Giáo Huấn Sau Cùng

25/04/20225:00 SA(Xem: 2975)
Giáo Huấn Sau Cùng
GIÁO HUẤN SAU CÙNG
(Giải Hạnh)

giao huan sau cung
Kinh Di giáo là một bản kinh rất quen thuộc trong thiền môn, nội dung ghi lại một cách vắn tắt những lời dạy của Đức Phật trước lúc Ngài nhập diệt.

Ấn tượng về nội dung bản kinh này trong chúng tôi đó là một dịp húy nhật cố Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984), vào đêm trước ngày chính kỵ, chư tôn đức từng thọ học với Hòa thượng từ các nơi đồng về, chư Tăng trụ xứ quây quần bên nhau trước hương án của Hòa thượng để tụng Di giáoCó duyên may được tham dự hội chúng cùng trì tụng kinh ấy, chúng tôi vô cùng xúc động. Hình ảnh của tập thể những vị xuất gia, cùng ngồi bên nhau như phảng phất khung cảnh của hơn hai ngàn rưỡi năm trước, trong đêm Thế Tôn thị tịch nơi rừng Câu-thi-na.

Uy đức Tăng-già

“Các Thầy Tỷ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các Thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Trong cái nhìn của người Phật tử tại gia nói riêng cũng như người đời nói chung, Tăng-già là đoàn thể của những con người xuất thế. Hình ảnh của một vị Tăng, Ni luôn gắn liền với định nghĩa về đạo đức, sự thanh tịnh và mẫu mực. Để dám vượt thoát khỏi mọi ràng buộc của đời thường, cần một nghị lực phi thường; để sống một đời phạm hạnh, lại cần tới một ý chí, sự kiên định lớn lao. Điều đó không phải ai muốn cũng có thể làm được. Người đời cung kính, ngưỡng vọng với người tu cũng vì nguyên do vậy.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam từng ghi nhận gương hạnh của rất nhiều bậc cao tăng phạm hạnh, đức độ. Trong con mắt của hậu thế, các vị là bậc xứng đáng được cung kính, tôn thờ. Đương đại, chúng ta cũng có cơ hội được chứng kiến sự kính ngưỡng mà quần chúng dành cho những bậc thực học chân tu.

Mùa xuân năm 2013, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích viên tịch. Sự ra đi của ngài đã gây nên một nỗi xúc động rất lớn trong Tăng Ni, Phật tử. Qua truyền thông, mạng xã hội, những hình ảnh về chốn Tổ Hội Xá - trụ xứ của ngài, cũng như liêu phòng đơn sơ đến tột cùng, nếp sống thanh bần, khiêm cung được truyền đi liên tục. Từ Bắc chí Nam, người ta tán thán ngài vì giới hạnhnếp sống ấy.

Năm 2019, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch. Ngài là vị dịch giả của rất nhiều bộ Kinh, Luật, Luận được Tăng Ni, Phật tử học hỏi hành trì. Tang lễ vô cùng giản đơn của ngài được như một bài pháp không lời sau chót của một bậc danh tăng gắn liền tên tuổi với những thăng trầm, biến cố của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Rồi năm ngoái, sự viên tịch của đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, vị thầy nổi tiếng với đức độ, nghiêm cẩn, đã tạo nên một dư chấn lớn trong quần chúng, kể cả những người không phải là Phật tử.

Nhắc lại để thấy, những bậc kỳ túc được tôn kính, trên hết, là bởi sự mẫu mực, phạm hạnh trong đời sống tự thân. Đời sống ấy phản chiếu một quá trình chân tu, thực học, nghiêm trì giới luật. Thế gian đôi khi không hiểu hết về đời sống của một người tu, rằng các vị hành trì cái gì, trì giới ra sao, nhưng họ nhìn và thấy. Họ nhìn nơi đạo phong, oai nghi của các vị thầy, họ thấy và cảm uy đức Tăng-già, niềm kính tín, công đức cũng từ đó phát sinh. Mà đạo phong, oai nghi ấy, có lẽ không đến từ đâu khác ngoài sự chấp trì giới luật, như kinh Di giáo đề cập: “Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”.

Là nơi cần nương tựa

Xã hội chúng ta sống đang biến đổi rất nhanh. Dường như chỉ mới độ chục năm thôi, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa đã khác đi hoàn toàn. Trong xã hội tiêu thụ, có những món đồ sau một đêm đã trở thành lỗi thời. Không ít người đang hụt hơi trong khi cố chạy theo cho kịp với nhịp điệu của thời đại.

Ngay bản thân Phật giáo cũng phải thay đổi ít nhiều về phương thức tiếp cận, ngôn ngữ diễn giảng, hình thức chùa chiền, nghi lễ,… Hơn chục năm trước, có lẽ khó ai nghĩ đến một ngày, chúng ta sẽ phải ngồi trước màn hình máy tính để tham dự một khóa lễ trực tuyến hay nghe pháp thoại, tụng kinh với một chiếc điện thoại cảm ứng, một chiếc máy tính bảng trên tay. Nhưng với tốc độ đó, thông tin độc hại hay những tiêu cực, nếu xảy ra, cũng lan truyền đi rất nhanh chóng. Gần đây có thể kể đến những hiện tượng người mang hình tướng xuất gia có những hành vi không phù hợp, xa rời với những điều mà Phật di giáo. Qua các kênh thông tin mạng, nhiều hình ảnh không lấy gì làm đẹp đẽ được lan truyền. Đi kèm với sự bức xúc dâng cao trong cộng đồng còn là những định kiến, quy chụp, gây tổn hại không ít đến hình ảnh người xuất gia.

Dẫu có chạnh lòng nhưng qua đó, chúng ta mới thấy được rằng trong nhịp sống hối hả, giữa vô số biến đổi, có những điều lại không bao giờ thay đổi. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng dễ bị tổn thương. Một nơi nương tựa về tinh thần bao giờ cũng cần thiết với mọi cộng đồng, xã hội. Tăng Ni vẫn là những người dẫn đường tâm linh, gìn giữ và truyền dạy giáo pháp của Phật và là biểu tượng của đạo đức, giải thoát cao cả. Trước vẫn thế và nay vẫn vậy.

Trong biến cố thế kỷ gây ra bởi Covid-19, có thể nói, cộng đồng Phật giáo đã thể hiện hết vai trò “tật dịch thế nhi hiện vi dược thảo”1 trong việc làm lợi ích cho nhân sinh, đem đến những phương tiện về vật chất lẫn tinh thần để đưa con người vượt qua biến cố. Hình ảnh các vị Tăng Ni trẻ dấn thân nơi tuyến đầu chống dịch, lăn xả trong mọi hoàn cảnh để giúp đời đã tạo nên một mối thiện cảm rất lớn. Sau đại dịch, vô số vấn đề vẫn còn đó, sự khủng hoảng về tinh thần trở nên lớn hơn cả so với những ảnh hưởng về sức khỏe, nhu cầu trị liệu về tinh thần lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vị trí của những bậc thầy dẫn dắt về tâm linh lại càng trở nên cần thiết.

Hơn hai ngàn rưỡi năm trôi qua, những di huấn sau cùng của Đức Thế Tôn vẫn sống động trong dòng tương tục không ngừng của Phật giáo. Dẫu cho sóng gió thế gian vẫn không ngừng dội vào, nhưng vẫn luôn có người, đặc biệt là các vị xuất gia kiên định theo lối sốngĐức Phật đã căn dặn một cách vắn tắt sau cùng: tôn kính tịnh giới. Bởi trên hết, chỉ có tịnh giới mới đem lại sự mẫu mực cho Tăng-già.

Không vì bất cứ một lý do nào, và không thể viện cớ phương tiện để rời bỏ những giá trị làm nên chất liệu nơi người đệ tử xuất gia của Đức Phật. Vì nếu ai xa rời tịnh giới theo lời Phật dạy là tự hủy hoại phạm hạnh của chính mình. Với người tu, khi tịnh giới bị hủy hoại thì tự thân không còn là thành viên của Tăng đoàn, biểu tượng cho đạo đức giải thoát, xứng đáng làm nơi nương tựa cho người khác.
Giải Hạnh
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1143 

___________________

1 Một câu trong bài sám Quy mạng của Thiền sư Di Sơn: “Tật dịch thế nhi hiện vi dược thảo. Cứu liệu trầm kha. Cơ cẩn thời nhi hóa tác đạo lương. Tế chư bần nổi”. Nghĩa là: Gặp buổi tật dịch lan tràn, hiện thuốc thang cứu kẻ bệnh đau. Gặp khi nạn đói hoành hành, hóa thóc lúa giúp người đói khổ”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34455)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51500)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.