Chánh niệm ứng dụng chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền

21/10/20183:39 CH(Xem: 10350)
Chánh niệm ứng dụng chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền

CHÁNH NIỆM ỨNG DỤNG

CHẲNG CẦN NGỒI YÊN VẪN CÓ THỂ THIỀN

Jan Chozen Bays

Chánh-niệm-ứng-dụng-chẳng-cần-ngồi-yên-vẫn-có-thể-thiềnMọi người thường nói với tôi: “Tôi rất muốn thực hành chánh niệm nhưng lại quá bận rộn. Vậy nên, tôi chẳng có thời gian để thực hành.” Hầu hết mọi người đều nghĩ chánh niệm giống những việc như đi làm, nuôi dạy con cái và chăm sóc nhà cửa mà họ phải hoàn thành mỗi ngày.

Thực ra, việc biến chánh niệm thành một phần trong đời sống lại giống trò nối những dấu chấm hay vẽ tranh bằng số. Bạn có nhớ những bức tranh mà mỗi vùng trên đó được đánh số chỉ ra màu sắc bạn phải tô lên không? Khi bạn tô các vùng ấy bằng màu xám, rồi màu xanh lá và màu xanh da trời, thì một bức tranh đẹp sẽ dần hiện ra. Thực hành chánh niệm cũng giống như vậy. Bạn bắt đầu với một góc nhỏ trong cuộc sống của mình, ví dụ, cách bạn trả lời điện thoại. Mỗi lần điện thoại đổ chuông, bạn dừng lại và thực hành ba hơi thở thật chậm, thật dài, sau đó thì nhấc máy. Bạn hãy làm điều này trong vòng một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi nó trở thành một thói quen. Sau đó bạn lại thực hành thêm một loại chánh niệm khác, như chánh niệm trong khi ăn chẳng hạn. Khi loại chánh niệm này trở thành một phần trong đời sống của bạn, thì bạn có thể thực hành thêm loại chánh niệm khác. Dần dần, bạn hiện hữuhiện tạitỉnh giác trong nhiều giây phút hơn. Trải nghiệm dễ chịu về cuộc đời sống trong tỉnh giác bắt đầu xuất hiện.

Những bài tập trong cuốn sách này chỉ ra nhiều khoảng trống khác nhau trong đời sống mà bạn có thể bắt đầu lấp kín bằng những gam màu ấm áp của thực hành chánh niệm khơi mở từ trái tim. Tôi là một giáo viên dạy thiền định và sống tại một tu viện thiền ở Oregon. Tôi cũng là một bác sĩ nhi khoa, một người vợ, một người mẹ và một người bà, vì thế tôi hiểu rõ cuộc sống hằng ngày có thể trở nên căng thẳng và khó khăn tới mức nào. Tôi đã thiết kế những bài tập này để giúp bản thân tỉnh thức, hạnh phúc và thư giãn nhiều hơn trong cuộc sống bận rộn.

Tôi trao tặng bộ bài tập này cho bất cứ ai muốn trở nên hiện hữu trọn vẹn và tận hưởng từng khoảnh khắc bé nhỏ trong cuộc đời họ. Bạn không cần phải dành cả tháng trời để nhập thất thiền định hoặc chuyển đến một tu viện để phục hồi lại sự an tĩnh và cân bằng cho cuộc sống của mình. Những điều đó đã luôn có sẵn cho bạn. Từng chút từng chút một, thực hành chánh niệm mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được sự mãn nguyệntrọn vẹn trong chính cuộc sống mà bạn đang trải qua.

Chánh niệm là gì và tại sao chánh niệm lại quan trọng?

Trong những năm gần đây, mối quan tâm tới chánh niệm tăng lên rất nhiều trong giới nghiên cứu, các nhà tâm lý học, các nhà vật lý học, các nhà giáo dục học và trong đời sống công chúng nói chung. Nhưng chính xác thì “chánh niệm” là gì? Dưới đây là định nghĩa mà tôi muốn sử dụng:

Chánh niệm là chủ định tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn và bên trong bạn – trong thân, tâm và trí của bạn. Chánh niệmnhận biết mà không chỉ trích hay phán xét.

Có lúc chúng tachánh niệm và có lúc thì không. Một ví dụ cụ thể là việc chú ý vào đôi tay trên vô lăng khi bạn đang lái xe. Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn học lái xe, chiếc xe đã rung lắc và lăn bánh vào con đường khi đôi tay của bạn vụng về xoay vô lăng ngược xuôi, điều chỉnh đi điều chỉnh lại. Bạn hoàn toàn tỉnh thức, hoàn toàn tập trung vào đôi tay khi lái xe. Sau một thời gian, đôi tay của bạn đã học được cách nắm vô lăng thuần thục, có thể điều khiển xe tự động và tinh tế. Bạn có thể điều khiển chiếc xe chuyển động nhẹ nhàng về phía trước mà không cần phải quá tập trung vào đôi tay. Bạn có thể vừa lái xe, vừa nói chuyện, vừa ăn và vừa nghe radio cùng một lúc. Từ đó phát khởi kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều có, kinh nghiệm lái xe ở chế độ tự động. Bạn chỉ cần mở cửa xe, tìm chìa khóa xe, lùi xe cẩn thận ra ngoài đường, và… bạn đưa xe vào bãi đỗ xe tại công sở. Hãy chờ một chút! Điều gì đã xảy ra với hai mươi cây số và bốn mươi phút từ nhà bạn đến nơi làm việc của bạn? Đèn đường xanh hay đỏ?

Tâm thức của bạn đã được thư thái, rơi vào một vài cảnh giới dễ chịu hoặc căng thẳng, trong khi thân thể bạn điều khiển chiếc xe trong vô thức đi qua dòng xe cộ và đèn giao thông, rồi đột ngột bừng tỉnh ngay khi bạn đến đích. Như thế có tệ không? Nó không tệ theo cách hiểu thông thường về một việc bạn nên cảm thấy hổ thẹn hoặc tội lỗi. Nếu bạn có thể đi làm trên một chiếc xe chạy ở chế độ tự động trong suốt nhiều năm liền mà không gặp một tai nạn nào, bạn có thể được xem là khá điêu luyện đấy! Nhưng chúng ta có thể nói rằng như vậy thật tệ, bởi vì khi chúng ta dành nhiều thời gian để cơ thể làm một việc trong tình trạng tâm trí được thư thái, thì có nghĩa là chúng ta không thực sự hiện hữu trong phần lớn cuộc đời mình. Khi chúng ta không hiện hữu, một cách mơ hồ chúng ta cảm thấy liên tục bất mãn. Cảm giác bất mãn này, cảm giác về một khoảng trống giữa ta với mọi thứ, mọi người khác, chính là vấn đề cốt tủy của đời sống. Nó dẫn đến cảm giác nghi ngờcô đơn sâu thẳm trong ta.

Đức Phật đã gọi đây là Sự Thật Thứ Nhất: Thực tế thì mỗi người sẽ trải qua loại khổ đau này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Dù có rất nhiều khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta, nhưng khi bạn bè của ta về nhà, khi ta một mình hay mỏi mệt, khi ta thất vọng, buồn phiền, hoặc bị phản bội, thì cảm giác bất mãnđau khổ sẽ lại một lần nữa khởi phát.

Tất cả chúng ta đều muốn dùng những phương pháp chữa trị “không theo chỉ dẫn của bác sỹ” – đồ ăn, chất kích thích, tình dục, làm việc quá tải, chất có cồn, phim ảnh, mua sắm, cờ bạc – để làm dịu đi nỗi đau khổ trong cuộc sống đời thường. Những phương pháp này đều có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng chúng hầu như đều có các phản ứng phụ – như rơi vào nợ nần, bất tỉnh, bị bắt, hoặc mất đi người mình yêu thương – vì thế về lâu dài, chúng chỉ làm gia tăng khủng hoảng. Nhãn trên các loại thuốc “không theo chỉ dẫn của bác sỹ” đều viết rằng: “Chỉ có tác dụng làm giảm tạm thời các triệu chứng. Nếu các triệu chứng tiếp diễn, hãy đến gặp bác sĩ”. Trong nhiều năm qua, tôi đã tìm thấy một phương pháp đáng tin cậy giúp làm dịu những nỗi buồn phiền, bất an và khiến chúng không tái diễn. Tôi đã kê đơn phương pháp này cho chính bản thân tôi cũng như nhiều người khác nữa, và thu được những kết quả tuyệt vời. Phương pháp đó chính là thực hành chánh niệm thường xuyên.
Hà Nga

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2024(Xem: 48484)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :