Luận lý học Phật Giáo Tập 1 và 2

29/01/20221:01 SA(Xem: 8097)
Luận lý học Phật Giáo Tập 1 và 2
LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO (Tập I và II)
BUDDHIST LOGIC
Tác giả: F. Th. Stcherbatsky
Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
Nhà xuất bản Hồng Đức

luan ly hoc phat giao tap 2


Lời tựa

Năm 2008, lần đầu tiên đặt chân hành hương đến Ấn Độ chúng tôi không sao diễn tả hết sự cảm độnghoan hỷ khi viếng thăm các Phật tích như Lumbini, Bodhigaya, Sarath, Kusinara và một số địa danh mà trong suốt những chặng đường trong 45 năm hoằng pháp của Đức Phật đã trải qua. Lần đầu tiên đến Ấn Độ, chúng tôitác ý xây dựng một ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy để bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với bậc Đạo sư và muốn giới thiệu thêm về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới. Hoài bão ấy, chúng tôiThượng tọa Tiến sĩ Tường Quang đã thực hiện thành công, ngôi chùa Đại Lộc ở vùng đất Saranath đã khánh thành và đi vào hoạt động năm 2014. Ngày khánh thành có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Hòa thượng Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức giáo phẩm của Phật giáo Nguyên Thủy, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, khoảng 300 tăng, ni và hơn 1000 Phật tử trong nước, hải ngoại và hơn 10 đại diện quốc gia các nước Phật giáo tại Ấn Độ đến tham dự. Ở Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức một chuyến chuyên cơ, bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Varanasi để cung đón chư tôn đức và phái đoàn Việt Nam đến tham dự lễ. Trong ngày khánh thành có ba đài truyền hình nổi tiếngẤn Độbáo chí đến đưa tin việc khánh thành và xây dựng chùa Đại Lộc ở Ấn Độ có tầm quy mô. Đặc biệt là có tượng Phật chuyển Pháp luân bằng đá cao 25m.

Từ nhân duyên phát nguyện xây chùa Đại Lộc và cho đến tận ngày hôm nay, mỗi năm chúng tôi đều hướng dẫn tăng, ni và Phật tử đi hành hương, viếng các Phật tích để hỗ trợ việc xây dựng và tổ chức đại lễ dâng y Kathina quốc tế hằng năm vào 15/10 âm lịch. Có những năm đi 3 lần, 2 lần, ít nhất là 1 lần trong năm. Và những lần đi hành hương như vậy, giờ rảnh rỗi trong đoàn, chúng tôi hay ghé vào các quầy sách để mua những loại sách Phật giáoxem như đó là niềm đam mê của một người tu sĩ.

Ấn Độ là một quốc gia được xếp hạng 12 trên thế giới có người dân đam mê đọc sách. Vì thế sách vở ở Ấn Độ phong phú và đa dạng với nhiều thể loại như văn hóa, chính trị, xã hội, triết học, tâm lýtôn giáo. Đặc biệt sách về Phật giáo vô cùng phong phú và có giá bán rất rẻ nên mỗi lần chúng tôi đi hành hương về lúc nào cũng có ít nhất 10 quyển sách ở nhiều thể loại khác nhau. Gần 10 năm qua, chúng tôi có khá nhiều những loại sách quý được mua tại Ấn Độ. Trong những loại sách đó, có quyển Luận lý học Phật giáo (Buddhist logic). Chúng tôi mua quyển này vào năm 2010 và khởi dịch vào năm 2011. Đến cuối năm 2014 mới hoàn thành. Khi hoàn thành, do bận rộn công tác tạp chí Phật giáo Nguyên ThủyPhật sự của Giáo hội cũng như kinh phí in ấn chưa có nên tạm gác lại. Đầu năm 2016, chúng tôi bắt đầu đọc lại và chỉnh sửa để xuất bản.


Tác giả của quyển sách là một học giả nổi tiếng và nội dung của Luận lý học Phật giáo cũng vô cùng đa dạng và phong phú về tính học thuật triết lý thâm sâu và trình bày những lý luận về tư tưởng Phật giáo nâng tầm nhìn của giới Phật giáo lên một đẳng cấp cao. Luận lý học Phật giáo cũng là giáo trình giảng dạy của Đại học Quốc gia New Delhi tại Ấn Độ. Luận lý học Phật giáo bản tiếng Anh có hai tập. Tập 1 phần giới thiệu tác giả đã khái quát tầm quan trọng của môn luận lý học Phật giáo có 55 trang. Trong phần này, tác giả đã cô đọng những tinh túy về lý luận Phật giáo và đưa ra các học thuyết vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Trong tập 1 này, tác giả trình bày 5 phần. Phần 1 có 8 tiểu mục, phần 2 có 4 chương, phần 3 có 4 chương, phần 4 có 4 chương, phần 5 có 11 tiểu mục, phần kết luận, tác giả dành gần 20 trang để tóm lược tập 1. Tập 2 có 468 trang. Phần lời nói đầu, tác giả dành 101 trang để trình bày những giá trị về logic học Phật giáo với lăng kính suy luận nhận thứctam đoạn luận. Còn lại hơn 300 trang cho các phụ lục, các chỉ số. Nội dung trình bày khá nhiều về những nguyên lý luận lý học Phật giáo theo Tam tạng kinh điển Pāli và Sanskrit. Truyền thống của Phật giáo Nguyên ThủyPhật giáo Phát Triển, qua quyển Luận lý học Phật giáo, chúng ta càng thấy được sự vĩ đại của Đức Phật, trí tuệ cao siêu và học thuyết của Ngài vững chãi với thời gian lẫn không gian.

Nhận thấy quyển sách có giá trị về mặt học thuật cũng như liên hệ tới việc giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam, chúng tôi cố gắng hoàn tất bản thảo để xuất bản vào mùa xuân năm 2017 nhằm để đóng góp cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như thêm tư liệu cho các giảng viên đang giảng dạy môn Luận lý học Phật giáo và các sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu cho môn học này vì Luận lý học Phật giáo là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam.

Lần đầu tiên xuất bản một thể loại luận lý học Phật giáo mới mẻ này, chắc chắn không sao không có khuyết điểm. Xin các thiện hữu trí thức góp ý để kỳ tái bản được hoàn thiện. Chúng tôi xin cám ơn cô Cẩm Tú và cô Mỹ Hạnh đã đọc lại bản dịch và góp ý chỉnh sửa những chỗ thích đáng. Mong rằng món quà tinh thần này sẽ đến tay quý độc giả để chào đón kỷ niệm Đai lễ Tam hợp Phật lịch 2561 dương lịch 2017, góp phần công đức cúng dường lên đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni kính yêu.

Thủ Đức, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tỳ Khưu Thiện Minh


pdf_download_2
Luận ý Học Phật Giáo Tập 1 - Thiện Minh
Luận lý học Phật giáo tập 2 - Thiện Minh

Xem thêm:
Luận Lý Học Phật Giáo (Thích Nhuận Châu)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 28026)
31/10/2015(Xem: 15193)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.