Thư Viện Hoa Sen

Giáo Trình Kinh Pháp Cú

02/08/20224:06 SA(Xem: 5088)
Giáo Trình Kinh Pháp Cú
GIÁO TRÌNH KINH PHÁP CÚ 
Đại Đức Sán Nhiên biên soạn 1988 | Hiệu đính 2011
Hội Thiện Đức Universal Benevolence Foundation
P.O. Box 523582, Springfield, Virginia 22152 USA xuất bản
Giáo Án Kinh Pháp CúPDF icon (4)Giáo Án Kinh Pháp Cú
MỤC LỤC
A. Kinh Pháp Cú (Dhammapada) trong kinh tạng Pālī 
B. Ý nghĩa của từ ngữ “Dhammapada” 
C. Nội dung tổng quát của Kinh Pháp Cú 
Phẩm thứ nhất – Phẩm Song Yếu 
Phẩm thứ hai – Phẩm Không Phóng Dật 
Phẩm thứ ba – Phẩm Tâm 
Phẩm thứ tư – Phẩm Hoa 
Phẩm thứ năm – Phẩm Người Ngu 
Phẩm thứ sáu – Phẩm Hiền Trí 
Phẩm thứ bảy – Phẩm A La Hán 
Phẩm thứ tám – Phẩm Ngàn 
Phẩm thứ chín – Phẩm Ác 
Phẩm thứ mười – Phẩm Hình Phạt 
Phẩm thứ mười một – Phẩm Già 
Phẩm thứ mười hai – Phẩm Tự Ngã 
Phẩm thứ mười ba – Phẩm Thế Gian 
Phẩm thứ mười bốn – Phẩm Phật 
Phẩm thứ mười lăm – Phẩm An Lạc 
Phẩm thứ mười sáu – Phẩm Hỷ Ái 
Phẩm thứ mười bảy – Phẩm Phẫn Nộ 
Phẩm thứ mười tám – Phẩm Cấu Uế 
Phẩm thứ mười chín – Phẩm Pháp Trụ 
Phẩm thứ hai mươi – Phẩm Đạo 
Phẩm thứ hai mươi mốt – Phẩm Tạp Lục 
Phẩm thứ hai mươi hai – Phẩm Địa Ngục 
Phẩm thứ hai mươi ba – Phẩm Voi 
Phẩm thứ hai mươi bốn – Phẩm Ái Dục 
Phẩm thứ hai mươi lăm – Phẩm Tỳ Khưu 
Phẩm thứ hai mươi sáu – Phẩm Bà La Môn 
Phương Danh Ấn Tống - Năm 2011 
Hình ảnh các khóa tu học Phật pháp 

Kinh Pháp Cú thuộc thành phần Kinh Tạng Pālī. Theo một phân loại, Kinh Pháp Cú thuộc Bộ Kinh thứ năm là Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya), đứng thứ hai trong mười lăm tập kinh, thuộc Tiểu Bộ Kinh như sau:
Khuddakapātha (Tiểu Tụng Kinh)
Dhammapada (Pháp Cú)
Udāna (Tự Thuyết Kinh)
Itivuttaka (Như Thị Ngữ Kinh)
Suttanipāta (Kinh Tập)
Vimānavatthu (Thiên Cung Sự Kinh)
Petavatthu (Ngạ Quỷ Sự Kinh)
Theragāthā (Trưởng Lão Tăng Kệ)
Therīgāthā (Trưởng Lão Ni Kệ)
Jātaka (Bổn Sanh)
Niddesa (Nghĩa Tích)
Patisambhidāmagga (Vô Ngại Giải Đạo)
Apadāna (Thí Dụ Kinh)
Buddhavaṃsa (Phật Sự)
Carīyāpitaka (Tiểu Nghĩa Kinh)
Theo một phân loại khác, phân loại tất cả kinh điển Pālī thành năm Nikāya là:
Dīghanikāya (Trường Bộ Kinh)
Majjhimanikāya (Trung Bộ Kinh)
Sampayuttanikāya (Tương Ưng Bộ Kinh)
Aṅguttaranikāya (Tăng Chi Bộ Kinh)
Khuddakanikāya (Tiểu Bộ Kinh)
Tiểu Bộ Kinh này gồm cả Vinayapiṭaka (Luật Tạng) và Vô Tỷ Pháp Tạng (Abhidhammapiṭaka) cùng với mười lăm tập kinh được đề cập ở trên, và như thế Kinh Pháp Cú thuộc vào Tiểu Bộ Kinh
Dhammapada bao gồm có có hai chữ là “Dhamma” và “Pada.” Dhamma dịch là Pháp, 
Pada dịch là câu, cú.
“Dhamma” theo Pālī và “Dharma” theo Sanskrit, là một danh từ rất khó phiên dịch ra ngôn ngữ khác bởi vì có rất nhiều ý nghĩa.
Pháp là chi? Chi cũng là Pháp.
Tại sao gọi là Pháp? Do có trạng thái nên gọi là Pháp.
Trạng thái ra sao? Ra sao cũng là trạng thái.
Ta phải hiểu theo đoạn văn ở đây, từ ngữ “Dhammapada” là Pháp Cú như thường được dịch, tức là những câu nói về Pháp. Chữ “Dhamma” dịch là Pháp, có nhiều nghĩa là Giáo 
lý Phật dạy, hay chân thiện, tốt đẹp. “Dhamma” cũng có nghĩa là nguyên nhân hay năng 
lực đưa đến giải thoát, giác ngộ. Cuối cùng “Dhamma” có nghĩa là Pháp theo nghĩa các 
sự kiện xảy ra.
“Pada” có nghĩa là bàn chân hay bước chân, cũng bao hàm ý nghĩa tiết mục, đoạn, phần 
hay đường lối câu.
Vậy “Dhammapada” có nghĩa là những bước chân đưa đến giác ngộ; những đoạn, những 
phần của giáo pháp, đường lối của Giáo Pháp đưa đến giải thoát.
“Dhammapada” được giải thíchPháp Cú, tức là câu nói về Chánh Pháp.




Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54945)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: