Bộ sách Phật học Cuộc đời Đức Phật dành cho học sinh

10/05/20235:36 SA(Xem: 7446)
Bộ sách Phật học Cuộc đời Đức Phật dành cho học sinh
BỘ C ĐỜI ĐỨC PHẬT
(Trọn bộ 4 tập)

NGUYÊN BẢN ANH NGỮ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT 
Dịch giả Tỳ Khưu Thích Đức Hiền
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2014
PDF icon (4)
Cuoc Doi Duc Phat 1BỘ SÁCH PHẬT HỌC CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT TẬP I
Cuoc Doi Duc Phat 2BỘ SÁCH PHẬT HỌC CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT TẬP 2
Cuoc Doi Duc Phat 3BỘ SÁCH PHẬT HỌC CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT TẬP 3
Cuoc Doi Duc Phat 4BỘ SÁCH PHẬT HỌC CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT TẬP 4

LỜI NÓI ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ

Trong ba năm học Thạc sĩ tại Sri Lanka từ năm 2005 đến 2009, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy rất nhiều trường học mở vào ngày Chủ Nhật để dạy Phật Pháp cho các em học sinh đủ mọi lứa tuổi.

Ở Sri Lanka thường được gọi là ‘Sunday School’ hay ‘Sunday Dhamma School’ nghĩa chung là ‘Phật Pháp Chủ Nhật’. Những trường này thường được tổ chức ở các sân chùa hay trường trong chùa tùy theo điều kiện của mỗi chùa to hay nhỏ. Phần đông học sinh đi học bận một đồng phục màu trắng và được học từ 7 giờ sáng đến 10:30 sáng. Những khóa học tại chùa hay trường là nơi duy trì sự giáo dục Phật Pháp cơ bản về đạo đức. Nếu sau này những học sinhPhật tử có đi làm việc, thì họ cần một tờ giấy chứng nhận đã học Phật giáo tại chùa nào đó để bổ sung trong các hồ sơ đính kèm.
Từ cảm hứng việc giáo dục trẻ nhỏ, đất nước Phật giáo Sri Lanka có nhiều kinh sách Phật học được viết bằng tiếng Anh rất phong phú. Trong số đó, chúng tôi nhận thấy bộ sách bốn cuốn ‘Cuộc Đời Đức Phật’, do Hiệp Hội Sāsana Abhiwurdhi Wardhana phát hành vào năm 19991, rất hữu ích cho trẻ nhỏ học và làm bài tập cơ bản trong đó. (1) Về sau, bộ sách này do ‘Trung tâm Văn hóa Phật giáo’ ‘Buddhist Culture Centre’ (BCC) 125, Anderson, Nedimala, Dehiwala, Sri Lanka in lại.

Mỗi tập sách là gồm 12 chương và được giới thiệu theo trình tự cuộc đời Đức Phật và các tiểu sử các vị thánh Tăng, các vị thánh Ni, vua chúa, cận sự namcận sự nữ qua nhiều bài học.

Chúng tôi quyết định dịch ra những tập sách này để bổ sung và làm phong phú thêm tư liệu giáo dục Phật giáo cho thế hệ mầm non học sinh nói chung.

Chúng con cũng xin chân thành tri ân ngài Hòa thượng Kirama Wimalajothi, là vị Giám Đốc của Trung tâm Văn hóa Phật giáo, đã cho phép và động viên chúng con trong việc hoàn thiện dịch phẩm này.

Chúng tôi chân thành cảm ơn Đại Đức Nguyên Tuệ, Đại Đức Từ Minh, Đai Đức Minh Thông, PT. Trương Đình Hòa (PD. Nhật Thuận), anh Đức Anh, Hạnh An đã đọc lại và góp ý bản thảo để chúng tôi hoàn thiện như ngày hôm nay.


Chúng con/tôi chân thành tri ân chư TăngPhật tử gần xa đã ủng hộ tịnh tài để chúng con/tôi in ấn được thành tựu viên mãn.

Cầu mong oai lực Tam Bảo luôn gia hộ đến tất cả chư Tăng, quý cô tu nữ và các Phật tử gần xa được thân tâm an lạc.

Tỳ khưu Đức Hiền, Ph.D. (090.50.40.654)
Chùa Như Ý, Nha Trang Mùa an cư PL 2558, Núi Sạn 20-07-2014

LỜI TỰA CỦA NGÀI SRI. DHAMMĀNANDA

BỘ SÁCH PHẬT HỌC đã chính thức phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 1999 cùng với việc kỷ niệm lần thứ 70 (1929-1999) của Trường Phật Pháp Chủ Nhật diễn ra tại Wisma Dhamma Cakka, Phật học Mahā Vihāra.

BỘ SÁCH này được viết và xuất bản để dành cho các em học sinh có được những tập sách Phật giáo phù hợp.

Mục tiêu chính của BỘ SÁCH này nhằm trình bày lời dạy cao thượng của Đức Phật (Buddha Dhamma) mang tính trình tự và có hệ thống cho học sinh trong độ tuổi hình thành.

Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ sự sự cảm kích và lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Trường Phật Pháp Chủ Nhật (BISDS1) và tất cả những người đã đóng góp, hỗ trợ, khuyến khích nhà xuất bản để ấn hành BỘ SÁCH PHẬT HỌC này. Đặc biệt phải kể đến Ban Tư Liệu và Giáo Trình Trường Phật Pháp Chủ Nhật đã tiếp sức cho chúng tôiý tưởng, phát triển và lưu hành BỘ SÁCH này. Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn đến Hội Sasana Abhiwurdhi Wardhana về việc in ấn BỘ SÁCH PHẬT HỌC này, và cảm ơn đến Hội Hoằng Pháp Phật Giáo Malaysia, Ban Giám hiệu, thầy cô giáo, phòng giáo vụ của Trường Phật Pháp Chủ Nhật (BISDS), các nhà bảo trợ và những Phật tử. Cầu mong oai lực Tam Bảo luôn gia hộ đến quý vị và cùng những người thân quyến cả thảy.

Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri. Dhammānanda Mahā Nāyaka Thera, JSM Hòa thượng Tăng thống Malaysia và Singapore.

 

LỜI TRI ÂN CỦA NG I IRAMA WIMALAJOTHI

Tôi có được cơ hội tuyệt vời này để bày tỏ sự biết ơn chân thành của tôi đến Hội Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trường Phật Pháp Chủ Nhật (BISDS) đã ủy quyền cho tôi được in lại và xuất bản cuốn sách này trong Sri Lanka vì lợi ích cho con em chúng ta để nâng cao kiến thức về Phật Phápngôn ngữ tiếng Anh. Cầu chúc oai lực Tam Bảo luôn gia hộ quý vị.

Hòa thượng Kirama Wimalajothi. Giám Đốc. Trung tâm Văn hóa Phật giáo Buddhist Culture Centre (BCC) 125, Anderson, Nedimala, Dehiwala, SRI LANKA




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27852)
31/10/2015(Xem: 15049)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.