Chân Như Nhất Thừa

20/12/20224:19 SA(Xem: 2755)
Chân Như Nhất Thừa

CHÂN NHƯ NHẤT THỪA
Nguyễn Thế Đăng

 

lotus trang white1/ Không có gì thối chuyển trong Chân Như

Tiếp theo, trong phần cuối của phẩm Đại Như, kinh vẫn tiếp tục khai thị về Chân Như ở một cấp độ tinh tế hơn, đòi hỏi người nghe một mức độ Văn Tư Tu cao hơn, trực giáctrí huệ sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn.

Các khai thị này có tính cách trực tiếp hơn, đốn giáo hơn, trực chỉ hơn, như trong các cấp bậc cao của Đại Ấn (Mahamudra), Đại Toàn Thiện (Maha Ati, Dzogchen), Thiền tông… Chẳng hạn khi đức Phật nói “Vô thượng Giác ngộ rất khó được”, thì ngài Tu Bồ Đề lại thưa với đức Phật rằng “Vô thượng Giác ngộ rất dễ được, vì…”

 

Lúc bấy giờ, chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vô thượng Giác ngộ thật khó được (đắc). Vì sao thế? Vì đại Bồ tát phải biết tất cả pháp rồi mới được Vô thượng Giác ngộ, mà pháp ấy cũng chẳng thể đắc.

Phật dạy: Đúng như vậy. Này các Thiên tử! Vô thượng Giác ngộ rất khó được. Phật cũng đã được nhất thiết chủng trí về tất cả pháp rồi mới được Vô thượng Giác ngộ, cũng không chỗ được, không có cái hay biết, không có cái được biết, không có người biết. Vì sao thế? Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Như lời dạy của Phật, Vô thượng Giác ngộ rất khó được. Như con hiểu nghĩa của Phật dạy thì Vô thượng Giác ngộ này rất dễ được. Vì sao thế? Vì không có người được Vô thượng Giác ngộ, cũng không có pháp có thể được. Tất cả các pháp, tất cả pháp tướng Không, không có pháp có thể được, không có người có thể được, vì tất cả pháp Không vậy. Cũng không có pháp có thể tăng, cũng không có pháp có thể giảm. Từ bố thí, cho đến nhất thiết chủng trí, các pháp này đều không có cái để được, không có người được.

Do nhân duyên ấy nên theo ý con thì Vô thượng Giác ngộ dễ được. Vì sao thế? Vì sắc, sắc tướng Không cho đến nhất thiết chủng trí, nhất thiết chủng trí tướng Không”.

Từ sắc đến các pháp ba la mật, cho đến trí huệ cao nhất là nhất thiết chủng trí đều là tướng Không. Trong tướng Không đó, không tìm đâu ra người đắc và pháp có thể đắc, không có bất cứ một pháp gì nên không có sự tăng giảm. Đó là điều đức Phật nói, “Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh vậy”.

Thế nên, Vô thượng Giác ngộ là dễ đắc, vì xưa nay chưa từng có người tu, chưa từng có các pháp để tu, chưa từng có người để đắc.

“Tất cả pháp Không” nghĩa là các pháp xưa nay rốt ráo thanh tịnh, trong đó không có những khái niệm người được, cái để được, mọi khởi niệm chủ thể và đối tượng đều không có. Đây là tánh Không rốt ráo thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất với nói với ngài Tu Bồ Đề: Thưa ngài, nếu tất cả pháp Không như hư không, hư không không khởi niệm rằng ta sẽ được Vô thượng Giác ngộ. Nếu đại Bồ tát tin tất cả pháp Không như hư không nên Vô thượng Giác ngộ dễ được thì tại sao hiện nay có hằng hà sa Bồ tát cầu Vô thượng Giác ngộ lại bị thối chuyển? Thế nên biết rằng Vô thượng Giác ngộ chẳng phải dễ được”.

Ngài Xá Lợi Phất là một vị đại A La Hán, hẳn ngài thấu rõ “tất cả pháp Không” nhưng ngài cố tình hỏi ngài Tu Bồ Đề, vị “hiểu Không đệ nhất”, cốt để cho những người các thế hệ sau bỏ những nghi ngờ, tin hiểu tánh Khôngchuyên tâm thực hành.

 

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đối với Vô thượng Giác ngộ là có thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Không có thối chuyển”.

“Sắc, thọ, tưởng, hành, thức với Vô thượng Giác ngộthối chuyển chăng?” Câu hỏi như một công án mà thấu suốt được nó sẽ phá tan sanh tử của sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Bởi vì với chúng sanh chúng ta, sắc họ tưởng hành thức, những thứ tạo thành con người, là vô thường, sẽ đem lại khổ đau trong sanh tử. Vậy mà ý ngài Xá Lợi Phất nói là chúng không thối chuyển đối với Vô thượng Bồ đề. Cần phải thiền định thiền quán thật nhiều để những lời đối đáp của hai vị không phải là vô ích, không phải là văn chương hý luận.

Sắc, thọ… không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ là thế nào? Vô thượng Giác ngộ dĩ nhiênkhông thối chuyển, nhưng sắc, thọ,… không thối chuyển là thế nào?

 

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Lìa sắc, thọ, tưởng, hành, thức, có pháp gì thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ chăng? Cho đến lìa nhất thiết chủng trí có pháp gì thối chuyển chăng?

- Không có pháp gì thối chuyển”.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ, mà lìa sắc, thọ, tưởng, hành thức cũng không có pháp nào thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ.

Tại sao tất cả pháp đều không thối chuyển mà lìa tất cả pháp cũng không có sự thối chuyển nào cả? Bởi vì:

Tất cả pháp không sanh

Tất cả pháp không diệt

Nếu rõ được như vậy

Chư Phật thường hiện tiền.

(Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Dạ ma cung kệ tán)

Bài kệ này cũng là những lời cuối cùng của Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nói cho đệ tử Bảo Sát trước khi nhập diệt ở núi Yên Tử.

 

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ý ngài thế nào? Sắc tướng Như, thọ tướng Như, cho đến nhất thiết chủng trí tướng Như, đối với Vô thượng Giác ngộthối chuyển chăng?

- Không có thối chuyển.

- Lìa sắc tướng Như cho đến lìa nhất thiết chủng trí tướng Như, đối với Vô thượng Giác ngộ có pháp gì thối chuyển chăng?

- Không có pháp gì thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Như đối với Vô thượng Giác ngộthối chuyển chăng? Cho đến pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất khả tư nghì tánh, đối với Vô thượng Giác ngộthối chuyển chăng?

- Không có thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Lìa Như, lìa pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất tư nghì tánh, đối với Vô thượng Giác ngộthối chuyển chăng?

- Không có thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu các pháp rốt ráo chẳng thể đắc thì pháp gì thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ?

- Như lời ngài Tu Bồ Đề nói, trong pháp nhẫn ấy không có Bồ tát thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ”.

Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ, nghĩa là tất cả các pháp chưa hề lìa Vô thượng Giác ngộ, chưa hề lìa khỏi Chân Như. Bởi vì Chân Như chưa bao giờ dịch chuyển khỏi pháp trụ, pháp vị, thật tế của nó để trở thành sanh tử. Thế nên trong Chân Như không có những vấn đề được hay mất, tiến hay thối, tăng hay giảm, dơ hay sạch.

Năm uẩn không thối chuyển trong Chân Như, nên “trong pháp nhẫn ấy không có Bồ tát thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ”.

“Nếu không có pháp gì thối chuyển”, đây là tánh Không tánh Như.

Ngài Xá Lợi Phất nói tiếp:

Nếu không thối chuyển, Phật nói ba hạng người cầu đạoA La Hán đạo, Độc Giác Phật đạo và Phật đạo, ba hạng ấy là không sai khác. Như lời ngài Tu Bồ Đề nói thì chỉ có một hạng Bồ tát cầu Phật đạo thôi.

Bấy giờ ngài Phú Lâu Na bảo ngài Xá Lợi Phất: Ngài nên hỏi ngài Tu Bồ Đề là có một Bồ tát thừa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề nói: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ở trong các pháp Như, ngài muốn có ba thừa chăng?

- Thưa ngài Tu Bồ Đề, không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất, trong ba thừa sai biệt ấy có Như để được chăng?

- Thưa không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất, Như ấy có một tướng, hai tướng, ba tướng chăng?

- Thưa không.

- Trong Như ấy ngài muốn có nhiều Bồ tát cho đến chỉ có một Bồ tát được chăng?

- Thưa không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất, trong bốn cách trên người ba thừa đều không thể có được, sao ngài lại nghĩ có người cầu Thanh văn thừa, người cầu Độc giác thừa, người cầu Phật thừa?

Thưa ngài Xá Lợi Phất, đại Bồ tát nghe ‘các pháp tướng Như’ này mà tâm chẳng kinh sợ, chẳng thối thất, chẳng hối hận, chẳng nghi ngờ, thì gọi là đại Bồ tát có thể thành tựu Giác ngộ.

Bấy giờ, Phật khen ngợi ngài Tu Bồ Đề: Lành thay! Lành thay! Này Tu Bồ Đề! Lời của ông nói đó đều là Phật lực. Nếu đại Bồ tát nghe nói Như ấy không có các pháp riêng khác mà chẳng kinh sợ, chẳng thối thất, chẳng hối hận, chẳng nghi ngờ, phải biết Bồ tát ấy có thể thành tựu Vô thượng Giác ngộ”.

Trong Chân Như, chỉ có Chân Như, không thể có năm uẩn tức là không có chúng sanhthế giới, không có sự riêng khác của các người ba thừa. Chân NhưNhất thừa, từ xưa đến nay, từ cao nhất xuống đến thấp nhất. Chân Như Nhất thừa không có mảy may riêng khác nào trong những cái mà người bình thường gọi là thế giới, chúng sanh, không gian, thời gian, mê ngộ.

Vô thượng Giác ngộChân Như Nhất thừa này.

Chỉ một cái nhìn sai khác, một ý nghĩ sai khác, một hành động sai khác là người ta đã tự loại mình ra khỏi Chân Như đang bao trùm khắp. Tin hiểu và thực hành như vậy, đó là hành thiền.

 

2/ Các pháp là sự biểu lộ của Chân Như

Kinh nói tiếp:

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thành tựu Giác ngộ nào?

Đức Phật dạy: Thành tựu Phật Vô thượng Giác ngộ.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Nếu muốn thành tựu Vô thượng Giác ngộ, đại Bồ tát phải tu hành thế nào?

Đức Phật dạy: Phải sanh khởi tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh, cũng dùng tâm bình đẳng nói với họ, không thiên lệch. Với tất cả chúng sanh phải có tâm khiêm hạ, cũng dùng tâm khiêm hạ nói với họ. Với tất cả chúng sanh phải có tâm vô ngại, cũng dùng tâm vô ngại nói với họ. Với tất cả chúng sanh phải có tâm không não hại, cũng dùng tâm không não hại nói với họ. Với tất cả chúng sanh phải có tâm yêu kính như cha mẹ, như anh chị em, như bà con, như bạn bè, cũng dùng tâm yêu kính nói với họ”.

Chân Như biểu lộ qua tất cả các pháp, các pháp môn, và chính nhờ sự biểu lộ thành cái có thể cảm nhận được, có thể suy nghĩ, thấy, nghe này mà người ta có thể tiếp xúc, thấy ra, chứng ngộ Chân Như. Chân Như là nền tảng và cũng chính là những biểu lộ đó, nên qua chúng, người ta có thể kinh nghiệm được Chân Như. Chân Như là Nền tảng, các pháp thực hành là Con đường, và Chân Như cũng chính là Quả.

 

Đoạn kinh trên nói về thực hành từ bi và với tâm từ bi người ta sống và làm việc, nhờ đó có thể thấy ra được Chân Như. Tại sao phải tu hành từ bi để thấy biết và thể nhập Chân Như? Bởi vì Chân Như là “một Như, không hai, không khác”, và từ bi rốt ráo là cái Một không hai, không khác.

 

Tiếp đó kinh nói đại Bồ tát phải “không sát sanh, không tà kiến, phải tự tu hành tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, tự tu hành sơ thiền đến phi phi tưởng xứ định, đầy đủ sáu ba la mật, tự mình biết và chứng Tứ Đế, các quả của ba thừa cho đến nhất thiết chủng trí. Đại Bồ tát phải tự mình nhập Bồ tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh…”, nghĩa là tu hành tất cả Phật pháp.

Vì như ở trước kinh nói, “Vì đại Bồ tát phải biết tất cả pháp rồi mới được Vô thượng Giác ngộ, pháp này cũng bất khả đắc”.

 

Đức Phật dạy: Muốn thành tựu Vô thượng Giác ngộ, đại Bồ tát phải tu hành như vậy. Cũng phải học lực phương tiện của Bát nhã ba la mật như vậy. Lúc học như vậy, tu hành như vậy, Bồ tát này sẽ được sắc vô ngại, sẽ được thọ, tưởng, hành, thức vô ngại, cho đến sẽ được pháp trụ vô ngại.

Tại sao thế? Vì đại Bồ tát này từ trước cho đến nay chẳng thọ lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến chẳng thọ lấy nhất thiết chủng trí.

Tại sao thế? Vì sắc mà chẳng có người thọ thì chẳng phải sắc. Cho đến nhất thiết chủng trí mà chẳng có người thọ thì chẳng phải nhất thiết chủng trí.

Lúc nói Bồ tát hạnh này, có hai trăm ngàn Bồ tát được vô sanh pháp nhẫn”.

Bồ tát thì tu tất cả các pháp. Nhưng tất cả các pháp đều hiện hữu trên và lưu xuất từ Nền tảng Chân Như - Tánh Không nên tu tất cả pháp mà chẳng thọ tất cả pháp. Không thọ chính là Trí huệ tánh Không. Thế nên Bồ tát không thọ mà sống và làm việc, do đó Bồ tát giải thoát ngay khi sống và làm công việc Bồ tát, Bồ tát hạnh. Bồ tát hạnh là tu tất cả các pháp trong chính Nền tảng Không - Như của tất cả các pháp. Khi ấy tất cả các pháp là vô ngại, nghĩa là tất cả các pháp chínhtự do.

Khi hoàn toàn thấy tất cả các pháp, tất cả sắc thọ tưởng hành thức là Không – Như, là vô ngại, tức là đắc vô sanh pháp nhẫn



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27844)
31/10/2015(Xem: 15048)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.