Chánh Kiến & Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

13/03/20242:38 SA(Xem: 6468)
Chánh Kiến & Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
CHÁNH KIẾN & TÀ KIẾN
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
CORRECT VIEWS & FALSE VIEWS
IN BUDDHIST POINT OF VIEW
THIỆN PHÚC
Chánh Kiến & Tà Kiến Theo QĐPG
PDF icon (4)CHÁNH KIẾN & TÀ KIẾN THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục - Table of Content

Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface 

Phần Một—Part One: Kiến & Kiến Giải Theo Quan Điểm Phật Giáo—
Views & Understanding in Buddhist Point of View 
Chương Một—Chapter One: Kiến & Kiến Chấp Theo Quan Điểm Phật Giáo—Views & View-Attachment In Buddhist Point of View 
Chương Hai—Chapter Two: Kiến Giải Theo Quan Điểm Phật Giáo—Views & Understanding In Buddhist Point of View  
Chương Ba—Chapter Three: Năm Loại Kiến Giải Sai Lầm—Five Sharp Wrong Views 
Chương Bốn—Chapter Four: Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải—Sixty-Two Kinds of View 

Phần Hai—Part Two: Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo—
Wrong Views in Buddhist Point of View 
Chương Năm—Chapter Five: Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Tà Kiến—An Overview & Meanings of False Views 
Chương Sáu—Chapter Six: Các Loại Tà Kiến Khác Nhau Theo Quan Điểm Phật Giáo—Different Kinds of Inverted Views In Buddhist Point of View
Chương Bảy—Chapter Seven: Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo Đại Thừa—Wrong Views In the Point of Views of Mahayana Buddhism 
Chương Tám—Chapter Eight: Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo Nguyên Thủy—Wrong Views In the Point of View of Hinayana Buddhism
Chương Chín—Chapter Nine: Mười Tà Kiến Theo Duy Thức Học—Ten Wrong Views According to the School of the Consciousness-Only 
Chương Mười—Chapter Ten: Tiền Định Kiến Là Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật—The View of the Concept on Fate Is Not In Accordance With Buddhist Teachings 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tạo Hóa Kiến Là Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật—The View of a So-Called “Creator” Is Not In Accordance With Buddhist Teachings
Chương Mười Hai—Chapter Twelve:  Vô Nhân Kiến Là Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật—The View of No Cause Is Not In Accordance With Buddhist Teachings 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Quan Niệm Về Nguyên Nhân Đầu Tiên Là Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật—The View of the Concept of First Cause Is Not In Accordance With Buddhist Teachings 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Quan Niệm Về Linh Hồn Là Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật—The View of the Concept of A Soul Is Not In Accordance With Buddhist Teachings 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifeen: Tu Tập Triệt Tiêu Tà Kiến—To Cultivate to Eliminate False Views 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Triệt Tiêu Tà Kiến Nhờ Thấy Được Bản Chất Thật Của Chúng—To Eliminate Wrong Views Through Seeing Their Real Nature
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Đức Phật Dạy Về Tà Kiến & Không Tà Kiến Trong Giáo Điển Phật Giáo—The Buddha's Teachings of Wrong View & Having No Wrong Views 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tà Kiến & Kiến Giải Không Phù Hợp Với Chánh Pháp Đều Khởi Lên Từ Vô Minh—Wrong Views & Understandings That Do Not Tally With Buddhist Teachings Arise From Ignorance 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tà Kiến Điên Đảo—Illusion of View 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Những Thứ Câu Chấp Gây Nên Bởi Tà Kiến—Erroneous Tenets Caused By Wrong Views
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Phát Bồ Đề Tâm Theo Kiểu Tà Kiến—Erroneous Way of Developing the Bodhi Mind  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Sáu Tà Kiến Về Tự Ngã—Six Wrong Views on the Self 

Phần Ba—Part Three: Chánh Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo

Correct Views in Buddhist Point of View 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tổng Quan & Nghĩa Của Chánh Kiến—An Overview & Meanings of Right View 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Phân Loại Chánh Kiến Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Categories of Right View in Buddhist Teachings 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Những Điều Kiện Dẫn Tới Chánh Kiến Trong Tu Tập Phật Giáo—Conditions That Lead to Right View In Buddhist Cultivation 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Vai Trò Của Chánh KiếnChánh Tư Duy Trong Tu Tập Phật Giáo—The Roles of Right Understanding and Right Thought in Cultivation 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Chánh KiếnTu Tập & Sống Đúng Theo Lý Nhân Quả—To Have Right View Means to Cultivate & to Live In Accordance With the Theory of Cause and Effect 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Chánh Kiến Về Tam Độc Tham-Sân-Si—Correct Views on Lust-Anger-Ignorance  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Chánh Kiến Là Nền Tảng Trong Tu Tập Trí Tuệ—Right View Is the Foundation in the Cultivation of Wisdom 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Người Có Chánh Kiến Sẽ Không Quan Tâm Đến Những Vấn Đề Siêu Hình—Those Who Have A Correct View Will Not Be Concerned With Metaphysical Issues  
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Bát Bất Trung Đạo: Sự Đào Thải Hỗ Tương Của Bốn Cặp Thiên Kiến—Eight Mental Complications: A Reciprocal Rejection of the Four Pairs of One-Sided Views 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Chánh Kiến Có Nghĩa Là Trạch Pháp Trong Thất Giác Chi—Correct Views Mean Selections of the Proper Dharmas In the Seven Bodhi Shares
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chánh Kiến Là Ngọn Hải Đăng Giúp Phá Tan Vô Minh & Phơi Bày Bản Chất Thật Của Ngũ Uẩn—Correct View Is the Lighthouse That Helps Destroying Ignorance & Showing the Real Nature of the Five Aggregates 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bạn Phải Có Chánh Kiến Để Hoàn Thiện Được Thân Khẩu Ý—You Must Have Correct Views to Perfect Your Body-Mouth-Mind 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Người Có Chánh Kiến Can Đảm Chối Bỏ Đạo Phật Chết—Those Who Have Correct Views Bravely Deny the Dead Buddhism 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Chánh Kiến Về Lý Duyên Khởi—The Correct View On the Principle of Causation 
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven:  Người Có Chánh Kiến Luôn Biết Chính Mình Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp Của Mình—Those Who Have Correct Views Always Know That We Are Responsible for Our Own Karmas 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Ý Nghĩa Cao Nhất Của Chánh KiếnQuán Chiếu Vạn Pháp Như Thật—The Highest Meaning of Correct Views Is to Contemplate Things As They Really Are 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Chánh Kiến Là Nền Tảng Đình Chỉ Ác Nghiệp Đồng Thời Tăng Trưởng Thiện Nghiệp—Correct Views Are the Foundation for Cultivating to Stop Evil Actions and to Increase  Good Actions 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Chánh Kiến Về Khổ Giúp Đẩy Qua Một Bên Những Chướng Ngại Để Tiến Bước Trên Đường Tu—Correct Views On Sufferings Will Help Pushing Away Obstacles to Advance on the Path of Cultivation 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Chánh Kiến Về Bản Chất Vô Ngã-Vô Thường Của Vạn Hữu Giúp Đẩy Qua Một Bên Những Chướng Ngại Để Tiến Bước Trên Đường Tu—Correct Views On the Selflessness-Impermanence of All Things Will Help Pushing Away Obstacles to Advance on the Path of Cultivation  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Người Có Chánh Kiến Về Mười Hai Nhân Duyên  Cũng Đồng Nghĩa Với Thấy Được Đạo—Those Who Have Correct View On the Twelve Links of Causation Also Means Seeing the Way 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Người Tu Phật Nên Luôn Có Chánh Kiến Về Việc Tinh Cần Trong Phá Tà Hiển Chánh—Buddhist Practitioners Should Always Have Correct View In Right Efforts to Break the False and Manifest the Right
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Hành Giả Tu Phật Và Chánh Kiến—Buddhist Practitioners and the Right Views

Phần Bốn—Part Four: Những Vấn Đề Không Tốt Đẹp Gì Hơn Tà Kiến

Matters That Are No Better Than Wrong Views   
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Mê Tín Dị Đoan Được Xem Như Tà Kiến—Superstitions Are Considered Wrong View 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Kiêu Mạn Không Tốt Gì Hơn Tà Kiến—Arrogances Are No Better Than Wrong Views 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Giao Du Với Thầy Tà Bạn Dữ Còn Tệ Hại Hơn Vướng Vào Tà Kiến—Association With Evil Masters & Evil Friends Is Worse Than Being Attached to Wrong Views 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Chỉ Thấy Lỗi Người Không Khá Hơn Cách Hành Xử Theo Tà Kiến—Seeing Only the Faults of Others Is No Better Than The Act of Wrong Views 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Thấy Hay Suy Nghĩ Điên Đảo Không Khá Hơn Tà Kiến—Inverted Views Or Inverted Thinkings Are No Better Than Wrong Views 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Thị Phi Cũng Khởi Lên Phiền Não Không Kém Gì Tà Kiến—Gossips of Right & Wrong Do Arise Afflictions No Less Than Wrong Views Do
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Ngã Chấp: Một Loại Tà Kiến Độc Hại—Attachment to A Self: A Kind of Poisonous & Harmful Wrong View
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two:  Mười Sự Độc HạiHậu Quả Của Chúng Không Khá Gì Hơn Tác Hại Gây Nên Bởi Tà Kiến—Ten Poisons & Their Consequences Are Not Better Than The Damage Caused By Wrong Views
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three:Thất Tình Lục Dục & Hậu Quả Của Chúng Không Kém Tác Hại Gây Ra Bởi Các Loại Tà Kiến—Seven Emotions and Six Desires & Their Damage Are Not Less Than The Damage Caused By Wrong Views 
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Điên Đảo Vọng Tưởng Là Một Loại Tà Kiến Không Hơn Không Kém—Delusively Upside Down Thinking Is More Or Less A Kind Of Wrong View 
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Năm Thứ Kiến Chấp Còn Tệ Hơn Tà Kiến—Five View Attachments That Are Worse Than Wrong Views 

Phụ Lục—Appendices: 
Phụ Lục A—Appendix A: Cái Thấy Sai Lầm Khác Nhau Của Các Loài Chúng Sanh—Different Delusionally Wrong Views in Sentient Beings
Phụ Lục B—Appendix B: Sinh Tử Tử Sanh Đều Từ Nhân Vọng Tưởng Sinh Khởi—Births & Deaths Are Brought Forth Because Of False Thinking 
Phụ Lục C—Appendix C: Tám Ngọn Gió Độc Đóng Vai Trò Đáng Kể Trong Việc Gây Ra Mọi Thứ Khổ Đau Phiền Não Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày—Eight Poisonous Winds Play A Considerable Role In Causing All Kinds of Sufferings & Afflictions In Our Daily Activities  
Phụ Lục D—Appendix D: Bốn Loại Biến ThườngFour Theories Regarding Pervasive Permanence  
Phụ Lục E—Appendix E:  Ngoại Đạo Tà Sư—Deviant & Heterodox Masters 
Phụ Lục F—Appendix F:  Bản Chất Thật Của Mạn-Nghi-Tà Kiến—The Real Nature of Pride-Doubt-Wrong Views 
Phụ Lục G—Appendix G: Ba Mươi Sáu Đôi Đối Pháp Về Chánh Tà—Thirty-Six Pairs of Opposites On Right & Wrong 
Phụ Lục H—Appendix H: Cái Thấy Đúng Về Bát Chánh Đạo Qua Lăng Kính Thiền Quán—The Right View of the Noble Eightfold Path Through the Prism of Meditation & Contemplation 
Phụ Lục I—Appendix I: Sự Liên Hệ Giữa Ngũ Uẩn Và Thân Kiến—The Relationship Between the Five Aggregates and the View of “Self-Identification”
Phụ Lục J—Appendix J: Mười Một Huân Tập Nhân&Hậu Quả Của Chúng Không Khá Hơn Hậu Quả Khi Vướng Vào Tà Kiến—Eleven Accumulated Habits & Their Consequences Are Not Better Than The Consequences of Being Attached to the Wrong Views 
Phụ Lục K—Appendix K: Những Thứ Điên Đảo Làm Cản Trở Cuộc Sống An Lạc, Tỉnh Thức Và HạnhPhúc—Inversions That Obstruct A Life of Peace, Mindfulness and Happiness 
Phụ Lục L—Appendix L: Những Người Khách Không Mời Mà Cứ Đến—Coming Guests Without Invitations                                       
Tài Liệu Tham Khảo—References 
 
Lời Đầu Sách
 
Trong Phật giáo, kiến có nghĩa là thấy hay quan sát; và hành có nghĩa là thực hành hay công phu. Trong Phật giáo, 'kiến' ngụ ý sự hiểu biết toàn diệntriệt để giáo lý của đức Phật; tuy nhiên, trong Thiền, kiến không những biểu thị sự hiểu biết các nguyên tắc và chân lý Thiền, mà nó còn ngụ ý cả cái nhìn tỉnh thức phát xuất từ kinh nghiệm giác ngộ. 'Kiến' theo nghĩa này có thể được hiểu là 'thấy thực tại' hoặc 'một cái nhìn về thực tại'. Trong khi 'kiến' có nghĩa là nhìn thấy thực tại, nhưng nó không hàm ý 'sở hữu', hay 'khắc phục' thực tại. Tà kiến là khăng khăng chấp “hữu”. Cho rằng những thứ giả hợp và cái “ngã” là có thật. Không thừa nhận nhân quả, không theo Phật pháp, một trong ngũ kiếnthập ác. “Tà Kiến” là những tâm thái và giáo thuyết chống lại với giáo thuyết và phương cách tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo Ấn Độ, bảy tà kiến thường được kể ra: 1) tin nơi cái ngã thường hằng; 2) chối bỏ luật nhân quả; 3) thường kiến hay tin rằng có một linh hồn vĩnh cửu sau khi chết; 4) đoạn kiến hay tin rằng không còn gì hết sau khi chết; 5) giới cấm thủ hay tuân thủ giới luật tà vạy; 6) kiến thủ hay nhận rằng những hành động bất thiện là tốt; 7) nghi pháp (Phật pháp). Trong thời Đức Phật còn tại thế, có ít nhất là 62 tà kiến ngoại đạo. Trong khi đó, chánh kiến là sự hiểu biết về khổ hay tính chất bất toại nguyện của mọi hiện hữu duyên sanh, hiểu biết về nhân sanh khổ, về sự diệt khổcon đường dẫn đến sự diệt khổ. Chánh kiến là hiểu được bốn sự thật cao quí. Sự hiểu biết nầy là trí tuệ cao cả nhất nhìn thấy sự thật tối hậu, nghĩa là thấy sự vật đúng là như thế. Chính nhờ có chánh kiến mà người ta bỏ được những cố gắng làm tổn hại và không có lợi, đồng thời giúp tu tập chánh tinh tấn để hỗ trợ cho sự phát triển chánh niệm. Theo Phật giáo, chánh tinh tấnchánh niệmchánh kiến hướng dẫn sẽ đem lại chánh định. Như vậy, chánh kiến được xem là nhân tố chính trong tu tập Phật giáo, nó thúc đẩy các yếu tố khác vận hành nhằm giúp đưa đến mối tương quan hoàn chỉnh. Chánh kiến cũng có nghĩa là nhìn thấy được bản tánh của Pháp Thân Phật. Chánh kiến nói đến thái độ của chính mình về sự vật, cái nhìn của mình bằng tinh thầný kiến của chính mình, chứ không phải là thứ mà mình nhìn thấy bằng mắt thường. Chánh kiến là phần quan trọng nhất trong Bát Thánh Đạo, vì bảy yếu tố còn lại đều do chánh kiến dẫn dắt. Chánh kiến đoan chắc việc duy trì được chánh tư duy và sắp xếp các ý tưởng; khi những tư duyý tưởng trở nên trong sáng và thiện lành thì lời nói và hành động của chúng ta cũng sẽ chân chánh. Ngoài ra, qua chánh kiến chúng ta có thể nhìn mọi vật dưới ánh sáng của vô thường, khổ và vô ngã, từ đó không gây khổ đau và phiền não cho mình và cho người; mà ngược lại, chánh kiến sẽ giúp chúng ta đem lại an lạc, tỉnh thứchạnh phúc cho cả mình và người khác. Nói tóm lại, chánh kiến chỉ việc chấp nhận những khái niệm chính yếu trong Phật giáo như tứ diệu đế, mười hai nhân duyên, nghiệp, vân vân, đồng thời loại trừ tất cả những tà kiến. Dù không có sự định nghĩa rành mạch về Chánh Kiến trong Phật giáo, đại cương Chánh kiếnnhận thấy một cách khách quan ngay thẳng; thấy thế nào thì ghi đúng thế ấy, không bị thành kiến hoặc tình cảm ảnh hưởng mà làm cho sự nhận xét bị sai lệch; biết phân biệt cái thật cái giả; nhận thức đạo lý chân chánh để tiến tới tu hành giải thoát. Chánh kiến là không bị ảo giác, là hiểu biết đúng về tứ diệu đế về khổ, vì sao có khổ, làm cách nào diệt khổcon đường dẫn tới diệt khổ. Hiểu rõ về tính vô ngã của sự tồn tại. Chánh kiến có nghĩa là chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn về bản ngãthế giới bên ngoài. Mặc dù chúng ta có sự hiểu biết của chính mình về thế giới, thường thường sự hiểu biết của mình lại không đúng. Nếu chúng ta hiểu sự vật đúng như thật, có thể cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Thí dụ các sinh viên thấy được cái lợi của việc học đối với họ thì họ sẽ cố gắng học tập tốt hơn. Khi họ học tập tốt thì mọi người kể cả cha mẹ và thầy giáo sẽ thấy sung sướng. Chánh kiến cũng có nghĩa là hiểu biết tường tận và đúng đắn về tứ diệu đếtuệ giác thâm sâu vào chơn lý. Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 17, Đức Phật dạy: “Người thấy được Đạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học Đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn lại trí tuệ.”

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, thật là khó khăn cho việc tìm đọc hết những chương trong bộ sách này, đặc biệt là đối với người tại gia với nhiều gia vụ thì việc đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn là hầu như rất khó khăn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích chương 44 trong tập III ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là “Chánh Kiến & Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo” Quyển sách nhỏ này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần trình bày ý nghĩa cốt lõi về kiến, kiến giải, chánh kiến, tà kiếnvọng kiến theo giáo thuyết nhà Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là phải có chánh kiến để thấy được đâu là chánh, đâu là tà. Từ căn bảnchánh kiến đó, chúng ta có thể bước vào việc thực tập những bài tập thuần theo Phật pháp để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên an lạc, tỉnh thứchạnh phúc hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật; còn chuyện đi và đến được mục đích cuối cùng trên con đường nầy là thành Phật hay không là hoàn toàn tùy thuộcchúng ta. Cuộc hành trình lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Chánh Kiến & Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.
 
Thiện Phúc
 
Preface
 
In Buddhism, 'to see or to view' implies the over-all understanding of the teachings from the Buddha; however, in Zen, it does not only denote the understanding of Zen principles and truth, but it also implies the awakened view that springs from the enlightenment experience. In this sense, 'seeing' can be understood as 'seeing reality' or 'a view of reality'. But while 'seeing' signifies the seeing of reality, it does not imply the 'possession' or 'mastery' of reality. Perverted or wrong views means holding to the real existence of material things or viewing the seeming as real and the ego as real, or not recognizing the doctrine of causality and karma. Perverted (wrong) views or opinions, not consistent with the dharma, one of the five heterodox opinions and ten evils. “Wrong views” are attitudes and doctrines that are antithetical to the teachings and practices of Buddhism. In Indian Buddhism, seven false views are commonly enumerated: 1) belief in a truly existent self (atman); 2) rejection of the working of cause and effect (karma); 3) eternalism or belief that there is a soul that exists after death; 4) annihilationism or belief that the soul persishes after death; 5) adherence to false ethics; 6) perceiving negative actions as good; and 7) doubt regarding the central tenets of Buddhism. There were at least sixty-two heretical views (views of the externalist or non-Buddhist views) in the Buddha’s time. Meanwhile, right understanding means the understanding of suffering or the unsatisfactory nature of all phenomenal existence, its arising, its cessation and the path leading to its cessation. Right understanding, right views, or knowledge of the four noble truth. This understanding is the highest wisdom which sees the Ultimate Reality. It is through right understanding that one gives up harmful or profitless effort and cultivates right effort which aids the development of right mindfulness. According to Buddhism, right effort and right mindfulness guided by right understanding bring about right concentration. Thus, right understanding, which is the main spring in Buddhist cultivation, causes other factors of the co-ordinate system to move in proper relation. Right view also can refer to insight into the nature of the Dharma Body of the Buddha. Right view refers to your manner of regarding something, your mental outlook and your opinions, not to what you view with your eyes. Right understanding is of the highest importance of the Eighfold Noble Path, for the remaining seven factors of the path are guided by it. It ensures that right thoughts are held and it co-ordinates ideas; when as a result thoughts and ideas become clear and wholesome, man’s speech and action are also brought into proper relation. Besides, through right understanding, we can see things under the light of impermanence, suffering, and not-self, and this will lead not causing sufferings and afflictions for people and for self; on the contrary, it would bring us and other people peace, mindfulness and happiness. In short, correct views refer to accepting certain key Buddhist concepts such as the four noble truths (arya-satya), dependent arising (pratiya-samutpada), karma, etc., as well as to eliminating wrong views. Although there is no specific definition for the term sammaditthi in Buddhism, generaly speaking, Right view is viewing things objectively; seeing them and reporting them exactly as they are without being influenced by prejudice or emotion. Right view helps differentiate the true from the false, and determines the true religious path for attaining liberation. Correct or Right View or Perfect View, freedom from the common delusion. Understanding correctly of the four noble truths of suffering, of the origin of suffering, of the extinction of suffering, and of the path leading to the extinction of suffering. Understand correctly on the non-ego of existence (nonindividuality of existence). Right view means to have a correct understanding of oneself and the world. Although we may have our own view of the world, it may not always be right. If we understand things as they really are, we would be able to live a happier and more meaningful life. For example, students who see that it is to their own benefit to learn would work hard to learn more and do better. When they do well, everyone will be happy, including their parents and teachers. Right Understanding also means understanding thoroughly and correctly the four noble truths and having penetrative insight into reality. According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 17, the Buddha said: “Those who see the Way are like someone holding a torch when entering a dark room, dispelling the darkness, so that only brightness remains. When you study the Way and see the Truth, ignorance is dispelled and brightness is always present.”
In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people to find and read all chapters in these books, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages is very diffifcult. So, Thiện Phúc extracted Chapter 44 in Volume III, tried to revise and publish it as a small book titled “Correct Views & False Views In Buddhist Point of View”. This little book is not a profound study of Buddhist teachings, but a book that simply presents the core meanings of view, view and understanding, correct views,  wrong views, and deluded views in Buddhist teachings. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to have correct views in order to be able to see what is right and what is wrong. From that base of correct views, we can enter into practicing purely Buddhist exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, more mindful and happier. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path; the matter of going and coming to the end of the path of becoming Buddhahood is totally depended on us. The journey to Buddhahood still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Correct Views & False Views In Buddhist Point of View” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
Thiện Phúc
                                                                                                               
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13449)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.