Năm Tầng Pháp Như Lai

10/07/20184:02 SA(Xem: 9372)
Năm Tầng Pháp Như Lai

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI
Mãn Tự

ducphatthichca_1Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn, Như Lainhục nhãn, Như LaiThiên Nhãn, có Tuệ Nhãn, có Pháp Nhãn, có Viên Mãn Giác Ngộ nhãn không? (đây không dùng từ Phật vì từ Phật bị những phàm phu vô trí, những người mê tín dị đoan lợi dụng quá nhiều, vì vậy bài viết này sẽ dùng mười hai danh tự lẫn lộn nói lên trí tuệ Đức Thế Tôn).

Sau khi ngài Tu Bồ Đề minh định Đức Như LaiNgũ nhãn. Tuy nhiên để các vị tu sĩ không nghi ngờ vì quá kính trọng mà ngài Tu Bồ Đề tùy thuận mù quáng tin nhận những gì Đức Thế Tôn nói ra. Từ trên thượng tầng Đại Viên Mãn Giác ngộ nhãn, xuyên qua bốn tầng lớp đó là Pháp nhãn, Tuệ nhãn, Thiên nhãnNhục nhãn Đức Như Lai đặt câu hỏi ngài Tu Bồ Đề: Này Tu Bồ Đề như cát sông Hằng Như Lai gọi là gì? Bạch Thế Tôn Như Lai gọi là cát - Tu Bồ Đề trả lời. Câu trả lời đó xác định Vô Tránh Tam Muội của ngài Tu Bồ Đề không lay động dù được nghe  giáo Pháp thậm thâm vi diệuchưa bao giờ ngài được nghe. Kinh Kim Cang đối với Nhị thừa Thanh Văn, Duyên giác thì đã vượt qua cấp độ tiếp nhận của các ngài nên Đức Như Lai cẩn trọng như vậy.

Với cát sông Hằng Đức Thế Tôn vẫn gọi là cát có nghĩa là đồng nhục nhãn của sự nhận thức chung với loài hữu tình, như vậy còn năm căn là tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vì sao Đức Thế Tôn không đưa lên mà chỉ nói Nhãn căn mà thôi. Có thể trình độ thính chúng vào lúc đó có nói ra cũng không tiếp nhận được. Tuy nhiên phải nhận định rằng Đức Như Lai một nhãn căn như vậy thì năm căn khác cũng là như vậy. Nếu không thì không thể gọi là Thiên Nhân SưVô Thượng Bồ Đề là Đại Viên Mãn giác…

Kinh luận hiện thời có rất là nhiều mà sự sai biệt mâu thuẫn cũng không là ít, không phải sự tranh luận đó bây giờ mới có mà theo Kinh điển vào thời Thế Tôn hiện tiền cũng đã xảy ra rồi. Như vậy sự sai biệt, sự mâu thuẫn trong Kinh dẫn ra sự tranh luận dai dẳng chưa có hồi kết cuộc là đúng hay sai? Hoàn toàn đúng hết, tuy nhiên sự đúng đó chỉ nằm trong từng tầng giáo Pháp Như Lai.

Phiền não của loài hữu tìnhtrùng trùng vô tận vì nó trộn lẫn, chất chồng lớp lớp tính theo tâm sở đối cảnh duyên. Còn nếu quay lại nhìn thẳng vào thân tâm thì có “tận”. Tận ở đâu? tận ở sáu căn vì vậy Kinh Lăng Nghiêm Đức Thế Tôn dạy rằng: “luân hồi phiền não cũng bởi sáu căn, mà giải thoát cũng sáu căn”. Ngoài sáu căn ra thì tuyệt nhiên không có gì là luân hồi phiền não cũng không có gì giải thoát.

Đức Thế Tôn Như Lai đắc Vô Thượng Bồ Đề nên sáu căn viên thông, một Nhãn căn có năm tầng thì năm căn khác cũng như vậy. Đức Thế Tôn tùy theo pháp hội tùy theo căn cơ thính chúng bằng Chánh đẳng Chánh Giác Nhãn quán sát Ngài biết căn cơ thính chúng trong Pháp hội nên dùng nhục nhãn nói Pháp để điều phục dùng thiên nhãn nói Pháp để điều phục hay dùng Huệ nhãn, Pháp nhãn, cho đến Vô Thượng Bồ Đề nhãn để nói Pháp. Hay dùng Nhục nhĩ, Thiên nhĩ, Huệ nhĩ, Pháp nhĩ, cho đến vô thượng bồ đề nhĩ và bốn căn tỉ, thiệt, thân, ý cũng như vậy, đều có năm tầng.

Đại Bi Tâm bình đẳng không phân biệt đẳng cấp tất cả loài hữu tình, từ thành phần thấp nhất tận cùng đáy xã hội cho đến giai cấp cao sang quyền quý đứng trên đỉnh nhân gian. Bất cứ thành phần nào giai cấp nào có duyên đến với Ngài, thì tùy theo căn cơThế Tôn nói Pháp giúp họ được giải thoát ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, hay dứt nghi ngờ, những gì họ từng học qua nhưng không nhận thức ý nghĩa một cách rõ ràng mù mờ trong lí luận. Luôn luôn như vậy bất kể ngày đêm sáng trưa chiều tối trong suốt 49 năm ngài thị hiện, cho đến khi Ngài quán sát thấy rằng những giáo Pháp mà ngài chứng ngộ cùng trải nghiệm qua đã truyền lại hết cho nhân gian và cũng có những bậc đệ tử trí tuệ nhận lãnh Giáo Pháp để lưu truyền nên Ngài thị hiện Niết bàn.

thế gian loài hữu tình mọi sự nhận biết phát sinh từ sáu căn làm cội gốc, nên Đức Như Lai cũng nương sáu căn mà nói Pháp. Tuy nhiên Thế Tôn là bậc Đại Giác Ngộ nên sự thấy biết mỗi căn có năm tầng, với những hữu tình sơ cơ học đạo thì mỗi tầng như vậy là nấc thang trời không dễ gì với tới. Thí dụ như thính chúng Pháp hội nghe Thế Tôn giảng Pháp trong giới hạn phạm vi nhục nhãn, nhục nhĩ hay tỉ… thì đã là một sự xa vời, chứ đừng nói chi tới huệ nhãn, Pháp nhãn, hay huệ nhĩ, Pháp nhĩ…

Với loài Người, chư Thiên, Nhị Thừa, Bồ Tát, do sự mê mờ nhiều hay ít mà phân ra cấp độ như vậy. Tuy nhiên những cấp độ thì lấy biên độ nào, lấy giới hạn để phân chia ra. Đó là lấy Chân như làm tâm điểm, so sánh đối chiếu trình độ thâm nhập xa hay gần mà có sự sai biệt bốn cấp độ như trên. Đức Như Lai thị hiện chỉ cho chúng sanh con đường giải thoát nên Pháp ngài nói ra là tùy thuận theo trình dộ căn cơ của thính chúng trong Pháp hội không lẫn lộn vì ngài có Tri căn Trí lực. Kinh điển lưu truyền đến bây giờ chúng ta vẫn đinh ninh là từ Đức Như Lai nói ra, thật ra thì ngài không nói gì hết. Vậy Kinh từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa không phải từ Đức Thế Tôn thuyết hay sao? Nếu Đức Như Laithuyết Pháp thì còn năng thuyết, sở thuyết thì làm sao đúng với hai chữ Như Lai. Những Kinh điểnchúng ta có là do Hậu Đắc Trí đối cảnh sở duyên tâm Đại Bi vận hành mà phát ra âm thanh. Âm thanh đó không thật không hư vì xuất phát từ Chân Như nên là vô tận.

Vì từ Chân Như từ vi tận nên những vị tu học hay học Kinh thì nhận ra sự huyền diệu đó, vì cũng một quyển Kinh hay một câu Kinh mà càng tu học thì mỗi lúc càng thấy biết rộng ra bay bổng, ý nghĩa càng thâm diệu, càng sâu xa hơn lên.

Có một bản tiểu luận giải thích về năm thời kỳ Đức Thế Tôn thuyết Pháp từ ban đầu Thành Đạo ngài thuyết Kinh Hoa Nghiêm cho đến khi sắp Niết Bàn ngài thuyết Kinh Đại Bát Niết Bàn. Thật ra luận giải năm thời kỳ thuyết Pháp của Đức Như Lai không được thuyết phục lắm vì có những phần khập khiễng và mâu thuẫn so sánh với lịch sử truyền thừa.

Đức Thế Tôn Như Lai mỗi quan năng có năm tầng trí tuệ như mắt gồm có: 1. Nhục nhãn; 2. Thiên nhãn; 3. Huệ nhãn; 4. Pháp nhãn; 5. Vô thượng bồ đề nhãn. Y theo Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa năm quan năng còn lại cũng đều có năm tầng trí tuệ như vậy. Không phải Pháp có năm tầng, mà năm tầng đó là trình độ, là căn cơ loài hữu tình còn Đức Như Lai thì tùy thuậntrình độ căn cơ loài hữu tình thấy sai biệt là như vậy. Tuy nhiên với Đức Như Lai thì: năm tức một, một tức năm, vì vậy tất cả Kinh điển đều có năm tầng trong đó, dù vậy điều quan trọng là có nhận ra Ẩn và Hiện hay không?

Ẩn, Hiện như thế nào? Khi Đức Thế Tôn trong Pháp hộitrình độ căn cơ thính chúng chỉ là phàm phu bình thường, nhận thức mọi việc xung quanh bằng năm quan năng thô phù bên ngoài, sống theo phong tục tập quán và sự hiểu biết chỉ là lớp trước truyền lại lớp sau, chưa hề biết đến quan năng thứ sáu tức Ý thức hay là phân biệt thức. Pháp hộithính chúng như vậy Đức Như Lai tùy thuận nói Pháp Thập Thiện… thiết lập căn bản đời sống cho chúng sanh.

Đức Thế Tôn luôn luôn dạy rằng: “Như sư tử dù bắt thỏ cũng tận lực” Pháp Thập Thiện gồm có thân ba, miệng bốn, như vậy thì Thiên nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn, Vô thượng Bồ Đề nhãn, ở đâu trong Pháp Thập Thiện Như một viên ngọc đẹp đẽ không tì vết dù có ở trong bụi đất thì cũng không mất đi tính chất của nó. Đức Thế Tôn tùy thuận căn cơ chúng sanhthuyết Pháp Thập Thiện, tuy nhiên Pháp Thập Thiện đó là từ bậc Chánh đẳng Chánh giác nói ra. Đối với thế gian thì người học hành có rất khó nói chuyện vói người bình dân, người giàu khó nói chuyện với người nghèo, vua chúa quan quyền khó nói chuyện với người dưới mà chỉ ra lệnh mà thôi.

Pháp Thập ThiệnThế tôn thuyết không nằm trong hệ thống giáo lý nào lưu truyền từ trước, không học từ vị đạo sư nào, không theo một trình tự tín ngưỡng thần quyền  nào, không cầu khẩn van xin vào đấng thần linh nào, mà tất cả mười điều đều lấy tự thân mỗi người làm chính.

viên mãn Hậu Đắc Trí chứng Vô Thượng Bồ Đề ở ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác bất động hiện thân trước Pháp hội nói Pháp Thập Thiện. Trong bốn trí thì Đại Viên Cảnh Trí chiếu diệu như ánh sáng mặt trời chiếu soi không bỏ xót một vật nào. Bình đẳng tánh trí không phân biệt là cao, là thấp, Diệu Quan Sát Trí, quán sát căn cơ Pháp hội thính chúng. Bằng Thành Tác Sở Trí thuyết lên Pháp Thập Thiện tương ưng trình độ chúng sanh. Với chúng sanh năm căn vì nương vào cái thân xương thịt nên gọi là “nhục căn” còn Đức Như LaiPháp thân nên là “Thành Sở Tác Trí”. Pháp Thập Thiện gốc từ đâu? Pháp Thập Thiện gốc từ hai chi đầu là Danh Tướng của năm tự tánh, thêm vào một phần nhỏ Phân biệt, còn Chánh tríNhư Như trong Pháp Thập Thiện như một bóng mờ. Không phải là không có Chánh Trí Như Như nhưng trình độ chúng sanh trong Pháp hội mà thấy nghe bằng nhục nhãn, nhục nhĩ… thì không làm sao nhận ra được, dụ như ban ngày bị bụi mù, mây mưa che lấp không thấy mặt trời, dù không thấy mặt trời nhưng sự sáng cũng do mặt trời mà có. Vì vậy Pháp Đức Như Lai nói ra dù trong thành phần nào cũng có đủ năm tầng tuy nhiên sự sai biệt là ẩn và hiện nên năm tức một, một tức năm.

Trong thời gian đó Pháp hội thính chúng mắt thấy tai nghe Đức Thế Tôn trên Pháp tòa giảng Pháp Thập Thiện thì cũng ngay thời gian đó vào một biên độ khác Chư Thiên cũng thấy Như Lai trên pháp tòa đang giảng Pháp sinh tử luân hồi, nhân quả, tức là Pháp mười hai nhân duyên từ vô minh đến lão tử. Cùng một thời gian nhưng hai biên độ khác nhau nên không thấy nhau vì nhục nhãnthiên nhãn không cùng cấp độ.

Cũng ngay thời gian đó ở một biên độ khác nữa thì chư vị Nhị Thừa Thanh Văn Duyên giác cũng đang thấy nghe Đức Thế Tôn trên Pháp tòa thân tướng ứng hợp với niềm tin của chư vị Thanh văn, Duyên giác, thuyết Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Vô Ngã, Lục Ba La Mật… Bằng Huệ nhãn với chư vị Nhị thừa Đức Như Lai thuyết sự nhiễm tịnh các Pháp, sự sinh thành hoại diệt, sự khổ lạc các Pháp, và sự xuất ly Pháp khổ, và sau cùng là chứng Niết Bàn theo nguyện vọng ước muốn của chư vị nhị thừa.

Các vị Nhị Thừa đến với Thế Tôn toàn là người Bà-la-môn giáo, vì trước khi Thế Tôn thị hiện thì chưa có đạo giải thoát, vì để giải trừ sự chấp thủ sâu dày giáo lý Bà-la-môn, nên Thế Tôn phương tiện dùng hai trong ba tự tánh để thuyết Pháp, ba tự tánh đó là:

Một là Biên kế sở chấp tánh, hai là Y tha khởi tánh, ba là Viên thành thật tánh, Biên kế sở chấp là chư vị Bà-la-môn khi đến với Đức Thế Tôn thì giáo lí Vệ-đà vẫn còn nguyên trong tư tưởng của họ, vì vậy mới có mười câu hỏi siêu hình do tưởng thức đặt ra. Tuy có câu hỏi mà tuyệt nhiên không có câu trả lời, dù là từ ông tổ đầu tiên của trường phái Vệ-đà cho đến thời Đức Thế Tôn thị hiện, hơn nữa còn có vị dọa rằng sẽ bỏ đoàn thể Chư Tăng mà đi nếu Đức Thế Tôn không trả lời thỏa mãn câu hỏi của ông ta, hay đến nỗi chư vị đó còn yêu cầu rằng nếu Đức Thế Tôn biết thì trả lời biết, còn không biết thì nói là không biết.

Trong năm tự tánh “thức” là một là danh hai là tướng ba là phân biệt, bốn là chánh trí, năm là Như Như, Ban sơ các vị Bà-la-môn đến với Đức Thế Tôn dù rằng nhận ra giáo lí Vệ-đà có cái gì đó không trung thực không đưa đến giải thoát thật sự theo mong cầu của họ. Để giải trừ chấp thủ “Danh”, “Tướng” thường hằng trong giáo lí Vệ-đà Đức Thế Tôn dùng tự tánh thứ ba là “Phân biệt” chỉ cho các vị đó rằng: Danh, Tướng mà các vị Bà-la-môn chấp thường hằng đó là “Biên kế sở chấp”. Vì sao? Vì là Nhị Nguyên vì  nó sinh-diệt bị chi phối.

Mãn Tự
Thư Viện Hoa Sen

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27844)
31/10/2015(Xem: 15048)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.