Phật Tánh Thường Lạc Ngã Tịnh

29/01/20211:00 SA(Xem: 10543)
Phật Tánh Thường Lạc Ngã Tịnh

PHẬT TÁNH THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH

Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen trangNơi thân mỗi chúng sanh đều có Phật tánh:

“Nghe kinh Đại Bát Niết Bàn này rồi thì dù có phiền não cũng như không phiền não, liền có thể làm lợi ích cho tất cả trời, người. Vì sao thế? Vì rõ biết thân mình vốn có Phật tánh, đây gọi là thường.

Phật tánh chúng sanh chẳng phải như vậy, chẳng nhờ nơi văn tự rồi sau mới thanh tịnh. Vì sao thế? Vì tánh vốn thanh tịnh vậy. Tuy ở trong ấm, nhập, giới nhưng chẳng đồng với ấm, nhập, giới. Thế nên chúng sanh đều nên quy y”. (phẩm Như Lai tánh).

Phật tánh thì không sanh không diệt, không đến không đi:

“Thiện nam tử! Phật tánh không sanh không diệt, không đến không đi, chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng phải do nhân làm ra cũng chẳng phải không nhân, không tạo tác, không người tạo tác, chẳng phải tướng chẳng phải không có tướng, chẳng phải có tên, chẳng phải không tên, chẳng phải danh sắc, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng phải bị nắm giữ trong ấm, giới, nhập. Vì thế Phật tánh gọi là thường.

Thiện nam tử! Phật tánhNhư Lai. Như Lai là pháp, pháp tức là thường”. (phẩm Thánh Hạnh).

Phật tánh là Ngã, Ngã được hiểu là “không sanh không diệt, không thể hư hoại, luôn luôn hiện diện”:

“Phật tánh là hùng mãnh, không thể hư hoại, cho nên không gì có thể phá hoại được. Phật tánh chẳng bao giờ có thể đoạn dứt. Tánh Ngã ấy chính là tạng Như Lai bí mật, không gì có thể làm cho hư hoại, tiêu diệt. Dầu không thể phá hoại, nhưng người thường không thể thấy được. Nếu đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mới chứng biết được nó. Vì lẽ ấy, không ai có thể phá hoại được Phật tánh” (phẩm Như Lai tánh)

Phật tánh là thường, lạc, ngã, tịnh. Kinh Đại Bát Niết Bàn lần đầu nói đến điều này trong Phẩm Thọ Mạng như sau:

“Bấy giờ, Đức Phật dạy các tỳ kheo: Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Các ông vừa đưa ra ví dụ như người say rượu, đó cũng chỉ hiểu trên văn tự mà chưa thấu đạt nghĩa. Thế nào là nghĩa? Như người say kia thấy mặt trời mặt trăng vốn thật chẳng xoay chuyển mà sanh tưởng là xoay chuyển. Chúng sanh cũng thế, vì các phiền não vô minh che lấp nên sanh tâm điên đảo: ngã mà cho là vô ngã, thường mà cho là vô thường, tịnh mà cho là bất tịnh, lạc mà cho là khổ.

Đó là do phiền não che phủ, sanh ra các tưởng ấy nên chẳng thấu đạt nghĩa, như người say kia ở nơi chỗ chẳng xoay chuyển lại sanh ra tưởng xoay chuyển.

Ngã chính là nghĩa Phật, Thường chính là nghĩa Pháp thân, Lạc chính là nghĩa Niết bàn, Tịnh chính là nghĩa Pháp”.

Tất cả chúng sanh đều đang ở trong thực tại Phật tánh “không sanh không diệt, không đến không đi, chẳng quá khứ, vị lai, hiện tại, thường lạc ngã tịnh”, “ở nơi chỗ chẳng xoay chuyển lại sanh ra tưởng xoay chuyển,” là do vô minh phiền não che phủ khiến bị như người say. Vì vô minh phiền não mà sanh tâm điên đảo: Ngã - Phật mà điên đảo xoay chuyển thành vô ngã, Thường - Pháp thânđiên đảo xoay chuyển thành vô thường, Lạc - Niết bànđiên đảo xoay chuyển thành khổ, Tịnh - Pháp mà điên đảo xoay chuyển thành bất tịnh.

Sở dĩ chúng sanh không thấy biết thực tại thường, lạc, ngã, tịnh vì các phiền não vô minh làm sanh ra tâm điên đảo xoay chuyển thành ra như người say, thường cho là vô thường, lạc cho là khổ, ngã cho là vô ngã, tịnh cho là bất tịnh. Thế giới vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnhmột thế giới hư giả, do tâm điên đảo xoay chuyển mà vọng thấy. Đó là thế giới sanh tử của chúng ta.

Thế giới hư giả do tâm điên đảo xoay chuyển trong “nơi chỗ vốn không xoay chuyển” tạo thành bằng các hình tướng tách lìa nhau, ngăn cách đối nghịch nhau. Đã là thế giới của các hình tướng hữu hạn, tách biệt nhau nên phải là vô thường, khổ, vô ngãbất tịnh. Trong thế giới giả tạo đã bị xoay chuyển do tâm điên đảo thì sự chấp thật tin vào các giác quan của mình lại tạo thành một lớp điên đảo xoay chuyển nặng nề hơn nữa:

“Khổ cho là lạc, lạc là cho là khổ, đó là pháp điên đảo. Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, đó là pháp điên đảo. Vô ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, đó là pháp điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, đó là pháp điên đảo.

Có bốn pháp điên đảo như vậy là người chẳng biết tu các pháp một cách chân chánh”.

Khổ cho là lạc, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là tịnh, đó là cái điên đảo của người ở trong một thế giới đã bị xoay chuyển thành hình tướng, vô tướng đã bị xoay chuyển thành sanh tửhình tướng, Niết bàn thường và lạc bị xoay chuyển thành sanh tử vô thường và khổ đau, tánh Không do đó mà hoàn toàn bị xoay chuyển theo sướng khổ, được mất, vinh nhục, khen chê… của cuộc đời thế gian. Sự “cho là” sai lầm này do cái tưởng sai lầm, sẽ dẫn đến khổ đau không dứt.

Nhưng “khổ, vô thường, vô ngã, bất tịnh” cũng chỉ là những cái tưởng để chống lại, đối trị với cái tưởng điên đảo lầm cho rằng thế gian là ‘lạc, thường, ngã, tịnh’. Người khát khao giải thoát thì quán tưởng khổ, vô thường, vô ngã, bất tịnh để xóa bỏ cái tưởng điên đảo, xoay chuyển thô nặng lầm cho rằng thế gianthường lạc ngã tịnh. Nhưng sự quán tưởng này cũng chỉ là một tưởng, dù cao hơn cái tưởng thô về thế gian ở trước. Vì vẫn còn tưởng, còn ở trong vòng khái niệm còn chấp thật có sanh tử, nên chưa có thể là nghĩa chân thật, rốt ráo.

Trong khi đó, sanh tử chỉ là “hoa đốm giữa hư không”, cho nên đối trị với sanh tử hoa đốm giữa hư không lầm tưởng là thường lạc ngã tịnh bằng cách quán tưởng nó là “vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh” thì cũng chỉ là một cách đối trị:

vậy, chẳng phải là có nên không có ba đời. “Thiện nam tử! Vì hư không là trống không nên không có ba đời. Như hoa đốm giữa hư không, chẳng phải là có nên không có ba đời. Hư không cũng vậy, chẳng phải là có nên không có ba đời."

Thiện nam tử! Không có một vật, đó là hư không. Phật tánh cũng như vậy. Vì hư không là không nên không có ba đời. Phật tánh là thường nên không có ba đời” (phẩm Bồ tát Ca Diếp).

Lạc cho là khổ, thường cho là vô thường, ngã cho là vô ngã, tịnh cho là bất tịnh là cái thấy vẫn còn sai lầm so với cái thấy của Phật. Phật thì thấy thực tại là thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu Phật hay Phật tánh là khổ, vô thường, vô ngã, bất tịnh thì tu hành Phật đạo để làm gì?

“Thế gian cũng có thường lạc ngã tịnh. Xuất thế gian cũng có thường lạc ngã tịnh. Pháp thế gianvăn tự mà không có nghĩa. Xuất thế gianvăn tự cũng có nghĩa. Vì sao thế? Vì pháp thế gianbốn sự điên đảo nên chẳng biết nghĩa. Bởi vì sao thế? Vì có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Vì có ba điên đảo này nên người thế gian ở trong lạc mà thấy khổ, ở trong thường mà thấy vô thường, ở trong ngã mà thấy vô ngã, ở trong tịnh mà thấy bất tịnh. Đó gọi là điên đảo. Vì điên đảo nên thế gian chỉ biết văn tự mà chẳng biết nghĩa”.

Ở trong Lạc mà thấy khổ, ở trong Thường mà thấy vô thường, ở trong Ngã mà thấy vô ngã, ở trong Tịnh mà thấy bất tịnh, tức là ở trong Thường Lạc Ngã Tịnh, ở trong Niết bàn Phật tánh mà thấy vô thường, khổ, vô ngãbất tịnh. Xưa nay chúng ta vốn ở trong Niết bàn, trong Phật tánh, không thể lìa khỏi nó một mảy may không gian thời gian nào, như cá sống trong đại dương, chỉ vì những cái tưởng xoay chuyển, điên đảo mà xoay chuyển Niết bàn thành ra sanh tử khổ đau.

Chính vì có ba điên đảotưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảoThường Lạc Ngã Tịnh bị xoay chuyển thành bốn điên đảo vô thường, khổ, vô ngãbất tịnh. Tưởng, tâm, và kiến điên đảo đã tạo ra một cái tôi và cái của tôi giả tạo để tách lìa khỏi Niết bàn thường lạc ngã tịnh thành một sanh tử giả tạo vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Tưởng, tâm, và kiến điên đảo đã cắt đứt, phân mảnh thực tại toàn thể thành những phần tử biệt lập tách lìa nhau một cách giả tạo xung đột lẫn nhau, tạo thành sanh tử khổ đau do vọng tưởng.

Cho nên trong phẩm cuối cùng đức Phật thuyết pháp có tựa đề là “Ứng Tận Hoàn Nguyên”, dạy cho chúng ta “hoàn nguyên” lại cái thực tại toàn thể Phật tánh xưa nay vốn là chúng ta ấy.

Kinh dạy tiếp: “Ví như vào mùa xuân, có một nhóm người dạo chơi bằng thuyền trong hồ làm rớt chìm ngọc quý lưu ly. Liền cùng nhau lặn hụp tìm ngọc quý, tranh nhau hốt lấy gạch đá, cát sỏi, cây cỏ… mừng rỡ thoát lên mặt nước, mới biết là chẳng phải. Khi ấy ngọc quý vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc, nước đều lặng trong. Bấy giờ mọi người mới thấy ngọc quý ở dưới đáy nước như ngẩng lên hư không nhìn thấy mặt trăng. Lúc ấy trong nhóm người ấy có một người trí, dùng sức phương tiện, yên tĩnh chậm rãi lặn xuống nước bèn vớt được ngọc.

Tất cả các tỳ kheo! Chớ nên cho việc tu tập các quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh như vậy là thật nghĩa, như nhóm người kia lặn xuống nước bốc nhầm gạch đá, cát sỏi, cây cỏ mà cho là ngọc quý.

Các ông nên khéo học phương tiện, mọi chỗ mọi nơi thường tu quán tưởng thường lạc ngã tịnh. Lại phải nên biết, tướng mạo bốn pháp tu tập trước kia đều là điên đảo. Muốn được chân thật tu các quán tưởng thì phải như người trí kia khéo vớt ngọc quý. Đó là các quán tưởng ngã, thường, lạc, tịnh”.

Thường tu quán tưởng thường lạc ngã tịnh mọi lúc mọi nơi tức là thường quán tưởng trực tiếp Niết bàn, hoàn nguyên sanh tử vọng tưởng trở lại Niết bàn. Thật nghĩa là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, ý nghĩ đều là Niết bàn, không có cái gì ra ngoài Niết bàn. Đây là điều kinh điển Đại thừa thường nói: “Sanh tử tức Niết bàn”.

 

Sự lật ngược từ vô thường thành thường, từ khổ thành lạc, từ vô ngã thành ngã, từ bất tịnh thành tịnh, từ sanh tử thành Niết bàn là sự lật ngược từ tướng thành tánh, từ thức thành trí: tướng là sự biểu lộ của tánh, thức chính là sự biểu hiện của trí.

Cái gì có thể làm cuộc lật ngược, chuyển hóa các tướng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, thành Phật tánh thường, lạc, ngã, tịnh; lật ngược, chuyển hóa sanh tử thành Niết bàn? Đó là bản tánh của sanh tửNiết bàn. Bản tánh của sanh tửNiết bàn là “tạng bí mật Đại Niết bàn, Như Lai, Phật tánh” (phẩm Thánh Hạnh).

Phật tánhchân tánh của các pháp. Chân tánh ấy là tánh không hai của tất cả các pháp:

“Thiện nam tử! Cũng vậy, Như Lai đối với các chúng sanh cũng như lương y, rõ biết thể tướng sai khác của các phiền não mà trừ dứt, khai thị tạng Như Lai bí mật, Phật tánh thường trụ bất biến.

Nếu nói rằng có thì lẽ ra trí chẳng nhiễm. Nếu nói là không bèn là vọng ngữ. Nếu nói là có lẽ ra chẳng nên im lặng, lại cũng chẳng nên hý luận tranh cãi, chỉ nên cầu rõ biết chân tánh của các pháp.

Người phàm phu hý luận tranh cãi vì chẳng hiểu tạng Như Lai vi diệu bí mật. Nếu thuyết về khổ, người ngu bèn cho thân là vô thường, nói tất cả là khổ mà chẳng biết thân có tánh lạc. Nếu nói vô thường, người phàm phu bèn cho tất cả thân đều vô thường, như ngói gạch, đồ gốm chưa nung. Người trí phải nên phân biệt, chẳng nên một mực nói tất cả đều vô thường. Vì sao thế? Vì nói nơi thân ta có chủng tử Phật tánh.

Nếu nói vô ngã, người phàm phu sẽ cho là tất cả Phật, Pháp đều không có ngã. Nếu nói Như Lai tạng bí mậtkhông tịch, người phàm phu nghe như thế bèn sanh cái thấy đoạn diệt. Người trí phải nên phân biệt Như Lai là thường, không có biến đổi khác.

Nếu nói giải thoát ví như huyễn hóa, người phàm phu sẽ cho rằng đắc giải thoát tức là diệt mất. Người trí phải nên phân biệt bậc Sư tử trong loài người tuy có đến đi nhưng vẫn thường trụ bất biến.

Nếu nói vô minhnhân duyên cho các hành, người phàm phu nghe nói bèn phân biệt, sanh khởi cái tưởng có hai pháp: minh và vô minh. Người trí thấu rõ tánh chúng không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Nếu nói các hành làm nhân duyên sanh ra thức, người phàm phu cho rằng có hai: hành và thức. Người trí thấu rõ tánh chúng không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Nếu nói tất cả hành đều vô thường, rồi suy ra Như Lai tạng bí mật cũng là vô thường. Đó là phàm phu cho rằng có hai. Người thấu rõ tánh chúng không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Nếu nói tất cả pháp là vô ngã, thì Như Lai tạng bí mật cũng không có ngã. Đó là phàm phu cho rằng có hai. Người trí thấu rõ tánh chúng không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Ngã và vô ngã tánh chúng không có hai. Nghĩa của Như Lai tạng bí mật là như vậy, không thể suy lường, chư Phật đều tán thán. Hôm nay ta ở trong kinh này đã nói đầy đủ tất cả công đức thành tựu”.

Tánh không hai là thật tánh của tất cả các pháp, nó là nền tảng dung hòa và hợp nhất những đối cực mâu thuẫn nhau: thường và vô thường, ngã và vô ngã, lạc và khổ, tịnh và bất tịnh. Cho đến mười hai nhân duyên sanh tạo thành sanh tử luân hồi, vô minh duyên sanh hành, hành duyên sanh thức, thức duyên sanh danh sắc… cho đến lão, tử đều là tánh không hai. Sanh tử luân hồi đều là tánh không hai, tức là sanh tử không hai với Niết bàn, sanh tử tức Niết bàn. Tánh không hai là bản tánh của sanh tửNiết bàn.

Minh, giác ngộvô minh, mê lầm, là không hai. Nói thế nghĩa là vô minh mê lầm chưa từng có. Xưa nay tất cả mọi chúng sanh vẫn ở trong Niết bàn Phật tánh thường lạc ngã tịnh.

Thế thì cái gì đã tạo ra sự phân hai giả tạo giữa sanh tử và Niết bàn? Cái gì đã tạo ra sanh tử giả tạo phân lìa với Niết bàn, như mặt trăng thứ hai do lòa mắt thấy khác biệt với mặt trăng thật độc nhất? Đó là “tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo”. Tưởng, tâm, kiến này là giả tạo, là lòa mắt, vì “minh và vô minh không có hai tánh”.

Sanh tử không khác, không hai với Niết bàn, bởi vì cả hai đều là tánh không hai.

“Thiện nam tử! Tất cả thế đế đối với Như Lai tức là đệ nhất nghĩa đế. Vì sao thế? Chư Phật Thế Tônđệ nhất nghĩa đế mà nói thế đế, khiến cho chúng sanh đắc đệ nhất nghĩa đế. Giả sử chúng sanh chẳng đắc đệ nhất nghĩa đế như thế, thì chư Phật không bao giờ tuyên nói thế đế.” (phẩm Phạm Hạnh).

Thế đếsự thật của thế gian. Đệ nhất nghĩa đếsự thật tối hậu, nghĩa tối hậu. Thế đếthế giới của các tướng, đệ nhất nghĩa đếtánh Không. Trong cái thấy biết chân thật, tướng chính là tánh, tánh chính là tướng, như Bát nhã tâm kinh nói: “Sắc tức là (tánh) Không, (tánh) Không tức là sắc”.

Đối với bậc Giác Ngộ, tất cả thế đế tức là đệ nhất nghĩa đế, tất cả các tướng sanh tửbản tánh Niết bàn. Và khi đạt được hoàn toàn đệ nhất nghĩa đế thì thế đế hoàn toàn tan vào đệ nhất nghĩa đế. Sanh tử của thế gian hoàn toàn tan vào, chuyển hóa thành Niết bàn của chư Phật. Niết bàn ấy chỉ có một vị thường, lạc, ngã, tịnh.

Qua đoạn kinh này chúng ta thấy đệ nhất nghĩa đế là nền tảng của thế đế, sự thật tuyệt đốitối hậu là nền tảng của sự thật tương đốiquy ước. Niết bàn là nền tảng của sanh tử, hay nói cách khác sanh tửNiết bàn cùng một bản tánh, bản tánh của sanh tửNiết bàn.

Khi nói sanh tử tức Niết bàn, chúng ta mới bắt đầu hiểu sự khác biệt giữa Thanh Văn và chư Phật:

“Phật dạy: Niết bàn đó, gọi là giải thoát.

Ca Diếp lại thưa hỏi: Giải thoát Phật nói đó, là sắc hay chẳng phải sắc?

Phật nói: Thiện nam tử! Hoặc là sắc, hoặc chẳng phải sắc. Nói chẳng phải sắc, đó là giải thoát của Thanh Văn Duyên Giác. Nói là sắc, đó là giải thoát của chư Phật Như Lai.

Thiện nam tử! Thế nên giải thoát cũng là sắc cũng chẳng phải sắc. Như Lai vì hàng đệ tử Thanh Văn mà nói chẳng phải sắc”. (phẩm Như Lai tánh, phần hai).

Chẳng phải sắc, không có sắc, tức là không có sanh tử. Niết bàn của Thanh Văn Duyên Giác không có sanh tử. Là sắc, tức là có sanh tử, Đại Niết bàn của chư Phật có sanh tử, nhưng cái gọi là sanh tử này đã được chuyển hóa thành Đại Niết bàn. Nói một cách thô thiển, Đại Niết bàn thì rộng hơn Niết bàn, vì Niết bàn thì không có thế giớichúng sanh, còn Đại Niết bàn thì chứa tất cả. Đại Niết bàn này chỉ “một vị bất sanh bất diệt” (phẩm Như Lai tánh, phần hai). Không những tánh Niết bànbất sanh bất diệt, mà tướng sanh tử cũng là bất sanh bất diệt, vì tánh không hai của tánh Niết bàn và tướng sanh tử là “một vị bất sanh bất diệt”.

 

Phật tánh là thường, lạc, ngã, tịnh. Thường là luôn luôn có mặt trong bất cứ thời gian không gian nào. Cho nên quy y Tam Bảoquy y Phật tánh thường trực có mặt nơi mình:

Đức Phật bảo Bồ tát Ca Diếp: Thiện nam tử! Nay ông chẳng nên như hàng Thanh Văn cùng hàng phàm phu phân biệt ba ngôi Tam Bảo. Nơi Đại thừa đây không có ba tướng quy y sai khác, vì trong Phật tánh vốn có Pháp và Tăng…

Bồ tát Ca Diếp bạch Phật: Thế Tôn! Nay con cũng sẽ rộng vì chúng sanh hiển dương Như Lai tạng bí mật như thế, con cũng sẽ chứng biết chỗ ba quy y chân thật. Nếu có chúng sanh nào có thể tin kinh Đại Bát Niết Bàn như vậy, người đó ắt có thể tự nhiên thấu rõ chỗ ba quy y. Vì sao thế? Như Lai tạng bí mật vốn có Phật tánh. Có ai tuyên nói kinh điển này đều nói trong thân sẳn có Phật tánh”. (phẩm Như Lai tánh).

Chỗ ba quy y chân thậtPhật tánh vốn sẳn có, thường trực hiện diện nơi mỗi chúng sanh. Phật tánh hay bản tánh của tâm vốn sẳn có, thường trực hiện diện nơi mỗi tâm thức chúng sanh.

Phật tánh vốn có sẳn có này bao gồm và chính là Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng, và kinh nói nhiều lần Phật Pháp Tăngthường trụ, vì Phật Pháp TăngPháp thân, Báo thân, và Hóa thân.

“Bồ tát Ca Diếp bạch Phật: Nếu chúng sanh nào có thể tin nhận kinh Đại Niết Bàn này, bèn tự nhiên thấu rõ được ba chỗ quy y. Vì sao thế? Vì Như Lai tạng bí mật vốn có Phật tánh. Những ai tuyên nói kinh này đều nói, trong thân có trọn vẹn Phật tánh. Người như vậy chẳng tìm cầu ba chỗ quy y ở đâu xa. Vì sao thế? Vì tự thân mình sẽ thành tựu Tam Bảo”. (phẩm Như Lai tánh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34549)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51659)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.