Thậm thâm vi diệu pháp (phần 1)

21/08/20163:06 CH(Xem: 14339)
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 1)

THẬM THÂM VI DIỆU PHÁP
(Phần 1)
MÃN TỰ

      

su tu vangNăm chữ “Thậm Thâm Vi Diệu Pháp” là lời tán thán xưng tụng của Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên- Hoàng Đế Trung Hoa thời nhà Đường sau khi nghe Ngài Pháp Tạng giảng bài pháp “Con Sư tử vàng”. Chỉ một tượng vàng hình sư tử trưng bày trong cung điện cho nó tăng thêm vẻ uy nghiêm của một Vương triều, tuy nhiên với Ngài Pháp Tạng thì bấy nhiêu đó đã đủ cho Ngài nói lên một thời pháp mà Vị Nữ Hoàng thông thái đầy uy quyền phải cuối đầu tán thán là “Thậm Thâm Vi Diệu Pháp” được truyền tụng đến bây giờ.

Theo tri thức có khuynh hướng thiên về tôn thờ văn tự ngôn ngữ thì năm chữ “Thậm Thâm Vi Diệu Pháp”, nó tỏa ra một sự mầu nhiệm tôn nghiêm nào đó mà khi đọc lên thì cảm giác chúng ta bị thần phụcđiều kiện bởi nó. Vì bị thần phục sợ hãiđiều kiện, nên tư tưởng phát sinh ra kính trọng tôn thờ, lâu dần nó trở thành một ngẩu tượng nào đó theo sự tưởng tượng của mỗi cá nhân đặt niềm tin vào, đến nỗi những từ ngữ đó biến thành quyền uy bất khả xâm phạm.

Trước khi mời Ngài Pháp Tạng vào triều thuyết pháp thì có thể Nữ Hoàng cũng đã mời nhiều vị Sư khác vào triều giảng pháp rồi, vì có niềm tin vào giáo pháp Đức Như Lai, nên Nữ Hoàng cũng đã nghe các vị Sư trình bày nhiều tầng giáo pháp khác nhau, như từ Nhị Thừa giáo, Đại Thừa Thủy giáo, Đại Thừa Chung giáo cho đến Đại Thừa Đốn giáo. Dù có nghe, có tư duy bốn tầng giáo pháp, tuy nhiên Vị Nữ Hoàng thông thái cảm thấy chưa hoàn toàn thỏa mãn; trong tâm Vị Nữ Hoàng dường như còn thiếu một điều gì đó mà không thể diễn tả. Vì theo trình tự giáo pháp thì Nhị Thừa là “Có”, Đại Thừa Thủy giáo là “Không”, Đại Thừa Chung giáo thì thấy “Vô chung” mà không thấy “Vô thủy”- thấy mình có “Phật tánh” mà không thấy “Phật tánh” chúng sinh; còn Đại Thứa Đốn giáo tuy lìa hai bên tròn đầy cái Lý- nhưng cái “Sự” chưa tròn.

Bốn tầng giáo pháp như vậy vì sao không làm Tâm Vị Nữ Hoàng thông thái hoan hỷ? Có thể Nữ Hoàng không hoàn toàn hoan hỷgiáo pháp không thâm diệu, không hoàn hảo chăng? Tuyệt đối không phải như vậy, không phải Pháp mà là Vị thuyết Pháp- vì sao? Đức Thế Tôn Như Lai đứng trên cảnh giới Vô Thượng Bồ Đề- Chánh Đẳng Chánh Giác nên giáo Pháp Ngài nói ra dù là Sơ-Trung-Hậu đều liền mạch. Thí dụ như có một khối vàng ròng đem chia chẻ ra làm đồ trang sức, rồi tùy theo sự thích hợp của món đồ mà người ta đeo trên thân, có thể đeo trên tráng, lên tai, lên mũi, đeo vào tay vào cổ, vào chân …v.v; Dù hình dáng khác nhau, vị trí trang sức khác nhau; tuy nhiên nó đồng là Vàng. Hay mưa dù là mưa trên núi- trong biển- trên sa mạc, bình nguyên hay hải đảo đông tây nam bắc- khắp mọi chốn mọi nơi; tuy nhiên nó vẫn đồng là nước ngọt. Cũng vậy, giáo Pháp Đức Như Lai nói ra dù là Sơ-Trung-Hậu hay là Thượng-Trung-Hạ cũng không rời Chân Như Thật tánh.

Thuyết pháp có hai cấp độ: cấp độ thứ nhất là “y giáo phụng hành”; cấp độ thứ hai là những bậc “Giáo ngộ Tông thông nên thuyết thông”.

Thế nào là y giáo phụng hành thuyết pháp; đó là các vị Sư chấp thủ theo Thừa của mình, tu học theo kinh điển được chọn lựa, y theo sự giảng giải luận giải của các bậc tôn túc, các thầy trong Thừa của mình dạy bảo- rồi nhận lấy thông thuộc nằm lòng. Vì vậy khi có người hỏi Pháp, hay có dịp được mời đi thuyết Pháp thì các vị đó thao thao bất tuyệt, tràng giang đại hải thuyết giảng về Kinh, nói về những câu nói của các Vị Tổ các Vị Thầy mà các vị đó cho là lời vàng tiếng ngọc- là chân lý bất di bất dịch được truyền tụng bảo trì, nếu có ai nói khác đi thì các vị đó bằng mọi giá tranh luận tới cùng. Các vị Sư đó thuyết pháp theo Thừa của mình phải nói rằng vô cùng thông suốt đến độ không thiếu một chữ không thừa một câu.

Đã là như vậy thì tại sao Nữ Hoàng chưa hoan hỷ- không tán thán. Thật ra các vị Pháp Sư đó hầu hết chỉ lập lại những gì đã có trong Kinh, trong Luận không có gì mới mẽ; mà trong Kinh trong Luận thì có thể Nữ Hoàng cũng đã tụng đọc nghiên cứu chiêm nghiệm ngay cả đã tu học qua. Vì vậy giáo lý bốn cấp độ trước không đánh động, không khích lệ, không làm Tâm Nữ Hoàng hoàn toàn hoan hỷ- cho đến khi Ngài Pháp Tạng được thỉnh mời vào Cung.

Ngay thời Thế Tôn- Đấng đạo sư đắc Vô Thượng Bồ Đề- Chánh Đẳng Chánh Giác; hay trước đó thì tuyệt nhiên không có giáo pháp, giáo lý nào gọi là Đạo Giác Ngộ “Đạo Phật” cả; Đức Thế Tôn không thầy không học giáo lý của một vị nào hết- không có một hệ thống trình tự nào, những gì Ngài nói ra đó là sự tự chứng Ngộ của Ngài.

Trên con đường độ sinh Ngài đi ngang qua kinh đô- thành thị- thôn làng, cho đến những bộ lạc còn hoang sơ trong rừng núi, bất cứ nơi nào có đủ điều kiện hay nhiều lúc nhiều nơi Ngài phải dùng phương tiện mới có thể thuyết Pháp được. Những thời Pháp Ngài nói ra luôn luôn thích hợp, vì khi Ngài nói Pháp Ngài không đem cái này để nói cái kia, không đem cái kia để nói cái này, Pháp được nói ra là hiện Pháp ứng thời. Như khi nói Pháp trong cung Vua thì Ngài cũng tùy thuận theo tâm thức Vương quyền hoàng tộcthuyết Pháp về cách trị nước, an dân, dân giàu nước mạnh, giữ an bờ cõi…và sau đó thì cũng ban cho Pháp tu hành để điều phục thân tâm được an lạc. Còn với đại thần hay trưởng giả cũng vậy, mỗi mỗi tùy theo tâm thức ngay hiện cảnh để thuyết pháp điều phục, cho đến những người ở thôn làng hẻo lánh xa xôi, hay những bộ tộc hoang sơ sống sâu trong rừng núi; đâu đâu Ngài cũng bình đẳng tùy theo trình độ tâm thức của chúng sinh nơi sinh sống mà thuyết pháp. Ngài không đem những bài pháp đã thuyết cho Vua, quan để thuyết cho dân làng cho bộ tộc, hay ngược lại; dù là lời pháp có hay đi nữa nhưng nó không thích hợp; hay không đem những bài pháp đã thuyết cho những vị tu sĩ tu học để dạy cho các vị cưtại gia hay ngược lại; Vì như vậy là pháp không tương ưng với hiện cảnh với tâm thức, và nếu như vậy thì những bậc trí giả thời đó cũng không tôn xưng Ngài là Đấng Pháp Vương- là Thế Tôn.

Trong bốn cấp độ trước là Nhị Thừa giáo, Đại Thừa Thủy giáo, Chung giáo, Đốn giáo, các vị Sư đó học Pháp theo Pháp mà tu, tu rồi chứng đắc, chứng đắc rồi thuyết Pháp theo trình tự Pháp môn mình tu học. Trong các bộ Kinh chúng ta học thường gặp câu nói Đấng Đạo Sư như thế này: “Pháp Ta nói ra là Ta đã từng học, từng tu, đã chứng đắc đem đến sự an lạc, qua bờ bên kia, là tối tôn, là vô thượng …”. Thật vậy, các vị tu sĩ thời đó tùy theo căn cơ trình độ của mình mà nhận lãnh giáo Pháp để tu học, như ngũ uẩn, thập bát giới cho đến tứ đại… dù mỗi mỗi Pháp tu khác nhau, nhưng thành quả theo nhu cầu đều được toại nguyện.

Chúng ta hiện nay học theo Đạo Giác Ngộ- Giải Thoát cảm thấy lúng túng, phân vân không biết chọn bản Kinh nào để tu họcbản Kinh nào cũng nói rằng là tối tôn, tối thượng, là vô thượng. Thật ra những từ đó không có gì là quá đáng, mà nên hiểu rằng: “Mỗi mỗi Pháp môn hay mỗi mỗi bộ Kinh là một trong tất cả, đến tột cùng là bộ Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm nói lên tất cả trong một!”.

Theo sách sử lưu truyền thì Ngài Pháp Tạng là Tổ thứ ba “Tông Hoa Nghiêm”. Nên nhớ bốn tầng cấp độ trước là Nhị Thừa “Giáo”- Đại Thừa Thủy “Giáo”- Chung “Giáo”- Đốn “Giáo”; còn Hoa Nghiêm thì là “Tông”. ‘Tông’ và ‘Giáo’ không cùng cấp độ như Giác NgộGiải Thoát; đứng trên cấp độ “Giáo” thuyết pháp thì Pháp đó giống như những dòng sông, dù có lớn có nhỏ- có dài có ngắn, tuy nhiên vẫn ở trong giới hạn. Còn đứng ở “Tông” thuyết pháp thì Pháp đó là biển cả không còn giới hạn- mênh mông bao la, là chứa tất cả nước của những dòng sông chảy về. Tuy nhiên dù nước nhiều vô lượng như vậy cũng không làm cho nước biển tăng lên hay giảm xuống.

Pháp ngài Pháp Tạng thuyết cho Nữ Hoàng không phải Pháp cũng không lìa Pháp. Không như các vị Sư trước là trình tự trình bày thứ lớp giáo pháp mà mình tu học chứng đắc một cách minh bạch rõ ràng; mà Pháp ngài Pháp Tạng thuyết là tình cờ ngẫu nhiên không chuẩn bị không mang theo- ung dung tự tại; với Ngài Pháp không ngoài Diệu Dụng sáu căn; vì vậy tất cả những gì sáu căn nhận được thì đó là “Pháp” mà không là “Thức” nữa. Khi bước vào cung có thể rất nhiều hình ảnh xuất hiện trong nhãn quang của Ngài, tuy nhiên Ngài lại chọn con sư tử vàng trong vô số bảy báu. Tại sao là con sư tử mà không là cái khác! Để nói lên biểu tượng sức mạnh uy quyền của một Đế quốc thì con sư tử là sự lựa chọn đúng hiện Pháp.

Ngài Pháp Tạng có thể có được “Tông Thông” tuy không được hoàn toàn vô ngại, nên từ một con sư tư vàng mà Ngài quảng diễn nói lên bốn cấp độ Giáo lý và một cấp độ Viên mãn Tông thông. Trong bài Pháp con sư tử vàng nói lên sự thông suốt liền mạch không trệ nại về Giáo pháp Đức Thế Tôn Đạo Sư- Có ngăn ngại là do cấp độ “Thức” phân biệt nên thấy có hơn kém, còn Pháp thì tuyệt đối là không.

Với tượng con sư tử vàng mà ý thức phân biệt thô phù nhận thấy chỉ là danh và sắc; tuy nhiên Ngài Pháp Tạng không dừng ở đó. Cũng theo ý thức phân biệt Ngài chỉ cho Nữ Hoàng cái Tâm vô thường biến đổi khi đối diện với “danh và sắc”;đó là một ẩn một hiện. Ẩn hiện như thế nào! Nghĩa là khi mắt “đối” tướng sư tử thì danh sư tử hiện- vàng ẩn; còn khi tâm thức phân biệt khởi lên nhận biết con sư tử làm bằng vàng thì tướng danh sư tử ẩn- vàng hiện. Tự tánh của tâm thứcvô thường nên không thể có hai niệm cùng một lúc, một đến một đi, một ẩn một hiện, một thành một hoại biến đổi vận hành trong ‘tâm hiện lượng’ tất cả chúng sinh; cũng như bóng đèn điện ta thấy nó luôn cháy sáng, tuy nhiên vì sự gián đoạn quá nhanh nên nhãn quang không nhận ra. Thấy biết rõ ràng không nghiên lệch như vậy thì gọi là Chánh Trí; khi Chánh Trí hiện tiền thì cho dù là ý thức, là phân biệt, là danh- sắc- tướng… cho đến vạn pháp đều là Như Như. Vì là Như Như nên không còn Thế đế hay Đệ nhất nghĩa đế nữa; mà mọi vật mọi hiện tượng trong vũ trụ này qua sáu căn nhận biếtliên kết với nhau vô cùng chặt chẽ; Cảnh giới đó trong Kinh gọi là duyên khởi trùng trùng hay Lưới Đế Châu. Còn thông qua ba tự tánh thì Danh-Tướng phân biệt thuộc về Biên kế sở chấp tánh, Chánh Trí thuộc về Y tha khởi, còn Như Như thuộc về Viên thành thật.

Để có một cái thấy thông suốt không trệ nại dính mắt ba thời, nghĩa là quá khứ thời- hiện tại thời và vị lai thời thì câu chuyện Ngài Huệ Năng độ Ngài Nam Nhạc cho thấy phương tiện vận dụng ba tự tánh một cách thiện xảo không để lại một chút dấu vết nào. Vì với Ngài Nam Nhạc mà chỉ cần lộ ra một chút dấu vết Kinh điển thì chắc chắc Ngài sẽ trả lời được.

Câu hỏi của Ngài Huệ Năng cho Ngài Nam Nhạc là:”Ai đến! Cái gì đến?”. Ai đến! là Huệ Năng Ngài phá danh tướng; Cái gì đến! là phá tâm tướng. Cả hai trong ngoài đều bị phá, tuy nhiên vào lúc đó Ngài Nam Nhạc không đủ lực để bùng vỡ nên đành cúi đầu làm lễ ra về và phải sáu năm sau- câu trả lời là: “Nói là cái gì thì chẳng đúng”.

(HẾT PHẦN 1)

MÃN TỰ


Xem tiếp phần 2:
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 2)       

Ghi chú của BBT:
Ngài Pháp Tạng là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp... Muốn tìm hiểu mời đọc thêm:
● HOA NGHIÊM KIM SƯ TỬ CHƯƠNG, Thích Pháp Tạng
● KHÁI LUẬN TRIẾT LÝ KINH HOA NGHIÊM, Thích Đức Nhuận
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Cao Quán Như-CS. Định Huệ dịch
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Hoà Thượng Thích Trí Quảng
● GIỚI THIỆU ĐỀ MỤC KINH HOA NGHIÊM, Thích nữ Như Giác
● KINH HOA NGHIÊM - Thích Trí Tịnh








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34452)
08/11/2018(Xem: 13372)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.