Phật Tánh

04/10/20154:22 SA(Xem: 16303)
Phật Tánh

PHẬT TÁNH
Thị Giới chuyển ngữ

Phật tánh là đề tài mà Đức Phật đã không thuyết giảng rõ ràng trong lần chuyển pháp luân đầu tiên. Không phải là Ngài giữ lại một số khám phá lớn chỉ có thể trao truyền cho những người đệ tử khá nhất và thông minh nhất. Giống như một vị thầy có trách nhiệm, Ngài tập trung vào những nguyên lý căn bản trước khi đề cập đến những chủ đề cao hơn.

Nói về Phật tánh, nó không liên hệ gì đến đạo hạnh và cung cách của một người trong bộ y vàng trên đường đi khất thực. Chữ Phật trong Phạn ngữ được dịch theo nghĩa đen là “bậc giác ngộ”. Nếu được coi là một danh hiệu, chữ này thường được chỉ cho Đức Tất-đạt-đa Cồ Đàm, người đã đạt được giác ngộ tối thượng 2.500 năm trước dưới cây bồ đề.

Tuy nhiên, Phật tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho Đức Phật lịch sử hay những hành giả Phật giáo. Nó không phải một thứ được tạo ra hay tưởng tượng ra. Nó là trọng tâm hay thực chất bên trong tất cả mọi chúng sanh: một tiềm năng vô hạn để hành động, thấy, nghe, cảm nghiệm một sự việc. Nhờ Phật tánh, chúng ta có thể học, có thể phát triển, có thể thay đổi. Mọi người trong chúng ta đều có thể và có quyền trở thành một Đức Phật.

Phật tánh không thể được diễn tả bằng những từ ngữ thuộc khái niệm tương đối. Nó cần được kinh nghiệm một cách trực tiếp, và kinh nghiệm trực tiếp thì không thể diễn tả bằng lời. Khi chúng ta nhìn một khung cảnh hùng vĩ, chúng ta có thể nói rằng nó hùng vĩ lớn lao, rằng những vách đá hai bên màu đỏ, không khí khô và có mùi của cây tuyết tùng… Nhưng dù có diễn tả hay ho cách mấy, sự diễn tả của chúng ta cũng không thể thật sự chứa đựng hết kinh nghiệm cảm nhận được khi đứng trước cái hùng vĩ đó. Hoặc khi chúng ta cố gắng diễn tả cảnh quan nhìn từ đài thiên văn Tapei 101 ở Đài Bắc, một trong những ngôi nhà cao nhất thế giới, được coi là một trong bảy kỳ quan hiện đại của loài người. Chúng ta có thể nói về bức tranh toàn cảnh, về con đường với xe cộ và con người được thấy như những con kiến hoặc chúng ta phải nín thở khi đứng ở một nơi quá cao trên mặt đất. Nhưng chúng ta vẫn không thể truyền đạt sự sâu rộng trong kinh nghiệm của chúng ta.

Tuy nhiên, mặc dù Phật tánh không thể diễn tả được. Đức Phật đã đưa ra một số gợi ý như tấm bản đồ giúp chúng ta biết phương hướngcon đường dẫn đến kinh nghiệm không thể diễn tả đó. Một trong những phương pháp của Ngài là nêu lên ba tính chất của Phật tánh: Tự do vô hạn: khả năng nhận biết một cách tự tại về mọi sự việc quá khứ, hiện tại và tương lai; năng lực vô hạn: sức mạnh không giới hạn để đưa chúng ta và tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ; và lòng từ bi vô hạn: Ý thức không giới hạn về sự tương liên giữa tất cả vạn vật, một tâm thức mở rộng ra cho kẻ khác, điều được coi là động lực trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp tất cả chúng sanh tiến hóa.

Điều không thể nghi ngờ là có rất nhiều người tin tưởng vào Đức Phật để qua học hỏithực hành, đã có thể thể nghiệm trực tiếp sự tự do, sức mạnhlòng từ bi không giới hạn đó.

Trong nhiều kinh điển, chúng ta thấy Đức Phật luôn luôn sẵn sàng trao đổi với những người có sự nghi ngờ về những điều Ngài nói. Ngài là một vị thầy duy nhất du hành khắp Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Tây lịch với mục đích thuyết phục quần chúng về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, không giống như nhiều người đương thời, Ngài không cố gắng thuyết phục quần chúng tin rằng phương pháp mà Ngài tìm ra trong việc giải thoát khổ đau là phương pháp duy nhất. Một điểm quan trọng xuyên suốt nhiều kinh điển Phật giáo có thể được tóm tắt bằng ngôn ngữ ngày nay: “Đó chỉ là điều tôi thực hành và điều tôi nhận ra. Đừng tin điều gì tôi nói vì điều đó do tôi nói. Các vị hãy tự mình thực hành để tỏ mình trải nghiệm”.

Đức Phật không cực đoan ngăn cản người khác trong việc lựa chọn điều họ nên học và phương pháp học. Thay vì vậy, trong giáo lý Phật tánh, Ngài trình bày cho thính chúng một loại trải nghiệm tư duy, kêu gọi họ khám phá từ trong kinh nghiệm của chính họ những biểu lộ của Phật tánh trong mọi lúc của đời sống hàng ngày. Ngài trình bày thể nghiệm này bằng hình ảnh một ngôi nhà trong đó có một ngọn đèn được thắp sáng với những bóng mờ và những cửa sổ đóng kín. Ngôi nhà tượng trưng cho cái thấy dày đặc do sự tùy thuộc vào những điều kiện vật lý, tâm lý, cảm xúc… Chiếc đèn tượng trưng cho Phật tánh. Dù cho những bóng ma và những cửa sổ bị đóng kín, một chút của ngọn đèn từ bên trong vẫn chiếu xuyên qua.

Bên trong, ánh sáng từ ngọn đèn đem đến sự rõ ràng để phân biệt giữa một chiếc ghế, một cái giường, hay một tấm thảm. Giống như ánh sáng ngọn đèn có thể xuyên qua những khoảng tối và những cửa sổ, chúng ta có thể kinh nghiệm được ánh sáng trí tuệ như là một trực giác, một cái “thấy ở chiều sâu”.



Từ và bi chiếu sáng xuyên qua những chiếc cửa sổ trong những khoảnh khắc này khi chúng ta, một cách tự phát, giúp đỡ hay an ủi một người nào đó, không phải vì sự lợi ích bản thân, mà vì cảm thấy việc đó nên làm. Có thể là một điều kiện rất đơn giản như cho một người tựa vào vai để khóc khi họ đau khổ, giúp một người băng qua đường, ngồi bên cạnh một người đang bịnh hay đang hấp hối. Tất cả chúng ta đã từng nghe có những người không nghĩ đến nguy hiểm nhảy vào dòng nước sâu để cứu người không quen biết…

Sức mạnh của Phật tánh thường thể hiện trong sự vượt qua những biến cố khó khăn. Gần đây tôi có gặp một người đã thực hành Phật pháp lâu năm. Anh ta đầu tư vào chứng khoán từ năm 1990, và khi chứng khoán tuột, anh mất tất cả. Nhiều người bạn và người cộng tác với anh cũng mất tiền và một số bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần. Một số người mất tự tin và không còn khả năng quyết định; một số rơi vào tình trạng nản chí; một số giống như trong đợt khủng hoảng kinh tế 1929, nhảy qua cửa sổ. Nhưng anh thì vẫn vững tâm, không mất lòng tự tin, không thối chí. Anh bình tĩnh đầu tư trở lạixây dựng lại nền tảng tài chánh vững vàng.

Nhìn về mặt trầm tĩnh của anh trong những biến cố lớn, một số bạn bè và người cộng tác hỉ anh làm thế nào anh có thể giữ được sự bình tĩnh. Anh trả lời“Vâng. Tôi có được tất cả số tiền đó từ thị trường chứng khoán, rồi nó trở về với thị trường chứng khoán, và giờ thì nó quay trở lại. Điều kiện thay đổi, nhưng tôi vẫn còn. Tôi có thể thực hiện những quyết định. Tôi có thể ở trong một ngôi nhà lớn trong một năm, rồi ngủ trên ván ở nhà một người bạn trong năm kế, nhưng điều đó không làm thay đổi sự việc rằng tôi có thể chọn lựa cách tôi suy nghĩ về chính mình và tất cả những vấn đề xảy ra quanh tôi. Thật sự, tôi thấy tôi rất may mắn. Một số người không có khả năng lựa chọn và một số nguòi không nhận thấy khả năng lựa chọn của mình”.

Tôi cũng từng nghe những nhận xét tương tự từ những người đương đầu với những chứng bịnh kinh niên nơi họ, nơi cha mẹ, con cái họ, hay những thành viên trong gia đình, bạn bè. Một người đàn ông tôi gặp gần đây ở Bắc Mỹ nói về việc anh cố gắng giữ việc làm cũng như mối quan hệ tốt với vợ và con, trong khi vẫn tiếp tục thường xuyên thăm viếng người cha bị bịnh Alzheimer (một chứng mất trí). Anh ta nói: “Dĩ nhiên là khó mà giữ thăng bằng mọi chuyện Nhưng đó là điều tôi thực hiện. Tôi không thấy có cách nào khác”.

Lời phát biểu đơn giản mà tươi mát làm sao! Mặc dù anh ta chưa bao giờ đến tham dự một buổi học Phật pháp, chưa bao giờ nghiên cứu kinh điển Phật giáo, và cũng không cần nhận mình là một Phật tử, sự diễn tả của anh về cuộc sống của mình và cách anh tiếp cận với cuộc sống đã là tiêu biểu cho một sự biểu lộ tự phát về ba phương diện của Phật tánh: trí tuệ nhìn thấy chiều sâu và chiều rộng trong hoàn cảnh của mình, khả năng giải thích sự việc và hành động theo cái thấy của mình, cách cư xử tự phát theo tâm từ bi.

Khi tôi nghe anh nói chuyện, tôi nhận ra rằng ba tính chất này của Phật tánh có thể được tóm tắt bằng một từ đơn giản: can đảmđặc biệtcan đảm để là, như chúng ta là, ngay tại đây và ngay bây giờ, với tất cả những nghi ngờ, bất quyết của chúng ta. Đối diện trực tiếp với kinh nghiệm mở ra cho chúng ta khả năng nhận thấy rằng điều mà chúng ta kinh nghiệm –tình yêu, sự cô độc, ganh ghét, niềm vui, lòng tham, nỗi buồn, và vân vân – từ bản chất là một sự biểu hiện tiềm năng vô hạn nền tảng của Phật tánh nơi chúng ta.

Nguyên lý này nằm trong sự “chẩn bịnh” của chân lý thứ ba của Tứ diệu đếDiệt đế. Bất cứ sự phiền nào nào chúng ta cảm nhận – vi tế, mãnh liệt, hoặc ở mức độ trung gian – sẽ chìm xuống và chúng ta sẽ vượt qua sự dính chặt vào cái thấy giới hạn, tùy thuộc và bị tùy thuộc về chúng ta, để bắt đầu nhìn thấy bằng khả năng thật sự của chúng ta, thể nghiệm sự việc một cách toàn bộ. Cuối cùng, đến và dừng lại trong Phật tánh – như một con chim dừng nghỉ khi trở về tổ ấm của mình. Ở đó, sự đau khổ chấm dứt. Không có gì để sợ hãi, không có gì để chống cự. Ngay cả cái chết cũng không làm chúng ta bối rối.

Yongey Mingyur Rinpoche là một bậc thượng thủ của cả hai dòng truyền thừa Karma Kagyu, một nhánh của tông phái Kagyupa (Ca-nhĩ-cư), và tông phái Nyingmapa (Ninh-mã). Ngài ra đời tại Nepal vào năm 1975, được cả hai tông phái nói trên công nhận là thân tái sinh của Kagyur Rinpoche, một trong những vị khai quật kho tàng kinh điển truyền thống Tây Tạng có công truyền bá Phật giáo Tây Tạng cho phương Tây trong suốt thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Yongey Mingyur Rinpoche là tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về kinh điển Mật tông


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.