Thậm thâm vi diệu pháp (phần 3)

08/01/20172:11 SA(Xem: 7846)
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 3)

THẬM THÂM VI DIỆU PHÁP
(PHẦN 3)
MÃN TỰ

blankPhân tích Tánh tứ đại để thấy rằng Hư Không-không thật là Không mà Không tức Sắc, ra ngoài phạm vi nhận thấy của nhãn quang nên Sắc tức Không vậy.

Khoa học tiên tiến bây giờ vì có phát minh ra nhiều dụng cụ trợ lực cho ngũ căn nên thấy biết nhiều tầng nhiều lớp cực vi mà khi xưa vẫn tưởng nó là hư không. Thật ra thì không có hư không, nếu khoảng không là hư không thì chiếc điện thoại mà ta đang dùng không thể nào liên lạc nói chuyện khắp năm châu, hay thiết bị vệ tinh phủ sóng khắp địa cầu, chuyển vận hình ảnh âm thanh xa hàng ngàn hàng vạn cây số trực diện cho ta thấy nghe như đang ở cận bên ta. Đó là nói về phạm vi trong quả địa cầu, tuy nhiên nếu khoảng cách xa hơn như sao hỏa thì phải cần một khoảng thời gian, có thể trong tương lai càng ngày khoa học phát minh càng tiên tiến thì khoảng thời gian vận chuyển dữ liệu từ sao hỏa về trái đất sẽ ngắn hơn và sau cùng chúng ta trực tiếp thấy nghe giống như điện thoại hay Ti vi vậy.

Dong dài một chút về khoa học phát minh để minh chứng rằng: Những sự thần kỳ trong các bộ kinh Đại Thừa nhất là bộ Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm hiển hiện cảnh giới Pháp giới hiện toàn chân khi Đức Thế Tôn thành Chánh Đẳng Chánh Giác là Đồng với Chân Như nên mười phương Pháp giới hiện ra như vậy. Cảnh giới đó không phải ẩn, không phải hiện vì nó là thường hằng. Các Đức Thế Tôn mười phương không đến thế giới Ta bà và Đức Thích Ca Thế Tôn cũng không đến thế giới Mười phương. Tuy nhiênBản Thể không ngăn ngại nên ảnh hiện viên chiếu với nhau, làm cho mắt thấy, làm cho tai nghe nhưng không thể đụng chạm được.

Khi xưa cảnh giới diễn tả phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thì chắc chắn rằng khó có người nhận ra mà hầu hết chỉ là tưởng tượng. Nên bộ Kinh Hoa Nghiêm hay Lăng già cùng nhiều bộ Kinh Đại Thừa thâm diệu khác chỉ dùng để trấn chùa, trấn tự viện... Còn các cư sĩ tại gia thì dùng để trấn bàn thờ mà thôi. Bây giờ, khoa học phát minh ra có những thứ mà ta sử dụng hằng ngàytương tự có thể đem ra làm thí dụ để chỉ ra phần nào cảnh giới bất khả tư nghì các bộ kinh Đại Thừa mà từ lâu các hạng thức giả, học giả vẫn cho là viễn tưởng, hư dối, thần thoại không thật.

Những vật dụng đó là gì? Đó là chiếc điện thoại cầm trong tay, cái máy tính, cái tivi... Về những thiết bị tinh vi phần mềm bên trong phần cứng, bên ngoài không nói đến, tuy nhiên dù chiếc điện thoại, máy tính hay tivi... Thì phải có điện mới sử dụng được. Hiện nay với chiếc điện thoại Sam Sung hay Apple nếu đặt hệ thống 3G hay 4G thì dù hai người ở cách nhau hàng vạn km hay còn xa hơn nữa thì hình ảnh, âm thanh đến với nhau như đang đối diện. Vậy thì hình ảnh, âm thanh đến đi, chuyển vận như thế nào?

Điện là một dạng siêu vật chất nó có khắp mọi nơi nếu tập hợp lại thì nó biến thành năng lượng. Đối với cái thấy thông thường của nhãn quang thì không thể nào nhận ra được siêu vật chất, năng lượng đó. Tuy nhiên, với chính nó thì cũng có nhiều tầng lớp làm sao biết nó có nhiều tầng lớp? Vì thấy có sự ngăn ngại của vật chất, không gian cũng như thời gian. Vì vậy năng lượng càng siêu thì sự chuyển vận càng nhanh, vì nó hóa giải sự ngăn ngại vật chất thô trong không gian nên nó chuyển vận một cách siêu tốc đến một nơi nào đó bằng một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi. Tuy nhiên sự nhanh, chậm cũng tùy thuộc vào nguồn tích chứa mạnh hay yếu.

Điện có cùng một nguồn gốc dù phương Đông hay phương Tây, dù phương tiện làm ra có khác tuy nhiên điện thì không khác, vì vậy khi có tín hiệu một phương khởi nên thì mọi phương đều nhận được vì là đồng vậy.

Điện là do con người khám phá, làm ra mà nó còn đưa được hình ảnh, âm thanh để cho mắt thấy, để cho tai nghe khắp mọi nơi trên thế giới Ta bà này. Đem sự phát minh kỳ diệu của khoa học hiện đại để so sánh một phần nhỏ tương đồng nào trong lời Kinh diễn tả cảnh giới Thế Chủ Diệu Nghiêm khi đức Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác; Điện dù nó cực vi như thế nào thì vẫn "Sắc" vì dù nhận thấy nó qua trung gian bằng phương tiện nào thì cũng cần nhãn quang và "Thức" phân biệt. Chưa rời "Sắc" và "Thức" phân biệt mà khoa học phát minh ra nhiều điều kỳ diệu khó có thể hình dung như vậy. Còn Đức Như Lai viên mãn Đại Bồ Đề đã thành Chánh Đẳng Chánh Giác, đã đồng Bản Thể đã chung Pháp Giới, đã vào Chân Như Thật Tánh, đã Viên Mãn chuyển hóa "Thức" phân biệt, thấy tự tánh tất cả chúng sanh trong Mười phương như thấy chỉ tay trong lòng bàn tay vậy. Thật ra phải nói rằng: Cảnh giới Thế Chủ Diệu Nghiêm trong Kinh Hoa Nghiêm diễn tả Pháp Giới hiển hiện thần kỳ thậm thâm vi diệu khi Đức Thế Tôn Đẳng Chánh Giác. Tuy nhiên văn tựgiới hạn nên chỉ diễn tả một ít phần nào trong đó mà thôi. Cũng như thời đại bây giờ, không có người nào biết hết được khoa học gia trong các nước tiên tiến hằng ngày hằng giờ trong phòng thí nghiệm nghiên cứu tìm tòi để phát minh ra thứ mới, trong lúc đó thì không ai biết được cho đến lúc đem ra ứng dụng thì mọi người mới nhận ra.

Đức Thế Tôn Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Bồ Đề trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật thì gọi là "Không tức Sắc". Còn Kinh Hoa Nghiêm và nhiều bộ Kinh Đại Thừa khác thì gọi là "Chân Không Diệu Hữu". Pháp Giới Diệu Hữu đó không đến không đi, không xưa không nay không còn không mất. Không có không gian cũng không thời gian. Nếu hiện tại có vị Đại sĩ nào chứng vào Bản Thể Chân Không hay Vô Lượng Thời gian sau này cũng vậy. Cảnh giới Diệu Hữu không thay đổi vì nó là "Như", vì là "Như" nên không mất cũng không còn. Tuy nhiên, muốn chiêm nghiệm Cảnh Giới Diệu Hữu trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Kinh Hoa Nghiêm thì hành giả phải chứng Bản Thể Chân Không. Khoa học chỉ phát minh cực vi sắc mà còn làm ra nhiều vật dụng thần kỳ cho mắt thấy tai nghe được, huống chi các Đại sĩ tu hành đã chuyển hóa thân tâm cho đến lục căn, lục trần, lục thứcPháp Giới Chân Như Diệu Hữu không sở hiện thì chuyện đó không bao giờ có. Hay các Đại Bồ Tát tu hành khi chứng Vô Sanh Đệ Bát Bất Động Địa thì Tử Thần khắp mười phương tự động tránh ra xa hết và cũng ngay liền đó danh tự của Bồ Tát cũng tự động xóa đi không còn ghi lại nữa. Những chuyện như vậy không phải Đại Bồ Tát làm ra cũng không phải thần lực của Bồ TátPháp Giới nó là như vậy. Tính cái sắc mà Nhãn quan không còn nhận ra được nữa, cho đến cái sắc siêu vật chất dưới ống kính phóng đại lên hàng trăm hàng ngàn cho đến hàng triệu lần đối với con mắt thường trong phòng thí nghiệm; Dù vậy các khoa học gia cũng không làm sao tìm ra được "Sắc-Không". Sắc-Không còn không tìm ra được thì nói làm gì tới "Chân Không"; Bằng mọi giá công dụng của "Thức" chỉ là phân biệt.

Thứ ba là DNA! Theo các nhà khoa học tế bào thì thân thể con người là sự kết hợp của 32 tỉ tế bào. Vậy con số 32 tỉ đã thật chính xác chưa? Nếu tột cùng chính xác thì nó là bao nhiêu? Tuy nhiên đó là trong phạm trù của khoa học.

Khi đã có số lượng tất nhiên có sự riêng biệt có sự khác nhau nói lên tính chất đồng dị. Đồng dị như thế nào? Thí dụ có một người có 100 tờ 1 dollar, số lượng là 100 mà mỗi tờ  là mỗi tờ riêng biệt nên gọi là "Dị". Số lượng là 100 tờ tuy nhiên phẩm chất giá trị thì không khác nên gọi là "Đồng" hay một thúng đậu cùng một loại thì gọi là "Đồng" mà mỗi hạt đậu thì riêng biệt nên là "Dị".

Bây giờ chúng ta tự hỏi ngay cái sắc thân hiện hữu này theo các nhà khoa học tế bào thì nó không là đơn thể mà là sự tổng hợp của 32 tỉ tế bào. Thật đúng là sự trùng hợp với lời kinh "Vạn pháp nhân duyên sinh" mà 2600 năm trước đức Thế Tôn từng chỉ dạy các tu sĩ thiền định, quán chiếu để thấy rằng thật sự không có một cái “Ngã” hay cái “Ta” nào trong cái thân này hết. Vậy động cơ nào làm cho 32 tỉ tế bào vận hành một cách nhịp nhàng? Và cái gì chỉ huy trong tiến trình sắc thân hiện hữu theo cãi vòng luẩn quẩn là: "Thành, Trụ, Hoại, Không"? Sắc thân này nó tương quan như thế nào với ngoại giới như không gian, thời gian, mặt trời, mặt trăng, sao, thời tiết, nói chung là vũ trụ? Vì sao sự chuyển vận của ngoại giới theo chu kì mà sắc thân thành thục biến đổi Thành, Trụ, Hoại, Diệt.

Đến đây thì cái "Thức" không còn đất sinh tồn vì là một phạm trù khác. Vì "Thức" không đất sinh tồn nên thời Đức Thế Tôn thị hiện thì 96 Đại triết gia phái Vệ Đà tổng kết mười câu hỏi mà không một vị triết gia nào trả lời một cách thuyết phục. Vì vậy họ đem mười câu hỏi mà họ cho là siêu hình bất khả tư nghì, không thể trả lời hỏi Thế Tôn như:

- Đức Như Lai sau khi nhập niết bàn là còn hay không còn? Đất nước gió lửa biến diệt đi về đâu? Đức Như Lai là năng tác hay sở tác? Có thế giới khác hay không có thế giới khác? Vũ trụ này vị Thần Linh nào tạo nên hay tự nhiên mà có...v.v.?

Những vấn đề siêu hình bất khả tư nghì này không nằm trong thế giới quan của "Thức" phân biệt nên tất cả tôn giáo kể cả Phật giáo Nguyên Thủy đến đây là chấm hết. Tuy nhiên Thức phân biệt vi tế là cực động không đứng yên, vì vậy nó tạo nên loạn động, phiền nhiễu bên trong. Khi tâm thức loạn động đến cao trào đỉnh điểm mà không giải quyết cho nó bình lặng lại được thì có hai kết quả xảy ra; Thứ nhất là "tẩu hỏa nhập ma" hay nói theo nhân gian là điên loạn; Thứ hai là viện dẫn đến từ ngữ cộng thêm "Tưởng" dùng Thức để chế ngự Thức. Vì vậy kết quả phát sinh ra những từ ngữ mơ hồ huyễn hoặc mà từ xưa đến tận bây giờ không có gì minh chứng cho những từ ngữ đó hết, mà thế gian ai tin thì cứ tiếp tục tin từ đời này tiếp nối đời khác không cần minh chứng. Nhờ có những từ ngữ đó mà các triết gia Đạo Sư thoát nạn khi bị những câu hỏi mà không thể trả lời được.

Những từ ngữ đó là gì? Người Trung Hoa thì gọi là "Đạo"; người Ấn Độ thì gọi là "Phạm Thiên Đại Ngã. Tự Tại Thiên..."; Người Âu Châu thì gọi là "Thượng Đế-God". Những từ ngữ đó là bài thuốc an thần cho các triết gia Đạo Sư, bên trong nó chế ngự được tâm thức điên cuồng loạn động, bên ngoài giải quyết được các câu hỏi hóc búa nằm ngoài sự hiểu biết của tâm thức.

Về những từ ngữ đó từ xưa đến bây giờ không có vị Đạo sư nào thấy được, gặp được, sờ chạm được... Tuy nhiên về niềm tin thì được dạy rằng đó là Vị tạo dựng lên tất cả đừng hỏi tại sao anh lại như thế kia mà tôi như thế này. Hãy chấp nhận những gì anh đang có là hưởng thụ hay chịu đựng đó là những gì Đạo, Thượng Đế ban cho anh, anh như thế này là có thể những đấng thần linh, đấng tạo dựng đó đang vui, đang thoải mái, còn anh như thế kia có thể lá các vị đó đang bị lục dục thất tình quấy nhiễu...

Vì không trí tụê nên không thể nào thấy được cái "Nhân" bên của hiện hữu, vì nhận thức theo cảnh duyên biến động để xét đoán nên chỉ biết cái quả hiện tiền. Quả hiện tiền như thế nào? Người Trung Hoa cổ đại có hai triết thuyết còn lưu truyền đến bây giờ mà không giải quyết được gì hết. Thứ nhất là thuyết "Nhân chi sơ tánh bản thiện" của triết gia Mạnh Tử-vị tổ thứ hai của Đạo nho. Còn triết thuyết thứ hai là để đối lại "Nhân chi sơ tính bản thiện" là "Nhân chi sơ tánh bản ác" của triết gia Cáo Tử. Ông ta chỉ cho thấy lập luận của Đạo nho là thiếu cơ sở vì "Tánh" đã là Thiện thì cái gì nó làm cho "Ác" và tại sao phải học nữa?

Xuyên suốt bao nhiêu thời đại người Trung Hoa lấy Đạo Nho làm quốc giáo vì nó có nhiều điều làm lợi cho vương triều, làm cho người dân thần phục. Chẳng những người trong nước mà còn đem cái học thuyết nửa vời truyền bá áp đặt cho các nước nhỏ xung quanh. Vì triết thuyết nửa vời không đưa đến sự giải quyết rốt ráo giữa tánh Thiện và tánh Ác, qua một thời gian dài tranh luận không đưa ra một kết quả chân chính nào. Để tâm thức có chỗ bán víu, dựa vào không nổi lên tranh luận họ lại lập lên một triết thuyết ngớ ngẩn thứ ba là thuyết "Trung dung" đó là "Tánh Phổ Cập". Có nghĩa là "Tánh" không phải Thiện cũng không phải Ác, chỉ tùy theo môi trường sống để nó tập theo. Triết thuyết Tánh Phổ Cập mặc dù ba phải tuy nhiên nó cũng đánh lừa được tri thức chấp nhận, còn nếu không thì sao? Thôi hãy để cho cái đầu bớt đau nhức.

Không phải chỉ có triết gia Trung Hoa mà nói chung các triết thuyếtnhận biết bằng tri thức thì dù cho 96 triết gia- đạo sư Ấn giáo thời Thế Tôn thị hiện thì lập thuyết của họ cũng chỉ lòng vòng trong nhị biên đối đãi mà thôi.

                                        (HẾT PHẦN 3)                                MÃN TỰ

Tiếp theo bài kỳ trước
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 1)
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 2)

Ghi chú của BBT:
Ngài Pháp Tạng là tổ thứ ba của tông Hoa NghiêmPháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp... Muốn tìm hiểu mời đọc thêm:
● HOA NGHIÊM KIM SƯ TỬ CHƯƠNG, Thích Pháp Tạng
● KHÁI LUẬN TRIẾT LÝ KINH HOA NGHIÊM, Thích Đức Nhuận
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Cao Quán Như-CS. Định Huệ dịch
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Hoà Thượng Thích Trí Quảng
● GIỚI THIỆU ĐỀ MỤC KINH HOA NGHIÊM, Thích nữ Như Giác
● KINH HOA NGHIÊM - Thích Trí Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34455)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51500)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.