Thư Viện Hoa Sen

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tam Chuyển Pháp Luân Thập Nhị Thành

11/07/201112:00 SA(Xem: 59134)
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tam Chuyển Pháp Luân Thập Nhị Thành

TÌM HIỂU Ý NGHĨA
TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN THẬP NHỊ HÀNH

Thích Thánh Minh

tamchuyenphapluanTứ Diệu Đếgiáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩathâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?

Sau khi thành đạo, đức Phật liền nghĩ đến việc đem giáo lý vừa chứng đạt truyền bá cho chúng sanh. Quán sát thấy căn cơ của năm anh em Kiều Trần Như có thể khai ngộ được, đức Phật đến Vườn Nai (Lộc giả uyển) thuyết bài pháp Tứ Diệu Đế, đây là bài pháp đầu tiên. Tứ Diệu Đếgiáo lý nền tảng của Phật giáo và được xem là thiện pháp tối thắng. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) đã từng nhận định:

"Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này là to lớn trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong tứ Thánh đế" -- (Trung Bộ I, kinh Tượng tích dụ, đại kinh trang 184)

Tứ Diệu Đếgiáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩathâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?

Chuyển pháp luân: là quay bánh xe pháp, là sự chuyển động của bánh xe chân lý. Đây là lối dùng hình tượng cụ thể để diễn tả khái niệm. Bài pháp Tứ Diệu Đế đức Phật giảng thuyết lần đầu tiên để độ năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Giả, ví như bánh xe pháp bắt đầu chuyển động. Xe chánh pháp này chở tâm chúng sanh từ bờ mê đến bến giác. Xe chánh pháp này đưa tâm trí của chúng sanh đến Niết Bàn an vui.

Tam chuyển pháp luân thập nhị hành: Tam chuyển pháp luân gồn có ba phần đó là thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển. Đây là ba lần quay bánh xe chánh pháp. Đức Phật chỉ rõ thực tướng của đời sống là khổ, nói rõ nguyên nhân dẫn đến khổ, phải dứt nguyên nhân gây khổ đó và biện pháp dứt khổ, gọi là thị chuyển. Kế tiếp khuyến tấn năm anh em Kiều Trần Như hiểu rõ nỗi đau khổ đó và khích lệ năm người bạn đồng tu phải nhận ra nguyên nhân khổ, phải dứt trừ nguyên nhânbiện pháp dứt khổ, gọi là khuyến chuyển. Sau cùng đức Phật nói tự chính bản thân Ngài đã thực hiệnhoàn toàn giác ngộ - "Dĩ thân tác chứng", lấy kinh nghiệm nóng hổi của bản thân ra làm nền tảng bảo vệ chân lý để thuyết phục chúng sanh nổ lực hành trì theo những gì đức Phật đã làm, đây gọi là chứng chuyển. Vì mỗi đế đều có ba chuyển nên bốn đến cộng lại thành 12 hành; nên gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành.

Đức Phật đã trình bày rõ ràng, cụ thể tri kiến như thật về Tứ Diệu Đế qua "ba chuyển "và "mười hai hành".

Về diệu đế thứ nhất: Khổ đế (dukkha) có ba luận điểm ,"Đó là khổ (thị chuyển). Dukkha phải được hiểu (khuyến chuyển). Và Dukkha đã được hiểu (chứng chuyển)".

"Chân lý của khổ đế là gì? Sanh là khổ (sanh khổ), già là khổ (lão khổ), bệnh là khổ (bệnh khổ), chết là khổ (tử khổ), xa cách khỏi người thân yêu là khổ (ái biệt ly khổ), không được những gì mình muốn là khổ (cầu bất đắc khổ)... tóm tắt đó là những loại khổ bám lấy chúng sanh".

Đó là khổ đế, đó là linh kiến, sự tự chứng trí huệ, sự nhận biết và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây.

Khổ đế phải được thấu suốt bằng sự hiểu biết đầy đủ cái khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ sự nhận biết và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây.

Khổ đế đã được thấu suốt bằng sự hiểu biết đầy đủ cái khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng trí huệ, sự nhận biết và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây". -- (Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11)

Đoạn kinh văn trên là một phương pháp giáo dục rất hay, một phương tiện thuyết pháp thiện xảo, bởi vì đức Phật đã diễn tả bằng một công thức đơn giản dễ nhớ giúp năm người bạn đồng tu nhận định và có thể thực hành. Ba luận điểm của khổ, đức Phật đã trực tiếp truyền đạt cho năm anh em Kiều Trần Như khi xưa, nhưng đồng thời là bài học vô giá hôm nay giúp chúng ta áp dụng trong cái nhìn về cuộc đời: khi nào gặp đau khổ, trước tiên chúng ta phải công nhận "có đau khổ", kế đó: "đau khổ phải được hiểu" và cuối cùngđau khổ đã được hiểu. Sự hiểu biết về dukkha là sự tự chứng trong Khổ đế.

Về diệu đế thứ hai: Tập đế (Sameda Dukkha) có ba luận điểm, đó là "có căn nguyên của đau khổ, là sự ràng buộc của dục vọng (thị chuyển). Dục vọng phải được buông bỏ (khuyến chuyển) . Và Dục vọng đã được buông bỏ (chứng chuyển)".

"Tập đế là gì? là căn nguyên của đau khổ. Nó là sự khao khát đã thay đổi chúng sanh, đã được kèm theo bởi những hứng thú, ái dục, đam mê về những điều này thứ kia: trong những ngôn từ khác, dục ái, hữu ái, hủy ái. Nhưng sự khao khát nảy sinh và phát triển dựa trên những gì? Nó nảy sinh và phát triển nơi nào có sự vừa lòng và yêu thích.

Diệu đế dạy về căn nguyên của đau khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, chưa từng nghe thấy trước đây.

Tập đế phải được thấu suốt bằng sự dứt bỏ cái căn nguyên của đau khổ...

Tập đế này đã được thấu suốt bằng sự dứt bỏ cái căn nguyên của đau khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, chưa từng nghe thấy trước đây". -- (Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11)

Đức Phật dạy căn nguyên của đau khổ là sự ràng buộc của ba loại dục vọng: dục ái(kama tanha), hữu ái (bhava tanha) và huỷ ái (vibhava tanha).

Dục ái: sự tham ái về nhục dục, đây là loại dục vọng ham muốn có những khoái lạc về giác quan qua thể xác hoặc những giác quan khác làm cho ta luôn có khuynh hướng để kích thíchthỏa mãn các giác quan của mình. Ví dụ: khi đói gặp thức ăn ngon và ăn thử những gì thật khoái khẩu sẽ thấy: một sự thèm muốn thêm nữa nảy sinh. Đó là Kama tanha. Khuynh hướng con ngườitìm kiếmham thích những sắc đẹp, những âm thanh hay, những mùi hương thơm lạ, những vị ngọt ngon và những xúc chạm êm ái và tránh xa các sắc, thinh, hương, vị và xúc trái ngược. Lòng tham ái càng mạnh thì chấp thủ càng mạnh. Đây chính là nghiệp lực dẫn đến tái sanh, là cội nguồn của đau khổ.

Hữu ái: là sự tham khát liên hệ đến tư tưởng, là bản năng của sinh tồn là khát vọng được tồn tại. Do muốn tồn tại nên sinh sợ hãi sự chuyển sinh hay hoại diệt. Cứ nhìn một người đang phấn đấu với cái chết thì sẽ thấy bản năng sinh tồn ấy. Đây gọi là Bhavana tanha. Hễ còn khát vọng tồn tại là còn khát ái, là còn sinh tử, còn chịu cảnh vô thườngđau khổ.

Hủy ái còn gọi là vô hữu ái: Đây là những tham ái liên hệ đến tư tưởng đoạn kiến, những người nhàm chán cuộc sống muốn tự tử để kết liễu cuộc đời, hoặc tham ái nơi những cảnh giới vô hình. Đây gọi là Vibhava tanha. Chính sự khát vọng mù quáng này là một thứ lửa nung nấu khổ đau.

Dục ái, hữu áihủy ái là ba khía cạnh khác nhau của dục vọng. Tư tưởng ham hố quá mạnh thúc đẩy ta vào con đường hành tác mù quáng theo bản năng, thiếu trí huệ soi đường. Đây là những thiên kiến dẫn đến sự tạo nghiệp là cội nguồn của đau khổ. Nên lưu ý rằng, thông thường chúng ta đo lường đau khổ bằng cảm thọ, nhưng cảm thọ không phải là đau khổ. Sự giữ lấy dục vọng mới chính là đau khổ.

Khi đã hiểu được bản chất của ba loại dục vọng này là sự trói buộc. Đây chính là động cơ, là nguyên nhân đẩy mạnh nghiệp thức phải luân hồi sanh tử trong tứ sanh lục đạo. Chúng ta phải hướng đến bước tu tập tiếp theo đó là sự tự chứng thứ nhì trong tập đế: "Dục vọng phải được cởi bỏ" và sự tự chứng thứ ba "Dục vọng đã được buông bỏ". Như vậy chúng ta không cần phải tiếp tục chịu đau khổ. Chúng ta không phải là những nạn nhân tuyệt vọng của dục vọng. Chúng ta có thể cho phép dục vọng tồn tại và bắt đầu buông xả nó. Dục vọngtác dụng làm ta mê mờ chỉ khi chúng ta còn nắm bắt nó, tin nó và phản ứng lại nó. Chúng ta có thể rút ra đuợc một bài học kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: khi đang cảm thấy phiền nãobi quan, ngay lúc chúng ta từ chối nuông chìu cái cảm giác đó. Qua sự hiểu biếtthực hành chúng ta mới có được sự tự chứng thứ ba "Dục vọng đã được buông xả" vì buông xả ở đây không phải buông xả một cách lý thuyết mà đây là tất cả những gì về thực hành.

Về diệu đế thứ ba: Diệt đế (Nirodha Dukkha) có ba luận điểm, đó là "Có sự đoạn trừ của đau khổ, của dukkha (thị chuyển). Sự đoạn trừ của dukkha phải được nhận thức (khuyến chuyển). Và sự đoạn trừ của dukkha đã được nhận thức (chứng chuyển)"

"Diệt đế là gì? Là sự diệt khổ, là sự tẩy sạch và sự diệt trừ dục vọng; sự bác bỏ, buông xả, từ bỏ và không thừa nhận nó. Nhưng trên căn bản nào dục vọng này được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu? Nó có thể được bỏ mặc và làm cho triệt tiêu ngay nơi nào có sự vừa lòng và yêu thích.

Diệt đế dạy về sự diệt khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí tuệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây.

Diệt đế này phải được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ...

Diệt đế này đã được thấu suốt bằng sự nhận thức được sự diệt khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí tuệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây". -- (Kinh Tương Ưng bộ, LVI,11)

Toàn bộ mục đích của giáo lý Phật giáo là để phát huy trí tuệ nhằm thoát ra khỏi những vọng tưởng. Diệt (Nirodha) là một chữ khác của Diệt độ hoặc Tịch Diệt (Nibbana) là sự chấm dứt nguồn gốc của mê lầm đau khổ, đó là buông bỏ các dục vọng, dập tắt được các phiền não mê muội là có được sự an lạc.

Chúng ta có thể cảm nhận được sự an lạc qua sự hành trì tu tập của chính bản thân khi dục vọng chấm dứt trong tâm. Khi chúng ta ở trong trạng thái nhìn sự vật và thật sự hiểu biết điều đó như nó đang là, chúng ta sẽ nhận thức được diệt đế (nirodha dukkha), trong đó không có bản ngãvẫn có sự linh hoạt và sự minh bạch. Đó là ý nghĩa thật sự của hoan lạcý thức siêu việt bình an nhất.

Khi đức Phật giảng xong bài pháp tứ Diệu đế thì ông Kiều Trần Như đạt được thanh tịnh pháp nhãn (tâm trí lọc sạch không còn vướng bụi nhơ), đức Phật đã gọi ông ta là A Nhã Kiều Trần Như. A Nhã có nghĩa là hiểu biết thâm sâu, như vậy A Nhã Kiều Trần Như có nghĩa là: "Kiều Trần Như - người am tường". Kiều Trần Như đã biết cái gì? Trí huệ ngài như thế nào mà đức Phật đã tán dương lúc bài pháp chấm dứt? Vì ngài nhận thức rõ rằng: "Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt"(cái gì sanh tức phải bị diệt).

Đức Phật nhấn mạnh rằng:"Chân đế phải đươc nhận thức ở đây ngay từ bây giờ". Vì vậy không phải chờ đợi đến lúc chết để khám phá ra chân lý mà mỗi một chúng ta phải nhận thức được điều đó ngay bây giờ.

Về diệu đế thứ tư: Đạo đế (Nirodha Gamadukkha) như những chân đế khác, có ba luận điểm, đó là "có bát chánh đạo, đường dẫn ra khỏi đau khổ (thị chuyển). Đường đi này phải được phát triển (khuyến chuyển) và đường đi này đã được phát triển một cách toàn diện (chứng chuyển)".

"Đạo đế là gì? Là con đường dẫn tới sự diệt khổ, là Bát Chánh Đạo, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định.

Đạo đế dạy về con đường dẫn tới sự diệt khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí tuệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây...

Đạo đế này phải được thông suốt bằng sự trau dồi trí tuệ về Bát Chánh Đạo...

Đạo đế này đã được thông suốt bằng sự trau dồi trí tuệ về Bát Chánh Đạo: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí tuệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây". -- (Kinh Tương Ưng bộ, LVI,11)

Đạo đế còn được gọi là Thánh đạo (Ariya Magga), hay chánh đạo. Đây là tám phương pháp, tám nguyên lý chân chánh nhất để tu tập giải thoát. Hầu hết các kinh điều chứng minh rằng Bát Thánhcon đường đưa đến sự đoạn diệt khổ đau. Tất cả các giáo lý tu tập điều được xây dựng trên nền tảng căn bản của Giới, Định và Huệ. Bát Thánh đạo được khai triển từ tam vô lậu học. Chánh kiến (samma ditthi) và Chánh tư duy (samma sankappa) là thuộc về Huệ. Chánh ngữ (samma vaca), Chánh nghiệp (samma kammanta) và Chánh mạng (samma ajiva) là thuộc về Giới. Chánh tinh tấn (samma vayama), Chánh niệm (samma sati) và Chánh định (samma samadhi) thuộc về Định.

Bát Thánh Đạo là một pháp hành, là con đường để phát triển thánh trí chúng ta phải biết và làm theo, làm từ cạn đến sâu, phải thực hành từng phần từng phần mà tiến lên ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn để đời sống đươc an lạc hạnh phúc.

Qua phương pháp Tam chuyển pháp luân thập nhị hành, đức Phật đã triển khai thật đầy đủ về ý nghĩa tuyệt diệu của của pháp Tứ Diệu Đế. Tam chuyển là thấy rõ đau khổ và chỉ cho chúng sanh thấy rõ khổ đau; hiểu rõ nỗi khổ đau và khích lệ chúng sanh nhận rõ nỗi khổ đau; và sau cùng là đã chứng ngộ dứt trừ hết khổ đau. Mỗi đế đều có ba chuyển còn được gọi là ba luận điểm rất rõ ràngcụ thể làm lay tỉnh và chuyển đổi tâm hồn của chúng sanh từ mê lầm ra giác ngộ, từ đau khổ trở thành hạnh phúc an vui. Tam chuyển pháp luân thập nhị hành là phương pháp giáo dục cao độ qua khẩu giáo và thân giáo của một bậc giác ngộ. Vì vậy nó mang tính thuyết phục cao đã lay tỉnh tâm hồn năm người bạn đồng tu (năm anh em Kiều Trần Như) và rất nhiều chúng sanh trực nhập vào chánh pháp. Điều này đã minh chứng rằng Phật Giáo không ru ngủ con người trong những tín điều thần quyền mà luôn đánh thức con người trực nhận sự thật của con người về chân lý của cuộc đời qua chân lý "hiểu khổ và diệt khổ". Sở dĩ con người khổ đau là do vô minh vọng chấp, do chạy theo lòng tham dục, luyến ái của tư duy hữu ngã. Đức Phật đã chuyển pháp luân là đem giáo lý Tứ Diệu Đế soi sáng cuộc đời và mọi nguời trên bước đường tìm cầu hạnh phúc chân thật viên mãn. Giáo lý Tứ Diệu Đế qua lăng kính "ba chuyển" và "mười hai hành" đã trở thành bài pháp rất sống động hùng hồn làm sáng tỏ lại giá trị của con người, chỉ cho con người thấy được kho tàng tri thức cũng như khả năng để tự nổ lực kiến tạo lại đời mình bằng mọi hiểu biết đúng đắng nhất xuất phát từ ngay giữa lòng cuộc sống này. Chính vì thế, bài pháp Tứ Diệu Đế đã trở thành một giáo lý tối quan trọng, là giáo lý nền tảng của các bộ phái Phật giáo, không một nhà nghiên cứu Phật học nào có thể phủ nhận được điều này. Vì vậy chúng ta phải quyết tâm nghiên cứu Tứ Diệu Đế để thực hành có kết quả.

sứ giả Như Lai, chúng ta noi gương hoằng pháp của đức Phật, sống và hành trì tu họctruyền bá chánh pháp theo tôn chỉ "chuyển mê khai ngộ ly khổ đắc lạc" để mang lại sự an lạc cho bản thân và sự bình an hạnh phúc đến với mọi nhà mọi nguời.

Thích Thánh Minh
(Đạo Phật Ngày Nay)
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37103)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54947)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.