70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?

24/11/201012:00 SA(Xem: 39037)
70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?

70. PHẬT GIÁO CÓ MỘT TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THỐNG NHẤT?

Nếu xét về xã hội giáo đoàn của Phật giáo nguyên thủy thì không có phân chia lãnh đạolệ thuộc, mọi người đều bình đẳng trước Phật Pháp. Và cũng trong phạm vi Phật Pháp, mọi người đều có quyền tự chủ (tự do làm chủ). Vì vậy đức Thích Ca Thế tôn là vị đã sáng lập ra Phật giáo, khi sắp nhập Niết Bàn, Ngài cũng nói với ông A Nan rằng : "Như Lai không nói ta duy trì chúng, ta nhiếp chúng" (Trường A Hàm - Kinh Du Hành I). Phật đôi lúc nói : "Ta ở trong Tăng chúng", chứ không tự xưng là lãnh tụ. Phật tự xưng là "Pháp vương" theo nghĩa Phật đối với mọi pháp đều tự do tự tại, không có nghĩa là "thống lĩnh". Do đó, từ khi có Phật giáo cho đến nay, Phật giáo không có đẳng cấp trên dưới, lớn nhỏ. Hoạt động của tăng đoàn 4 người trở lên, miễn là theo đúng giới luật, đều là hội pháp, phải được tôn trọng, nếu tăng đoàn A vì tăng đoàn B có ý kiến bất đồng mà chia rẽ, thì Phật cũng công nhận sự chia rẽ đó. Trong sách "ngũ phần luật quyển 24". Phật nói : "Việc kính lễcúng dường phải bình đẳng, vì sao như vậy ? Cũng như vàng thật đem chia làm 2 khúc, không có gì khác nhau cả". Do đó, biết rằng tinh thần căn bản của đạo Phật không đòi hỏi có tổ chức nghiêm mật, từng từng lớp lớp; tình hình khác hẳn với đạo Cơ đốc… Bắt đầu từ Kinh cựu ước, đạo Cơ Đốc đã có tổ chức chính trị và ý thức chính trị mạnh mẽ, có tổ chức nghiêm mật, có nền thống trị đầy quyền lực. Đó chính là đặc sắc của giáo hội Cơ Đốc (người ta nói không phải là vô cớ rằng, tổ chức chính trị và phương pháp thống trị các đảng cộng sản hiện nay là học theo giáo hội đạo Cơ Đốc). Chính vì vậy mà tổ chức giáo hội Cơ Đốc giáo, có một bối cảnh lịch sử lâu dài, và có năng lực lãnh đạo giáo đoàn trội hơn Phật giáo rất nhiều. Ngay đối với giáo hội Tân giáo Cơ Đốc, tuy rằng chia thành rất nhiều hệ phái không có liên quan với nhau, nhưng trong nội bộ mỗi hệ phái, tổ chức của họ vẫn chặt chẽ, tốt đẹp.

Phật giáo chúng ta cho đến nay, vẫn không thể nói tới một tổ chức giáo hội có tính thế giới. Trong nội bộ của từng quốc gia, cũng có nhiều hệ phái. Và trong nội bộ của mỗi hệ phái, tổ chức cũng không thống nhất. Đặc biệt là trong Phật giáo Trung Quốc, trong lịch sử tuy có lập chế độ "Tăng quan", nhưng đó là một chức vụ do chính phủ đặt ra để kiểm soát Tăng nitài sản giáo hội, chứ không phải là một thiết chế tổ chức của giáo hội. Ngày nay, tuy cũng có một Giáo hội Phật giáo Trung Quốc, với các phân chi hội các Tỉnh, Huyện, Thị, nhưng nó không có quyền hành chính thực tế, tài sản các chùa không thuộc do Giáo hội bổ nhiệm.

Vì vậy năm 1953, Đài Loan tuy có hơn 600 vạn người vẫn không tạo ra được một lực lượng tích cực, không xúc tiến được kế hoạch xây dựng sự nghiệp Phật giáo trên quy mô lớn. Trái lại, giáo đồ Thiên chúa ở Đài Loan, chỉ có 26 vạn 5000 người, giáo đồ Cơ Đốc cũng chỉ có hơn 229 vạn 3000 người, nhưng sức hoạt động của họ, nếu xét trên bề mặt thì hơn Phật giáo nhiều. Tỉnh ta chỉ có 4 vạn tín đồ Hồi giáo, cũng được chính phủ coi trọng hơn so với Phật giáo. Nguyên nhân là lực lượng của họ tập trung, còn Phật giáo thì ai làm gì thì làm.

Căn cứ vào số liệu thống kê thế giới, số người theo các tôn giáo lớn trên thế giới Cơ Đốc giáo (kể cả cũ và mới) chiếm vị trí thứ nhất, có tất cả 9 ức tín đồ (900 triệu). Phật giáo chiếm vị trí thứ hai, với 600 triệu tín đồ. Hồi giáo chiếm vị trí thứ ba với 400 triệu tín đồ; vị trí thứ tư thuộc Ấn Độ giáo với 300 triệu 8 nghìn vạn tín đồ; thứ 5 là Do Thái giáo với 5 nghìn vạn tín đồ (báo Sư tử hống quyển 3, kỳ thứ 10; tr. 4). Nếu 600 triệu tín đồ Phật giáo biết hợp tác đoàn kết với nhau thì sẽ đem đến cho nhân loại biết bao quang vinh an lạc !

Ở đây, cần đề xuất một vấn đề, tức là số liệu thống kê ghi trong bài "Phật giáo châu Á", đăng ở tập "Địa đồ chu san" của Nhật báo Trung ương ngày 14 tháng 12 năm 53 Dân quốc. Số liệu thống kê đó có nhiều sai lầm. Nó ghi : cả thế giới chỉ có 300 triệu tín đồ Phật giáo, tức là giảm 1/2 so với số liệu thống kê chính thức. Sai lầm này có thể là do Chu San ước lượng Phật giáo đồ ở Trung Quốc đại lục chỉ có khoảng 100 triệu, tức 13% tổng dân số. Đây là một sự đánh giá rất "có vấn đề". Đồng thời, tờ Chu San lại cho rằng Phật giáo Ấn ĐộTích Lan, nhất là Phật giáo Tích Lan, thuộc về khu Phật giáo Đại thừa, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ngay ở Việt Nam, Phật giáo cũng có cả Đại thừaTiểu thừa. Tờ Chu San cũng không chú ý gì đến tình hình Phật giáo ở ngoài châu Á. Thí dụ ở Mỹ hiện nay, đã có 17 vạn Phật giáo đồ, 170 ngôi chùa và tu viện rải rác tại các bang.

Phật giáo không phải là một tổ chức chính trị, vì vậycho đến nay, vẫn chưa có một giáo hội thống nhất theo kiểu lưới của Phạm Thiên, tuy rằng vẫn có tổ chức có tính biểu trưng là "Hội Ái hữu Phật giáo thế giới". Hội này được lập do sáng kiến đề xuất của đại sư Thái HưTrung Quốc. Sớm nhất là từ năm dân quốc thứ 17 (T. L 1928), đại sư Thái Hư có 2 điểm hy vọng : Một là xóa bỏ quan niệm thiên chấp về Đại thừaTiểu thừa. Hai là liên hiệp Phật giáo các nước lại, thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước và thúc đẩy nên hòa bình thế giới. Cuộc vận động này, phải trải qua 22 năm hun đúc, đến ngày 6 tháng 6 năm 1950 mới triệu tập được tại Tích Lan Đại hội đại biểu thế giới lần thứ nhất. Trong số các nhân vật ủng hộ Đại hội, có quốc vươngTăng thống Thái Lan, Tổng Thống và Tăng thống Miến Điện, Thủ tướng và Tăng tống Tích Lan, vị Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng, Quốc vương và vua Sãi ở Camphuchia, Tăng thống Việt Nam, Thiên Hoàng Dục nhân (Hirohito) của Nhật Bản. Lúc bấy giờ, Trung Quốc cử Pháp sư Pháp Thường (đang dạy Phật họcTích Lan) làm đại biểu. Đại hộiquyết định hai năm triệu tập một lần Đại Hội. Cho đến nay, đã tổ chức được bảy lần Đại hội, lần lượtTích Lan, Nhật Bản, Miến Điện, Nêpan, Thái Lan, Camphuchia, Ấn Độ v.v… Đáng tiếc là bắt đầu từ Đại hội lần thứ ba tổ chức tại Miến Điện, tức là năm 1954, tổ chức Phật giáo thế giới thuần nhất lại biến thành nơi tranh cãi giữa hai phái tự do và thân cộng sản (Xem Hải Triều Âm, quyển 45, số tháng 10, bài của Pháp sư Lạc Quan).

Trong kỳ Đại hội lần thứ 7, họp năm 1964, có sự kiện đoàn đại biểu Trung Quốc đại lục, cùng với các đoàn đại biểu Liên Xô, Ngoại Mông, Miến Điện, Đông Pakittăng v.v… đề xuất kháng nghị với Đại hội về việc mời đoàn của Trung Hoa dân quốc tham gia Đại hội lên án cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Lào; đoàn đại biểu Inđônêxia trách mắng kịch liệt Malayxia v.v… Tất cả những sự kiện đó đà làm biến chất tôn chỉ của Đại hội.

Chính vì vậycho đến nay, Hội Ái Hữu Phật giáo thế giới, mặc dù có hội viên hơn 60 quốc gia và khu vực [Kỳ Đại hội lần thứ 7, có đại biểu 53 đơn vị tham gia] nhưng cống hiến của nó đối với Phật giáo thế giớinhân loại còn rất hạn chế. Ngay 2 chữ "Ái hữu" (Hội Ái hữu, nghĩa là lấy tình hữu nghị để đoàn kết người này người kia, 2 chữ đó ngày nay vẫn còn bị ảnh hưởng của chính trị thử thách, thì còn nói gì chuyện khác nữa). Trong 14 năm qua, Hội Ái hữu Phật giáo thế giới nhất trí về ngày đản sinh của Phật Thích Ca là ngày 15 tháng 5 dương lịch mỗi năm. Sự nhất trí này được thực hiện trong một nghị quyết của Đại hội lần thứ 2 họp ở Nhật Bản năm 1952, đã thông qua quyết nghị do đại biểu Tích Lan đề xuất, lấy lá cờ 5 màu làm giáo kỳ Phật giáo thế giới. Giáo kỳ này là do đại tá Ôn Cốt người Mỹ thiết kế (1832-1907) còn có những thành tích khác thì không đáng nói (chú 17).

Tổ chức hành chính Phật giáo toàn thế giới, tuy không phải là yêu cầu căn bản của Phật giáo, nhưng đã trở thành nhu cầu cấp thiết của thời đại ngày nay. Nhưng còn phải cố gắng trong nhiều thời gian nữa mới có thể phát triển Hội Ái hữu Phật giáo thành một tổ chức hành chính của Phật giáo toàn cầu.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 29254)
31/10/2015(Xem: 15951)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :