MƯỜI PHƯƠNG PHẬT PHÁP TĂNG
BUDDHAS-DHARMAS-SANGHAS IN THE TEN DIRECTIONS
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Mười Phương Vũ Trụ—Universe in Ten Directions
Chương Một—Chapter One: Pháp Giới—Dharmadhatu
Chương Hai—Chapter Two: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới—Three-Thousand-Great-Thousand World
Chương Ba—Chapter Three: Núi Tu Di và Tứ Đại Châu—Sumeru Mountain and Four Saha Continents
Chương Bốn—Chapter Four: Cõi Nước Của Chư Phật—Buddhas’ Lands
Chương Năm—Chapter Five: Cõi Ta Bà—The Worldly World
Chương Sáu—Chapter Six: Quan Điểm Phật Giáo Về Vũ Trụ Và Nhân Duyên Sanh—Buddhist Outlook on Cosmos-Life-Causation
Phần Hai—Part Two: Mười Phương Phật—Buddhas in Ten Directions
Chương Bảy—Chapter Seven: Như Lai—The Thus-Come One
Chương Tám—Chapter Eight: Như Lai Tạng—Tathagata-Garbha
Chương Chín—Chapter Nine: Như Lai Tứ Bình Đẳng—Tathagatas' Fourfold Sameness
Chương Mười—Chapter Ten: Phật—The Buddha
Chương Mười Một—Chapter Eleven: A Súc Bệ Phật Và Đông Tịnh Độ—Aksobhya Buddha's Eastern Pure Land
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Đa Bảo Phật Và Đông Phương Bảo Tịnh—Prabhutaratna-Buddha's Eastern Pure Land
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Dược Sư Lưu Ly Quang Phật Và Đông Phương Tịnh Độ—Bhaisajya-Guru-Vaidurya-Prabhasa's Eastern Pure Land
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật—The Twelve Vows of Bhaishajya-Guru-Buddha
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Mãn Nguyệt Quang Minh Và Nhật Nguyệt Quang Phật Tại Đông Tịnh Độ—Perfect Moon Light and Sun-Moon-Light Buddhas in Eastern Pure Land
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni—The Historical Buddha Sakyamuni
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Hình Ảnh Đức Phật Qua Kinh Pháp Cú—The Image of the Buddha in the Dharmapada Sutra
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Cõi Đông Tịnh Độ Của Đức Phật Di Lặc—The Paradise of the East of Maitreya Buddha
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Những Trân Bảo Vĩ Đại Khác Của Chư Phật Mười Phương—Other Great Treasures of Buddhas in the Ten Directions
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Mười Thần Lực của Đức Như Lai—Ten Divine Powers of a Tathagata
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Mười Thứ Phật Sự—Ten Kinds of Buddha-Work for Sentient Beings
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Mười Thân Như Lai—Ten Bodies of the Buddha
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Mười Thân Toàn Thiện của Đức Phật—Ten Perfect Bodies of the Buddha
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Ứng Thân Như Lai—Tathagata’s Response Bodies
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Phật Thọ Ký—The Buddha’s Foretelling of the Future of His Disciples
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Cõi Tây Phương Tịnh Độ Chủ Trì Bởi Đức Phật A Di Đà—Pure Land, Paradise of the West, Presided Over by Amitabha
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà—Forty-Eight Amitabha Vows
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Hạ Sanh Di Lặc Phật—Metteya, the Buddha-To-Come
Phần Ba—Part Three: Mười Phương Pháp—Dharmas in Ten Directions
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tổng Quan Về Pháp—An Overview of Dharma
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tam Thời Pháp—Three Periods of Buddha’s Teachings
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Diệu Pháp Thậm Thâm—Profoundly Wonderful Dharma
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Sự Đồng Nhất Của Vạn Hữu—The Identification of All Things
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Mười Phương Pháp Bình Đẳng—Dharmas of Sameness in Ten Directions
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Pháp Môn Bất Nhị—Non-Dual Dharma-Door
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Pháp Thân—Dharmakaya
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai—Eight Natures of Dharmakaya
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Pháp Giải Thoát—Dharma of Liberation
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Pháp Cúng Dường—Offering of Dharma
Chương Ba Mươi Chín—Chapter ThirtyNine: Pháp Hỷ—Dharma of Joy
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Thiện Pháp—Kusala Dharmas
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Bất Thiện Pháp—Akusala Dharmas
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Những Kinh Quan Trọng Trong Phật Giáo—Important Sutras in Buddhism
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Mười Hai Bộ Kinh Quan Trọng Nhất Trong Phật Giáo—Twelve Most Important Buddhist Sutras
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Kinh Duy Ma Cật—Vimalakirti-Sutra
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận—Abhidharma-Kosa-Sastra
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Những Bộ Luận Quan Trọng Khác Trong Phật Giáo—Other Important Sastras in Buddhism
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Những Điều Không Thể Nghĩ Bàn Được—The Inconceivables
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Những Điều Khó—The Difficulties
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Những Điều Không Thể Đạt Được—The Unattainables
Phần Bốn—Part Four: Mười Phương Tăng—Sanghas in Ten Directions
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Tứ Chúng—Fourfold Disciples
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Chúng Hội—Assemblies
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Thánh Chúng—The Holy Assemblies
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Mười Thánh Tăng Trong Thời Đức Phật—Ten Holy Monks in the Time of the Buddha
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Cư Sĩ Duy ma Cật—Lay Man Vimalakirti
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Tỳ Kheo Ni Thái Hòa—Bhiksuni Khema
Phần Năm—Part Five: Chư Bồ Tát Và Thánh Tăng trong Phật Giáo—Bodhisattvas and Holy Bhiksus in Buddhism
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Phật Giáo Tam Tôn—Buddhist Three Holy Bodhisattvas
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Bồ Tát Quán Thế Âm—Bodhisattva Avalokitesvara
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Bồ Tát Địa Tạng—Ksitigarbha Bodhisattva
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Na Tiên Tỳ Kheo—Bhiksu Nagasena
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Tỳ Kheo Phật Âm—Bhiksu Buddhaghosa
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Tỳ Kheo Mã Minh—Bhiksu Asvaghosa
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Tỳ Kheo Long Thọ—Bhiksu Nagarjuna
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Tỳ Kheo Thanh Biện—Bhiksu Bhavya
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Tỳ Kheo Phật Hộ—Bhiksu Buddhapalita
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five:Tỳ Kheo Vô Trước—Bhiksu Asanga
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Tỳ Kheo Thế Thân—Bhiksu Vasubandhu
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven:Tỳ Kheo Trần Na—Bhiksu Dignaga
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Tỳ Kheo Trí QuangJnanaprabha
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—The First Patriarch Bodhidharma
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Lục Tổ Tổ Huệ Năng—The Sixth Patriarch Hui-Neng
Tài Liệu Tham Khảo—References
LỜI ĐẦU SÁCH
Người ta tưởng chừng khái niệm mười phương trong Pháp giới Vũ trụ đều có Phật-Pháp-Tăng là mơ hồ, nhưng đối với đạo Phật, đây là chuyện hiển nhiên vì người Phật tử tin rằng Phật-Pháp-Tăng hiện hữu mọi nơi trong vũ trụ. Mười phương Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là Phật Pháp Tăng trong toàn vũ trụ. Nói khác đi, là Phật Pháp Tăng từ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, phương Trên, và phương Dưới. Trong Nhất Thể Tam Bảo, Phật giáo đã định nghĩa rất rõ về ba ngôi Phật-Pháp-Tăng. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na biểu thị sự thể hiện của thế giới Tánh Không, của Phật tánh, của tánh Bình Đẳng Vô Ngại. Pháp là Pháp từ vô thỉ vô chung trong mười phương vũ trụ mà tất cả mọi hiện tượng theo nhân duyên tùy thuộc vào đó. Tăng già là cộng đồng những chúng sanh trong mười phương pháp giới, sống trong sự hòa hợp giữa Phật Tỳ Lô Giá Na và Pháp (hai yếu tố trên) tạo thành toàn bộ thực tại như những bậc giác ngộ kinh nghiệm. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng nền móng trong Phật Giáo là Phật-Pháp-Tăng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn gần 26 thế kỷ về trước nên Phật bảo, trân bảo của bậc Đại Giác, chỉ là sự thờ cúng hình tượng chư Phật như đã được truyền đến chúng ta. Pháp bảo bao gồm những bài giảng, bài thuyết pháp của chư Phật (tức là những đấng giác ngộ viên mãn) như đã thấy trong các kinh điển và bản văn Phật giáo khác vẫn được phát triển. Tăng bảo bao gồm các môn đệ đương thời tu tập và thể hiện chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị. Tuy nhiên, Phật tử nên luôn nhớ rằng đức Phật đã từng nhấn mạnh Tăng Già không chỉ đơn thuần bao gồm một nhóm Tăng Ni, mà là một cộng đồng Tăng Già với đầy đủ hai yếu tố: thanh tịnh tâm và sống hòa hợp. Trong Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng, Pháp Bảo là quan trọng nhất mà Phật tử nên luôn về y nương. Riêng trong thế giới mà chúng ta đang ở bây giờ, chúng ta có hiện tiền Phật-Pháp-Tăng hay Hiện Tiền Tam Bảo bao gồm Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Phật là Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni, người đã thể hiện nơi chính mình sự thật của Nhất Thể Tam Bảo qua sự thành tựu viên mãn của Ngài. Pháp bao gồm những lời dạy và những bài thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni trong ấy đã giải rõ ý nghĩa của Nhất Thể Tam Bảo và con đường đi đến thể hiện được nó. Tăng là những môn đệ trực tiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bao gồm luôn cả những đệ tử trong thời Ngài còn tại thế, đã nghe, tin, và thực hiện nơi bản thân họ Nhất Thể Tam Bảo mà Ngài đã chỉ dạy.
Biển Pháp mênh mông, dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả hết được cốt lõi của nó. Quyển sách này chỉ nhằm giúp cho độc giả hiểu được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn tu tập, nhất là những người tại gia. Hy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta một cách sơ lược về Phật-Pháp-Tăng trong giáo lý nhà Phật. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng cách về nương và phủ phục dưới chân ba ngôi Phật-Pháp-Tăng để tu tập. Từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống tu đạo cho riêng mình trong đời sống hằng ngày. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc; tuy nhiên, điều không may là đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể áp dụng tất cả những bước tu tập của mình vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta. Qua những diễn giải về Phật-Pháp-Tăng bên trên, chúng ta thấy nói chung các tông phái Phật giáo đều xem Phật-Pháp-Tăng như là ba ngôi cao quí nhất trong giáo lý nhà Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc. Chúng ta hãy can đảm phủ phục dưới chân ba ngôi quí báu để phát triển những hiểu biết mới trong việc biết thế nào là thiện ác để có thể không tiếp tục suy nghĩ, nói, hay làm những hành động bất thiện nữa. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Mười Phương Phật-Pháp-Tăng” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về Phật giáo, mà nó chỉ tóm lược về ba ngôi Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng, được xem như ba nền tảng vững chắc cho người tu Phật, hiện hữu nơi nơi trong mười phương Pháp Giới. Cuộc hành trình đi đến giác ngộ và giải thoát đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Mười Phương Phật-Pháp-Tăng” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
People think that the concept of Buddhas-Dharmas-Sanghas in the ten directions as a vague concept, but for Buddhism, this concept is so obvious because Buddhists believe that Buddhas-Dharmas-Sanghas exist everywhere in the universe. Buddhas, Dharmas, and Sanghas from the ten directions mean Buddhas, Dharmas, and Sanghas in the whole Universe. In other words, these are Buddhas, Dharmas, and Sanghas from directions of East, West, South, North, Northeast, Northwest, Southeast, Southwest, Above, and Below. In the Unified Three Treasures, Buddhism clearly defines on the three treasures of Buddhas-Dharmas-Sanghas. The Vairocana Buddha, representing the realization of the world of Emptiness, of Buddha-nature, of unconditioned Equality. The Dharma that is the law of beginningless and endless becoming in the ten directions of the universe, to which all phenomena are subject according to causes and conditions. Sangha is a community of beings who live in the harmonious fusion of the preceeding two, which constitutes total reality as experienced by the enlightened. Devout Buddhists should always remember that the three treasures Buddhas-Dharmas-Sanghas are the foundation of Buddhism. Sakyamuni Buddha entered Nirvana almost 26 centuries ago, so our treasure of Buddha, the treasure of the Supremely Enlightened Being, is only the iconography of Buddhas which have come down to us. The Dharma comprise of all the teachings imparted by the Buddha. All written sermons and discourses of Buddhas (that is, fully enlightened beings) as found in the sutras and other Buddhist texts still extant. The Sangha comprises of the congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers. Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni Buddha. However, Buddhists should always remember that the Buddha once emphasized that Sangha does not necessarily means a group of monks or nuns, but a community of Sangha with 2 facts: purity of mind and harmony in life. Among the Triratna, the Dharma Treasure is the most important Treasure that Buddhists should always rely on.
In the world where we are residing now, we have Manifested Buddhas-Dharmas-Sanghas or the Manifested Three Treasures which include the Buddha Treasure, the Dharma Treasure, and the Sangha Treasure. The Buddha is the historic Buddha Sakyamuni, who through his perfect enlightenment realized in himself the truth of the Unified Three Treasures. The Dharma, which comprises the spoken words and sermons of sakyamuni Buddha wherein he elucidated the significance of the Unified Three Treasures and the way to its realization. The Sangha, Sakyamuni Buddha’s disciples, including the immediate disciples of the Buddha Sakyamuni and other followers of his day who heard, believed, and made real in their own bodies the Unified Three Treasures that he taught.
The ocean of Dharma is immense, no matter how talented, no one can really describe the essential nature of it. This book is only designed to give readers the simpliest and practiceable methods for any Buddhists who want to cultivate, especially lay people. Hoping it will be able to show us briefly the Buddha’s teaching on the Triratna. We should embark upon our own spiritual journeys by simply relying on, bowing under, and patiently surrendering to the wisdom of the Three Treasures Buddhas-Dharmas-Sanghas for our cultivation. Then find for ourselves our own way of cultivation in daily life. Like it or not, this very moment is all we really have to work with; however, unfortunately, most of us always forget what we are in. Hoping that we are able to apply all steps of cultivation into our daily activities so that we are able to to live our very moment so that we don’t lose touch with ourselves, so that we are able to accept the truth of this moment of our life, learn from it and move on in our real life. Through these above explanations of the Buddhas-Dharmas-Sanghas in the Ten Directions, we see that Buddhists generally consider the Three Treasures as the most noble and precious in the Buddha's Teachings. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. Let's bravely kneel right under the Three Precious Treasures and to develop new knowledge of knowing the wholesome and the unwholesome, so that we can stop from continuing thinking, speaking and doing unwholesome things. This little book titled “Buddhas-Dharmas-Sanghas in the Ten Directions” is not a detailed study of Buddhism, but a book that only summarizes on the Buddhas-Dharmas-Sanghas in the ten directions which are considered three solid foundations for any Buddhist cultivators. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Buddhas-Dharmas-Sanghas In The Ten Directions” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
Thiện Phúc