Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật

17/05/20201:01 SA(Xem: 9178)
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật

Phật Giáo Nguyên Thủy
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
chú giải Kinh Mahāparinibbāna  phẩm 16, Dīghanikāya
do Luận Sư Buddhaghosa soạn
Yang-Gyu An dịch từ Pāḷi sang tiếng Anh: THE BUDDHA‟S LAST DAYS
Nguyễn Văn Ngân dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt 2015
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật_Page_001MỤC LỤC

Lời Nói Đầu        3
Xác Nhận Cảm Xúc Của Lòng     12
Nibbāna và Parinibbāna     25

Chương Một: Ở Magadha

1.1. Chú giải Phần Giới Thiệu     43
1.2. Chú giải về Điều Kiện để Vương Quốc Cường Thịnh 52       
1.3. Chú giải về Điều Kiện để Các Tỳ Khưu Cường Thịnh 76
1.4. Chú giải về sự Nguy Hại của Hạnh Xấu   134
1.5. Chú giải về việc Xây Dựng Thành Phố Pāṭ aliputta 142

Chương Hai: Hành Trình Đến Vesālī

2.1. Chú giải về Các Sự Thật Cao Cả   154
2.2. Chú giải về Cảnh Giới Sắp Đến Để Giác Ngộ Không Bị Gián Đoạn       155
2.3. Chú giải về Tấm Gƣơng Giáo Pháp   159
2.4. Chú giải về Đoạn Ambapālī , Cô Gái Bán Dâm           162       
2.5. Chú giải về Bắt Đầu An Cƣ Mùa Mƣa ở Làng Beluva 167

Chương Ba: Từ Bỏ Quãng Đời Còn Lại

3.1. Chú giải về Gợi Ý của Thế Tôn   18
3.2. Chú giải về Lời Yêu Cầu của Māra   203
3.3. Chú giải về việc Từ Bỏ Quãng Đời Còn Lại   210
3.4. Chú giải về Trận Động Đất Lớn   216
3.5. Chú giải về Tám Đoàn Thể   223
3.6. Chú giải về Tám Lãnh Vực Cần Tinh Thông   226
3.7. Chú giải về Tám Giải Thoát   235
3.8. Chú giải về Câu Chuyện Thỉnh Cầu Của Ānanda  236

Chương Bốn: Bữa Ăn Cuối Cùng

 4.1. Chú giải về Cái Ngoái Nhìn của Con Voi   239
4.2. Chú giải về Bốn Tham Chiếu Quan Trọng   241
4.3. Chú giải về Đoạn Ngƣời Thợ Cunda   252
4.4. Chú giải về Đi Tìm Nƣớc Uống Mang Về   257
4.5. Chú giải về Đoạn Malla Pukkusa   257
Chương Năm: Ở Kusinārā

5.1. Chú giải về Cây Sāla Song Thọ   271
5.2. Chú giải về Trƣởng Lão Upāva ṇ a   293
5.3. Chú giải về Bốn Chỗ Động Tâm   301
5.4. Chú giải về Các Câu Hỏi Của Ānan da   307
5.5. Chú giải về Ngƣời Đáng Đƣợc Xây Tháp   313
5.6. Chú giải về Phẩm Hạnh Tuyệt Vời của Ānanda  314
5.7. Chú giải về Thuyết Giảng Kinh Mahāsudassana  325
5.8. Chú giải về Lời Chào Mừng của Ngƣời Malla   330
5.9. Chú giải về Đoạn Du Sĩ Ngoại Đạo S ubhadda  331

Chương Sáu: Nhập Diệt

6.1. Chú giải về Những Lời Cuối Cùng của Nhƣ Lai  345
6.2. Chú giải về Chuyện Nhập Diệt   360
6.3. Chú giải về việc Tôn Kính Xá Lợi của Đức Phật  369
6.4. Chú giải về Trƣởng Lão Mahākassapa   374
6.5. Chú giải về sự Phân Chia Xá Lợi   398
6.6. Chú Giải về việc Đảnh Lễ Cúng Dường Các Tháp   Thờ Xá Lợi      410
Chữ Viết Tắt và Sách Tham Khảo   426
Biến Cố Chính Trong Lịch Sử Phật Giáo   430

LỜI NÓI ĐẦU

 

Khi dịch Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật, tôi đã tham khảo các cuốn sau đây để đối chiếu:

  • Dialogues of the Buddha II của T. W. Rhys Davids, chương The Book of the Great Decease, trang 71-191, PTS tái bản 2002.
  • Last Days of the Buddha của ni cô Vajirā & Francis Story, Buddhist Publication Society (BPS) tái bản 2007. Quyển này là công trình của ba người: ni cô Vajirā người Đức dịch từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh rồi được Francis Story, một Phật tử rất thuần thành ngƣời Anh, pháp hiệu The Anagārika Sugatananda, duyệt lại. Tất cả các chú thích trong quyển này đƣợc đại trưởng lão Nyāṇaponika, ngƣời Đức biên soạn từ chú giải Pāḷi.
  • The Long Discourses of the Buddha của Maurice Walshe, chƣơng The Buddha‟s Last Days, trang 231-277, Wisdom Publications xuất bản 1995.
  • The Life of the Buddha According to the Pali Canon của Bhikkhu Ñāṇamoli, chƣơng The Last Year, trang 286-332, BPS xuất bản 2006.
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn của Hoà Thượng Minh Châu trong Trường Bộ Kinh 3, trang 72-168, Chùa Kỳ Viên, Hoa Thịnh Đốn tái bản 1987.

Các chữ Việt in đậm trong quyển này là các lời kinh trong phẩm Đại Bát Niết Bàn đƣợc luận sư Buddhaghosa mang ra luận bàn. Các phần bàn đều đƣợc ghi rõ số chương, số đoạn tương ứng với số chương, số đoạn trong kinh. Tôi còn ghi thêm số nhƣ sau [MC 72] nghĩa là bản của HT Minh Châu, trang 72, để độc giả tiện theo dõi. Nếu không thấy [MC số trang] ở đầu đoạn văn nào, có nghĩa là lời bàn của ngài Buddhaghosa vẫn còn nằm trong trang vừa mới đề cập trước đó. Còn các con số từ [516] đến [615] là số trang của bản chú giải tiếng Pāḷi.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật tóm tắt những gì Ngài đã dạy. Giống nhƣ mặt trăng, mặt trời biểu lộ vẻ đẹp khi chiếu rọi khắp nơi, Phật Pháp cũng thế, lời dạy của Ngài chỉ đẹp khi công khai lan truyền rộng rãi đến cho mọi người, cho những ai muốn lắng nghe, muốn biết. Ngài không dấu kín điều gì, không dành riêng cái gì cho đệ tử của Ngài cả. Như vậy, không hề có mật truyền. Ngài còn đề cập đến bốn tham chiếu chính để căn cứ vào đấy chúng ta nhận ra lời nào là của Đức Phật, lời nào không phải của Đức Phật, để nhận ra được Phật Pháp giả mạo (tượng pháp, saddhammapaṭirūpaka). Phản ứng hí hởn của vị tỳ khƣu Subbhadda xuất gia vào lúc già khi nghe tin đức Phật vừa mới nhập diệt là quấy động đầu tiên khơi mào cho Phật Pháp biến thái nổi lên. Chứng kiến phản ứng hí hởn ấy, Ngài MahaKassapa (Ma Ha Ca Diếp) sau đó không lâu, đã triệu tập hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất với mục đích củng cố Phật PhápGiới Luật chính hiệu được tồn tại lâu dài (đọc Bhikkhu Bodhi, CDB I, tr. 806, 808). Nhƣng 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt, nhóm tăng sĩ ngƣời Vajji nhất định sửa đổi 10 giới luật, nên tranh luận sôi nổi khởi lên, kết quả là rạn nứt trong chƣ Tăng xảy ra và chuyện phải đến đã đến: nạn chia rẽ 18 tông pháiẤn Độ xuất hiện. Tôi sở dĩ nói Ấn ĐộPhật GiáoTích Lan không liên quan gì đến 18 tông phái này, chả thuộc vào ‗thừa‘ nào cả. Đức Phật đến đảo Lanka giảng Giáo Pháp ba lần: (1) vào tháng thứ năm sau khi Thành Đạo, (2) năm thứ năm sau khi chứng ngộ và (3) ba năm sau đó. Khi Devānampiya-tissa con vua Muṭasiva lên ngôi, Phật Giáo trở thành quốc giáoTích Lan. Hội nghị kết tập lần thứ ba xác nhận tính cách chính thống của kinh điển Pāḷi (đọc Barua, Inscriptions of Asoka, II, p.379), và xác định đạo Phật là Vibhajjavāda (xin đọc Walpola Rahula, HBC, p. 50). Mahinda, con vua Asoka, ngay sau lần kết tập này, giới thiệu Phật Pháp Pāḷi, chính thức thành lập Tăng đoànGiáo Hội Tích Lan (đọc E. W. Adikaram, EHBC, tr.45tt.). Phật Giáo Tích Lan là Theravāda của những tỳ khƣu trƣởng lão. Theravāda đồng nghĩa với vibhajjavāda: học thuyết phân tích, nói lên đặc tính của đức Phật (xin đọc chú thích 678 sách này). Đạo Phật chủ trƣơng phân tích (MN 99; A. X 94) để đặt nền tảng cho tuệ quán thực tánh của tất cả các hiện tượng. Mười thế kỷ sau, đạo Phật từ Tích Lan truyền sang Miến Điện thế kỷ 11, rồi từ Miến Điện truyền sang Thái Lan, Lào, Cam Bốt thế kỷ 13. Phật Giáo Theravāda còn truyền sang Nepal, Mã Lai, Singapore, Indonesia, các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Úc, châu Phi... (Đọc Richard Gombrich, Theravada Buddhism, tr.3, 110-12). Phật Giáo Theravāda được Ngài Hộ Tông mang từ Cam Bốt về Việt Nam, đánh dấu bằng việc đại đức Thiện Luật tiếp nhận ngôi chùa ở Gò Dưa, Thủ Đức năm 1938 (xin đọc Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Thắp Lửa Tâm Linh, NXB Thời Đại [2011], tr. 169). Tựa đề sáu chương trong sách này lấy từ bản của ni cô Vajirā và Francis Story, bản tiếng Anh của Yang-Gyu An (YGA) không có. Tác giả chú giải này là ngài Buddhaghosa, nhưng chú thích ở cuối trang là của YGA, thầy và bạn của ông ta. Vì không muốn cộng nghiệp với YGA, tôi đã đọc rất kỹ tất cả các chú thích của riêng YGA, đã tham khảo các sách cần thiết đƣợc liệt kê ở trang chữ tắt để kiểm chứng sự chính xác của các chú thích này, và phân loại chúng nhƣ sau:

  • Loại 1: loại này hoàn toàn mang tính cách học thuật, so sánh đối chiếu các chữ trong các bản Pāḷi...
  • Loại 2: loại này, vì lý do nào đó, ông YGA đã cắt xén, nói có đầu nhƣng không có đuôi, trích dẫn không đầy đủ những nguồn khác, làm ngƣời đọc hiểu lầm, gây ấn tƣợng không tốt cho ngƣời đọc, nhƣ ông nêu truyện ‗trét phân bò‘ rồi bỏ lửng (xin đọc chú thích 264). Ngoại trừ ngƣời tìm hiểu Phật học thật sự, ngƣời đọc thƣờng chỉ đọc qua rồi thôi, có mấy ai có đủ tài liệu và dù có đủ tài liệu, chắc gì đã chịu khó bỏ thì giờ tìm xem lời của YGA chính xác ra sao? hay đoạn YGA trích dẫn có ý nghĩa gì? Tôi tìm đọc tất cả các nguồn đã đƣợc YGA nêu ra để đối chiếu, kiểm chứng. Chỗ nào ông ta cắt bỏ, tôi dịch nguyên văn đoạn đó để bổ sung cho đầy đủ. Không những thế, tôi còn tìm và trích dẫn thêm những nguồn khác có liên quan đến đề tài đó mà ông YGA không đề cập tới để ngƣời đọc nhận định về những chú thích thuộc loại này. Quý vị sẽ thấy chữ Việt in nghiêng xen kẽ là của tôi thêm vào có nêu nguồn trích dẫn của nó. Ví dụ: chú thích số 724 về Ānanda nhận y, số 1004 về tuổi thọ của Phật Pháp...
  • Loại 3: Trích dẫn loại này của YGA trái ngược với chính tài liệu ông ấy đưa ra. Ví dụ: o Chú thích 122: các tỳ khưu người Vajji chủ trương có thể ngồi trên miếng vải không có viền tua (đọc BD5, tr. 407, 414, 418, 428). YGA viết là có viền tua (Nguyên văn: using mats with fringes. Đọc ct 1, tr 24). o Chú thích số 1055 về sự chứng quả Arahatta của Channa và hình phạt brahmadaṇḍa. Xin đọc trọn vẹn chú thích này, ở đây chỉ kể sơ lƣợc: Theo YGA, Channa đã chứng quả Arahatta trước khi Ānanda đến tuyên bố áp dụng hình phạt brahmadaṇḍa nên YGA buông lời phê phán: ―Mỉa mai thay‖ (đọc chú thích số 3, trang 182 bản tiếng Anh). Nhƣng cũng cùng nguồn trích dẫn do YGA đƣa ra ấy, đó là (Vin II 291) tạng Luật Cullavagga XI, tr. 405 lại viết: sau khi chứng quả Arahatta, Channa đã đến gặp Ānanda để xin từ bỏ hình phạt brahmadaṇḍa. Ngài Ānanda trả lời: ―Từ lúc tôn giả Channa chứng quả vị giải thoát cuối cùng, ngay giây phút đó, hình phạt brahmadaṇḍa đã bị hủy bỏ.‖
  • Loại 4: Ông YGA bảo ở đoạn 10 [MC 141A] được giải thích là ngăn cấm‘ (?) việc tôn kính xá lợi. Lời khuyên Ānanda ở đây trở thành sự phản đối tăng sĩ tham dự vào việc kính lễ xá lợi được nói rõ ràng [(?), xin đọc chú thích 899]. Trong kinh, đức Phật khuyên Ānanda đừng bận tâm, hãy dành thì giờ cho việc tu tập, không hề có điều luật ngăn cấm‘ tỳ khưu, tỳ khưu ni tôn kính, lễ lạy xá lợi hay những bốn thánh tích, chỗ động tâm. Người học Phật chúng ta không lạy ai khác ngoài đức Phật (và các đệ tử đã được giải thoát của Ngài). Đức Phật không nhận mặc khải từ bất cứ ai, ―không thánh không thần, chẻ đôi lịch sử loài người, tự mình nỗ lực phá vỡ muôn triệu ngàn năm đen tối mù mịt của vô thức con người,‖ * tự Ngài thực chứng giác ngộ, dẫn đến giải thoát. Thực ra, khi đảnh lễ Ngài, chúng ta không kính lạy cá nhân ai, chúng ta chỉ kính lạy phẩm hạnh trí tuệ, giải thoát của các vị ấy để rồi khởi lên ước vọng, quyết chí tu tập dũng mãnh sao cho thành tựu được trí tuệ giải thoát như của các Ngài. Lễ lạy như thế tại sao ông YGA suy diễn là bị ngăn cấm? *Đọc TT Minh Châu, Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, tr. 163.
  • Loại 5: loại này có rất ít, không mang tính cách học thuật, chỉ là cảm nghĩ, ức đoán, phê bình riêng tƣ của ông YGA. Loại này, tôi cắt bỏ.
  • Loại 6: có vài chú thích mang tính cách so sánh tôn giáo ông YGA trích dẫn từ nguồn khác. So sánh này cho ngƣời ngoài đạo Phật đọc. Mục đích của cuốn sách này là dành cho Phật Pháp, chứ không phải để tỷ giảo nên tôi cắt bỏ.

Có nhiều chỗ trong bản tiếng Anh chỉ viết nhân vật đại danh từ ở ngôi thứ ba, nếu không đọc cùng với phẩm kinh, sẽ không biết đƣợc nhân vật ấy là ai, nên tôi đã đối chiếu với kinh và viết tên của nhân vật ấy ra để câu chuyện đƣợc rõ ràng, quý vị dễ theo dõi.

Riêng những chữ Việt in đậm trong các dấu ( ), ‗ ‘ , [ ] là những chữ của các ngài Minh Châu, Tịnh Sự... dùng. Có theo sau dấu hoa thị * hay không, tất cả các chữ Việt in nghiêng ở bất cứ chỗ nào trong sách này là của tôi, hoặc là để thêm chi tiết cho bản dịch đầy đủ, phong phú, hay để câu văn rõ ràng hơn và nhất là để sửa lại lời dịch của YGA cho đúng với chánh tạng. Có nhiều chỗ bản tiếng Anh của YGA viết sai (phần lớn là lỗi đánh máy), tôi đã sửa đoạn ấy cho đúng bằng chữ nghiêng và có ghi nguồn gốc trích dẫn để quý vị kiểm chứng. Còn những chữ Pāḷi in đậm không có trong sách, do tôi thêm vào sau khi đối chiếu với nguyên bản.

Trong kinh này, đức Phật cho ta lời khuyên rất quan trọng sau: ―Hãy là hải đảo cho chính mình, hãy nương tựa vào chính mình, không tìm kiếm nơi nương tựa bên ngoài, lấy Giáo Pháp làm hải đảo, lấy Giáo Pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa chỗ nào khác.‖ Đọc Sister Vajirā & Francis Story, Last Days of the Buddha, tr. 29 (DN ii 102).

Nhưng nương tựa vào Giáo Pháp nào? Hệ thống Tam Tạng Pāḷi là lời dạy nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất của đức Phật, có nội dung, kết cấu giống với kinh do vua Asoka khắc, tìm thấy ở hai ngôi chùa ở Bhābrū đƣợc các nhà khảo cổ xác định là khắc vào khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập diệt. Vì thế, tôi tin vững chắc rằng Giáo Pháp trong hệ thống Tam Tạng Pāḷi chính là lời Phật dạy duy nhất đáng tin cậy, đáng được làm nguồn nương tựa duy nhất để tự tìm hiểu, tự suy xét, tự thử nghiệm.

Trong sách này có đề cập đến saṁvega, pasada, nibbāna và parinibbāna. Có thể nói đạo Phật bắt nguồn từ saṁvega và pasada của Thái tử Siddhattha khi nhìn thấy bốn hình ảnh ngoài cổng thành. Chúng ta đến với đạo Phật cũng vì saṁvega cảm nhận đƣợc trong cuộc đời này, vì pasada phát sanh từ lời dạy nguyên thủy của đức Phật, là nguồn hy vọng giải thoát cuối cùng. Vì thế, tôi thêm vào bài viết Affirming The Truths of The Heart (Xác Nhận Cảm Xúc Của Lòng) của tỳ khƣu Ṭhanissaro ngƣời Hoa Kỳ nói về saṁvega, pasada. Tôi còn trích dẫn thêm phần chú giải để chúng ta thấy sự quan trọng của saṁvega với ngƣời học Phật ra sao và hiểu tại sao phải nuôi dƣỡng saṁvega trong lòng.

Vì sách này nói đến việc nhập diệt của đức Phật, nên tôi cũng kèm thêm bài viết về nibbāna và parinibbāna của Giáo Sƣ lỗi lạc Lily de Silva, Bhikkhu Bodhi... để chúng ta có khái niệm sơ lược về hai chữ này. Tôi xin kính gửi sách này đến các tỳ khưu, tỳ khưu ni, những người học Phật, cầu mong quý vị ngày càng học hỏi Giáo Pháp Chân Chánh (pariyatti-saddhamma), thực hành Giáo Pháp Chân Chánh (paṭipatti-saddhamma) và giác ngộ Giáo Pháp Chân Chánh (adhigamasaddhamma) để nhờ trí đức các Ngài, Giáo Pháp chính hiệu được tồn tạibền vững lâu dài. Do được diễm phúc biết đến nguồn gốc lời dạy nguyên thủy hay gần với nguyên thủy của đức Phật ghi trong tạng Pāḷi để tự tìm hiểu, tôi mãi mãi nhớ ơn thầy Minh Châu. May được các bậc thông tuệ như hai tỳ khưu người Đức là Nyāṇatiloka và Nyāṇaponika, Bhikkhu Ñāṇamoli (người Anh), Bhikkhu Bodhi (ngƣời Hoa Kỳ gốc Do Thái)... dịch ra tiếng Anh, để tôi có cơ hội học hỏi được Giáo Pháp Chân Chánh của đức Phật nên tôi chân thành ghi ân các vị này, các Ngài đều là Thầy của tôi. Tôi chân thành cảm ơn tất cả những tác giả khác đƣợc tham khảo nơi đây. Làm sao nói hết ân tình này.

Cuốn sách này ra đời là do công trình của nhiều người: Con xin chân thành cảm ơn Sư Cô Tâm Tâm, tuy thì giờ rất eo hẹp, đã đọc, góp ý sửa bản thảo. Cảm ơn anh Bính, cô Thanh Loan đã góp ý, lo giấy phép in; xin cảm ơn anh Trần Xuân Huy và cô Đỗ Thị Xuân Hương đã dàn trang bản thảo, cô Hồng Sương làm bìa. Xin cảm ơn tất cả các nhà hảo tâm đã bảo trợ việc in quyển sách này. Dù đã hết sức cố gắng, sai sót không sao tránh khỏi. Kính mong các bậc thức giả tha thứ, chỉ giáo, góp ý và biên về địa chỉ sau: dhammaruci.nvn@gmail.com

Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân
Xong ngày 6 tháng 12, 2015
Ngày giỗ Mợ.





pdf_download_2
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189051)
01/04/2012(Xem: 34558)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51673)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.