Phật PhápTương Đối Luận

21/09/20225:14 SA(Xem: 6888)
Phật Pháp và Tương Đối Luận

  

PHẬT PHÁPTƯƠNG ĐỐI LUẬN
(Trích trong Phật Pháp Tại Nguyên Tử Thời Đại.
Đại Thừa Tùng Thư D119)
Tác Giả: Cư sĩ VÔ HƯ
Dịch Giả: THÍCH THẮNG HOAN

 

phat phap va tuong doi luanNguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến. Hôm nay ở đây chỉ thảo luận Chất Năng(vật chấtnăng lực)là loại lẫn nhau chuyển biến có quan hệ mật thiết với Tương Đối Luận, và đem chỗ khác nhau và giống nhau của Phật Pháp so cùng với Tương Đối Luận.

Trở về trước rất xa có vô số nguyên tử năng giải phóng, Đại Học Gia Ái Nhân Tư Thản (Einstein) khoảng năm 1905 đã phát biểu sáng tỏ công thức đơn giản Chất Năng lẫn nhau chuyển biến. Công Thức là: E = MC2. E là đại biểu Năng Lượng, M là đại biểu Chất Lượng, C là đại biểu Vận Tốc Ánh Sáng. Vận Tốc Ánh Sáng thì cực đại, Thừa Số riêng của nó đương nhiên đã là lớn, tức là nói: Chất lượng cực tiểu có thể chuyển thành năng lượng cực đại. Công Thức đây là căn cứ nơi nguyên lý của Tương Đối Luận suy diễn thành lập. Tánh chính xác của nó đã do nguyên tử năng giải phóng dành cho sự chứng thật. Nhân đây Tương Đối Luận bị các giới Khoa Học nhất trí nhận cho là vũ khí sắc bén vạch trần sự huyền bí của vũ trụ đối với nhân loại!

Chỗ yếu của đề chính để thảo luận là bao nhiêu khái niệm cơ bản của Tương Đối Luận so cùng nơi trong Phật Pháp sử dụng riêng một phương thức nào tiêu biểu để diễn đạt. Rốt cuộc lại trình bày: Theo Phật Pháp, Tương Đối Luận thì có thể cho là thật chứng và thật chứng đây cuối cùng triệt để có thể giải quyết xong vấn đề chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Không giống Khoa Học, mặc dù tìm được công thức số học, nhưng phải tiến thêm một bước nữa dùng bốn độ không gian đây đem chứng minh thật tướng thì hợp lý hơn.

      1.-Chất Năng Tương Đối:

Như chỗ tường thuật của tiết mục trước, vật chất cùng năng lực có khả năng lẫn nhau chuyển biến, nhưng vật chất thì trơ trọi còn năng lực thì trừu tượng, những thứ khái niệm này đã thành quá khứ.Vật chất cùng năng lực tuyệt đối không phải là hai thứ đơn thể (Entity) riêng biệt hoàn toàn không đồng nhau, mà có thể nói là hai mặt của một thể.Vật chất có thể nói là trạng thái cô động đậm đặc của “Năng”.Ở điều kiện thích hợp xuống chất có thể biến thành năng và năng có thể biến thành chất. Đây cũng là sự thật của Khoa Học chứng minh.

      Nơi Phật Pháp, Duy Thức Luận nói: Vật chất chủ yếu là đối tượng cảm giác, như sắc, thinh, hương, vị, xúc..v..v .. phải nương theo các thứ điều kiện mới có thể hiện khởi.Trong điều kiện chủ yếu của nó là chủng tử sắc pháp trong Thức thứ tám của ngã nhân (Thức thứ tám trong Tâm Lý Học hiện tại gọi là Tiềm Ý Thức), Chủng tử thật là một thứ năng lực ở trong tiềm năng, chủng tử sắc pháp sanh hiện hành cũng có thể cho là “Năng lực biến vật chất. Ngược lại, hiện tượng cảm giác sanh khởi đồng thời liền trở lại huân vào Thức thứ tám kiến thành tiềm năng.Đây cũng có thể cho là “Vật chất chuyển thành năng lực”. Hai thứ quá trình đây ở trong Duy Thức gọi là “Chủng sanh hiện” và “Hiện sanh chủng”.Đó chẳng qua là căn cứ nơi phương pháp tư tưởng tập quán của ngã nhân mà nói. Kỳ thật, sắc, thinh, hương..v..v . đương thể tức là năng lực, nương nơi nhân duyên (điều kiện) thành tựu mà hiện khởi, lại nương nơi nhân duyên không thành tựu mà ẩn mất, một pháp là như thế, tất cả pháp cũng là như thế. Không phải đặc chất cùng năng nương nhau (tức Tương Đối) lẫn nhau biến hiện, mà ở đây tất cả pháp đều cũng nương nhau lẫn nhau biến hiện. Suy luận nghĩa rộng để nói, vạn pháp đối đãi nhau để tồn tại,căn cứ nơi thuật ngữ của Phật Pháp để nói: “Chư pháp chúng duyên sanh. Chúng duyên ở nơi lý luận chính là vô lượng điều kiện, mặc dù ở nơi thực dụng, điều kiện chủ yếu của ngã và nhân là chỉ có thể tính toán so lường trong mức độ giới hạn để hiện thấy.

2.- Động Tịnh Tương Đối:

Lực Học của Ngươu Đốn cho rằng khái niệm là chọn vật thể động thì thường động, tịnh thì thường tịnh làm cơ sở. Quan niệm đây xem như rất hợp lý, nhưng nếu nghiên cứu vào sâu một bước, không gian của vũ trụ thật tế tìm kiếm không ra một vật xuất hiện tuyệt đối bất động.Nói ngược lại cũng không tìm đến một vật thể tuyệt đối chuyển động. Căn cứ nơi Tương Đối Luận trình bày: động cùng tịnh chỉ là so sách ở tương đối thì mới có ý nghĩa.Tương Đối Luận phát hiện trước, Khoa Học Gia từng phí tổn tận tâm cơ mật mới tìm ra một toạ độ tuyệt đối bất động, liền đem trắc nghiệm xác định vận động của vật thể không gianvũ trụ. Có một số Khoa Học Gia giả định có một “Dĩ Thái” (Ether) của tuyệt đối bất động, bảo rằng khắp vũ trụ không chỗ bất tại, vật thể của chúng nó đều vận động ở trong “Dĩ Thái. Giả định đây phải bằng thực nghiệm để chứng minh, nhưng mà không có một thực nghiệm “Dĩ Thái” tồn tại để có thể chứng minh. Cho đến mặt đời của Tương Đối Luận bao hàm có khái niệm “Dĩ Thái” của tánh thần bí mới giúp đả phá được vỡ nát. Tương Đối Luận thuyết minh rằng: Tất cả động tịnh đều là chỗ tồn tại của Tương Đối, nói rằng một vật chất tuyệt đối động hoặc tuyệt đối tịnh đều giống nhau không có ý nghĩa. Chúng ta cũng mỗi nhu cầu giả lập một điểm tuyệt đối bất động để làm tọa độ, mà có thể căn cứ nơi một điểm toạ độ tùy ý giả lập của chúng ta để tiện lợi thuyết minh vật thể vận động ở trong một hệ thống này.

Thời kỳ đầu thế kỷ 17, có Khoa Học Gia Bốc Lỗ Nã (G. Bruno) nhân sáng tạo học thuyết Địa Cầu Tự Động (Tự chuyển), bị Giáo Hội đương thời tự cho là dị đoan liền đem ông ra giết chết! Đại Khoa Học Gia Gia Lý Lôi Oa (Galileo) cũng phát minh cho rằng Địa Cầu là một hành tinh mặt Trời, cũng gặp tận cùng gian nan, gần như đi đến chung cuộc là sống bị giam cấm. Nếu như dùng Tương Đối Luận giải thích, thuyết mặt Trời đi vòng quanh Địa Cầu, hoặc thuyết Địa Cầu đi vòng quanh mặt Trời, đều không ai là không đồng ý. Nhưng nếu như chấp chặt một thuyết nào cho là đúng thì đều thuộc về sai lệch. Chẳng qua chúng ta cho mặt Trờitrung tâm mà trình bày Địa Cầu vận hành chung quanh mặt Trời thì người sanh tồn nơi Địa Cầu có thể tính toán hoặc giải thích sự vận động của Thiên Thể, so sánh dùng Địa Cầu làm trung tâm trình bày điểm phương tiện. Cuối cùng thuyết minh: tất cả tranh biện đều thuộc về hý luận cả.

      Trong Phật Pháp đối với vấn đề động tịnh tương đối giảng giải rất là phổ biến, như Kinh Viên Giác nói: “Mây bay trăng chạy, thuyền đi bờ chuyển.”, tức là thuyết minh khoảng cách của mọi vật động tịnh tương đối. Lại nữa trong Lục Tổ Đàn Kinh có cho ra công án: “Pháp sư Trị Ấn Tông giảng kinh Niết Bàn, lúc đó có gió thổi phướn động, một vị Tăng bảo rằng gió động,một vị Tăng khác bảo rằng phướng động. Hai người tranh luận không thôi. Huệ Năng (tức Lục Tổ) tiến tới nói rằng: không phải là gió động, cũng không phải là phướn động, chính tâm các ông bị động!” Đây là nói: tâm có chấp trước (tức là tâm động) liền sanh ra tướng của gió và phướn, tâm không chấp trước (không chấp thật có gió và phướn) liền không tranh luận về sự động tịnh của gió và phướn. Đây lại tiến sâu thêm một lớp nữa để thuyết minh tâm và cảnh (tức tâm và vật) tương đối để tồn tại chính là kẻ đã giác ngộ được thật tướng bằng thể nghiệm và sau đó mới trình bày.Họ cũng là đã hoàn toàn thật chứng cảnh giới của Tương Đối Luận.

      Lại nữa vào thời Ngũ Đại có vị Hoà Thượng Bố Đại xuất ra một bài kệ rằng: “Không thủ bả sừ đầu, bộ hành kỵ thủy ngưu, nhơn tại kiều thượng tẩu, kiều lưu thủy bất lưu.” (Tạm dịch: Tay không đi cuốc đất, bộ hành cỡi trâu nước, người trên cầu chạy nhanh, nước dưới cầu không chảy). Bài Kệ đây hiển bày thể chứng phong cảnh tự tại của cảnh giới tương đối. Hai câu cuối rõ ràng nói ra lời siêu việt thường thấy hoàn cảnh tương đối nơi thế tục (Người thì động nhưng cầu thì tịnh, hoặc nước thì động cầu thì tịnh..v..v...... hiện tượng đây thường thấy). Bài kệ đây cũng có thể xem so sánh đạo lý hổ tương cùng với Địa Cầu đi vòng quanh mặt trờimặt Trời đi vòng quanh Địa Cầu đã tường thuật ở trên.

3.- Thời Không Tương Đối:

Căn cứ học thuyết Tương Đối Luận, chúng ta trong thường thức có cảm giác không gian cũng có cảm giác thời gian, đây chỉ là thuần túy chủ quan phân ly riêng (thời không phân ly). Không gian cùng thời gian tách riêng ra đều là suy xét tương đối, chúng nó đối với mỗi một quan sát thì không giống nhau.Căn cứ nguyên lý này, nhà Đại Số Học Đức Quốc Minh Kha Tư Cơ (Herman Minkowski) phát triển thành giả thuyết (Continuum) là Thời Không Liên Tục Khu (Thời gian khônggian liên tục khu biệt) và dùng phương thức số học tiêu biểu diễn đạt nguyên lý tương đối. Quan niệm Thời Không Liên Tục Khu cũng tức là quan niệm thật tướng vũ trụ của Tứ Độ Không Gian (4th Dimentional).

      Ba Nạp Đặc (L. Barnett) ở trong một quyển sách (Vũ trụ cùng Ái Nhân Tư Thản) trình bày: “Ông không cần dùng Thời (thời gian) Không (không gian) Liên Tục Khu Biệt đó chẳng qua là hư cấu trên kỷ thuật toán, thế giới này thực tại đã là Thời Không Liên Tục Khu Biệt.Tất cả chân thật tồn tại ở trong không gian thời gian, hai thứ đây không thể phân chia. Tất cả sự đo lường của thời gian, giây (đồng hồ), phút, giờ, ngày, tháng, năm..v..v .đều là Địa Cầu nằm trong không gian đối với sự đo lường của vị trí mặt Trời, mặt Trăng, hành tinh..v..v . Giống nhau, chúng ta tính toán kinh độ cùng vĩ độ của vị trí ở trên địa cầu là sử dụng phút cùng giây để đo lường; mà cần chỗ tinh vi khi tính toán, chúng ta nhất định phải hiểu rõ ngày nào trong năm, giờ nào trong ngày..v..v ..” thời giankhông gian nương tựa lẫn nhau mà thành lập là có thể thấy được.

Chúng ta hiện tại xem lại trong Phật Pháp thuyết minh không gianthời gian như thế nào. Phật Pháp nói rằng: Thời gian thì không thể ly khai “Pháp” mà có riêng được. Trung Luận nói rằng: “Nhân vật cố hữu thời, ly vật hà hữu thời?” (Nghĩa là nguyên nhân vật chất cố nhiên phải có thời gian, ly khai vật chất làm sao có thời gian?). Đây tức là nói thời gian là căn cứ nơi sự biến động tương đối của tồn tại cụ thểphát khởi khái niệm.Ly khai sự tồn tại của cụ thể tức là chứng tỏ thật thể thời gian không còn thường trụ bất biến.Tất cả pháp đều ở trong dòng chuyển biết không ngừng, sự biến động của tất cả pháp đây lại hiện khởi tướng thời gian. Kết luận: thời gian là không tự tánh (tức là tánh tương đối).

Phật Pháp trình bày, không gian cùng vật chất tương đốitồn tại. “Nhân sắc cố hữu vô sắc xứ, vô sắc xứ danh hư không tướng” (Tạm dịch: do sắc cho nên có chỗ không có sắc, chỗ không có sắc danh xưng là không tướng). Chữ “Sắc” tức là tướng..v..v...... đối với “Vật chất” thì có tánh ngăn ngại, không gian thì không có tánh ngăn ngại, nhưng do không gian không ngăn ngại cho nên không có sắc pháp làm ngăn ngại, nghĩa là không có pháp hiển hiện. Không có pháp hiển hiện tức là không có sắc pháp, làm gì không tướng có thể tìm được của chỗ không có sắc? Vật chấtkhông gian tồn tại tương đối, nơi trong Phật Pháp đúng là nói rất rõ ràng, rất triệt để.

Tất cả pháp tồn tại tương đối, Phật Pháp dùng “Chúng duyên sở sanh” làm phương tiện để thuyết minh.(Chúng duyên sở sanh, nghĩa là các duyên là chỗ để sanh ra các pháp).Chữ Duyên tức là chỉ cho điều kiện (Condition). Sự sanh ra của tất cả pháp dựa trong các điều kiện với hình thức sát na sanh khởisát na tiêu diệt. Nếu căn cứ phương diện thời gian, mặc dù pháp trước và pháp sau liên tục tương tợ nhau, nhưng pháp trước đã không phải pháp sau.Nếu căn cứ phương diện không gian, mỗi pháp nương nơi các điều kiện để sanh khởi thì không thể tồn tại đơn độc, tức là không có “Tự Tánh” quyết định. Cho nên thời gian ly khai hoàn toàn nhân tố mà tưởng tượng pháptồn tại (chiếm hữu không gian) là không phù hợp chân tướng. Căn cứ duyên sanh quan, tất cả pháp không tự tánh (tức là không tánh chất đích thật tồn tại độc lập), khi duyên sanh đều sử dụng giả tướng ảo ảnh. Vì không tự tánh cho nên không “ Thật Có”, vì có sử dụng giả tướng ảo ảnh cho nên chẳng “ Thật Không, đây là lối quan niệm trong Phật Pháp, cũng tức là thật tướng của tất cả pháp khi không phân chia thời giankhông gian. Thật tướng đây so cùng quan niệm phù hợp giống như mấu chốt bốn gốc độ không gian thời gian của Số Học.

Rất lâu xa đến nay, Phật Pháp đã phát giác ra rằng, Kinh Nghiệm Chủ Quan Của Ngã Nhân là căn cứ quan điểm chia tách không gian thời gian để nhận thức nhân sanh vũ trụ, do đó thấy ngược lại liền sản sanh thế gian tướng chủ quan của ngã nhân. Do nơi đà tác dụng của quan điểm đây, vấn đề ngã nhân liền khiến hiểu rõ hoàn toàn tất cả pháp tướng đối với đạo lý tồn tại cuối cùng không có pháp, lập tức thấy ngược lại, nghĩa là thấy được gốc rễ ngã nhân đây bị phá trừ. Cần phải trải qua rèn luyện mới có thể đem chủ quan hiểu lầm của ngã nhân sửa chữa cho ngay chánh trở lại để thấy được thật tướng chân thật.Có thể nói thật chứng cứu cánh của tánh tương đối cũng tương hợp với bốn độ không gian thời gian. Phật Pháp gọi là giác ngộ tự tánh, thấy thấu triệt thật tướng các pháp.

      Thời giankhông gian ở trong Phật Pháp cùng với Tương Đối Luận thì giống nhau, thuyết minh là sản vật (giả phân vị) của chủ quan đều hoàn toàn nói rằng đem chúng nó phân chia ra chỉ là một thứ khán pháp (giả lập) phương tiện. Tức là Phật Pháp không đồng với Khoa Học: Phật Pháp tìm ra đây là sự hiểu biết sai lầm của chủ quan, liền từ bắt tay uốn nắn chủ quan chân chánh, tiến thêm một bước, dẫn đạo con người làm thế nào trừ khử chủ quan để thể chứng được thật tướng. Giải quyết mâu thuẫn cùng mê hoặc của tri thứcđau khổ phiền muộn cùng phiền não trên tình ý, những vấn đề đây so với phạm vi của Khoa Học thì hoàn toàn không thể sánh kịp.

4.- Tất Cả Tương Đối:

Chất năng, động tịnh cùng thời giankhông gian là khái niệm cơ bản nhất của tất cả hiện tượng sự lý trong vũ trụ. Chúng nó dĩ nhiên đều là tương đối, bất cứ nghi vấn khác trong vũ trụ tất cả đều là tương đối. Trên sự thật dĩ nhiên chắc chắn cũng là như thế. Tất cả sắc tướng như hình sắc khác nhau, lớn nhỏ, sáng tối, đẹp xấu..v..v ..; tất cả âm thanh cao thấp, thầm kín phô bày, tĩnh lặng xao động..v..v ..; tất cả cảm giác như lạnh nóng, nhẹ nặng, cứng mềm..v..v ..; tất cả hình thái chuyển động như động tĩnh, mau lẹ chậm chạp..v..v .. ; cho đến tất cả khái niệm như thời gian không gian, có không, đoạn thường, chủ khách, cho đến tương đối tuyệt đối..v..v .. nói chung lại tất cả thấy nghe hiểu biết đều không lìa khỏi tánh tương đối, cho nên gọi là tất cả tương đối. Khoa Học cùng Phật Học có thể nói khác đường nhưng cùng về một chỗ. Kết luận đây giống nhau!

5.- Dư Luận:

Tương Đối Luận có thể nói là nguyên tắc luận lý rất thành quảthế gian đã chứng thật. Do bắt đầu phân tích quan sát hiện tượng, tổng hợp tánh phổ biến của nó, phát hiện tất cả tương đối trong vũ trụ, tướng trạng chân thật đây lại không ở trong phạm trù ý nghĩ bàn bạc nhân ngã, chỉ có thể bày tỏ ở trong phương thức số học của bốn gốc độ không gian thời gian.Nói ngược lại, kết luận đây đối với lời nói con người giống nhau ở chỗ là tìm cầu chân lý, là tánh tiêu cực, đều dễ dàng giúp cho Thần Giáo có cơ hội nói rằng: Khoa Học đã không còn phương pháp triệt để thuyết minh thật tướng của nhân sanh vũ trụ, đó cũng đủ chứng minh dựa vào trí tuệ của nhân loại, thật tướng của nhân sanh vũ trụ là không còn phương pháp để tìm cầu đạt đến. Cho nên, các Khoa Học Gia liền khiến không ít cũng sẽ tin tưởng Thượng Đế sáng tạo vạn vật .. Có một số người đã biết rõ đây không hạp với La Tập (Logic: Luận Lý Học), nhưng cũng rất khó phản bác nó.

      Phật Pháp lại thuyết minh rất rõ ràng! Tôi và mọi người sở dĩ  không thấy được tánh tương đối (tức là thật tánh của tất cả pháp) của tất cả pháp, nhân vì sự nhận thức của tôi và mọi người tác dụng (bao gồm Minh Liễu Ý Thức và Tiềm Ý Thức) nhận lấy thành kiến chủ quan và tánh mù quáng quấy rối, cho nên liền khiến sự hiểu biết tánh tương đối của các pháp cũng xem như không rõ ràng thật tướng của các pháp đó. Nhưng chủ quan thành kiến và tánh mù quáng lại có thể lợi dụng tánh tương đối để phá trừ. Phá trừ xong rồi sau đó liền có khả năng thể chứng được chỗ thật tướng các pháp rõ ràng minh bạch.Người thể chứng thật tướng (không phải là Thần) gọi là Giác Giả. Cho nên căn cứ vào phương pháp của Giác Giả đi huấn luyện chính mình và mọi người có cơ hội thể chứng được thật tướngtrở thành Giác Giả.

Hiện tại phân làm ba đoạn để lược thuật Phật Pháp lợi dụng nguyên lý tương đối như thế nào, đi uốn nắn chủ quan ngộ nhận của ngã nhân để kết thúc bài giảng này.

a.- Đối Cơ Thuyết Pháp:

      Giác Giả chứng ngộ thấu suốt thật tướng các pháp, một phương diện thấy thấu suốt là các duyên chỗ sanh ra, tướng và dụng của giả huyễn nương nhau, bảo dưỡng nhau (tức là trong một pháp có tất cả pháp, trong tất cả pháp có một pháp, quy luật đây đã giảng ở trước),  riêng một phương diện cũng do các duyên sanh ra, chứng ngộ thấu suốt thể tánh của các pháp hoàn toàn là không, đều không có tự tánh.Tướng và dụng cùng thể tánh đây đều là sinh động đanh đá, bốn góc độ không gian, khi là không thì cảnh giới không bị chia cắt. Lãnh vực ý thức của chủ quan thành kiến lúc đó hoàn toàn chan hoà xa lìa ngã nhân.Đã thế không thể trở thành đối tượng của Ý Thức, cũng tức là không có một pháp nào phát xuất từ các ngôn ngữ văn tự.Lợi dụng nguyên lý tương đối đem uốn nắn chân chánh chủ quan ngộ nhận của ngã nhân.Ngôn ngữ văn tự giả lập quan hệ cùng với thật tướng so sánh giống như nhà cửa phòng ốc quan hệ cùng với hoạ đồ. Hoặc người thật quan hệ cùng với bức hình (thấy rõ ở trước đã giảng qua). Giả lập chỉ là giả lập, đều không phải chân thật, giả thuyết của Khoa Học lập riêng cũng là phương tiện để thuyết minh. Nhưng như các Khoa Học Gia nếu quan hệ không biết đạo lý Phật cùng Chân, tức là không có một pháp hiện bày cho nên khiến chấp giả làm chân mà sanh ra ngộ nhận. Xin chú ý, những điều thuyết minh trên đây cũng là giả lập, không cần phải chấp trước.

Giác Giả dùng ngôn ngữ văn tự giả lập như thế nào để thuyết pháp? Đáp rằng: chỉ có thể nhắm vào sự ngộ nhận và giải sai của đối phương và dựa theo khả năng chỗ có của đối phương dùng ngôn ngữ văn tự để giải rõ dành cho sự sửa chữa chân chánh, dành cho sự thuyết minh.Thí dụ như người mê muội đường đi, mê muội phương đông cho là phương tây, chỉ có thể bảo cho người khác phương hướng ngược lại là phương tây. Như chấp ngã nhân cho là thật có một cái “Ng㔠độc lập tự tại, bậc Giác Giả chỉ có nương nơi sự hiểu biết về ngã nhânthuyết minh cái “Ng㔠đích thực là không tồn tại. Giả như không nhắm vào sự ngộ nhận của đối phương để trình bày thì sự tác dụng của thuyết pháp lại không phát sanh.Lại như không căn cứ nơi chỗ hiểu biết của đối phương để giảng giải thì đối phương không thể hiểu rõ, sự tác dụng của thuyết pháp cũng không phát sanh.  Cho nên thường nói: “Thuyết pháp không đối cơ, cũng giống như chuyện phiếm

Chính tự thân Giác Giả nói, thể tánh của tất cả pháp quan hệ giả tướng, huyễn dụng trong mỗi mỗi pháp đều là thấu suốt không sai trái. Ở nơi tình hình đây có thể tưởng tượng nó thật là không có phương pháp để mở miệng, trừ phi căn cứ nơi phương diện bất giác mà nói.Cũng như một người tinh thông ngôn ngữ quốc tế, thấy người đối phương Trung Quốc có thể nói tiếng Trung Quốc, thấy người đối phương Anh Quốc có thể nói tiếng Anh Quốc, tuỳ cơ cảm ứng, thích hợp chỗ tốt. Nhưng thử hỏi đối phương như không thể mở miệng thì họ nên nói như thế nào?

      Trong Kinh Kim Cang, Phật hỏi Tu Bồ Đề rằng: “Như lai có thuyết pháp chăng?” Tu Bồ Đề đáp: “Như tôi giải nghĩa chỗ Phật thuyết pháp, không có định pháp gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (ý tức là Vô Thượng Chánh Giác), cũng không có định pháp Như Lai có thể thuyết pháp. Tại sao thế? Chỗ thuyết pháp của Như Lai đều không thể tiếp thu, không thể nói.”Chỗ đây trình bày rõ nguyên lý lợi dụng tương đối, đạo lý phương tiện đối cơ thuyết pháp.

Người tu học Phật Pháp đối với nguyên lý đối cơ thuyết pháp lại không thể không biết. Kinh của Phật thuyết so cùng với các bộ Luận  của các bậc chưa giác ngộ nói đều khác nhau ở chỗ là có thời gian, có địa điểm, có hội chúng và có nhân duyên mà ứng cơ thuyết pháp.Khi ở nơi đối cơ vừa đúng chỗ thì thành tựu công đức thù thắng, đáng được tán dương. Nhưng Tuyệt đối không thể dùng đây đè kia, cho Tông của mình là tối thắng (Đây thì khá tốt), mà đi hủy báng pháp kia (Đây thì không hợp lý). Pháp kia thì tự có đối cơ của pháp kia, phá hoại phương tiện của pháp kia thì bị tội lỗi không nhẹ!

Như trên đã nói, ngã và nhân hiểu lầm về phương diện tri thức (hiểu lầm về phương diện lý tánh) nhu cầu đối cơ thuyết pháp. Ngã và nhân còn hiểu lầm về phương diện lý tánh, khoảng cách của mỗi người mặc dù ngàn sai muôn khác, nhưng cũng có chỗ tương tợ, chỗ cộng đồng.Thí dụ như một giống người đều có thật “Ngã, có thật “Pháp. Đối với chấp trước đây, những bậc giác ngộ thì nói đạo lý mỗi mỗi đều “Ngã Không, “Pháp Không. Nguyên nhân  “Ng㔠và “Pháp” là một loại kiến chấp. Cho nên “Ngã Không” “Pháp Không” cũng trở thành một thứ chân lý của Phật Pháp. Căn cứ nơi thường thức, kẻ chấp Chất Năng (vật chấtnăng lực) hoặc kẻ chấp Thời Không cả hai giống nhau đều cho là đơn độc tuyệt đối tồn tại, thế nên Tương Đối Luận cùng “Trung Luận” của Tánh Không Duyên Sanh cũng có thể trở thành chân lý phổ biến.

b.-Khám Bệnh Cho Thuốc:

Ngoài sự hiểu lầm của phương diện tri thức, Ngã và nhân còn có hiểu lầm về phương diện tình ý. Nhân vì không hiểu rõ tánh duyên sanh của các pháp và chúng nó không có tự tánh, chấp bên trong có “Ng㔠tồn tại, chỗ mù quáng là mong muốn nó có thể thường trụ và chấp bên ngoài có “Pháp” độc lập, phát khởi các thứ hành vi thương ghét. Hiểu lầm về phương diện tình ý là nương nơi sự hiểu lầm của tri thứcphát khởi, nhưng nhân vì thế lực của sự hiểu lầm rất lớn, lại không thể riêng dựa vào thế lực của lý trí để có thể khắc phục. Các bậc giác ngộ trước kia ngoại trừ sử dụng nguyên lý tương đối nói trên để thuyết minh, lại còn thiết lập các thứ phương pháp đối trị, đi uốn nắn hành vi sai lầm của phương diện tình ý. Hiểu lầm của phương diện tình ý đem so sánh với cụ thể, tánh chất và trình độ của nó thì ngàn sai muôn khác đối với con người. Nhân đây phương pháp đối trị của phương diện sự tướng cũng trở thành ngàn sai muôn khác, chỗ gọi là “Pháp môn vô lượng”.

      Pháp môn tuy nhiều, nhưng nguyên lý thì chỉ có một, tức là theo bệnh cho thuốc. Sự hiểu lầm của ngã và nhân giống như người bệnh, bậc giác ngộ đối với họ mà nói một pháp môn thích hợp tỷ như vị thuốc.Vị thuốc nhằm để trị bệnh, bệnh đã hết thì vị thuốc đó cũng không cần dùng trở lại. Đây đủ chứng minh là không lìa khỏi nguyên lý tương đối. Kinh Kim Cang nói: “Này các Tỳ Kheo, nên biết pháp ta thuyết minh, dụ như chiếc bè, pháp đây còn phải bỏ, hà huống phi pháp.” Ý đây nói: những pháp của bậc giác ngộ thuyết minh là khiến kẻ chưa giác ngộ được giác ngộ là chiếc bè tốt dùng để vượt qua sóng gió của biển cả, khi đến được bờ bên kia chiếc bè đây cũng nên hủy bỏ.“Pháp” có thể khiến người được giác ngộ còn phải xả bỏ hà huống là những “Pháp” khác?Đây có thấy Phật Pháp chính là Tương Đối Luận triệt để.

      Các thứ hành vi sai lầm bên ngoài của ngã nhân, Phật Pháp dùng giới luật để đối trị; trên các thứ tri thức bên trong của ngã nhân, hiểu lầm trên tình ý, Phật Pháp dùng các thứ quán hạnh để điều phục. Thí dụ như đối với tham dục trầm trọng dạy tu quán bất tịnh để đối trị, đối với tâm sân hận trầm trọng dạy tu quán từ bi để đối trị, đối với tâm nhiều tán loạn dạy tu quán sổ tức để đối trị, đối với ngu muội không rõ lý dạy tu quán nhân duyên để đối trị, đối với nghiệp chướng nặng nề dạy tu quán niệm Phật để đối trị.Các thứ phương tiện đây đều là pháp dược để trị bệnh mà thôi.

c.- Đạo Lý Trung Nguyên:

Nguyên Lý Tương Đối như trên đã tường thuật, nhưng ở giai đoạn thực thi thì phải đúng chỗ, tức là phải Nguyên Lý Trung Đạo.

      Nơi tánh chất, tất cả pháp đã là tương đối thì không nên chấp có hai bên (Ngôn ngữ hiện đại gọi là Lưỡng Cực = Polarity). Thí dụ như đối với người chấp “Có” thì nên nói “Không”, nhưng đối với người chấp “Không” thì nên nói “Có”.Không chấp hai đầu “Có” và “Không” tức là thành Trung Đạo. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng: “Nếu có người hỏi ông về nghĩa, nếu hỏi “Có” thì đem “Không” mà đối lại, nều hỏi “Không” thì đem “Có” mà đối lại, nếu hỏi “Phàm” thì đem “Thánh” mà đối lại, nếu hỏi “Thánh” thì đem “Phàm” mà đối lại, hai lối làm nhân cho nhau liền sanh ra nghĩa Trung Đạo.”

      Ở nơi trình độ, khi rèn luyện hành vi hoặc tu tập quán hạnh, cũng không thể chạy theo cực đoan.Cho nên giáo pháp của Phật Đà phương diện duy nhấtphản đối chủ nghĩa hưởng lạc của Thuận Thế Ngoại Đạo đương thời và cũng phương diện duy nhấtphản đối chủ nghĩa khổ hạnh cực đoan. Cho là hai khuynh hướng đây đều không phải Trung Đạo, ở trong Tứ Thập Nhị Chương có câu thí dụ: “Giây đờn buông thả thì không kêu, giây đờn căng thẳng thì bị đứt, giây đờn trung bình không buông thả và không căng thẳng thì các âm thanh vang dội khắp nơi.”

Tóm lại, Nguyên Lý Tương Đối khi đã chứng đến thì sinh động linh hoạt, thật tướng không thể hình dung. Chờ đến khi gặp duyên ứng cơ thì lại khẳng định, đến được Trung Đạo chỗ tốt thích hợp. Vũ trụ các pháp thật tánh là như thế, ngoại trừ căn cứ nơi giả thuyết phương tiện của Nguyên Lý Tương Đối này, đặc biệt không có pháp nào khác có thể trình bày rõ. Bài giảng này trình bày cũng xin hiểu như thế.

(Giảng nơi Hương Cảng Tam Luân Phật Học Xả, ngày 13 tháng 3 năm 1965)
Xem bản PDF: Phật Pháp và Tương Đối Luận

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34453)
08/11/2018(Xem: 13372)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.