Ba Đức Tính Dẫn Ta Lên Cõi Trời

11/06/20162:53 SA(Xem: 28705)
Ba Đức Tính Dẫn Ta Lên Cõi Trời

BA ĐỨC TÍNH DẪN TA LÊN CÕI TRỜI
Câu Chuyện Về Câu Hỏi Của Tôn Giả Mục Kiền Liên,
Kệ 224 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến  
Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

duc phat(Three Factors Leading To Heaven - The Story Of The Question Raised By Venerable Mahà Moggallàna, Verse 224 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

BÀI KỆ 224:

224. Saccaṃ bhaṇe na kujjheyya
dajjāppasmiṃ'pi yācito
etehi tīhi ṭhānehi
gacche devāna santike. (17: 4)

224. Đức tính thứ nhất, là ta nói lời chân thật,
đức tính thứ nhì, là ta sống không-giận-dữ,
đức tính thứ ba, là khi có người đến xin, thì ta bố thí dù ít, dù nhiều,
nhờ có ba đức tính nầy, chắc chắn là ta sẽ được lên cõi trời.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về câu hỏi của Tôn Giả Mục Kiền Liên.

Trước kia, có lần Tôn Giả Mục Kiền Liên đến thăm cõi trời và trông thấy nhiều chư thiên sống trong các biệt thự sang trọng. Tôn Giả hỏi là họ đã làm những việc thiện lành gì, mà họ được tái sinh lên cõi trời, và họ đã cho Tôn Giả nhiều câu trả lời khác nhau. Một người được tái sinh lên cõi trời không phải vì ông đã bố thí nhiều tiền của, hoặc là vì ông đã lắng nghe Phật Pháp, mà chỉ vì ông luôn luôn nói lời chân thật. Người thứ hai là một nữ thiên thần, bà được tái sinh vào cõi trời bởi vì bà đã không có lòng giận dữ và không có ý xấu đối với ông chủ của bà, mặc dù ông thường đánh đập và hành hạ bà. Nhờ bà giữ lòng bình tĩnh, không nóng giận, và từ bỏ sự hận thù, bà được tái sinh lên cõi trời. Lại còn có những người khác được tái sinh lên cõi trời, là vì họ đã bố thí một chút ít như là một khúc mía, một quả trái cây, hoặc là một ít rau cho một nhà sư, hoặc là cho một người nào đó.

Khi trở về từ cõi trời, Tôn Giả Mục Kiền Liên thưa hỏi Đức Phật rằng, một người chỉ vì nói lời chân thật, hoặc là chỉ vì không giận dữ, hoặc là chỉ vì bố thí một chút ít những món tầm thường như trái cây, hoặc rau quả, mà họ có thể đạt được những phước lợi to lớn hay không. Đức Phật đã trả lời Tôn Giả như sau, "Con ơi, tại sao con lại hỏi ta điều nầy? Có phải là con đã nhìn thấy, và nghe thấy những gì các chư thiên đã nói hay không? Con đừng nên nghi ngờ gì về những lời nói nầy. Nếu chúng ta làm nhiều điều thiện dù nhỏ nhoi, thì chắc chắn chúng ta sẽ được lên cõi trời."

BÀI KỆ 224, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

saccaṃ bhaṇe na kujjheyya yācito āppasmiṃ api
dajjā etehi tīhi ṭhānehi devānaṃ santike gacche

saccaṃ: sự thật; bhaṇe: nói; na kujjheyya: không giận dữ; yācito: khi được hỏi; āppasmiṃ api:
ngay cả, chỉ một ít thôi; dajjā: cho; etehi: trong những (điều nầy); tīhi ṭhānehi: ba đức tính (yếu tố); devānaṃ santike: đến trước mặt các vị thiên thần; gacche: đi tới được

224. Đức tính thứ nhất, là ta nói lời chân thật,
đức tính thứ nhì, là ta sống không-giận-dữ,
đức tính thứ ba, là khi có người đến xin, thì ta bố thí dù ít, dù nhiều,
nhờ có ba đức tính nầy, chắc chắn là ta sẽ được lên cõi trời.

Bài kệ 224 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh chuyển dịch thành thơ như sau:
(224) Nói lời chân thật luôn luôn, Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi, Dù ta có ít của thôi. Cũng chia bố thí cho người đến xin, Nhờ ba việc tốt lành trên. Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.

BÌNH LUẬN:

na kujjheyya: không giận dữ. Krodha (giận dữ) là sự tàn nhẫn phát sinh từ tâm của chúng ta. Cảm giác của sự giận dữ có khuynh hướng đi lên đi xuống, thay đổi, đặc biệtcơn giận leo thang qua nhiều giai đoạn. Quá trình mất ổn định của một người bắt đầu từ sự giận dữ rồi leo thang, từ một sự xáo trộn ban đầu của tâm, cho đến khi cơn giận-dữ dẫn người nầy đến kết quả bi thảm nhất, là việc xử dụng vũ khí. Có trường hợp, cơn giận dữ kết thúc bằng cái chết của chính người nầy, hoặc là người khác.

Nói về những cách giận dữ khác nhau, chúng tôi có điều để nói như sau:

Kodhano dubbannohoti - atho dukkhampi seti so
atho attham gahetāvna - anattham adhigacchati.

(Người nào ôm lấy sự giận dữ, có gương mặt không dễ thương, và tệ hơn nữa, họ sẽ mất ăn mất ngủ. Mặc dù người nầy sống trong sự giàu có, nhưng cuộc sống của họ đầy đau khổ. Người nầy sẽ cảm thấy mình đau khổ nhiều hơn, khi họ trông thấy những người khác sống bình an.)

Tato kāyena vācāya - vadham katvāna kodhano
kodhābhibhūto puriso - dhanajānim nigacchūti.

(Người nào ôm lấy sự giận dữ, cơn giận sẽ phá hủy thân thể, lời nói, và tinh thần của họ. Cuối cùng, người nầy sẽ từ từ mất hết tài sản, rồi sau đó, sự giận dữ phá hủy cuộc sống của họ.)

Dummankuyaṃsa dassetā - dhūmaggiviya pāvako
Yato patāyati kodho - yena kujjhanti mānavā.

(Khi một người giận dữ, khuôn mặt của họ bị méo mó, giống như một ngọn lửa đang cháy âm ỉ. Bất kể nguyên nhân của sự giận dữ là gì, khi một người đàn ông, hoặc một người đàn bà giận dữ, họ là người không-còn biết xấu hổ là gì. Những lời họ nói ra thì rối loạn, và vô nghĩa. Một người trong cơn giận dữ là một người cư xử hoàn toàn không hợp lý.)

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

SHORT TITLE:

The Story Of The Question Raised By Venerable Mahà Moggallàna, Verse 224, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Three Factors Leading To Heaven - The Story Of The Question Raised By Venerable Mahà Moggallàna, Verse 224 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 224:

224. Saccaṃ bhaṇe na kujjheyya
dajjāppasmiṃ’pi yācito
etehi tīhi ṭhānehi
gacche devāna santike. (17:4)

224. Speak truth and be not angry,
from little give to one who asks,
by these conditions three to go
unto the presence of the gods.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse with reference to the question raised by Venerable Mahà Moggallàna.

Once, Venerable Mahà Moggallàna visited the deva world and found many devas living in luxurious mansions. He asked them for what good deed they were reborn in the deva world and they gave him different answers. One of them was reborn in the deva world not because he gave away much wealth in charity or because he had listened to the Dhamma, but just because he always spoke the truth. The second one was a female deva who was reborn in the deva world because she did not get angry with her master and had no ill will towards him even though he often beat her and abused her. For keeping her temper and abandoning hatred she was reborn in the deva world. Then, there were others who were reborn in the deva world because they had offered little things like a stick of sugar cane, a fruit, or some vegetables to a monk or to someone else.

On his return from the deva world, Venerable Mahà Moggallàna asked the Buddha whether it was possible to gain such great benefits by just speaking the truth, or by restraining one’s actions, or by giving small amounts of such trifling things like fruits and vegetables. To him the Buddha answered, “My son, why do you ask? Have you not seen for yourself and heard what the devas said? You should not have any doubt. Little deeds of merit surely lead one to the world of the devas.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 224)

saccaṃ bhaṇe na kujjheyya yācito āppasmiṃ api
dajjā etehi tīhi ṭhānehi devānaṃ santike gacche

saccaṃ: the truth; bhaṇe: speak; na kujjheyya: do not get angry; yācito: when asked;
āppasmiṃ api: even a little; dajjā: give; etehi: in these; tīhi ṭhānehi: three factors; devānaṃ santike: to the presence of gods; gacche: reach

Speak the truth. Do not get angry. When asked, give even a modicum. These three factors will ensure that you will reach the deities.

COMMENTARY

na kujjheyya: do not get angry. Krodha (anger) is the harshness that arises in some minds. The feeling of anger tends to fluctuate, especially as it escalates through a variety of stages. The process of destabilization of a human being that comes about with the onset of anger, escalates from an initial disturbance of mind until it climaxes in the disastrous use of weapons. This kind of anger may, at times, end with loss of life – either one’s own or someone else’s.

The traditional commentary has this to say about the ways of anger:

Kodhano dubbannohoti – atho dukkhampi seti so
atho attham gahetāvna – anattham adhigacchati.

(The person given to anger will suffer less of complexion, how well he eats or drinks. Though he sits down and lies down in luxury, he is full of misery. He slides into deterioration while looking on at profitable, wholesome things.)

Tato kāyena vācāya – vadham katvāna kodhano
kodhābhibhūto puriso – dhanajānim nigacchūti.

(The person who is caught in the grip of anger will destroy life physically, verbally and mentally. In the end, he will suffer erosion of wealth, destroying life.)

Dummankuyaṃsa dassetā – dhūaggiviya pāvako
Yato patāyati kodho – yena kujjhanti mānavā.

(Once angered his face is deformed like a smouldering fire. Whatever the cause of anger, once angered men and women are shameless. The words they utter are incoherent and meaningless. A person in anger is totally helpless.)









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190721)
01/04/2012(Xem: 36316)
08/11/2018(Xem: 15002)
08/02/2015(Xem: 54153)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.