Chánh niệm ứng dụng mỗi bữa ăn là một phước lành

21/10/20183:20 CH(Xem: 6341)
Chánh niệm ứng dụng mỗi bữa ăn là một phước lành

CHÁNH NIỆM ỨNG DỤNG
MỖI BỮA ĂN LÀ MỘT PHƯỚC LÀNH
Jan Chozen Bays

 

chanh niem ung dung - moi bua anThật khó mà nghĩ ra được một chức năng sinh học nào cần thiết để duy trì sự sống hơn là ăn uống, bởi vì, không giống như cây cối, con người chúng ta không quang hợp dưỡng chất từ ánh sáng và không khí. Việc hít thở diễn ra một cách tự nhiên, tạ ơn trời đất. Chuyện ngủ nghỉ cũng vậy. Nhưng ăn uống thì đòi hỏi một sự tham giachủ đích từ phía chúng ta. Hoặc là chúng ta phải nuôi trồng, hái lượm, săn bắn, mua sắm, đi tới nhà hàng, hoặc là phải tìm kiếm một loạt những thực phẩm giúp duy trì sự sống để rồi sau đó, chính chúng ta hoặc ai đó khác sẽ sơ chế và kết hợp chúng để mang lại lợi ích cao nhất. Là động vật có vú, chúng ta có một hệ thống dây dẫn phức tạp trong hệ thần kinh để bảo đảm rằng ta được thúc đẩy tìm kiếmtiêu thụ thức ăn (phản ứng đói và khát) cũng như để biết khi nào những nhu cầu này được thỏa mãn và cơ thể đã có những gì nó cần nhằm duy trì sự tồn tại trong một khoảng thời gian (phản ứng no).

Tuy vậy, trong kỷ nguyên hậu công nghiệp này, thật quá dễ dàng để chúng ta xem việc ăn uống như một chuyện đương nhiên và chúng ta thường ăn uống một cách vô ý thức, hơn nữa lại truyền vào nó (cả nghĩa đennghĩa bóng) những vấn đề cảm xúctâm lý phức tạp, làm giảm ý nghĩathỉnh thoảng bóp méo nghiêm trọng cái khía cạnh đơn giản, cơ bản và diệu kì này của cuộc sống. Ngay cả câu hỏi thức ăn thực sự là gì cũng mang một ý nghĩa hoàn toàn mới trong thời đại nền nông nghiệp được công nghiệp hóa, thức ăn được chế biến trong nhà máy, cũng như sự ra đời liên tiếp các loại “thức ăn nhanh” và “thực phẩm” mà ông bà chúng ta sẽ không thể nhận ra.

Và với sự quan tâm to lớn, đôi khi tới mức ám ảnh, về sức khỏeăn uống trong thế giới mới đầy can đảm này, chúng ta rất dễ bị rơi vào một loại “chủ nghĩa dinh dưỡng” nào đó, và điều này càng khiến chúng ta khó mà đơn thuần tận hưởng thức ăn cùng tất cả những chức năng xã hội xoay quanh việc chuẩn bị, chia sẻ, và ăn mừng phép màu của thực phẩm cũng như cả vòng tròn cuộc sống mà chúng ta đang gắn bóphụ thuộc. Song song với đó là những trạng thái tâm trí từ thiếu ý thức, cho đến nghiện ngập, ảo tưởng đang lan tràn một cách đáng buồn trên thế giới và, có thể nói là, đang hoạt động như những kẻ phá hoại, ngăn cản chúng ta có cơ hội như nhau để đạt được trạng thái tỉnh thức, hạnh phúc, cùng những mối quan hệ chân thực ở mỗi tầng bậc: cơ thể, tâm trí, và thế giới. Mỗi một người trong chúng ta phải chịu đựng những kẻ phá hoại này ở các mức độ khác nhau, không chỉ đơn giản là xoay quay thực phẩm và việc ăn uống, mà còn trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Đó là bản chất của cuộc sống con người, và có lẽ trong thời buổi ngày nay, vấn đề này còn trầm trọng hơn rất nhiều do những căng thẳngáp lực đặc thù sinh ra từ nền văn hóa của sự kết nối 24/7, rối loạn tăng động giảm chú ý, và chứng hâm mộ thái quá người nổi tiếng. Nhưng tin tốt là áp lực nội tại và ngoại tại lên tâm trí và cơ thể chúng ta cùng với sự đau khổ đến từ những tác nhân không lành mạnh này có thể được nhận ra và thay đổi một cách có ý thức. Bất kỳ ai sẵn sàng trau dồi thói quen chánh niệm và toàn tâm toàn ý đều sẽ nhận được lợi ích.

Quyển sách này là một lời mời gọi nhẹ nhàng mọi người tham gia vào quá trình chữa lành đó, và là một cuốn sổ tay hướng dẫn thông thái đồng hành cùng bạn trên con đường tiến đến sự toàn vẹn của cuộc đời. Ngày nay, không có nơi đâu mà những yếu tố như thiếu ý thức, nghiện ngập và ảo tưởng lại biểu hiện chua chát và bi kịch như trong mối quan hệ đầy rối loạn và mất trật tự của chúng ta với thực phẩm và việc ăn uống. Những bệnh lý mất cân bằng này lại chịu sự tác động của các yếu tố phức tạp trong xã hội hiện tại. Đáng buồn thay, chúng tạo ra những quy chuẩn văn hóa ủng hộ cho những loại ảo tưởng, ám ảnh và bận tâm bất tận về cân nặng. Nó biểu hiện bằng sự khó chịu, bất mãn âm ỉ và lan rộng, đôi khi khiến ta bị chìm đắm và phải trả giá quá đắt, về việc một người phải trông như thế nào ở vẻ bên ngoài và cảm thấy như thế nào trong thâm tâm.

Sự bất mãn lan tràn này làm tổ trong những mối bận tâm bình thường về bề ngoài của một người, nhưng nó lại hình thành từ những khao khát phải khít vừa vào trong một khuôn mẫu lý tưởng của việc một người nên trông như thế nào và ngoại hình của họ nên tạo cho người khác ấn tượng ra sao vốn đã định hình và lấn át những trải nghiệm chân thực bên trong của người đó. Tâm trạng bất mãn phù hợp với những bệnh lý liên quan tới hình ảnh cơ thể, những biến thể méo mó trong nhận thức của một người về bản thân cả bên trong lẫn bên ngoài, và với những vấn đề sâu sắc về giá trị bản thân. Dưới sự tác động của những phương tiện truyền thông mọi lúc mọi nơi, điều này trở nên phổ biến kể cả ở trẻ em và trẻ vị thành niên, lan đi khắp vòng đời đến cả khi đã già. Đây là một nỗi buồn to lớn, cần được tiếp cận với lòng trắc ẩntừ bi, cũng như với những chiến thuật hiệu quả để khôi phục sự cân bằng, tỉnh thức cho thế giới và cho cuộc sống của cá nhân  mỗi người. Giờ đây, nhiều người biết rằng những bệnh lý của sự mất cân bằng được biểu hiện nhiều hơn bao giờ hết trong các loại bệnh dịch ở cả trẻ em và người lớn, cả đàn ông và phụ nữ.

Ta có thể nói rằng cả xã hội đang phải chịu đựng nỗi đau khổ của tình trạng rối loạn ăn uống, không kiểu này thì kiểu khác, cũng như, từ quan điểm của các truyền thống thiền định, chúng ta đang phải chịu đựng sự rối loạn tăng động giảm chú ý lan tràn khắp nơi. Như được đề cập một cách cụ thể trong quyển sách này, quan điểm này lại có mối quan hệ khắng khít với quan điểm kia. Chúng ta có thể làm gì đó để thay đổi và tự chịu trách nhiệm cho điều mà chúng ta thường mô tả là một đặc trưng của tình trạng thiếu chánh niệm trong xã hội ngày nay.

Cuốn sách này thể hiện rất rõ nét vấn đề thiếu chánh niệm liên quan đến ăn uốngthực phẩm, trong tất cả những phương diện và biểu hiện của nó. Liệu có ai khác có thể đưa ta trên con đường đến sự thức tỉnh và cân bằng tốt hơn là Jan Chozen Bays, một bác sĩ nhi khoa dày dạn chuyên điều trị các chấn thương thời thơ ấu, một người lãnh đạo lâu năm trong các nhóm ăn uống chánh niệm, đồng thời là một người thầy xuất chúng về chánh niệm trong một truyền thống lâu đời và sâu sắc về lòng trắc ẩn và trí tuệ?
TS Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/04/2024(Xem: 46138)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.