Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali

18/10/20172:49 SA(Xem: 54019)
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP TUYỂN LỜI PHẬT DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon
By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

Dịch giả giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt.
Mọi việc in ấn, phát hành … phải có sự đồng ý của dịch giả.

 Hợp Tuyển Lời Phật Dạy bia truoc

DOWNLOAD FREE ẤN BẢN EBOOK PDF:
Hợp-Tuyển-Lời-Phật-Dạy-từ-Kinh-Tạng-Pāli-(Bodhi)

MỤC  LỤC

 

Đôi Nét Tiểu Sử  BHIKKHU  BODHI
Lời Giới Thiệu của Đức Đạt-Lai Lạt- Ma thứ 14
Lời Mở Đầu của Bhikkhu Bodhi
Lời Giới Thiệu của Người Dịch
GIỚI  THIỆU  TỔNG  QUÁT 
I. THÂN PHẬN CON NGƯỜI - Giới thiệu

1. Già, Bệnh và  Chết
2. Những Hệ Lụy của Lối Sống Phàm Phu
3. Một Thế Giới Biến Động
4. Vô Thủy/ Không Có Điểm Khởi Đầu
II. NGƯỜI  MANG LẠI ÁNH SÁNG - Giới Thiệu
1. Một Người
2. Sự Kiện Nhập Thai và Đản Sanh của Đức Phật
3. Cuộc Tìm Cầu Giải Thoát
4. Quyết Định Thuyết Pháp
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy bia sau5, Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên

III. TIẾP CẬN  GIÁO  PHÁP - Giới thiệu
1.Không Phải là Giáo Lý Bí Mật
2. Không Phải là Giáo Điều hay Đức Tin Mù Quáng
3. Nguồn Gốc của Khổ và sự Diệt Khổ
4. Tìm Hiểu Chính Bản Thân Vị Đạo
5. Những Bước Tiến Đến Giác Ngộ Chân Lý
IV. HẠNH  PHÚC THẤY  RÕ  NGAY TRONG ĐỜI  SỐNG HIỆN TẠI
Giới Thiệu
1. Hoằng Dương Chánh Pháp trong Xã Hội
2. Gia Đình
3. An Lạc trong Hiện Tại, An Lạc trong Tương Lai
4. Nghề Nghiệp Chơn Chánh  (Chánh Mạng)
5. Người Phụ Nữ của Gia Đình
6. Cộng Đồng Tăng Chúng
V.  CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN TÁI SINH TỐT  ĐẸP
- Giới Thiệu
1. Định Luật Nghiệp Quả
2.Công Đức: Chìa Khóa Mở Ra Vận Mệnh Tốt Đẹp
3. Bố Thí
4. Giới Hạnh
5. Thiền Định
VI. TẦM NHÌN THÂM SÂU VỀ THẾ GIỚIGiới Thiệu
1. Bốn Pháp Vi Diệu
2. Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, sự Vượt Thoát
3. Đánh Giá Đúng Đắn Đối Tượng của Tham Dục
4. Những Cạm Bẫy của Dục Lạc
5. Đời Sống Ngắn Ngủi và Phù Du
6. Tóm Lược Bốn Giáo Pháp
7. Sự Nguy Hiểm cuả Kiến Chấp
8. Từ Thiên Giới đến Địa Ngục
9. Hiểm Họa của Cõi Luân Hồi
VII. CON  ĐƯỜNG GIẢI THOÁTGiới Thiệu
1. Tại Sao Hành Giả Đi Vào Thánh Đạo ?
2. Phân Tích Bát Thánh Đạo
3. Thiện Hữu Tri Thức
4.Tu Tập Từ Từ
5. Các Gia Đoạn Tu Tập Cao Hơn với Ví Dụ
VIII. TU TẬP TÂMGiới Thiệu
1. Tâm là Chìa Khóa
2. Phát Triển Hai Kỹ Năng
3. Những  Chướng Ngại trong việc Phát Triển Tâm Thức
4. Thanh Lọc Tâm
5. Diệt Trừ Vọng Tưởng
6. Tâm Từ
7. Sáu Tùy Niệm
8. Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm / Tứ Niệm Xứ
9. Pháp Quán Niệm Hơi Thở
10. Chứng Đắc Giác Ngộ
IX. CHIẾU  SÁNG TUỆ  QUANGGiới Thiệu
1. Những Hình Ảnh về Trí Tuệ
2. Những Điều Kiện để Có Trí Tuệ
3. Kinh Chánh Tri Kiến
4. Lãnh Vực Trí Tuệ
5. Mục Tiêu của Trí Tuệ
X.  CÁC  CẤP  BẬC CHỨNG  ĐẮCGiới Thiệu
1. Ruộng Phước của Thế Gian
2. Quả Dự Lưu
3. Quả Bất Lai     
4. Bậc A-La- Hán
5. Như Lai
CHÚ THÍCH
MỤC LỤC SÁCH  THAM  KHẢO

 

ĐÔI  NÉT  TIỂU  SỬ  BHIKKHU  BODHI

 

          Bhikkhu_Bodhi2Tỷ-Kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York. Ngài  là một tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Theravada.

          Từ những năm ở  lứa tuổi đôi mươi, Phật gíáo đã có sức thu hút mãnh liệt đối với sư. Năm 1972, sau khi hoàn tất học vị Tiến sĩ Triết học tại Đại học Claremont Graduate School, sư du hành đến Sri-Lanka ( Tích Lan ) và thọ giới sa-di . Năm  1973,  sư thọ giới Tỷ-kheo  với giới sư là ngài Ananda Maitreya, một vị sư học giả Phật giáo thuộc hàng ngũ lãnh đạo của Sri-Lanka thời bấy giờ.

          Năm 1984 Tỷ-kheo Bodhi được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật giáo ở Kandy, Sri-Lanka, sau đó Ngài được bầu làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã sinh sống và làm việc tại Sri-Lanka hơn 20 năm.

          Năm 2002, Tỷ-kheo Bodhi trở về New York. Hiện nay ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York và giảng dạy Phật pháp tại đây và tại  Bodhi Monastery ở New Jersey. Ngài cũng là Chủ tịch Hội Yin Shun và Chủ Tịch Sáng Lập Quỷ Phật giáo Cứu Trợ Toàn Cầu (Buddhist Global Relief ) đặt trụ sở tại New York, nhằm mục đích cứu trợ nạn đói và nạn thất học toàn cầu.

          Tỷ-kheo Bodhi vừa là tác giả, dịch giả và chủ biên của nhiều tác phẩm Phật học giá trị, gồm có:

-   Tăng Chi Bộ Kinh: Bản Dịch Mới (Numerical Discourses of the Buddha: A New Translation of the Anguttara Nikaya ) ( 2012 ) Bhikkhu Bodhi dịch

-   Hợp Tuyển Lời Phật Dạy ( In the Buddha’’s Words), Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu ( 2005 )

-   Trung Bộ Kinh, Bhikkhu Bodhi đồng dịch giả với Tỷ-kheo Nānamoli ( The Middle Length Discourses of the Buddha: A translation from the Majjhima Nikāya ( 2001 )

-   Tương Ưng Bộ Kinh ( The Connected Discourses of the Buddha: A Translation from the Samyutta Nikāya ) Bhikkhu Bodhi dịch( 2000)

-   Tăng Chi Bộ Kinh, (Numerical Discourses of the Buddha: An Anthology of Suttas from the Anguttara Nikāya ) Nyanaponika Thera dịch ( 1999 ) Bhikkhu Bodhi biên tập

-   Cẩm Nang Tổng Hợp Vi Diệu Pháp ( A Comprehensive Manual of the Abhidamma ) (2000)Bhikku Bodhi biên soạn

-   Bát Thánh Đạo: Con Đường Chấm Dứt Khổ Đau (The Noble Eigthfold Path: Way to the End of Suffering) ( 2000) Bhikkhu Bodhi biên soạn

*Các Khóa Giảng Kinh trên Mạng Internet :

1. Giáo Lý Như Thật Của Đức Phật ( The Buddhda’s Teachings as It Is ( 1981 )

2. Kinh Tập Nipata ( Sutta Nipata) (2004)

3. Nghiên CứuHệ Thống  Kinh Trung Bộ (A Systematic Study of the Majjhima Nikaya) ( 2003-2008)

4. Nghiên Cứu các Hạnh Ba-la-mật ( A Study of the Paramis ) ( 2008)

5. Hợp Tuyển Lời Phật Dạy tử Kinh Tạng Pali ( In the Buddha’’s Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon ( 2006-2008 )

* Và rất nhiều bài viết về những vấn đề Phật Giáo hiện đại, đăng trên các báo chi Phật giáo thế giới.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45598)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.