tâm được giải thoát, dù có ăn lúa gạo tốt nhất, các loại thức ăn ngon lành nhiều như Tu-di, thì rốt cuộc cũng không có tội. Vì sao vậy? Vì không dục, ái diệt tận, không sân, hết nhuế, không ngu si, ngu si đã diệt tận. Đó gọi là Tỳ-kheo trong Tỳ-kheo, bên trong đã tắm rửa sạch sẽ rồi.”

Bấy giờ, Bà-la-môn bên sông bạch Thế Tôn:

“Thưa Sa-môn Cù-đàm, Ngài nên đến bên sông Tôn-đà-la[430] tắm rửa.”

Thế Tôn bảo:

“Bà-la-môn, thế nào gọi là nước sông Tôn-đà-la?”

Bà-la-môn thưa:

“Nước sông Tôn-đà-la, đó là vực sâu của phước, là ánh sáng của đời. Nếu có Nhân vật nào tắm nước sông này, thì tất cả các ác đều được trừ hết.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thân này vô số kiếp,

Đã từng tắm sông này;

Cùng các vũng hồ nhỏ,

Không đâu không trải qua.

Người ngu thường thích chúng,

Hạnh tối không thanh tịnh.

Trong thân đầy tội cũ,

Sông kia sao rửa được.

Người tịnh luôn vui sướng.

Vui sướng vì giới tịnh.

Người sạch tạo hạnh sạch,

Nguyện kia chắc quả thành.

Cẩn thận, chớ lấy cắp;

Hành từ, không sát sinh;

Thành thật, không nói dối,

Tâm bình không tăng giảm.

Nay ngươi tắm ở đây,

Chắc được nơi an ổn;

Sông kia đưa đến đâu? 

Như mù đi vào tối.

Bấy giờ, Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Bạch Cù-đàm, thôi, thật quá đủ! Giống như người lưng còng được thẳng, người tối thấy được sáng, người lạc lối được chỉ đường, nhà tối được thắp đèn, người không mắt được cho mắt. Cũng vậy, Sa-môn Cù-đàm đã dùng vô số phương tiện nói diệu pháp này. Xin cho phép con hành đạo.”

Lúc ấy, Bà-la-môn bên sông liền được hành đạo, lãnh thọ giới cụ túc, vì mục đích mà thiện gia nam tử xuất gia [575a01] học đạo, tu phạm hạnh vô thượng, cho đến như thật biết rằng, ‘Sanh* đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Tôn giả Tôn-đà-la-đế-lợi[431] đắc A-la-hán.”

Sau khi tôn giả Tôn-đà-la Đế-lợi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6[432]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. 

Bấy giờ, ngày đã tàn, đêm đang đến, Thích Đề-hoàn Nhân đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền dùng kệ tụng hỏi nghĩa Như Lai:

Thường thuyết thường tuyên bố,

Qua dòng, thành vô lậu;

Qua vực sâu sinh tử.

Nay hỏi nghĩa Cù-đàm.

Con quán chúng sanh này,

Nghiệp phước đức đã tạo;[433]

Tạo hành bao nhiêu thứ,

Thí ai, phước tối tôn?

Thế Tôn, trên Linh-thứu,

Nguyện xin diễn nghĩa này.

Biết ý hướng Đế Thích,

Cũng nói cho người thí.

Bấy giờ Thế Tôn dùng kệ đáp:

Bốn đường[434] không tạo phước,

Bốn quả thành đầy đủ;

Hữu học, hàng kiến đạo,

Chân thật tin pháp này.

Không dục cũng không sân,

Ngu diệt, thành vô lậu;

Qua hết tất cả vực:

Thí kia thành quả lớn.

Những loại chúng sanh này,

Nghiệp phước đức đã tạo,

Tạo hành bao nhiêu thứ,

Thí Tăng phước được nhiều.

Chúng này độ vô lượng,

Như biển cho trân bảo;

Thánh chúng cũng như vậy,

Nói pháp tuệ quang minh.

Cù-đàm chỗ thiện kia,

Người thường thí chúng Tăng;

Được phước không thể kể,

Là điều Tối thắng nói.

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Phật dạy rồi, làm lễ sát chân Phật, liền lui đi. 

Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt [575b01] cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. 

Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề cũng ở sườn núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá, làm riêng một chòi tranh để tự thiền tư.

Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề thân bị bệnh khổ rất là trầm trọng, liền tự nghĩ: “Khổ đau này của ta từ đâu sinh, từ đâu mất, và sẽ đi về đâu?” Rồi Tôn giả Tu-bồ-đề liền trải tọa cụ nơi đất trống, chánh thân chánh ý, chuyên tinh nhất tâm, ngồi kiết già, tư duy về các xứ[435], để trấn áp cơn đau.

Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân biết ý nghĩ của Tôn giả Tu-bồ-đề, liền ra lệnh Ba-giá-tuần[436] bằng bài kệ rằng:

Thiện Nghiêp[437], thoát trói buộc,

Ở nơi núi Linh Thứu;

Nay bị bệnh rất nặng,

Quán Không, các căn định.

Hãy nhanh đi thăm bệnh,

Chăm sóc bậc Thượng tôn

Sẽ thu hoạch phước lớn.

Trồng phước không đâu hơn.

Ba-giá-tuần thưa rằng:

“Xin vâng, Tôn giả!”

Rồi Thích Đề-hoàn Nhân dẫn năm trăm chư thiên cùng Ba-giá-tuần, trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất từ trời Tam thập tam, hiện đến núi Linh thứu, cách Tôn giả Tu-bồ-đề không xa, lại dùng kệ này bảo Ba-giá-tuần rằng:

Nay ngươi biết Thiện Nghiệp,

Đang vui thiền, tam-muội.

Hãy dùng âm du dương,

Khiến ngài xuất thiền tọa.

Ba-giá-tuần thưa rằng:

“Xin vâng!”

Ba-giá-tuần vâng theo lời Thích Đề-hoàn Nhân, chỉnh dây đàn lưu ly, đến trước Tu-bồ-đề, dùng kệ này tán thán Tu-bồ-đề rằng:

Kết sử đã diệt tận;

Các niệm không thác loạn;

Mọi trần cấu đều sạch:

Nguyện mau tỉnh giấc thiền!

Tâm tịch, vượt sông Hữu;

Hàng ma, vượt kết sử;

Công đức như biển cả”

Nguyện mau rời khỏi định!

Mắt tịnh như hoa sen;

Uế trược không còn dính;

Chỗ tựa cho bơ vơ:

Xin rời Không tam-muội! 

Vượt bốn dòng[438], vô vi;

Khéo tỏ không già, bệnh;

[575c01] Vì thoát nạn hữu vi:

Nguyện Tôn rời giấc định.

Năm trăm trời ở trên,

Thích Chủ, tự thân đến;

Muốn hầu Tôn nhan Thánh,

Bậc giải Không, xin dậy!

 Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, rồi khen Ba-giá-tuần rằng:

“Lành thay, Ba-giá-tuần! Nay tiếng ông cùng tiếng đàn giao hòa với nhau không khác. Nhưng vì tiếng đàn không rời tiếng ca, tiếng ca không lìa tiếng đàn, cả hai cùng hòa hiệp nên mới thành tiếng hay.”

Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân mới đi đến chỗ Tôn giả Tu-bồ-đề, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Thích đề-hoàn Nhân bạch Tu-bồ-đề rằng:

“Thế nào, bạch Thiện Nghiệp, bệnh mà ngài đang mang có thêm bớt gì chăng? Nay thân bệnh này từ đâu sinh? Từ thân sinh chăng? Từ ý sinh chăng?”

Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thích Đề-hoàn Nhân rằng:

“Lành thay, Câu-dực! Pháp pháp tự sinh, pháp pháp tự diệt, pháp pháp động nhau, pháp pháp tự dừng. Này Câu-dực, giống như có thuốc độc, lại có thuốc giải độc. Thiên đế Thích, ở đây cũng vậy, pháp pháp loạn nhau, pháp pháp tự dừng. Pháp có thể sinh pháp, pháp đen dùng pháp trắng để trị, pháp trắng dùng pháp đen để trị. Này Thiên đế Thích, bệnh tham dục dùng bất tịnh để trị. Bệnh sân nhuế dùng tâm từ để trị. Bệnh ngu si dùng trí tuệ để trị. Như vậy, Thích Đề-hoàn Nhân, tất cả mọi sở hữu đều qui về không, không ngã, không Nhân, không thọ, không mạng, không sĩ, không phu, không hình, không tượng, không nam, không nữ. Này Thích Đề-hoàn Nhân, giống như gió thì hại đến cây cối, cành, lá, gãy đổ. Mưa đá thì hại đến mầm non, hoa quả. Hoa quả vừa ra tốt, mà không nước, sẽ bị héo. Nhờ lúc trời mưa xuống, sinh mầm non sống trở lại. Cũng vậy, Thiên đế Thích, pháp pháp loạn nhau, pháp pháp tự định. Những bệnh hoạn, đau nhức, khổ não của tôi trước đây, nay đã trừ hết, không còn bệnh khổ nữa.”

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Tu-bồ-đề:

“Tôi cũng có sầu lo, khổ não. Nay nghe pháp này, không còn sầu lo nữa. Nay tôi muốn trở về trời lại, vì bận việc đa đoan, việc mình cũng có và cả các việc trời, tất cả đều nhiều.”

Tôn giả Tu-bồ-đề nói:

“Bây giờ là lúc thích hợp.”

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Tu-bồ-đề, nhiễu quanh ba vòng rồi đi.

Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liền nói kệ này:

[575c]Năng Nhân nói lời này,

Căn bổn đều đầy đủ;

Người trí được an ổn,

Nghe pháp dứt các bệnh.

 Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Tôn giả Tu-bồ-đề nói, hoan hỷ phụng hành

Kệ tóm tắt:

Điều Đạt, và hai kinh,

Da, và Lợi-sư-la;

Trúc Bác, Tôn-đà-lợi,

Thiện Nghiệp, Thích Đề-hoàn.[439] 

14. PHẨM NGŨ GIỚI

KINH SỐ 1
[576a14] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

 Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc sanh, thành hạnh ngạ quỷ, nếu sinh vào cõi ngườithọ mạng ngắn ngủi: đó là sát sinh.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào có ý thích sát sinh, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh vào cõi người thì thọ mạng ngắn ngủi. Vì sao vậy? Vì họ đã dứt sinh mạng kẻ khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học chớ sát sinh

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

 Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là không sát sinh.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào không hành sát sinh, cũng không nghĩ đến sát sanh, thọ mạng sẽ dài lâu. Vì sao vậy? Vì không bức hại. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học chớ sát sinh

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

[576b01] Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người rất là nghèo túng, áo không đủ che thân, ăn không đầy miệng: đó là trộm cướp.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào có ý thích trộm cướp, lấy tài vật của người khác, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh vào cõi người rất là nghèo túng. Vì sao vậy? Vì đã dứt sinh nghiệp người khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học xa lìa lấy của không được cho. 

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là bố thí rộng rãi.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào hành bố thí rộng rãi, trong đời hiện tại được sắc đẹp, được sức khỏe, được đầy đủ tất cả; cõi trời, cõi người, hưởng phước vô lượng

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy hành bố thí, chớ có lòng keo lẫn. 

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

 Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người, sống tại gia gian dâm không có tịnh hạnh, bị người chê bai, và thường bị phỉ báng. Một pháp gì? Đó là tà dâm.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào dâm dật vô độ, thích xâm phạm vợ người, liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; nếu sinh vào cõi người thì khuê môn dâm loạn

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường chánh ý, chớ khởi ý tưởng dâm. Cẩn thận chớ xâm phạm vợ người. 

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 6
[576c01]Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

 Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn: đó là không tà dâm vợ người.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có người nào trinh khiết, không tà dâm, thân thể hương khiết, cũng không có tưởng tà vạy, sẽ hưởng được phước cõi người, cõi trời

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ hành tà dâm, khởi ý dâm loạn

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà thành hạnh địa ngục, thành hạnh súc sanh, thành hạnh ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người, thì hơi miệng hôi hám, làm người chán ghét: đó là nói dối vậy.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào nói dối, nói thêu dệt, gây tranh cãi phải quấy, thì liền bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sao vậy? Vì sự nói dối ấy. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, phải chí thành không được nói dối

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu hành, tu hành nhiều , mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn. Một pháp gì? Đó là không nói dối.

“Này các Tỳ-kheo, người nào không nói dối, thì hơi miệng thơm tho, tiếng tốt đồn xa. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thực hành không nói dối

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

 Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào đã tu, tu nhiều, mà chịu tội địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ; nếu sinh vào cõi người thì cuồng si, ngu muội, không biết chân ngụy: đó là uống rượu.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào tâm ham uống rượu, thì sẽ sinh vào nơi [577a01] không có trí tuệ, thường chịu ngu si.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ uống rượu. 

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

“Ở trong chúng này Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này, nếu đã tu hành, tu hành nhiều, mà hưởng phước cõi người, hưởng phước cõi trời, chứng đắc Niết-bàn. Một pháp gì? Đó là không uống rượu.

“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nào không uống rượu, sinh ra liền thông minh, không có ngu muội, biết rộng kinh sách, ý không lầm lẫn

“Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

Kệ tóm tắt:

Thứ năm, kinh địa ngục

Đây gọi hành bất thiện;

Năm là trời cùng người,

Hãy biết theo thứ tự.
 
 
 
 
 
 

[1] Pāli tương đương, A. 1.16 Ekadhamma. Cf. Quang tán Bát-nhã 7, T8n222, tr.195a12

[2] Pāli: buddhānussati.

[3] Pāli: dhammānussati.

[4] Pāli: Saṅghānussati.

[5] Pāli: sīlānussati.

[6] Pāli: cāgānussati.

[7] Pāli: devānussati.

[8] Pāli: upasamānussati, niệm tịch tĩnh (của Niết-bàn).

[9] Pāli: anāpānasati, niệm hơi thở ra vào.

[10] Pāli: kāyagatāsati, niệm thân hành.

[11] Pāli: maraṇassati.

[12] Bản Hán, hết quyển 1.

[13] Nguyên Hán: 諸法之本。如來所說. Cùng ý nguĩa, nhưntg các đoan sau, Hán dịch khác: 世尊是諸法之本。如來所陳。承受. Xem Phẩm 9, kinh 1.

[14] Để bản: đãm phạ 憺怕. Nên đọc là đạm bạc 憺怕.

[15] Để bản: võng kết 網結. TNM: mạn kết. Pāli: māna-saññojana.

[16] Nguyên Hán: chư thú dĩ tận 諸趣已盡, chỉ các cõi thọ sinh, tức tái sinh. Pāli: gati. Nhưng định ngữ thường gặp: khīṇạjāti, sanh dĩ tận, sự tái sinh đã dứt hết. Có lẽ bản hán đjc là khīṇa-gati.

[17] Pháp pháp thành tựu 法法成就, nên hiểu là pháp tùy pháp hành (Pāli: dhammānudhamma-paṭipanna), thực hành theo thuận thứ của pháp.

[18] Cát tường bình吉祥瓶, tức đức bình 德瓶; Đại trí độ 13 (154a07): “Trời có mọt cái binh gọi là đức bình, từ trong đó sản xuất những vật cần yếu. Ai có bình này, muốn gì đều được.” Skt. maṇgalapātra/ maṅgalapūrṇa-kumbha. Không tìm thấy Pāli tương đương.

[19] Nguyên Hán: hưu tức 休息. Pāli: upasamānussati.

[20] An-ban niệm 安般, niệm hơi thỏ ra vào.

[21] Dụng tâm trì thân 用心持身; chính xác nên hiểu: cảm giác toàn thần khi thở vô… khi thở ra. Pāli: sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati.

[22] Bạch chức 白膱 (?) Khang hy: “Thịt khô (脯 phủ) dài 1 thước 2 tấc gọi là chức.” Có lẽ đây nên đọc là bạch mô 白膜. Nhưng cũng không biết chỉ thứ gì.

[23] Hán: bách diệp 百葉, nguyên chỉ dạ dày của bò dê.

[24] Thương đãng 滄蕩 (?)

[25] Nguyến: tì bào 脾泡, bong bóng hay bọt nơi lá lách (?).

[26] Đại thể, gồm 36 vật trong thân, cf. Tạp 43, T2n99, tr. 311a28; Đại Bát-nhã 53, T5n220, tr. 298b26. Cf. Pāli, M.iii. 90.

[27] Bản Hán, hết quyển 2.

[28] Tham chiếu Pāli, A. 1. 14. Etadaggavaggo.

[29] A-nhã Câu-lân 阿若拘鄰. Pāli: Aññākoṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như),

[30] Ưu-đà-di 優陀夷. Pāli: Udāyī.

[31] Ma-ha-nam 摩訶男. Pāli: Mahānāma.

[32] Thiện Trửu (Chẩu) 善肘. Pāli: Subāhu.

[33] Bà-phá 婆破. Pāli: Vappa.

[34] Ngưu Tích 牛跡. Pāli: Gavampati (Kiều-phạm-bà-đề).

[35] Thiện Thắng 善勝. Pāli: Uttara.

[36] Ưu-lưu-tì-Ca-diếp 優留毘迦葉. (Ưu-lâu-tần-loa-Ca-diếp). Pāli: Uruvela-Kassapa.

[37] Giang Ca-diếp 江迦葉.. Pāli: Nadī-Kassapa (Na-đề Ca-diếp).

[38] Tượng Ca-dếip 象迦葉. Pāli: Gayā-Kassapa (Già-da Ca-diếp).

[39] Mã Sư 馬師. Pāli: Assajit.

[40] Xá-lợi-phất 舍利弗. Pāli: Sāriputta.

[41] Đại Mục-kiền-liên 大目揵連. Pāli: Mahā-Moggallāna.

[42] Nhị Thập Ức Nhĩ 二十億耳. Pāli: Soṇakolivīsa.

[43] Đại Ca-diếp 大迦葉. Pāli: Mahā-Kassapa.

[44] A-na-luật 阿那律. Pāli: Aniruddha.

[45] Ly-viết 離曰. Pāli: Revata.

[46] So sánh Pāli: senāsanapaññapakānaṃ, người phân phối chỗ nằm cho Tăng. Xem Tứ phần 1 (T22n1428, tr. 587a25tt).

[47] Đà-la-bà-ma-la 陀羅婆摩羅. Pāli: Dabba-Mallaputta.

[48] Tiểu Đà-la-bà-ma-la 小陀羅婆摩羅. Xem cht. 20 trên.

[49] La-tra-bà-la 羅吒婆羅. Pāli: Raṭṭhapāla. Nhưng A.1. 24 nói, quý tộc xuất gia (uccākulikānaṃ) là Bhaddhiya Kāligodhāyaputta. Còn Raṭṭhapāla là đệ nhất trong những Tỳ-kheo xuất gia bởi tín tâm kiên định (saddhāpabbajitānaṃ yadidam raṭṭhapālo). 

[50] Đại Ca-chiên-diên 大迦旃延. Pāli: Mahā-Kaccāna.

[51] Câu-luật, hiệu của Đại Mục-kiền-liên, gopị theo sinh quán; Pāli: Kolitagāma.

[52] Hán: thọ trù 受籌 (Pāli: salāka), đây chỉ thẻ chia phần ăn cho các tỳ-kheo.

[53] Quân-đầu-bà-mạc 軍頭婆漠. Pāli: Kuṇḍdhāhana. AA. i. 146 giải thích: Kuṇḍadhāna là người nhận thẻ số 1 trong buổi cúng dường của Mahā-Subhaddā, con gái trưởng của Ông Cấp Cô Độc, trong ngày cưới chồng. Xem Phẩm 30, kinh số 3.

[54] Tân-đầu-lô 賓頭盧. Pāli: Piṇḍola-Bhāradvāja. A.i. 24: đệ nhất sư tử hống (sīhanādiknaṃ).

[55] Sấm 讖; để bản: Thức 識. Có lẽ Pāli: Khema, được nói đến trong S.iii. 126.

[56] Bằng-kỳ-xá 鵬耆舍. Pāli: Vaṅgīsa.

[57] Ma-ha Câu-hy-la 摩訶拘絺羅. Mahā-Koṭṭhika.

[58] Kiên Lao 堅牢. 

[59] Nan-đề 難提. Pāli: Nandiya.

[60] Kim-tỳ-la 今毘羅. Pāli: Kimbila.

[61] Chỉ hành đầu đà nhất tọa thực. Pāli: ekāsanika.

[62] Thi-la 施羅. 

[63] Phù-di 浮彌. 

[64] Hồ nghi Ly-viết 狐疑離. Pāli: Kaṅkhā-Revata.

[65] Bà-ta 婆嗟.

[66] Đà-tố 陀素. 

[67] Ngũ nạp y 五納衣: y năm mảnh; cơ bản chỉ y năm điều, tức năm mảnh ghép lại; nhưng cũng chỉ chung tất cả loại y cắt rọc; hoặc gọi tắt là nạp y.

[68] Ni-bà 尼婆. 

[69] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttara?

[70] Lô-hê-ninh 盧醯甯. 

[71] Ưu-kiềm-ma-ni-giang 優鉗摩尼江. 

[72] San-đề 刪提; bản Tống: Na-đề 那提. Trong kệ tóm tắt, gọi là Tức 息, cho thấy Pāli: Sānti. Nhưng chưa tìm thấy đâu trong tư liệu nào Pāli.

[73] Bà-câu-la 婆拘羅. Pāli: Bakkula.

[74] Mãn Nguyện Tử 滿願子. Pāli: Puṇṇa Mantāniputta.

[75] Ưu-ba-ly 優波離. Pāli: Upāli.

[76] Bà-ca-lợi 婆迦利. Pāli: Vakkalī.

[77] Nan-đà 難陀. Pāli: Nanda.

[78] Bà-đà 婆陀. 

[79] Tư-ni 斯尼.

[80] Thiên Tu-bồ-đề 天須菩提. 

[81] Nan-đà-ca 難陀迦. Pāli: Nandaka. A.i. 25: Đệ nhất giáo thọ Tỳ-kheo-ni (bhikkunovādakānaṃ) là Nandaka.

[82] Tu-ma-na 須摩那. 

[83] Thi-bà-la 尸婆羅. Pāli, A.1. 24: Sīvala, lợi dưỡng đệ nhất (lābhīnaṃ).

[84] Ưu-ba-tiên Ca-lan-đà Tử 優波先迦蘭陀子. Có lẽ Pāli, Upasena Vaṅgantaputta, em trai ngài Xá-lợi-phất, hành giả đầu-đà. A.i. 24 nói, Upasena này là đệ nhất trong các Tỳ-kheo oai nghiêm (samantapāsādikānaṃ).

[85] Bà-đà-tiên 婆陀先. 

[86] Ma-ha Ca-diên-na 摩訶迦延那. 

[87] Ưu-đầu-bàn 優頭槃. 

[88] Câu-ma-la Ca-diếp 拘摩羅迦葉. A.i. 24: Đệ nhất có lời nói làm đẹp lòng người (cittakathikānaṃ) là Kumārakassapa.

[89] Diện Vương 面王. Tham chiếu, A.i.25: Thọ trì y phục thô xấu (lūkhacīvaradhārānaṃ) la Mogharājāti.

[90] A.i. 24: Rāhula, đệ nhất siêng học (sikkhākāmānaṃ).

[91] Để bản: Ban-thố 般兔. TNM: Bàn-đặc 槃特. Tham chiếu, A.i. 24: Mahā-Panthaka, thiện xảo hồi chuyển các tưởng (saññāvivaṭṭakusalānaṃ). 

[92] Châu-lợi Bàn-thố (đặc) 周利般兔 . Pāli: Cūḷa-Panthaka, A.i.24: đệ nhất biến hóa ý thành thân (manomayaṃ kāyaṃ abhinimmiantānaṃ).

[93] Thích Vương 釋王. Có lẽ chỉ Pāli Bhaddhiya Kāligodhāputta, nguyên là ông hoàng họ Thích

[94] Bà-đề-bà-la 婆提婆羅. 

[95] La-bà-na-bà-đề 羅婆那婆提. Tham chiếu, A.i.23: đệ nhất có âm thanh dịu dàng (mañjussarāṃ) là Lakuṇḍka Bhaddiya. 

[96] Ương-ca-xà 鴦迦闍. 

[97] A-nan 阿難. 

[98] Ca-trì-lợi 迦持利. 

[99] Nguyệt Quang 月光. Pāli: Jotika (Jotiya).

[100] Thâu-đề 輸提. 

[101] Thiên 天

[102] Quả Y 果衣. Có lẽ Pāli: Bāhiya-Dārucīriya, người lấy vỏ cây làm áo. Nhưng, A.i. 24 nói ngài là đệ nhất thần thông nhanh chóng. (khippābhiññānaṃ), trong khi đó, đệ nhất nhớ nhiều đời trước (pubbenivāsaṃ anussarantānaṃ) là Sobhita.

[103] Bà-hê, phiên âm Bāhiya 婆醯, tức Quả Y ở trên.

[104] Ương-quật-ma 鴦掘魔. Pāli: Aṅgulimāla.

[105] Tăng-ca-ma 僧迦摩. Pāli: Saṅgāmaji.

[106] Chất-đa Xá-lợi-phất 質多舍利弗. Caitta (Hatthirohaputta = Hatthisāriputta).

[107] Thiện Lai 善來. Pāli, A.i. 25: đệ nhất thiện xảo với hỏa giới tam-muội là Sāgata (tejodhātukusalānaṃ yadidaṃ sāgato). Bản Hán đọc là Sugāta. Tỳ-kheo này hàng phục được con độc long bằng hỏa quang tam muội. Xem Tứ phần, tr. 671c. Vin. iv. 108.

[108] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Nārada của Pāli, được kể trong các sớ giải của Petavatthu (Ngạ quỷ sự) và Vimāvatthu (Thiên cung sự).

[109] Có thể đồng nhất vơi Trưởng lão Bhūta của Pāli, người mà tất cả các anh chị đều bị một con quỷ dạ-xoa ăn thịt.

[110] Tỳ-lô-giá 毘盧遮. 

[111] Tu-bồ-đề 須菩提. Pāli: Subhūti. 

[112] A.i. 24: đệ nhất lâm trụ (a-lan-nhã hạnh hay vô tránh hạnh), và đệ nhất ứng cúng, là Tu-bồ-đề (araṅavihārinām, dakkhiṇeyyaṃ, Subhūti).

[113] Kỳ-lợi-ma-nan 耆利摩難. Đồng nhất với Girimānanda của Pāli. 

[114] Diệm Thạnh 焰盛. 

[115] Để bản: bà 婆. TNM: thiện 善 (lai), tức Thiện Lai nói trên.

[116] Âm khác của dạ-xoa (Pāli: Yakkha, Skt. Yakṣa), liên hệ đến Quỷ-đà, xem cht. 82 trên.

[117] Phù-lô-giá 浮盧遮, tức Tỳ-lô-giá nói trên.

[118] Thiện Nghiệp 善業, tức Tu-bồ-đề nói trên. 

[119] Để bản: cập Ma-nan 及摩難, thiếu Diệm Thạnh.

[120] Có thể đồng nhất với Trưởng lão Brahmadatta của Pāli.

[121] Pāli. Susīma, nguyên là xuất gia ngoại đạo, được đề cập nhiều chỗ trong Tương ưng bộ. Xem Tạp, các kinh 346, 373, 1220.

[122] Để bản: hỷ hành 喜行. TNM: thiện hành 善行.

[123] Sa-di-đà 娑彌陀. 

[124] Dược-ba-ca 躍波迦. 

[125] Đàm-di 曇彌. 

[126] Tỉ-lợi-đà-bà-giá 比利陀婆遮. 

[127] Vô Uý 無畏. 

[128] Tu-nê-đa 須泥多. 

[129] Đà-ma 陀摩. 

[130] Tu-la-đà 須羅陀. 

[131] Tỳ 毘, trên kia chép là tỷ 比.

[132] Na-già-ba-la 那伽波羅. Có thể đồng nhất Na-già-ba-la trong Tạp, kinh 1232, một thời làm thị giả Phậtban đêm giả làm quỷ Ma-cưu-la để nhát Phật.

[133] Bà-tư-tra 婆私吒. Có thể đồng nhất với Bà-tất-tra婆悉吒, Trường kinh 5, Trung kinh 154; Pāli: Vāseṭṭha, D. 27. Aggañña.

[134] Tu-dạ-xa 須夜奢.

[135] Mãn Nguyện Thạnh Minh 滿願盛明. 

[136] Di-hề 彌奚. 

[137] Ni-câu-lưu 尼拘留. 

[138] Lộc-đầu 鹿頭. 

[139] Địa 地

[140] Đầu-na 頭那. Pāli: Doṇa?

[141] Pāli: Subhadda, được hóa độ cuối cùng trước khi Phật nhập niết-bàn.

[142] Na-ca那迦, tức Na-già-ba-la.

[143] Xá na舍那, trong này có thể gồm hai tên, nhưng không thấy liện hệ tên đã nêu trên. 

[144] Cf. A. 1. 14. 5.

[145] Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di 大愛道瞿曇彌. Pāli: Mahāpajāpatī Gotamī.

[146] Để bản: Thức-ma 識摩. TNM: Sấm-ma. Pāli: Khemā 讖摩.

[147] Ưu-bát Hoa Sắc 優缽華色. Pāli: Uppalavaṇṇā (Liên Hoa Sắc).

[148] Cơ-lê-xá Cù-đàm-di 機梨舍瞿曇彌. Pāli: Kisā-Gotamī, đệ nhất thọ trì y thô xấu (lūkhacīvaradharāaṇaṃ).

[149] Xa-câu-lê 奢拘梨. Pāli: Sakulā.

[150] Xa-ma 奢摩. A.i.25: đệ nhất tọa thiền là Nandā.

[151] Ba-đầu-lan-xà-na 波頭蘭那. 

[152] Ba-la-giá-na 波羅遮那. Ba-la-giá-na Pāli: đệ nhất trì luật, Paṭācāra.

[153] Ca-chiên-diên 迦旃延. Xem Phẩm 23 kinh 1. A.i. 25: đệ nhất tín giải thoát (saddhādhi-muttānaṃ) là Siṅgālakamātā.

[154] Tối Thắng 最勝. Pāli: Uttarā?

[155] Để bản chép là ba-la.

[156] Bạt-đà Ca-tỳ-ly 扙陀迦毘離.Pāli: Bhaddā Kāpilānī.

[157] Hê-ma-xà 醯摩闍.

[158] Thâu-na 輸那. Pāli: Soṇā, đệ nhất tinh cần.

[159] Đàm-ma-đề-na 曇摩提那. Pāli: Dhammadinnā (Pháp Dữ).

[160] Ưu-đa-la 優多羅. Pāli: Uttarā. Xem cht. 10 trên.

[161] Quang Minh 光明

[162] Thiền Đầu 禪頭. 

[163] Đàn-đa 檀多.

[164] Thiên Dữ 天與.

[165] Cù-ty 瞿卑.

[166] Vô Úy 無畏. 

[167] Tỳ-xá-khư 毘舍佉. Pāli: Visakhā.

[168] Bạt-đà-bà-la 拔陀婆羅. 

[169] Ma-nộ-ha-lợi 摩怒呵利. 

[170] Đà-ma 陀摩. 

[171] Tu-đà-ma 須陀摩.

[172] Lệ-tu-na [王*劦]須那. TNM: Lệ-na [王*劦]那. Từ điển không thấy từ này, 王*劦, không rõ đọc hiếp hay lệ.

[173] Xà-đà 奢陀. 

[174] Ưu-ca-la 優迦羅. 

[175] Ly-na 離那. 

[176] Để bản: phân-việt 分越, TNM: phân-vệ, Pāli: piṇdapāta, hành khất thực.

[177] A-nô-ba-ma 阿奴波摩.

[178] Để bản: đa 多, chữ cập 及 chép nhầm.

[179] Bà-đà: tức Bạt-đà-bà-la nêu trên.

[180] Để bản chép nhầm là A-nô-ba. TNM: Ma-nộ-kha.

[181] Lệ-na tức Lệ-tu-na ở trên. Để bản chép nhầm là Xa-đa 奢多. TNM: lệ-xa [王*劦]奢.

[182] Ưu-ca-ma 優迦摩. 

[183] Thanh Minh 清明.

[184] Tố-ma 素摩. Pāli: Somā Therī. Nhưng Pāli không đề cập sự kiện này.

[185] Ma-đà-lợi 摩陀利.

[186] Ca-la-già 迦羅伽. 

[187] Đây chỉ Không giải thoát (Pāli: suñña-vimokkha).

[188] Đề-bà-tu 提婆修.

[189] Đây chỉ Vô tướng giải thoát (Pāli: animitta-vimokkha).

[190] Nhật Quang 日光.

[191] Đây chỉ Vô nguyện giải thoát (Pāli: appaṇihita-vimokkha)

[192] Tỳ-ma-đạt 毘摩達.

[193] Phổ Chiếu 普照

[194] Để bản Đàm-ma-đề 曇摩提. TNM: Đàm-ma-ma-đề 曇摩摩提.

[195] Tu-dạ-ma 須夜摩.

[196] Nhân-đà-xà 因陀闍.

[197] Long 龍. 

[198] Câu-na-la 拘那羅.

[199] Bà-tu 婆須.

[200] Hàng-đề 降提.

[201] Giá-ba-la 遮波羅.

[202] Thủ-ca 守迦. 

[203] Bạt-đà Quân-đà-la 拔陀軍陀羅. Pāli (A.i. 25): Bhaddā Kuṇḍalakesā (người Rājagaha), đệ nhất thần thông nhanh nhẹn (khippābhiññānaṃ).

[204] Về các ưu-bà-tắc đệ nhất. Tham chiếu Pāli A.1. 14. 6 (R. i. 26).

[205] Tam Quả三果.Pāli, hai thương khách Tapussa-Bhallika, hình như bản Hán đọc là Ta(ya?)pussa-Phalika.

[206] Chất-đa 質多. Pāli: Citta-gahapati. Nhưng A.i. 26 nói là đệ nhất thuyết pháp. (dhammakathikānaṃ).

[207] Kiền-đề A-lam 犍提阿藍.

[208] Quật-đa 掘多.

[209] Ưu-ba-quật 優波掘.

[210] Ha-Xỉ A-la-bà 呵侈阿羅婆. Pāli: Haṭṭhaka (Haṭṭhi theo bản Han) Āḷavaka; A.i. 26: đệ nhất hành bốn nhiếp sự để đoàn kết đại chúng

[211] Để bản: ma cung 魔宮. TNM: ma hoạn .

[212] Dũng Kiện 勇健.

[213] Xà-lợi 闍利.

[214] Tu-đạt 須達. Pāli: Sudatta, tên thật của Cấp Cô Độc.

[215] Để bản: mẫn- thố 泯兔. TNM: mẫn dật.

[216] Sanh Lậu 生漏. Sanh Lậu 生漏, bản Minh chép là Sanh Mãn. Có lẽ là Bà-la-môn Sanh Văn được thấy trong Tạp, kinh 737, 739, 757. Pāli: Jāṇussoṇi. Bản Hán đọc là Jānāsava.

[217] Phạm-ma-du 梵摩俞. Pāli: Brahmāyu, cf. M.iii.133.

[218] Ngự Mã Ma-nạp 御馬摩納.

[219] Hỷ Văn Cầm喜聞笒.

[220] Tỳ-cừu 毘裘.

[221] Ưu-bà-ly 優婆離. Pāli: Upāli-gahapati.Cf. M.i. 371.

[222] Thù-đề 殊提. 

[223] Ưu-ca Tỳ-xá-ly 優迦毘舍離. Pāli: Ugga-Vesālika, đệ nhất bố thí vật thích ý (mānapadāyakānaṃ).

[224] Vô Úy 無畏.

[225] Đầu-ma 頭摩.

[226] Tỳ-sa vương 毘沙王. Pāli: Bimbisāra.

[227] Quang Minh 光明.

[228] Ba-tư-nặc 波斯匿. Pāli: Pasenadī.

[229] A-xà-thế 阿闍世. Do giết cha, đã đoạn thiện căn, nhưng về sau tin Phật nên nói là thiện vô căn. Xem, Trương A-hàm 17, T1n1, tr. 109b26. Cf. Pāli, D.i. 49.

[230] Pāli: Ajātasatta.

[231] Ưu-điền 優填. Pāli: Udena.

[232] Nguyệt Quang 月光.

[233] Tạo Kỳ-hoàn Vương tử 造祇洹. Pāli: Jeta.

[234] Sư Tử 師子.

[235] Vô Úy 無畏. Pāli: Abhaya-kumāra.

[236] Kê-đầu 雞頭. 

[237] Bất-ni 不尼

[238] Ma-ha-nạp (Ma-ha-nam) Thích chủng 摩訶納釋種. Pāli: Mahānāma-Sakka,

[239] Bạt-đà 拔陀. 

[240] Tỳ-xà-tiên 毘闍先.

[241] Sư Tử Đại tướng 師子大將. Pāli: Sīha-senapati.

[242] Tỳ-xá-ngự 毘舍御. Pāli: Visākha, cf. M.i.299.

[243] Thiên-ma 天摩.

[244] Câu-di-na Ma-la 拘夷那摩羅, có lẽ chỉ một người Mạt-la ở Cau-thi-na. Pāli: Kusināgara-Malla.

[245] Về các Ưu-bà-di đệ nhất. A. 1. 14. 7.

[246] Nguyên trong bản: Ưu-bà-tư 優婆斯. 

[247] Nan-đà Nan-đà-bà-la 難陀難陀婆羅. Không rõ tiểu sử. Pāli, A.i. 25: Nữ quy y đầu tiên là Sujātā Seniyadhīta. 

[248] Cửu-thọ-đa-la久壽多羅. Pāli: Khujjuttarrā, đa văn đệ nhất (bahussutānaṃ).

[249] Tu-tỳ-da-nữ 須毘耶. A.i.26: đệ nhất tọa thiền, Uttarā Nandamātā. Hán có thể đồng nhất với Suppiyā của Pāli, cf. Vin. 1. 216, Xem Tứ phần 42, T22n1428, tr. 868c7.

[250] Tỳ-phù 毘浮.

[251] Ương-kiệt-xà鴦竭闍.

[252] Bạt-đà-sa-la Tu-diệm-ma 跋陀娑羅須焰摩.

[253] Bà-tu-đà 婆修陀.

[254] Vô Ưu 無優.

[255] Bà-la-đà婆羅陀.

[256] Tu-đầu 須頭.

[257] Ma-lợi 摩利. Pāli: Mallikā.

[258] Tu-lại-bà 須賴婆.

[259] Xả-di 捨彌.

[260] Nguyệt Quang 月光.

[261] Lôi Điện 雷電. A.i. 26: đệ nhất bố thí, Visākhā.

[262] Để bản: Ma-ha Quang 摩訶光. TNM: Ma ha tiên. Pāli, A.i. 26: đệ nhất hành từ vô lượng, Sāmāvatī. (mettāvihārinaṃ).

[263] Tỳ-đề 毘提.

[264] Bạt-đề 拔提.

[265] Nan-đà Mẫu 難陀母. Pāli: (Uttarā) Nandmātā.

[266] Chiếu Diệu 照曜.

[267] Vô Ưu 無優.

[268] Tỳ-thù-tiên 毘讎先.

[269] Ưu-na-đà 那陀.

[270] Vô Cấu 無垢. 

[271] Thi-lợi 尸利.

[272] Ương-kiệt-ma 鴦竭摩.

[273] Lôi Diệm 雷焰.

[274] Tối Thắng 最勝.

[275] Nê-la 泥羅.

[276] Tu-ma-ca-đề Tu-đạt Nữ 脩摩迦提須達女.

[277] Tu-đạt Nữ 須達女.

[278] Lam 藍.

[279] Trong nguyên bản: đa-tát-a-kiệt a-la-ha 多薩阿竭 阿羅呵.

[280] Tham chiếu Pāli, A.1. 13.1 (Ekapuggalavaggo, R.i. 22).

[281] Pāli: ekapuggalo.

[282] Trong nguyên bản: đa-tát-a-kiệt a-la-ha tam-da-tam-phật 多薩阿竭.阿羅呵.三耶三佛。.

[283] Tham chiếu Pāli, A. 1. 13. 6. (R.i. 22).

[284] Pāli: xuất hiện sáu vô thượng (channaṃ anuttariyānaṃ pātubhāvo hoti).

[285] Tham chiếu Pāli, như trên.

[286] Nguyên Hán: bốn ý chỉ 四意止.

[287] Nguyên Hán: bốn ý đoạn 四意斷, tức bốn chánh cần.

[288] Nguyên Hán: bát chơn hành八真行.

[289] A. 1. 13. 4. 

[290] Pāli, A.1. 16. 5.

[291] Bản Hán, hết quyển 3.

[292] Xem Phẩm 3, kinh 1, cht. 1. 

[293] Chất-đa trưởng giả 質多長. Pāli: Citta-gahapati; tham chiếu A. II. 12. 3.

[294] Tham chiếu, A. ii. 12. 3 (R i. 89): Hatthaka người Āḷavī (Thủ trưởng giả, bản Hán đọc là Hatthika): Đệ nhất trong những vị hành bốn nhiếp sự. 

[295] Tham chiếu Pāli, A. II. 12.1 (R i. 88)

[296] Hán: thử thị kỳ hạn, thử thị kỳ lượng 此是其限。此是其量. Pāli. ibid., esā tulā etaṃ pamāṇaṃ.

[297] A. I. 13. 1.

[298] Tham chiếu Pāli, ibid.: Ưu-bà-di Khujjuttarā, và Nandāmātā người Veḷukanṭa.

[299] Nguyên Hán: tu phát 鬚髮!

[300] Pāli, ibid.: Kkhemā và Uppalavaṇṇā 

[301] Cf. A. I. 1. 1 (R. i. 2): nāhaṃ ekarūpaṃ samanupassāmi yaṃ evaṃ purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati yathayidaṃ itthirūpaṃ, Ta không thấy có một loại sắc nào nắm giữ chặt tâm người nam như là sắc của người nữ.

[302] Nguyên Hán: điệu hý 調戲.

[303] Bản Hán thiếu câu này, cần thêm vào cho đủ ý, theo văn mạch. Cf. A. I. 2. 1 (R. i. tr. 3): nāhaṃ aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yena anuppanno vā kāmacchando uppajjati… yathayidaṃ subhanimittaṃ, Ta không thấy co một pháp nào mà tham dục (triền cái) chưa sinh liền khiến snh … đó là tịnh tướng.

[304] Hán: ác lộ bất tịnh. Pāli: asubhanimittaṃ.

[305] Bản Hán thiếu câu này, cần thêm vào cho đủ ý, theo văn mạch. 

[306] Cf. Pāli, A. I.ibid.: quán bất ịnh (asubhanimittaṃ) để trừ dục tham (triền cái); tu từ tâm giải thoát (mettā cetovimutti) để trừ sân; tu tinh cần giới (ārambhadhātu) để trừ hôn trầm thụy miên; tu tâm tịch tĩnh (cetaso vūpasamo) để trừ trạo cử; tu như lý tác ý (yonisomanasikāro) để trừ nghi.

[307] Để bản: kiêu 憍. TNM: mạn.

[308] Tham chiếu, Dhp. 21: Appamādo amatapadaṃ pamādo maccuno padaṃ, appamattā na mīyanti, ye pamattā yathā matā, “Không phóng dật, con đường dẫn đến bất tử. Phóng dật, con đường dẫn đến cõi chết. Những ai không phóng dật thì không chết. Những ai phóng dật, chúng như đã chết.”

[309] Đẳng kiến 等見; phổ thông nói là chánh kiến. Xem đoan sau, Kinh 1 phẩm 12.

[310] Đẳng phương tiện 等方便. Phổ thông: chánh tinh tấn. Thứ tự có đảo lộn.

[311] Đẳng hành 等行. Phổ thông: chánh nghiệp. .

[312] Đẳng trị 等治. Phổ thông: chánh tư duy. Thứ tự có đảo lộn 

[313] Để bản: vương 王. TNM: chủ 主.

[314] Xem Phẩm 3, kinh 1, cht. 1.

[315] Dịch sát. Ý nghĩa: đạt được các mục đích trong cõi Diêm-phù.

[316] Nguyên Hán: năng thành nhân 能成人, văn cú đảo trang, cần đảo ngượic chủ từ lại.

[317] Nguyên Hán: ngũ thạnh ấm 五盛陰.

[318] Hán phiên âm: A-na-bân-trì 阿那邠持 (Pāli: Anāthapiṃḍika): phiên âm của Cấp Cô Độc.

[319] Xem Phẩm 3, kinh 5, cht. 6.

[320] Để bản: y đái 衣帶. TNM: y thường, áo xiêm, chỉ nội y.

[321] Pháp táo quán 法澡罐. 

[322] Không Phạm thiên xứ 空梵天處, hay Không Phạm thiên cung, thiên cung trống không của Phạm thiên. Xem, Trường 14, T1n1, tr. 90b10. Cf. Brahmajālasutta, D.i. 16: suññaṃ brahmavimānaṃ.

[323] Để bản: kiên 堅. TNM: khan 慳.

[324] Bản Hán, hết quyển 4.

[325] Đề-bà-đạt-đâu 提婆達兜, thường biết là Đề-bà-đạt-đa. Pāli: Devadatta.

[326] Để bản nhảy chữ thiện có trong TNM.

[327] Điều-đạt 調達, trên kia nói là Đề-bà-đạt-đâu. Xem cht. 1 trên.

[328] Đề-bà-đạt-đa đắc tứ thiền và có thần thông, thuộc loại thế tục.

[329] Để bản chép dư chữ tứ 四.

[330] Tham chiếu, Pāli, M. 10 Mahāsatipaṭṭhāna (R i. 55 ff)

[331] Pāli: Phật trú tại thôn Kammāsadhamma, xứ Kuru.

[332] Hán: nhất nhập đạo. Pāli: ekāyano maggo, con đường có một lối đi duy nhất.

[333] Tứ ý chỉ: bốn chỗ y chỉ của ý. Thường nói là bốn niệm xứ, hay bốn niệm trụ. Pāli: cattāro satipaṭṭhānā.

[334] Xem kinh 3, phẩm 10.

[335] Thứ tự có đảo lộn.

[336] Điệu hý, thường nói là trạo cử: cử động bồn chồn, bức rức không yên.

[337] Hán: nội tự quán thân 內自觀身. Pāli: bhikkhu kāye āyānupassī vaharti, Tỳ-kheo an trú (sống) với sự quán thân trên (trong, nơi) thân. 

[338] Hán: ngoại tự quán thân 外自觀身.

[339] Hán: nội ngoại quán thân內外觀身.

[340] Nguyên Hán: quán thống thống . Pāli: vedanāsu vedanānupassī , quán thọ trên (nơi) các thọ.

[341] Hán: tự ngu lạc 自娛樂. Pāli: viharati, (vị ấy) an trú.

[342] Hán: chi cao 脂膏, phân biệt với phương 肪, cũng là mỡ, kể sau.

[343] Hán: phương 肪, phân biệt với chi cao 脂膏 kể trên; đều chỉ mỡ.

[344] Nói về quán thân nơi ngọai thân.

[345] Quán nội ngoại thân.

[346] Hán: bạch kha 白珂, trắng như mã não.

[347] Hán: thực lạc thống 食樂痛, cảm thọ lạc thuộc vật chất, nhục thể. Pāli: sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ.

[348] Hán: bất thực lạc thống 不食樂痛. cảm thọ lạc không thuộc vật chất, phi nhục thể. Pāli: nirāmisaṃ vedanaṃ.

[349] Để bản: tập (tu tập) pháp 習法; không có chữ quán 觀. Theo văn mạch dưới, nên hiểu là quán pháp tập khởi nơi các thọ, tức quán tập khởi hay nguyên nhân sinh khởi của các thọ. Pāli: samudaya-dhammānupassī vā vedanāsu vi harati, (Tỳ-kheo ấy) an trú (sống), quán sát pháp tập khởi nơi các thọ.

[350] Hán: quán tận pháp 觀盡法. Pāli: vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, vị ấy an trú, quán sát pháp bại hoại nơi các thọ.

[351] Hán: quán tập tận chi pháp 觀習盡之法. Pāli: samudayavaya-dhammānupassī vā vedanāsu viharati, vị ấy an trú, quán sát pháp khởi diệt nơi các thọ. 

[352] Pāli: yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati na ca kiñci loke upādayati, cho đến như vậy, vị ấy an trú (sống) không nương tựa cái gì, không chấp thủ bất cứ cái gì trên đời, chỉ hướng đến huệ, chỉ hướng đến niệm.

[353] Để bản: sinh tử 生死; có thể chép dư chữ tử 生.

[354] Ý nghĩa: quán thọ nơi người khác.

[355] Hán: quán tâm tâm pháp. Pāli: citte cittānupassī, quán tâm nơi tâm.

[356] Hán: thọ nhập tâm 受入心, chỉ tâm được thâu rút lại (Pāli: saṃkhittaṃ vā cittaṃ); đối lại với tâm loạn và tâm tán lạc kể sau (Pāli: vikhittaṃ vā cittaṃ).

[357] Để bản: loạn niệm tâm 亂念心; tiếp theo dưới: loạn tâm 亂心. TNM: loạn tâm 亂心.

[358] Hán: tán lạc tâm 散落心, “tâm rơi vãi,” đồng nghĩa với tâm loạn kể trên. Pāli: (vikkhittaṃ cittaṃ).

[359] Hán: tam-muội tâm 三昧心. Pāli: samāhitaṃ cittaṃ, tâm định, tập trung.

[360] Để bản: tâm tướng quán ý chỉ 心相觀意止. Y theo đoạn dưới thêm một chữ tâm: tâm tâm tương quán ý chỉ 心心相觀意止.

[361] Theo ngữ cảnh, ở đây hình như thiếu một đoạn nói trong quán về các thọ ở trên, và quán pháp ở sau: “(những cái đó, các thọ hay các trạng thái của tâm) mà đang hiện tại trước mắt, có thể biết…”

[362] Văn mạch, như đoạn trên về quán thọ. Văn dịch ở đây có chỗ thêm bớt. Xem cht. 23 trên.

[363] Niệm giác ý 念覺意, hay niệm giác chi (Pāli: satisambojjhaṅga). Tham chiếu Pāli: puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṇgesu, “Lại nữa, Tỳ-kheo sống quán pháp trong các pháp trong bảy giác chi.”

[364] Xem Trung, kinh 10: Lậu tận: y ly, y vô dục, y ư diệt tận, thú chí xuất yếu 依離依無欲依於滅盡趣至出要. Pl. thành cú: vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ, y viễn ly, y ly dục, y diệt tận, hướng đến xả ly

[365] Pháp giác ý 法覺意, hay trạch pháp giác chi. Pāli: dhammavicayasambojjhaṅga.

[366] Nguyên trong bản: niệm giác ý 念覺意; đây phải kể là hỷ giác chi, không đồng nhất với niệm đã kể trên. Pāli: pītisambojjhaṅga.

[367] Ỷ giác ý 猗覺意, hay khinh an giác chi. Pāli: passaddhisambojjhaṇga.

[368] Tam-muội giác ý 三昧覺意.

[369] Hộ giác ý 護覺意, tức xả giác chi. Pāli: upekkhāsambojjhaṅga.

[370] Hán: ư ái dục giải thoát 於愛欲解脫, chỉ trạng thái ly dục, không còn ham muốn nơi ngũ dục, của người nhập sơ thiền

[371] Hữu giác hữu quán 有覺有觀, tức có tâm, có tứ. Pāli: savitakkaṃ savicāraṃ.

[372] Hữu ỷ niệm lạc 有猗念樂, tức có hỷ và lạc phát sinh do sự viễn ly (Pāli: vivekajaṃ pīttisukhaṃ). 

[373] Xem Huyền Trang, Pháp uẩn 5 (tr. 482b3, 484a18): nội đẳng tịnh 內等淨trạng thái trừng tịnhquân bình nội tâm. (Pāli: ajjhattaṃ sampasādanaṃ).

[374] Huyền Trang, ibid. (tr. 482b03, 484a20): tâm nhất thú tính 心一趣性, tâm tập trung trên một điểm. (Pāli: cetaso ekodibhāvaṃ).

[375] Hán: niệm ỷ hỷ an 念猗喜安. Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b03): định sinh hỷ lạc 定生喜樂, có hỷ lạc phát sinh do định. Pāli: samādhijaṃ pītisukhaṃ.

[376] Hán: xả ư niệm, tu ư hộ 捨於念。修於護. Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b04): ly hỷ, trụ xả 離喜住捨. Pāli: pītiyā ca vỉāgā upekkako ca viharati.

[377] Cf. Huyền Trang, ibid. (tr. 482b05): chánh niệm chánh tri 正念正知. Pāli: upekkhako satimā sukhavihārī, (vị ấy) an trụ lạc với chánh niệm và xả.

[378] Hán: hộ niệm thanh tinh 護念清淨, hai chữ thanh tịnh 清淨, nghi dư. Vì nó chỉ trạng thái thiền thứ tư, được nói sau đó.Cf. Pāli: yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti upekkhako satimā sukhavihārī, điều mà các Thánh nói là vị ấy an trú lạc cùng với xả, niệm.

[379] Hán: hộ niệm thanh tịnh 護念清淨. Pāli: upekkhā sati parisuddhaṃ catutthajjhānaṃ, thiền thứ tư thanh tịnh với xả và niệm.

[380] Xem cht. 32 trên.

[381] Để bản: phục hỷ 復喜. TNM: ưu hỷ 憂喜.

[382] Hán: Niết-bàn chứng. Pāli: nibbānassa sacchikiriyā.

[383] A-luyện-nhã 阿練若; Pāli: arañña, núi rừng nhàn tĩnh. Đay chỉ Tỳ kheo a-lan-nhã (Pāli: āraññaka: lâm trụ giả), một trong 12 hạnh đầu-đà (Pāli: 13), suốt đời chỉ sống trong rừng.

[384] Khất thực 乞食, đây chỉ tỳ kheo đàu-đà, sốt đời chỉ khất thực, không ăn tại nhà tín thí mời. Pāli: piṇḍapātika. 

[385] Độc tọa 獨坐. Chưa rõ hành thế nào. Có lẽ Pāli: ekāsanika: nhất tọa, một lần ngồi, nghĩa là chỉ ăn trong một lần ngồi (Visuddhimagga: ekāsane bhojanaṃ ekāsnaṃ).

[386] Nhất tọa nhất thực 一坐一食. Có thể Hán nhầm lẫn. Đây chỉ tỳ kheo khất thực theo thứ tự từng nhà, nghĩa là chỉ nhận thức ăn khất thực từ một nhà duy nhất cho một ngày. Pāli: sapadānacārika.

[387] Tọa thọ hạ 坐樹下, suốt đời sống dưới gốc cây. . Pāli: rukkhamūlika

[388] Lộ tọa 露坐, suốt đời sồng giữ trời trống. Pāli: abbhokāsika.

[389] Không nhàn xứ 空閑處, từ Hán thường dùng dịch từ a-lan-nhã (Pāli: āraññaka), đã nói trên kia. 

[390] Ngũ nạp y 五納衣, đây chỉ tỳ kheo trì y phấn tảo, suốt đời chỉ lượm vải từ đống rác làm y. Pāli: paṃsukūlika.

[391] Trì tam ý 持三衣. Pāli: tecīvarika.

[392] Trũng gian tọa. tỳ kheo suốt đời chỉ sộng tại các bãi tha ma. Pāli: sosānika. 

[393] Nhất thực 一食, trùng với nhất tọa nhất thực nói trên. Có sự nhầm lẫn trong bản Hán. Có lẽ tương đương Pāli: (eka)pattapiṇḍika, ăn chỉ lượng một bát, tức tiết chế sự ăn (tiết lượng thực). Bản Hán dọc là ekabhatta (nhất thực) thay vì ekapatta (nhất bát).

[394] Chánh trung thực; điều này có thể trùng với ăn ngày một bữa duy nhất. Có lẽ Pāli: khalupacchābhattika, không ăn thêm cái gì sau khi ăn xong. Được hiểu là tỳ kheo khi có dấu hiệu ăn xong, dù chưa no, vẫn không ăn thêm nếu ai mang thêm đồ ăn. Tỳ kheo nào cần ăn thêm, phải làm páp dư thựchay tàn thực; Tứ phần, ba-dật-đề 33; Ngũ phần, 35; Tăng-kỳ, 33; Thập tụng, 34; Pāli, pācittityā 35.

[395] Đàu-đà hành 頭陀行. Pāli: dhutaṅga. 

[396] Đoạn trên, 12 đầu-đà hành, theo các kinh luận Đại thừa. Hữu bộ tỳ-nại-da, Giải thoát đạo luận, và Luật tạng Pāli, liệt kê 13 hành. Liệt kê theo Pāli, Vin. v. 131, 193: 1. āraññika, lâm trụ, chỉ sống trong rừng. 2. piṇḍapātika, thường hành khất thực. 3. paṃsukūlika, phấn tảo y. 4. rukkhamūlika, chỉ ngồi dưới gốc cây. 5. sosānika, chỉ nghỉ tại các bài tha ma. 6. abbhokāsika, chỉ ngồi giữa trời trống. 7. tecīvarika, chỉ thọ trì ba y. 8. sapadānacārika, khất thực tuần tự. 9. nesajjika, thường ngồi không nằm. 10. yathāsanthatika, tùy ngọa cụ, không chọn lựa. 11. ekāsanika, nhất tọa thực, ăn một bữa, nếu đứng dây, không ngồi ăn trở lại. 12. khalupacchābhattika, sau khi đã ăn, không ăn thêm (dù chưa quá trưa). 13. pattapiṇḍika, nhất bát thực.

[397] Xem Tạp (Việt), 41. Tương ưng Đại Ca-diếp.

[398] Nhất xứ nhất tọa一處一坐…, có lẽ nhất tọa (thực), nhưng Hán dịch diễn giải thêm dễ lạc mất nghĩa chính. Xem kinh số 5 trên.

[399] Bà-la-lưu-chi 婆羅留支, Skt. Vāraluci (?), Hán dịch: Chiết Chỉ 折指, Vô Chỉ 無指; tên hiệu của A-xà-thế (Pāli: Ajātasattu), theo truyền thuyết phương Bắc. Xem Pháp hoa Văn cú 4 (T34n1718, tr. 25c21). Pāli không thấy nói đến tên hiệu này. Xem Tạp (Việt), kinh 968: A-xà-thế con bà Tì-đề-hi, vua nước Ma-kiệt-đà. hằng ngày cùng đoàn thị tùng với năm trăm cổ xe đến chỗ Đề-bà-đạt-đa; hằng ngày đem năm trăm chõ đồ ăn cúng dường Đề-bà-đạt-đa.

[400] Để bản: Sư-lợi-la 師利羅. NTM: Lợi-sư-la. Không biết đọc thế nào là đúng.

[401] Bản Hán, hết quyển 5.

[402] Tu-la-đà 修羅陀. Pāli: Surādha (?); nhưng chắc khong phải Trưởng lão A-la-hán Surādha được nói trong S. iii. 80.

[403] Đáo thời khất thực, chỉ thường hành khất thực. Pāli: piṇḍapātika. kinh 5 phẩm 12.

[404] Hán: Nhất xứ nhất tọa 一處一坐, tức nhất tọa thực, ngày chỉ ăn một lần ngồi; một trong các hạnh đầu đà. Pāli: ekāsanika. Xem kinh 5 phẩm 12.

[405] Bồ-hô 蒲呼. 

[406] Nội dung liên hệ, xem Trung kinh 216: Ái sinh. Cf. M. ii. 106.

[407] Cf. Trung kinh 216: Khi ái sanh thì cũng phát sanh những sầu bi, khóc than, ưu khổ, phiền muộn, ảo não. M 87 (R. ii. 106): piyajātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, sầu bi khổ ưu não phát sanh từ luyến ái

[408] Nguyên Hán: ân ái phân biệt tiện thị khoái lạc 恩愛分別。便有快樂, có thể có sự nhầm lẫn trong bản dịch Hán, khiến lời Phật thành ngây ngô, nếu không phải do thuật lại bởi một người mất trí. Đây dựa theo bản Pāli thêm vào cho rõ nghĩa. Xem cht. 6 trên. 

[409] Xem Trung kinh 216: : Phật nói ái sinh là khổ. Những con bạc này nói: ái sinh thì sung sướng. Pāli: piyajātikā hi ānandasomanassā: ân ái sinh thì có hỷ lạc (M.ii. 107).

[410] Cả Trung và Pāli đều không có chi tiết xua đuổi này. Có thể bản Hán này diễn dịch thêm tình tiết.

[411] Trúc Bác 竹膊; T26: Na-lợi-ương-già 那利鴦伽; Pāli: Nāḷijaṅgha.

[412] Nguyên trong bản: phạm chí 梵志. Thông thường, từ bà-la-môn, phiên âm từ brahmāṇa, chỉ giai cấp; từ phạm chí, phiên âm từ paribbajika, chỉ ngoại đạo xuất gia. Bản Hán này không phân biệt hai từ khác nhau, mà dùng lẫn nộn.

[413] Lưu-ly Vương tử 琉璃王子. T26: Tỳ-lưu-la Đại tướng 鞞留羅羅大將. Pāli: Viḍūḍabha-senapati.

[414] Theo sử liệu Pāli, Pasenadi có hai con trai, một là Viḍūḍabha sau này cướp ngôi, và một nữa là Brahmadatta, xuất gia, thành A-la-hán. Hình như còn một người nữa là vương tử Kỳ-đà (Jetakumāra), chủ của khu vườn Kỳ-hoàn, sau bị Viḍūdabha giết. Không rõ Y-la 伊羅 đồng nhất với ai. Hoặc giả đây là con gái vua, tên là Vajirā, tức vương nữ mà bản Hán đọc thành vương tử?

[415] Tát-la-đà sát-lợi chủng 薩羅陀剎利種. T26: Vũ Nhật Cái 雨日蓋. Pāli: Vāsabhā-khattiā, một phu nhân khác của Panesadi, gốc họ Thích.

[416] Tham chiếu, Pāli, S. 22. 1. Nakula (R iii. 1); Hán, Tạp 5 T99 (107, tr. 33a6).

[417] Quỷ lâm Lộc viên 鬼林鹿園. T99: Lộc dã thâm lâm 鹿野深林. Pāli: Bhesakaḷāvane migadāya.

[418] Thi-mục-ma-la 尸牧摩羅. T99: Thiết-thủ-bà-la 設首婆羅. Pāli: Susumāragira

[419] Bạt-kỳ 拔祇; T99: Bà-kỳ 婆祇. Pāli: Bhagga.

[420] Na-ưu-la Công 那憂羅公. T99: Na-câu-la 那拘羅. Pāli: Nakulapitā.

[421] Để bản: tâm 心. Nên sửa lại là thân.

[422] Thâm chiếu, Pāli: M. 7 Vatthūpama (R. i. 36); Hán: Trung kinh 93; T99(1185), T100(99).

[423] Giang Trắc 江側. Có lẽ từ mô tả chứ không phải tên riêng. Cuối kinh, tên ông được gọi là Tôn-đà-la-đế-lợi. T26: Thủy Tịnh 水淨.

[424] Điệu hý.

[425] Trung kinh 93: 21 tâm uế. So sanh Pāli, M. 7: abhijjhavisamalobho (tham lambất chánh tham), vyāpādo (sân), kodho (phẫn nộ), upanāho (oán hận), makkho (phú tàng hay ngụy thiện), palāso (não hay ác ý, ác cảm), issā (tật đố), macchariyam (xan hay bỏn sẻn), māyā (cuống hay huyễn hoặc), sāṭheyyam (siểm hay gian trá), thambho (ngoan cố hay ngạo mạn), sārambho (cấp tháo hay dễ kích động), māno (mạn), atimāno (quá mạn), mado (kiêu hay say sưa), pamādo (phóng túng hay buông lung). Bản danh sách đầy đủ và giải thích chi tiết, xem Pháp uẩn 9 (tr.494c).

[426] Đây nói về Phật bất hoại tịnh, tức tín tâm bất động đối với Phật (Pāli: buddhe aveccappasādena samannāgato).

[427] Thành tựu pháp bất hoại tịnh, tín tâm bất động đối với Pháp của Phật. (Pāli: dhamme aveccappasādena samannāgato).

[428] Pháp pháp thành tựu 法法成就; tức pháp tùy pháp hành, hành pháp theo thuận tự của pháp. Pāli: dhammānudhammapaṭipanna.

[429] Với tâm định tĩnh.

[430] Tôn-đà-la giang 孫陀羅江. Trung kinh 93: sông Đa thủy多水河. Pāli: bāhukā nadī, có lẽ từ chung, chỉ nhiều sông chứ khong phải một sông.

[431] Tôn-đà-la-đế-lợi 孫陀羅諦利. Pāli: Sundarikabhāradvāja.

[432] Pāli, S.11.2.6 Yajamāna (R i.233).

[433] Hán: phước hựu nghiệp. Cf. Pāli: yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ, loài người ưa tế đàn, chúng sinh mong phước đức.

[434] Bốn đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và a-tu-la. Nhưng S. 11. 2. 6: cattāro ca paṭipannā, cattāro ca phale ṭhitā, những vị đang hướng bốn đạo, và những vị an trú trong bốn quả.

[435] Nhập 入, hay xứ. Pāli: āyatana.

[436] Ba-giá-tuần 波遮旬; Pāli: Pañcasikha, Ngũ Kế Càn-thát-bà, vị thần âm nhạc của Thiên đế Thích.

[437] Thiện Nghiệp 善業, chỉ ngài Tu-bồ-đề.

[438] Tứ lưu, chỉ bốn bộc lưu: dục, hữu, kiến và vô minh. Pāli, cattāro oghā: kāmogho, bhavogho, diṭṭhogho, avijjogho.

[439] Bản Hán, hết quyển 6.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.