Khái Niệm Vô hạn‘ trong Phật Giáo

30/07/20163:37 SA(Xem: 8312)
Khái Niệm Vô hạn‘ trong Phật Giáo

ĐẠI CƯƠNG
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn & tuyển dịch
Buddhist Nun Association in California Publishes 2016

2.  KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO

 

Khái Niệm ‘Vô Hạn’ trong Phật Giáo
A. Karunasena / Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

 

Cuộc sống của chúng ta tồn tại trong khung thời gian của quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta được sinh ra nhiều năm trước đây, sống trong hiện tại và chết vào một ngày trong tương lai. Đây là khái niệm chúng ta bị dính chặt vào. Khái niệm về thời gian này là thiết yếu đối với lợi ích của nhân loạinếu khôngchức năng trật tự của xã hội sẽ không bền vững. Quan điểm thành lập này thì không nhiều hơn một sản phẩm của một kết quả tất yếu thuộc về một tiến trình tự nhiên của điều kiện từ khi chúng ta được sinh ra. Đó là quá trình nhân duyên trong khung thời gian tạo ra quan điểm này, ‘tự ngã’. Thực tế, nó là kết quả của sự kích hoạt 'kilesas' (phiền não) ẩn tàng đã gây ra điều kiện này để tạo nên ‘tựngã’ từ khi chúng ta còn bé. Đây là tiến trình mà chúng ta không biết.

 

Tâm, vốn thanh tịnh và không bị ô nhiễm, khi sinh ra bị ô nhiễm hoặc do duyên  kích hoạt của 'kilesas' (phiền não), kết quả từ sự huân tập tiếp xúc bên ngoài với các giác quan. Điều kiện này là rất mạnh mẽ mà tâm đã làm quen với quy trình và chấp nhận thời gian như nhân tố chính cho chức năng của nó. Trong quá trình này, tâm mất bản chất tinh khiết ban đầu của nó, vốn có thể chỉ kéo dài vài tháng từ khi mới sinh. Với điều kiện này, 'hiện tại' bị che mờ bởi quá khứ và do đó phủ nhận kinh nghiệm của khoảnh khắc vô tận của hiện tiền. Thay vào đó, tâm xác định các đối tượng trong khung thời gian với ‘Danh’ và ‘Sắc’. Đây là kết quả ảo tưởng từ vô minh (avijja-thiếu hiểu biết). Tuy nhiên, sự ‘vô minh’ này thì hoàn toàn khác với sự thiếu hiểu biết truyền thống. Nó chỉ đơn giản là sự bất lực của tâm để thấy tiến trình riêng của nó. Sự Vô minh này đã gây ra nguyên nhân khởi đầu với những chi phối hiện nay và sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm kết quả tự nhiên của quá trình này như là thực tại ở mỗi thời điểm trong cuộc sống của chúng ta, nghĩa là, chúng ta buộc phải nhìn thế giới qua các cửa sổ của sự vô minh này.

 

Giác ngộ là 'vượt thời gian'. Đó là một kinh nghiệm vượt ra ngoài quá trình của tâm bị lệ thuộc theo thời gian. Vì nó là vượt thời gian nên nó vượt quá trình tư duy. Đó là những trải nghiệm của 'hiện tiền vô hạn’. Đó là nơi 'pháp' thanh tịnh hoạt động - sinh và diệt đồng thời. Đó là trải nghiệm của sự thực. Đó là trải nghiệm tịnh 'pháp' ngoài tâm tạo nên kích thước thời gian. Đó là nơi mà quá trình tư duy bị kích hoạt bằng 'kilesas' không còn hoạt động. Nó là nơi mà những tồn tại sự thực và ảo tưởng về ‘ngã’ được hiện hữu. Đó là nhận thức về sự vô minh của tâm mình với bình minh của trí tuệ. Đó là nơi mà cá nhân không tồn tại.

 

Với trình bày ngắn gọn ở trên, bây giờ chúng ta có thể tiếp tục xem xét một vài khía cạnh về những lời thuyết giảng của Đức Phật để có được một sự hiểu biết tốt hơn về các khái niệm về sự 'vô hạn' (timelessness). Các nhóm từ quen thuộc 'Akaliko Bagavatho dhammo' ('pháp là vô hạn’) ngụ ý rõ ràng rằng giáo pháp Đức Phật thuyết giảng là một tiến trình vượt thời gian. Đức Phật đã cố gắng để giáo dục con người có cơ sở rất cơ bản của giáo pháp, đó là sự vĩnh cửu trong bốn mươi lăm năm của Ngài. Nhưng chúng taxu hướng nhìn giáo pháp trong khung thời gian: đọc Kinh điển, nghe pháp từ cộng đồng tu sĩ hoặc ‘nương tựa’ trong ‘Tam Bảo’. Kinh sách có thể chứa sự thật về giáo pháp hoặc những giải thích khác nhau g về những luận điểm giáo pháp của Đức Phật. Các nhà sư có thể cố gắng giải thích giáo pháp trong bài giảng của họ. 'Tam Bảo' theo cách hiểu truyền thống dựa vào đặc trưng của Đức Phật, Giáo pháp trong sách và cộng đồng tu sĩ. Chúng không phải là pháp hành vượt thời gian. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể phục vụ như một sự hướng dẫn để hiểu giáo pháp. Giáo pháp chính là một tiến trình hoạt động vượt thời gian.

 

Cụm từ khác là 'Uppada vaya Dhmmino' (Pháp sinh diệt). Điều này nói đến sự phát sinh và chấm dứt đồng thời của Pháp - chấm dứt trong sự phát sinh. Nó mâu thuẫn với các khái niệm Vệ đà 'Uppada titi Banga' (phát sinh, tồn tạihoại diệt). Bản chất của pháp là nó diệt khi nó sinh, ví dụ đó là 'vô thường', bản chất vô hạn của pháp. Đức Phật thấu suốt về sự 'thức tỉnh', bất cứ điều gì phát sinh do các nhân duyên thì đều hoại diệt (Yan kinci Samudaya dhammam, sabbantham nirodha dhammam). Đây là cách mà Ngài Kondanna, đệ tử đầu tiên của Đức Phật cũng đạt được quả vị Sotapanna (Nhập lưu), lúc nghe 'Dhammacakkapavatana Sutta (SN 56,11: Kinh Tạng - Samyutta Nikaya) trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật. Đây là điểm bước vào và mỗi người  vượt qua ranh giới về sự giác ngộkinh nghiệm hiện tượng này. Đây là tầm nhìn tuệ giác hoặc sự trải nghiệm của hiện tại vô hạn.

'Vaya Dhamma sankhàra’ (muôn sự đều vô thường) đề cập đến vô thường của 'sankhàra '(sắc/ tâm). Chúng chịu vô thườnghoại diệt (vaya) trong sự phát sinh, đó là hiện tượng của sankhàra. Tuy nhiên, chúng taxu hướng bám víu vào sắc như là thật và đau khổ. Ý thức lệ thuộc nỗ lực xây dựng trong khung thời gian của sự biểu hiện hiện 'vô hạn’. Nó cố gắng để tạo ra một sự vĩnh cửu từ một quá trình năng động. Do đó, cấu trúc đó là tất cả những ảo tưởng. Tâm là quá ảo tưởng trong tiến trình mà nó tin là sự thực của các cấu trúc.

'Yo Dhammam Passati, So Mam Passati' (Ai thấy pháp thì người đó thấy Đức Phật). Đây là nguyên tắc cơ bản nhất mà ngài thành lập khi cho lời khuyên đối với Vakkali - người đã cố gắng để ‘nhìn thấy’ Đức Phật bằng cách nhìn vào hình tướng vật lý của Ngài. Đây rõ ràng là một nhắn nhủ cởi mở - đến bằng ‘cái nhìn tuệ giác', bằng cái thấy các Pháp bên trong; nghĩa là, trải nghiệm Dhamma vô hạn hay các Pháp trong sự vận hành vô hạn.

 

Triết lý mà Đức Phật đã giới thiệu với thế giới hơn 2550 năm trước đây nói về một khái niệm 'vô hạn', các hiệu ứng ảo tưởng kết quả từ sự vận hành của Pháp ngoài thời gian, cá nhân hóa ảo tưởnghiệu quả của cá nhân hóa như vậy, đó là nguyên nhân chính cho sự đau khổ, dukka. Sự thực là 'vô thường' như thế hoặc sự vận hành của Pháp vô hạn. Tuy nhiên, điều kiện tạo nên thực tế này bị hiểu sai bằng cách giới thiệu một kích thước thời gian. Trong quá trình phức tạp này với các sự vận hành của Nhân Duyên, một cái ‘Ngã’ được sinh ra, thế giới của các đối tượng được tạo ra và cá nhân hóa hình thành dẫn đến khổ đau.

 

thời gian hiện hữu với ai có kinh nghiệm như là một ‘phi-ngã’ trở nên giác ngộ. Tuy nhiên, quá trình vô hạn này không thể được thấy hoặc trải nghiệm bởi tiến trình tâm như một ‘bản ngã’. Nó vượt ra ngoài quá trình suy nghĩ. Do đó, nó nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Cái 'tự ngã', các 'giác quan' hoặc thế giới không thể tồn tại trong giây phút vô hạn này. Mặc dù mục tiêu của chúng ta là để trải nghiệm giây phút hiện tại vượt ngoài tiến trình tâm, tâm cũng là vũ khí duy nhất có sẵn đối với chúng ta để di chuyển theo hướng đó. Do đó, cách tiếp cận của chúng ta phải có khả năng đọc hiểu bởi tiến trình tâm để bắt đầu.

 

Trong phương pháp này, về cơ bản chúng ta chấp nhận thời gian và do đó sự tồn tại của các giác quan vật lý và cũng là những tiếp xúc xảy ra với chúng. Những tiếp xúc của các cơ quan cảm giác tuy là ấn tượng khách quan và chúng cũng biến mất khi chúng xuất hiện mà không thường hằng, nhưng chúng tạo ra những suy nghĩ trong khung thời gian đối với ‘tự ngã’. ‘Bản ngã’ có xu hướng cá nhân hóa những suy nghĩ như vậy trong sự tin tưởng như chúng là có thật, dẫn đến đau khổ, dukkha. Trong quá trình này, bắt đầu với các điểm tiếp xúc khách quan của các giác quan,  'Năm Uẩn’ (sắc-Rupa, thọ-Vedana,  tưởng-Sanna, hành-saṅkhārā, và thức-vinnàna) kích hoạt và ‘duyên khởi’ vận hành trong vòng xoay và tiến trình suy nghĩ ngay lập tức. Mặc dù sự kích hoạt của 'Ngũ Uẩn' không đưa đến tác hại, cá nhân hóa tự động của "Ngũ Uẩn" với những vận hành tương duyên dẫn đến đau khổ - dukkha từng khoảnh khắc. Do đó, vấn đề chính mà chúng ta phải đối mặt là cá nhân hóa của tư tưởng phát sinh từ những xúc tác vô tình.

 

Hiểu được những sự liên hệ (sắc, âm thanh, mùi, vị, và sự xúc chạm các giác quan) và quá trình tương duyên nhau do những tiếp xúc đó sẽ là một điểm khởi đầu tốt hơn cho cuộc hành trình phía trước. Điều này sẽ giúp ta hiểu được tiến trình tâm và có khả năng nhận ra rằng những tiếp xúc ấy là là vô thường và cũng tạo nên tư tưởng, tự ngã và thế giới đều là ảo tưởng. Cái tôi và thế giới phát sinh ngay lập tức trong suy nghĩ khi một sự tiếp xúc xảy ra, nhưng hoại diệt trong sự phát sinh. Khi sự hiểu biết này phát triển, người ta sẽ bắt đầu nhận ra rằng cá nhân hóa của những tư tưởng vô thường như vậy sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích, nhưng chỉ có thể dẫn đến đau khổ.

 

Khi chúng ta bắt đầu nhìn thấy các sự kiện một cách hợp lý với một tâm cởi mở, không phải là khó khăn để nhận ra rằng 'Trilakkhana' - sự vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) bên  trong suy nghĩ. Có ba đặc điểm của bhava, luân hồi, 'tự ngã' hay sự tồn tại và chúng chỉ có thể được nhận thức trong một ý nghĩ. Ý nghĩvô thường (anicca), nó tiếp tục khi nó phát sinh. Cá nhân hóa những tư tưởng dẫn đến đau khổ (dukka). 'Tự ngã' được sinh ra trong suy nghĩ và chết với sự chấm dứt của những suy nghĩ và không có tính thường hằng của cái tôi ảo tưởng này và do đó vô-ngã (anatta).

 

Với sự phát triển của một sự hiểu biết rất rõ ràng đối với tiến trình tâm, nó sẽ trở nên dễ dàng để hiểu rằng ‘vô thời gian’ không thể được kinh nghiệm từ quá trình tâm này. Do đó, tiến trình suy nghĩ hoặc bất kỳ hành động nào được cho là “tự ngã” sẽ chẳng có ích gì để hướng tới mục tiêu cuối cùng. Điều này cũng có thể mở mắt chúng ta với nghi vấn về sự liên quan của các niềm tin chung rằng sự tích lũy công đức (trong đó có những hành động thực tế được thực hiện bởi một ‘tự ngã’ trong quá trình suy nghĩ) là điều cần thiết để trở thành giác ngộ trong một cuộc sống tương lai. Với sự thể hiện vô thường của những suy nghĩ, sự mong muốn bám víu vào suy nghĩ sẽ tiêu giảm và việc thực hành 'cho đi' của tư tưởng sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khởi đầu. Sự chú ý của chúng ta phải được tập trung không phải trên những suy nghĩ, nhưng với điểm phát sinh của suy nghĩ.

 

Mặc dù, chúng ta cho rằng những suy nghĩ nảy sinh mỗi giây phút, thực tế không có suy nghĩ như thế được hình thành trong thực tại. Suy nghĩ chỉ có thể được hình thành trong khung thời gian dù những tương xúc như sắc, thanh v.v…biến mất hay khi chúng xuất hiện. Và dù chúng ta nghĩ rằng các giác quanthường hằng, nó cũng chỉ có thể khách quan đối thực tế, vô thường. Không có khả năng cho bất kỳ suy nghĩ nào được hình thành từ các sự tiếp xúc thoáng qua như vậy, nhưng vọng tâmxu hướng so sánh tất cả  sự tương xúc trong quá khứ và tạo ra những suy nghĩ trong khung thời gian. Nó chỉ là một tiến trình của duyên sinh của khổ thọ (kilesas) và vô minh (ignorance). Đây là một ảo tưởng và không thực.

 

Suy nghĩ chỉ có thể phản ánh quá khứ, đó là bộ nhớ. Chúng ta bị từ chối hiện tại với sự phát sinh của những suy nghĩ từng giây phút. Vì vậy, ngay cả để tập trung vào một 'đối tượng' hoặc trụ vào một ý nghĩ duy nhấtbản chất sống trong quá khứ. Người ta không đi ra ngoài để phá vỡ các khung thời gian. Thực tại được trải nghiệm trong hiện tại và không phải trong tiến trình tư tưởng. Đó là 'ở đây và bây giờ’. Suy nghĩ chỉ phủ nhận những món quà thực tại, hiện tại vượt thời gian.

 

Với sự hiểu biết này, nó trở nên rõ ràng rằng chúng ta cần phải chánh niệm tất cả các thời gian trong giây phút hiện tại. Không dừng lại ở suy nghĩ, nhưng để thực hành đúng 'chánh niệm' (yoniso mansikara) – là chánh niệm những nguyên nhân hoặc sự phát sinh của các hoạt động vô hạn. Tầm quan trọng của chánh niệm đối với giây phút hiện tại được ghi trong những lời sau đây của Đức Phật trong Bahiya (Bahiya Sutta: Udana 1.10 (Tipitaka - Sutta Pitaka – Khuddaka- Udana).

"Ditthe Ditthamattam Bhavissati, Sute Sutamattam Bhavassati"

- Trong cái thấy chỉ là thấy, trong cái nghe chỉ là nghe.

 

Ở giai đoạn này, nó sẽ thích hợp để xem xét ngắn gọn những khoảnh khắc chánh niệm từng giây phút, đó là Tứ Niệm Xứ (catu stipatthana): Chánh niệm đối với thân (kayanu passana), cảm thọ (vedananu passana), tâm (cittanu passana) và đối tượng của tâm (dhammanu passana). Việc thực hành chánh niệm liên quan đến bốn thành phần: cơ thể, cảm giác, tâm và pháp. Những ‘Xứ’ này tồn tại trong giây phút thể chất tồn tại. Nói cách khác, con người, cơ thể, cảm giác, tâm và đối tượng của tâm cùng tồn tại trong một thời điểm hoặc chính xác hơn, chúng phát sinh với nhau và biến mất với căn nguyên của nó. Quá khứ hay tương lai không có liên quan đến chánh niệm của chúng ta. Đó là việc duy trì chánh niệm của khoảnh khắc 'hiện tại', nơi mà sự hiện hữu tồn tại, đó là điều cần thiết.

 

Sự tiếp xúc của các giác quan với thế giới bên ngoài ngay lập tức tạo ra một ý nghĩ và biến mất với căn nguyên của nó. Một cái 'ngã’, cơ thể, cảm giác, tâm và đối tượng của tâm phát sinh trong phút giây đó trong tư duy bởi sự tương duyên và tan biến ngay lập tức. sự vận hành này hoạt động trong hiện tại và không có gì đi từ hiện tại đến thời điểm tiếp theo. Một cái ‘ngã’ không được sinh ra mà không có tâm, thân, cảm giác và đối tượng của tâm. Tương tự như vậy, tâm sẽ không phát sinh mà không có tự ngã, thân, thọ và pháp. Mặt khác, ví dụ, nếu cảm giác không phát sinh thì tâm, pháp và ‘tự ngã’ không phát sinh. Tương tự như vậy, nếu thân không sinh thì cảm giác, tâm, và đối tượng của tâm cũng không sinh.

 

Cảm thọ không thể được trải nghiệm ngoài sự trải nghiệm thân. Tâm không thể được kinh nghiệm ngoài sự trải nghiệm những cảm thọtương tự như vậy, đối tượng của tâm (pháp), không thể được kinh nghiệm đằng sau sự trải nghiệm tâm. Tất cả bốn điều cần phảikinh nghiệm với nhau, đó là Tứ Niệm Xứ. Đây là kinh nghiệm về giác ngộ. Vì vậy mục tiêu của chúng ta là, để phát triển các kỹ năng cần thiết nhằm di chuyển theo hướng đó. Chánh niệm là trong hiện tạiquán chiếu sự biến mất của ‘bản ngã’ khi nó được phát sinh, quán chiếu sự hoại diệt của những sự phát sinh ý niệm trong cái sinh mà không có chấp thủ v.v…ví dụ, quán chiếu chúng mà không thấy có một người quán chiếu.

 

Những lời cuối cùng của Đức Phật - "Handadani bhikkhave amantayami vo, vaya dhamma sankhàra, appamadena sampadetha ti" có nghĩa là "tất cả hiện tượng hoại diệt, hãy nỗ lực giải thoát cấp bách" đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của chánh niệm luôn hiện diện…chánh niệm giây phút hiện tại. Tất cả pháp, tâm hành (sankhàra) sinh diệt trong mọi hiện tượng. Appamada ngụ ý cấp bách, không thể trì hoãn. Sự chậm trễ của chúng tatư tưởng, bị kẹt trong khung thời gian. Đây là điều khó tránh khỏi và nó là sự trì hoãn. Không thể sống trong 'khoảnh khắc' hiện tại. Đây là sự vắng mặt của chánh niệm. Sự vận hành của pháp là bây giờ. Chân lýhiện tại. Việc thực hiệnhiện tại. Để sống giây phút trong hiện tại là những yêu cầu thiết yếu trong những lời dạy của Phật. Tư tưởng ngăn cản chúng ta trải nghiệm những giây phút hiện tại. Chúng ta cần phải phát triển các kỹ năng cần thiết và đó là ý nghĩa của 'sampadetha'. Do đó, nhu cầu cấp thiết đối với chánh niệm là sống trong khoảnh khắc hiện tại.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27846)
31/10/2015(Xem: 15048)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.