Làm chủ bản thân

26/08/20164:06 SA(Xem: 13435)
Làm chủ bản thân

LÀM CHỦ BẢN THÂN 
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Chùa Linh Xứng – Hà Ngọc – Hà Trung – Thanh Hóa
Nhà xuất bản Hồng Đức

 

thich dat ma pho giacMục Lục
Tu Như Thế Nào Mới Đúng Chánh Pháp Phật
Miệng Từ Bỏ Nói Lời Cộc Cằn Thô Lỗ Nguyền Rủa 
Học Hạnh Nhẫn Nhục 
Sắc Màu Cuộc Sống 

TU NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CHÁNH PHÁP PHẬT  

Một số người vì thấy thế gian này quá bất hạnh, đau khổ, người xấu nhiều quá, nên có tâm trạng bi quan, chán chường, và phát nguyện tu mau về cõi Cực Lạc, làm cư dân Phật A Di Đà, chớ không thèm ở lại cõi Ta Bà này nữa. 
Vì họ quan niệm rằng, Ta Bà khổ; nhưng họ không biết rằng, cõi Cực Lạc không khổ, không vui, có nghĩa là đồng với Niết Bàn. Nhân chưa đầy đủ thì làm sao cho ra kết quả trọn vẹn được. Người Phật tử chân chính phải nên chín chắn suy nghĩ kỹ chỗ này kẻo hiểu lầm lời Phật dạy
Làm Chủ Bản ThânTrong kinh A Di Đà, Phật nói rõ ràng, ai tu nhất tâm bất loạn từ một ngày cho đến bảy ngày, thì Phật sẽ rước. Đạo Phật là đạo của nhân quả trên nền tảng tương xứng, bình đẳng, chúng ta không thể lấy một chút phước nhỏ mà đòi quả lớn thì e rằng không được. 
Phật dạy người có nhiều đức tính tốt thường xuyên làm lợi ích cho nhân loại đó là bậc thầy ta, ta hãy nên bắt chước học và làm theo những cái hay của họ. Người khác có cái dở hơn ta cũng là bậc thầy của ta, cho nên ta cũng phải học để không mắc phải sai lầm. Thầy hay, chúng ta bắt chước học và làm theo. Thầy dở, chúng ta học để tránh không gây ra những lỗi lầm đáng tiếc. 
Cũng vậy, khi phát tâm tu hành, người trợ giúp phương tiện để ta tiến tu là bậc thiện hữu tri thức, còn người làm chướng ngại gây phiền hà cho ta cũng chỉ để thử thách coi mình tu có tiến hay không mà thôi. Người giúp phương tiện chỉ dạy là sách tấn mình tu từ từ, người làm trở ngại để thử thách sẽ giúp mình thăng tiến nhanh hơn, cả hai đều là Bồ Tát thuận hạnh và nghịch hạnh để giúp mình tiến tu, nên trong hai người ta đều phải mang ơn hết. 
Chỉ có người hèn yếu, không dám can đảm nhìn rõ mọi vấn đề cho tường tận, tu gặp nghịch cảnh, chướng duyên, lẽ ra phải tìm cách thắng nó cho bằng được, thì lại không hài lòng, vừa ý. Mình tu là phải quyết tâm mạnh mẽ để không cho sân-si nổi lên mới thực là tu. 
Hiểu như vậy, ta mới thấy mình tu có tiến được hay không là do cách nhìn của mình có thực đúng như lời Phật dạy, nếu nhìn không đúng thì việc tu hành cũng bị lệch lạc theo thời gian. Người phát tâm tu ai cũng muốn chuyển hóa tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi. Vậy mà đa số người tu khi gặp chướng duyên cứ trách móc thiên hạ, đổ thừa hoàn cảnh, “tôi muốn tu mà ma quỷ cứ phá tôi hoài”, chứ không biết chính mình không thật tu, hoặc tu còn quá yếu, nên phiền não, tham- sân-si còn hoài. Nếu nói theo đạo lý chân thật thì thế gian này không ai có thể phá mình cả, chỉ có ta tự làm cho ta lui sụt mà thôi. 
Trong cuộc đời này không có cái gì ở bên ngoài hại ta cả, chỉ có mình không làm chủ được bản thân. Nếu biết rõ ràng mọi thứ tai họa từ tham-sân-si nơi mình chứ không phải do ai khác, thì ta sẽ biết cách chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.

   

MIỆNG TỪ BỎ LỜI NÓI CỘC CẰN, THÔ LỖ, NGUYỀN RỦA, MẮNG CHỬI  
Lời cộc cằn, thô lỗ, nguyền rủa, mắng chửi người khác biểu hiện trạng thái tâm sân hận quá mức, do không ý thức được sự tác hại của nó. Những lời nói như thế có thể làm đau lòng người khác, thường đưa đến sự xô xát, đánh đập rồi dẫn đến mất tự chủ mà giết hại lẫn nhau. 
Trong một gia đình, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng nói năng thô lỗ cộc cằn hay lớn tiếng nạt nộ chửi mắng, rồi dẫn đến thượng chân hạ cẳng tay thì trước sau gì gia đình đó cũng tan vỡ. Khi ta tức giận một ai đó thì không nên mắng xối xả vào người đó, hoặc tìm đủ mọi cách để hạ nhục người đó. 
Ở đời ít ai chịu nhục lắm vì đó là sĩ diện của con người, trước mặt biết bao người mà mình bị chà đạp khinh rẻ, hỏi không nhục làm sao được?. Cho nên người xưa nói: "Thà chết vinh còn hơn sống nhục” là vậy đó. Bậc hiền Thánh khi muốn nói với ai điều gì dù biết rằng người đó có lỗi, nhưng xét thấy không có lợi nên tìm cách nói khác đi, để cho ta tự ý thứcăn năn hối lỗi
Thường khi ghét ai ta hay đem chuyện xấu của người đó ra mà nói, nói với lời giận dữ, hằn học, cau có làm cho đối phương đau khổ. Nếu người đó không dằn nổi cơn tức tối thì khẩu chiến sẽ xảy ra nhẹ thì cự cãi lôi thôi, nặng thì xảy ra xô xát để rồi dẫn đến thù ghét nhau. 
Người bệnh chấp ngã nặng có thể mất ăn mất ngủlời nói của ta, họ ghim vào lòng chờ cơ hội trả thù. Người có hiểu biết và tin sâu nhân quả thường không bị chi phối bởi những cơn nóng giận, vì họ đã có sự tu tập và biết kìm chế trong mọi vấn đề. Là người cư sĩ tại gia, lời nói ra phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe. 
Ái ngữ chính là lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ tấm lòng rộng mở, phát xuất từ tâm thanh tịnh trong sáng, phát xuất từ hạnh tâm lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm để sẵn sàng chia vui sớt khổ. Ái ngữlời nói chân thật, phát xuất từ đáy lòng nên đó không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi để lợi dụng người khác, không phải là lời nói hoa mỹ để làm xiêu lòng người, cũng không phải là lời nói tâng bốc khách sáo để làm cho đối phương thích thú mà hàm chứa dụng ý bên trong. 
Nói lời xin lỗi là một phương pháp hữu hiệu nhanh nhất để con người cùng ngồi lại bên nhau và rồi cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Không ai mà có thể cố chấp quá độ khi người thân của mình đã mở lời xin lỗi, chỉ có người quá thành kiến sâu nặng mới không cảm thôngtha thứ cho người ấy. 
Nói lời xin lỗi là món ăn tinh thần rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nếu khi ta đã lỡ làm cho ai đó buồn phiền hoặc khổ đau, ta hãy nói lời xin lỗi một cách thành tâm, để người cảm thôngtha thứ cho ta, là phương pháp duy nhất giúp ta xóa bỏ ân oán hận thù
Ví như: con xin lỗi cha mẹlỡ lầm nghe theo bạn bè xấu xúi dại em xin lỗi anh vì không kìm chế mà buông lời nói nặng, anh xin lỗi em vì ham vui với bạn bè mà để em và con ăn cơm một mình, cha xin lỗi con vì nóng giận quá mức nên tát con một bạt tay như thế, em xin lỗi xếp vì sáng nay kẹt xe nên đến cơ quan hơi trễ kính mong xếp thứ lỗi cho .... 
Lời nói ái ngữtác dụng đem lại an vui, bình yên thanh thản cho người nghe. Lời nói ái ngữtác dụng an ủi vỗ về, giúp cho người nóng giận giảm bớt sự sôi sục âm ỉ bên trong. Do đó, lời nói được thốt ra có khi tạo được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Ta chỉ cần sơ ý lỡ một lời nói có khi hỏng cả việc lớn. Chỉ cần ta lỡ một lời nói thôi thì tai nạn ùn ùn kéo đến chỉ vì người nghe hiểu lầm, cho nên họ sẽ tìm cách hãm hại ta. 
Chính vì vậy, chúng ta phải cẩn thận trong lời nóicon người thích được khen ngợi tâng bốc nhiều hơn là bị chê bai. Tai họa xảy đến thường do lời nói mà gây nên tác hại. Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi trên thế gian này thì con người thường hay tranh chấp với nhau cũng chỉ vì lời nói. Bởi vậy mới có câu: 


Lời nói không là dao, 
Sao cắt lòng đau nhói?. 
Lời nói không là khói, 
Sao khóe mắt cay cay? 
Lời nói không là mây, 
Sao đưa ta xa mãi? 
Sao không suy nghĩ lại? 
Nói với nhau nhẹ nhàng.

HỌC HẠNH NHẪN NHỤC.

Nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì ta phải có tâm từ bi, có đức nhẫn nhục và có lòng bao dung. Đã là Phật tử mà có ai động tới thì đều nổi giận, hoặc thấy người khổ mà không thương, không giúp thì có xứng đáng được gọi là Phật tử không? Chúng ta phải biết rằng, trên đường tu luôn gặp nhiều chướng duyên, mà chướng duyên tức là thắng duyênNếu không hiểu chúng ta sẽ nghĩ chẳng lẽ mình không có phước nên mới gặp chướng duyên, nghịch cảnh hoài. 
Người tu hạnh nhẫn nhục mà đi đến đâu cũng được mọi người quý kính thì chưa thể thực hành hạnh nhẫn nhục. Ví như đức Phật nếu không có người mạ lị, chửi mắng, vu oan giá hoạ thì làm sao chúng ta thấy được đức tánh cao cả của Ngài. Nhờ có kẻ càn bướng dám mắng chửi Ngài chúng ta mới thấy được nhẫn lực phi thường của Phật. Chúng ta tu mà có người kính, có người chửi, có người khinh mà mình đều tự nhiên như không thì mới gọi là người chân thật tu hành
Đa số Phật tử ngày nay cứ ngỡ tu là cúng kính, là làm phước mà không biết tu là xây dựng cho bản thân mình một tâm hạnh từ bi nhẫn nhục. Vì vậy, những trở ngại trên đường tu chúng tôi không gọi là trở ngại mà gọi là thắng duyên. Nhờ có người chửi mắng, phỉ báng chúng ta mới thực hành trọn vẹn hạnh nhẫn nhục, nếu không thì mình đâu biết đạo lực tu của mình đến đâu? 
Quý Phật tử tu đừng sợ khó và sợ bị thử thách, bởi thử thách chính là cơ hội tốt để chúng ta thể hiện tinh thần tu hành của bản thân. Tu là có sức an nhẫn, có sức chịu đựng mọi thử thách chứ tu không phải để đón nhận mọi thứ an lành. Người tu cũng như người chèo thuyền đi ngược nước, ngược gió; nếu thả lơi thì thuyền sẽ trôi ra tới biển, nếu ra sức chèo thì thuyền mới đến tận nguồn, tận nơi chúng ta muốn. Người tu hành mà muốn gì được nấy thì còn gì gọi là tu. 
Khi hiểu được ý nghĩa của sự nhẫn nhục thì chúng ta không còn than van trong việc tu hành sao gặp nhiều khó khăn quá. Vị nào tu mà gặp trở ngại thì nên vui mừng nói với huynh đệ “tôi thật là đại phước, tu gặp cả mười trở ngại và tôi đều vượt qua hết”. Vậy đó, nhờ có trở ngại chúng ta mới thành công, không có trở ngại thì làm sao thành công được. Cũng vậy, ta tu là để mỗi ngày được thanh tịnh, sáng suốt. Muốn được như vậy thì tất cả trở ngại chúng ta đều phải vượt qua và xem đó như trò chơi, không có gì đáng để bận tâm. Ta tu như vậy mới gọi là thật tu; còn tu mà sợ khổ, sợ khó, sợ bị trở ngại, mong được sung sướng thì đó không phải tu để được giác ngộ-giải thoát. 
Đức Phật thường dạy: “Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai.” Nếu Phật có quyền ban phước giáng họa cho người thì chắc rằng Phật không dạy chúng ta phải nhẫn nhục, phải từ bi và tu nhân quả. Ta gây nhân tốt thì được quả tốt, gây nhân xấu thì chịu quả xấu. Nếu Phật cho được thì chúng ta đâu cần gieo nhân tốt làm chi, cứ lạy Phật thì Phật sẽ cho. Vậy Phật có cứu chúng ta không? Phật chỉ cho chúng ta một con đường vượt thoát mọi khổ đau, ai đi đúng đường thì an vui hạnh phúc, ai đi sai đường thì phiền muộn đau khổ
Cho nên, chúng ta tu Phật là phải mở rộng lòng từ bi và đức nhẫn nhục. Sự nhẫn nhục, từ bi đó phải từ sự tu sửa của chúng ta chớ không phải từ nơi đâu đem đến. Công phu có được chính do sự huân tập hàng ngày mà thành tựu. Vì vậy, chúng ta nên tập đức từ bi, nhẫn nhục trong từng giây phút trong cuộc sống để có đủ đạo lực khi gặp các chướng duyên. Ngày này, giờ này chúng ta thấy thua thiệt nhưng phước đức sẽ sâu dày ở nhiều đời, nhiều kiếp không bao giờ mất. 
Sở dĩ Đức Phật nhiều lần bị huỷ nhục, bị mắng chửi nhưng Ngài vẫn im lặng, không đính chính là vì Ngài đã an nhiên, tự tại, làm chủ được bản thân. Chúng ta thấy, những gì đang diễn ra và đang xảy ra trước mắt đều là vô thường, thoáng qua nhanh.  
Thế nên, việc tu hành của chúng ta cũng vậy, trước tiên ta phải nhiếp phục ý nghĩ, không cho nó âm ỉ sôi sục bên trong mà phát ra lời nói ác độc cùng lời nói hủy nhục. Nguyên nhân chính từ sự bực tức hay không hài lòng, vừa ý một việc gì đó nên ta mất bình tĩnhđiên tiết nói những lời cuồng nộ. 
Sở dĩ ta nói lời nóng giận vì ta lầm chấp mình đúng, người sai. Ai không làm theo ý mình thì ta bực bội, tức tối rồi sinh ra thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách hủy nhục lẫn nhau. Từ sự thấy biết sai lầm mà ta cố chấp, người trước nói thế nào thì người sau bắt chước làm vậy nên mới có sự chê bai, hủy nhục lẫn nhau mà vô tình phỉ báng lời Phật dạy. Chúng ta không biết rằng lời Phật dạy là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo căn cơ, trình độsở thích của mỗi người mà Phật hướng dẫn Pháp tu thích hợp
Chính bởi thế nên sống ở đời chúng ta cần phải sáng suốt nhận định đúng sai mà làm chủ bản thân để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

SẮC MÀU CUỘC SỐNG 
Cuộc đời sẽ trở nên vô cảm khi chúng ta sống không có tấm lòng từ - bi - hỷ - xả. Nếu như chúng ta sống bằng trái tim thông thường thì con người dễ dính mắc vào các tình cảm riêng tư. Đó là tình trạng mà ai cũng phải vấp phải nhất là người nữ. Chúng ta kính trọng yêu thương dành tình cảm cho những người thân mình, bạn bè mình không có khó khăn gì, phần đông đa số ai cũng có thể làm được, ngoại trừ một số ít người sống trong vô cảm. 
Khi Đức Phật nói về tâm từ bi rộng lớn là Ngài muốn nói đến một thứ tình cảm không có sự phân biệt trong trái tim. Tình cảm cao thượng đó đòi hỏi chúng ta phải biết yêu thương tất cả mọi người như một người mẹ hiền thương đứa con duy nhất của mình vậy. Đó là thứ tình không vị kỷ, mà ở đó là tình thương không phân biệt màu da, dòng máu hay chủng tộc; là thứ tình ngọt ngào tắm mát xoa dịu nỗi đau nhân thế. Đó là thứ tình trải tâm từ ban rải khắp chúng sinh. Chỉ đơn giản thôi khi thấy một nụ cười của người lòng ta cũng hoan hỷ vui theo, hay là sự đồng cảm khi một giọt nước mắt lăn trên má của một người nào đó trong biển đời vô định, là sự xót thương đối với những người gặp khổ đau bất hạnh, là lời an ủi động viên mỗi khi ai đó vấp ngã , đôi khi cũng chỉ là một hành động nhỏ khi ta đưa cánh tay của mình dìu một cụ già qua đường,... Và có những lúc ánh mắt ta bắt gặp một cử chỉ yêu thương của một con vật mà ta yêu quý dù nó không hề biết nói nhưng đã làm ta nhớ mãi khôn nguôi rồi ngậm ngùi thương cảm. Cuộc sống là vậy đó. 
Đôi lúc chúng ta tự hỏi: cuộc sống có màu gì vậy?. Rất đơn giản thôi đó là: " màu trong mắt ta". Cuộc sống vốn dĩ có muôn màu: là màu xanh của lá, là màu nâu của đất, là màu vàng của nắng,...và các màu của muôn loài mà thiên nhiên ban tặng. Nhưng có một điều chúng ta phải luôn nhớ rằng: dù cuộc sống có màu gì thì nó cũng tùy thuộc vào ánh mắt chúng ta nhìn và trái tim chúng ta cảm nhận, miễn sao đừng bao giờ để cuộc sống có màu "chết" trong mắt chúng ta.


Bài đọc thêm:
Nhân quả và số phận con người







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45599)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.