Thư Viện Hoa Sen

Chương 4: Về xã hội và quan hệ nhân sinh.

07/05/20216:04 SA(Xem: 4013)
Chương 4: Về xã hội và quan hệ nhân sinh.
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN II: GIÁO PHÁP

 

CHƯƠNG 4

VỀ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ NHÂN SINH

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ


CÁCH TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC
Th.29 Những nguyên tắc của cách trị vì đất nước giỏi đảm bảo

tính ổn định của đất nước

Đoạn kinh này mô tả cách mà những người dân Vajjis đã quản lý xã hội của họ. Người ta biết là họ đã có một hệ thống chính trị cộng hòa khác với cái mà đã trở thành hệ thống chế độ quân chủ phổ biến rộng rãi của Ấn Độ trong thời của đức Phật. Những nguồn tài liệu văn học Phật giáo đánh giá rất cao hệ thống nhà nước Vajji mà có nhiều đặc điểm dân chủ. Người ta nhìn thấy sự tuân thủ của chính đức Phật với những nguyên tắc tương tự trong hệ thống điều hành tăng đoàn do đức Phật thành lập, điều này không dành chỗ cho quyền lãnh đạo cá nhân, mà sắp xếp hệ thống điều hành đồng thuận/nhất trí. Đoạn kinh này được thuyết cho vị sứ giả của một đức vua muốn chinh phục nước Vajji, kinh chỉ ra những điểm mạnh của dân Vajji khiến khó mà chinh phục được họ.

Vào lúc đó, tôn giả Ānanda đang đứng phía sau đức Thế Tôn quạt cho Ngài và đức Thế Tôn đã bảo tôn giả Ānanda rằng: “Này Ānanda, ông đã nghe được những gì: Có phải người dân Vajji thường gặp gỡ nhau và có những buổi họp thường xuyên?” “Kính thưa Ngài, con đã nghe rằng người dân Vajji gặp gỡ thường xuyên....” “Này Ānanda, miễn là người dân Vajji thường gặp gỡ nhau… thì người ta có thể mong sự phát triển của nước Vajji, không phải là sự suy thoái của họ… [Dân chúng Vajji sẽ phát triển và không suy thoái nếu họ tiếp tục]… Gặp nhau trong đoàn kết và giải tán trong đoàn kết và giải quyết các sự vụ của họ trong sự hòa hợp… không ban hành luật chưa được ban hành cũng không phá bỏ luật đã được ban hành, mà tiến hành phù hợp với những nguyên tắc công lý của Vajji cổ đại của họ… hiếu khách, tôn trọng, tôn vinh và tôn kính các trưởng lão Vajji của họ và nghĩ rằng xứng đáng để lắng nghe họ… không bắt cóc phụ nữthiếu nữ của những gia đình tốt và áp bức họ… hiếu khách, tôn trọng danh dựtôn kính các đền thờ của họ, cả những đền thờ trong thành phố và những đền thờ bên ngoài nó và thực hiện được việc cúng dường đúng thời cho họ như trước đây… cung cấp sự canh gác, chỗ ở và sự bảo vệ chính đáng cho các A-la-hán, để những người chưa đến vương quốc này có thể đi tới và những người đã đến có thể sống ở đó thoải mái…

Đức Thế Tôn đã nói với Bà-la-môn Vassakāra: “Một lần, này Bà­la-môn, Ta cư ngụ tại điện thờ Sārandada ở Tỳ-xá-li (Vesāli) và tại đó Ta đã dạy cho các dân chúng Vajji bảy điều kiện dẫn đến việc ngăn chặn sự suy tàn của họ. Vì vậy, này Bà-la-môn, vì bảy nguyên tắc có lợi cho sự không suy tàn này vẫn còn và phổ biến trong dân chúng Vajji, nên sự tăng trưởng của họ là được mong đợi, chứ không phải sự suy giảm của họ.

(Kinh Đại Bát-niết-bàn: Kinh Trường bộ II. 73-75, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.30 Sự lãnh đạo đồi bại và những hậu quả bất lợi của nó cho xã hộithiên nhiên

Đây là một đoạn thể hiện một mối liên hệ giữa hạnh kiểm đạo đức của con người và những thay đổi xảy ra trong môi trường thiên nhiên. Giáo pháp nhưtrật tự thiên nhiên bị gián đoạn bởi những hành động bất chính chống lại giáo pháp nhưtrật tự đạo đức đúng đắn. Đoạn này lưu ý trách nhiệm của sự lãnh đạo của một lãnh thổ trong việc duy trì các chuẩn mực đạo đức trong xã hội qua việc làm gương cho những thành phần còn lại của xã hội.

Này các thầy Tỳ-kheo, vào thời khi mà những vua chúa bất chính thì những người quan lại cũng trở nên bất chính. Khi những quan lại trở nên bất chính thì những chủ hộ Bà-la-môn cũng trở nên bất chính. Khi những chủ hộ Bà-la-môn trở nên bất chính thì những ai trong các thị trấn và tụ lạc cũng trở nên bất chính. Khi những ai trong các thị trấn và tụ lạc trở nên bất chính thì mặt trờimặt trăng chuyển động không cân bằng. Khi mặt trờimặt trăng chuyển động không cân bằng, những ngôi sao và tinh tú chuyển động không cân bằng. Khi những ngôi sao và tinh tú chuyển động không cân bằng thì ngày và đêm xảy ra không cân bằng. Khi ngày và đêm xảy ra không cân bằng, nửa tháng và các tháng trở nên không cân bằng. Khi nửa tháng và các tháng trở nên không cân bằng, các mùa và năm trở nên không cân bằng. Khi các mùa và năm trở nên không cân bằng, gió thổi không đều và sai hướng. Khi gió thổi không đều và sai hướng, các thần trở nên bực bội. Khi các thần trở nên bực bội, bầu trời không có mưa đúng mùa. Khi không có mưa đúng mùa, ngũ cốc chín không đúng mùa. Khi con người ăn những ngũ cốc chín không đúng mùa, thọ mạng của họ bị ngắn lại, nên họ mất sắc đẹp, sức mạnh và bị nhiều tật bệnh.

Này các thầy, vào lúc mà những nhà vua chánh trực… [điều ngược lại của những việc trên xảy ra].

Khi gia súc đang lội qua (một con kênh/sông), nếu con trâu đầu đàn đi quanh co, tất cả chúng cũng đi quanh co như con trâu đầu đàn đã đi quanh co.

Thậm chí như thế, ở loài người, nếu người ta đã cho là người đứng đầu cư xử bất chính thì tất cả những người còn lại sẽ cư xử y như vậy.

Nếu nhà vua bất chính, cả đất nước bị bất hạnh.

Khi gia súc đang lội qua (một con kênh/sông), nếu con trâu đầu đàn đi thẳng, tất cả chúng cũng đi thẳng như con trâu đầu đàn đã đi thẳng.

Thậm chí như thế, ở loài người, nếu người ta đã cho là người đứng đầu cư xử đúng đắn thì tất cả những người còn lại sẽ cư xử y như vậy. Nếu nhà vua liêm chính, cả nước được hạnh phúc.

(Kinh Phi pháp: Kinh Tăng chi II. 75-76, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.31 Những nghĩa vụ cao quý và những phẩm chất của vị vua Chuyển luân

Những đoạn sau nói về lý tưởng của vị vua Chuyển luân, một quân vương chuyển bánh xeđại mà luật lệ của vị này ảnh hưởng khắp nước Ấn Đ(xin xem *LI. 5). Điều này được trình bày trong kinh điển Phật giáo nhằm cung cấp một cơ sở đạo đức lành mạnh cho cuộc sống chính trị của xã hội. Vì quyền lực được tập trung lớn chỉ vào người trong hệ thống nhà nước quân chủ phổ biến rộng rãi vào thời đó, đạo Phật tìm cách đề cập tình huống đó bằng cách giới thiệu khái niệm của một quân vương đã từ bỏ tham vọng chinh phục quân sự và đã trị vì theo Pháp trong ý nghĩa của những nguyên tắc công bằng, đạo đức và đúng đắn. Đoạn thứ hai nhấn mạnh rằng quyền lực thế gian của người trị vì (đất nước) nên luôn tuân theo những nguyên tắc như thế.

Này các thầy, ngày xưa có vị vua Chuyển luân tên là Daḷhanemi, người ngay thẳng, người chinh phục bốn phương đã đạt được sự ổn định của vương quốc mình và sở hữu bảy món báu… Vị này đã sống trên trái đất này mở rộng tất cả các bên cho đến đại dương mà không sử dụng đến roi và gươm, mà bằng giáo pháp và sự công bằng.

Này các thầy, rồi sau nhiều trăm năm, vua Daḷhanemi… đúng thời điểm đã truyền ngôi vua lại cho người con trai trưởng của vị ấy và cạo bỏ râu tóc, đắp y vàng và xuất gia (ra khỏi cuộc sống gia đình) và đã trở thành một Sa-môn không nhà. Bảy ngày đã trôi qua sau khi vị thánh hoàng gia đi xuất gia, xe báu trời đã biến mất1. Rồi một ai đó đã đến chỗ đức vua dòng dõi hoàng gia đã được chỉ định làm vua và nói rằng: “Thưa Ngài, xin hãy nhìn ở đây, Ngài có biết

1 Điều này biểu tượng vị quân vương ngay thẳng ngồi trên ngai vàng với quyền lực mà chỉ đảm bảo nếu như vị này thực hiện những nghĩa vụ hoàng gia một cách tận tâm.

là Bánh xe báu đã biến mất.” Rồi vị thánh hoàng gia đã nói với đức vua được chỉ định rằng: “Này con trai, đừng lo lắngkhông vui khi bánh xe báu cõi trời đã biến mất.” Bánh xe báu cõi trời không phải là tài sản kế thừa của cha trao con. Giờ con trai, con phải thực hiện những nghĩa vụ cao quý của vị vua Chuyển luân. Khi ấy có khả năng là vào ngày trăng rằm (mười lăm), ngày bố-tát (trai giới), khi con đã gội đầu, thực hiện trai giới và leo lên tầng cao hơn của lâu đài thì bánh xe báu sẽ xuất hiện.”

“Thưa Ngài, nghĩa vụ cao quý của vị vua Chuyển luân là gì? “Này con trai, nương tựa vào chính giáo pháp, tôn trọng giáo pháp, kính lễ giáo pháp, tôn vinh giáo pháp, tôn kính giáo pháp, coi giáo pháp như lá cờ, coi giáo pháp như băng rôn, coi giáo pháp như thẩm quyền, con nên cung cấp sự canh chừng đúng đắn, chỗ ở và bảo vệ cho những người trong cung, quân lính, những người thuộc giai cấp thống trị (Sát-đế-lợi) và các đối tượng khác là Bà-la-môn, chủ hộ của các thị trấn và tụ lạc, cho những Sa-môn và Bà-la-môn, cho súc vật và chim thú. Không để cho người hành động bất chính ở trong lãnh thổ của con. Bất kỳ ai mà trong lãnh thổ của con nghèo khó, hãy cho họ tài sản. Bất kỳ ai là Sa-môn và Bà-la-môn không uống rượu và chú tâm, kiên trìdịu dàng; người tự giác, người tự bình tâm, người đưa chính họ đến niết-bàn; thỉnh thoảng hãy đi đến chỗ họ, đặt câu hỏi và hỏi như thế này: “Thưa Ngài, điều gì là lành mạnh, điều gì là không lành mạnh, điều gì đáng chê trách, điều gì không đáng chê trách, điều gì nên thực hành, điều gì không nên thực hành và tôi làm gì sẽ gây ra tổn hạiđau khổ lâu dài cho tôi và làm gì đưa đến an vui và hạnh phúc lâu dài cho tôi?”

Sau khi đã nghe họ bảo điều gì là không lành mạnh, con nên đặc biệt tránh nó, con nên quan sát và sống theo điều lành mạnh. Này con trai, đây chính là nghĩa vụ cao quý của vị vua Chuyển luân “Vâng, thưa Ngài,” vị vua được chỉ định đã nói với vị vua thánh và vị này thực hiện những nghĩa vụ của vị vua Chuyển luân. Đã thực hiện các nghĩa vụ của vị vua Chuyển luân, vào ngày rằm trai giới, gội đầu và chính mình thực hiện trai giới, khi vị này đã leo lên tầng cao hơn của lâu đài thì bánh xe báu đã xuất hiện.

(Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống: Kinh Trường bộ III. 59-62, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

“Này các thầy, bất kỳ ai là vị vua Chuyển luân ngay thẳng đó, vị này cũng không chuyển bánh xe không có người trị vì.” Khi điều này được nói, vị tăng nào đó đã thưa như vầy với đức Thế Tôn: “Thưa Đại đức, ai là người trị vì của vị vua Chuyển luân trị vì đúng đắn đó?”2 Đức Thế Tôn đã đáp rằng: “Này thầy Tỳ-kheo, đó chính là Giáo pháp.”

(Kinh Chuyển luân vương: Kinh Tăng chi III. 149, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

HÒA BÌNH, BẠO LỰC VÀ TỘI ÁC

Th.32 Nghèo khổ và không tương xứng trong tài sảnnguyên nhân của bất an xã hội và sự thất bại của đạo đức trong xã hội

Câu chuyện này thể hiện mối quan hệ giữa đạo đức và những điều kiện kinh tế của người dân. Nó chỉ ra rằng một nguyên nhân chính cho sự suy đồi dần của đạo đức là nghèo khó, không tương xứng về kinh tế và sự bần cùng. Nó cũng thể hiện là chính qua sự hồi sinh các chuẩn mực đạo đức trong xã hộitrật tự xã hội có thể được phục hồi. Ban đầu nó được trình bày nhưcâu chuyện của quá khứ xa xôi, rồi kéo dài đến tương lai xa khi đức Phật kế tiếp, Ngài Di-lặc, Đấng Từ Bi sẽ xuất hiện (mặc dù một thời đại hoàng kim trong tương lai như thế sẽ chính nó suy thoái theo thời gian). Nó bao gồm ý tưởng rằng thọ mạng con người thì biến động tương ứng với đạo đức chung.

Rồi nhà vua triệu tập tất cả họ và hỏi họ về những nghĩa vụ cao quý của vị vua chuyển luân. Họ đã tiết lộ những điều đó cho nhà vua. Sau khi đã nghe từ họ, vị này sắp đặt sự canh chừng, chỗ ở và bảo vệ (người dân và động vật), nhưng không cung cấp tài sản cho những ai thiếu thốn. Khi tài sản không được cung cấp cho những ai thiếu thốn, nghèo khó trở nên phổ biến. Khi nghèo khó trở nên

2 Người dịch: Sách CBT, trang 139 ghi “who is the ruler of the righteous Cakkavatti monarch that rules righteously?;” sách PĐPT, trang 289 dịch là “thế nào là vua chuyển luân như pháp, cai trị như pháp, vị vua ấy là ai?”

phổ biến, người nào đó sẽ lấy của không cho, phạm tội mà người ta gọi là ăn cắp.Họ bắt giữ anh ta và đem đến nhà vua, báo cáo sự việc cho vua. Nhà vua đã thẩm vấn anh ta liệu anh ta đã phạm…ăn cắp và anh ta nói: “Thưa bệ hạ, đúng là như vậy.” Nhà vua hỏi vì sao anh ta đã làm thế và anh ta đáp là “Thưa bệ hạ, tôi không có phương tiện sinh sống.” Rồi nhà vua ban cho anh ta của cải và bảo vị này rằng: “Này, con dân của trẫm, với của cải này, hãy tự duy trì cuộc sống của ngươi, hãy nuôi cha mẹ ngươi, vợ con ngươi, hãy làm việc chăm chỉ, cúng dường các Sa-môn và Bà-la-môn xứng đáng và có những quả báo tốt, dẫn đến sự tái sinhcõi trời. Người đàn ông đó đã trả lời: “Thưa bệ hạ, thần tuân chỉ.”

Người khác cũng phạm... ăn cắp… Nhà vua cũng đã ban của cải cho anh ta… Này các thầy, dân chúng nghe là “Bất kỳ ai lấy của không cho và phạm tội được xem là ăn cắp, nhà vua ban của cải cho họ.”

Sau khi đã nghe điều này, họ chợt nghĩ là: “Chúng ta cũng nên lấy của không cho và phạm tội được xem là ăn cắp.” Rồi ai đó đã phạm tội… ăn cắp. Họ đã bắt anh ta và giải đến trước nhà vua… Rồi nhà vua chợt nghĩ là: “Nếu ta tiếp tục ban của cải cho mọi người phạm tội… ăn cắp, theo cách này ăn cắp sẽ gia tăng. Ta nên xử phạt anh ta với hình phạt đúng. Ta nên cắt chân tay anh ta. Ta nên chặt đầu anh ta.”

Thế nên nhà vua đã ra lệnh cho binh lính: “Hãy trói hai tay người đàn ông này bằng dây thừng to, cạo đầu anh ta và dẫn anh ta qua các đường phố và ngã tư đường, đến chỗ đánh trống, dẫn anh ta qua cổng phía nam rồi đến phía nam của thị trấn, cho anh ta hình phạt đích đáng, hãy cắt bỏ chân anh ta, chặt đầu anh ta.” Họ đã trói anh ta bằng dây thừng lớn… và đã chặt đầu anh ta.

Dân chúng đã nghe là bất kỳ ai… phạm tội… ăn cắp, đầu bị chặt, nên đã nghĩ là: “Chúng ta cũng nên làm vũ khí bén nhọn, nên chúng ta sẽ loại bỏ những ai mà ta lấy đồ của họ một cách hiệu quả (nên họ không thể là nhân chứng chống lại chúng ta), cắt chân họ, chặt đầu họ.” Họ đã chế các vũ khí bén nhọn và đã thử giết người trong các làng quê, thị trấn và thành phố. Họ cũng đã thử ăn cướp ngoài đường lộ, nên họ đã loại bỏ những ai mà họ đã lấy đồ của những người này, cắt bỏ chân họ, đã chặt đầu họ. Này các thầy, theo cách này, những ai bị thiếu thốn không được cho của cải, nghèo khó trở nên phổ biến; khi nghèo khó trở nên phổ biến thì ăn cắp gia tăng, khi ăn cắp gia tăng, vũ khí gia tăng; khi vũ khí gia tăng, sự hủy diệt cuộc sống gia tăng; khi sự hủy diệt cuộc sống gia tăng, thọ mạng của những chúng sanh đó giảm đi, nên sắc đẹp của họ cũng giảm đi. Khi họ giảm thọ mạng và sắc đẹp của mình, những người con trai của những đàn ông mà có thọ mạng 80.000 năm sẽ có thọ mạng

40.000 năm… [Do những suy thoái hơn về đạo đức, nên những sút giảm hệ quả trong thọ mạng con người được mô tả].

Này các thầy, sẽ có lúc khi mà con cái của những người này sẽ có thọ mạng 10 năm… mười nghiệp thiện sẽ biến mất hoàn toàn và mười nghiệp không thiện3 sẽ chiếm ưu thế quá mức. Với những ai có mạng sống là 10 năm thì ngay cả từ “thiện” còn không có. Vậy làm thế nào có thể có người làm việc thiện?.. Trong số những người có tuổi thọ 10 năm, sẽ có sự giận dữ lẫn nhau nhiều, ác độc nhiều, tư tưởng ghen tị nhiều, tư tưởng giết hại nhiều, thậm chí là mẹ với con cái… Với những người có tuổi thọ 10 năm sẽ có chu kỳ - vũ khí bảy ngày. Họ sẽ coi nhau như thú vật. Những vũ khí sắc bén xuất hiện trong tay họ và họ giết hại lẫn nhau bằng những vũ khí đó, nói rằng: “đây là một con thú,” “đây là một con thú.”

Khi ấy, các thầy Tỳ-kheo, ý tưởng này chợt hiện ra với một số người trong số họ: “Chúng ta hãy đừng giết bất kỳ ai và đừng để bất kỳ ai giết chúng ta.” “Chúng ta sử dụng những bụi cỏ, bụi rừng, những nơi có nhiều cây cối, những con sông không thể tiếp cận, những ngọn núi không bằng phẳng và sống bằng rễ và trái cây rừng.” Họ sẽ làm thế và cuối bảy ngày, họ sẽ ra khỏi những chỗ nghĩ và vui vẻ an ủi lẫn nhau, ôm nhau, nói rằng: “Chúng ta nhìn thấy những chúng sanh tốt sống còn; chúng ta nhìn thấy những chúng sanh tốt sống còn!” Rồi những chúng sanh đó chợt nghĩ: “Đó là do chúng ta theo các thực hành bất thiện mà sự hủy diệt rộng rãi các bà con của

3 Xem đoạn Th.111.

chúng ta đã xảy ra. Chúng ta nên thực hành việc thiện. Vậy chúng ta nên làm những việc thiện nào? Chúng ta nên không hủy diệt mạng người và sống giữ sự thực hành thiện này.” Họ sẽ giữ sự thực hành thiện lành này. Do bởi giữ sự thực hành thiện lành này, tuổi thọ của họ sẽ tăng lên…

Khi người ta lại có thọ mạng 80.000 năm, ở Ba-la-nại (Vārāasī) này sẽ có một vương quốc tên là Ketumatī… thịnh vượngphong phú thức ăn… một nhà vua tên là Saṅkha sẽ ra đời, vị vua Chuyển luân, một đức vua liêm chính được giáo pháp hướng dẫn… Rồi một Đấng Thế Tôn tên là Di-lặc sẽ ra đời trong thế giới này, vị A-la­hán, một đức Phật toàn giác… như chính Ta đã sinh ra ở đây, vào thời gian này.

(Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống: Kinh Trường bộ III. 64-76, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.33 Trách nhiệm của nhà nước là đảm bảo an lạc kinh tế cho những công dân

Đoạn này mô tả cách khéo léo mà đức Phật đã dạy và chuyển tải thông điệp rằng, vì nghèo khó dẫn đến sự phá vỡ xã hội, người trị vì thông minh nên hành động để ngăn điều này. Bối cảnh là Bà-la-môn Kūadanta, người mong ước cúng dường sự hiến tế to lớn, đã đến chỗ đức Phật vì vị này đã nghe (một cách kỳ lạ) rằng đức Phật có thể tư vấn cách tiến hành cúng tế. Đức Phật đã cho lời khuyên bằng cách kể câu chuyện sau về một nhà vua giàu có đã muốn tiến hành cúng tế lớn nhằm bảo đảm cho an lạchạnh phúc tương lai của vị này và là người đã hỏi tu sĩ Bà-la-môn cách tiến hành điều này.

Do đó, vị tu sĩ Bà-la-môn đã nói với vua Đại Chiến Thắng (Mahā-vijita): “Thưa Bệ hạ, đất nước của bệ hạ thì bị vây quanh với các vấn đề và sự đàn áp. Người ta nhìn thấy những kẻ cướp cướp bóc các làng xóm, thị trấn và những kẻ cướp đường. Khi đất nước bị vây quanh bởi các vấn đề và sự đàn áp, nếu Bệ hạ đánh thuế, Bệ hạ sẽ làm điều mà không nên làm. Bệ hạ có thể đang nghĩ là: “Ta sẽ phá hủy thân thể khỏe mạnh của những tên cướp bằng cách tử hình, bỏ tù, tịch thu của cải, giáng chức và lưu đày chúng!” Nhưng thân thể mạnh khỏe của những tên cướp này không thể bị phá hủy thỏa đáng theo cách đó. Phần còn lại sau khi tử hình4 vẫn tiếp tục quấy rầy vương quốc của Bệ hạ.

Tuy thế, bằng cách áp dụng kế hoạch hành động này, sự cản trở của các tên cướp sẽ được xóa bỏ một cách thỏa đáng. Thưa Bệ hạ, do đó, bất kỳ ai trong vương quốc của Ngài cố gắng tham gia nông nghiệp và chăn nuôi gia súc thì Bệ hạ hãy cho họ thức ăn và hạt bắp. Bất kỳ ai trong vương quốc của Bệ hạ cố gắng tham gia buôn bán thì Bệ hạ hãy cấp vốn cho họ. Bất kỳ ai trong vương quốc của Bệ hạ cố gắng tham gia phục vụ triều đình thì Bệ hạ hãy cho họ thức ăn và lương. Khi ấy, những người đàn ông đó tham gia vào những công việc riêng của mình, sẽ không còn làm phiền vương quốc và thu nhập của Bệ hạ sẽ tăng lên; vương quốc sẽ được an toàn và không bị các vấn đề và sự đàn áp vây quanh. Dân chúng hài lònghạnh phúc, bồng con múa hát, cư trú trong những ngôi nhà mở rộng cửa.”

Đức vua Đại Chiến Thắng đã chấp nhận lời của vị tu sĩ và làm theo những gì vị ấy nói. Những người đàn ông tham gia làm công việc của mình, không còn làm phiền vương quốc của nhà vua nữa. Thu nhập của nhà vua đã tăng lên và đất nước được an toàn và không bị các vấn đề và sự đàn áp vây quanh. Dân chúng hài lònghạnh phúc, bồng con múa hát, cư trú trong những ngôi nhà mở rộng cửa.

(Kinh Cứu-la-đàn-đầu: Kinh Trường bộ I. 135-136, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.34 Những nguyên nhân của sự xung đột gia đình và xã hội

Đoạn đầu tiên trong những đoạn này lưu ý sự ganh tị và tính bần tiện như là những nguyên nhân của ác ýmâu thuẫn trong các cộng đồng, cho dù là loài người hay thần thánh, chẳng hạn như những con rồng ­thần rắn và càn - thát-bà những vị nhạc sĩ cõi trời. Đoạn thứ hai nhấn mạnh sự chấp đắm các dục lạc như nguyên nhân của sự mâu thuẫn.

4 Người dịch: Sách CBT, trang 140 ghi “The remnant left after execution would still go on harassing Your Majesty’s realm.” Sách PĐPT, trang 293 dịch là “những bọn còn sót thoát khỏi hành hình..”

Trời Đế-thích (Sakka), vua trời đã hỏi đức Thế Tôn: “Thưa Ngài, do những trói buộc nào mà vị trời, người, rồng, càn-thát-bà và bất kỳ cộng đồng nào khác, mặc dù suy nghĩ rằng5 “Chúng ta hãy sống với nhau không thù hận, không dùng gậy, không thù địch, không ác độc, không ghét,” lại sống với nhau thù hận, dùng gậy, với sự thù địch, với sự ác độc và không thoát khỏi hận thù?”….”

Khi được hỏi như vậy, đức Thế Tôn đã giải thích cho vị này như vầy: “Đó là do bị trói buộc bởi sự đố kỵ và sự keo kiệt mà các vị trời, con người… sống với sự thù hận, cầm gậy, thù hận….”

(Kinh Đế-thích sở vấn: Kinh Trường bộ II. 276, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Này các thầy, hơn nữa, với các dục lạcnguyên nhân và nguồn cội, là nền tảng, nguyên nhândục lạc đơn thuần, các vị vua tranh chấp với các vua, người giai cấp thống trị tranh chấp với người giai cấp thống trị, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, chủ hộ tranh chấp với chủ hộ, mẹ tranh chấp với con trai, con trai với mẹ, cha với con trai, con trai với cha, anh em trai với anh em trai, anh em trai với chị em gái, chị em gái với anh em trai, bạn bè với bạn bè. Họ tranh chấp, cãi nhauđánh nhau bằng tay, cục đất, gậy, vũ khí, nên họ bị chết và đau gần chết.

(Đại kinh Khổ uẩn: Kinh Trung bộ I. 86, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.35 Chiến tranh, hòa bình và hòa giải

Hai đoạn kinh này thể hiện xung đột có vũ khí mang đến sự thất vọng, bực bộimâu thuẫn lớn hơn, đặc biệt nếu người ta không khoan dung trong chiến thắng. Trong đoạn kinh đầu tiên, đức Phật nhận xét về báo cáo là vua A-xà-thế (Ajātasattu) đã tấn công vua Ba-tư-nặc (Pasenadi), người đã rút lui trong thất bại.

Này các thầy, vua A-xà-thế của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) có bạn

5 Người dịch: Sách CBT, trang 141 ghi “in spite of the thought,” sách PĐPT, trang 294 dịch là “thay vì nghĩ.”

xấu, tùy tùng xấu và bạn đồng hành xấu. Vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát­la (Kosala) có bạn tốt, tùy tùng tốt và bạn đồng hành tốt. Đêm nay vua Ba-tư-nặc bị đánh bại sẽ nằm ngủ không hạnh phúc.

Chiến thắng sanh thù địch, kẻ thất bại nằm không vui,

Từ bỏ chiến thắng và thất bại, người an tịnh nằm hạnh phúc.

Rồi nhiều vị thầy… đã đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi một bên và thưa rằng: “Thưa Đại đức, vua A-xà-thế của xứ Ma-kiệt­đà,… đã tiến quân về Kāsi để đánh nhau với vua Ba-tư-nặc xứ Câu­tát-la… Vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la đã đánh bại vua A-xà-thế của xứ Ma-kiệt-đà và đã bắt sống vị này. Rồi vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát­la chợt nghĩ: “Mặc dù vua A-xà-thế… phản bội ta, người mà không phản bội (nó), nó là cháu trai của ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta bắt toàn bộ đội quân voi, ngựa, xe gỗ và lính bộ binh và thả cho nó sống sót?” Rồi vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la, đã bắt... toàn bộ quân voi, ngựa, xe gỗ và lính bộ binh của vua A-xà-thế... và thả cho vị này sống sót.”

Đức Thế Tôn, sau khi đã hiểu tình huống đã thốt ra những kệ sau vào dịp đó:

Người cướp bóc theo cách mà vị này nghĩ là phù hợp

khi người khác cướp bóc, người bị cướp bóc cũng cướp bóc.

Kẻ ngu nghĩ điều đó là đúng cho đến khi điều ác trổ quả.

Khi điều ác trổ quả, kẻ ngu sầu buồn.

Kẻ giết người (đến lượt) lại bị người giết, kẻ chiến thắng (đến lượt) bị người ta thắng lại.

Kẻ ngược đãi (đến lượt) sẽ bị ngược đãi,

Kẻ xúc phạm (đến lượt) bị xúc phạm.

Cũng thế với hành động thay đổi giữa kẻ bị cướp với người cướp.

(Kinh Chiến tranh thứ nhất và thứ hai: Kinh Tương ưng I. 83-85 <189-1936>, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

6 Theo Hiệp Hội Kinh điển Pāli (PTS) có hai ấn bản tập một của Kinh Tương Ưng (Sayutta-nikāya). Phân trang đầu tiên cho các đoạn từ kinh này theo tập một là từ ấn bản trước và những phần trong dấu ngoặc < > là cho ấn bản sau.

Th.36 Sức mạnh của kiên trì và không giận dữ

Đoạn kinh đầu tiên, cũng diễn ra trong một tình huống mâu thuẫn, khuyên hãy bình tâm và kiên nhẫn trước bất kỳ sự khiêu khích giận dữ nào. Đây không phải là nhược điểm mà là sức mạnh thật sự, có lợi cho chính bản thân và cho những ai đang có mâu thuẫn với nhau. Đoạn kinh thứ hai diễn đạt cô đọng sức mạnh của kiểu phản ứng này.

Trong cuộc chiến tranh đó, vị trời đã thắng và A-tu-la bị bại trận. Rồi các vị trời của cõi trời Ba mươi ba (Tam thập tam thiên), bắt trói vua A-tu-la Vepacitti (Thần Kinh Điên) (theo năm chỗ trên cơ thể) với cổ của vị này là chỗ thứ năm và mang Vepacitti đến hội chúng Trời Ba mươi ba (Sudhammā), đến chỗ vua trời Đế-thích (Sakka). Ở đó, Vepacitti, vua A-tu-la… khi Trời Đế-thích, vua của các vị trời đang bước vào và đi ra khỏi hội chúng Trời Ba mươi ba, đang ngược đãi và lăng mạ vị này với những lời nói khó nghe và thô bạo.

Này các thầy, khi đó Mātalī, người đánh xe đã hỏi Trời Đế-thích, vua của vị trời như sau: “Có phải vì sợ hãi hay vì yếu hèn mà Trời Đế-thích chịu đựng những lời ác độc trước mặt Vepacitti?”

Trời Đế-thích: “Không phải do sợ hãi hay yếu hèn mà Ta kiên nhẫn với Vepacitti. Làm sao người khôn khéo như Ta có thể liên quan đến một kẻ ngu?”

Mātalī: “Những kẻ ngu ngày càng hung hăng khi không có ai chấm dứt chuyện này. Do đó, hãy để người khôn chống lại kẻ ngu với hình phạt vô cùng hiệu quả.”

Trời Đế-thích: “Ta xem điều này chính nó như là sự kháng cự chống lại kẻ ngu, nghĩa là đã biết rằng người kia giận dữ, người ta giữ bình tình một cách chánh niệm.”

Mātalī: “Trời Đế-thích (Vāsava, một tên gọi khác), tôi thấy có một lỗi lầm trong chính hành động kiên trì này. Khi kẻ ngu tưởng tượng là “vì sợ ta nên kẻ ấy kiên nhẫn,” kẻ ngu trở nên hung hăng hơn giống như con trâu đuổi theo người chạy trốn.”

Trời Đế-thích: Hãy để cho vị đó tưởng tượng hay không “Chính vì sợ Ta mà vị này kiên nhẫn.” Không có sự đạt được nào lớn hơn sự kiên trì: đó là lợi ích cao nhất cho chính mình.

Người mà thật sự mạnh mẽ thì kiên nhẫn với người yếu, sự kiên trì đó được gọi là cao thượng, vì người yếu thì luôn kiên nhẫn.

Họ gọi sức mạnh đó không phải là sức mạnh gì hết vì sức mạnh đó là sức mạnh của một kẻ ngu. Không có ai kháng cự được sức mạnh của người được giáo pháp bảo hộ.

Thật sự tệ hại cho người phản ứng giận dữ với người giận dữ. Người mà không thể hiện giận dữ đối với người giận, chiến thắng một trận đánh khó chiến thắng.

Người mà, sau khi biết là người khác đang giận, chánh niệm giữ sự bình tĩnh, cư xửhạnh phúc của chính mình và cho cả người khác.

Người mà chữa lành cả chính mình và người khác: những người mà nghĩ là vị kia là kẻ ngu thì không thành thạo giáo pháp.”

(Kinh Vua A-tu-la: Kinh Tương ưng I. 221-222 <475-479>, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

Chinh phục sự giận dữ bằng không giận dữ; chinh phục kẻ xấu bằng điều tốt; chinh phục người bần tiện bằng sự hào phóng và kẻ nối dối bằng sự thật.

(Kinh Pháp cú 223, do. Do P.H. dịch tiếng Anh).

SỰ GIÀU CÓHOẠT ĐỘNG KINH TẾ Th.37 Khao khát giàu có mang đến sự hư hỏng

Giàu có hủy hoại kẻ ngu, không hủy hoại những ai tìm kiếm bờ kia.

Bằng cách khao khát giàu có, kẻ ngu tự hủy hoại mình như kẻ này sẽ hủy hoại người khác.

(Kinh Pháp cú 355, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.38 Đừng bị mù một mắt

Đoạn này xem kiểu người giỏi nhất và hạnh phúc là người hướng đến mục đích lợi nhuận lẫn đạo đức.

Này các thầy, có ba kiểu người được tìm thấy trong thế giới này. Những gì là ba? Người mù, người một mắt và người hai mắt.

Này các thầy, thế nào là người mù? Ở đây, người nào đó không có kiểu con mắt đạt được của cải chưa đạt đượcgia tăng của cải đã có được và vị này cũng không có con mắt biết được những phẩm tính thiện và phẩm tính không thiện, phẩm tính đáng chê trách và phẩm tính không đáng chê trách, phẩm tính thấp hèn và phẩm tính cao thượng, phẩm tính đen tối và phẩm tính sáng chói với những đối tác của chúng. Đây được gọi là người mù.

Này các thầy, thế nào là người một mắt? Ở đây, ai đó có kiểu mắt đạt được của cải… nhưng vị này không có kiểu mắt biết được những phẩm tính thiện và không thiện…

Này các thầy, thế nào là người hai mắt? Ở đây, ai đó có kiểu mắt đạt của cải…và vị này cũng có kiểu mắt biết được những phẩm tính thiện và không thiện…

Người hai mắt được tuyên bố là kiểu người giỏi nhất. Của cải của vị này kiếm được bằng chính nỗ lực của vị này với những hàng hóa có được một cách chân chánh.

(Kinh Mù lòa: Kinh Tăng chi I. 128-129, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.39 Một đời sống hạnh phúc xuất phát từ sự chăm chỉ, bảo vệ tài sản một cách thích hợp, làm bạn với người tốt và sử dụng tiền khôn khéo

Đoạn kinh này giải thích kiểu hành vi mang đến hạnh phúc trong đời này và đời sau đối với những cư sĩ bình thường còn liên quan đến những dục lạc của cuộc sống.

Này Byagghapajja, có bốn điều có lợi cho sự an lạchạnh phúc của người con của một gia đình tốt ngay trong kiếp sống này. Bốn điều đó là gì? Thành tựu bằng sự tinh cần, thành tựu bằng sự bảo vệ, làm bạn với người tốt và sống cân bằng.

Này Byagghapajja, thế nào là thành tựu bằng sự tinh cần? Ở đây, này Byagghapajja, người con của một gia đình tốt kiếm sống bằng bất kỳ nghề nghiệp nào, dù là nông nghiệp, buôn bán, chăn nuôi gia súc, cung tên, phục vụ triều đình hay bất kỳ nghề nghiệp nào, vị này trở nên khéo léo, không phải lờ đờ và có sự phán xét đúng và hiểu biết về phương tiện liên quan đến điều cần làm và điều cần được tổ chức. Này Byagghapajja, đây là sự thành tựu bằng sự tinh cần.

Này Byagghapajja, điều gì là thành tựu bằng sự bảo vệ? Ở đây, này Byagghapajja, bất kỳ của cải nào mà người con của gia đình tốt này đã đạt được thông qua sự nỗ lực tinh cần, kiếm được chân chánh bằng chính sức lao động của vị này, bởi chính sự nỗ lực hay làm việc cật lực của vị này7, vị này sắp xếp nơi và sự bảo vệ cho nó (nghĩ rằng): “Của cải của ta không nên bị lấy mất bởi vua, giặc cướp, nó không nên bị lửa đốt cháy, bị nước lũ cuốn trôi hay bởi những kẻ thừa kế không được yêu thương. Này Byagghapajja, đây là sự thành tựu bằng bảo vệ.

Này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với người tốt? Ở đây, này Byagghapajja, trong bất kỳ xóm làng hay ngõ hẻm mà người con của gia đình tốt này sinh sống, có thể có những chủ hộ hay con cái của những chủ hộ, những người trẻ đó đã trau dồi kỷ luật đạo đức (giới) hay những người già đã trau dồi kỷ luật đạo đức, những ai thiên phú với niềm tin, thiên phú với giới, sự bố thítrí tuệ. Vị này ở với họ, trò chuyện với họ và thảo luận với họ. Vị này rèn luyện chính mình tương ưng với sự thành tựu về niềm tin của những ai thiên phú về niềm tin, sự thành tựu về giới của những ai thiên phú về giới, sự thành tựu về bố thí của những ai thiên phú với bố thí và sự thành tựu về trí tuệ của những ai thiên phú với trí tuệ. Này Byagghapajja, đây là làm bạn với người tốt.

Này Byagghapajja, thế nào là sống cân bằng? Ở đây, này Byagghapajja, con của gia đình tốt đã biết mức thu nhập và chi phí của mình, sống theo cách không hoang phí cũng không keo kiết mà áp dụng một lối sống cân bằng, nghĩ rằng: “Thu nhập của mình sẽ

7 Người dịch: Sách CBT, trang 143 là “by sweat of his brow,” sách PĐPT, trang 298 ghi là “do mồ hôi trán.” “by sweat of his brow” là thành ngữ tiếng Anh nghĩa là “through or because of one’s own efforts or hard work” (Freedictionary.com) hay là “by working very hard”(Macmilan dictionary).

vượt hơn chi phí của mình và chi phí của mình không vượt hơn thu nhập của mình.” Giống như người cầm cân hay người học việc của người cầm cân sẽ biết là bên này thì nhiều hơn theo chỗ dữ kiện này và bên này thì ít hơn theo chỗ dữ kiện này, cũng như vậy, người con của gia đình tốt, đã biết được thu nhập và chi phí của mình, sống theo cách không hoang phí cũng không keo kiết, mà áp dụng một lối sống cân bằng… Này Byagghapajja, khi con của gia đình tốt, đã biết được thu nhập và chi phí của mình,… áp dụng một lối sống cân bằng, đây được gọi là sống cân bằng.

Này Byagghapajja, đối với của cải sinh ra như vậy cũng có bốn nguồn làm mất mát. Chúng là mê đắm phụ nữ, nghiện rượu, đánh bạc và có bạn xấu, cộng sự xấu và người thân thuộc xấu. Này Byagghapajja, cũng ví như một hồ chứa nước lớn có bốn cửa vào và bốn cửa ra và người ta đóng chặt các cửa vào và mở các cửa ra; cũng vậy, mưa không rơi xuống nhiều. Nếu điều này xảy ra, người ta có thể trông mong sự vơi đi đối với hồ chứa nước, không phải sự gia tăng. Cũng theo cách này, đối với của cải đã sinh ra có bốn nguồn làm mất mát…

Này Byagghapajja, đối với của cải đã sinh ra có bốn nguồn đạt được là không mê đắm phụ nữ, không nghiện rượu, không đánh bài và có bạn tốt, cộng sự tốt và bạn thân tốt và người thân thuộc tốt. Này Byagghapajja, cũng như với một hồ chứa nước lớn có bốn cửa vào và bốn cửa ra, người ta mở các cửa vào và đóng chặt các cửa ra; mưa cũng rơi xuống nhiều. Nếu điều này xảy ra người ta có thể trông mong sự gia tăng đối với hồ chứa nước, không phải vơi đi. Cũng theo cách này đối với của cải đã sinh ra có bốn nguồn đạt được…

Này Byagghapajja, bốn điều đó có lợi cho sự an lạchạnh phúc của người con của một gia đình tốt ngay đời này. Này Byagghapajja, bốn điều này có lợi cho an lạchạnh phúc của người con của một gia đình tốt cho đời sau. Bốn điều đó là gì? Sự thành tựu về niềm tin, về giới, về bố thí và về trí tuệ.

Này Byagghapajja, thế nào là sự thành tựu về niềm tin? Ở đây, người con của gia đình tốt có niềm tin về sự giác ngộ của Như Lai, “Đấng Thế Tôn, A-la-hán, đức Phật toàn giác.”8

Này Byagghapajja, thế nào là sự thành tựu về giới? Ở đây, này Byagghapajja, người con trai của một gia đình tốt không hủy hoại mạng sống... không uống thức uống dẫn đến say xỉn và hành vi không chú tâm… Này Byagghapajja, đây là sự thành tựu về giới/ đạo đức.9

Này Byagghapajja, thế nào là sự thành tựu về bố thí? Ở đây, này Byagghapajja, người con của một gia đình tốt sống trong gia đìnhtâm không có tỳ vết của sự keo kiết, mở rộng bố thí, vui thích từ bỏ, với những bàn tay trong sạch (sẵn sàng cho), sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu của người khốn khó và vui mừng trong việc chia sẻ qua tính phóng khoáng. Này Byagghapajja, đây là sự thành tựu về bố thí.

Này Byagghapajja, thế nào là sự thành tựu về trí tuệ? Ở đây, người con của một gia đình tốt có thiên phú về trí tuệ, với thánh tuệ và nhập kiến về sự sinh ra và hoại diệt dẫn đến sự phá hủy khổ đau một cách đúng đắn. Này Byagghapajja, đây là sự thành tựu về trí tuệ.

(Kinh Byagghapajja (hay Kinh Dīghayanu): Kinh Tăng chi IV. 281-285, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.40 Cách sống đạo đức và không lãng phí nguồn lực của mình

Đoạn kinh này xem một đời sống có đạo đức, tránh các trạng thái tinh thần tiêu cực và tránh những điều như ăn không ngồi rồi và say xỉn, như tất cả trợ duyên cho sự hạnh phúc trong đời này và đời kế.

Này chủ hộ trẻ tuổi, ở chừng mực mà bốn hữu lậu của hành động được đệ tử của bậc thánh từ bỏ và rằng người đó không làm hành động ác theo bốn cách, không gắn với sáu nguồn gốc mất của cải, họ, tránh xa mười bốn điều xấu, che phủ sáu phương10 và bước vào con đường dẫn đến chiến thắng trong cả hai thế giới: họ đã thành công trong thế giới này và thế giới bên kia. Ngay khi thân hoại mạng

8 Như Th.1.
9 Nghĩa là vị này giữ năm điều đạo đức, như trong đoạn *Th.110.
10 Xem Th.49.

chung, sau khi chết họ được tái sanh trong cõi trời hạnh phúc. Bốn hữu lậu về hành động cần đã được từ bỏ là gì? Này chủ hộ, sự hủy hoại mạng sống, là một hữu lậu về hành động và cũng như thế là lấy của không cho, tà dâm (hành vi sai lầm trong hưởng thụ dục lạc)11 và nói dối. Những điều này là bốn điều không đạo đức mà họ đã từ bỏ.

… Theo bốn cách nào mà người không phạm điều ác? Phạm điều ác thông qua sự thiên vị… thông qua sự hận thù… thông qua sự si mê… hay qua sự sợ hãi…

Sáu kênh mất mát của cải không nên gắn kết là gì? Say mê những chất mà gây nghiện và sự phóng túng; đi thơ thẩn trên đường phố vào những giờ không thích hợp; thường tổ chức tiệc tùng; say mê cờ bạc mà gây ra sự phóng túng; giao thiệp với bạn xấu; chính mình ăn không ngồi rồi.

(Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt: Kinh Trường bộ III. 181-184, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.41 Rộng rãitôn kính mang đến một gia đình và một môi trường xã hội hạnh phúc

Đoạn kinh này đề nghị người ta sử dụng thu nhập có được một cách đạo đức của họ để hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình và rộng rãi đối với nhân viên, hàng xóm, các vị thần và tu sĩ và Sa-môn.

Này Mahānāma, trong bất kỳ người con trai nào của gia đình tốt, năm phẩm tính này là rõ ràng - liệu nó là vị vua được chỉ định của giai cấp thống trị, hay người dân quê thừa hưởng tài sản của cha mẹ, hay vị tướng lãnh của quân đội, hay người trưởng làng, hay trưởng hiệp hội thương gia hay người có quyền kiểm soát trong một gia đình cụ thể - thì người ta có thể mong đợi sự tăng trưởng, không phải là suy thoái. Năm điều đó là gì?

Ở đây, này Mahānāma, với của cải chân chánh mà vị ấy kiếm được bằng nỗ lực được khơi dậy, bằng đôi tay của mình, bằng mồ hôi nhỏ giọt, vị ấy có hiếu với cha và mẹ mình, thể hiện sự trân

11 Tà hạnh chẳng hạn như là tà dâm.

trọng với họ, tôn kính họ và cúng dường cho họ. Người cha và người mẹ, khi được đối xử niềm nở, được trân trọng, được tôn kính và được cung cấp đồ cúng dường thì thương yêu vị ấy với tâm tốt lành và ước cho vị ấy “Mong con được sống lâu, mong con có thể bảo vệ cuộc sống của con lâu dài!”

Đối với người con trai của gia đình tốt ấy, người ta có thể trông mong sự tăng trưởng và không phải sự suy thoái mà tình thương của người mẹ và người cha của người ấy trải đến.

Hơn nữa, này Mahānāma, với của cải mà vị ấy kiếm được một cách có đạo đức... vị ấy cư xử niềm nở với vợ con của vị ấy, người giúp việc, người làm công, thể hiện sự tôn trọng họ... vợ và con..., khi được đối xử niềm nở... thì thương yêu vị ấy... Người ta có thể trông mong sự tăng trưởng và không phải là sự suy thoái đối với người con trai của gia đình tốt ấy mà vợ và con… trải tình thương đến.

Hơn nữa, này Mahānāma, với của cải mà vị ấy kiếm được một cách có đạo đức... vị này cư xử niềm nở với những người trong các cánh đồng và những nơi làm việc trong vùng lân cận. Những người trong các cánh đồng và những nơi làm việc trong vùng lân cận, khi được đối xử niềm nở... thì thương yêu vị này... người ta có thể trông mong sự tăng trưởng và không phải là sự suy thoái đối với người con trai của gia đình tốt ấy mà tình thương của những người trong các cánh đồng và những nơi làm việc trong vùng lân cận… trải đến vị ấy.

Hơn nữa, này Mahānāma, với của cải mà vị ấy kiếm được một cách có đạo đức... vị ấy cư xử hiếu kính đối với các vị thần mà chấp nhận việc cúng dường. Các vị thần... khi được đối xử hiếu kính... thì thương yêu vị này... Người ta có thể trông mong sự tăng trưởng và không phải là sự suy thoái đối với người con trai của gia đình tốt ấy mà tình thương của các thần… trải đến vị ấy.

Hơn nữa, này Mahānāma, với của cải mà vị ấy kiếm được một cách có đạo đức... vị ấy đối xử hiếu kính đối với các Sa-môn và Bà­la-môn. Các Sa-môn và Bà-la-môn, khi được đối xử hiếu kính... thì thương yêu vị này. Người ta có thể trông mong sự tăng trưởng và không phải là sự suy thoái đối với người con trai của gia đình tốt ấy mà tình thương của các Sa-môn và Bà-la-môn… trải đến vị ấy.... Thực hiện bổn phận của mình với cha và mẹ, vị này luôn xác quyết làm việc cho sự an lạc của vợ và con. Vị này cam kết với sự an lạc của những người trong gia đình vị ấy và những người lệ thuộc (vị ấy).

Vì sự an lạc của cả hai, vì những quyến thuộc trước kia đã quá vãng cũng như cho những ai đang còn sống ngay đây, vị ấy độ lượng và có đức hạnh.

Người trí cư trú có đạo đức trong gia đình là người làm ra của cải cho các Sa-môn, Bà-la-môn và các vị thần.

Vị ấy, đã làm điều tốt, trở nên được tôn trọngtán thán. Chính nơi đây họ ca ngợi vị này và sau khi chết, vị này vui sướngcõi trời.

(Kinh Thanh niên Licchavi: Kinh Tăng chi III. 76-78, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.42 Bốn khía cạnh đáng khen của việc làm ra của cảiđạo đức và sử dụng của cải

Đối với người cư sĩ, đoạn kinh này ca ngợi việc làm giàu, sử dụng của cải khiến chính mình và người khác hạnh phúc, điều này phát sinh phước, mà không bị chấp đắm vào của cải.

Này, vị trưởng (thôn), người hưởng thọ dục lạc tìm kiếm của cải một cách có đạo đức, không sử dụng bạo lực; người mà (với của cải này) khiến chính họ hạnh phúchài lòng; chia sẻ nó và làm phước bằng của cải đó; nên người sử dụng của cải mà không bị nó ràng buộc, không mê đắm nó, không mù quáng say mê nó, nhìn thấy mối hiểm nguy của nó, hiểu rằng đây là lối thoát (khỏi nó): Vị này có thể được khen ngợi về bốn mặt (này).

(Kinh Rāsiya: Kinh Tương ưng IV. 336-337, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.43 Sự hài lòng là sự giàu có
Kệ ngắn này hàm ý là sự hài lòng mang đến ý nghĩa của được giàu có.

Sức khỏelợi ích cao nhất, sự hài lòng là sự giàu có lớn nhất. Người bạn đáng tin cậy là quyến thuộc tốt nhất. Niết-bàn là phúc lạc cao nhất.

(Kinh Pháp cú 204, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

SỰ BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI

Th.44 Không có sự cao thượng chỉ do giai cấp xã hội; hạnh kiểm đạo đức mới là điều đáng kể.

Đoạn này phê phán ý tưởng rằng các thành viên của giai cấp Bà-la­môn cha truyền con nối của các tu sĩ tiền - Phật giáo thường tự nhiênđịa vị cao và được xuất thân từ Phạm thiên mà các Bà-la-môn coi là vị thần sáng tạo. Cũng giống như mọi người khác, họ được sinh ra từ những người mẹ là con người và giống như thành viên của ba giai cấp xã hội khác của Ấn Độ cổ đại, họ có thể hành động có đạo đức và không có đạo đức. Điều thật sự đáng tôn kính, ngay cả từ vua chúa, không phải là sự sinh ra mà là sống như giáo pháp: Công bằng, có đạo đức, với hành động lành, lời nói lành và các trạng thái tâm lành. Đoạn này kết thúc bằng một đoạn ở Th.4, nhấn mạnh là những đệ tử thật sự của đức Phật được sinh ra từ giáo pháp mà Ngài dạy và hiện thân là tương đương với Phạm thiên theo nghĩa điều thật sự tốt nhất trong tất cả các điều.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo (đệ tử của Ngài) Vāseṭṭha. “Này Vāseṭṭha, con đã xuất ly gia đình từ có nhà thành không nhà và trở thành Sa­môn từ giai cấp Bà-la-môn, từ giai cấp cao của Bà-la-môn, từ những gia đình Bà-la-môn. Này Vāseṭṭha; có phải là các Bà-la-môn không buộc tội và lăng mạ con?”

“Thưa Ngài, chắc chắn là các Bà-la-môn buộc tội chúng ta, lăng mạ chúng ta theo ý thích của họ bằng những lời lăng nhục đầy đủ, không phải những lời lăng nhục không đầy đủ. Thưa Ngài, các Bà­la-môn nói như vầy: “Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp (xã hội) cao nhất. Các nhóm giai cấp khác là thấp kém. Chỉ có các Bà-la-môn là da trắng; còn các giai cấp khác da đen. Chỉ có các Bà-la-môn trở nên thanh tịnh, không phải người không là Bà-la-môn thanh tịnh. Chỉ có Bà-la-môn là những người con trai hợp pháp của Phạm thiên, được sinh ra từ miệng của Phạm thiên. Họ được sinh ra từ Phạm thiên, do Phạm thiên tạo ra, là người kế thừa của Phạm thiên. Con đã từ bỏ giai cấp cao nhất và bước vào giai cấp thấp nhất, nghĩa là những người cạo đầu này, các Bà-la-môn, người tầm thường, người da đen, những ai xuất phát từ chân của người quyến thuộc của (Phạm thiên) (của chúng ta). Thưa Ngài, đây là cách mà các Bà-la­môn buộc tội chúng ta….”

“Này Vāseṭṭha, chắc chắn các Bà-la-môn nói điều này bởi vì họ không nhớ quá khứ của họ…Này Vāseṭṭha, rõ ràng là các phụ nữ Bà-la-môn có kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ và cho con bú. Tuy nhiên, những Bà-la-môn là những con người chắc chắn được sinh ra từ những tử cung lại nói điều này: “Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… được sinh ra từ Phạm thiên.”

Này Vāseṭṭha, có bốn giai cấp này: những người giai cấp thống trị (Sát-đế-lợi), Bà-la-môn, thương nhân và người làm công. Này Vāseṭṭha, đôi khi người là giai cấp Sát-đế-lợi là người giết hại mạng sống chúng sanh, lấy của không cho, cư xử sai liên quan đến hưởng thọ dục lạc (tà hạnh), nói dối, nói lời thô ác, nói lời chia rẽ, nói phù phiếm, có khao khát dữ dội, ý nghĩ ác, có tà kiến. Người ta nhận thấy là ngay cả người thuộc giai cấp Sát-đế-lợi làm những điều không lành thiện, được xem là không lành thiện, đáng chê trách, được xem là đáng chê trách, không nên thực hành, không giữ điều cao quý, được xem là không giữ điều cao quý, đen tối (xấu ác) và có hậu quả đen tối, bị người trí quở trách, này Vāseṭṭha, ngay cả một Bà­la-môn, hay một thương nhân, hay người làm công là người giết hại sanh mạng chúng sanh… Người ta nhận thấy là ngay cả một Bà-la­môn… làm những điều không lành thiện, được xem là không lành thiện…

Này Vāseṭṭha, đôi khi ngay cả người giai cấp Sát-đế-lợi không giết hại chúng sanh, không lấy của không cho,… Người ta nhận thấy là ngay cả người giai cấp Sát-đế-lợi làm những việc thiện lành này… được người trí khen ngợi [và giống như vậy với các thành viên của các giai cấp khác].

Khi người ta tìm thấy giữa bốn giai cấp một sự kết hợp cả điều xấu (đen) và điều tốt (trắng), điều được người trí quở trách cũng như được người trí ca ngợi, điều các Bà-la-môn nói ở đây, là: “Các Bà-la-môn là giai cấp cao nhất, các giai cấp khác là thấp kém…,” điều này, những người thông minh không tán đồng. Lý do cho điều đó là gì? Này Vāseṭṭha, trong bốn giai cấp này, bất kỳ ai là vị tăng, vị A-la-hán với các lậu đã tận trừ, người đã sống cuộc sống tốt, đã làm những điều cần phải làm, đã bỏ gánh nặng, đạt đến sự an lạc, đã xóa bỏ xiềng xích (của sự chấp đắm với) những cách của hiện hữu, đã được giải thoát với sự ngộ đạo đúng, vị này được gọi là người cao quý nhất trong họ và điều đó là về phương diện của giáo pháp, không phải là phương diện không phải là - giáo pháp. Giáo pháp là vĩ đại nhất giữa những người này cả trong kiếp hiện tại lẫn kiếp sau. Này Vāseṭṭha, cũng theo cách này người ta nên biết là chỉ có giáo pháp là vĩ đại nhất giữa những người này ngay trong kiếp sống này và trong kiếp sau.

Này Vāseṭṭha, vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la biết rằng Sa-môn Cồ­đàm là vô thượng và rằng Ngài đã trở thành một Sa-môn từ gia đình dòng họ Sakya. Những người dòng họ Thích/Sakya thường tuân thủ mệnh lệnh của vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la. Những người dòng họ Thích thể hiện sự tôn kính, chào hỏi, mời ngồi, chào hỏi tôn kính, đảnh lễ vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la. NàyVāseṭṭha, bất kỳ điều gì thể hiện sự tôn kính, việc chào hỏi… những người dòng họ Thích thực hiện đối với vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la, sự tôn kính tương tợ được thể hiện bởi nhà vua đến đức Như Lai (một người dòng họ Thích). Khi làm thế vị này nghĩ là: “Không phải thật ra là trường hợp là Sa-môn Cồ-đàm được khéo sanh ra, ta thì sanh ra xấu, ta yếu ớt; Sa-môn Cồ-đàm thì mạnh mẽ, ta thì yếu; Sa-môn Cồ-đàm điển trai, ta không điển trai; Sa-môn Cồ-đàm có địa vị lớn, ta địa vị nhỏ hay sao?” (Không phải”). Nhưng do tôn kính, trân trọng, cúng dường, đảnh lễ chính giáo pháp mà vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la thể hiện sự tôn kính với đức Như Lai. Cũng theo cách này, này Vāseṭṭha, người ta nên biết là giữa những người này, chỉ có giáo pháp là vĩ đại nhất cả trong đời này lẫn đời sau.

Vāseṭṭha, con thật ra là người đã xuất ly từ có nhà sang không nhà từ nhiều giai cấp, nhiều tên, nhiều dòng tộc, nhiều cộng đồngtrở thành Sa-môn. Khi các con được hỏi các con là ai, các con nên trả lời thế này: “Chúng tôi là Sa-môn, những người con trai của (bậc thầy) dòng họ Thích.”

(Kinh Khởi thế nhân bổn: Kinh Trường bộ III. 81-84, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.45 Người thuộc tất cả thành phần đều bằng nhau về tiềm năng của họ; phân chia xã hội giữa họ chỉ là theo thế gian

Trong đoạn này, Bà-la-môn Vāseṭṭha lại là nhân vật chính, có lẽ trước khi trở thành đệ tử của đức Phật. Vị này trình bày quan điểm là hành động, không phải là sự sinh ra là điều đáng kể trong việc là một Bà-la-môntheo nghĩa của người cao thượng, có đạo đức thật sự. Vị Bà-la-môn bạn của vị này là Bhāradvāja cho rằng sự thuần khiết về dòng dõiđiều khiến người là một Bà-la-môn thật sự. Họ đến chỗ đức Phật để hỏi Ngài đồng ý với quan điểm nào. Đức Phật cho rằng hành động mới là điều đáng kể. Ngài nhấn mạnh rằng trong khi cỏ cây và động vật có những khác biệt theo chủng loại của chúng, con người là một chủng loại, không được chia thành bốn kiểu theo như giai cấp mà họ được sinh ra. Những khác biệt về giai cấp chỉ là những cách gọi theo thế gian dựa trên nghề nghiệp (phương thức sinh sống).

Này Vāseṭṭha, Ta sẽ thuyết phù hợp với sự thật về phân loại của hữu tình theo chủng loại. Thật ra chủng loại thì đa dạng.

Ông sẽ biết điều này đối với cây và cỏ: mặc dù chúng không tuyên bố gì, chúng có dấu hiệu của chủng loại của chúng. Các chủng loại thật sự rất đa dạng.

Đối với côn trùng, châu chấu và kiến cũng vậy; chúng có dấu hiệu của chủng loại của chúng...

Ông sẽ biết về loài bốn chân, nhỏ và lớn, rằng chúng có dấu hiệu của chủng loại của chúng…

Ngoài ra ông cũng sẽ biết về những loại có lưng dài dùng những cái bụng như là những cái chân của chúng (như rắn) rằng chúng có dấu hiệu của chủng loại của chúng...

Rồi ông cũng sẽ biết về cá nữa, là loài sống dưới nước rằng chúng có dấu hiệu của chủng loại của chúng…

Rồi ông cũng sẽ biết về chim mà bay trong bầu trời bằng đôi cánh của chúng rằng chúng có dấu hiệu của chủng loài của chúng…

Như giữa các loài này có các dấu hiệu riêng của chủng loài của chúng, không có trong những dấu hiệu riêng giữa loài người.

Không phải trong tóc, không phải trong đầu, tai, mắt, miệng, mũi, môi, lông mi.

Trong cổ, hai bên hông, bao tử, lưng, tử cung, ngực, hay âm đạo trong chỗ giao cấu,

Ở bàn tay, bàn chân, ngón tay, móng tay, cũng không phải đùi và bắp chân, cũng không phải ở màu sắc12 hay giọng nói đều có dấu loài (khác nhau) như giữa các loài khác.

Trong những cơ thể cá nhân của loài người, những điều này không rõ ràng. Những giả danh liên quan đến con người được sử dụng theo thế gian.

Này Vāseṭṭha, giữa loài người, bất kỳ ai sinh sống bằng chăn nuôi gia súc, biết là vị này (theo điều đó) là người nông dân, không phải là một Bà-la-môn.13

Này Vāseṭṭha, giữa loài người, bất kỳ ai sinh sống bằng nghề thủ công, biết là vị này là một thợ thủ công, không phải là một Bà-la-môn.

Này Vāseṭṭha, giữa loài người, bất kỳ ai sinh sống bằng buôn bán, biết là vị này là một thương nhân, không phải là một Bà-la-môn…

[Những điểm tương tự về người làm công, kẻ cướp, quân lính, tu sĩ cúng tế và vua chúa]

12 Sự khác biệt về màu sắc trong ví dụ này đã được bỏ qua.

13 Nghĩa là, chỉ bằng cách làm bất kỳ nghề gì, thì người đó không phải là một bà-la-môn thật sự, mặc dù nếu một người thoát khỏi hữu lậu đạo đức, thì người đó có thể là Bà-la-môn.

Ta gọi người là Bà-la-môn không phải vì nguồn gốc sinh ra theo mẹ hay dòng giống của vị đó. Vị này có thể được xưng hô là “Ngài” nhưng là người tham đắm.

Người mà không trở nên bực bội, đã cắt bỏ mọi ràng buộc, người như thế đã vượt qua tất cả sự bất tịnh, được giải thoát khỏi trói buộc, Ta gọi là một Bà-la-môn…

Tên và dòng tộc được biết trong thế giới này chỉ là quy ước đơn thuần. Khái niệm như thế trong nhiều bối cảnh khác nhau đã xuất hiện do sự đồng thuận chung.

Đối với những ai không hiểu biết, niềm tin giáo điều đã và đang tiềm ẩn. Họ không hiểu biết nói với chúng tôi rằng, “Người ta trở thành một Bà-la-môn theo sự sinh ra.”

Người ta không trở thành một Bà-la-môn theo sự sinh ra, cũng không phải không là Bà-la-môn theo sự sinh ra. Người ta trở thành một Bà-la-môn và không phải một Bà-la-môn theo hành động.

(Kinh Vāseṭṭha: Kinh tập tr.g 115 và kệ 594-621 và 648-650, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

TÍNH BÌNH ĐẲNG GIỮA NAM VÀ NỮ

Trong phần này chúng tôi đã bao gồm chỉ những đoạn kinh văn thể hiện thái độ tốt đối với người nữ. Tuy nhiên, có những đoạn khác đại diện cho những thái đphân biệt thịnh hành vào thời đó. Có khả năng là những thái độ dường như mâu thuẫn như thế được thể hiện trong một số ví dụ trong văn học do xử lý biên tập qua nhiều thế kỷ. Một số quan điểm của Bà-la-môn giáo thống trị trong xã hội Ấn Đthời kỳ đầu có thể đã có mặt trong chính văn học kinh điển Phật giáo, mặc dù trong các đoạn khác, trong đó những ví dụ được nêu dưới đây, tiêu biểu là một thái đcải cách rõ ràng của đức Phật liên quan đến vấn đề giới tính.

Th.46 Sự nâng cao tế nhị về địa vị của phụ nữ

Trong đoạn này, đức Phật làm suy giảm ý tưởng về địa vị thấp hơn của phụ nữ trong xã hội vào thời của Ngài, dù theo một cách khéo léo mà đòi hỏi một số giá trị đang hiện hữu và tránh một sự thách thức trực tiếp.

Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) xứ Câu-tát-la (Kosala) tiến đến đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi qua một bên. Rồi có ai đó tiến đến vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la và nói nhỏ vào tai vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) xứ Câu-tát-la rằng Hoàng hậu Mạt-lợi đã sinh một bé gái. Nghe điều này, vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la trở nên không hài lòng.

Đức Thế Tôn biết được sự không hài lòng của vua Ba-tư-nặc xứ Câu-tát-la, đã thốt ra những vần kệ sau vào lúc đó:

Người phụ nữ cũng có thể tốt hơn người đàn ông nếu cô ấy thông minh, đức hạnh, tôn kính mẹ chồng và chung thủy với chồng cô ấy.

Những ai do cô ấy sinh ra sẽ là những anh hùng và nhà lãnh đạo địa phương, con trai của người vợ tốt như thế thậm chí có thể trị vì như một nhà vua.

(Kinh Người con gái: Kinh Tương ưng I. 86 <194>, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.47 Tiềm năng ngang bằng của phụ nữ về trí tuệ và sự giác ngộ

Trong đoạn này, ma vương, kẻ ác độc được nêu tiêu biểu cho khái niệm sai lầm rằng những nhận thức xã hội về phụ nữ đã thống trị trong thời kỳ đạo Phật xuất hiện. Cụm từ hai-ngón tay-trí tuệ được dùng để gợi ý rằng phụ nữ có rất ít trí tuệ. Truyền thống bình luận giải thích cụm từ này theo hai cách khác nhau. Theo bình giảng của Kinh Tương ưng, khái niệm rằng sự hiểu biết của phụ nữ thì bị giới hạn ở việc sử dụng hai ngón để se sợi với bông len. Theo như bình luận của Trưởng lão Ni kệ (Therīgāthā commentary), mặc dù phụ nữ nấu cơm từ lúc bảy hay tám tuổi, để biết cơm đã được nấu đúng cách chưa, họ phải lấy gạo đang nấu sôi bằng một cái muỗng và nhấn nó bằng hai ngón tay để biết liệu cơm đã chín chưa.

Vào một thời đức Thế Tôn đang sống ở tu viện của Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) ở Kỳ-hoàn (Jetavana) tại Xá-vệ (Sāvatthī). Khi ấy Tỳ-kheo-ni Somā, vào buổi sáng đắp y và sau khi cầm y bát bước vào thành Xá-vệ đi khất thực. Đã khất thực và ăn xong, cô ấy tiến đến rừng Andha và ngồi xuống một gốc cây để thiền định. Rồi ma vương, kẻ ác độc muốn làm cho cô Tỳ-kheo-ni Somā sợ hãi, đã tiến đến chỗ cô và thốt ra kệ này:

Thật khó mà đạt trạng thái mà các bậc thánh đã đạt được,

Phụ nữ, với trí tuệ thấp kém (hai ngón tay) không thể nào đạt được.

Khi ấy Tỳ-kheo-ni Somā chợt nghĩ rằng, “Ai là người thốt ra kệ này, có phải là người hay phi nhân chăng?” Rồi Tỳ-kheo-ni Somā đã nghĩ rằng: Chính là ma vương, kẻ ác độc muốn làm mình sợ hãiquấy rầy sự thiền định của mình, là người đã thốt ra kệ này.” Tỳ­kheo-ni Somā biết là chính ma vương, kẻ ác độc nên cô đã trả lời bằng bài kệ sau:

Tại sao việc là một phụ nữvấn đề khi tâm đã khéo định tĩnh, có sự hiểu biết và có tuệ giác đúng đắn về giáo pháp?

Ma vương, ngươi nói điều này với người mà nghĩ rằng “Tôi là đàn ông,” hay “Tôi là phụ nữ” hay những thuật ngữ/đại loại giống như thế mới thích hợp.

Khi ấy, ma vương, kẻ ác độc bèn nghĩ rằng: “Tỳ-kheo-ni này đã biết ta rồi,” không hài lòng, chính nó đã biến mất tại chỗ đó.

(Kinh Somā: Kinh Tương ưng I. 129 <283-284>, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.48 Sự biểu diễn thần thông của một phụ nữ

Đoạn này liên quan đến (Thánh giả) Ma-ha-ba-xà-ba-đề Gô­ta-mi (Mahā-pajāpatī Gotamī), dì của đức Phật đã trở thành mẹ kế của Ngài và đã giúp thuyết phục Ngài truyền giới bổn cho phụ nữ (xin xem*Th.220). Sau khi trở thành vị Tỳ-kheo-ni Phật giáo đầu tiên, vị này đã tiếp tụcđạt đến sự giác ngộ như là vị A-la-hán. Ở đây, đức Phật đề nghị vị thánh giả này, hiện đã 120 tuổi, biểu diễn thần thông để thách thức những nghi ngờ của con người về những khả năng của phụ nữ. Các phần khác của đoạn kinh này không được nêu ra, đề cập nhiều kỳ công khác của thần thông dựa trên thiền định.

(Gô-ta-mi:) “Trạng thái đó (niết-bàn) thì không được các thầy trưởng lão không phải là đạo Phật hiểu biết; được chứng nghiệm bởi một số cô gái bảy tuổi trẻ, giỏi giang (đạo Phật).”

(Đức Phật:) “Này Gô-ta-mi, nhằm phá tan quan điểm giáo điều của những ai có sự hoài nghi về sự giác ngộ giáo pháp của phụ nữ, hãy biểu diễn thần thông của Bà.”

Khi ấy, sau khi đã cúi chào đức Phật toàn giác, với sự cho phép của đức Phật, bay vút vào bầu trời, (Thánh giả) Gô-ta-mi đã biểu diễn nhiều thần thông.

Sau khi trở thành một, Thánh giả biến thành nhiều và sau khi biến thành nhiều, vị ấy biến thành một. Thánh giả xuất hiện, biến mất, đi xuyên tường, xuyên núi.

Thánh giả đã đi không có chướng ngại gì, thậm chí còn nhảy vào lòng đất.

Giống như trên đất liền, Thánh giả đi trên nước không bị chìm.

Chuẩn bị tư thế, Thánh giả di chuyển vào bầu trời như một con chim mái.

Thánh giả đã vận dụng phạm vi sức mạnh thân thể xa lên đến cõi Phạm thiên.

Thánh giả biến (núi) Tô-mê-lô (Sineru) thành cái trục và biến trái đất vĩ đại thành một cây dù và xoay nó từ đáy và cầm nó, Thánh giả bước đi trên bầu trời.

Thánh giả đã để thế giới trong sương khói giống như vào lúc bình minh của sáu mặt trời và khiến thế giới đã được bao bọc trong bộ lưới các vòng hoa giống như cuối giai đoạn vĩ đại.

(Ký sự về Gotamī kệ 66 và 79-85: Apadāna (Thánh nhân ký sự), tr. 535-536, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

QUAN HỆ NHÂN SINH TỐT ĐẸP Th.49 Cách có quan hệ xã hội hài hòa với sáu kiểu người

Trong đoạn này, đức Phật khuyên Thiện Sinh (Sigāla), người cưđã thực hành đảnh lễ sáu phương hay hướng đông, nam, tây, bắc, hạ (dưới) và thượng (trên) -như một nghi lễ thường xuyên. Đức Phật cho nghi lễ này một ý nghĩa mới này bằng cách diễn giải lại các hướng như những kiểu người mà người ta nên thiết lập các mối quan hệ có nghĩa vụ lẫn nhau: Cha mẹ, thầy cô, vợ chồng, bạn bè, người làm công/nhân viên và các hướng đạo (đạo sư). Ở đây, cha mẹphương đông,” là hướng mà mặt trời mọc. Những đề nghị được nêu trong bối cảnh của những điều kiện xã hội vào thời của đức Phật.

“Này chủ hộ, người đệ tử của bậc Thánh bao trùm sáu phương như thế nào? Sáu phương được hiểu như sau: Cha mẹ nên được hiểu là phương đông, thầy cô là phương nam, vợ và con cái là phương tây, bạn bè và người cộng sự là phương bắc, người giúp việc và người làm công là phương dưới, các Sa-môn và Bà-la-môn là phương trên.

Này chủ hộ, theo năm cách này, người con nên chăm sóc cha mẹ vị ấy như là phương đông: “(i) đã được họ nuôi dưỡng, Tôi sẽ nuôi dưỡng họ, (ii) Tôi sẽ làm điều nên làm cho họ, (iii) Tôi sẽ giữ truyền thống gia đình, (iv) Tôi sẽ khiến chính tôi xứng đáng với tài sản thừa kế của mình, (v) hơn nữa, thay mặt họ, Tôi sẽ bố thí, cúng dường khi họ đã mất.”14

Này chủ hộ khi cha mẹ đã được con cái chăm sóc như phương đông theo năm cách này, đến lượt mình, họ sẽ chăm sóc con cái họ theo năm cách: (i) Họ sẽ ngăn con mình làm điều ác, (ii) họ sẽ khiến con mình làm điều thiện, (iii) Họ sẽ cho con mình học một nghề, (iv) họ sẽ cưới vợ (gả chồng) cho con mình người hôn thê thích hợp, (v) vào đúng thời, họ sẽ trao gia tài cho con cái họ… Theo cách này, phương đông trở nên được bao trùm, được an toànđảm bảo.

Này chủ hộ, theo năm cách này, một học trò chăm sóc thầy/cô như phương nam: (i) bằng cách đứng dậy chào, (ii) bằng cách chăm sóc thầy/cô, (iii) nhiệt tình học tập, (iv) bằng cách phục vụ, (v) bằng cách đón nhận hướng dẫn thích hợp cho một nghề một cách đúng đắn.

Này chủ hộ, khi các thầy/cô đã được học trò chăm sóc như là phương nam theo năm cách này, đến lượt mình, họ sẽ thể hiện sự

14 Người dịch: Sách CBT, trang 150 ghi “shall offer alms on their behalf when they are dead and departed,” sách PĐPT, trang 311 dịch “tôi phải bố thí cúng dường cho cha mẹ khi họ qua đời.

quan tâm đến học trò mình theo năm cách: (i) họ sẽ khéo đào tạo học trò, (ii) họ sẽ biết là học trò nắm tốt bài học, (iii) họ sẽ cung cấp cho học trò chỉ dẫn hoàn thiện thích hợp cho một nghề nghiệp, (iv) họ sẽ giới thiệu học trò mình với bạn bè và những người cộng sự, (v) họ sẽ tạo sự an toàn cho học trò mình ở mọi phương… Theo cách này phương nam được bao trùm, được an toànđảm bảo.

Này chủ hộ, theo năm cách này, người chồng phải chăm sóc vợ mình như phương đông: (i) bằng cách lịch thiệp, (ii) bằng cách không thể hiện sự không tôn trọng, (iii) bằng cách không tà dâm, (iv) bằng cách trao quyền, (v) bằng cách tặng đồ trang sức cho vợ mình.

Này chủ hộ, khi người vợ được người chồng chăm sóc như phương tây theo năm cách này, đến lượt mình, cô ấy thể hiện sự chăm sóc chồng theo năm cách: (i) cô ấy sẽ thực hiện công việc của mình theo cách khéo tổ chức, (ii) cô ấy sẽ hiếu khách với bà con,

(iii) cô ấy sẽ không tà dâm, (iv) cô ấy sẽ bảo vệ thu nhập, (v) cô ấy sẽ khéo léo và chăm chỉ làm tròn bổn phận của mình… Như thế phương đông được bao trùm bởi vị ấy và làm cho an toànđảm bảo.

Này chủ hộ, theo năm cách này, người con trai của một gia đình tốt phải chăm sóc bạn bè và người cộng sự của vị ấy như phương bắc: (i) bằng tính phóng khoáng, (ii) bằng lời nói thân thiện, (iii) bằng cách cư xử nhân từ, (iv) bằng cách đối xử công bằng, (v) bằng sự không lừa dối.

Này chủ hộ, khi các bạn bè và cộng sự của vị ấy được chăm sóc như phương bắc theo năm cách này, đến lượt mình, họ sẽ thể hiện sự quan tâm đến vị này theo năm cách: (i) họ sẽ bảo vệ vị này khi vị ấy không chú tâm (ii) họ sẽ bảo vệ tài sản của vị ấy khi vị ấy không chú tâm, (iii) họ sẽ trở thành nơi nương tựa khi vị ấy sợ hãi, (iv) họ sẽ không bỏ rơi vị ấy khi vị ấy có rắc rối, (v) họ sẽ thể hiện sự tôn kính với những người khác trong gia đình của vị ấy… Như thế, phương bắc được vị ấy bao trùm, làm cho an toànđảm bảo.

Này chủ hộ, theo năm cách này, người chủ nên chăm sóc người giúp việc và người làm công của vị ấy như phương dưới: (i) bằng cách giao việc phù hợp với khả năng của họ, (ii) bằng cách cung cấp thức ăn và lương bổng cho họ, (iii) bằng cách chăm sóc họ khi họ ốm đau, (iv) bằng cách chia sẻ với họ bất kỳ đặc sản nào, (v) bằng cách thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép.

Này chủ hộ, khi người giúp việc và những người làm công được chủ của họ chăm sóc theo năm cách này như phương dưới, đến lượt mình, họ sẽ thể hiện sự quan tâm đến vị ấy theo năm cách: (i) họ đứng lên khi trông thấy vị này, (ii) họ đi ngủ sau vị này, (iii) họ chỉ lấy của được cho, (iv) họ thực hiện tốt công việc của mình, (v) họ đề cao tên tuổidanh tiếng tốt của vị này… Như thế, phương dưới được vị này bao trùm và làm cho an toànđảm bảo.

Này chủ hộ, theo năm cách này, người con trai của một gia đình tốt nên chăm sóc các Sa-môn và Bà-la-môn như phương trên: (i) bằng hành động tử tế, (ii) bằng lời nói tử tế, (iii) bằng ý nghĩ tử tế,

(iv) bằng cách mở cửa đón chào họ, (v) bằng cách cung cấp những nhu cầu vật chất của họ.

Này chủ hộ, khi các Sa-môn và Bà-la-môn được người con trai của gia đình tốt chăm sóc theo năm cách này, đến lượt mình, họ thể hiện sự quan tâm đến vị này theo sáu cách: (i) họ không cho vị này làm điều ác, (ii) họ khiến vị ấy vững chắc trong điều thiện, (iii) họ thể hiện sự thông cảm với vị này với tâm tốt lành, (iv) họ khiến vị này nghe điều mà vị này chưa nghe, (v) họ làm sáng tỏ điều vị này đã nghe, (vi) họ chỉ ra con đường đến cõi trời. Như thế, vị này bao trùm phương trên và làm cho an toànđảm bảo.”

Đức Thế Tôn đã thuyết như thế. Khi bậc Thầy đã thuyết như thế xong, Ngài lặp lại như vầy: … lòng nhân từ, lời nói thân thiện, cư xử nhân ái, đối xử công bằng, một cách thích hợp vào dịp thích hợp.

Bốn hình thức nhân ái này khiến thế giới đi vòng quanh giống như cái chốt trong một cỗ xe đang di chuyển.

Nếu những điều này không hiện hữu trong thế giới này thì mẹ hoặc cha sẽ không nhận được sự tôn kínhtrân trọng từ con cái của họ.

Do vì bốn hình thức này của lòng nhân ái mà người trí phân biệt, họ đạt được sự xuất chúng và họ trở nên đáng khen ngợi.

(Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt: Kinh Trường bộ III. 187-193, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

CHA MẸ VÀ CON CÁI Th.50 Báo đáp công ơn cha mẹ cho điều họ đã làm cho mình

Đoạn này khuyến khích sự công nhận điều mà chúng ta nợ cha mẹ mình và báo đáp công ơn của họ.

Này các thầy, Ta cho rằng có hai người không thể dễ dàng báo (ơn) được. Ai là hai người đó? Cha và mẹ. Này các thầy, nếu các thầy cõng cha và mẹ trên vai và đã sống 100 năm; trong thời gian đó chà xát và thoa bóp thân thể của họ như khi họ đại tiện, tiểu tiện, các thầy vẫn chưa báo đáp được họ cho những gì mà họ đã làm cho các thầy. Ngay cả khi các thầy khiến họ làm vua có sức mạnhquyền lực trên trái đất này, cùng với nhiều đá quý gấp bảy lần, ngay cả khi ấy các thầy vẫn chưa hoàn trả được ơn cho điều mà họ đã làm cho các thầy, bởi vì họ đã làm nhiều hơn thế nữa. Cha mẹ là những người bảo vệ và cho con cái ăn uống; họ dạy cho con cái biết thế giới này.

Này các thầy, bất kỳ ai khiến cha mẹ không có niềm tin để tham gia, bước vào, được vững chắc trong sự thành tựu về niềm tin, hay khiến cho họ nếu có giới yếu kém, tham gia vào… sự thành tựu của giới thiện lành…, hay khiến cho họ, nếu bủn xỉn, tham gia vào… sự thành tựu về tính phóng khoáng, hay là khiến cho họ, nếu khôngtrí tuệ, tham gia vào sự thành tựu trí tuệ - ở chừng mực đó, này các thầy, đã thể hiện phong phú được sự biết ơn đối với cha và mẹ của các thầy, được thể hiện ở mức độ lớn.

(Kinh Cha Mẹ: Kinh Tăng chi I. 61-62, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

CHỒNG VÀ VỢ Th.51 Các phẩm chất đạo đức của các cặp vợ chồng

Đoạn kinh này làm rõ là hoặc mỗi bên hay cả hai trong cặp vợ chồng có thể là người xấu - như thể chết về tinh thần - hay là người tốt, giống như một vị thần.

Này chủ hộ, có bốn kiểu sống chung. Đó là bốn kiểu nào? Người đàn ông chết sống với một phụ nữ chết, người đàn ông chết sống với một nữ thần, một vị thần sống với một phụ nữ chết và một vị thần sống với một nữ thần.15

Này chủ hộ, người đàn ông chết sống với một phụ nữ chết như thế nào? Ở đây, này chủ hộ, người chồng giết hại mạng chúng sanh, lấy của không cho, hưởng thọ tà dục, nói dối, uống các chất say; người này không có đức hạnh, sống trong gia đình với một tâm bị áp đảo bởi vết nhơ của sự bần cùng, mắc nhiếc và ngược đãi các Sa­môn và Bà-la-môn. Người vợ cũng làm điều giống như vậy. Này chủ hộ, như thế, người đàn ông chết sống với một phụ nữ chết.

Này chủ hộ, người đàn ông chết sống với một nữ thần như thế nào? Này chủ hộ, ở đây, người chồng hành động như nêu trên. Người vợ không làm những hành động xấu này. Này chủ hộ, như thế là người đàn ông chết sống với một nữ thần.

Này chủ hộ, một vị thần sống với một người phụ nữ chết như thế nào? Này chủ hộ, ở đây, người chồng không làm những hành động xấu này. Người vợ lại làm những hành động xấu này. Như thế là một vị thần sống với một người phụ nữ chết.

Này chủ hộ, một vị thần sống với một nữ thần là thế nào? Này chủ hộ, ở đây, người chồng không làm những hành động xấu này. Người vợ cũng giống như vậy. Như thế là một vị thần sống với một nữ thần.

Này chủ hộ, đây là bốn kiểu sống chung

Nếu cả chồng và vợ đều có niềm tin, rộng rãi, tự chủ và sống chân chánh. Xưng hô với nhau bằng những lời êm tai, khi ấy phước sẽ nhiều và rất dễ sinh ra.

15 Người dịch: Sách CBT, trang 151 ghi “A dead male lives with a dead female, a dead male lives with a goddess, a god lives with a dead female and a god lives with a goddess.” Sách PĐPT, trang 314 dịch “Tử thi nam sống với tử thi nữ….”

Những kẻ thù của cả hai có giới bằng nhau, sẽ không vui vẻ.

(Kinh Sống chung: Kinh Tăng chi II. 57-59, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.52 Một cặp yêu thương nhau có giới bằng nhau sẽ sống cùng nhau vào đời sau (kế tiếp)

Đoạn này là về một cặp thuộc kiểu cuối cùng trong bốn kiểu trên (một vị thần sống với một nữ thần).

Khi ấy chủ hộ, cha của Nakula (Nakulapitā) và người vợ làm việc nhà, mẹ của Nakula (Nakulamātā) đã tiến đến đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi qua một bên. Rồi chủ hộ, cha của Nakula, đã thưa điều này với đức Thế Tôn:

“Thưa Đại đức, từ ngày con cưới mẹ của Nakula khi cô ấy còn trẻ, ngay cả khi còn trẻ, con không biết đến việc hành tà dâm liên quan đến cô ấy thậm chí trong tư tưởng. Làm thế nào con có thể làm thế theo định luật tự nhiên?16 Thưa Đại đức, chúng con ước muốn nhìn thấy nhau không chỉ trong kiếp sống này mà còn trong đời sau nữa.”

Khi ấy người vợ làm việc nhà, mẹ của Nakula, cũng đã thưa điều này với đức Thế Tôn: “Thưa Đại đức, kể từ ngày anh ấy, cha của Nakula, lấy con khi con còn trẻ, ngay cả khi còn trẻ, con không biết đến việc hành tà dâm liên quan đến anh ấy thậm chí là trong tư tưởng. Làm thế nào con có thể làm thế theo định luật tự nhiên? Thưa Đại đức, chúng con ước muốn nhìn thấy nhau không chỉ kiếp sống này mà còn trong đời sau nữa.”

“Này chủ hộ, nếu chồng và vợ muốn nhìn thấy nhau không chỉ trong kiếp sống này, mà còn trong đời sau nữa, họ nên có cùng mức độ về lòng tin, giới, bố thítrí tuệ. Khi đó họ sẽ nhìn thấy nhau cả bây giờ, và đời sau nữa.

Cả hai đều chung thủy, hiểu nhau, kiềm chế và sống chân chánh; họ là chồng và vợ nói với nhau một cách yêu thương.

16 Người dịch: Sách CBT, trang 152 ghi “How could I physically do so?” sách PĐPT, trang 315 dịch là “Vì sao con làm như vậy?

Phước sẽ nhiều và dễ sinh ra. Những kẻ thù của cả hai vợ chồng với giới ngang nhau sẽ không vui vẻ.

Đã sống một cuộc đời chân chánh trong hiện tại, những ai ngang nhau về giới và sống nghiêm túc sẽ vui mừng trong cõi trời. Họ, ham muốn dục lạc, sẽ được hạnh phúc.”

(Kinh Xứng đôi: Kinh Tăng chi II. 61-62, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.53 Vợ của người đàn ông chính là người bạn thân nhất của vị này

“Điều gì thật sự là tài sản của loài người và ai thật sự là người bạn tốt nhất?17.”

“Con cái là tài sản của loài người và vợ của người chính là người bạn thân nhất của vị đó.”

(Kinh Người bạn: Kinh Tương ưng I. 37 <81>, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

TÌNH BẠN

Th.54 Bạn tốt và bạn xấu

Đoạn này có lợi trong việc giúp cho người lựa chọn bạn một cách thông minh, điều này là quan trọng vì bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến một người. Đối với phẩm chất của người trí, những người bạn tâm linh, xem *Th.85-8.

Này chủ hộ, có bốn loại người ta nên hiểu là kẻ thù giả dạng bạn bè: người chiếm đoạt, người đầu môi chót lưỡi (không thành thật, chỉ có lời nói suông), người nịnh hót và người giúp gây ra sự phá hoại.18

Này chủ hộ, theo bốn cách, người chiếm đoạt nên được hiểu như là kẻ thù giả dạng người bạn: (i) vị này chiếm đoạt đồ vật, (ii)

17 Người dịch: Sách CBT, trang 152 ghi “the best friend” sách PĐPT, trang 316 dịch là “bạn tối thượng?

18 Người dịch: Sách CBT, trang 152 ghi “aids in bringing ruins” sách PĐPT, trang 316 dịch là “tiêu pha xa xỉ”.

làm ít nhưng đòi hỏi nhiều,
(iii) vị này biết điều nên làm vì sợ hãi,

(iv) vị này giao thiệp với người vì lợi ích của chính mình.

Này chủ hộ, theo bốn cách, người đầu môi chót lưỡi nên được hiểu như là kẻ thù giả dạng người bạn: (i) vị này nói về những lợi ích vị này có thể đã ban cho trong quá khứ, (ii) vị này nói về những lợi ích vị này có thể đã ban cho trong tương lai, (iii) vị này nói về lợi ích vô nghĩa mà vị này sẵn sàng ban cho, (iv) liên quan đến điều cần nên làm trong hiện tại, vị này thể hiện sự bất hạnh của chính mình.

Này chủ hộ, theo bốn cách, người nịnh hót nên được hiểu như là kẻ thù giả dạng người bạn: (i) vị này tán thành điều ác của bạn mình, (ii) vị này không đồng ý với điều thiện của bạn mình, (iii) vị này ca ngợi người này trước mặt người đó, (iv) vị này chê bai người này trước mặt những người khác.

Này chủ hộ, theo bốn cách, người giúp gây ra sự phá hoại nên được hiểu như là kẻ thù giả dạng người bạn: (i) vị này là người đồng hành trong việc mê đắm các chất gây say mê và sự không chú ý, (ii) vị này là bạn đồng hành trong việc đi thơ thẩn trên đường phố vào những giờ không thích hợp, (iii) vị này là người đồng hành trong các buổi tiệc thường xuyên, (iv) vị này là người đồng hành trong mê đắm cờ bạc, điều gây ra sự không chú tâm.

Này chủ hộ, theo bốn cách người ta nên hiểu như những người bạn tốt bụng: (i) vị này là người giúp đỡ, (ii) người này như nhau trong hạnh phúc và đau buồn, (iii) người này cho lời khuyên tốt và

(iv) người này biết thông cảm.

Này chủ hộ, theo bốn cách người ta nên hiểu người giúp đỡ như người bạn tốt bụng: (i) người bảo vệ vị này khi vị này trở nên không chú ý, (ii) người này bảo vệ tài sản của vị này khi vị này không chú ý (iii) người này trở thành nơi nương tựa khi vị này sợ hãi, (iv) vị này cung cấp gấp đôi số lượng cần thiết khi có vấn đề cần quan tâm.

Này chủ hộ, theo bốn cách người ta nên hiểu người như nhau trong hạnh phúc và đau buồn như người bạn tốt bụng: (i) người này tiết lộ những bí mật của riêng mình, (ii) người này che giấu những bí mật của bạn mình, (iii) không bỏ rơi bạn trong bất hạnh, (iv) người này hy sinh cả mạng sống của mình vì lợi ích của bạn mình.

Này chủ hộ, theo bốn cách người ta nên hiểu người cho lời khuyên tốt như là người bạn tốt bụng: (i) người này ngăn không cho vị này làm điều ác, (ii) người này khiến người bền chí trong làm điều thiện, (iii) người này khiến vị này nghe điều chưa nghe, (iv) người này chỉ ra con đường đến cõi trời.

Này chủ hộ, theo bốn cách người ta nên hiểu người biết thông cảm như là người bạn tốt bụng: (i) người không hoan hỷ với những thất bại,

(ii) người hoan hỷ với sự thành công, (iii) người này ngăn người khác nói xấu bạn mình, (iv) người này khen những ai nói tốt về bạn mình.

(Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt: Kinh Trường bộ III. 185-187, do

P.D.P. dịch tiếng Anh).

 ĐẠI THỪA

TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC GIỎI

M.23 Người trị vì đất nước giỏi

Đoạn này mô tả người trị vì đất nước như thế là từ biquan tâm.

Này người con trai của gia đình tốt, Bồ-tát tại gia là một nhà vua của một đất nước lớn nên chăm sóc thần dân của mình như thể họ chính là người con duy nhất của vị ấy. Đức vua nên dạy họ kiềm chế những hành động bất thiệntrưởng dưỡng những phẩm chất lành mạnh. Nếu người ta bắt một tên tội phạm, kẻ này nên đón nhận hình phạt về thân và sự sỉ nhục của công chúng nhưng đức vua không nên giết chết kẻ này.

Một phần sáu tài sản của người dân nên được nộp thuế. Khi đức vua nhìn thấy những người nóng tính, ác tâm, vị ấy nên dạy họ cách trưởng dưỡng sự nhẫn nại và sự nhận thức, nói với họ bằng lời tử tế. Là vua, vị ấy nên có khả năng phân biệt người tốt với người xấu. Nhà vua nên khoan dung với những tên tội phạm và không trừng phạt họ. Nhà vua nên thường thực hành bố thí, trao tặng theo như số lượng tài sản mà vị ấy có…

Khi nhìn thấy người nghèo, nhà vua nên phát lòng thương xót lớn. Nhà vua nên luôn hài lòng với lãnh thổ của mình. Nhà vua không nên bao giờ tin lời vu khống do bọn người ác tâm lan truyền. Nhà vua không bao giờ nên tìm cách tích lũy của cải theo cách trái với Chánh pháp.

(Kinh giới Ưu-bà-tắc, Đại Chánh tập 24, bản số 1488, chương 13, tr. 1047a02-05, 09-11, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.24 Những người lãnh đạo nên rộng lượng và có ích

Điều này khuyến khích những người lãnh đạo hành động với lòng từ đối với người nghèo và người khuyết tật.

Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Địa Tạng (Kitigarbha), “Trong thế giới này, có vua, tể tướng, đại thần, các trưởng lão, các quan lớn, các đại Bà-la-môn và v.v... Những người như thế có thể gặp phải những người thấp kém, nghèo và khốn khó, hay những người tật bệnh, tàn tật, ngớ ngẩn, câm, điếc, mất trí, mù, hay người có một số khuyết tật khác. Những vị vua vĩ đại này và những người khác có thể ước muốn bố thí cho những người này. Liệu họ cho bằng chính tay của mình, hay là người khác sắp xếp tặng quà thay mặt họ, nếu họ có thể trao tặng bằng lòng thương xót lớn, bằng sự giác biết, bằng một nụ cười và bằng những lời an ủi, họ sẽ có được phước đức nhiều như thể họ đã cúng dường cho chư Phật nhiều như cát trong một trăm con sông Hằng.”

(Kinh Bổn Nguyện của Bồ-tát Địa tạng, Đại Chánh tân tu, tập 13, bản số 412, chương 10, tr. 786b20-25, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.25 Những lời phát nguyện của một hoàng hậu

Trong đoạn này một hoàng hậu phát nguyện luôn hành động vì lợi ích của người khác.

Khi vị này đã nghe lời thọ ký của đức Phật, hoàng hậu Thắng-man (Śrīmālā)19 đã đứng dậy một cách tôn kính và phát mười nguyện

19 Con gái của vua Ba-tư-nặc và Hoàng hậu Mạt-lợi (Mallikā) trong *Th.46 264.

lớn, “Kính thưa đức Thế Tôn, từ nay trở đi cho đến khi con giác ngộ, con sẽ không phát khởi ý nghĩ phá những giới mà con đã lãnh thọ,… sẽ không sinh ra ý nghĩ bất kính đối với các trưởng lão,… sẽ không sinh ra ý nghĩ thù ghét đối với chúng sanh,… sẽ không sinh ra ý nghĩ ghen tị hình dáng hay tài sản của người khác,… sẽ không sinh ra ý nghĩ keo kiệt liên quan đến vật bên trong hay bên ngoài,… con sẽ không bao giờ tích lũy đồ vật vì lợi ích riêng; bất kỳ thứ gì con sở hữu sẽ được cho đi nhằm giúp đỡ những ai khốn khổ và nghèo túng,… con sẽ không bao giờ thực hành bốn pháp nhiếp phục người (phương pháp20 thu hút người đến gần nhau một cách hòa hợp) vì lợi ích riêng của con mà nhằm giúp đỡ tất cả chúng sanh;… con sẽ giúp đỡ chúng sanh với tâm không bị che mờ bởi sự dính mắc, mệt mỏi, hay chướng ngại,… khi con nhìn thấy chúng sanh cô đơn, không người bảo vệ, bị giam hãm, phiền não do bệnh tật, hay đau khổ vì bất kỳ loại tai ương hay khốn khổ nào, con sẽ không bỏ rơi họ ngay cả một khoảnh khắc, thay vì thế con sẽ mang đến sự an toàn cho họ và giúp đỡ họ, với động cơ đúng đắn giúp đỡ họ thoát khỏi khổ đau; chỉ khi ấy con sẽ hạnh phúc rời khỏi họ,… khi con trông thấy những hành động không thiện như săn bắn hay đánh bẫy chúng sanh hay phá giới, con sẽ không để họ như vậy.. Vì con có quyền lực giúp đỡ họ, nếu con thấy những người giống như vậy ở bất cứ nơi nào, con sẽ rèn luyện những ai cần được rèn luyện và hỗ trợ những ai cần sự hỗ trợ,… con sẽ không bao giờ quên giáo pháp chân thật trong tâm con… Do đó, con phát lời thệ có mười nguyện lớn này.”

(Kinh Tiếng rống sư tử của hoàng hậu Thắng-man, Đại Chánh, tập 12, bản 353, chương 2, tr. 217b24-c22, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

HÒA BÌNH, BẠO LỰC VÀ TỘI PHẠM

M.26 Các Bồ-tát làm việc vì sự hòa bình

Giữa các trận đánh lớn, các Ngài không thiên vị bên nào. Các Bồ-tát có đại thần thông vui mừng khi khiến mọi người hòa hợp với nhau.

20 Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự hướng về cùng một mục tiêu.

(Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, chương7, phần 6, kệ 27, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.27 Cách xử lý hành vi khó khăn

Thế nên khi nhìn thấy một kẻ thù hay thậm chí người bạn cư xử tệ bạc, bằng cách nghĩ rằng những điều đó phát sinh từ những duyên cụ thể, tôi sẽ vẫn thấy hạnh phúc.

Lỗi lầm của người khác là những vị khách tạm thời. Theo bản chất, chúng sanh đều dễ thương. Thế nên giận dữ họ thì không thích hợp, cũng như giận dữ bầu trời khi nó đầy khói cay xè.

(Nhập Bồ-tát hạnh VI. 33 và 40, do P.H. dịch tiếng Anh).

M.28 Chống lại hình phạt tử hình

Đoạn này khuyên là người trị vì không nên xử phạt con người bằng cách giết chết hay cắt xẻo thân thểđiều này sẽ có nghĩa là họ chết một cách giận dữ, sẽ bị tái sanh trong một cõi thấp hơn, do đó:

Thật không đúng khi giết hại, phá hủy các giác quan hay chặt tay chân mà không thể phục hồi lại được... (những điều này) là không đúng và làm mất lòng và khiến dân chúng cự tuyệt. Chúng không phải là cách của người trị vì chân chánh.

(Bài kinh cao quý của người nói Sự thật, tr. 200 do L.Jamspa dịch tiếng Anh).

M.29 Đôi khi, Bồ-tát nên hối hận khi sử dụng bạo lực để cứu người khác

Đoạn này cho phép bạo lực trong những trường hợp rất hạn chế để cứu người khác, nhưng chỉ được sử dụng bởi những người đã phát triển về tâm linh, sẵn sàng đón nhận quả báo xấu của những hành động như thế.

Bồ-tát nhìn thấy một tên trộm hay cướp chuẩn bị giết hàng trăm chúng sanh, những người vĩ đại, các đệ tử, các Phật Độc giác hay chư Bồ-tát, hay người chuẩn bị phạm năm điều đạo đức hay sẵn sàng phạm lặp lại năm tội vô gián, có quả báo xấu tức thời, nên suy ngẫm theo cách sau. “Nếu tôi lấy mạng của chúng sanh này, tôi sẽ bị tái sanh trong địa ngục. Tôi sẽ vui vẻ tái sanh trong địa ngục nếu điều này có nghĩa là hữu tình này có thể tránh được một số phận như thế, một số phận sẽ chắc chắn xảy đến với vị này nếu vị này phạm một trong năm tội vô gián (có hậu quả tức thời).” Với thái độ này, Bồ-tát nên lấy mạng của người này trong trạng thái tâm thiện, trạng thái tâm trung tính, vì sự đồng cảm, mặc dù vị này e sợ sự tái sanh do điều (lấy mạng) này sẽ mang đến. Đây không phải là một sự vi phạmtrái lại sẽ mang đến cho vị này rất nhiều phước (nghiệp có lợi).

Nếu có các vị vua hay tể tướng cực kỳ bạo lực và độc ác đối với chúng sanh khác và dùng tất cả sức của họ để đàn áp người khác, Bồ-tát không nên chần chờ sử dụng vũ lực để loại bỏ họ khỏi các vị trí quyền lực của họ. Từ một hành động như thế sẽ phát sinh nhiều phước đức khi nó được thực hiện từ sự đồng cảm và với ý định lợi lạc cho người khác nên sẽ mang lại hạnh phúc cho họ.

(Bồ-tát địa 9. 1 và 9. 2, do D.S. dịch tiếng Anh).

SỰ GIÀU CÓ VÀ KINH TẾ

M.30 Sự hài lòng và rộng lượng

Bất kỳ ai ước muốn đạt được khoái lạc thế gianphúc lạc siêu thế gian phải nên rộng lượng. Người trí nên nghĩ rằng… “Ngay cả khi tôi sở hữu cả bốn châu và do đó, có thể đắm chìm trong vô số khoái lạc, tôi vẫn không thấy thỏa lòng. Do đó, tôi nên thực hành sự rộng lượng để đạt được phúc lạc siêu thế gian. Tôi không nên tìm kiếm khoái lạc của loài người hay cõi trời, bởi vì điều này là vô thường và hữu hạn.”

(Kinh Giới ưu-bà-tắc, Đại Chánh quyển 24, bản 1488, chương 19, tr. 1056b14-19. do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.31 Mối hiểm họa của sự chấp đắm vào danh tiếng, sắc đẹp và giàu có

19. Đức Phật thuyết rằng, “Người ta chạy theo những đam mê của họ và rất mong mỏi danh tiếng. Điều này giống như việc đốt nhang. Chúng sanh ngửi mùi nhang nhưng chính nhang bị cháy hết và chuyển thành khói. Đây là danh tiếng của kẻ ngu, kẻ tham lam, kẻ thô tục, những ai không bảo vệ chân lý của Con đường. Danh tiếng thì nguy hiểm và mang đến sự không may mắn. Người ta hối hậnnổi tiếng.”

20. Đức Phật thuyết rằng, “Người ta thèm khát tiền bạc và tính dục. Điều này giống như một đứa trẻ ham mật ong còn dính trên một lưỡi dao lam. Mật ong sẽ không đem đến sự thỏa lòng cho một bữa ăn no, thế mà đứa trẻ vẫn bị rủi ro cắt đứt lưỡi của nó khi liếm mật trên lưỡi dao.”

(Kinh Bốn mươi hai chương, Đại Chánh quyển 17, bản 784, tr. 723a22-26, do D.S. dịch tiếng Anh).

SỰ BÌNH ĐẲNG GIỮA NAM VÀ NỮ

M.32 Định kiến về giới tính

Đoạn kinh nổi bật này phê phán sự định kiến chống lại phụ nữ vì nó quan điểm sai lầm là giới tính là dựa trên những tính chất thiết yếu không thay đổi.

Ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra) đã hỏi là, “Này nữ thần/thiên nữ, tại sao cô không chuyển hóa chính mình từ trạng thái người nữ?”

Nữ thần đã trả lời rằng, “Tôi đã tìm kiếm trạng thái người nữ đủ mười hai năm21 rồi và tôi chưa tìm ra nó. Này sư huynh Xá-lợi-phất, nếu người huyễn đã tạo ra sự xuất hiện của người phụ nữ và có ai đó nói với cô ấy là, “Tại sao bạn không biến hóa chính mình từ trạng thái người nữ?” thì vị này sẽ nói gì?”

Ngài Xá-lợi-phất đã đáp rằng, “Cô ấy không tồn tại ở bất kỳ trạng thái nào.” Nữ thần nói rằng, “Cũng giống như thế, này sư huynh Xá­lợi-phất, vì tất cả pháp không tồn tại trong bất kỳ trạng thái nào và là những sự xuất hiện huyễn ảo, tại sao sư huynh lại hỏi rằng “tại sao cô không biến hóa chính mình từ trạng thái người nữ?”

Khi ấy nữ thần đã sử dụng22 thần thông của mình để khiến trưởng

21 Người dịch: Sách CBT, trang 156 ghi “for fully twelve years,” sách PĐPT, trang 322 dịch là “trọn hai mươi năm.”

22 Người dịch: Sách CBT, trang 156 ghi “used,” sách PĐPT, trang 322 dịch là “gia trì.”

lão Xá-lợi-phất nhìn giống cô và tự cô trông giống trưởng lão Xá-lợi­phất. Rồi nữ thần, người nhìn trông giống Ngài Xá-lợi-phất, đã hỏi Ngài Xá-lợi-phất, người trông giống nữ thần, “Này huynh Xá-lợi-phất, tại sao huynh không biến hóa chính mình từ trạng thái người nữ?”

Xá-lợi-phất, người trông giống nữ thần đã nói rằng, “Tôi không biết biến hóa cái gì đây! Thân nam của tôi đã biến mất và đã bị biến thành một thân người nữ!”

Nữ thần nói, “Nếu trưởng lão có thể biến đổi chính mình từ trạng thái người nữ, như vậy bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể biến đổi chính cô ấy từ trạng thái của người nữ. Cũng như trưởng lão không phải là một phụ nữ, mà chỉ trông giống một phụ nữ, cũng như thế, tất cả những phụ nữ khác chỉ có thân thể của người nữ. Họ thật sự không phải là những phụ nữ mà chỉ trông giống phụ nữ. Đây là điều mà đức Thế Tôn muốn nói khi Ngài thuyết rằng, “Tất cả pháp không phải nam cũng không phải nữ.”

Khi ấy nữ thần ngưng dùng thần thông của mình và Ngài Xá-lợi­phất trở lại với chính thân mình. Rồi nữ thần bảo với Ngài Xá-lợi­phất, “Sư huynh Xá-lợi-phất, huynh đã khiến thân nữ của huynh đi đâu rồi??”

Ngài Xá-lợi-phất đáp, “Tôi không có làm điều gì cả, hay biến hóa bất kỳ thứ gì.”

Rồi nữ thần nói, “Cũng giống thế, lời của đức Phật là tất cả pháp không được tạo ra cũng không được  biến hóa gì và không có gì được tạo ra hay biến hóa cả”.23

(Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, chương 6, phần 14-15, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.33 Một phụ nữ thông minh24 được thọ ký thành một đức Phật trong tương lai

23 Người dịch: Sách CBT, trang 156 ghi “word of the Buddha,” sách PĐPT, trang 323 dịch là “đó chính là Phật.”

24 Người dịch: Sách CBT, trang 156 ghi “wise woman,” sách PĐPT, trang 323 dịch là “nữ nhân.”

đây, đức Phật đề cập đến Hoàng hậu Thắng-man, vừa tuyên bố rằng cô ấy sẽ đạt được sự toàn giác vô thượng vào đúng thời. (Vô thượng chánh đẳng bồ đ).

Con đã khen ngợi những phẩm chất chân thật của Như Lai. Do căn lành này, từ nay đến vô số vô lượng kiếp/a-tăng-kỳ-kiếp kể từ bây giờ, con sẽ trở thành người trị vì các thần/chư thiên. Ở bất kỳ nơi nào con được sinh ra, con sẽ gặp Ta và tán thán Ta chính xác bằng những lời giống như vậy, như con đã làm trong kiếp này. Hơn nữa, con sẽ phục vụ vô lượng vô số chư Phật khoảng hai mươi nghìn vô số kiếp. Khi ấy con sẽ trở thành một đức Phật, một Như Lai, một A-la­hán, một đức Phật toàn giác tên là Phổ Quang (Ánh Sáng Phổ Khắp).

(Kinh Tiếng rống sư tử của hoàng hậu Thắng-man, Đại Chánh, tập 12, bản 353, chương 1, tr. 217b11-16, do T.T.S. và D.S. dịch).

TÔN KÍNHBIẾT ƠN CHA MẸ

M.34 Quan tâmkính trọng cha mẹ, đặc biệt là mẹ

Đoạn này nêu chi tiết điều chúng ta nợ cha mẹ mình và dạy rằng chúng ta không nên thờ ơ với họ.

Đức Phật thuyết rằng, “Người ta sinh vào thế giới này với người cha và người mẹ là cha mẹ của họ. Nếu không có cha, sẽ không có sự sinh. Nếu không có mẹ, sẽ không có việc sinh ra. Hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ, bào thai cư trú trong thân của người mẹ khoảng mười tháng. Khi chu kỳ của người mẹ hoàn thành, đứa trẻ được chào đời. Người cha và mẹ nuôi nấng đứa trẻ. Họ đặt nó vào một cái nôi. Người cha và mẹ ẵm đứa trẻ trong tay họ. Họ khiến đứa bé cười “ha, ha”25. Đứa bé mỉm cười nhưng chưa thể nói. Họ cho đứa bé ăn mỗi khi bé đói bụng và không có người mẹ thì bé không thể được cho ăn. Mỗi khi bé khát nước, họ cho bé uống nước và bé sẽ không có sữa uống nếu không có người mẹ. Ngay cả khi chính người mẹ đói bụng, cô ấy sẽ ăn thức ăn đắng và nuôi con mình bằng

25 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “They make the child say “He, he.” Sách PĐPT, trang 324 dịch là “lại nhái giọng hài nhi.”

dòng sữa ngọt ngào. Cô ấy sẽ nhường chỗ khô ráo cho con mình và chính mình ngồi ở chỗ ẩm. Nếu không có những mối liên kết như thế, sẽ không có gia đình. Không có người mẹ, bé sẽ không được cho món gì. Người mẹ yêu thương nuôi lớn con mình. Cô ấy mang bé ra khỏi nôi khi bé dơ và cho bé ăn mà không lo lắng gì về sự dơ bẩn cô ấy nhận qua móng tay của mình. Tổng cộng, một đứa bé uống bốn trăm bốn mươi lít sữa từ mẹ của mình. Sự chăm sóc mà người mẹ trao tặng cho con mình là vô hạn giống như bầu trời. Ôi, vậy làm sao có thể báo đáp lòng nhân từ26 của người mẹ?”

Ngài Ānanda thưa đức Phật, “Thưa đức Thế Tôn, làm sao có thể báo đáp sự chăm sóc mà người mẹ trao cho con mình? Xin Ngài hãy giải thích điều này cho chúng con.”

Đức Phật trả lời Ngài Ānanda rằng, “Hãy lắng nghe kỹ và chú tâm, Ta sẽ giải thích chi tiết điều này cho ông. Sự chăm sóc mà cha và mẹ chúng ta ban tặng cho chúng ta là vô hạn như bầu trời. Nếu người con, đầy tình thương và sự kính trọng cha mẹ mình, hãy sao chép kinh điển để làm cho cha mẹ mình hạnh phúc hay chuẩn bị những mâm Vu-lan-bồn vào ngày rằm tháng bảy27 và cúng dường chúng cho đức PhậtTăng đoàn thì phước mà người này nhận được sẽ vô hạn. Theo cách này, vị ấy có thể báo đáp sự chăm sóc mà vị ấy nhận được từ cha và mẹ mình. Một cách khác là, nếu bất kỳ ai sao chép28 kinh này, phổ biếnrộng rãi, chấp nhận kinh này là chân thậtđọc tụng nó thì người này sẽ báo đáp được sự chăm sóc mà vị ấy đã nhận được từ cha và mẹ mình.

Làm thế nào người ta báo đáp sự chăm sóc của cha và mẹ của mình? Mỗi ngày, cha và mẹ đều đi làm. Mẹ của mình kéo nước từ giếng lên, đi bộ nửa cây số đến phía đông hay phía tây để làm thế và giã gạo trong nhà kho. Mỗi khi cô ấy vắng nhà, cô ấy sẽ lo lắng rằng con mình ở nhà đang khóc. Cô ấy nghĩ đứa bé sẽ phản ứng như thế

26 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “kindness” Sách PĐPT, trang 324 dịch là “Công ơn dưỡng dục kia.”

27 Xem *M.36.

28 Người dịch: sách CBT, trang 157 ghi “anyone copies this sūtra, disseminates it widely, accepts it as true, and recites it,” sách PĐPT, trang 324 dịch là “nếu bất kỳ ai ấn tống kinh này lưu bố thế gian, thọ trì đọc tụng.”

nào khi cô ấy trở về nhà và bé thấy mẹ mình đang đến gần29. Bé có thể lắc đầu từ bên này qua bên kia trong nôi của mình, hay là bò trên bụng mình khi bé khóc đòi mẹ.30 Cô ấy sẽ cúi mình để bế bé lên và phủi bụi trên người bé bằng hai tay31. Rồi, bằng những lời an ủi, cô ấy sẽ cho bé bú. Người mẹ đầy niềm vui khi trông thấy con mình. Bé đầy hạnh phúc khi trông thấy mẹ mình. Sự chăm sóc và tình thương họ dành cho nhau là quý giá. Không có gì vĩ đại hơn tình thương này.

Khi bé được hai hay ba tuổi, bé bắt đầu hình thành ý kiến và tư tưởng nhưng đứa bé vẫn chưa biết khi nào ăn mà không cần mẹ bảo. Nếu cha và mẹ được mời đến một buổi tiệc ngon nơi họ được phục vụ món bánh và thịt, họ sẽ không ăn hết mà lấy một ít đem về cho con họ. Bé sẽ hạnh phúc chín lần trong mười lần được cho thức ăn từ buổi tiệc nhưng nếu bé không được cho gì, bé sẽ khóc hay giả vờ khóc vì kiêu hãnh. Một đứa bé đầy kiêu hãnh không thể hiện sự kính trọng cho cha mẹ mình32 và nên bị đánh vào mông năm lần. Một đứa bé kính trọng cha mẹ mình sẽ không phàn nànthể hiện tình thươngvâng lời đối với họ.33

Khi đứa bé lớn lên và bắt đầu dành thời gian cho bạn bè, cha và mẹ bé sẽ chải đầu cho bé. Nếu bé muốn mặc đồ đẹp, chính họ sẽ mặc quần áo đã sờn rách và cho con mình mặc đồ mới bằng lụa có chất lượng tốt. Khi đứa trẻ bắt đầu đi một mình vì việc riêng hay việc công, cha mẹ của trẻ nâng niu trẻ trong tim họ, cho dù trẻ đi phía bắc hay phía nam, họ theo bước con mình bằng tâm, cho dù trẻ đi hướng đông hay hướng tây, họ giữ đầu mình về một phía dõi theo.

29 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “She thinks about how her child responds when she returns home, and he sees her approaching.” Sách PĐPT, trang 324 dịch là “khi nghĩ đến con, mẹ tức tốc trở về.”

30 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “He might shake his head from side to side in his crib, or crawl on his belly whilst he cries out for his mother.” Sách PĐPT, trang 324 dịch là “đầu lắc thân choài trong giường ngủ, hoặc rúc vào bụng mẹ khóc nức nở.”

31. Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “brush the dust off him with both hands.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “khẽ đánh yêu lên lưng bé.”

32 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “A child who is filled with pride does not show respect to his parents, and should be spanked five times.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “bé nào ngỗ nghịch sẽ bị roi vọt năm lần.”

33 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “A child who respects his parents will not complain, but will show them love and obedience.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “trẻ nào hiếu thuận, tuy bị đánh rầy nhưng vẫn không la, lại còn vâng dạ.”

Khi trẻ bắt đầu nghĩ đến chuyện tìm vợ, họ sẽ tìm một phụ nữ cho trẻ. Vị này sẽ giữ khoảng cách với cha mẹ mình, chia sẻ chuyện trò và niềm vui với vợ mình trong phòng riêng của họ.34 Mặc dù cha và mẹ bây giờ đã già và yếu, vị này phớt lờ họ cả ngày-từ sáng sớm đến chiều tối và không đến và nói chuyện với cha mẹ mình.

Sớm hay muộn gì hoặc người cha, hoặc người mẹ hay cả hai sẽ chết và người còn lại sẽ bị bỏ rơi cô độc trong một căn phòng trống, giống như vị khách ở nhà người khác. Họ không nhận được sự chăm sóc hay tình thương và giá lạnh mà không có chăn bông để giữ ấm.35 Họ chịu đựng những gian khổ và khó khăn. Người cha/mẹ có tuổi và yếu có thể thậm chí bị nhiễm rận đến nỗi họ không thể ngủ được vào ban ngày hay đêm.36 Họ có thể thở dài và tự hỏi mình, “Tôi đã làm nghiệp bất thiện gì trong quá khứ để sinh ra một đứa con không kính trọng cha mẹ?,” hay đến bên người con và trách mắng vị này với cái nhìn giận dữ. Vị này và vợ cúi đầu, nhưng với một nụ cười tự mãn và vị này không thể hiện sự kính trọng cha mẹ mình.37 Vị này đáng bị đánh vào mông năm lần như một đứa bé vì điều mà người này và vợ làm tương đương với năm hành động có quả báo xấu tức thời.38

Khi cha mẹ cần sự giúp đỡ với vấn đề khẩn cấp, chín trên mười lần, người con sẽ không phản ứng gì. Vị này thường xuyên không vâng lời cha mẹ, trừng mắt nhìn họ giận dữ và oán ghét, nói rằng “Cha mẹ nên chết sớm. Tại sao các người vẫn còn sống?” Khi cha mẹ vị này nghe điều này, họ buồn và đau khổ, nên họ khóc. Nước mắt chảy dài trên má, họ khóc gọi con họ với đôi mắt sưng vù “Khi

34 Người dịch: Sách CBT, trang 157 ghi “He distances himself from his father and mother, sharing conversation and pleasure with his wife in the privacy of their room.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “rồi họ cho đôi trẻ được tư riêng và họ luôn vào chốn tư phòng cùng con dâu nói chuyện.

35 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “and are cold without a quilt to keep them warm.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “và trong giá lạnh chẳng thấy ai đắp chăn cho mình ấm.”

36 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “may even become infested with lice, such that they cannot sleep day or night.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “có thể là nơi cho lũ rận chấy hoành hành. Thân đơn ấy ngày đêm không chợp mắt.

37 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “He and his wife lower their heads, but with a smirk, and the child shows not respect for his parent.” Sách PĐPT, trang 325 dịch là “chúng chỉ nghiêng đầu và mỉm cười và quả vậy, con mình là đứa con bất hiếu.”

38 Năm hành động này là: làm tổn thương vị Phật, giết chết vị A-la-hán, gây chia rẽ trong Tăng đoàn/ phá hòa hiệp Tăng, giết chết mẹ của mình và giết chết cha của mình.

con còn nhỏ, con không thể sống sót nếu khôngchúng ta. Chúng ta đã cho con sự sống. Có lẽ tốt hơn nếu chúng ta đã không sinh ra con.”39

Đức Phật bảo Ngài Ānanda, “Nếu thiện nam hay tín nữ của một gia đình tốt chấp nhận kinh này là thật, Kinh Đại thừa về trí tuệ đại toàn thiện về tầm quan trọng của chăm sóc cha và mẹ mình (Kinh Đại thừa Đại bát nhã về tầm quan trọng của chăm sóc cha và mẹ mình), đọc nó, tụng nó và sao chép nó vì cha và mẹ mình và thậm chí nếu một câu hay một kệ của kinh này đến trước mắt cha mẹ họ hay vào tai của cha mẹ họ40 thì năm tội trọng sẽ được xóa bỏ hoàn toànmãi mãi. Họ sẽ thường nhìn thấy Phật và nghe Pháp, nên họ sẽ nhanh chóng đạt giải thoát.”

Ngài Ānanda từ chỗ ngồi đứng dậy, để y trên lên vai trái, quỳ xuống trước đức Phật, chấp tay và thưa rằng: “Thưa đức Thế Tôn, tên của kinh này là gì? Làm sao lưu giữ và trân trọng nó?”

Đức Phật bảo tôn giả Ānanda, “Tên của kinh này là “Kinh về tầm quan trọng của việc chăm sóc cha và mẹ mình.” Bất kỳ chúng sanh nào sao chép kinh này, đốt nhang, mời chư Phật giảng dạy, thờ và tôn kính Ba ngôi báu, hay cúng dường thức ăn hay đồ uống cho Tăng đoàn nhằm mang phước lành đến cho cha mẹ mình, sẽ báo đáp được sự chăm sóc mà họ đã ban cho vị này41.”

(Kinh về tầm quan trọng của việc chăm sóc cha và mẹ mình/Kinh báo đáp công ân phụ mẫu, Đại Chánh, tập 85, bản 2887, tr. 1403b27­1404a19, do D.S. dịch)

M.35 Giúp đcha mẹ hấp hối

Đoạn kinh này khuyến khích người, bằng cách thay mặt cha mẹ thực

39 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “We gave you life. Perhaps it would have been better if we hadn’t.” Sách PĐPT, trang 326 dịch là “nếu khôngchúng ta thì sao con có thể có đời sống tốt đẹp như thế này?

40 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “if even one sentence or one verse of it should reach their eyes or their ears.” Sách PĐPT, trang 326 dịch là “dù chỉ một câu, một kệ được tai mắt mình thấy nghe.”

41 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “invites the Buddhas to teach, worships and honours the Three Jewels, or gives food and drink to the Sagha, in order to bring blessings to his parents,” sách PĐPT, trang 326 dịch là “thắp hương lễ Phật, cúng dường ba ngôi báu.”

hiện việc thiện, giảm gánh nặng nghiệp báo của cha mẹ hay quyến thuộc khác đang hấp hối.

Chúng sanh có những thói quen không lành mạnh từ việc cỏn con đến những việc cực kỳ nghiêm trọng. Tất cả chúng sanh đều có những thói quen này. Khi cha mẹ hay quyến thuộc của người đang gần chết, điều thích hợp là tạo ra phước cho họ để giúp họ trên con đường phía trước.42

(Kinh Bổn nguyện của Bồ-tát Địa Tạng, Đại Chánh, tập13, bản số 412, chương 7, t. 784a05-07, do D.S. dịch tiếng Anh).

HỒI HƯỚNG PHƯỚC CHO NGƯỜI THÂN ĐÃ MẤT

M.36 Làm lợi ích cho cha mẹtổ tiên bằng cách thay mặt họ bố thí/cúng dường

Đoạn này khuyến khích người ta làm việc thiện thay cho cha mẹ mình và tổ tiên khác, điều này có lợi cho họ.

Đức Phật bảo tôn giả Mục-kiền-liên (Maudgalyāyāna) rằng: “Ngày rằm tháng bảy43 (âm lịch) là ngày tự tứ44 của Tăng đoàn. Vào ngày này, vì lợi ích của cha và mẹ mình và tổ tiên mình trong bảy đời, người ta nên phục vụ cho Tăng đoàn đức hạnh nhất đã câu hội về từ tất cả các phương. Người ta nên phục vụ họ thức ăn, tất cả loại trái cây, lọ và bình, nhang, dầu, đèn, giường, chiếu/đệm để ngồi và tất cả các món ngon từ nhiều nơi.

Vào ngày này, có thể có những thành viên của Tăng đoàn các bậc Thánh đang thiền định trong núi cũng như những ai đã đạt được quả vị của sự thực hànhcon đường, những ai đang thiền hành dưới những cái cây, những ai đã thông thạo sáu thần thông, những ai đang giảng dạy, những ai hướng về trở thành những đệ tử hay các Độc giác Phật, những ai là Bồ-tát, những hữu tình vĩ đại ở địa thứ mười và những ai tạm thời biến chính họ dưới hình dạng các tăng

42 Người dịch: Sách CBT, trang 158 ghi “it is appropriate to generate karmic benefit for them, to help them on the road ahead.” Sách PĐPT, trang 327 dịch là “thiết phước, gieo trồng thiện nghiệp, giúp họ đời sau.”

43 Thường là vào tháng Tám (tây lịch).

44 Ngày khuyên nhủ, can gián lẫn nhau (sám hối) giữa các vị tăng sau thời gian dài an cư kiết hạ.

sĩ. Tất cả các Ngài đều câu hội nhằm thọ nhận sự cúng dường tự tứ với sự đoàn kết và nhất trí, đã đạt được đạo đức trong sáng của Tăng đoàn các bậc Thánh, với những đức tính cao cả và vô hạn của Họ. Người cha và mẹ, những tổ tiên trong bảy đời và tất cả quyến thuộc của những ai cúng dường cho các thành viên của Tăng đoàn vào lễ tự tứ sẽ thoát khỏi khổ đau của ba trạng thái bất hạnh.45 Họ sẽ nhận được thức ăn và quần áo và đến đúng thời, họ sẽ đạt đến giải thoát46. Nếu cha mẹ họ vẫn còn sống, họ sẽ hưởng hạnh phúc hơn một trăm năm. Nếu cha mẹ họ đã chết thì họ, cùng với tổ tiên bảy đời sẽ được tái sanh giữa vị trời, nhập vào ánh hào quang của các bông hoa trời và hưởng vô lượng khoái lạc.”

(Kinh Vu-lan-bồn, Đại Chánh, tập 16, bản văn 685, tr.  779b12­24, do T.T.S. và D.S. dịch).

M.37 Một giới Bồ-tát về hồi hướng phước

Đây là một phần của bốn mươi tám giới khinh của phần giới luật của Kinh Phạm võng Bồ-tát giới của Đông Á (Fan wang jing).

Giới Bồ-tát về cứu giúp chúng sanh: Vào ngày cha, mẹ, hay anh chị em chết, vị này nên hỏi một Thầy dạy giáo pháp (giáo thọ sư về giáo pháp) đọc tụng Kinh Phạm võng (Kinh về Giới Bồ-tát) vì lợi ích của người mất để họ có thể gặp đức Phật hay được tái sanh giữa loài người hay vị trời. Bồ-tát không làm điều đó tự ô nhục mình bằng cách phạm một giới khinh.

(Kinh Phạm võng, Đại Chánh, quyển 24, bản số 1484, tr. 1006b16-b18, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.38 Làm việc thiện thay mặt cho quyến thuộc đã mất bị tái sanh làm ngạ quỷ

Đoạn kinh này khuyến khích người ta quan tâm quyến thuộc đã mất bằng cách làm việc thiện thay mặt cho họ (so sánh với *Th.109), nhằm mang phước đức đến cho họ.

45 Bị tái sanh trong địa ngục, súc sanhngạ quỷ.

46 Người dịch: Sách CBT, trang 159 ghi “They will receive food and clothing, and in due course they will attain liberation.” Sách PĐPT, trang 328 dịch là “rốt ráođược y phục, tự tại một cách tự nhiên.”

Người cha đang bị tái sanh làm ngạ quỷ có thể có khả năng được người con trai hồi hướng phước tích lũy được, nếu như những hành động phát sinh phước này được hồi hướng cho người cha. Nếu người cha đã tái sanh trong cõi trời thì vị ấy không quan tâm về chuyện của loài người. Vì sao như vậy? Đó là vì vị này đã có được những tài sản quý báu của cõi trời. Nếu người cha bị tái sanhđịa ngục, vị này sẽ không có khả năng nhận được phước của việc cúng dường, bởi vì vị ấy chịu đau đớn thể xác dữ dội47 nên không có cơ hội nghĩ về điều gì khác. Vị này sẽ không có khả năng nhận được phước của sự hồi hướng nghiệp thiện nếu vị ấy đã tái sanh là người hay là động vật. Tại sao chỉ có ngạ quỷ mới có thể hưởng được phước của những việc thiện hồi hướng cho vị ấy? Lý do mà vị này đang tái sanh như là ngạ quỷ là vì vị này bị lòng tham và tính keo kiệt trói buộc trong kiếp trước. Khi bị tái sanh làm ngạ quỷ, vị này ân hận cách mà vị ấy đã hành động nên nghĩ về cách mà vị ấy có thể nhận được phước của nghiệp thiện được hồi hướng cho vị ấy. Đó là lý do vì sao vị này có khả năng nhận được những phước này. Nếu phước được hồi hướng cho những người khác, người đang trong các cõi khác thì quyến thuộc của người thực hiện việc hồi hướng mà đang là ngạ quỷ sẽ nhận được phước của sự hồi hướng này thay vì những ai mà phước được dự định hồi hướng tới. Đó là lý do vì sao những ai có trí nên tích lũy phước và hồi hướng nó cho các ngạ quỷ.48

(Kinh Giới Ưu-bà-tắc, Đại Chánh tân tu, tập 24, bản văn 1488, chương 19, tr. 1059c05-13, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

KIM CƯƠNG THỪA

LỜI KHUYÊN VỀ CHÍNH SÁCH TỪ BI CỦA HOÀNG GIA

V.12 (Bồ-tát) Long Thọ về chính sách của hoàng gia

Bởi vì những nguyên tắc của trị vì giỏi và một xã hội thanh bình

47 Người dịch: Sách CBT, trang 159 ghi “because he would be in great physical agony, with no chance to think about anything else.” Sách PĐPT, trang 328 dịch là “thân không khổ đau não không hề nghĩ ngơi để nghĩ đến.”

48 Những ý tưởng này rất giống những tư tưởng được trình bày trong Mi Tiên thưa hỏi (Milindapañha) của Thượng tọa bộ, trang 294–95.

được chính đức Phật đề ra, nên các tác giả Phật giáo sau này không có gì để thêm vào nhiều. Trong khi đó, cụ thể là Kim cương thừa, đã không phát triển bất kỳ thuyết xã hội nào của riêng nó nên những người theo Kim cương thừa đã coi những nguyên tắc của Đại thừa về lòng bi, sự bố thí và v.v... là những chỉ dẫn quan trọng nhất trong lĩnh vực xã hội. Họ được truyền cảm hứng bởi các nguồn văn học Đại thừa của Ấn Độ, chẳng hạn như Vòng hoa quý báu”(S. Ratnāvalī, hay là Ratnamālā)49 của Ngài Long Thọ, một trong các bậc thầy Phật giáođại nhất, là người sáng lập Tông Trung Quán. Được viết dưới dạng một lá thư gửi cho người trị vì trẻ của Đế quốc ātavāhana (thế kỷ II TL), đó là một loạt các chỉ dẫn của Đại thừa trong 500 kệ. Những đoạn được chọn là trích từ chương thứ ba (Tích lũy tư lương cho sự giác ngộ) và chương thứ tư (“Chính sách của hoàng gia”) của tác phẩm đó, trong đó Long Thọ hướng dẫn vị thí chủ hoàng gia cách trị vì vương quốc của vị ấy như là một phần của việc thực hành con đường của Bồ-tát.

ỦNG HỘ GIÁO PHÁP

  1.  Vì lòng tôn kính (đối với Ba ngôi báu), hãy tạo thật nhiều hình ảnh đức Phật, tháp, chùa và các tòa nhà (tu viện) lớn.
  2.  Xin hãy đặt các hình ảnh đức Phật đẹp đẽ được khắc từ tất cả chất liệu quý giá, được sơn vẽ đẹp, lên các hoa sen được trang hoàng với các viên đá quý báu.
  3. Xin hãy hết sức bảo vệ (với tất cả sức mạnh của bạn) thánh pháptăng đoàn và trang trí các tháp với vàng và mạng lưới gỗ.
  4.  Hãy tỏ lòng tôn kính tháp bằng nhiều bông hoa bằng vàng và bạc, kim cương, san hô, ngọc trai, ngọc lục bảo, đá mắt mèo (lapis lazuli) và ngọc bích.
  5.  Hãy tôn kính những ai giảng dạy Thánh pháp, đáp ứng nhu cầu của họ bằng cách đáp ứng các chi phí và sự phục vụ50 và luôn nương tựa vào giáo pháp.

49 Nếu muốn tham khảo bản dịch đầy đủ, xem RV.

50 Người dịch: Sách CBT, trang 160 ghi “satisfy their needs with fees and services...” Sách PĐPT, trang 330 dịch là “khiến hoan hỷ bằng lợi dưỡng, thừa sự.”

CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

  1.  Xin hãy cung cấp lá bối (để làm giấy)51, mực đen và bút tre cần cho việc viết ra những bản văn chứa lời dạy của đức Phật.
  2.  Nhằm truyền bá kiến thức, hãy xây trường học khắp đất nước và cung cấp những người làm việc ngoài trời (như nông dân, thợ xây nhà, kỹ thuật viên.) để chăm lo việc sinh nhai của các giáo viên.

CHĂM SÓC Y TẾ

240. Nhằm giảm nỗi khổ đau của chúng sanh, người già, thanh niên và người bệnh, hãy cấp nhiều đất đai cho các bác sĩ và nhà phẫu thuật trong đất nước của Bệ hạ52.

THIẾT LẬP CÁC CƠ SỞ CÔNG CỘNG

  1.  Xin hãy xây dựng các nhà trọ, công viên giải trí, cầu, ao, vỉa hè và hồ chứa nước, được trang bị giường nằm, thức ăn, thức ăn cho gia súc và củi.
  2.  Xin hãy dựng các gian hàng ở các thị trấn và làng mạc và các chùa Phật giáocung cấp các hồ chứa nước dọc đường nơi mà nguồn nước thì hiếm hoi.

CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

  1.  Với lòng từ, hãy luôn chăm sóc người bệnh, kẻ không nhà, kẻ đau đớn, kẻ thấp kém và người nghèo. Hãy tận tâm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của họ (như thức ăn và đồ uống).
  2.  Thật không đúng đắn nếu ăn một phần bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống sẵn có nào - dù đã nấu chín, ngũ cốc hay trái cây-trước khi tặng cho những người yêu cầu chúng.

51 Người dịch: Sách CBT, trang 160 ghi “provide the palm-leaves ( for paper).” Sách PĐPT, trang 330 dịch là “cung cấp giấy lá bối.”

52.. Người dịch: Sách CBT, trang 160 ghi “grant remuneration of land to doctors and surgeons in your country.” Sách PĐPT, trang 330 dịch là “an trí thưởng đất đai, y dược sĩ cả nước.”

CUNG CẤP THIẾT BỊ CHO NHỮNG CƠ SỞ CÔNG CỘNG

  1.  Hãy cung cấp giày nỉ, dù che nắng, đồ lọc nước, nhíp gỡ gai, kim và chỉ và mái che mát bên cạnh các bể nước.
  2.  Hãy đặt một số trong ba thứ quả dùng làm thuốc53, ba loại thuốc nóng,54 bơ, mật ong, thuốc bổ mắt và chất chống độc bên cạnh bể nước. Viết ra các hướng dẫn y tế và thần chú.
  3.  Xin hãy cung cấp thuốc mỡ thoa cơ thể, bàn chân và đầu, cũng như chăn len, ghế đẩu, một ít cháo, bát đồng và rìu (để chặt gỗ) bên các bể nước.
  4.  Xin hãy sắp xếp các thùng nhỏ chứa đầy vừng, gạo, ngũ cốc, gia vị, mật đường, dầu và nước vào nơi râm mát.
  5.  Xin hãy nhờ những người đàn ông đáng tin cậy luôn đặt một số thức ăn và nước uống, những tảng mật, các thỏi đường và ngũ cốc, bên ngoài các khe hở của tổ kiến. 55 

BỐ THÍ THỨC ĂN CHO PHI NHÂN

250. Trước và sau khi dùng bữa, luôn bố thí đúng loại thức ăn cho ngạ quỷ, chó, côn trùng, chim và những loài khác.

CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ

  1.  Hãy chăm sóc đặc biệt các nạn nhân của sự bắt bớ, mất mùa, áp bức, dịch bệnh và cho dân chúng của các khu vực bị chinh phục.
  2.  Hãy giúp đỡ những nông dân nghèo khó bằng hạt giốngthức ăn dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bệ hạ đã miễn thuế cho họ và giảm tiền thuế thu nhập cho vụ thu hoạch.
  3.  Để bảo vệ họ khỏi phiền não vì mong muốn, hãy miễn phí cầu đường và giảm thuế bán hàng. Ngoài ra, hãy tha cho họ không phải chịu sự khốn khổ khi phải chờ đợi trước cửa cung đình (nhà Bệ hạ) (để xin ăn).

53 Kha tử, xuyên luyện tử và dư cam tử
54 Gừng, gừng đen (tất bát) và hồ tiêu.
55 Giả định là ngăn kiến xâm nhập khu vực cắm trại xung quanh bể chứa nước.

254. Hãy bình định những tên trộm và kẻ cướp của đất nước Bệ hạ và các quốc gia khác (thuộc sự cai quản của Bệ hạ). Vui lòng giữ mức lãi suất và định giá thị trường một cách công bằng.

NHỮNG NGUYÊN TẮC TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC

  1.  Bất kỳ điều gì do các đại thần báo cáo, Bệ hạ nên chính mình tìm hiểu mọi điều. Luôn làm mọi việc theo cách có lợi cho thế giới.
  2.  Cũng như Bệ hạ quan tâm khi nghĩ là “Tôi nên làm gì để lợi ích cho chính mình?,” cũng như vậy Bệ hạ nên quan tâm đến việc nghĩ nên làm gì để lợi lạc cho người khác.
  3.  Bệ hạ nên sẵn sàng cung cấp tất cả điều người ta mong ước, chẳng hạn như đất, nước, lửa, gió và cây rừng (có sẵn cho tất cả).

SÁNG LẬP CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO MỚI

307. Bệ hạ được giàu có nhờ rộng rãi với người nghèo khó trong quá khứ. Nếu Bệ hạ bỏn xẻn do dự vô ơn và chấp đắm, Bệ hạ sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ thứ gì trong tương lai…

  1.  Luôn vui thích với lòng đại bi và những hành động cao cả bởi vì quả của những hành động cao cả thậm chí còn cao cả hơn.
  2.  Hãy tạo ra các cơ sở tôn giáo, những ngôi nhà vinh quangdanh tiếng cho Ba ngôi báu mà những vị vua kém hơn thậm chí còn chưa từng nghĩ đến trong tâm họ...

313. Bệ hạ sẽ qua đời không có quyền lực gì, để lại tất cả tài sản của Bệ hạ, nhưng bất kỳ điều gì Bệ hạ đã làm vì lợi ích của giáo pháp sẽ giúp bệ hạ tiến về phía trước...

  1.  Nếu Bệ hạ sử dụng hết của cải của mình, Bệ hạ sẽ hạnh phúc trong đời này, nếu bệ hạ cho đi thì Bệ hạ sẽ hạnh phúc trong đời khác. Nếu Bệ hạ không sử dụng hết cũng không cho nó đi mà lãng phí nó, Bệ hạ sẽ chỉ có sự đau khổ mà thôi - không có sự hạnh phúc nào cả.
  2.  Bệ hạ sẽ không có khả năng cúng dường trước khi Bệ hạ mất bởi vì những đại thần mà không trung thành của Bệ hạ không còn trân quý Bệ hạ nữa mà muốn làm hài lòng vị quân vương mới, sẽ làm cho Bệ hạ không còn quyền lực gì nữa.

317. Do đó, hãy sử dụng tài sản của Bệ hạ để kiến tạo các cơ sở tôn giáo trong khi Bệ hạ vẫn còn quyền hành, cuộc sống của Bệ hạ luôn bị đe đọa bởi sự chấm dứt như ngọn đèn trong cơn bão táp.

DUY TRÌ CÁC CƠ SỞ HIỆN CÓ

  1.  Bệ hạ cũng nên gìn giữ tất cả các cơ sở tôn giáo hiện có khác theo điều kiện trước đây - các chùa, đền thờ và v.v... - được sáng lập bởi các quân vương trước.
  2.  Xin hãy để chúng được chăm sóc bởi người vô hại, người đức hạnh, người có giới, người tốt bụng, người chân thật, người khoan dung, người không cạnh tranh và người chăm chỉ.

THÊM CÁC BIỆN PHÁP AN SINH XÃ HỘI

  1.  Hãy để cho người mù, người bệnh, người thấp kém, người vô gia cư, người bần cùng và người khuyết tật cũng nhận được thức ăn và đồ uống không có bất kỳ trở ngại gì.
  2.  Hãy cung cấp tất cả sự ủng hộ cho những người theo giáo pháp mà chưa được chăm sóc, ngay cả khi họ sống ở các nước khác.

BỔ NHIỆM CÁC QUAN CHỨC CHÍNH

322. Hãy bổ nhiệm người không thờ ơ, không bực bội mà có trí; sống như giáo pháp và không hại bất kỳ ai làm những người lãnh đạo chính của các cơ sở tôn giáo.

323. Hãy bổ nhiệm người biết truyền thống xã hội và là tín đồ của giáo pháp; người mà dịu dàng, trong sáng, trung thành và không ác độc; người có gia đình tốt, phong cách hoàn hảobiết ơn (bệ hạ) làm đại thần.

324. Hãy bổ nhiệm người anh hùng, không ràng buộc, can đảm, nhẹ nhàng, đáng tin cậy, luôn tận tâm và là một tín đồ của Phật pháp làm người chỉ huy quân đội.

325. Hãy bổ nhiệm những đại đức trưởng lão có thể nhớ những cách thanh tịnh của giáo pháp, là người có kiến thức và khéo léo trong các môn khoa học; khéo cân bằng và có tính cách dịu dàng làm những vị lãnh đạo chính.
CÁCH TRỊ VÌ ĐẤT NƯỚC

326. Hãy nhận các bản báo cáo hằng tháng từ các quan về mọi sự vụ (thuộc về văn phòng của họ) và sau khi đã nghe chúng, Bệ hạ nên tự quyết định tất cả vấn đề liên quan đến các cơ sở tôn giáo và v.v...

327. Nếu sự trị vì của Bệ hạ là vì lợi ích của giáo pháp hơn là vì danh tiếng và lòng tham thì nó sẽ rất lợi lạc - nếu không sẽ không có lợi lạc...

329. Bệ hạ nên quy tụ chung quanh mình nhiều vị (cố vấn) có gia đình tốt, là người già dặn kinh nghiệm, biết tập quán, không làm ác và có thể nhận biết được điều cần phải làm.

ĐỐI XỬ VỚI TỘI PHẠM

  1.  Đừng bao giờ dùng đến việc hành quyết, trói và tra tấn (tội phạm) ngay cả khi họ đáng bị như thế. Đầy lòng trắc ẩn, hãy luôn quan tâm đến họ.
  2.  Bệ hạ, người nên luôn luôn nghĩ đến việc từ bi làm lợi cho ngay cả những hữu tình hiện thân đã phạm một số tội ác không thể dung thứ.
  3.  Hãy thể hiện lòng trắc ẩn đặc biệt hơn nữa đối với những người đã phạm tội giết người khủng khiếp. Những người tự hủy hoại bản thân mình xứng đáng với lòng trắc ẩn của một hữu tình vĩ đại.
  4.  Hãy phóng thích những người bị giam giữ vì những tội nhẹ trong vòng một đến năm ngày và làm điều tương tự với những người còn lại bất cứ khi nào thích hợp. Đừng bao giờ để bất kỳ ai bị giam cầm.
  5.  Nếu Bệ hạ quên phóng thích bất cứ ai, sự thiếu tự chủ sẽ theo sau và điều ác liên tục sẽ theo sau do sự thiếu tự kiềm chế đó.
  6.  Vì các tù nhân không được thả, hãy giữ cho họ hạnh phúc

thoải mái bằng cách để họ chọn thợ cắt tóc, thiết bị tắm rửa, thức ăn, quần áo, đồ uống và thuốc men theo ý họ.

  1.  Cũng giống như một (cha mẹ) muốn những đứa con cư xử tệ của mình cư xử tốt hơn, hãy thực hiện hình phạt vì lòng trắc ẩn chứ không phải vì tức giận hoặc vì của cải.
  2.  Một khi Bệ hạ đã điều tra được rằng ai đó đã giết người vì lòng căm thù tột độ, hãy trục xuất họ khỏi đất nước mà không giết hoặc làm hại họ theo bất kỳ cách nào.

LỜI KHUYÊN VỀ CÁCH TRỊ VÌ VƯƠNG QUỐC

  1.  Hãy xem xét cẩn thận toàn đất nước một cách độc lập. Luôn tận tâmchánh niệm, làm mọi việc theo cách phù hợp với giáo pháp.
  2.  Bệ hạ nên cúng dường những món quà thích hợp, sự tôn trọng và sự phục vụ cho những ai (những người tôn giáo) là nền tảng của những phẩm chất tốt và cả những người còn lại tùy theo phước của họ.
  3.  Hãy để những con chim của dân chúng nghỉ ngơi trên cây của vua với bóng râm của sự kiên nhẫn, những bông hoa tôn kính nở rộ và những trái lớn của lòng quảng đại của cây.
  4. Mọi người sẽ hài lòng với vị vua hào phóng và uy nghiêm, giống như với một viên kẹo đường với thảo quả và tiêu.

343. Bệ hạ đã không mang vương quốc này theo mình từ kiếp trước và Bệ hạ cũng sẽ không mang theo nó đến kiếp sau - Bệ hạ đã đạt được nó nhờ thực hành giáo pháp và do đó, Bệ hạ không nên làm bất cứ điều gì chống lại giáo pháp.

(Vòng hoa quý báu, kệ số 231-257, 307, 309-10, 313, 315-27, 329-41 và 343, do T.A. dịch tiếng Anh).

QUÁN CHIẾU VỀ LÒNG NHÂN TỪ CỦA NGƯỜI MẸ

V.13 Trưởng dưỡng lòng từ và lòng bi bằng cách quán chiếu về lòng nhân từ của những người mẹ của bạn trong kiếp sống này và những kiếp quá khứ

Đoạn văn này là một bản dịch đầy đủ của chương thứ bảy của bản văn Tây Tạng nổi tiếng: Sự trang hoàng bằng châu báu của sự giải thoát của bậc thầy Tây Tạng là Gampopa (1079-1153). Nó là một chỉ dẫn dễ hiểu về sự phát triển thiền định về lòng từ và lòng bi, hai yếu tố quan trọng nhất của con đường của Bồ-tát trên đường đến quả Phật, mục tiêu mà vị ấy muốn đạt vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Hai phẩm chất này được áp dụng trong tất cả khía cạnh xã hội của Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa; chúng được trưởng dưỡng trong tất cả các thành phần - tình bạn, quyến thuộc, gia đình và xã hội nói chung. Một chủ đề quan trọng trong đoạn này là cũng như người nợ lòng nhân từđại với người mẹ hiện đời của mình do sự chăm sóc và lòng nhân từđại cho mình, thế nên người ta nên tử tế và từ bi với tất cả chúng sanh vì họ đã từng là mẹ của mình trong vô lượng tái sanh trong quá khứ (xin xem Th.74 và V.18).

Giờ đây, như là phương thuốc giải sự chấp đắm với sự hạnh phúc của sự an tịnh, Tôi sẽ giảng dạy sự thiền quán về lòng từ và lòng bi. “Chấp đắm vào hạnh phúc của sự an tịnh” nghĩa là ước nguyện đạt niết-bàn chỉ cho bản thân và do không có tình thương cho chúng sanh, không làm bất kỳ điều gì vì lợi ích của người khác. Đây là thái độ của những ai thuộc Tiểu thừa.56 Người ta cho rằng: “Vì những mối bận tâm của chính mình là những mối bận tâm của người khác, mặc dù nhiều nhưng có thể bỏ qua. Nếu người coi những mối bận tâm của chính mình quan trọng hơn, người đó sẽ đạt được mục tiêu cao nhất.”57 Nhưng một khi lòng từ và lòng bi rõ ràng trong tâm của một người, người ấy sẽ yêu thương chúng sanh và sẽ không có khả năng đạt giải thoát chỉ một mình. Đó là vì sao người ta nên trưởng dưỡng lòng từ và lòng bi. Như bậc thầy Văn Thù Sư Lợi đã nói là: “Những ai trên con đường Đại thừa không nên sao lãng lòng từ

56 Trong truyền thống Tây Tạng, thuật ngữ “Tiểu thừa” (Hīnayāna) được hiểu theo hai cách: 1) để chỉ quan điểm của một người, hoặc 2) để chỉ động cơ của một người. Trong bối cảnh ở đây, nó có nghĩa theo cách thứ hai. Đặc biệt, truyền thống Tây Tạng thảo luận rõ ràng rằng người ta có thể giữ quan điểm “Tiểu thừa” và vẫn có động cơ của “Đại thừa” (Mahāyāna), ví dụ, có lòng từ bi sâu sắc đối với tất cả chúng sinh. Ngược lại, người ta có thể khẳng định rằng mình theo quan điểm Đại thừa, nhưng thực sự thiếu lòng từ bi sâu sắc, tức là thiếu động cơ Đại thừa.

57 Không rõ nguồn tài liệu.

lòng bi thậm chí trong giây lát.” Hơn nữa, những mối bận tâm của những người khác (tha nhân) được chăm lo bằng lòng nhân từ và lòng bi, hơn là bằng sự giận dữ.”

LÒNG TỪ

Có ba loại lòng từ: (1) lòng từ với sự tham chiếu đến chúng sanh (chúng sanh duyên từ), (2) lòng từ với sự tham chiếu đến giáo pháp (Pháp duyên từ) và (3) lòng từ không tham chiếu (vô duyên từ). Kinh “Bồ-tát Vô Tận Ý thưa hỏi ” thuyết là: “Chúng sanh duyên từ được các Bồ-tát vừa phát tâm bồ đề thực hành.58 Pháp duyên từ được các Bồ-tát đã tham gia vào các hoạt động của Bồ-tát thực hành. Vô duyên từ được những Bồ-tát đã đạt vô sanh pháp nhẫn thực hành.”59

Chúng sanh duyên từ: Kiểu lòng từ đầu tiên thì được hướng về chúng sanh. Nó được định nghĩa như tâm lý mong muốn chúng sanh tìm thấy hạnh phúc. Phương pháp trưởng dưỡng lòng từ cơ bản tùy thuộc vào việc nhớ lại lòng nhân từ của những người khác. Thế nên đầu tiên bạn nên quán chiếu về lòng nhân từ của chúng sanh.

Trong kiếp sống này, người đã thể hiện lòng nhân từ vĩ đại nhất là mẹ của chúng ta. Có bao nhiêu kiểu lòng nhân từ mà mẹ chúng ta đã làm cho chúng ta? Có bốn kiểu, nghĩa là: (1) lòng nhân từ của nuôi dưỡng thân thể chúng ta, (2) lòng nhân từ của chịu đựng gian khổ cho chúng ta, (3) lòng nhân từ của bảo vệ mạng sống của chúng ta và (4) lòng nhân từ của việc dạy cho chúng ta biết về thế giới này. Như Kinh bát nhã 8.000 kệ/Bát nhã bát thiên tụng cho rằng: “Tại sao như vậy? Bởi vì mẹ ta nuôi dưỡng chúng ta, chịu cực khổ cho chúng ta, mẹ bảo vệ mạng sống của chúng ta và dạy ta biết về thế giới này.”

Thứ nhất, bạn nên quán chiếu về lòng nhân từ của mẹ nuôi

58 Bi nguyện đạt giác ngộ.

59 Ba loại lòng từ bi đại diện cho ba giai đoạn phát triển tâm linh, được mô tả trong đoạn đầu tiên về thiền định về lòng từ bi (xem bên dưới). “Vô sanh pháp nhẫn” đề cập đến sự giác ngộ trực tiếp, không khái niệm về tính không, không tánh của mọi pháp (sự vắng mặt của tự tính trong mọi hiện tượng/pháp) (Xem * V.76).

dưỡng thân thể bạn. Thân thể này của bạn không phát triển đầy đủ ngay lập tức, với các cơ bắp phát triển tốt và làn da mịn màng. Thay vào đó, nó phát triển trong bụng mẹ bạn dần dần từ một khối sền sệt, run rẩy, do tinh chất nguyên tố vốn là nhựa sống của máu thịt mẹ bạn. Nó được nuôi dưỡng bằng tinh chất quan trọng trong thức ăn của mẹ và phát triển ngay cả khi mẹ phải chịu đựng sự bối rối, bệnh tật và đủ loại đau đớn. Sau này, sau khi sinh nó ra, mẹ cũng đã chăm sóc nó và nuôi nó từ một thứ nhỏ xíu thành một thứ to bằng con bò yak (với lông dài, sừng dài, sống ở Trung Á).

Thứ hai là lòng tốt của mẹ trải qua bao gian khổ vì bạn. Khi sinh ra, bạn không mặc quần áo, mang đồ trang sức, sở hữu hàng hóa và mang theo thực phẩm dự trữ. Bạn đã đến tay không, không của cải vật chất nào ngoài cái miệng và cái dạ dày. Khi bạn đến vùng đất xa lạ không người quen này, mẹ bạn không để bạn chết đói mà cho bạn ăn; mẹ không để bạn khát mà cho bạn uống nước; mẹ không để bạn bị lạnh mà cho bạn quần áo để mặc; và mẹ không bỏ bạn nghèo mà cho bạn của cải. Mẹ không chỉ cho bạn những thứ mẹ không cần. Mẹ đã từ bỏ thức ăn của mình, đồ uống của mình và quần áo của chính mình. Mẹ sẽ không làm bất cứ điều gì cho hạnh phúc của cuộc sống hiện tại của mẹ, hoặc thậm chí cho hạnh phúc của cuộc sống tương lai của mẹ, nhưng chăm sóc con mình mà không thực sự quan tâm đến hạnh phúc của cuộc sống hiện tại và tương lai của mẹ.

Mẹ đã không kiếm được những thứ đó dễ dàng nhưng đã trao chúng cho con mình bằng cách chịu đựng nhiều vất vả, sai tráiđau đớn. Về mặt sai trái, cô ấy đã phạm nhiều hành động bất thiện như câu cá hoặc giết thịt để nuôi con mình. Về nỗi đau, khi đang làm một công việc kinh doanh hay đồng áng nào đó, cả ngày lẫn đêm, cô ấy mang đôi giày giá rét, đội mũ sao mai, cưỡi con ngựa là đôi ống quyển của cô ấy, quất roi là sợi len, phơi bắp vế của cô cho chó và chìa má cho người ta để chu cấp cho con.

Hơn thế nữa, mẹ yêu thương kẻ xa lạ vô dụng này nhiều hơn cả cha, mẹ của mẹ và các giáo viên mà rất tử tế với mẹ. Mẹ nhìn con với đôi mắt yêu thương và làm ấm áp con bằng sự âu yếm mượt mà của mẹ. Mẹ đung đưa con trên mười ngón tay của mình và gọi con bằng một giọng ngọt ngào, nói những điều như “người yêu quý nhất của mẹ, con yêu, con yêu, con là niềm vui của mẹ!”

Thứ ba là lòng nhân từ bảo vệ mạng sống của bạn. Lúc ban đầu, bạn không có bất kỳ chức năng nào của miệng hoặc tay nào, hoặc sức mạnh lớn hơn mà bạn có bây giờ, khiến bạn có khả năng làm việc. Đúng hơn là bạn giống như một con sâu nhỏ: yếu đuối, tầm thường và thiếu khả năng chăm sóc cho bản thân. Tuy nhiên, mẹ của bạn đã không từ chối mà còn phục vụ bạn, ôm bạn vào lòng, bảo vệ bạn khỏi lửa và nước, giữ bạn tránh xa những vách núi, xua tan mọi tổn hạicầu nguyện cho sự an toàn của bạn. Vì sợ hãi cho cuộc sống của bạn, sợ hãi cho sức khỏe của bạn, mẹ đã thực hiện một số lượng bất khả tư nghì và không thể tưởng tượng được của các phép bói toán, tính toán chiêm tinh, các nghi thức chỉnh sửa, đọc tụng và các nghi lễ khác. Đó là cách cô ấy bảo vệ cuộc sống của con mình.

Thứ tư là lòng nhân từ dạy bạn biết về thế giới này. Bạn đã không đến thế giới này biết hết mọi điều, đầy kinh nghiệm, với trí tuệ sắc bén ngay từ đầu. Bạn đã không biết làm bất kỳ điều gì ngoại trừ gọi người thân bằng khóc lóc và khóc lóc và vẫy gọi họ bằng tay và chân của bạn. Khi bạn không thể ăn, mẹ bạn dạy cho bạn cách ăn. Khi bạn không thể mặc quần áo, mẹ bạn dạy bạn cách mặc quần áo. Khi bạn không thể bước đi, mẹ bạn dạy bạn cách đi. Khi bạn không thể nói, mẹ dạy bạn cách nói “dạ phải” và “không” và vân vân. Mẹ đã nuôi nấng bạn bằng cách dạy cho bạn nhiều kỹ năng khác nhau cần thiết để những khả năng riêng của bạn bây giờ, đã tương xứng với những kỹ năng của người khác.

Hơn thế nữa, mẹ không chỉ là mẹ của bạn chỉ trong đời hiện tại vì bạn đã lang thang trong luân hồi từ vô thủy nên mẹ đã từng là mẹ của bạn trong vô số, vô lượng lần. Đó là điều được “Kinh Luân hồi từ vô thủy” đề cập: “Nếu tất cả trái đất, đá, cỏ cây và có người khác đếm chúng, đến một ngày nào đó sẽ hoàn tất việc đếm này. Tuy nhiên, không thể đếm được bao nhiêu lần một chúng sanh từng là mẹ của bạn.” Ngoài ra, “Bức thư viết cho người bạn” (của Ngài Long Thọ) (kệ số 68) cho là: “Chúng ta sẽ dùng hết trái đất này nếu đếm số lượng mẹ của chúng ta bằng những viên đất sét có kích thước bằng quả bách xù.”

Lại nữa, tất cả chúng sanh đã từng là mẹ của bạn và mỗi lần họ là mẹ của bạn, họ đều tử tế với bạn như người mẹ hiện đời. Có bao nhiêu chúng sanh? Bất kỳ nơi nào không gian mở rộng, nó đều tràn ngập các chúng sanh. Đó là điều mà “Kinh Cầu nguyện cho hạnh kiểm tuyệt vời” cho là: “Như sự vô tận của không gian là vô hạn thì số lượng chúng sanh cũng thế.” Do đó, hãy thiền quán cho đến khi trưởng dưỡng được ước mong thật sự vì lợi lạchạnh phúc của tất cả chúng sanh bất kỳ nơi nào không gian trải dài. Khi đã phát triển được điều đó là lòng từ thật sự.” “Kinh Đại thừa của sự trang hoàng” nêu là: “Từ tận xương tủy của họ, các Bồ-tát xem tất cả chúng sanh như đứa con duy nhất của họ. Đó là lý do vì sao họ luôn muốn lợi lạc cho chúng sanh.”

Lòng từ được phát triển đầy đủ khi người ta không còn ước muốn hạnh phúc cho riêng bản thân mà chỉ là hạnh phúc của các chúng sanh khác.60

Thiền quán về lòng từvô lượng phẩm tính tốt. Như trong “Kinh Ánh Trăng” cho là: “Cúng dường vô lượng nhiều thứ khác nhau chất đầy vô số Phật quốc đại diện là các hữu tình cao thượng không bằng giá trị của lòng từ.”

Ngay cả khi thực hành lòng từ chỉ trong một khoảnh khắc đem đến phước vô hạn. Trong sách “Vòng hoa quý báu” (của Ngài Long Thọ) cho là: “Ngay cả khi bố thí ba trăm bát thức ăn ngày ba lần cũng không thể sánh được với phước của một khoảnh khắc của lòng từ.” (RV.283).

Nhờ sự thực hành này, một người, cho đến khi đạt giác ngộ, nhận được tám loại phước. Theo nhưVòng hoa quý báu:” “Người này sẽ

60 Điều này có nghĩa là đảo ngược thái độ bình thường của một người là trân quý chính mình với giá là có thể tổn hại người khác và như thế người đó trở nên quan tâm nhiều hơn đến hạnh phúc của những người khác - hẳn nhiên, điều này cũng mang đến nhiều hạnh phúc hơn cho chính bản thân người đó.

được vị trời và loài người yêu quý, họ sẽ bảo vệ cho người ấy, người ấy sẽ có được tâm an tịnh và nhiều hạnh phúc, sẽ không bị chất độc hay vũ khí làm hại, sẽ đạt được những mục tiêu của mình không cần nỗ lực và sẽ tái sanh trong cõi (trời) Phạm thiên. Ngay cả khi chưa được thoát khỏi luân hồi, người ấy đạt được tám phẩm tính của lòng từ” (RV.284-85).61

LÒNG BI

Khi lòng từ đã được phát triển đầy đủ, việc trưởng dưỡng lòng bi thì không khó. Lòng bi vô lượng cũng được bàn ở đây, theo sáu khía cạnh: loại, đối tượng tham chiếu, định nghĩa, phương pháp trưởng dưỡng, sự phát triển đầy đủ và các lợi ích.

Có ba loại lòng bi: (1) chúng sanh duyên bi: lòng bi tham chiếu đến chúng sanh, (2) Pháp duyên bi: lòng bi tham chiếu đến Pháp và vô duyên bi: lòng bi không tham chiếu. Loại thứ nhất được sinh ra khi người ta nhìn thấy nỗi đau của chúng sinh trong các cõi thấp, v.v... Loại thứ hai được sinh ra khi người thiền định về bốn chân lý Thánh/bốn sự thật của bậc Thánh và, hiểu được hai loại nhân quả,62 tâm trí của người ta quay lưng lại với những quan niệm về sự thường còn và vững chắc. Sau đó, người ta nghĩ rằng “Chúng sinh khác bối rối biết bao, những người, không biết về quan hệ nhân quả, bám víu/chấp thủ sự thường còn và vững chắc!” và phát triển lòng bi. Loại thứ ba được sinh ra khi, an trú trong thiền định (cân bằng), người nhận ra tính không của tất cả và mọi thứ-một loại phát triển lòng bi đặc biệt đối với tất cả chúng sinh, những người thủ chấp sự tồn tại cụ thể của sự vật. Như người ta đã nói, “Khi Bồ-tát trong trạng thái thiền định được hoàn thiện bởi sức mạnh của thiền định, ông ấy phát triển lòng bi đặc biệt đối với những ai bị tóm bởi con quỷ chấp thủ mọi thứ.”63

Trong ba loại lòng bi này, bây giờ, chúng tôi sẽ trình bày sự thiền

61 Những loại này cũng trong số các lợi ích của lòng đại từ như trong Kinh Tăng chi V.342.

62 Hai loại nhân quả mà bốn chân lý Thánh hàm ý là: nhân của đau khổ (tập đế) và sự chấm dứt đau khổ (diệt đế) (Xem L.27).

63 Không rõ nguồn tài liệu.

định về loại lòng bi đầu tiên. Những đối tượng của nó là tất cả chúng sanh. Nó được định nghĩa là tâm lý mong muốn họ thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.

Phương pháp trưởng dưỡng kiểu lòng bi này là người thiền quán sự liên kết với mẹ của mình trong đời này. Hãy tưởng tượng bạn cảm thông mạnh mẽ thế nào về mẹ nếu ai đó trong đời này đánh đập mẹ và cắt bà ấy ra từng khúc, nấu hay chiên bà ấy, hoặc nếu bà ấy lạnh cóng đến nỗi mụn nước phát triển khắp cơ thể và cuối cùng vỡ ra. Những chúng sinh đã từng sinh ra trong địa ngụcđau khổ theo những cách đó chắc chắn đã từng là mẹ của bạn. Vì vậy, nếu họ chết những cái chết khủng khiếp như vậy, làm sao bạn không cảm thương họ? Hãy nuôi dưỡng lòng bi mong muốn họ thoát khỏi nỗi đau và những nguyên nhân của nó!

Lại nữa, nếu mẹ của bạn trong đời này bị đói và khát hành hạ, bị bệnh tật và đau đớn tra tấn, bị sợ hãilo lắng đe dọa, khi đó bạn sẽ cảm thông rất nhiều với bà ấy. Những chúng sinh đã sinh ra làm ngạ quỷchịu đựng những điều đó chắc chắn đã từng là mẹ của bạn. Vì vậy, nếu họ bị hành hạ bởi những nỗi đau như vậy, làm sao bạn có thể không cảm thương họ? Hãy trưởng dưỡng lòng bi mong muốn họ thoát khỏi nỗi đau và những nguyên nhân của nó!

Lại nữa, nếu mẹ của bạn trong cuộc đời này đã tàn tạ và thiệt thòi, bị người khác lợi dụnglợi dụng một cách bất lực, bị tác động mạnh và bị đánh đập hoặc bị giết và bị chặt thành nhiều mảnh, bạn sẽ cảm thương cho bà. Những chúng sinh đã được sinh ra làm động vật và chịu đau đớn theo những cách đó chắc chắn đã từng là mẹ của bạn. Vì vậy, nếu họ bị nỗi đau như thế chế ngự, làm sao bạn có thể không cảm thương họ? Hãy trưởng dưỡng lòng từ bi mong muốn họ thoát khỏi nỗi đau và nguyên nhân của nó!

Lại nữa, nếu mẹ bạn đã gần một vách núi một ngàn dặm sâu, không biết gì về sự nguy hiểm, không có ai để cảnh báo bà ấy không nên đi bộ vào nó và đang sắp rơi vào vách núi nơi bà ấy sẽ trải qua nỗi đau khủng khiếp và sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi nó, bạn sẽ cảm thông với bà ấy rất nhiều. Các vị thần, con người và A-tu-la cũng kề bên vách núi cao của những cõi thấp, không nhận thức được nguy hiểm, không thể loại bỏ những việc làm sai trái bất thiện của mình, ngoài tầm của những người bạn tâm linh, sắp rơi xuống và trải qua nỗi đau trong ba cõi thấp rất khó thoát ra khỏi; vậy làm sao bạn có thể không cảm thương họ? Hãy trưởng dưỡng lòng bi mong muốn họ thoát khỏi nỗi đau và những nguyên nhân của nó!

Lòng bi được phát triển đầy đủ khi người đã cắt đứt những ràng buộc của sự tự trân trọng và học được tâm lý, không chỉ là lời nói, muốn tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau và các nguyên nhân của nó.

Quán chiếu về lòng từ bi có vô số đức tính tốt. Như “Câu chuyện về sự chứng ngộ của Bồ-tát Quán Thế Âm64 nêu là: “Nếu người chỉ có một phẩm chất thì sẽ như thể tất cả phẩm chất của Phật đều nằm trong lòng bàn tay bạn. Một đức tính đó không gì khác hơn là lòng bi vĩ đại.” “Kinh Trích yếu giáo pháp (Dharma Compendium Sūtra)” nêu: “Thưa đức Thế Tôn, bất cứ nơi nào bánh xe quý giá của vị chuyển luân vương (quân vương toàn cầu “Chuyển bánh xe”) hiện diện, toàn bộ quân đội của vị ấy cũng có mặt. Tương tự như vậy, thưa Thế Tôn, ở bất cứ nơi nào có lòng bi vĩ đại của Bồ-tát, tất cả các đức tính của Phật cũng đều hiện diện.” “Kinh Những bí mật của Như Lai (The Secrets of the Tathāgata Sūtra” nêu là: “Chủ nhân của Bí mật,65 trí tuệ toàn giác của đức Phật phát triển từ gốc/cội rễ của lòng bi.”

Khi bằng lòng từ, người ta muốn chúng sinh tìm thấy hạnh phúc và bằng lòng bi, người ta muốn họ thoát khỏi đau khổ thì người ta không còn quan tâm đến việc chỉ theo đuổi hạnh phúc của riêng mình nữa mà muốn đạt được Phật quả vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy, lòng từ và lòng bi là liều thuốc giải độc cho sự chấp đắm với sự an tịnh.

Do đó, khi bạn đã phát triển lòng từ và lòng bi trong dòng tâm

64 *M.55 là đoạn nói về lòng đại bi của Bồ-tát.
65 Guhyapati (một tên khác của Bồ-tát Kim Cương Thủ (Vajrapāi).

thức của mình và trân trọng người khác hơn chính bản thân mình thì điều đó đã được nói (trong “Đèn soi nẻo giác” (Ngọn đèn cho con đường Giác ngộ)” của ngài Atiśa kệ 5: *V.10): “Một hữu tình cao thượng là người muốn loại bỏ hoàn toàn mọi đau khổ của người khác thông qua nhận thức nó như là đau khổ của chính mình.” Đây là tâm lý sinh ra của người cao thượng...

(Vòng hoa châu báu Giải thoát, tr. 105-116, do T.A. dịch tiếng Anh).

*** 

Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 29879)
31/10/2015(Xem: 16388)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: