Đến và Đi

30/08/20229:05 SA(Xem: 3117)
Đến và Đi

ĐẾN và ĐI
Nguyễn Thế Đăng

 

ben xeĐời người là những chuyến đến và đi, đi và đến. Nhìn toàn bộ một đời người, chuyến đến đầu tiên là sanh ra, đến với đời sống này (sanh) và chuyến đi cuối cùng ra khỏi đời sống này là chết (tử).

Để hiểu bản chất căn bản, sâu xa của những cuộc đến đi, của chuyến đến đầu tiên (sanh) và chuyến đi cuối cùng (tử), chúng ta đọc, tư duythiền quán (Văn, Tư, Tu) chương II Quán Đến-Đi trong Trung Luận của Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna, khoảng thế kỷ 2-3) do ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch ra tiếng Hán. Trong khi dịch bản tiếng Hán ra tiếng Việt, chúng tôi có khảo cứu thêm bản dịch từ tiếng Sanskrit của học giả Vũ Thế Ngọc (Triết học Long Thọ) và The Philosophy of the Middle Way của  David J. Kalupahana. 

Chúng ta cần chú ý đến từ Quán, quán sát (examination) trong tất cả các chương của Trung Luận, bởi vì Trung Luận không chỉ là lý luận, mà là quán sát tất cả mọi hiện tượng để nhìn thấy trực tiếp tánh và tướng của chúng là Không.

Quán Đến - Đi là Chương II của Trung Luận, nói về câu thứ tư của bài kệ Bát Bất mở đầu Trung Luận: “Không đến cũng không đi” (Bất lai diệc bất xuất).

1. Đã đi thì không còn có đi

Chưa đi cũng không có đi

Lìa đã đi và chưa đi

Lúc đang đi cũng không có đi.

Lúc đang đi là “khứ thời”. Luận nói về quán sát sự đi, chuyển động đi trong tương quan với thời gian, ba thời quá khứ, hiện tạivị lai. Nếu sự đi quyết định nằm trong quá khứ thì hiện tại không có sự đi. Nếu sự đi chưa xảy ra, nằm ở tương lai thì hiện tại không có sự đi, “đang đi”. Còn nếu sự đi đang xảy ra trong hiện tại thì hiện tại chỉ có thể xác định bằng quá khứvị lai. Đã đi không có, chưa đi cũng không có, thì hiện tại “đang đi” cũng không có, vì không thể xác định.

Sự đang đi phụ thuộc vào thời gian. Không có thời gian thì không có đang đi. Và ngược lại thời gian cũng phụ thuộc vào đang đi, không có đang đi thì không có thời gian. Đang đi và thời gian lệ thuộc vào nhau để tạm thời hiện hữu, quan sát kỹ thì chúng rỗng không, không có tự tánh. Chúng là tánh Không.

“Đã đi, chưa đi, đang đi” là thời gian và sự đi tạo ra không gian. Luận nói không có sự đi nghĩa là không có không gian. Thời giankhông gian do tâm thức con người nghĩ tưởng ra thì không có, ngay đó là giải thoát.

2. Nơi có chuyển động ắt có sự đi

Trong đó có lúc đang đi

Chẳng cần dựa vào đã đi, chưa đi,

Thế nên lúc đang đi thì có đi.

Đây là câu phản biện của người hỏi: có chuyển động là có đi, sự đang đi này không cần phải nương dựa vào thời gian.

 

3. Làm sao nơi đang đi

thường có pháp đi

Nếu lìa ngoài pháp đi

Đang đi chẳng thể có được.

4. Nếu nói khi đang đi là có chuyển động

Người ấy bèn có lỗi

Lìa chuyển động đi mà có đang đi

Thì ‘đang đi’ lại đi riêng một mình.

5. Nếu đang đi mà có chuyển động

Bèn có hai cái đi 

Một gọi là đang đi

Hai là chuyển động đi.

6. Nếu có hai cái đi

Bèn có hai chủ thể đi

Vì lìa chủ thể đi

Pháp đi chẳng thể có được.

7. Nếu lìa chủ thể đi

Pháp đi chẳng thể có được

Đã không có pháp đi

Sao có được chủ thể đi?

Pháp đi hay sự đi gồm có ít nhất là hai phần nương dựa nhau: một là chủ thể đi, hai là chuyển động đang đi. Chủ thể đi không thể đi một mình nếu không có chuyển động đang đi. Và ngược lại chuyển động đang đi không thể có nếu không có chủ thể đi.

Hai yếu tố phải nương dựa vào nhau, duyên sanh lẫn nhau, mỗi cái đều không có hiện hữu tự thân nội tại, nên đều vô tự tánh, đều là tánh Không. Tánh Không là không có chuyển động đang đi và chủ thể đang đi. Hai cái này tạo ra không gian, hai cái ấy không có nên không gian cũng không có. Và không gian không có thì thời gian cũng không có.

Trung Luận không phải để lý luận về những sự kiện ‘khách quan’ bên ngoài, mà áp dụng sự quán chiếu trên chính cuộc đời của mỗi người. Sự quán chiếu này đưa người ta đến giải thoát khỏi ảo tưởng về không gianthời gian, gọi là thể nghiệm tánh Không.

8. Chủ thể đi chẳng có đi

Chủ thể không đi cũng chẳng đi

Ngoài chủ thể đi, chủ thể không đi

Không có chủ thể đi thứ ba.

9. Nếu nói chủ thể đi có đi

Làm sao có nghĩa ấy? 

Nếu lìa ngoài pháp đi

Chủ thể đi chẳng thể có được.

10. Nếu chủ thể đi có đi

Bèn có hai loại đi

Một là ‘chủ thể đi’ đi

Hai là ‘pháp đi’ đi.

11. Nếu nói ‘chủ thể đi’ đi

Người ấy ắt có lỗi

Vì lìa ngoài sự đi có chủ thể đi

Mới nói chủ thể đi có đi.

Chủ thể đi hay người đi có hai phần phải dựa vào nhau: một là chủ thể, hai là hành động đi. Chủ thể thì không có sự đi trong đó và sự đi thì không có chủ thể trong đó. Hai cái chẳng dính dángvới nhau, nói theo kinh Đại Bát Nhã, “chẳng phải hợp, chẳng phải lìa”. Lìa nhau, đứng một mình cũng vô nghĩahợp lại cả hai cũng vô nghĩa.

 

12. Không có chỗ phát khởi trong đã đi

Không có chỗ phát khởi trong chưa đi

Không có chỗ phát khởi trong đang đi

Vậy trong nơi nào có chỗ phát khởi?

13. Chưa phát khởi thì không có đang đi

Cũng không có đã đi

Không có phát khởi nơi đang đi và đã đi

Thì chưa đi làm sao có chỗ phát khởi?

14. Không có đã đi, không có chưa đi

Cũng không có đang đi

Tất cả không có phát khởi

Vì sao lại phân biệt.

Xét về chỗ phát khởi, chỗ bắt đầu thì sự đang đi bắt đầu ở đâu? Bắt đầu trong quá khứ, hiện tại hay vị lai? Quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ có khi có sự đi, sự đi chưa có thì đâu là quá khứ, hiện tại, vị lai?

Ngược lại, chỉ có sự đã đi, đang đi và sẽ đi khi có quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ, hiện tại, vị lai chưa vận hành thì chỗ bắt đầu của sự đi là ở đâu?

Sự đi và thời gian không có chỗ bắt đầu, không ở đâu cả: “Không có đã đi, không có chưa đi, cũng không có đang đi, tất cả không có bắt đầu, vì sao lại phân biệt”. Không có sự bắt đầu ở đâu cả, không có sự bắt đầu của sanh tử ở đâu cả, quán sát thấu suốt được điều này, người ta sẽ giải thoát khỏi sanh tử, khỏi nhận thức và cái thấy sai lầm của mình.

Quán sát tánh Không của thời gian và sự đi không phải là cái gì ở ngoài mình mà chính là những vọng tưởng của mình, ‘thời gian của tôi, sự đi của tôi’. Quán sát để thấy không có thời gian bắt đầu của đời mình, không có sự bắt đầu đi của mình, người ta được giải thoát. Giải thoát khỏi những vọng tưởng “phân biệt” tạo ra thời gian và sự đi - đến của cuộc đời làm người.

 

15. Người đi thì chẳng trụ (đứng yên)

Người không đi cũng chẳng trụ

Lìa ngoài người đi và người không đi

Làm sao có người thứ ba trụ?

16. Người đi nếu thường trụ

Làm sao có nghĩa ấy

Còn nếu thường lìa sự đi

Thì người đi chẳng thể có được.

17. Đi và chưa đi không trụ

Đang đi cũng không trụ

Vậy pháp đi và dừng trụ

Đồng nghĩa với sự đi.

Đoạn này nói về tương quan giữa đi (khứ) và đứng (trụ). Không thể có đi nếu không có đứng và cũng không thể có đứng nếu không có đi.

Người đi thì chẳng đứng yên, điều này có thể hiểu theo lý luận thường nghiệm, nhưng “người không đi cũng chẳng trụ” là thế nào. Có vài quán sát để thấu hiểu điều này.

-         không đi không có nghĩa là trụ.

-         người không đi, “chủ thể đi không thể có được” (câu 9). Chủ thể đi không có thì nói đi hay đứng đều vô nghĩa.

Đi, chưa đi, đang đi đều không trụ, mà “người đi thì chẳng trụ”, nên “pháp đi và trụ, đồng nghĩa với sự đi”, nghĩa là đồng nghĩa với sự đi không có thật. Tất cả sự đi và dừng đều không trụ, tất cả đi và dừng đều trống không, đều là tánh Không.

Quán sát đời người dù chuyển động hay không chuyển động, đều không có chỗ trụ (vô sở trụ). Ở tầm vĩ mô là thân thể, tài sản, thế giới, cho đến một ý tưởng và một khoảnh khắc của ý tưởng, một hạt bụi đều không có chỗ trụ, không có sự đi, không có đã đi, chưa đi, đang đi. Khi ấy tâm con người trở thành bao la, trùm khắp, không trung tâm, sáng tỏ như tánh Không bao la, sáng tỏ, trùm khắp, không trung tâm.

 

18. Pháp đi tức người đi

Sự ấy ắt chẳng đúng

Pháp đi khác người đi

Sự ấy cũng chẳng đúng.

19. Nếu nói trong pháp đi

Tức đó là người đi

Như vậy thì người làm và nghiệp được làm

Sự ấy ắt là một.

20. Nếu nói trong pháp đi

Có khác với người đi

Thì lìa người đi có đi

Lìa đi có người đi

21. Đi, người đi là hai

Thành ra pháp một - khác

Nếu hai cái đều chẳng thành

Làm sao sẽ được thành đi, người đi?

Pháp đi tức là người đi thì chẳng đúng. Nhưng pháp đi khác người đi thì cũng chẳng đúng. Nếu nói trong pháp đi có người đi thì cũng phải nói người làm ra nghiệp (hành động) và nghiệp (hành động) được làm ra là một.

Nếu người làm ra hành động có tự tánh và hành động được làm ra có tự tánh và nếu cả hai là một thì nghiệp ấy chẳng bao giờ tịnh hóa được, mãi mãi dính với người làm. Và nghiệp nhân này chẳng thể nào sanh ra nghiệp quả. Còn nếu cả hai là khác thì không thể gọi là nghiệp vì không thuộc về ai cả.

Nói pháp đi là một với người đi là sai, mà nói khác nhau cũng sai. Bởi vì cả hai đều vô tự tánh, chẳng phải một, chẳng phải khác.

Một - khác không thể thành, nhưng không có một - khác thành, làm sao có pháp đi và người đi?

Quán sát nơi cuộc đời mỗi người, trong sự đi có người đi hay không? Trong người đi có sự đi hay không? Người đi, người hành động (làm nghiệp) là một hay là khác với sự đi, với hành động? Thấy được “các pháp chẳng đến nhau, chẳng hợp, chẳng lìa” như Kinh Đại Bát Nhã nói, người ta sẽ giải thoát ngay trong việc đi đứng nằm ngồi hàng ngày.

22. Nhân đi, biết có người đi

Nhưng chẳng thể dùng cái đi này

Vì trước không có pháp đi

Nên không có ‘người đi’ đi.

23. Nhân đi, biết người đi

Nhưng chẳng thể dùng cái đi nào khác

Vì trong một người đi

Không thể có được hai việc đi.

Do sự đi, sự chuyển động mà biết có người đi, nhưng chẳng thể dùng sự đi, sự chuyển động này để biết có người đi. Vì trước đã chứng minh không có pháp đi, không có sự chuyển động nên người đi không thể có.

Lại không thể dùng cái đi nào khác để biết có người đi, vì trong một người đi không thể có hai cái đi.

Ở đây chúng ta gặp lại xác quyết “chẳng phải một cũng chẳng phải khác” (Bất nhất diệc bất dị) trong bài kệ Bát Bất mở đầu của Trung Đạo, và cũng thường thấy trong các kinh Đại thừa.

Đi và người đi không thể được chứng minhhiện hữu thật sự, độc lập, vững chắc. Chúng như huyễn, như mộng. Trung Luận đã ba lần đưa các hiện hữu về như huyễn như mộng, là một tính cách của tánh Không. Chẳng hạn trong chương Quán Điên Đảo: 8. Sắc thanh hương vị xúc

Và pháp, thể sáu thứ

Đều Không, như sóng nắng, như mộng

Như thành Càn thát bà.

9. Trong sáu thứ như vậy

Đâu có tịnh, bất tịnh

Giống như người huyễn hóa

Cũng như bóng trong gương.

 

24. Quyết định có người đi

Không thể dùng ba thời đi

Không quyết định có người đi

Cũng không thể dùng ba thời đi.

25. Pháp đi là định hoặc bất định

Người đi, không thể dùng ba thời

Thế nên đi, người đi

Chỗ đi, đều không có.

Muốn quyết định, xác định người đi là thật có thì phải xác định ba thời đi, nhưng ở trên đã nói không thể xác định ba thời đi.  Muốn xác định hay bác bỏ thật có người đi cũng không thể được vì không thể xác định ba thời đi. Ban đầu không có nhân là sự đi, thì cũng không có quả là sự đến.

Xác định là có, bác bỏ tức nói không có, cả hai nền nằm trong Tứ cú (Bốn câu), có, không, vừa có vừa không, không có không không. Tánh Không vượt thoát cả bốn câu này, vượt ngoài ý thức lý luận.

Sự quán sát triệt để hiện tượng đi đưa chúng ta đến cái thấy tánh Không: không có sự đi và đến, người đi và đến, chỗ đi và đến. Cái thấy ấy xóa tan mọi kiến chấp, mọi vọng tưởng đã dệt nên hiện hữu sanh tử khổ đau. Cái thấy tánh Không chính là giải thoát: không có thời giankhông gian giả tạo che chướng nữa.

Áp dụng vào ý tưởng: không có sự đi và đến của một ý tưởng, không có một ý tưởng đi và đến, không có chỗ đi và đến của một ý tưởng. Người ta sẽ giải thoát khỏi sự đè nặng, ám ảnh của những ý tưởng khi nhận biết bản tánh của những ý tưởngtánh Không.

Chỉ có tánh Không mới thấy được tánh Không. Sự quán sát tánh Không trở thành chính cái nhìn thấy của tánh Không sáng tỏvô ngại. Cái nhìn thấy của tánh Không sáng tỏvô ngại này thấy mọi sự, thân thể, nhà cửa, người khác, thế giớitánh Không và mọi sự trong đời sống hàng ngày là sự biểu lộ của tánh Không.

 

Để kết luận, chúng ta trích một đoạn nói về cái quán thấy thật tướng của chúng sanh, Phật, thế giới, và ba cõi, trong Phẩm Thấy Phật Bất Động (Aksobhya) Kinh Duy Ma Cật:

Bấy giờ Thế Tôn hỏi ngài Duy Ma Cật: “Khi ông muốn thấy Như Lai, thì ông xem thấy như thế nào?

Cư sĩ Duy Ma Cật thưa: “Thế Tôn, như con tự xem thấy thật tướng của thân như thế nào, con xem thấy Phật cũng như thế. Con xem thấy Như Lai quá khứ chưa từng đến, tương lai không đi đâu, hiện tại cũng chẳng trụ. Con không xem thấy sắc, không xem thấy sắc như, không xem thấy tánh sắc, không xem thấy thọ, tưởng, hành, thức, không xem thấy thức như, không xem thấy tánh thức. Chẳng phải nơi bốn đại mà khởi, đồng với hư không. Không chứa trong lãnh vực các căn, siêu vượt khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Không ở trong ba cõi, vốn lìa khỏi ba nhiễm ô tham sân si, hằng thuận với ba môn giải thoát. Đầy đủ ba minh, cùng với vô minh bình đẳng. Không một không khác, không đây, không kia. Chẳng phải tướng, chẳng phải giữ tưóng. Không bờ này, không bờ kia, không giữa dòng, mà giáo hóa chúng sanh. Xem thấy tịch diệt mà chẳng vĩnh viễn diệt mất. Không đây, không kia, không nương đây, không nương kia. Không phải chỗ lấy trí mà biết, không phải chỗ lấy thức phân biệt được. Không tối, không sáng. Không danh, không tướng. Không mạnh, không yếu. Chẳng sạch, chẳng dơ. Không ở nơi chốn, không lìa nơi chốn. Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi.

Không chỉ, không nói. Không bố thí, không keo kiệt. Không giới, không phạm. Không nhẫn, không sân. Không tinh tấn, không biếng lười. Không định, không loạn. Không trí, không ngu. Không thật, không dối. Không đến, không đi. Không ra, không vào. Tất cả con đường ngôn ngữ dứt”. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.