PHẬT ĐẢN 2643 – PHẬT LỊCH 2563
TỲ KHEO THÍCH THẮNG GIẢI
NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU
VÀ NIỆM ĐỊNH TUỆ VÔ LẬU
ẤN HÀNH MÙA PHẬT ĐẢN 2019 MELBOURNE - ÚC CHÂU
LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
Do đó, nội dung chính yếu của Tứ Thánh đế, pháp Mười hai nhân duyên, Kinh Vô thường, Kinh Vô tri, Kinh Vô minh, Kinh Ba thọ, Kinh Ngũ chuyển, Kinh Bát-nhã, Kinh Kim cang, KinhDuy Ma Cật, Kinh Thủ lăng nghiêm và Kinh Pháp hoa... tất cả cũng để chỉ dạy cái chân tâm không sanh không diệt, hay chánh kiến vô lậu vốn có ở nơi mỗi chúng sinh hữu tình. Cho nên, tất cả bậc Thánh nhân ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai lãnh hội được đạo, đó cũng chính là lãnh hội chân tâm không sanh diệt hay chánh kiến vô lậu này. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta nhận thấy rằng: Phương tiện của ngôn ngữ trong các kinh điển Phật giáo hết sức phong phú, đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, nhưng rồi cũng nhằm để chỉ rõ đâu là Vô minh và đâu là Minh vốn sẵn có ở nơi mỗi con người.
Trân trọng
Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563
Tỳ kheo Thích Thắng Giải
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
PHÁP PHƯƠNG TIỆN VÀ PHÁP VƯỢT NGOÀI PHƯƠNG TIỆN
I- THẾ NÀO LÀ PHÁP PHƯƠNG TIỆN?
II- THẾ NÀO LÀ PHÁP VƯỢT NGOÀI PHƯƠNG TIỆN?
III- THẾ NÀO LÀ BÁT CHÁNH ĐẠO VÔ LẬU?
CHƯƠNG 2:
TỨ THÁNH ĐẾ
TẠI SAO NÓI THẤY ĐƯỢC PHÁP LÀ DO
THẤY ĐƯỢC PHÁP DUYÊN KHỞI
CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG PHÁP 12 DUYÊN KHỞI
CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ BẢN KINH TẠP A HÀM-NGUYÊN THỦY
KINH VÔ TRI (1), (2), (3), (4), (5)
KINH VÔ MINH (1), (2), (3)
KINH VÔ THƯỜNG
KINH A NAN (1), (2), (3)
KINH TAM THỌ
KINH SA MÔN BÀ LA MÔN
KINH TRƯỞNG LÃO THƯỢNG TÔN THỤY MIÊN
KINH NGŨ CHUYỂN
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN KINH TRỌNG YẾU TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM VÀ CÁC CÔNG ÁN
I -THUẬT VỀ HAI NGHĨA NGỘ ĐƯỢC KHÁCH TRẦN
II - TÁNH THẤY SÔNG HẰNG
III - GIẢN TRẠCH TÂM DUYÊN ĐỂ CHỈ TÁNH THẤY KHÔNG THỂ TRẢ VỀ
IV- DẠY TÁNH THẤY CHẲNG PHẢI THỊ, CHẲNG PHẢI PHI
V- LẤY CÁI ĐỘNG TỊNH ĐỂ HIỂN BÀY CÁI THẤY
VI- CHỈ TÁNH NGHE LÀ THƯỜNG TRỤ
VII - DO NHĨ CĂN CHỨNG VIÊN THÔNG
CHƯƠNG 6:
TÌM HIỂU VỀ BÁT NHÃ TÂM KINH
I- GIỚI THIỆU BÁT NHÃ TÂM KINH
II- Ý NGHĨA NỘI DUNG BÁT NHÃ TÂM KINH
III - ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG ĐOẠN BÁT NHÃ
TÂM KINH SỐ 1 VỚI CÁC GIÁO LÝ TRỌNG YẾU
CĂN BẢN VÀ CÁC KINH KHÁC
IV- ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG Ý NGHĨA ĐOẠN
BÁT NHÃ TÂM KINH SỐ 2 VỚI ĐOẠN VĂN
KINH TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
CHƯƠNG 7:
ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG BẢN KINH BĀHIYA TRONG TIỂU BỘ KINH VỚI PHẦN TÁNH THẤY, TÁNH NGHE TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM VÀ CÁC KINH KHÁC
I- NỘI DUNG BẢN KINH BĀHIYA TRONG TIỂU BỘ KINH
II- TRÍCH ĐOẠN VỀ TÁNH THẤY, TÁNH NGHE TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM VÀ CÁC BẢN KINH KHÁC
III- CÁC CÔNG ÁN
IV- KẾT LUẬN
CHƯƠNG 8:
CHÂN KIẾN ĐẠO TRONG LUẬN THÀNH DUY THỨC
I- CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NGÃ
II-CÁC QUAN ĐIỂM VỀ PHÁP
III- Ý NGHĨA SINH TỬ
IV- TÓM TẮT LỘ TRÌNH TU TẬP
TRONG LUẬN THÀNH DUY THỨC
THƯ MỤC THAM KHẢO
Bản để in:
(Đọc online nơi cột phía tay phải bên trên)
150919 Sách Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu