BHUTAN CÓ GÌ LẠ? KÝ SỰ VÀ HÌNH ẢNH VỀ CHUYẾN ĐI BHUTAN NĂM 2001 Tái bản có sửa chữa và bổ sung Thích Như Điển LỜI GIỚI THIỆU
Bhutan được cả thế giớica tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núiHy Mã Lạp Sơn (Himalaya), với 72% diện tích đất nước là rừng bao phủ. Ở Bhutan, chính phủ phát triển một chuẩn mực gọi là “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) hay “Chỉ số hạnh phúc quốc gia”, thay vì “Tổng sản lượng quốc gia” (Gross National Product) chỉ để đánh giá việc phát triển kinh tế tài chánh như những quốc gia khác.
Với số dân hiện nay (2020) là 730.000, người dân Bhutan rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và động vậthoang dã. Những chương trìnhbảo vệ môi trường và thú vật đã được chính phủ quy định, có ghi rõ trong Hiến pháp.
Sự thành công, và qua đó cũng chính là sự thu hút bao nhiêu người trên thế giới đến đất nước này, chính là sự hòa hợp giữa con người và môi trường sống. Tuy Bhutan không có những công trình xếp loại di sảnthế giới nhưng lại thu hút nhiều du khách bởi cảnh quan tự nhiên và nếp sốnghiền hòa của người dân trong một quốc gia có gần 80% dân số theo Phật giáo. Nhưng thật ra chỉ trong vòng mấy năm gần đây, bắt đầu từ năm 2015, người ta mới thấy chính phủ Bhutan bắt đầu có chính sách mở cửa đón khách du lịch nhiều hơn những năm trước đó.
Tuy vậy, nếu so với số lượng khách du lịch ở những quốc gia khác trên thế giới thì số người nhận visa nhập cảnh để du lịch Bhutan vẫn còn rất hạn chế. Chỉ nhìn vào các con số thống kê khách du lịch ta sẽ thấy ngay điều đó (theo WorldData.info).
Trong năm 1995 chỉ có 4.800 người ngoại quốc đến Bhutan. Và đến năm 2000 là 7.600 người.
Năm 2001: 6.400 người; Năm 2002: 5.600 người; Năm 2003: 6.300 người; Năm 2004: 9.200 người; Năm 2005: 13.600 người; Năm 2010: 41.000 người; Năm 2015: 155.000 người; Năm 2018: 274.000 người.
Bắt đầu từ năm 2015 mới có con số trên 150.000 khách du lịch; năm 2018 là 274.000 người. Nếu so sánh trong cùng năm 2018, thì ở Hoa Kỳ có 80 triệu khách du khách, Pháp: 90 triệu, Đức: 40 triệu, Thổ Nhỉ Kỳ: 52 triệu v.v…
Nói như thế để chúng ta có thể nhìn thấy một đặc điểmnổi bật của phái đoàn gồm 17 người gốc Việt Nam từ Âu Châu đến thăm Bhutan, và được tác giả là Hòa Thượng Như Điển ghi lại trong sách này.
Đó là một sự kiệnđặc biệt trong năm 2001, khi số lượng khách du lịch còn rất hạn chế (6.400 người), thì lần đầu tiên Chính Phủ Hoàng Gia Bhutan đã đích thân bằng công hàm của Bộ Ngoại Giao mời một phái đoànPhật Giáo Việt Nam ở Âu Châu đến viếng thăm chính thức “Đất nước Rồng Sấm” này. Phái đoàn gồm chư Tăng, chư Ni và Phật tử do Hòa Thượng Thích Như Điển (lúc đó còn là Thượng Tọa) dẫn đầu. Phái đoàn đã được ông Thủ Tướng Chính Phủ, ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, ông Bộ Trưởng Bộ Văn Hóađại diện chính quyền; Tôn Đức Tăng Già và Chư Giáo phẩm Cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Bhutan tiếp kiến, chiêu đãi và hướng dẫn thăm viếng nhiều cơ sở văn hóa, tôn giáo, xã hộitrong suốtthời gian hơn một tuần lễ. Chính phủ Bhutan đã trang trải tất cả mọi chi phí cho phái đoàn, cung cấp mọi phương tiệndi chuyển, ăn ở. Đặc biệt hơn, đích thân Hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo Wangchuck của Vương quốc Bhutan, dù rất bận rộn cũng đã dành thời giantiếp kiếnphái đoàn và khoản đãi tại hoàng cungtrong suốt hai giờ đồng hồ.
Đó là một sự kiệnđặc biệt, có thể xem như có một không hai trong lịch sử quan hệ giữa Bhutan và Việt Namchúng ta, kể cả về mặt ngoại giao lẫn tôn giáo.
Do đâu có được cơ duyênhy hữu ấy?
Sự kiệnđặc biệt này đã được tác giả, cũng chính là trưởng phái đoàn, đích thân ghi lại bằng thể văn ký sự, minh họa bằng nhiều hình ảnh các buổi tiếp xúc dưới hai góc độ đạo và đời, các cuộc viếng thăm và cả những bài phát biểu có tính cách ngoại giao tại Quốc Hội của Bhutan.
Đây là một tác phẩm hay, không chỉ viết về đất nước con người xứ Bhutan mà còn có những nhận xétđặc biệt về vai trò của một Tăng sĩ trước vương quyền và thế quyền.
Xin trân trọnggiới thiệu đến mọi độc giả gần xa tác phẩm Bhutan Có Gì Lạ? - Ký sự và hình ảnh về chuyến đi Bhutan của Hòa Thượng Thích Như Điển.
Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ, 104 tuổi, khai thị cho Tăng Ni về phẩm chất của người tu - Thông Điệp Vesak 2019 – Lời chúc Tết năm 2020 và phóng sự về Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ cùng chư tăng làm ruộng trồng rau
Khi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi về kết quả của bầu cử, hãy hướng tâm tới những mục đích và mong nguyện chung của tất cả mọi người. Chúng ta có mặt ở trên đời này để tìm sự bình anh, hạnh phúc cho mình, cho mọi người và rộng ra khắp thế giới. Đó là nguyên lý căn bản của đời sống và xã hội loài người Tất cả mọi người đều mong cầu hạnh phúc, không ai muốn khổ đau và sầu muộn. Niềm hạnh phúc mà con người hướng tới không phải chỉ là sự vui mừng hay thỏa mãn thoáng chốc, mà một cảm giác sâu xa hơn, một cảm giác mình thuộc về thế giới này, một sự gần gũi, sẻ chia và không có sự tách rời với tất cả mọi người ở mọi nơi chốn trên thế giới.
Trước khi vượt biên (1985) tôi có vài lần được học DUY THỨC TAM THẬP TỤNG, và có một lần, một người bạn Phật tử nói với tôi rằng, Thầy Thắng Hoan dạy Duy Thức ở chùa Giác Sanh hay lắm, làm những ông duy vật hoảng hốt, các sinh viên phản bác lại chủ nghĩa duy vật.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.