Thư Viện Hoa Sen

Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

04/03/20225:24 SA(Xem: 20112)
Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
HÀNH TRÌNH HƯỚNG ĐẾN NIẾT BÀN
A JOURNEY TOWARDS NIRVANA
Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC
Table of Content

 

Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Thông Hiểu Chánh Pháp—Thorough Understanding of Correct Dharmas
Chương Một—Chapter One: Tóm Lược Về Đạo Phật—A Summary of Buddhism
Chương Hai—Chapter Two: Sự Tu Tập Trong Đạo Phật—Cultivation in Buddhism
Chương Ba—Chapter Three: Tam Pháp Ấn—Three Dharma Seals
Chương Bốn—Chapter Four: Tứ Diệu Đế—Four Noble Truths
Chương Năm—Chapter Five: Bát Thánh Đạo—The Eightfold Noble Path
Chương Sáu—Chapter Six: Tứ Vô Lượng Tâm—Four Immeasurable Minds            
Chương Bảy—Chapter Seven: Nhân Quả Nghiệp Báo Trong Đạo Phật—Causes-Effects-Retributions in Buddhism
Chương Tám—Chapter Eight: Lục Độ Ba La Mật—Six Paramitas
Phần Hai—Part Two: Đạt Ngộ—Attaining of Enlightenment
Chương Chín—Chapter Nine: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giác Ngộ—Overview and Meanings of Enlightenment
Chương Mười—Chapter Ten: Trạng Thái Giác Ngộ Cao Nhất—The Supreme State of Enlightenment
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Yếu TốĐộng Lực Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ—Necessary Elements and Powers for Attaining Enlightenment
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tám Đặc Điểm Chính Của Giác Ngộ—Eight Chief Characteristics of Enlightenment
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Giác Ngộ Là Từ Chối Lạc Thú Chứ Không Từ Chối Phương Tiện Sống—Enlightenment Means Rejection of Pleasures, But Not Rejection of Means of Life
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Giác Ngộ Là Thấy Lỗi Mình, Chứ Không Thấy Lỗi Người—Enlightenment Means to See One's Own Faults, But Not to See the Faults of Others
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Đạo Lộ Diệt Khổ: Hành trình Hướng Đến Niết Bàn—The Path of Removal of Sufferings: A Journey Towards Nirvana
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Sự Giác Ngộ Là Luôn Sống Tu Với Mười Điều Tâm Niệm—Enlightenment Means to Always Cultivate the Ten Non-Seeking Practices
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tu Theo Bồ Tát Đạo: Hành Trình Hướng Tới Niết Bàn—Cultivating the Bodhisattva Path: A Journey Towards Nirvana
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Giác Ngộ Hướng Đến Niết Bàn Nhờ Vào Những Lời Di Giáo Cuối Cùng Của Đức Phật—Enlightenment Towards Nirvana Owing to the Last Teachings of the Buddha
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Giác Ngộ Ý Nghĩa Của Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật—Enlightenment of the Meanings of the Priceless Message from the Buddha
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Giác Ngộ Là Thấy Được Chân Tánh Cỉa Chính Mình—Enlightenment Means to See Our Own True Nature         
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Giác Ngộ Là Thấy Được Chân Nghĩa Bất Sanh Bất Diệt—Enlightenment Means to See the True Meanings of Neither Birth Nor Death
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Trí Huệ Của Bậc Giác Ngộ Hay Trí Huệ Bát Nhã—Enlightened One's Wisdom or Prajna-Paramita 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Luôn Sống Tu Trong An Lạc Hạnh—Always Live and Cultivate the Pleasant Practices
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Giác Ngộ Là Thấy Được Vạn Vật Thuyết Pháp—Enlightenment Means to See All Things Are Preaching the Dharma
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Mục Đích Của Tu TậpĐạt Đến Giác Ngộ và Giải Thoát—The Goal of Cultivation Is To Reach Enlightenment and Emancipation
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Bậc Giác Ngộ Và Trung Đạo—Enlightened One and the Middle Path              
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Hãy Để Cho Những Đóa Hoa Giác Ngộ Luôn Nở Trong Ta—Let's the Flowers of Enlightenment Always Bloom In Our Minds
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bát Đại Nhân Giác—Eight Awakenings of Great People 
Phần Ba—Part Three: Chứng Nghiệm Trạng Thái Tâm Niết Bàn—Attaining and Experiencing the Mind State of Nirvana
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Niết Bàn—Nirvana
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Thiên Đàng Không Phải Là Niết Bàn—Heaven Is Not A Nirvana
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Phật Niết Bàn—The Buddha’s Nirvana
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Hữu DưVô Dư Niết Bàn—Incomplete and Complete Nirvanas
Phụ Lục—Appendices         
Phụ Lục A—Appendix A: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Đạo Phật—Happiness in Buddhist Points of View
Phụ Lục B—Appendix B: Hạnh Phúc Cao Thượng Trong Kinh Điển Phật Giáo—Noble Happiness in Buddhist Sutras
Phụ Lục C—Appendix C: Nguyên Lý Giải Thoát Hoàn Hảo—The Principle of Perfect Freedom
Phụ Lục D—Appendix D: Đoạn Tận Và Giải Thoát—Cutting off of Affairs and Deliverance
Phụ Lục E—Appendix E: Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả—Four Courses of Attainment of Buddhahood
Tài Liệu Tham Khảo—References

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Giác Ngộ có nghĩa là sự biết và cái có thể biết được. Giác ngộnhận biết các chướng ngại che lấp trí tuệ hay các hôn ám của vô minh như giấc ngủ (như đang ngủ say chợt tỉnh). Giác ngộ cũng là nhận ra các chướng ngại phiền não gây hại cho thiện nghiệp, hay trực ngộ về bản tánh thật của vạn pháp. Trong khi đó, Niết Bàn có nghĩa là thoát khỏi luân hồi sanh tử, chấm dứt khổ đau, và hoàn toàn tịch diệt, không còn ham muốn hay khổ đau nữa (Tịch diệt hay diệt độ). Niết Bàngiai đoạn cuối cùng cho những ai đã dứt trừ khát áichấm dứt khổ đau. Nói cách khác, Niết Bànchấm dứt vô minhham muốn để đạt đến sự bình antự do nội tại. Niết Bàn với chữ “n” thường đối lại với sanh tử. Niết bàn còn dùng để chỉ trạng thái giải thoát qua toàn giác. Niết Bàn cũng được dùng theo nghĩa trở về với tánh thanh tịnh xưa nay của Phật tánh sau khi thân xác tiêu tan, tức là trở về với sự tự do hoàn toàn của trạng thái vô ngại. Trạng thái tối hậuvô trụ Niết Bàn, nghĩa là sự thành tựu tự do hoàn toàn, không còn bị ràng buộc ở nơi nào nữa. Niết Bàn là danh từ chung cho cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Theo Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo Mahamati: “Nầy Mahamati, Niết Bàn nghĩa là thấy suốt vào trú xứ của thực tính trong ý nghĩa chân thật của nó. Trú xứ của thực tính là nơi mà một sự vật tự nó trú. Trú trong chính cái chỗ của mình nghĩa là không xao động, tức là mãi mãi tĩnh lặng. Nhìn thấy suốt vào trú xứ của thực tính đúng như nó nghĩa là thông hiểu rằng chỉ có cái được nhìn từ chính tâm mình, chứ không có thể giới nào bên ngoài như thế cả.” Sau khi Đức Phật vắng bóng, hầu hết các thảo luận suy luận siêu hình tập trung quanh đề tài Niết Bàn. Kinh Đại Bát Niết Bàn, những đoạn văn bằng tiếng Bắc Phạn vừa được phát kiến mới đây, một ở Trung Á và đoạn khác ở Cao Dã Sơn cho thấy một thảo luận sống động về các vấn đề như Phật tánh, Chân như, Pháp giới, Pháp thân, và sự khác nhau giữa các ý tưởng Tiểu ThừaĐại Thừa. Tất cả những chủ điểm đó liên quan đến vấn đề Niết Bàn, và cho thấy mối bận tâm lớn của suy luận được đặt trên vấn đề vô cùng quan trọng nầy.

Qua những diễn giải về Giác NgộNiết Bàn của nhiều tông phái Phật giáo khác nhau, chúng ta thấy nói chung các tông phái Phật giáo đều đồng ý từ giác ngộ đến niết bàn hãy còn là một khoảng cách xa, rất xa, bởi vì giác ngộ chỉ mới là nhận biết các chướng ngại che lấp trí tuệ hay các hôn ám của vô minh như giấc ngủ (như đang ngủ say chợt tỉnh). Giác ngộ cũng chỉ mới là nhận ra các chướng ngại phiền não gây hại cho thiện nghiệp, hay trực ngộ về bản tánh thật của vạn pháp. Như vậy giác ngộ chỉ là điểm khởi đầu trong tu tập; trong khi Niết Bàn có nghĩa là thoát khỏi luân hồi sanh tử, chấm dứt khổ đau, và hoàn toàn tịch diệt, không còn ham muốn hay khổ đau nữa (Tịch diệt hay diệt độ). Niết Bàngiai đoạn cuối cùng cho những ai đã dứt trừ khát áichấm dứt khổ đau. Niết Bànchấm dứt vô minhham muốn để đạt đến sự bình antự do nội tại. Nói cách khác, Niết Bàncứu cánh của hành giả tu Phật. Còn một điểm vô cùng quan trọng trong Phật giáo: Niết Bàn không phải là một nơi nào đó, mà nó chính thực là trạng thái tâm của chúng ta. Tuy nhiên, Phật tử chân thuần hãy nên luôn nhớ rằng chính đức Phật đã từng khẳng định với chúng đệ tử rằng bất cứ điều gì chúng ta có thể nói hoặc tưởng tượng về Niết Bàn đều sai, vì Niết Bàn vượt ra ngoài ngôn ngữ văn tự, vượt ra ngoài không gian, thời gian và định nghĩa. Nói cách khác, tất cả ngôn ngữ của loài người không đủ thâm sâu để diễn tả được Giác NgộNiết Bàn.  

Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng Giác NgộNiết Bàn không thể tìm được bằng cách khám phá chân lý bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống bằng tu hành giới hạnh. Lời Phật dạy về Niết Bàn trong Kinh Pháp Cú: Một số sinh ra từ bào thai, kẻ ác thì đọa vào địa ngục, người chính trực thì sinh lên chư thiên, nhưng cõi Niết bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch nghiệp sanh tử (Pháp Cú 126). Đa số chúng ta tìm cầu những cái gọi là Giác NgộNiết Bàn nào đó bằng cách nỗ lực, tuy nhiên, đa số chúng ta quên rằng để đạt đến trạng thái tâm của Giác NgộNiết Bàn, chúng ta phải buông bỏ để diệt sạch nghiệp luân hồi sanh tử như lời đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc.

đạo Phậtcon đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Hành giả tu Phật phải trước tiên giác ngộ được rằng những nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Như vậy, bước bước vào trạng thái Niết Bàn ngay trong đời này đối với người Phật tử còn giúp cho mình trải nghiệm sự thanh thảnsáng suốt, sự chấp nhậnlòng biết ơn, sự yêu thương và gắn kết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó cũng sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen mới trong việc biết dừng lại đúng lúc đúng thời, thói quen biết ngừng lại, không tiếp tục làm những hành động bất thiện nữa.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết Niết Bàn của Phật Giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra cuộc hành trình với trạng thái tâm mà Đức Phật đã một lần đạt được và đã thành Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng để có thể bước được vào trạng thái tâm Niết Bàn theo đúng nghĩa Phật dạy không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà trước tiên phải giác ngộ những mê vọng hay chướng ngại của phiền não gây hại cho thiện nghiệp, hay trực ngộ về bản tánh thật của vạn pháp. Sau khi giác ngộ, chúng ta phải bước vào giai đoạn thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giáctự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này.   

Chúng ta hãy thử cố gắng bước vào trạng thái tâm Niết Bàn rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi không có tiếng ồn ào, không có sự rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước vào trạng thái tâm Niết Bàn phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi trạng thái tâm Niết Bàn này đã được đưa vào đời sống, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Đức Như Lai đã giải thích rõ về Niết Bàn mà Ngài đã kinh qua và Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Cuộc hành trình đi đến trạng thái tâm Niết Bàn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

Thiện Phúc

PREFACE

 

Enlightenment means knowing and knowable. To enlighten means to awaken in regard to the real in contrast to the seeming, as to awake from a deep sleep. To enlighten also means to realize, to perceive, or to apprehend illusions which are harmful to good deeds, or the intuitive awareness or cognition of the Dharma-Nature, the realization of ultimate reality. While Nirvana means the extinguishing or liberating from existence by ending all suffering. So Nirvana is the total extinction of desires and sufferings, or release (giải thoát). It is the final stage of those who have put an end to suffering by the removal of craving from their mind. In other word, Nirvana means extinction of ignorance and craving and awakening to inner Peace and Freedom. Nirvana with a small “n” stands against samsara or birth and death. Nirvana also refers to the state of liberation through full enlightenment. Nirvana is also used in the sense of a return to the original purity of the Buddha-nature after the disolution of the physical body that is to the perfect freedom of the unconditioned state. The supreme goal of Buddhist endeavor, an attainable state in this life by right aspiration, purity of life, and the elimination of egoism. The Buddha speaks of Nirvana as “Unborn, unoriginated, uncreated, and unformed,” contrasting with the born, originated, created and formed phenomenal world. The ultimate state is the Nirvana of No Abode (Apratisthita-nirvana), that is to say, the attainment of perfect freedom, not being bound to one place. Nirvana is used in both Hinayana and Mahayana Buddhist schools. In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh Mahamati, Nirvana means seeing into the abode of reality in its true significance. The abode of reality is where a thing stands by itself. To abide in one’s self-station means not to be astir, i.e., to be eternally quiescent. By seeing into the abode of reality as it is means to understand that there is only what is seen of one’s own mind, and no external world as such.” After the Buddha’s departure, most of the metaphysical discussions and speculations centered round the subject of Nirvana. The Mahaparinirvana Sutra, the Sanskrit fragments of which were discovered recently, one in Central Asia and another in Koyasan, indicates a vivid discussion on the questions as to what is ‘Buddha-nature,’ ‘Thusness,’ ‘the Realm of Principle,’ ‘Dharma-body’ and the distinction between the Hinayana and Mahayana ideas. All of these topics relate to the problem of Nirvana, and indicate the great amount of speculation undertaken on this most important question.

Through these explanations from different Buddhist sects, we see that they generally agree that the distance from enlightenment to Nirvana is still far, very far, because to enlighten means only to awaken in regard to the real in contrast to the seeming, as to awake from a deep sleep. To enlighten also means only to realize, to perceive, or to apprehend illusions which are harmful to good deeds, or the intuitive awareness or cognition of the Dharma-Nature, the realization of ultimate reality. So, enlightenment is only a starting point in cultivation; while Nirvana means the extinguishing or liberating from existence by ending all suffering. So Nirvana is the total extinction of desires and sufferings, or release (giải thoát). It is the final stage of those who have put an end to suffering by the removal of craving from their mind. Nirvana means extinction of ignorance and craving and awakening to inner Peace and Freedom. In other word, Nirvana is the final end of any Buddhist practitioners. There is an extremely important point in Buddhism: Nirvana is not a place, but it is really a state of mind. However, devout Buddhists should always remember that the Buddha Himself once confirmed His disciples that anything we might say or imagine about Nirvana would be wrong, for Nirvana is beyond languages and words, it is beyond space, time, and definition. In other words, all human languages are not profound enough to define Nirvana.

Devout Buddhists should always remember that Nirvana cannot be found by an uncovering truth hidden to outsiders, but by adopting an attitude to life that is disciplined. The Buddha’s teaching on Nirvana in the Dharmapada Sutra: Some are born in a womb; evil-doers are reborn in hells; the righteous people go to blissful states; the undefiled ones pass away into Nirvana (Dharmapada 126). Most of us seek such a so-called Nirvana by striving; however, most of us forget that in order to reach the state of mind of a Nirvana, we must give up all striving to eradicate all karmas leading to rebirths as taught by the Buddha in the Dharmapada Sutra. This is extremely difficult for all of us because in our daily life we always strive to achieve things.

Because Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. Buddhist practitioners should first enlighten that the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. So, entering the state of mind of a Nirvana right in this very life also helps us to experiece calmness and clarity, acceptance and gratitude, love and connection in our daily life. It will also help us to develop new habits of appropriate pausing, habits of knowing how to stop from continuing doing unwholesome activities.

This little book titled “A Journey Towards Nirvana” is not a profound philosiphical study of the theory of Nirvana in Buddhism, but a book that simply points out the the journey with states of mind that the Buddha once achieved and did become a Buddha. Devout Buddhists should always remember that being able to enter the state of mind of a Nirvana as the Buddha taught does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but we must first realize, perceive, or apprehend illusions or hindrances of afflictions which are harmful to good deeds, or the intuitive awareness or cognition of the Dharma-Nature, the realization of ultimate reality. After enlightenment, we must enter into a phase of practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths, that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life.

Let's try to enter the state of mind of a Nirvana, then we will see that to experience the escape of sufferings and afflictions in order to have peace, mindfulness and happiness does not mean that we have to be in a place where there is no noise, no trouble, or no hard work. As a matter of fact, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. For devout Buddhists, once you make up your mind to step enter into the state of minf of a Nirvana, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey leading to the state of mind of a Nirvana demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “A Journey Towards Nirvana” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

Thiện Phúc


pdf_download_2
Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn - Thiện Phúc


Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54946)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: