Chư Thiền Đức Nhật Bản Tập 3 (song ngữ Việt-Anh)

02/11/20174:03 SA(Xem: 14111)
Chư Thiền Đức Nhật Bản Tập 3 (song ngữ Việt-Anh)
Tập I Tập II Tập III Tập IV
 
THIỆN PHÚC
CHƯ THIỀN ĐỨC 
NHẬT BẢN
ZEN VIRTUES JAPAN
VIỆT-ANH | VIETNAMESE-ENGLISH
TẬP BA | VOLUME THREE
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại
 Chu Thien Duc Nhhat Ban Tap 3
MỤC LỤC THEO MẪU TỰ
TABLE OF CONTENT ON ALPHABETICAL ORDERS
TẬP BA| VOLUME THREE
 
A
An Cốc Bạch Vân—Hakuun Yasutani Ch.12 (E)(X) 1765
Ẩn Nguyên Long Kỳ—Ingen Ryuki Ch.12 (C-3) 1846
B
Bạch Ẩn Huệ Hạc—Hakuin Ch.12 (B-6)(V) 1603
Bạch Vân Huệ Hiểu—Hakuun Egyo Ch.12 (B-2D-3a)(II) 1510
Baiyu-Jikushin Ch.12 (D-4)(VI) 1729
Bàn Khuê Vĩnh Trác—Bankei Eitaku Ch.12 (B-6)(VI) 1626
Bạt Đội Đắc Thắng—Bassui Tokusho Ch.12 (B-4)(X) 1564
Bổn Hưng—Honko Ch.12 (D-4)(X) 1731
Butsugai Ch.12 (H)(III) 1803
Buttsu Ch.12 (H)(IV) 1806
C
Cao Phong Hiển Nhật—Kao-feng Hsien-ru Ch.12 (B-2D-4a)(I) 1514
Cao Tuyền Tính Đôn—Kao-ch'uan Hsing-tun Ch.12 (C-4a)(II) 1696
Chánh Thọ Lão Ông—Shoju Rojin Ch.12 (B-5)(X) 1580
Chiyono Ch.12 (B-2D-4a)(II) 1514
Chodo Ch.12 (B-8)(XXVII) 1665
Cô Phong Giác Minh—Kôhô Kakumyô Ch.12 (A-5b-2)(II) 1479
Cô Vân Hoài Trang—Koun Ejô Ch.12 (A-2b2)(I) 1460
Cực Ngoan Hành Di—Gangyoku Gyômi Ch.12 (B-2E-2)(III) 1519
D
Diện Sơn Đoan Phương—Menzan Zuiho Ch.12 (D-4)(IX) 1731
Đ
Đại Chuyết Tổ Năng—Daisetsu Sonô Ch.12 (A-5a-2)(II)(A) 1477
Đại Đăng Quốc Sư—Daito Kokushi Ch.12 (B-6)(I) 1589
Đại Hưu Chánh Niệm—Daikyu Ch.12 (B-8)(XLVI) 1673
Đại Liễu—Dairyo Ch.12 (G)(IV) 1798
Đại Minh Quốc Sư—Daimin Kokushi Ch.12 (B-8)(VII) 1659
Đại Ngu Tông Trước—Daigu Sôchiku Ch.12 (B-8)(XL) 1671
Đại Nguyên Tông Chơn—Daigen Soshin Ch.12 (B-8)(XLV) 1673
Đại Nhật Năng Nhẫn—Dainin Nonin Ch.12 (B-5)(III) 1577
Daisetsu Sonô 1662
Đại Trùng Tông Thuần—Daichuâ Sôshin Ch.12 (A-5c)(III) 1480
Đại Ứng Quốc Sư—Daio Kokushi Ch.12 (B-6)(II) 1591
Đào Thủy—Tosui Ch.12 (G)(III) 1797
Đạo Nguyên Hy Huyền—Dogen Ch.12 (D-2) 1707
Đạo Quang Phổ Chiếu—Ejo Ch.12 (D-4)(I) 1727
Đạo Sanh—Dosho Ch.12 (A-1a-2)(I) 1454
Đoan Phương 1731
Đơn Đồng Đại Nhẫn—Dainin Katagiri Ch.12 (D-5)(I) 1739
Độc Trạm—Dokutan Ch.12 (C-4a)(IV) 1697
Đông Lãnh Viên Từ—Torei Enji Ch.12 (B-7)(I) 1637
Đông Nham Huệ An—Togan Ean Ch.12 (B-8)(VIII) 1659
F
Fugai Ekun Ch.12 (I)(VII) 1836
G
Gako Ch.12 (I)(XXIV) 1868
Genro Ch.12 (H)(VI) 1807
Gesshuâ Shuâko 1843
Giác Thiềm Hoài Giám—Kakuzen Ekan Ch.12 (A-2b2)(II) 1463
Gitten Gensho 1797
Gokei Sôton Ch.12 (B-8)(XXX) 1666
Gomizunoo Ch.12 (C-4c)(I) 1699
Gôchô Kankai Ch.12 (I)(XXVIII) 1882
H
Hoằng Pháp Đại Sư—Kobo Daishi Ch.12 (A-1a-3)(I) 1454
Hổ Quan Sư Luyện—Kokan Shiren Ch.12 (B-2D-3b)(I)(1) 1510
Huệ Ngạc—Egaku Ch.12 (B-8)(I) 1657
Hưng Chính—Kosho Uchiyama Ch.12 (D-5)(III) 1740
I
Inzan 1676
Isshi Bunshu Ch.12 (I)(V) 1832
Izu Ch.12 (B-8)(XLVII) 1676
J
Jimon Ch.12 (H)(VII) 1807
Jiun Sonja Ch.12 (I)(XXVI) 1875
Joso Ch.12 (I)(XXXI) 1888
K
Kaigan Ch.12 (H)(VIII) 1808
Kakua Ch.12 (A-1b)(I) 1455
Kansan Ch.12 (H)(V) 1807
Kennett Roshi, Jiyu Ch.12 (D-5)(VI) 1745
Khê Tiên—Keisen Ch.12 (E)(II) 1751
Konoe Nobutada Ch.12 (I)(I) 1825
Kôgetsu Sôgan Ch.12 (I)(III) 1829
Kôsen Sôon Ch.12 (B-8)(LI) 1676
L
Lan Khê Đạo Long—Rankei Doryu Ch.12 (B-4)(II) 1532
Lãng Dự Tạng Tẩu—Zoso Royo Ch.12 (B-3c)(I) 1525
Liễu Am Quế Ngộ—Liao-an Kuei-wu Ch.12 (B-5)(IX) 1579
Liễu Nhiên Minh Toàn—Ryonen Myozen Ch.12 (B-3b)(I) 1524
Liễu Tâm Đại Hiết—Taiketsu Ryoshin Ch.12 (B-3d)(I) 1579
Linh Mộc Chánh Tam—Suzuki Shosan Ch.12 (E)(IV) 1753
Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang—Daisetz Teitaro Suzuki Ch.12 (D-6) 1747
Linh Mộc Trùng Thành—Suzuki Shigenari Ch.12 (E)(V) 1762
Linh Mộc Tuấn Long—Shunryu Suzuki Ch.12 (D-5)(IV) 1743
Long Sơn Đức Kiến—Ryuâzan Tokken Ch.12 (A-4c)(3) 1475
Lương Khoan Đại Ngu—Daigu Ryokan Ch.12 (I)(XXVII) 1878
M
Minh Am Vinh Tây—Myoan Eisai Ch.12 (B-4)(I) 1572
Minh Toàn—Myozen Ryonen Ch.12 (A-1b)(III) 1456
Mộc Anh Tính Thao—Mu-an Hsing-t'ao Ch.12 (C-4a)(I) 1846
Mộng Sơn Sơ Thạch—Muso Soseiki Ch.12 (B-4)(VIII) 1554
N
Nakagawa Sôen Roshi Ch.12 (B-8)(LIX) 1682
Nam Phố Thiệu Minh—Nampo Jomyo Ch.12 (B-6)(II) 1591
Nan'in Ch.12 (G)(VI) 1799
Nantenbô Ch.12 (I)(XXX) 1884
Nga Sơn Huệ Trác—Gasan Jito Ch.12 (B-7)(II) 1644
Ngẫu Trung Châu Cập—Guchun Shugyo Ch.12 (B-4)(XIII) 1574
Nghi Sơn—Gisan Ch.12 (H)(XXI) 1822
Nghĩa Chuẩn—I-chun Ch.12 (A-2b3)(III) 1467
Nghĩa Diễn—I-yian Ch.12 (A-2b3)(II) 1467
Nghĩa Đường Chu Tín—Gido Shushin Ch.12 (B-2D-4c)(III) 1517
Nghĩa Thiên Huyền Chiếu—Giten Genshô Ch.12 (B-8)(XXV) 1663
Nghĩa Vân—Giun Ch.12 (D-3b-1)(I) 1719
Ngoan Cực Hành Di—Gangyoku Gyômi Ch.12 (A-3b)(IV) 1472
Ngột Am Phổ Ninh—Gottan-funei Ch.12 (A-3b)(V) 1473
Ngu Đường Tông Thật—Gudô Tôshoku Ch.12 (B-8)(XXXIX) 1670
Nguyên Điền Tổ Nhạc—Sogaku Harada Ch.12 (H)(XX) 1820
Nguyệt Am Tông Quang—Gettan Sôkô Ch.12 (A-5c)(IV) 1481
Nguyệt Chu Thọ Quế—Gesshuâ Jukei Ch.12 (A-5a-2)(II)(C) 1478
Nguyệt Lâm Đạo Kiểu—Gatsurin Doko Ch.12 (B-8)(XIV) 1661
Nhất Hoa Thạc Do—Ichige Sekiyu Ch.12 (A-5a-2)(II)(B) 1478
Nhất Hưu Tông Thuần—Ikkyu Sojun Ch.12 (B-6)(IV) 1594
Nhất Sơn Nhất Ninh—I-shan I-ning Ch.12 (B-2E-3)(I) 1520
Nhật Phong Tông Thuấn—Nippo Soshun Ch.12 (B-8)(XXII) 1663
Như Nghĩa—Sokuhi Nyoichi Ch.12 (I)(XIII) 1849
Nhữ Lâm Lương Tá—Ju-lin Ch.12 (B-8)(XVI) 1662
Ninh Phản 1745
O
Oánh Sơn Thiệu Cần—Keizan Jokin Ch.12 (D-3c)(I) 1720
Ogino Dokuon Ch.12 (B-8)(LII) 1677
O-san Ch.12 (H)(XII) 1812
Ôn Sơn—Inzan Ch.12 (B-7)(III) 1646
P
Phá Am Tổ Tiên—P'o-an Ts'u-tien Ch.12 (B-2D-2)(I) 1509
Phí Ẩn Thông Dung—Fei-yin T'ung-jung 1691
Phong Ngoại—Fugai Ch.12 (D-5)(II) 1740
Phong Ông Tổ Nhất—Hôô Soichi Ch.12 (A-5c)(II) 1480
Phổ Môn—Fumon Ch.12 (B-8)(VI) 1659
Q
Quách Am Sư Viễn—Kakuan Shion Ch.12 (A-2b1)(I) 1459
Quan Sơn Huệ Huyền—Kanzan Egen Ch.12 (B-4)(VII) 1551
Quế Am Huyền Thụ—Kuei-an Ch.12 (B-8)(XXXII) 1668
Quy Am Tổ Viên—Kian Soen Ch.12 (B-8)(XII) 1661
R
Ranryo Ch.12 (H)(XIII) 1813
Reigen Etô Ch.12 (I)(XXIII) 1866
Ryônen Genso Ch.12 (I)(XIX) 1861
Ryozai Ch.12 (B-7)(VII) 1655
S
Sách Ngạn Chu Lương—Chou-liang Ch.12 (B-8)(XXXIV) 1669
Sasaki Doppo Ch.12 (E)(XIV) 1773
Sasaki Shigetsu Ch.12 (H)(XIV) 1814
Satsume Ch.12 (H)(I) 1801
Seigan Sôi Ch.12 (I)(VI) 1835
Sekkô Sôshin Ch.12 (B-8)(XXVIII) 1666
Senno Rikyuâ Ch.12 (B-8)(XXXV) 1669
Settan Ch.12 (H)(XV) 1814
Shaku Sôen Ch.12 (B-8)(LV) 1679
Shibayama Zenkai Ch.12 (B-8)(LVI) 1681
Shin'entsu Ch.12 (I)(XVII) 1855
Shoshan Ch.12 (B-8)(LVII) 1681
Shôkadô Shôjô Ch.12 (I)(IV) 1831
Shun'ô Reizan Ch.12 (B-8)(XXI) 1663
Shunsô Shôju Ch.12 (I)(XXV) 1873
Sokai Ch.12 (B-8)(LVIII) 1681
Sonome 1775
Suiô Genro 1652
Sùng Truyền—Ch'ung-ch'uan Ch.12 (B-8)(XXXVII) 1669
Sư Man—Shihman Ch.12 (B-8)(XLII) 1672
T
Taigen Ch.12 (H)(XVI) 1816
Taigu Ch.12 (H)(XVII) 1816
Taiho Ch.12 (I)(XX) 1864
Tanzan Ch.12 (G)(V) 1798
Tao-che Ch'ao-yuan 1699
Tâm Địa Giác Tâm—Shinchi Kakushin Ch.12 (B-2a)(I) 1578
Tần Huệ Ngọc—Hata Ch.12 (E)(XI) 1769
Tây Giản Tử Đàm—Seikan Shidon Ch.12 (B-5)(VII) 1579
Tây Hành—Saigyo Ch.12 (B-8)(III) 1657
Tây Tiếu Thừa Đoài—Hsi-hsiu Sheng-t'uai Ch.12 (B-8)(XXXVI) 1669
Teishu Ch.12 (I)(XIV) 1851
Tenkei Ch.12 (E)(III) 1751
Tetsuô Sôkatsu Ch.12 (H)(XVIII) 1818
Thác Cốc Triện Tông—Takiya Takushyu Ch.12 (B-8)(LIII) 1678
Thạch Thất Thiện Cửu—Shih-she Ch.12 (B-8)(XV) 1661
Thạch Y—Shih-yi Ch.12 (E)(VIII) 1765
Thái Tiên Đệ Tử Hoàn—Taisen Deshimaru Ch.12 (B-8)(LX) 1682
Thản Sơn—T'an-shan Ch.12 (E)(IX) 1765
Thanh Chuyết—Seisetsu Ch.12 (B-8)(XXVI) 1664
Thanh Sơn Tuấn Đồng—Shundo Aoyama Ch.12 (E)(XII) 1770
Thánh Nhất—Shoichi Ch.12 (B-8)(V) 1659
Thần Tử Vinh Tôn—Shinshi Esion Ch.12 (B-8)(IV) 1658
Thiên Hải—T'ien-hai Ch.12 (D-4)(VIII) 1751
Thiên Kỳ Như Huyễn—Nyogen Senzaki Ch.12 (E)(XIII) 1772
Thiết Ngưu Đạo Cơ—Tetsugyuâ Ch.12 (I)(XV) 1852
Thiết Nhãn Đạo Quang—Tetsugen Dôkô Ch.12 (I)(XVI) 1855
Thiệu Minh Sách—Chao-ming Tse Ch.12 (B-2E-5)(I) 1521
Thịnh Vĩnh Tôn Hưng—Morinaga Soko Ch.12 (E)(XV) 1774
Thọ Ông Tông Bật 1492
Thoại Khê Châu Phụng—Zuikei Shuho Ch.12 (B-8)(XXIV) 1663
Thối Canh Hành Dũng—Taiko Gyoyu Ch.12 (B-5)(I) 1577
Thuyên Huệ—Senne Ch.12 (D-4)(III) 1727
Thừa Hỗ—Shenghu Ch.12 (B-8)(XXIX) 1666
Tịch Thất Nguyên Quang—Yakusitsu Genko Ch.12 (B-4)(IX) 1563
Tịch Viên—Chi-yuan Ch.12 (D-3a)(II) 1719
Tiên Nhai Nghĩa Phạm—Sengai Gibon Ch.12 (B-2B-3a-2)(III)(1) 1495
Torio Tokuan Ch.12 (E)(VI) 1762
Tông Phong Diệu Siêu—Shuâho Nyôchô Ch.12 (B-4)(VI) 1543
Tôyô Eichô Ch.12 (B-8)(XXXIII) 1668
Trác Châu—Takujuâ Kosen Ch.12 (B-7)(IV) 1649
Trạch Am Tông Bành—Takuan Soho Ch.12 (I)(II) 1826
Trạch Mộc Hưng Đạo—Sawaki Ch.12 (E)(XVII) 1776
Trạch Viên Vinh Triêu—Shakuen Eicho Ch.12 (B-3b)(III) 1475
Triệt Ông Nghĩa Hanh—Tehô Gikô Ch.12 (B-2B-1)(II)(4) 1491
Triệt Thông Nghĩa Giới—Tettsu Gikai Ch.12 (A-2b3)(I) 1727
Trung Đế—Chungti Ch.12 (B-8)(XX) 1662
Trung Nham Viên Nguyệt—Chugan Engetsu Ch.12 (D-4)(IV) 1729
Trung Phong Minh Bổn—Chung-feng Ming-pen Ch.12 (C-2)(IV) 1689
Trùng Thông Tôn Dục—Soiku Shigematsu Ch.12 (E)(XVIII) 1776
Trường Sa—Chosa Ch.12 (B-7)(V) 1651
Tsu-an Ch.12 (H)(II) 1803
Tuấn Ông Lịnh Sơn—Shn'ô Reizan Ch.12 (A-5b-2)(IV) 1480
Tung Sơn Cư Trung—Tsung-shan Chu-chung Ch.12 (B-8)(XIII) 1661
Tùng Nguyên Sùng Nhạc—Sung-yuan Ch'ung-yueh Ch.12 (B-2C-2)(I) 1506
Tùng Vĩ Ba Tiêu—Matsuo Basho Ch.12 (I)(XVIII) 1857
Túy Ông Nguyện Lư—Suiwo Genro Ch.12 (B-7)(VI) 1652
Tuyết Châu Đẳng Dương—Sesshu Toyo Ch.12 (B-8)(XXXI) 1667
Tuyết Giang Tông Thâm 1481
Tuyết Nham Tổ Khâm—Hsueh-yen Tsu-chin Ch.12 (C-2)(III) 1687
Tuyết Thôn Hữu Mai—Sesson Yuâbai Ch.12 (B-2E-4)(II) 1520
Từ Vân Diệu Ý—Jiun Myoi Ch.12 (B-4)(XIV) 1574
Tượng Pháp—Zobo Ch.12 (E)(XIX) 1777
U
Umpo Ch.12 (B-8)(XXXVIII) 1670
Ungo Kiyô Ch.12 (I)(VIII) 1839
Utame Ch.12 (H)(XIX) 1820
V
Vạn An—Man-an Ch.12 (E)(VII) 1763
Văn Thủ—Wen-shou Ch.12 (B-8)(XLI) 1672
Vân Chương Nhất Khánh—Yun-chang I-ch'ing Ch.12 (B-8)(XXIII) 1663
Viên Nhĩ Biện Viên—Enni Bennen Ch.12 (B-4)(III) 1533
Viên Thông—Entsu Ch.12 (C-4d)(I) 1700
Viên Thông Đại Ứng—Enzui Daio Ch.12 (D-4)(VII) 1729
Vinh Triêu—Shakuen Eicho Ch.12 (B-8)(IX) 1578
Vô Chuẩn Sư Phạm—Mujun shiban Ch.12 (A-3a) 1469
Vô Học Tổ Nguyên—Mugaku Sogen Ch.12 (B-4)(IV) 1537
Vô Minh Huệ Tánh—Mumyo Esho Ch.12 (B-2c-2)(II) 1507
Vô Nan—Bu'nan Shido Ch.12 (B-5)(XI) 1584
Vô Nhân Tông Nhân 1492
Vô Quan Phổ Môn—Fumon Ch.12 (B-4)(V) 1542
Vô Trụ Đạo Hiếu 1660
Vô Trước Đạo Trung—Mujaku Dôchyu Ch.12 (B-8)(XLIV) 1672
Vô Tượng Tĩnh Chiếu—Wu-hsiang Hsing-zhao Ch.12 (B-8)(XI) 1660
Vô Văn Nguyên Tuyển—Mubun Gensen Ch.12 (B-4)(XII) 1573
X
Xuân Ốc Diệu Ba—Shunoku Myoha Ch.12 (B-4)(XI) 1573
Y
Yamamoto Gempo Ch.12 (B-8)(LIV) 1678
Yuren 1810
Yushoshi 1811
Z
Zeshin Ch.12 (D-4)(XII) 1737

MỤC LỤC THEO DÒNG TRUYỀN THỪA
TABLE OF CONTENT ON LINEAGES OF TRANSMISSION
TẬP BA
VOLUME THREE
Lời Giới Thiệu—Introduction 1425
Lời Đầu Sách—Preface 1429
CHƯƠNG MƯỜI HAI—CHAPTER TWELVE
CHƯ THIỀN ĐỨC TRONG CÁC THIỀN PHÁI NHẬT BẢN
ZEN VIRTUES IN JAPANESE ZEN SCHOOLS (p.1435)
(A-1) Những Dòng Thiền Nhật Bản Thời Sơ Kỳ—Japanese Zen Lines Of Early Periods 1453
(A-1a-1)Thời Kỳ Tiền Thiền Tại Nhật Bản—Before-Zen Period in Japan 1453
(A-1a-2)Những Nhà Tiên Phong Trong Thời Kỳ Tiền Thiền Tại Nhật Bản—The Pioneers in the
Before-Zen Period in Japan 1454
(A-1a-3) Hoằng Pháp Đại Sư Và Thiền Phái Của Chân Ngôn Tông Nhật Bản—Hung-Fa Ta-Shih
And The Japanese Shingon Zen Sect 1454
(A-1b) Những Nhà Tiên Phong Trong Thiền Tông Nhật Bản—The Pioneers In Japanese Zen Schools 1455
(A-2) Đạt Ma Tông Nhật Bản—Japanese Bodhidharma School 1459
(A-2a) Khai Tổ: Đại Nhật Năng Nhẫn—Founding Patriarch: Zen Master Dainichi Nonin 1459
(A-2b1) Nối Pháp Đại Nhật Năng Nhẫn—Zen Master Dainichi Nonin's Heirs 1459
(A-2b2) Nối Pháp Quách Am Sư Viễn—Zen Master Kakuan Shion's Dharma Heirs 1460
(A-2b3) Nối Pháp Giác Thiền Hoài Giám—Zen Master Kakuzen Ekan's Dharma Heirs 1464
(A-3) Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm Và Những Đệ Tử Nối Pháp—Zen Master Wu-Chun Shih-Fan
And His Dharma Heirs 1469
(A-3a) Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm—Zen Master Wu-Chun Shih-Fan 1469
(A-3b) Những Đệ Tử Nối Pháp Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm—Zen Master Wu-Chun Shih-Fan's
His Dharma Heirs 1470
(A-4) Thiền Sư Minh Am Vinh Tây Và Những Đệ Tử Nối Pháp—Zen Master Myoan Eisai And His
Dharma Heirs 1475
(A-4a) Thiền Sư Minh Am Vinh Tây—Zen Master Myôan Eisai 1475
(A-4b) Nối Pháp Thiền Sư Minh Am Vinh Tây—Zen Master Myôan Eisai's Dharma Heirs 1475
(A-4c) Nối Pháp Thiền Sư Trạch Viên Vinh Triêu—Zen Master Shakuen Eichô's Dharma Heirs1475
(A-5) Những Dòng Truyền Thừa Song Song Với Dòng Chính Thiền Tông Lâm Tế—The Collateral
Lines Of The Main Line Of The Rinzai Zen 1477
(A-5a-1) Dòng Thiền Huyễn Trụ—The Genju Zen Line 1477
(A-5a-2) Pháp Tử Nối Pháp Dòng Thiền Huyễn Trụ—Dharma Heirs Of The Genju Zen Line 1477
(A-5b) Dòng Thiền Giác Tâm—The Hotto Zen Line 1479
(A-5b-1) Tổng Quan Về Dòng Thiền Giác Tâm—An Overview Of The Hotto Zen Line 1479
(A-5b-2) Chư Thiền Đức Trong Dòng Thiền Giác Tâm—Zen Virtues Of The Hotto Zen Line 1479
(A-5c) Dòng Thiền Nguyệt Am—The Gettan Zen Line 1480
(A-5d) Dòng Thiền Tuyết Giang—The Sekko Zen Line 1481
(B) Lâm Tế Tông Nhật Bản—The Japanese Rinzai School 1483
(B-1) Tổng Quan Về Tông Lâm Tế Nhật Bản Và Những Dòng Truyền Thừa—An Overview Of The
Japanese Rinzai School And Its Lineages Of Transmission 1483
(B-2) Thiền Phái Dương Kỳ—The Yang-Chi Zen Sect 1485
(B-2A) Thiền Phái Dương Kỳ Và Hai Vị Tổ Tâm Địa Giác Tâm Và Bạt Đội Đắc Thắng—The YangChi
Zen Sect And Patriarchs Shinchi Kakushin And Bassui Tokusho 1485
(B-2B) Thiền Phái Dương Kỳ Với Dòng Chính Tông Lâm Tế—The Yang-Chi Zen Sect With The
Japanese Main Lines Of The Rinzai School 1489
(B-2B-1) Dòng Truyền Thừa Và Những Khai Tổ Lâm Tế Tông Nhật Bản—The Lineages of
Transmission and Founding Patriarchs of the Japanese Rinzai School 1489
(B-2B-2) Thiền Sư Quan Sơn Huệ Huyền và Thiền Phái Diệu Tâm Tự—Zen Master Kanzan Egen
and the Myôshinji Zen Sect 1491
(B-2B-3) Chư Thiền Đức Lâm Tế Tông Nhật Bản—Zen Master in the Japanese Rinzai School 1492
(B-2B-3a) Chư Thiền Đức Sau Quan Sơn Huệ Huyền—Zen Virtues After Kanzan-Egen 1492
(B-2B-3a-1) Chư Thiền Đức Sau Đông Dương Anh Triêu—Zen Virtues After Tôyô Eicho 1493
(B-2B-3a-2) Chư Thiền Đức Sau Đặc Phương Thiền Kiệt—Zen Virtues After Tokuhô Zenketsu 1494
(B-2B-3b) Chư Thiền Đức Sau Triệt Ông Nghĩa Hanh—Zen Virtues After Tetttô Gikô 1501
(B-2B-3b-1) Chư Thiền Đức Sau Xuân Ốc Tông Viên—Zen Virtues After Shun'oku Sôen 1503
(B-2B-3b-2) Chư Thiền Đức Sau Nhất Đống Thiệu Trích—Zen Virtues After Ittô Shôteki 1503
(B-2C) Thiền Phái Dương Kỳ Với Vĩnh Nguyên Tự Phái—Yang-Chi Zen Sect With Eigenji-Ha 1504
(B-2C-1) Dòng Dương Kỳ với Vĩnh Nguyên Tự Phái và Tổ Tịch Thất Nguyên Quang—Lineages of
Yang-chi with Eigenji Zen Sect and Patriarch Kakushitsu Genko 1504
(B-2C-2) Thiền Đức Dòng Vĩnh Nguyên Tự—Zen Virtues of the Lineage of Eigenji Zen Sect 1506
(B-2C-3) Sơ Tổ Vĩnh Nguyên Tự: Thiền Sư Tịch Thất Nguyên Quang—The First Patriarch of the
Eigen Monastery: Zen Master Kakushitsu Genko 1507
(B-2D) Thiền Phái Dương Kỳ Với Hai Vị Tổ Vô Học Tổ NguyênViên Nhĩ Biện Viên—The YangChi
Zen Sect And Patriarchs Wu-Hsueh Tsu-Yuan And Enni Ben'en 1507
(B-2D-1) Những Dòng Truyền Thừa—Lineages of Transmission 1507
(B-2D-2) Các Vị Tổ Trước Thời Khai Sơn Các Thiền Phái Viên Giác Tự và Đông Phước Tự—
Patriarchs Before the Founding of Engakuji-ha and Tonfukuji-ha Zen Sects 1509
(B-2D-3) Tổ Khai Sơn Thiền Phái Đông Phước Tự: Thiền Sư Viên Nhĩ Biện Viên—Founding
Patriarch of the Tonfukuji-ha Zen Sect: Zen Master Enni Ben'en 1509
(B-2D-3a) Thế Hệ Thứ Nhì Thiền Phái Đông Phước Tự: Nối Pháp Thiền Sư Viên Nhĩ Biện Viên—
The Second Generation of the Tonfukuji-ha Zen Sect: Enni Ben'en's Dharma Heirs 1509
(B-2D-3b) Thế Hệ Thứ Ba Thiền Phái Đông Phước Tự—The Third Generation of the Tonfukuji-ha
Zen Sect 1510
(B-2D-3c) Thế Hệ Thứ Tư Thiền Phái Đông Phước Tự—The Fourth Generation of the Tonfukuji-ha
Zen Sect 1513
(B-2D-4) Tổ Khai Sơn Thiền Phái Viên Giác Tự: Vô Học Tổ Nguyên—Founding Patriarch of the
Engakuji-ha Zen Sect: Zen Master Wu-Hsueh Tsu-Yuan 1514
(B-2D-4a) Thế Hệ Thứ Nhì Thiền Phái Viên Giác Tự—The Second Generation of the Engakuji-ha
Zen Sect 1514
(B-2D-4b) Thế Hệ Thứ Ba Thiền Phái Viên Giác Tự: Nối Pháp Cao Phong Hiển Nhật—The Third
Generation of the Engakuji-ha Zen Sect: Muso-Kokushi's Dharma Heirs 1516
(B-2D-4c) Thế Hệ Thứ Tư Thiền Phái Viên Giác Tự: Nối Pháp Mộng Song Sơ Thạch—The Fourth
Generation of the Engakuji-ha Zen Sect: Muso-Soseki's Dharma Heirs 1516
(B-2D-4d) Thế Hệ Thứ Năm Thiền Phái Viên Giác Tự—The Fifth Generation of the Engakuji-ha
Zen Sect 1518
(B-2D-4e) Sau Thế Hệ Thứ Sáu Thiền Phái Viên Giác Tự—After The Sixth Generation of the
Engakuji-ha Zen Sect 1518
(B-2E) Phái Dương Kỳ Và Dòng Thiền Nhất Sơn—Yang-Chi Zen Sect And The Line Of I-Shan 1519
(B-2E-1) Những Dòng Truyền Thừa Trước Thiền Sư Nhất Sơn Nhất Ninh—Lineages of
Transmission Before Zen Master I-shan I-ning 1519
(B-2E-2) Các Bậc Tiền Bối Của Thiền Sư Nhất Sơn Nhất Ninh—The Elders of I-shn-I-ning 1519
(B-2E-3 ) Nối Pháp Ngoan Cực Hành Di—Zen Master Gangyoku Gyômi's Dharma Heirs 1519
(B-2E-4 ) Nối Pháp Thiền Sư Nhất Sơn Nhất Ninh—Zen Master I-shn-I-ning's Dharma Heirs 1520
(B-2E-5) Chư Thiền Đức Khác Trong Dòng Thiền Dương Kỳ Nhật Bản—Other Zen Virtues in the
Japanese Zen Lineage of Yang-chi 1521
(B-3) Phái Hoàng Long Với Kiến Nhân Tự Và Tổ Minh Am Vinh Tây—Huang-Lung Zen Sect With
Kennin Monastery And Patriarch Myoan Eisai 1523
(B-3a) Dòng Truyền Thừa Thiền Phái Hoàng Long—The Lineages of Transmission of Huang-Lung
Zen Sect 1523
(B-3b) Nối Pháp Thiền Sư Minh Am Vinh Tây—Zen Master Myoan Eisai's Dharma Heirs 1524
(B-3c) Nối PhápTrạch Viên Vinh Triêu—Zen Master Shakuen Eicho's Dharma Heirs 1525
(B-3d) Nối Pháp Thiền Sư Thối Canh Hành Dũng—Zen Master Taiko Gyoyu's Dharma Heirs 1525
(B-4) Mười Bốn Thiền Phái Trong Tông Lâm Tế Nhật Bản—Fourteen Zen Branches Of The
Japanese Rinzai School 1527
(B-5) Chư Thiền Đức Nhật Bản Tông Lâm Tế Trước Thời Trung Hưng—Japanese Zen Virtues of the
Rinzai School Before the Restoration Period 1577
(B-6) Chư Thiền Đức Nhật Bản Tông Lâm Tế Thời Trung Hưng—Japanese Zen Virtues Of The
Rinzai School During The Restoration Period 1589
(B-7) Chư Thiền Đức Nhật Bản Tông Lâm Tế Thời Cận Đại—Japanese Zen Virtues Of The Rinzai
School During The Modern Period 1637
(B-8) Chư Thiền Đức Nhật Bản Khác Thuộc Tông Lâm Tế—Other Japanese Zen Virtues Of The
Rinzai School 1657
(C) Thiền Phái Hoàng Bá Nhật Bản—The Japanese Obaku Zen Sect 1685
(C-1) Thiền Phái Hoàng Bá Nhật Bản và Những Dòng Truyền Thừa—The Japanese Obaku School
and Lineages od Transmission 1685
(C-2) Chư Tổ Trước Thời Ẩn Nguyên Long Kỳ—Patriarchs Before Ying-yuan Lung-chi 1686
(C-3) Thiền Sư Ẩn Nguyên Long Kỳ: Khai Tổ Thiền Phái Hoàng Bá Nhật Bản—Zen Master Yingyuan
Lung-chi: The Founding Patriarch of the Japanese Obaku Zen School 1691
(C-4) Chư Thiền Đức Thiền Phái Hoàng Bá Nhật Bản—Zen Virtues in the Japanese Obaku Zen
School 1696
(C-4a) Nối Pháp Ẩn Nguyên Long Kỳ—Zen Master Yin-yuan Lung-chi's Dharma Heirs 1696
(C-4b) Nối Pháp Thiền Sư Mộc Anh Tính Thao—Zen Master Mu-an Hsing-t'ao's Dharma Heirs1698
(C-4c) Chư Thiền Đức Khác Trong Thiền Phái Hoàng Bá Nhật Bản—Other Zen Virtues in the
Japanese Obaku Zen School 1699
(C-4d) Chư Thiền Đức Tông Hoàng Bá Không Rõ Hệ Truyền Thừa—Zen Virtues in the Japanese
Obaku Zen School Whose Lines of Transmission are Unclear 1700
(D) Thiền Tông Tào Động Nhật Bản—The Japanese Soto Zen School 1701
(D-1a) Những Dòng Truyền ThừaTổ Sư Trong Tào Động Tông Nhật Bản—Lineages Of
Transmission And Patriarchs Of The Japanese Soto School 1701
(D-1b) Những Bậc Tiền Bối Của Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Zen Master Dogen's Elders 1704
(D-1c) Những Dòng Thiền Tào Động Song Song Với Dòng Thiền Của Đạo Nguyên Hy Huyền—The
Collateral Lines Of Soto Zen Of Zen Master Dogen's Line 1704
(D-2) Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền: Sơ Tổ Tào Động Tông Nhật Bản—Zen Master Dogen Eithei,
The Founding Patriarch Of The Japanese Soto School 1707
(D-3) Chư Thiền Đức Nối Pháp Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Zen Master Dogen Eithei's
Dharma Heirs 1719
(D-3a) Thế Hệ Thứ Nhì Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Second Generation After Zen Master
Dogen Eithei 1719
(D-3b) Thế Hệ Thứ Ba Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền—Third Generation After Zen Master
Dogen Eithei 1719
(D-3b-1) Nối Pháp Thiền Sư Tịch Viên—Zen Master Chi-yuan's Dharma Heirs 1719
(D-3b-2) Nối Pháp Thiền Sư Cô Vân Hoài Trang—Zen Master Koun Ejô's Dharma Heirs 1720
(D-3c) Thế Hệ Thứ Tư Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền: Nối Pháp Thiền Sư Triệt Thông Nghĩa
Giới—Fourth Generation After Zen Master Dogen Eithei: Tettsu Gikai's Dharma Heirs 1720
(D-3d) Thế Hệ Thứ Năm Sau Thiền Sư Đạo Nguyên Hy Huyền: Nối Pháp Thiền Sư Oánh Sơn Thiệu
Cần—Fifth Generation After Zen Master Dogen Eithei: Zen Master Keizan Jokin 1725
(D-4) Chư Thiền Đức Khác Trong Tông Tào Động Nhật Bản—Other Zen Virtues Of The Japanese
Soto School 1727
(D-5) Chư Thiền Đức Tào Động Nhật Bản Thời Cận Đại—Zen Virtues Of The Japanese Soto School
In Modern Times 1739
(D-6) Thiền Sư Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang Và Sự Phát Triển Thiền Nhật Bản Trong
Thời Cận Đại—Zen Master D.T. Suzuki And The Development Of Japanese Zen In The Modern Time 1747
(E) Chư Thiền Đức Nhật Bản Khác—Other Japanese Zen Virtues 1751
(F) Chư Thiền Đức Nhật Bản Trong Các Thời Đại—Japanese Zen Virtues In Different Eras 1779
(F-1) Chư Thiền Đức Thời Đại Nại Lương (710-794)—Zen Virtues in the Nara Era 1779
(F-2) Chư Thiền Đức Thời Đại Bình An (794-1192)—Zen Virtues in the Heian Era 1779
(F-3) Chư Thiền Đức Thời Đại Liêm Thương (1195-1333)—Zen Virtues in the Kamakura Era 1780
(F-4) Thiền Đức Thời Đại Nam Bắc Triều (1333-1392)—Zen Virtues in the Nambokuchô Era 1783
(F-5) Chư Thiền Đức Thời Đại Thất Đinh-Túc Lợi Thị (1338-1573)—Zen Virtues in the MuromachiAshikaga
Eras 1784
(F-6) Chư Thiền Đức Thời Đại Azuchi-Đào Sơn (1573-1600)—Zen Virtues in the Azuchi (1568-
1582) & Momoyama (1582-1600) Eras 1787
(F-7) Chư Thiền Đức Thời Đại Giang Hộ-Đức Xuyên (1600-1868)—Zen Virtues in the EdoTokugawa
Eras 1789
(F-8) Chư Thiền Đức Thời Đại Minh Trị (1868-1912)—Zen Virtues in the Meiji Era 1793
(F-9) Chư Thiền Đức Thời Đại Đại Chánh (1912-1926)—Zen Virtues in the Taishô Era 1794
(F-10) Chư Thiền Đức Thời Đại Chiêu Hòa (1926-1989)—Zen Virtues in the Shôwa Era 1795
(G) Chư Thiền Đức Nhật Bản Không Rõ Tông Phái—Japanese Zen Virtues Without A Clear
Identification Of Schools 1797
(H) Chư Thiền Đức Nhật Bản Thời Cận Đại—Japanese Zen Virtues In The Modern Time 1801
(I) Chư Thiền Đức Kiêm Thi Sĩ, Họa Sĩ Hoặc Nhà Thư Pháp—Zen Virtues Who Were Also Poets,
Painters, or Calligraphers 1825
Sách Tham Khảo—References 1888


Lời Giới Thiệu

thích chơn thànhĐạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tửthuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộvà giải thoát. Thiện Phúc Trần Ngọc còn là tác giả của một loạt những bộ sách Phật giáo rất có giá trị như các bộ Đạo Phật Trong Đời Sống 10 Tập, Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức 1 Tập, Tâm Sự Với Cha Mẹ Và Tuổi Trẻ, Tự Điển Phật Học Việt-Anh Anh-Việt 6 Tập, Tự Điển Phật Học Anh-Việt 10 Tập, Thiên Trúc Tiểu Du Ký, Thiền SưPhật Pháp Căn Bản Việt-Anh 8 Tập, Thiền Trong ĐờiSống Việt-Anh 1 Tập, Những Đóa Hoa Vô Ưu Việt-Anh 3 Tập, Tự Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo Việt-Anh Anh-Việt 12 Tập.

Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bộ sách “Chư Thiền Đức” nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm“Chư Thiền Đức” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy bộ sách viết về cuộc đời và hành trạng của nhiều chư Thiền Đức tính từ thời Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả 4 tập đều bao gồm những tấm gương sống tu thật sống động rất đáng cho tất cả hàng hậu bốicủa chúng ta noi theo. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Chư Thiền Đức” nầy chắc chắn sẽ dễ dàng gặt hái được niềm an lạc trên bước đường tu tập của chính mình.

Qua bộ sách “Chư Thiền Đức,” chúng ta thấy rõ các bậc cổ đức của chúng ta áp dụng Thiền vào công việc của cuộc sống hằng ngày của các ngài, và kết quả phải đạt được bây giờ và ở đây. Thiền không phải tách rời với công việc hằng ngày, mà nó là một phần của đời sốngChúng ta vẫn tham gia các hoạt động thường nhật, nhưng giữ cho mình thoát được cảnh hối hả rộn rịp của thành phố và những phiền toái bực bội của thế gian, việc này nói dễ khó làm, nhưng nếu cố gắng thiền tập chúng ta có thể làm được. Bất cứ sự thiền tập nào cũng đều giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với các diễn biến trong cuộc sống một cách trầm tĩnh. Và chính sự trầm tĩnh này sẽ giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và phiền não trong đời. Theo các ngài, hành thiền là một lối sống. Đó là lối sống trọn vẹn chứ không phải là sinh hoạt rời rạc. Các ngài luôn nhấn mạnh rằng mục đích của pháp hành thiền trong việc phát triển toàn thể con người chúng taChúng ta hãy cố gắng đạt được sự toàn hảo ấy ở đây và ngay trong kiếp này, chứ không phải đợi đến một thời hoàng kim nào đó trong tương lai. Trong quá khứ, nhiều người tin rằng pháp hành thiền chỉ riêng dành cho chư Tăng Ni mà thôi, sự việc đã thay đổi, ngày nay hầu như mọi người đều thích thú lưu tâm đến thiền tập. Nếu hiểu rằng thiền là một kỷ thuật lắng đọng tâm từ và quán xét nội tâm, hay một phương pháp trau dồi tâm trí như vậy thì mọi người nên hành thiền, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, Tăng hay tục.

Đối với chư Thiền Đức, sự hành thiền (quán tưởng) là cách chắc chắn nhất để kiểm soát và tịnh tâm. Qua cuộc đời và hành trạng của các ngài, các ngài muốn nhắn nhủ hàng hậu bối chúng ta nên kiểm soát thân tâm mọi lúc, chứ không chỉ lúc ngồi thiền. Lúc nào thân tâm chúng ta cũng phải thanh tịnh và tỉnh thức. Thiền là chấm dứt vọng niệmtuy nhiên, nếu chúng ta không có khả năng chấm dứt vọng niệm thì chúng ta nên cố gắng tập trung tâm của mình vào một tư tưởng hay một đối tượng quán tưởngmà thôi. Điều này có nghĩa là chúng ta nên biết mình đang nghĩ gì hay đang làm gì trong những giây phút hiện tại này. Nếu làm được những điều nầy trong mọi sinh hoạt hàng ngày, thế là mình chắc chắnđã có thiền trong đời sống vậy!

Thật vậy, một khi hành giả tu Thiền có khả năng quan sát và biết rõ chính mình, ấy là mình đang thực tập thiền quán. Khi chúng ta biết con đường mình đi, biết mình ăn cái gì và ăn như thế nào, biết mìnhnói cái gì và nói như thế nào... ấy là mình đang thực tập thiền quán vậy. Khi tâm chúng ta chứa đựng những hận thù hay ganh ghétdối trávân vânchúng ta liền biết tâm mình đang dung chứa những vi trùng nguy hiểm, đó là chúng ta đang thực tập thiền vậy. Thiền không là cái gì khác với sinh hoạt hằng ngày của chính mình. Qua bộ sách “Chư Thiền Đức” chúng ta thấy chân thiền phải là một loại thiền mà chúng ta có thể hành trì bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt hằng ngày của mình. Và như vậy thiền không có bắt đầu và cũng không có chấm dứt. Nên nhớ rằng tâm hành thiền là tâm thường xuyên tự biết chính mình, nghĩa là tâm tỉnh thứcsáng suốt và vô ngại. Thiền không phải là một cái gì cách biệtvới những sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, mà nó chính là tinh hoa của những sinh hoạt ấy.

Tôi rất đồng ý với đạo hữu Thiện Phúc là mục đích của người tu Phật là “Giác Ngộ và Giải Thoát” và mục đích của Thiền cũng là như vậy, cũng là giác ngộ để đi đến chỗ vô ưu, không buồn phiền, không lo âu. Và mỗi chương trong bộ sách “Chư Thiền Đức” của đạo hữu Thiện Phúc đều bao gồm cuộc đời và hành trạng của các bậc cổ đức giúp cho chúng ta một bước tiến đi gần tới giác ngộ và giải thoát. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Chư Thiền Đức” nầy chắc chắn sẽ từng bước gặt hái được sự giác ngộ và giải thoát mọi khổ đau phiền não để đi đến niềm an lạc nhất đời. Mặc dầu kinh nghiệm Thiền thật là đặc biệt và độc đáo cho từng cá nhânTuy nhiên, theo ý tôi, sự hiểu biết về cuộc đời và hành trạng của Chư Thiền Đức thời xưa có thể được xem như là những hướng dẫn quí báu đưa chúng ta đến với chân lý. Và tôi vẫn hy vọng rằng những cuộc đối thoại quí báu trong những chương sách này cũng giúp ích chẳng những cho những ai mong hiểu Thiền bằng tri thức mà còn cho những người đang tham dự vào những buổi thiền tập nữa. Hơn nữa, qua cuộc đời và hành trạng của chư Thiền Đức thời xưahành giả tu Thiền sẽ có thể thấy được rằng trên bề mặt của kinh nghiệm chân chính, khái niệm chỉ là những phiến tuyết đang rơi trên lò lửa. Vì vậy mà hành giả chúng ta không nên chỉ một bề học lấy chương cú mà nên theo những gì thích hợp cho chúng ta như những bước để đạt đến kinh nghiệm cho chính mình.

Sau khi tham khảo xong tác phẩm, tôi thành thật cảm ơn đạo hữu Thiện Phúc đã bỏ ra rất nhiều thì giờtrong đời sống bề bộn ở Hoa Kỳ để soạn thảo và viết quyển “Chư Thiền Đức” để cống hiến cho các đọc giả hữu duyên với Phật Pháp sẽ được niềm hạnh phúc và an lạc vô biên. Đây là một công đức pháp thíkhó nghĩ bàn. Tôi cũng muốn nhân đây chân thành ca ngơi tinh thần vị tha của đạo hữu Thiện Phúc, đã vì sự an lạc và hạnh phúc vô biên của chúng sanh mà bỏ ra nhiều thì giờ để viết thành tác phẩm “Chư Thiền Đức” nầy.

Hôm nay nhân mùa Phật Thành Đạo Phật lịch 2561 tây lịch 2017, tôi rất hoan hỷ giới thiệu tác phẩm“Chư Thiền Đức” do đạo hữu Thiện Phúc sáng tác, đến tất cả độc giả bốn phương, như một món ăn tinh thần rất quý giá và thật cần thiết cho mọi gia đìnhHy vọng tập sách về cuộc đời và hành trạng của chư Thiền Đức này trở thành Kim Chỉ Nam, có thể giúp cho các độc giả nhận được một niềm hoan hỷan lạchạnh phúc trong hiện tại và tiếp nhận được cốt lỏi giáo lý của đức Thế-tôn một cách dễ dàng, nhờ hiểu rõ mà thực hành được chính xác, từ đó quý vị sẽ cải thiện được đời sống tinh thần, từ thấp đến cao, từ cao đến cao hơn và sau cùng tâm hồn được mở rộngthành tựu được đạo nghiệp một cách dễ dàng. Xin cầu chúc quý đọc giả sẽ tìm được niềm vui trong sinh hoạt với bộ “Chư Thiền Đức” do đạo hữu Thiện Phúc trước tác.

Cẩn Bút
Sa-môn Thích Chơn Thành
Introduction

Mr. Ngoc Tran, his Buddha Name Thien Phuc, is not only a Buddhist scholar, but he is also a devout practitioner who always tries his best to cultivate to achieve enlightenment and emancipation. He has an extensive knowledge of Buddhism. Thien Phuc Tran Ngoc is also the author of a series of valuable Buddhist books written in Vietnamese and English titled “Buddhism in Life” (ten volumes), “Buddhism, a religion of Peace-Joy-and Mindfulness”, “Intimate Sharings with Parents and Children”, Vietnamese-English Buddhist Dictionary (06 volumes), English-Vietnamese Buddhist Dictionary (10 volumes), A Little Journey To India, Famous Zen Masters in Vietnamese and English, Basic Buddhist Doctrines (08 volumes), Zen in Life (01 volume), the Sorrowless Flowers (03 volumes), and the Dictionary of Zen and Buddhist Terms (12 volumes).

Today, Mr. Thien Phuc Ngoc Tran brought me a draft of his work called “Zen Virtues” and asked me to write an introduction for this work. The work is written in Vietnamese and English and is very easy to understand. After reading the draft of “Zen Virtues”, I found these books were written about lives and acts of many Zen Virtues counting from Sakyamuni Buddha. All these four volumes include many good examples of living and cultivating which are worth for all of us of, the posterity, to follow. I think whoever has the opportunity to read the “Zen Virtues” will surely and easily achieve the most peaceful states of mind in the path of cultivation.
Through “Zen Virtues” we clearly see that our ancient virtues applied meditation to their daily affairs of life, and its results obtained here and now. It is not separated from the work-a-day life. It is a part and parcel of our life. We still participate in all daily activities, but remain free from the rush of city life, from nagging preoccupation with the world, this is easy to say but not easy to do; however, if we consistently practice meditation, we can do it. Any meditation we do is of immense help in enabling us to face all this with calm. And the calmness itself will in turn help us overcome all sufferings and afflictions. According to the ancient virtues, meditation is a way of living. It is a total way of living and not a partial activity. They always emphazied that the aim of Zen in developing man as a whole. Let’s strive for perfection here and in this very life, not in some golden age yet to come. Many believe that meditation is only for monks and nuns in the past, things have changed and now there is a growing interest in meditation in almost everyone. If by meditation is meant a technique of establishment of our compassionate mind and reflection of our inner mind, all should cultivate meditation irrespective of gender, age, clergy or lay.

To Zen Virtues, the practice of Zen is the surest way to mind-control and purification. Through Zen Virtues' lives and acts, ancient virtues wanted to recommend us, the future generations of practitioners, to control our body and mind at all times, not only when we sit in meditation. Our body and mind must be pure and mindful at all times. Meditation means the ending of thought; however, if we are unable to end our thought, we should try to concentrate our mind just in one thought or one object of contemplation. That means we should know what we’re thinking or what we’re doing at the present time. If we can do these in our daily activities, we surely have zen in life!

When Zen practitioners are able to watch and know ourselves, we are practicing meditation. When we know the way we walk, what and how we eat, what and how we say, that means we’re practicing meditation. When we have gossip, hate, jealousy, and deceitfulness, etc., in our mind, we know that we’re haboring these dangerous viruses, we’re practicing meditation. Thus, meditation is not something different from our daily life activities. Through “Zen Virtues”, we see that a real meditation is a kind of meditation in which we can meditate at any time in our daily life activities. And thus, meditation has no beginning nor end. We should always remember that a mind of constant awareness is a mind that is awake, intelligent and free. Meditation is not a separate thing from our daily life activities, it is the essence of our daily life activities.
I totally agree with Thien Phuc that the purpose of Buddhist practitioners is “Enlightenment and Emancipation” and the purpose of Zen is also the same, also reaching the state of mind that is without sorrow or without worry. And each chapter in Thien Phuc’s “Zen Virtues” include ancient virtues' lives and acts which help us a step approaching near to the enlightenment and emancipation. I think whoever has the opportunity to read the “Zen Virtues” will achieve the most peaceful states of mind. Although the Zen experience is especial and unique to each individual. However, in my opinion, the understanding of lives and acts of ancient Zen Virtues is considered as guides that lead us unto truths. And I still hope that precious dialogues in these chapters may be helpeful not only to those who wish to understand Zen intellectually but also to those who are participating in meditation sessions. Moreover, through lives and acts of ancient Zen Virtues, Zen practitioners will be able to see that in the face of real experience, concepts are like flakes of snow fallen on a burning fire. So, as practitioners, we should not barely study the texts but to follow whatever appropriate for us as steps to reach experience for ourselves.

After reading these volumes, I sincerely thank Mr. Thien Phuc Ngoc Tran, who sacrifice so much time in his busy life in the United States in order to be able to complete this work and contribute to our unlimited happiness and peace for all of us. This work is the unthinkable merit of giving of the Buddhadharma. I also want to take this opportunity to send my appreciation to Mr. Thien Phuc Ngoc Tran for his altruism. For the sake of all beings’ unlimited happiness and peace, he spend so much time to complete this work.
By the commemoration festival of the Buddha’s Enlightenment in the year of 2561 (2017), I am glad to introduce this great work to all readers. This is precious spiritual nourishment for everybody. After reading these three volumes, I am glad to send my personal congratulations to Ngoc Tran for these books and his laborious, detailed and extensive work in highlighting details and summarizing the beliefs, teachings and practices of Lord Sakyamuni Buddha. I am very please to praise the author’s merits for his accomplishment of this rare religious and cultural work. These books are a genuine contribution to the propagation of the Dharma. I would like to take this opportunity to highly recommend it to all Monks, Nuns, Buddhist practitioners, as well as to any readers of Buddhist texts. With the hope that each and everyone of you will possess these books and to utilize lives and acts of “Zen Virtues” as a guide to aid in your deeper study of Buddha-Dharma so that we can all have peaceful and happy lives at the present moment. As we understand the core meanings of the Buddhadharma and as we understand the exact meanings of the Dharma, we can put them into practice to improve our body and mind and, eventually to attain the Way.

Respectfully
Most Ven. Thich Chon Thanh
Lời Đầu Sách

thien phucCó người có thể đặt ra những câu hỏi như là "Thiền là cái gì và những vị Thiền sư là những ai?" và "Những cái khác biệt giữa một vị Tăng Phật giáo và một vị Thiền sư là những thứ gì?" vân vân và vân vânPhật tử thuần thành không nên nghĩ về "Zen" như một thuật ngữ, mà nên nghĩ về nó như là một tiến trình kỷ luật tâm linh. Nếu chúng ta có thể nghĩ về "Zen" được như vậy thì những câu hỏi vừa kể trên sẽ không còn lý do để tồn tại nữa. Thật vậy, Phật giáo đề ra cho các tín đồ của mình ba tiến trình kỷ luật trong cuộc sống và cuộc tu hằng ngày. Đó là giới, định và huệ. Trong ba thứ đó, thiền định là chiếc cầu nối liền giữa giới và trí huệ giúp cho hành giả thấy rõ được thực tính của vạn hữu. Bởi vì Thiền là một phương pháp kỷ luật tâm linh chứ không phải là một triết học, Thiền đối trị một cách trực tiếp với cuộc sống hằng ngày; và đây chính là chỗ mà Thiền phát triển những đường nét đặc thù của nó. Thiền có thể được mô tả như là một hình thức huyền học, nhưng cái cách mà Thiền đối trị với kinh nghiệm thì hoàn toàn độc đáo. Thật vậy, gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môntu tập nhưng không thành côngĐức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề và cuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộ và giải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiềnnhị thiềntam thiềntứ thiền... Như vậy Thiền bắt nguồn ngay từ thời Đức Phật và Thiền Phật Giáo thành hình từ cốt lõi của giáo lý nhà Phật.

Thiền tại Trung Hoa và những xứ Đông Á khác được thành hình sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa và ngày nay Thiền trở thành phổ cập chẳng những trong tu tập Phật giáo, mà những xứ theo Cơ Đốc giáo và Hồi giáo người ta cũng cố gắng tu tập thiền quán trong những sinh hoạt hằng ngày của họ nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thiền Phật giáo không dừng lại ở chỗ chỉ nhằm cải thiệnđời sống, mà còn giúp con người đạt tới giác ngộ qua việc thấy được thực tánh của chân như mà người ta tin rằng không thể nào truyền đạt được qua tư tưởng, mà chỉ tìm được sự chứng ngộ thật dù đó là một cái đánh hay một tiếng cười. Ngày nay Thiền được phổ biến khắp thế giới Tây Phương và được nhiều người biết đến đến nỗi hầu như người nào cũng biết về Thiền. Thiền đưa tâm ra khỏi tâm cho đếnkhi một tia tuệ giác trực tiếp xuất hiện chỉ trong một khoảnh khắc nào đó. Thiền quán không phải là một pháp môn mới có hôm nay hoặc hôm qua. Từ thời xa xưa, đã có nhiều người hành thiền bằng nhiều phương cách khác nhau. Chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có sự phát triển tâm trí hay gội rửa những bợn nhơ tinh thần nào mà không nhờ đến thiền quánThiền quán chính là phương cách mà Thái tử Tất Đạt Đađức Phật, đã đạt được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thiền không dành riêng cho người Ấn Độ, cho xứ Ấn Độ hay chỉ cho thời đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại, trong tất cả mọi thời đại, và mọi nơi trên thế giớiThiền tập không thể có giới hạn về chủng tộctôn giáo, không gianhay thời gian.

Cuộc sống và hành trạng của bất cứ vị Thiền sư nào cũng luôn hướng đến một trạng thái tâm thanh sạch, nơi mà mọi dục vọng và thôi thúc đều được điều phục để tâm trở nên tập trung và thể nhập vào trạng thái minh mẫn và tỉnh thức. Mọi phương pháp hành thiền của các vị Thiền sư đều gắn liền vớinhững sinh hoạt hằng ngày của đời sống, chứ các ngài không ngồi đó tĩnh lặng để được hội nhập với bất cứ đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt được chứng nghiệm huyền bí, cũng không là thôi miên. Thiền nhằm giúp tâm đạt được trạng thái vắng lặng và minh sát tuệ để tiến đến mục tiêu duy nhấtlà đạt được sự giải thoát không lay chuyển, đây là sự an toàn tối thượng, vượt ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt hoàn toàn những bợn nhơ tinh thần. Như vậy điều quan trọng trên hết là hành thiền theo Phật giáo không phải là tự nguyện lưu đày ra khỏi đời sống cũng không phải là thực hành cho kiếp sau.

Qua cuộc sống và hành trạng của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy rằng thiền tập phải được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, và kết quả của công phu nầy phải được hưởng tại đây, ngay trong kiếp nầy. Hành thiền không phải là tự mình tách rời hay xa lìa công việc mà thường ngày mình vẫn làm, mà thiền là một phần của đời sống, là cái dính liền với cuộc sống nầy. Đối với các vị Thiền sư, các ngài sống thiền bất cứ khi nào các ngài sống hoàn toàn với hiện tại mà không chút sợ hãihy vọng hay những lo ra tầm thường. Các ngài chỉ ra cho chúng ta thấy rằng với sự tỉnh thức chúng ta có thể tìm thấy thiền trong những sinh hoạt hằng ngày. Thiền không thể tìm được bằng cách khám phá chân lýtuyệt đối bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống giới hạnh. Người ta tìm cầu giác ngộ bằng cách nỗ lựctuy nhiênđa số chúng ta quên rằng để đạt đến giác ngộ chúng ta phải buông bỏ. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc.

Qua cuộc sống và hành trạng của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy người tu Thiền không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự. Đó chính là giáo ngoại biệt truyềnchỉ thẳng vào tâm để thấy được tự tánhbên trong của tất cả chúng ta để thành Phật. Trong khi những tông phái khác nhấn mạnh đến niềm tinnơi tha lực để đạt đến giác ngộ, Thiền lại dạy Phật tánh bên trong chúng ta chỉ có thể đạt được bằng tự lực mà thôi. Thiền dạy cho chúng ta biết cách làm sao để sống với hiện tại quí báu và quên đi ngày hôm qua và ngày mai, vì hôm qua đã qua rồi và ngày mai thì chưa tới. Trong Thiền, chúng ta nên hằng giác ngộ chứ không có cái gì đặc biệt cả.

Qua cuộc sống và hành trạng của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy với người tu Thiền mọi việcđều bình thường như thường lệ, nhưng làm việc trong tỉnh thức. Bắt đầu một ngày của bạn, đánh răng, rửa mặt, đi tiêu tiểu, tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, làm việc... Khi nào mệt thì nằm xuống nghỉ, khi nào đói thì tìm cái gì đó mà ăn, khi không muốn nói chuyện thì không nói chuyện, khi muốn nói thì nói. Hãy để những hoàn cảnh tự đến rồi tự đi, chứ đừng cố thay đổi, vì bạn chẳng thể nào thay đổi được hoàn cảnh đâu! Thiền dạy chúng ta đoạn trừ mọi vọng tưởng phân biệt và khiến cho chúng ta hiểu rằng chân lý của vũ trụ là căn bản thật tánh của chính chúng taMọi người chúng ta nên thiền định thâm sâuvề vấn đề nầy, vì nó là cái mà chúng ta gọi là ‘Ngã’. Khi hiểu nó là gì, chúng ta sẽ tự động quay về hòa cùng thiên nhiên vũ trụ trong cảnh giới nhất thể, và chúng ta sẽ thấy thiên nhiên chính là chúng ta và chúng ta cũng chính là thiên nhiên, và cảnh giới thiên nhiên ấy chính là cảnh Phật, người đang thuyết pháp cho chúng ta ở mọi nơi mọi lúc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể nghe được thiên nhiênđang nói gì với chúng ta, để ai cũng có thể tìm về cảnh giới an lạc mà chúng ta đã một lần xa rời.

Thật tình mà nói, Thiền không có phương pháp nào đặc biệt để cho người ta học cả. Những ai muốn tu tập Thiền nên đến với một vị thầy Thiền, nhưng vị thầy này lại cũng không có sẵn khuôn mẫu giáo dục nào, bởi vì điều này là không thể nào có được trong bản chất của vạn hữuThiền sư chỉ giảng dạy phương cách riêng của mình hoặc là bằng cử chỉ hoặc bằng lời nói để không chấp thuận bất cứ quan điểm nào của các môn đồ có thể trình ra cho ông ta cho đến khi nào ông hoàn toàn thỏa mãn và đồng ývới họ. Trong những tập sách sau đây các bạn sẽ thấy cách mà các vị Thiền sư hướng dẫn các môn đồcủa mình được ghi lại trong các ngữ lục của họ về tu tập tâm linh thì hoàn toàn độc đáo. Có lúc các vị Thiền sư đánh các đồ đệ bằng gậy, có lúc thì tát tai họ, hay đá họ lăn nhào xuống đất; lúc khác thì họ lại đưa ra những lời lẽ nghe có vẻ phi lý, hay cười nhạo, hoặc khinh miệt, châm biếm, đôi lúc thậm chí có vẻ lăng mạ, những điều này chắc chắn sẽ làm sửng sốt những ai không quen với phong cách của những vị Thiền sư này. Điều này không phải là do tánh khí nông nổi của một số Thiền sư đặc biệt nào đó; mà đúng hơn nó là sự biểu lộ tính chất đặc biệt của kinh nghiệm về Thiền, mà với tất cả phương tiệnvà điệu bộ có trong tay, các vị Thiền sư này nỗ lực giao tiếp với các đồ đệ đang tầm cầu chân lý của mình. Thiệt không dễ gì cho các đồ đệ có thể hiểu được kiểu giao tiếp này. Tuy nhiênvấn đề ở đây không phải là chuyện các đồ đệ hiểu được những gì từ bên ngoài, mà là thức tỉnh những gì nằm bên trong họ. Những vị Thiền sư không còn cách nào khác hơn là chỉ ra cách để cho các đồ đệ của mình được sự tỉnh thức từ bên trong. Kết quả của tất cả những điều này là không có nhiều người sẵn sàng nắm bắt được giáo lý Thiền. Nhưng nếu chúng ta thực sự muốn tu tập theo con đường mà Đức Phật đã tu tập gần 26 thế kỷ về trước thì con đường duy nhất mà chúng ta phải dẫm lên là con đường chúng taphải lắng nghe cho được những tiếng thì thầm của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni cũng như chư Thiền đức về sau này rằng từ bỏ cuộc sống thế tục có nghĩa là từ bỏ những hành động vô tâm và cẩu thả có thể đưa đến trục trặc trong cuộc sống. Từ bỏ cuộc sống thế tục là từ bỏ sự loạn động và sự căng thẳng làm tổn hại đến hệ thần kinh của chúng ta và có thể dẫn tới trăm ngàn thứ bệnh hoạn cho thân tâm chúng taTừ bỏ cuộc sống thế tục không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống của chính mình, mà nó có nghĩa là chúng ta làm một cuộc hành trình hướng về nội tâm trong cuộc sống thế tục này. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấy được chính mình như là mình, và từ đó mới có thể biết cách làm sao vượt qua những khuyết điểm và giới hạn để được mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta đã và đang đi tìm phương cáchChúng ta nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết từ bên ngoài, chúng ta đã lầm... Hầu hết mọi vấn đề đều phát nguồn từ bên trong mà ra và chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta cố gắng đi trở vào bên trong để thấy chính mình. Đối với người Phật tử tu thiền, nếu hành thiền có nghĩa là kỷ luật tinh thần hoặc là phương pháp trau dồi tâm trí, thì khỏi phải nói, tất cả mọi người không phân biệt giới tánh, chủng tộc, hay bất luận sự phân chia nào, đều nên hành thiền. Xã hộihiện đại đang lâm nguy trước thảm họa tự trầm mình trong những tình trạng vọng động và quyến rũ, chỉ có thể kềm chế được nếu chúng ta chịu khó rèn luyện tâm tánh của chính mình.

Thật vậy, dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả được cốt lõi của Thiền. Quyển sách này chỉ nhằm phơi bày ra cuộc sống và hành trạng của chư Thiền đức thời xưa; và rất có thể những câu chuyện Thiền này sẽ giúp cho độc giả thấy được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn tu tập, nhất là những người tại giaHy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta cốt lõi của giáo lý nhà Phật về Thiền. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng phương cách đơn giản, tìm một vị thầy và niềm tin, rồi kiên nhẫn phủ phục dưới trí tuệ của vị thầy ấy để tu tập. Rồi từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống Thiền cho riêng mình trong đời sống hằng ngày. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể áp dụng thiền quán vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta.

Đây là tập sách đầu tiên trong bộ sách bốn tập mà trong đó tác giả góp nhặt những câu chuyện về Thiền cũng như cuộc đời và hành trạng của các vị Thiền sư ở Ấn Độ buổi sơ kỳ và ở Trung Hoa cho đến thời Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền. Đây không phải là tác phẩm bác học về Thiền, mà chỉ là một sự sưu tập những câu chuyện về Thiền, có thể chính xác về mặt lịch sử và niên đại mà cũng có thể không chính xácTuy nhiêntác giả này tin một cách mạnh mẽ rằng từng câu chuyện Thiền trong tập sách này đều có tiềm năng giúp cho hành giả tu Thiền đạt được sự "tỉnh thức," nếu không muốn dùng thuật ngữ "giác ngộ," giống với kinh nghiệm mà Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và chư Tổ cũng như chư Thiền đức thời xưađã từng có bởi vì do chính cuộc sống và hành trạng ấy mà Sĩ Đạt Ta thành Phật và chư Tổ chư Thiền đức đã thành những bậc "Giác Ngộ." Sau hết, với tinh thần chia xẻhy vọng rằng những câu chuyệnnày có thể giúp gợi lên cảm hứng cho những ai muốn bước trên con đường tu tập Thiền.

Cẩn đề
Thiện Phúc
PREFACE

Someone may ask such questions as "What is Zen and who are the Zen Masters?" and "What are the differences between a Buddhist monk and a Zen Masters?" and so on, and so on. Devout Buddhists should not think of "Zen" as a term, but as a process of mental discipline. If we can think of "Zen" this way, such questions will have no reasons to exist. In fact, Buddhism offers for its followers three forms of discipline in dealing with daily living and cultivation. They are morality, meditation, and wisdom. Among them, the meditation is the bridge that links morality and intuitive knowledge that helps practitioners see the true nature of things. As meditation or Zen is a discipline of mind and not a philosophy, it directly deals with daily life; and this is where Zen has developed its most characteristicfeatures. Zen may be described as a form of mysticism, but the way it handles its experience is absolutely unique. In fact, almost 26 centuries ago, after experiencing a variety of methods of cultivation without success, the Buddha decided to test the truth by self purification of his own mind. He sat cross-legged for 49 days and nights under the bodhi-tree and reached the highest meditative attainments which are now known as enlightenment and deliverance. He gradually entered the first, second, and third Jhanas. So Zen originated from the very day of the Buddha and Buddhist meditation forms the very heart and core of the Buddha’s teaching.

Zen in China and other Eastern Asian countries formed after Bodhidharma went to China and nowadays Zen becomes so popular that not only Buddhists practise it, but people from all countries including Christians and Muslims have been trying to practise Zen in their daily activities to improve their life. However, meditation in Buddhism does not stop at seeking to improve life, but it also help mankind attain enlightenment through the spontaneous understanding of the nature of reality, which it believes cannot be communicated through rational thought, but rather found in a simple brush stroke or a hearty laugh. Nowadays, Zen has spread to the Western World and has been becoming so widely known that almost everyone knows about Zen. Zen leads the mind away from the mind until the spark of direct insight appears in a simple brush stroke.Meditation is not a practice of today or yesterday. From time immemorial people have been practicing meditation in diverse ways. There never was, and never will be, any mental development or mental purity without meditation. Meditation was the means by which Siddhartha Gotama, the Buddha, gained supreme enlightenment. Meditation is not only for Indian, not for the country of India, or not only for the Buddha’s time, but for all mankind, for all times and all places in the world. The boundaries of race and religion, the frontiers of time and space, are irrelevant to the practice of meditation.

Lives and acts of any Zen master always aim at a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes concentrated and collected and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. All methods of practicing of meditation of Zen masters stick to activities of their daily lives, not sitting in tranquility for gaining union with any supreme being, nor for bringing about mystical experiences, nor for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind (Samadhi) and insight (vipassana), for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind, that supreme security from bondage attainable through the total extirpation of all mental defilements. Therefore, the the most important thing in Buddhism is that, meditation is not a voluntary exile from life or something practiced for the hereafter.

Through lives and acts of Zen masters of the ancient times, we see that meditation should be applied to the daily affairs of life, and its results obtained here and now, in this very life. It is not separated from the daily activities. It is part and parcel of our life. For Zen masters, they are living a Zen life whenever they are wholly in the present without usual fears, hopes and distractions. They show us that with mindfulness we can find Zen in all activities of our daily life. Zen cannot be found by uncovering an absolute truth hidden to outsiders, but by adopting an attitude to life that is disciplined.

People seek enlightenment by striving; however, most of us forget that to become enlightened we must give up all striving. This is extremely difficult for all of us because in our daily life we always strive to achieve things.

Through lives and acts of Zen masters of the ancient times, we see that Zen practitioners depend on no words nor letters. It’s a special transmission outside the scriptures, direct pointing to the mind of man in order to see into one’s nature and to attain the Buddhahood. While other schools emphasized the need to believe in a power outside oneself to attain enlightenment, Zen teaches that Buddha-nature is within us all and can be awakened by our own efforts. Zen teaches us to know how to live with our precious presence and forget about yesterdays and tomorrows for yesterdays have gone and tomorrows do not arrive yet. In Zen, we should have everyday enlightenment with nothing special.

Through lives and acts of Zen masters of the ancient times, we see that with Zen practitioners everything is just ordinary; business as usual, but handling business with mindfulness. To start your day, brush your teeth, wash your face, relieve your bowels, take a shower, put on your clothes, eat your food and go to work, etc. Whenever you’re tired, go and lie down; whenever you feel hungry, go and find something to eat; whenever you do not feel like to talk, don’t talk; whenver you feel like to talk, then talk. Let circumstances come and go by themselves, do not try to change them for you can’t anyway. Zen teaches us to cut off all discriminating thoughts and to understand that the truth of the universe is ultimately our own true self. All of us should meditate very deeply on this, for this thing is what we call the ‘self’? When we understand what it is, we will have automatically returned to an intuitive oneness with nature and will see that nature is us and we are nature, and that nature is the Buddha, who is preaching to us at every moment. We all hope that all of us will be able to hear what nature is saying to us, so that we can return to the peaceful realm that we once separated.

Truly speaking, there is no specified method of studying of Zen. Those who wish to understand it should come to see a Zen master, but the latter has no stereotyped instruction to give, for this is impossible in the nature of things. A Zen master can simply express his own way either by gestures or in words his disapproval of whatever view his disciples may present to him, until he is fully satisfied and agreed with them. In the following volumes, you will see the masters' dealing with his disciples was quite unique in their records of spiritual exercises. Sometimes they struck them with a stick, sometimes slapped them in the face, or kicked them down to ground; other times they gave an incoherent ejaculation, they laughed at them, or made scornful, satirical, or sometimes even abusive remarks, which will surely shocked those who are not used to the ways of these Zen masters. This was not due to the irascible character of some particular masters; it rather came out of the peculiar nature of the Zen experience, which, with all the means verbal and gesticulatory at their command, these Zen masters endeavor to communicate to their truth-seeking disciples. It was no easy task for them to understand this sort of communication. The point was, however, not to understand what came to them from the outside, but to awaken what lies within themselves. These masters could not do anything further than indicate the way to it. In consequence of all this, there were not many who could readily grasp the teaching of Zen. But if we really would like to cultivate exactly the way that the Buddha cultivated almost 26 centuries ago, the only way that we must tread on is the way of listening to the whispers of Sakyamuni Buddha as well as later Zen virtues that tell us renouncing the worldly life does not mean to run away from life, but to face it with mindfulness. Renouncing the worldly life means renouncing mindless and careless actions which lead to problems. Renouncing the worldly life means renouncing its noisiness, its stress and strain which damage our nervous system and lead to hundreds of thousands of physical and mental illnesses. Renouncing the worldly life does not mean that we renounce our life. It means that we are making an inward journey in the worldly life. Only that we are able to see ourselves as we really are, and then we can learn to overcome the weaknesses and limitations to become stronger in life. A lot of us have been searching for solutions to our various problems in vain because of wrong approach and method. We think all problems can be solved externally, we’re wrong. Most problems are internal and can only be solved when we try to make an inward trip to see ourselves first. To Buddhist Zen practitioners, if by meditation is meant mental discipline or mind culture, it goes without saying that all should cultivate meditation irrespective of sex, color, creed or any other division. Modern society is in danger of being swamped by distractions and temptation which can only be controlled if we undertake the difficult taks of training our minds.

In fact, no matter how talented, no one can really describe the essential nature of Zen. This book is only designed to display lives and acts of Zen virtues of ancient times; and possibly these Zen stories will help giving readers the simpliest and practiceable methods for any Buddhists who want to cultivate, especially lay people. Hoping it will be able to show us the essentials and cores of the Buddha’s teaching on Zen. The original followers of Zen in China, Vietnam and Japan would embark upon their own spiritual journeys by simply choosing a teacher and with faith and trust they would patiently surrender to his wisdom. Then find for ourselves our own way of Zen in daily life. Like it or not, this very moment is all we really have to work with; however, most of us always forget what we are in. Hoping that we are able to apply meditation and contemplation in our daily activities so that we are able to to live our very moment so that we don’t lose touch with ourselves, so that we are able to accept the truth of this moment of our life, learn from it and move on in our real life.

This is the first of the four volumes in which this author gather together the Zen stories as well as lives and acts of Zen masters in India in early periods, and in China until master Lin-chi I-hsuan. This is not a work of Zen scholarship, but a collection of Zen stories which may be historically and chronologically accurate or may be not. However, this author strongly believe that each of the Zen stories in this book has the potential to help Zen practitioners attain "awakening" if we do not want to use the term "enlightenment," the same experience that Siddhartha Gautama, patriarchs, and other Zen virtues of ancient times had had because of which Siddhartha came to be called "Buddha" and Patriarchs and other Zen virtues became the "Enlightened Ones." Last but not least, with the spirit of sharing, hoping that these stories can help intriguing people to the practice of Zen.

Thiện Phúc


pdf_download_2
CHU THIEN DUC VOL-3


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45600)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.