Trí Huệ

10/02/201112:00 SA(Xem: 22425)
Trí Huệ

NGỮ LỤC

Hòa Thượng Tuyên Hóa



VIII. Trí Huệ

Chí công vô tưChánh Pháp.

Ích kỷ, tự lợità pháp.

Làm thế nào để diệt trừ tâm sân hận do vô minh sai khiến? Phải tu pháp môn Nhẫn-nhục Ba-la-mật, tuyệt đối không nên khởi tâm nóng giận. Đây là việc quan trọng nhất. Nếu không khởi tâm nóng giận thì sẽ phát sinh trí huệ.

Đời Mạt Pháp, người người đều phạm một lỗi lầm chung là quá cao ngạo, lấy tai thay mắt, nghe có gì hay thì liền chạy đuổi theo.

Chúng ta, những người tin Phật, chớ nên mê tín quá đáng, mà cần phải dẹp bỏ mê tín. Mê tín là gì? Là tin bậy tin cuồng, tin tưởng ngay những gì người khác vừa nói, tin một cách mê muội.

Tại sao chúng sanh lại điên đảo? Vì nhận lầm vô minh là ông chủ nhà, tống khứ trí huệ đi mất. Vô minh đưa ra mệnh lệnh: "Cho việc đúng là sai; cho việc sai là đúng."

Từ trong Thiền-định, gạn lọc tâm tư, trừ bớt tham dục, khiến trí huệ nảy sinh.

Người thường thích khởi tâm nóng giận đa số là người ngu si, vô minh nặng nề, không một chút công phu hàm dưỡng.

Vọng niệm là niệm hư dối, không chân không thật. Người luôn khởi vọng tưởng điên đảo tức là người tuy biết rõ việc đó là không đúng nhưng vẫn cứ cố làm, lại còn xảo quyệt biện luận cho là đúng.

Nếu chư vị thường xuyên hồi quang phản chiếu, thấy rõ tự tánh, thường sanh Trí Huệ Bát Nhã, thì đó là tạo công. Ứng dụng Trí Huệ Bát Nhã mọi nơi mọi chốn, biến hóa không cùng tận, mà không nhiễm trước, không tạo những việc không thanh tịnh, đó là tạo đức.

Thật ra, Trí Huệ Bát Nhã của kẻ ngu si và người đại trí vốn không khác biệt. Có sai khác là kẻ ngu thì không biết dùng trí huệ, còn người trí thì biết vận dụng nó.

Nếu không chấp trước trong ngoài thì "đến" và "đi" đều được thong dong tự tại, biết được mình từ đâu đến và sẽ đi về đâu. "Đến" có thể nói là trở về--trở về lại thân tâm của mình. "Đi" tức là đi đến Pháp-giới.

Nếu chư vị chấp trước vào "có đến có đi," thì sẽ bị chướng ngại, không thể tự do.

Nếu có "trí" thì chư vị sẽ giống như mặt trời, có "huệ" thì chư vị sẽ tựa như vầng trăng.

Hy vọng được khai ngộ hoặc hy vọng được thành Phật đều là những vọng tưởng. Mọi người phải ghi nhớ: Chỉ cầu tu hành, không cầu hy vọng hão huyền.

Nếu Bồ-tát có thần thông mà không thị hiện, thì có thần thông để làm gì?

Bồ-tát dùng thần thông để giáo hóa chúng sanh, như dựng cây để thấy hình, khiến chúng sanh tăng lòng tín ngưỡng. Như thế, được lợi ích hai chiều. Đó là pháp môn thiện xảo phương tiện.

Chư vị hãy chú ý! Ma cũng hiện thần thông, khiến những người tham cầu thần thông và không có Định-lực sa vào cạm bẫy, mất đi Đạo-nghiệp, trở thành quyến thuộc của ma. Về điểm này, mọi người đều phải đặc biệt chú ý, không thể không cẩn thận!

Người nào muốn có thần thông thì trước hết phải xả bỏ muôn sự, chuyên tâm tham Thiền tịnh tọa. Đến khi công phu chín muồi thì tự nhiênthần thông. Thần thông không phải là thứ có thể tìm cầu ở bên ngoài, mà chỉ có được khi nội tâm mình chứng đắc.

"Nhìn xuyên suốt, xả bỏ, tự tại." Nhìn xuyên suốt tức là hiểu vấn đề một cách rõ ràng. Xả bỏ tức là giải thoát. Chỉ khi đạt được giải thoát rồi thì mới có được sự tự tại chân chánh.

Học Phật Pháp thì cần phải dùng trí huệ chứ không thể dùng tình cảm. Dùng trí huệ để học Phật Pháp thì đó là Chánh Pháp. Dùng tình cảm mà học Phật Pháp thì đó là Mạt Pháp.

Nhiều người nghĩ rằng đời ngườivui sướng. Kỳ thật, những sự vui sướng ấy đều là giả dối. Sự vui sướng chân chánh phải được tìm thấy từ trong tự tánh, chứ không phải đến từ bên ngoài.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27852)
31/10/2015(Xem: 15049)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.