Kho Tàng Pháp Bảo

25/03/20211:00 SA(Xem: 6135)
Kho Tàng Pháp Bảo
KHO TÀNG PHÁP BẢO
Nguyên tác : Treasure of the Dhamma
Tác giả : Hòa thượng Tiến sĩ Sri.Dhammananda
Dịch giả : Tín Tâm
kho-tang-phap-bao


LỜI TÁC GIẢ


Kho Tàng Pháp Bảo không phải là quyển sách cho những độc giả hờ hững với Giáo pháp. Mục đích của quyển sách này là dành cho những ai muốn hiểu biết cặn kẽ về Giáo phápĐức Phật đã giải thích rõ ràng. Nó không phải là một tác phẩm, nó là những trích đoạn chọn lọc tiêu biểu từ Tam Tạng kinh điển được ghi bằng tiếng Pāli vào những năm 80 trước Tây lịch và đã được dịch ra tiếng Anh cách đây 100 năm. Những dịch phẩm từ tiếng Pāli trong thời gian qua thường được thực hiện theo tiếng Anh cổ xưa. Vì thế, nhiều độc giả hiện thời đã gặp nhiều rắc rối trong việc hiểu được ý nghĩa thực sự của những câu nói. Quyển sách này cố gắng giới thiệu những trích đoạn theo tiếng Anh ngày nay càng nhiều càng tốt với tinh thần cốt lõi đằng sau những câu nói của Bậc Đạo Sư.

Những trích đoạn này bắt nguồn từ những thời pháp thoại khác nhau do Đức Phật thuyết giảng và được chia thành 15 chương theo từng vấn đề. Ngoài những bài kinh được trích từ Tam Tạng, còn có một số trích đoạn từ Chú giải Tam Tạng và một số trích đoạn khác từ những tác phẩm với ý định giải thích một số từ ngữ chuyên dùng cùng một vài câu chuyện ngụ ngôn được tìm thấy trong quyển sách này.

Lưu ý rằng, thường những người Phật tử không tinh thông trong việc thảo luận về tôn giáo của họ mà phụ thuộc vào việc tham khảo những bài kinh nguyên thủy, là Tam Tạng kinh điển. Họ có khuynh hướng tổng thế hóa một cách mơ hồ theo kiến thức phổ thông thay vì tham khảo trực tiếp những quyển sách xác đáng. Thật hợp thời và cần thiết để xuất bản một quyển sách dễ hiểu về những lời dạy của Đức Phật để cho những người theo đạo Phật dễ dàng hiểu được những gì mà Đức Phật đã dạy với sự lưu tâm đến những việc mà chúng ta phải đương đầu trong lối sống của chúng tathế tục.

Đức Phật đã trải qua 45 năm đáp ứng nhiều câu hỏi về những vấn đề phức tạptế nhị liên quan đến thực tại của thế giới này. Quả thật, chẳng có gì để hoài nghi sự thâm sâu trong những lời dạy của Đức Phật mà đôi khi còn dùng để đánh giá những tâm hồn thiếu hiểu biết, không suy tư đến những vấn đề sâu xa. Ngay từ lúc đầu, chính Đức Phật đã lưu ý đến điều này, là Giáo pháp chỉ có thể được hiểu biết dễ dàng đối với những ai có trí tuệ và thật tâm lưu ý để hiểu được tính chất trừu tượng trong lời dạy của Ngài.

Giáo pháp là kết quả trực tiếp của một sự tầm cầu tự nguyện mạnh mẽ nhất trải qua một khoảng thời gian dài của một vị Thái tử với tấm lòng cao thượng nhất đã thấm nhuần tình thương yêu vô bờ bến đối với sự đau khổ của nhân loại. Giáo pháp không phải là bức thông điệp từ trên trời rơi xuống.

Sự khó hiểu về Giáo pháp của Đức Phật chẳng qua vì ngôn ngữ hoặc những từ vựng được sử dụng. Đức Phật đã dùng những từ ngữ trong tôn giáo để giải thích những chân lý tuyệt đối với tâm linhvật chất trong khi con người nhờ đến những ngôn ngữ của thế gian để giải thích các vấn đề theo tập quán có giới hạn mà họ chấp nhận như là một sự thật. Do đó, điều này đưa đến sự mâu thuẫnbối rối trong tâm hồn của họ. Khi Đức Phật dạy rằng cuộc đời là một trạng thái động, luôn thay đổi chứ không phải một trạng thái tĩnh lặng. Nhiều người không hiểu biết được điều này vì thiếu sự suy tưởng sâu xa đề tài này.

Quyển sách này được trù định như một cuốn cẩm nang dễ hiểu để dễ bề tham khảo và tạo sự hứng khởi cho độc giả, còn có thể được dùng như một quyển sách hướng dẫn hữu dụng cho các vị thầy đang hướng dẫn các lớp học, dành cho những vị Pháp sư còn đang hoằng dương Chánh Pháp, dành cho những tác giả chuyên viết những đề tài về Phật giáo và cũng dành cho những người biết được lời dạy của Đức Phật, hầu xóa tan mọi hoài nghi về Phật giáo còn đọng lại nơi họ.

Thượng tọa Tiến sĩ K.Sri Dhammananda, JSM., D. Litt.

Hội Phật Học, Kualalumpur, Malaysia.

Ngày 25 tháng 8 năm 1994.

 

LỜI DỊCH GIẢ

Giáo Pháp của Đức Phật để lại cho chúng ta như là một kho báu vô tận và chỉ làm giàu cho những ai có chí nguyện muốn tầm cầu sự giải thoát cao thượng, còn những ai không có chí hướng giải thoát thì kho báu ấy vẫn là kho tàng bí ẩn nằm sâu dưới lòng đất đang chờ sự hao mòn của thời gian.

Duyên may được chuyển ngữ tác phẩm "Treasure of the Dhamma" của Ngài Hòa thượng Tiến sĩ Sri.Dhammananda từ tiếng Anh sang tiếng Việt, quả thật đó là một phước báu to lớn của chúng con. Chúng con với tâm nguyện rằng : mình là kẻ lữ hành đang bước đi trong màn đêm tăm tối với biết bao nguy hiểm đang rình rập và đánh úp bất ngờ, phước may chúng con có được ngọn đèn Chánh pháp, như là một kho báu vô giá đối với chúng con. Và chúng con xin chia sẻ ngọn đèn ấy với tất cả chúng sanh, để mọi người cùng nhau chiếu gọi ánh sáng Phật Pháp khắp cõi vô minh này, cùng giúp nhau vượt qua khổ hải trầm luân.

Chúng con hy vọng với công sức bé nhỏ của mình, xin góp phần ít ỏi trong công cuộc Hoằng truyền Chánh pháp cho được bền vững, trường tồn trên thế gian này.

Cầu mong phước lành này sẽ là phước báu Ba-la-mật cho chính chúng con trong việc xây dựng cho mình con đường giải thoát trong ngày vị lai.

Xin kính tri ân những lời động viên, khích lệ của Chư Tăng và quý Phật tử trong việc phổ biến tác phẩm này.

Xin chia phước này đến tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đồng đều nhau cả thảy.

Vĩnh Long, 06/06/2010.

Phật tử Tín Tâm

MỤC LỤC

Chương 1 - Đức Phật
Chương 2 - Giáo Pháp Cao Thượng
Chương 3 - Giới Hạnh
Chương 4 - Trí Tuệ.
Chương 5 - Nghiệp
Chương 6 - Sanh, Tử Và Níp-Bàn.
Chương 7 - Thế Giới Nội Tâm
Chương 8 - Thế Giới Quanh Bạn.
Chương 9 - Thế Giới Bên Kia Bạn
Chương 10 - Những Khái Niệm Chủ Yếu Của Giáo Pháp
Chương 11 - Vị Trí Người Phụ Nữ Trong Phật Giáo
Chương 12 - Sự Tu Tập
Chương 13 - Dạy Và Học Giáo Lý..
Chương 14 - Thoáng Nhìn Về Tương Lai.




pdf_download_2
Kho tàng pháp bảo-Dhammananda


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34558)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.