Giữa lòng cuộc đời: các ghi chú về Phật học (1)

01/09/20164:03 SA(Xem: 8039)
Giữa lòng cuộc đời: các ghi chú về Phật học (1)

Đặng Hữu Phúc
GIỮA LÒNG CUỘC ĐỜI: CÁC GHI CHÚ VỀ PHẬT HỌC (1)
Bồ đề Thành Lập (Bodhisadhana), Phúc Tuệ Tích Tập (Punyajnanasambhara)

1.

Trong Tiểu luận quy kết: Tính hợp nhất của Tư Tưởng Long Thọ (Concluding Essay: The Unity of Nagarjuna’s Thought), Chr. Lindtner viết:

“Tuy thế, trong quan niệm của tôi, một sự đọc cẩn thận các tác phẩm thực sự của ngài Long Thọ sẽ hiển bày rằng tài năng phi thường của ngài đã hoàn thành một sự hợp nhất một khối lượng tuyệt vời các ý tưởng bản hữu trong đạo đức, tôn giáotriết học thành một toàn thể hoà hợp. Nếu chúng ta phải đúc kết hệ thống của ngài trong tất cả các phương diện của nó thành một thuật ngữ duy nhất, vậy thì chúng ta sẽ không chọn một thuật ngữ tỉ dụ tính không hoặc duyên khởi, mà thay vào đó, nên đặt tiêu điểm trên bồ đề thành lập (bodhisadhana). Bằng cách công nhận bồ đề thành lập (bodhisadhana) (cái mà phúc tuệ tích tập, punyajnanasambhara, có thể được xem là một tương đương) là danh đề (heading) mà dưới danh đề này mà nhiều lí thuyết và huấn thị khác biệt được hợp nhất , chúng ta đặt chúng ta trong một vị trí tốt đẹp hơn để đánh giá mỗi tác phẩm của ngài trong tương quan với các tác phẩm khác và trong phạm vi riêng của nó”. 
[Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. Translations and Studies by Chr. Lindtner. 1986, 1997]

2.

“Khi Đức Phật, đại thánh chủ, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [thật = chẳng biến dịch]; và vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”. 

***

Vâng, chẳng có chi là thật, do vì thật, tức là chẳng biến dịch; do vì tất cả chỉ là tương tục của trở thành.
Vạn hữu, khi nghe cam lộ giáo pháp của Phật về tính không, nhận biết tính không = chân như = thật tướng = duyên hội = pháp tính = tương tục của trở thành, do thế vạn hữu vượt ngoài thường hằngđoạn diệt, thế nên vạn hữu đại hoan hỉ với tám phương diện của tính không (bát bất), như diễn tả trong Chính định vương kinh mà ngài Nguyệt Xứng trích dẫn ở trên.

3.

Bây giờ ở đây chúng ta là người Việt, chúng ta chỉ có bây giờ ở đây một đời sống vô cùng khó khăn, khắc nghiệt, trước cảnh có quá nhiều kẻ đang làm cạn giòng sông để lội qua để đi tới mục đích tối hậu, do vì họ chủ trương một tự ngã thường hằng, vượt ngoài năm uẩn, vượt ngoài thân tâm, thế nên cái tự ngã này cũng ở ngoài các nghiệp quả của năm uẩn, của thân tâm, do thế  họ sẵn sàng thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang sơn. “Thay trời đổi đất sắp đặt lại giang sơn”, là khẩu hiệu chính thức của thời kì cải cách ruộng đất 1953-1956 tại Việt Nam. “Đìu hiu ngoài bãi gió tịch dương, Bay vàng đôi lối nhớ càng thương”

Chúng ta hãy buông bỏ ngôn ngữ sáo mòn hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đồng hành với dân tộc, v.v… Hãy nói một ngôn ngữ giản dị và thực tế hơn: Ta và kẻ khác chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt; ta và môi trường sinh sống chẳng đồng nhất chẳng dị biệt; Chánh pháp chẳng thể nở hoa trong bất công và đói nghèo; Bình đẳngtương tức tương nhập, nghĩa là không có một lằn ranh; Công lí là công bằng (Justice is Fainess); Chỉ có công lí khi có tự do. Chúng ta hãy nói cùng một ngôn ngữ với thế giới, nghĩa là danh và sự, danh và đối tượng thì chẳng đồng nhất, cũng chẳng dị biệt; nghĩa là chúng ta hãy xa rời lối nói, lối viết dối gạt, hiển bày vọng kiến, tà kiến, ác kiến của người Việt hiện nay. 

Chánh pháp, cũng đồng nghĩa với duyên khởi. Chánh pháp không thể nở hoa trong bất công và đói nghèo . Duyên khởi không thể nở hoa trong bất công và đói nghèo. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong suy lí, chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản (sở y) của phương diện hiển lộ của duyên khởi, và chúng ta tích tập trí tuệ trên căn bản (sở y) của phương diện chân không diệu hữu của duyên khởi. Nói thế nghĩa là mỗi khi nói đến, nghĩ đến chánh pháp là phải nghĩ đến duyên khởi /duyên hội. 

4.

Nói vắn tắt, chúng ta nhớ đến cam lộ của giáo pháp của Đức Phật, đựợc ngài Long Thọ trình bày tóm tắt trong các tác phẩm của ngài, và nhớ đến tiêu điểm của các tác phẩm của ngài Long ThọBồ đề thành lập / Thành lập Bồ đề (Bodhisadhana), và thuật ngữ tương đương của Bồ đề thành lập là Phúc Tuệ tích tập /Tích tập Phúc Tuệ (Punyajnanasambhara).

Các tiến bộ của khoa học kĩ thuật  cho chúng ta thấy nhân loại tích tập phúc đức trên căn bản (sở y) của phương diện hiển lộ của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản (sở y) của phương diện chân không diệu hữu của duyên khởi. Nói chung cả thế giới đang nỗ lực tích tập phúc tuệ trong sinh hoạt thường tục. Các tích tập phúc tuệ hiển bày quả hải của vạn đức.

Khi nghĩ đến empty, emptiness, chúng ta có thể nghĩ empty = open; emptiness= openness, và không = khai mở; tính không = tính khai mở. Như vậy tính không mở ra các khả hữu cho các biến hiện (manifestation), tương tục của trở thành (continuity of becoming), thế nên cũng mở ra các trách nhiệm, các hệ quả đến từ trách nhiệm có tính làm chưng hửng, lúng túng, sững sờ, rụng rời, choáng váng, hoảng vía, kinh hoàng (astounding implications).

Mong rằng chúng ta hãy đặt tiêu điểm của đời mình trên Thành lập Bồ đề, đó cũng là Tích Tập Phúc Tuệ, đó cũng là Quả hải của vạn đức.  

5.

Giải thích về Tâm Yếu của Kinh Trí Tuệ Siêu Việt của Đức Cát Tường/ Thế Tôn / Bạt Già Phạm. Ngọn Đèn Chiếu Sáng Diệu Nghĩa. 
Ngài Kim Cương Thủ
------

Tôi đỉnh lễ nhiều lần với chánh tíntôn kính đối với mẫu thân của chư tối thắng trong ba thời (quá khứ hiện tại, vị lai), sự bình đẳng của hiện hữu thế gian và sự tịch tĩnh, đối với bản chất tương tợ bảo châu của các bản kinh văn, giảng dạy các phương tiện thiện xảo để đem lại đại lạc cho những kẻ chuyển cư sáu cõi.

Commentary on the Bhagavati Heart of the Perfection of Wisdom Sutra, Lamp of the Meaning. 
Vajrapani

I bow down again and again with faith and respect to the mother of the conquerors of three times, the equality of mundane existence and peace, to the jewel-like nature of the texts, teaching the skillful methods for bringing bliss to transmigrators. 
(Donald S. Lopez, Jr. Elaborations on Emptiness. Uses of the Heart Sutra. Princeton University Press. 1996)

6.

Long Thọ. Ca tụng Đức vượt ngoài ca tụng (Stutyatitastava)

Như Lai ngài du hành
Đạo lộ vô thượng là vượt ngoài ca tụng 
Nhưng với một tâm viên dung tôn kínhhoan hỉ 
Tôi sẽ ca tụng đức vượt ngoài ca tụng. (Tụng 1)
*
The Tathagata who traveled
The unsurpassable path is beyond praise,
But with a mind full of respect and joy, 
I will praise the one beyond praise

*

Long Thọ. Hiển bày Bồ đề tâm.

112. Bằng phúc đức vô đẳng mà tôi nhận được hiện nay do ca tụng bồ đề tâm tuyệt hảo mà chư Tối Thắng tuyệt hảo ca tụng, nguyện cho các chúng sinh bị trầm luân trong đại hải của các con sóng của luân hồi đến được điểm xuất phát trên đạo lộ thiết lập bởi vị đạo sư của chư thiênloài người.

Nagarjuna. Boddhicittavivarana.

112. Through the incomparable merit I have now collected by praising the excellent bodhicitta praised by the excellent Jinas, may living beings submerged in the waves of life’s ocean gain a foothold on the path followed by the leader of those who walk on two legs.
(Samsara: life: luân hồi)

(Trích từ: In Praise of Dharmadhatu by Nagarjuna. Commentary by the Third Karmapa. Translated and Introduced by Karl Brunnhollzl. Snow Lion, 2007)

*****

Chú thích

Skt. Tirthikas: Forders; Những kẻ lội qua sông cạn. Chủ trương tự ngã thường hằng, ở ngoài năm uẩn, và ở ngoài thân và tâm. Các bộ luận có tên là Forders to the End (Các kẻ lội qua sông cạn để tới Cứu Cánh). Các tác giả của các bộ luận như thế được gọi là Makers of the ford to the End (Tirthankara) (Các kẻ làm cho giòng sông cạn để lội qua để đi tới Cứu Cánh) . (Trích từ Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness).

Đức Phật có nói tới các tirthika trong Kinh Lăng già, khi ngài giảng về Như Lai Tạng. Kinh Lăng già, bản dịch Anh ngữ của D.T. Suzuki, chapter II, đoạn XXVIII, p.68, dịch tirthikas thành philosophers ; bản dịch Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn , p.166 ; dịch philosophers thành các triết gia ; trong khi Kinh Lăng già bản Hán dịch của Cầu na bạt đà la, Việt dịch của Thích Duy Lực thì tirthikas thành các nhà ngoại đạo. Ngài Long Thọ có nói tới các Tirthika trong Ca tụng Đức Bất Khả Tư Nghị (Đức Phật) (Acintystasva) và trong các tác phẩm khác .

*

Sydney 01.09.2016

Giữa lòng cuộc đời: các ghi chú về Phật học.
Ghi chú 1. Bồ đề Thành Lập (Bodhisadhana), Phúc Tuệ Tích Tập (Punyajnanasambhara)










 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189051)
01/04/2012(Xem: 34563)
08/11/2018(Xem: 13452)
08/02/2015(Xem: 51676)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.