Thư Viện Hoa Sen

Chương 5. Giáo Lý Căn Bản

09/04/201112:00 SA(Xem: 14047)
Chương 5. Giáo Lý Căn Bản

PHẬT LÝ CĂN BẢN
Thích Huyền Vi Biên Soạn
Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn Tái Bản PL 2528 - 1984

Chương V – GIÁO LÝ CĂN BẢN
1. Tứ đế
2. Mười hai nhân duyên - Lược giải 12 nhân duyên của Duyên giác thừa
3. Mười hai nhân duyên (tiếp theo) Thuyết minh nhân quả
4. Ba Pháp Ần
5. Duyên sanh tánh không
6. Tám chính đạo
7. Bốn tâm vô lượng
8. Sáu độ
9. Bốn nhiếp pháp
10. Niết bàn
11. Bồ đề
12. Ba vô lậu học

CHƯƠNG V

GIÁO LÝ CĂN BẢN

1- TỨ ĐẾ

BỐN CHƠN LÝ: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO.

Trong Kinh Quá Khứ hiện tại nhơn quả nói: “Kiều Trần Như (Ajinata Kaundinya) v.v…các ông nên biết, năm ấm (pancaskhandha) hừng thạnh là khổ (All the ills of the five Skandhas), sanh là khổ (birth), già là khổ (age), bịnh lả khổ (sickness), chết là khổ (death), thương yêu chia lìa là khổ (parting with whom we love), cầu việc chi không được là khổ (unattatined aims). Nầy Kiều Trần Như, các loài hữu hình, vô hình, không chân, một chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, tất cả chúng sanh đều có các khổ lụy như thế. Thí dụ như lấy tro phủ trrên lửa, nếu gặp cỏ khô, chắc chắn bốc cháy. Các khổ như thế do “NGÔ làm gốc. Nếu có chúng sanh khởi tưởng tế nhị, lại phải thọ lãnh các khổ như thế, tham dục, giận tức và si mê, đều do “NGÔ làm căn bản mà sanh ra. Hơn nữa, ba thứ độc này là nguyên nhơn của các khổ não. Cũng như hạt giống hay sanh ra các mầm, chúng sanh do hạt giống tham, giận, si mê nên bị luân hồi trong “ba cõi” (Trailokya). Nếu chúng sanh diệt hết ngã tưởng và tham, sân, si thì các khổ cũng đều theo đó mà diệt, không cần tìm vào trong chánh đạo, cũng như người lấy nước để đựng lửa. Tất cả chúng sanh không biết nguồn gốc của các khổ, nên bị luân hồi ở trong sanh tử. Nầy, Kiều Trần Như: Khổ các ông phải biết, Tập các ông nên đoạn, Diệt các ông nên chứng và Đạo các ông phải tu. Kiều Trần Như; Khổ ta đã biết, Tập ta đã đoạn, Diệt ta đã chứng và Đạo ta đã tu, thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Anuddhara Samyaksambuddha). Vì thế, nên các ông nay phải biết khổ, đoạn, tập, chứng, diệt và thật hành đạo lý. Nếu ai không rõ bốn pháp Thánh đế, phải biết rằng người ấy khó mà giải thoát. Bốn Thánh Đế là chơn lý, là sự thật: Khổ thật là khổ, tập thật là tập, diệt thật là diệt, đạo thật là đạo…”.

Trong Kinh Mahanirvana quyển thứ 15 có nói: “Ta trước kia cùng các ông , vì không nhận chân được bốn Thánh Đế, nên phải trôi lăn trong biển khổ sanh tử, nếu chúng ta hiểu và thật hành bốn Thánh Đế thì quyết định đoạn tuyệt sanh tử”.

Hai đoạn văn trên đây dẫn trong các kinh để thuyết minh rằng: Sau khi đức Thích Ca Thế Tôn thành đaọ, thời thuyết pháp đầu tiên của Ngài là ban bố cho năm bị Tỳ Kheo (Bhiksus, mà Đại đức Kiều Trần Như là đoàn trưởng). Đức Phật giải nói pháp Tứ Thánh Đế. Pháp nầy thuyết minh đạo lý chân thật của vấn đề sanh tử luân hồi và làm thế nào để giải thoát sự sanh tử ấy. Pháp Tứ Thánh Đế có chia ra làm hai lớp để thuyết minh:

1- Hiện thật biết rõ các khổ sanh tử để theo đó tìm ra nguyên nhơn gây khổ.

2 – Đã biết nhơn khổ, hành giả cần phải tìm cách diệt nó để giải thoát sanh tử, đi vào cảnh tịch diệt an vui. Nhưng làm cách nào mà đi? Đó phải nhờ con đường Bát chánh. Khổ là quả, Tập là nhơn: Đây là nhơn quả thế gian. Diệt là quả, Đạo là nhơn: Đây là nhơn quả xuất thế gian.

Khổ là trạng thái sinh hoạt của loài hữu tình như: sanh, già, bệch, chết v.v…Tập là nguyên nhân của sự khổ, vì có ngã tưởng nên khởi ra ba độc: Than, giận, si mê. Diệt là chứng đặng tịch diệt. Niết Bàn, thoát khỏi sanh tử. Đạo là làm thế nào để đi đến Niết Bàn, tức là tu tập pháp Bát chánh. Đế ( the Truth) nghĩa là chơn thật, tường thẩm. Pháp khổ, pháp tập, pháp diệtpháp đạo, là chơn lý hằng còn, không luận là có đức Phật ra đời hay không ra đời, pháp nầy vẫn tồn tại, miên trường. Tánh khổ, tánh tập, tánh diệt, tánh đạo, không phải khác, không hư, không vọng cho nên gọi đó là ĐẾ.

Ai giác ngộ được pháp Tứ Đế thì đoạn được sự sanh tử luân hồi. Tập là căn bản của sự khổ, biết khổ để đoạn tập, đoạn tập để lìa khổ. Diệt là sự kết quả việc làm đạo, cầu chứng diệt là do hành đạo, nhờ tu hành làm đạo mới đi đến tịch diệt Niết Bàn (Nirvana). Trước do thấy Khổ Đế, chúng sanh mới nhàm chán sanh tử, sau do biết Tập đế đoạn trừ hoặc nghiệp phiền não, cao hơn một tầng nữa, do Diệt đế chúng sanh rõ quả Niết Bàn (Nirvana) và do Đạo đế tu nhơn Niết Bàn.

BỐN CHƠN LÝ

(Catvary Aryasatyani)

KHỔ

(Duhkham)

Quả khổ: Các khổ não, 8 khổ sanh tử

 

 

 

Nhơn quả lưu chuyển thế gian

 

 

 

Phải biết

Phải đoạn

 

 

TẬP

(Samudayah)

Nhơn khổ: Ngã tướng là gốc, tham sân si, ba độc

 

 

 

 

DIỆT

(Nirodhah)

Quả vui: Diệt khổ, chứng Niết Bàn, quả Niết Bàn

 

 

Nhơn quả giải thoát xuất thế gian

 

 

Phải tu

Phải chứng

 

 

ĐẠO

(Margah)

Nhơn vui: Tu Bát Chánh Đạo

 

1) Khổ Đế:

Chúng ta quán sát tất cả sự vật trong thế gian đều là khổ mà mọi người ai cũng phải gánh chịu, cho nên gọi là khổ đế. Chữ khổ dùng mọi sự đau khổ làm nghĩa, dùng sự bức bách làm tướng. Tất cả các loài hữu tình thường bị mọi sự khổ não vô thường hoạn lụy, luân chuyển sanh tử không bao giờ cùng tận cho nên gọi là khổ. Có trăm, ngàn, muôn, ức, sự khổ nhưng chúng ta có thể tóm như sau: già, bệnh, chết là 3 thứ khổ về thân; tham, sân, si là ba thứ khổ về tâm; địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là ba thứ khổ về đời sau; Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, nội khổ, ngoại khổ, cộng khổ, khổ sanh, già, bệnh, chết, khổ thương yêu chia lìa, khổ ghét mà gặp nhau, khổ cầu việc chi mà không được, khổ năm ấm hừng thạnh – đó là các sự khổ nãothế gian, không một ai tránh khỏi. Do đó, nên chúng ta biết rằng thế gian là một chiến trường thọ khổ.

2) Tập Đế:

Nguồn gốc của sự khổ quyết do các nguyên nhân tập khởi, nên gọi là Tập đế. Tập đế nghĩa là nhóm họp, dồn chứa tất cả phiền não và các nghiệp thiện ác của chúng sanh đều do “Ngã tưởng” và ba độc tham, sân, si, do hoặc tạo nghiệp, rồi chiêu tập các khổ sanh tử. Vì thế nên tập là nguyên nhân của sự khổ. Chúng sanh muốn hiểu rõ quả khổ sanh tử trước phải đoạn nhân khổ ngã tưởng và tham, sân, si, các thứ phiền não chiêu tập.

3) Diệt Đế:

Diệt nghĩa là diệt trừ các khổ không còn tồn tại. Xưa dịch là Tận (khổ hết không còn), nghĩa cùng chữ Diệt đồng nhau. Diệt là đoạn trừ nghiệp đã có do tham, sân si gây ra, các hoạn lụy sanh tử không còn mảy may, chứng đặng tịch diệt thanh tịnh, đến cảnh giới Niết Bàn.

4) Đạo Đế:

Đạo nghĩacon đường thông suốt, con đường thông đến Niết Bàn. Ai muốn giải thoát sanh tử, chứng quả Niết Bàn, quyết phải dùng con đường hành đạo nầy làm nhân. Đạo tức là Bát Chánh Đạo, cũng gọi là Bát Thánh Đạo: hiểu biết chơn chánh, nhớ nghĩ chơn chánh, siêng năng chơn chánh, tưởng niệm chơn chánh, và thiền định chơn chánh (Bài sau nói rõ).

Do các luận giải trên, chúng ta đối với chơn nghĩa Tứ Đế có thể nhận được 6 điều khái niệm:

1) Phật giáo phán đoán gián trị của nhân sanh bắt nguồn từ khổ não.

2) Các sự khổ não ấy đều do hiện thật quán sát mà biết.

3) Khổ không có chủ định mà là động lực thúc đẩy bởi nghiệp nhân, nếu ai siêng năng tu tập Chánh Đạo thì có thể giải trừ.

4) Chơn nghĩa của bốn Thánh Đế không phải là tiêu cực cũng không đồng tư tưởng yếm thế, mà có tác dụng tích cực, cổ võ ý nghĩa hướng thượng.

5) Bởi vì nhơn sinh quan là khổ, do đó nên mới phát sanh vấn đề: làm thế nào có thể triệt để giải thoát các khổ não đạt đến cảnh giới an lạc cứu cánh? Đây là vấn đề trọng đại của Phật giáo. Đó cũng là điểm xuất phát sự tu tập của Phật giáo, lại cũng là mục tiêu hành trì duy nhất của Phật giáo.

6) Căn nguyên thống khổ của nhân sanh, do ngã tưởngba độc: tham, sân, si mê tạo nghiệp sanh ra phiền não. Vì vậy nên chúng sanh muốn trừ khổ não, không thể không đoạn phiền não, muốn đoạn phiền não, không thể không tu hành. Yếu nghĩa Tứ Thánh Đế nầy là giáo pháp cơ bản tu hành của người học Phật.

Thinh Văn (Sravaka) là quả vị siêu xuất Tam Giới (Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới). Nhờ thật hành 4 Thánh đế trên đạt đến cảnh giới siêu việt như vậy. Người tu hành trong khi Phật còn tại thế, nghe hiểu Phật pháp, y giáo tu hành chứng quả, nên gọi là Thinh Văn.

 

2 - MƯỜI HAI NHƠN DUYÊN

Lược giải 12 nhơn duyên của Duyên Giác Thừa.

THEO NHƠN NÓI QUẢ - DO QUẢ XÉT NHƠN, PHÂN TÁCH 5 HỆ THỐNG.

Trong năm thừa Phật giáo, Duyên Giác là thừa thứ tư thật hành 12 nhân duyên, kết quả chứng được quả Duyên Giác. Chữ Pratyeka Buddha Trung Hoa dịch là Pi-Chih-Fu, tức là Duyên Giác, hoặc nói là Độc Giác. Do quán 12 nhân duyên mà được ngộ đạo nên gọi là Duyên Giác. Sanh ra đời không gặp Phật, vị nầy nhờ nhơn duyên, phước đức đời trước, nhìn thấy hoa rơi lá rụng, nghĩ đến vạn vật vô thường, hoặc là ở riêng trong rừng núi quán sát các pháp tu hành ngộ đạo, không Thầy chỉ dạy nên xưng là Độc Giác: Giác ngộ một mình.

- Thế nào gọi là 12 nhân duyên?

- Như trong bản đồ số 1 dưới đây, chúng ta sẽ thấy, từ vô minh đến lão tử, thuận theo giòng sanh tử mà nói, gọi là quán thuận. Như trong sơ đồ số 2, chúng ta thấy rằng từ lão tử xét đến vô minh, nghịch giòng sanh tử, gọi là quán ngược.

 

 

 

 

 

 

1 – QUÁN THUẬN 12 NHÂN DUYÊN

(Dvadasangah)

___________________

Pratityasamutpadah

1- Vô minh (Avidya)

2 – Hành (Samskarah)

3 – Thức (Vijnanam)

4 – Danh sắc (Namarupam)

5 – Lục nhập (Sdayatanam)

6 –Xúc (Sparsah)

7 – Thọ (Vedana)

8 – Ái (Trsna)

9 – Thủ (Upadanam)

10 – Hữu (Bhavah)

11 – Sanh (Jatih)

12 – Lão tử (Jaramaranam)

 

 

2 – QUÁN NGƯỢC 12 NHÂN DUYÊN

1 – Lão, tử

2 – Sanh

3 - Hữu

4 - Thủ

5 – Ái

6 - Thọ

7 – Xúc

8 - Lục nhập

9 – Danh sắc

10 - Thức

11 – Hành

12 – Vô minh

 

Cách giảng thứ nhất có liên quan đến lời tường thuật của đức Phật trong khi thành đạo: Lúc bấy giờ đức Phật ngồi trên tòa Kim Cang (Vijrasana, Buddha’s seat on attaining Enlightenment, the “Diamond’ throne) suy nghĩ làm sau tìm cách giải quyết vấn đề sanh tử, làm sao biết được vấn đề: con người từ đâu sanh ra? Và khi chết sẽ về đâu? Nguyên nhân chính yếu của nó là đạo lý lưu chuyển sanh tử cũng tức là 12 nhân duyên, là nguyên lý cơ bản của Phật giáo. Sau đây là đoạn trích trong kinh Quá khứ Hiện tại Nhân quả quyển thứ ba: “Lúc bấy giờ Bồ Tát (Sakyamuni), đến canh ba quán xét tất cả căn tánh của chúng sanh do nhân duyên gì mà có ra lão tử. Bồ Tát biết lão tử do “Sanh” mà có, nếu dứt bỏ sự “Sanh” thì không có lão tử. Hơn nữa sự “Sanh” nầy không phải do trời sanh, không phải tự mình sanh, cũng không phải không duyên có gì mà sanh; tất cả mọi sự vật đều do nhân duyên sanh. Vì có nghiệp của ba cõi: Dục, Sắc và Vô Sắc. Chúng ta phải quan sát trong ba cõi, các nghiệp từ đâu sanh ra tức là biết nghiệp của ba cõi do bốn thủ sanh ra. Lại nữa quán sát bốn thủ từ đâu sanh ra, chúng ta biết rằng thủ từ ái sanh ra; lại quán sát ái từ đâu sanh ra, chúng ta biết rằng ái từ thọ sanh ra; lại quán thọ từ đâu sanh ra. tức là biết thọ từ xúc sanh ra; lại quán sát xúc từ đâu sanh ra, tức là biết xúc từ lục nhập sanh ra; lại quán lục nhập từ đâu sanh ra, tức là biết lục nhập từ sắc sanh ra; lại quán sắc từ đâu sanh ra, chúng ta biết rằng danh sắc từ thức sanh ra; lại xét thức từ đâu sanh ra, liền biết thức từ hành sanh ra; cuối cùng quán hành từ đâu sanh ra, liền hiểu biết từ vô minh sanh ra”.

“Nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì lão, tử, ưu, bi khổ, não đều diệt”.

“Quán thuận, quán nghịch, quán 12 nhân duyên như thế, canh ba vừ dứt, phá được màn vô minh (avijja), khi sao mai vừa ló mọc. Như Lai chứng đặng trí tuệ sáng suốt, đoạn các chướng ngại, chứng thành nhứt thế chủng trí (Sarvajna).

Nhờ pháp quán sát hiện thật về lão tử, phăng lần đến vô minh, chúng ta thấy được điểm xuất phát. Đây là quán ngược vòng sanh tử, diệt hết vô minh, vì do vô minh mà có tất cả, nhẫn đến lão tử, đều được giác ngộ giải thoát. Đây là quán thuận vòng sanh tử. Về vấn đề nhân sinh quan, Phật giáo thuyết minh hết sức hoàn bị.

 

Lược giải 12 Nhân Duyên.

Mười hai nhơn duyên cũng gọi là 12 duyên khởi, có chỗ dịch là 12 hữu chi, “Nhơn” (Cause) tức là chủ nhơn (Nhơn chính) là công năng sinh trưởng tất cả sự vật . “Duyên” (Along) là trợ duyên (theo giúp đỡ) tức là điều kiện gá nương giúp sức cho công thực hiện. Cũng như, chúng ta trồng dưa thì đặng dưa, trồng đậu thì kết quả đậu, trước hết phải có các hạt giống dưa và đậu, rồi sau mới nhờ ánh sáng mặt trời, mưa móc, phân liệu, nhân công v.v…mới có sự sanh trưởng, cuối cùngchúng ta đặng dưa, đặng đậu. Hạt giống là nhân, ánh sáng, đất, nước, nhân công v.v…là duyên. Ấy là nghĩa nhân duyên.

Đồng một hạt giống, nếu chúng ta để trên tảng đá thì nó không có cách gì đâm mầm sanh trưởng được. Ánh sáng, mưa móc, nhân công không đồng, sự sanh trưởng cũng có khác. Vì thế, cho nên đồng một sanh lý, hạt giống phải nhờ các duyên mới phát khởi. Ấy gọi là nhân duyên. Lại nữa, chi trước làm duyên cho chi sau phát sanh và tăng trưởng. Ấy cũng gọi là duyên khởi.

Chữ “Chi” có nghĩa là nhân. Hữu tức là cõi. Cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Muôn sự vật hễ đây có là kia có, đây sanh thì kia sanh, có nhân thì chắc chắn có quả, nhân không quả cũng không. Nhân sanh tử có 12 số mục, cho nên gọi là 12 chi. Quán 12 nhân duyên, chúng ta thấy rõ ràng nguyên nhân sanh tửphương pháp giải thoát sanh tử. Hiện tại chúng ta phải theo 3 phương diện mà phân tích, giải thích về ý nghĩa và sự liên hệ của mỗi chi:

 

A – Do nhân nên có quả, ấy là pháp lưu chuyển của 12 nhân duyên:

1- Vô Minh: Ý chí ngu si, mê tối, mù quáng. Nguyên động lực của nó là mờ ám, lúc giác tánh chưa mở mang, phát triển, loài hữu tình mờ mờ mịt mịt. Nếu tánh nầy được phát triển thì tâm tánh của chúng sanh được sáng tỏ. Vô minh không phải là một vật nào khác mà chỉ là trạng thái của giác tánh lúc chưa phát triển mà thôi. Giác tánh cũng như chiếc đèn, ánh sáng đến thì bóng tối tiêu tan, ánh sáng ít thì bị màn tối lấn áp. Vô minh cũng như lúc tối tăm, khi không có ánh sáng của đèn. Theo thí dụ nầy, chúng ta nên hiểu chữ vô minh là vậy.

2 – Hành: Hành vi, tạo tác, cũng có thể gọi là nghiệp. Hành vi hoạt động tạo thành tánh cách nghiệp tập, do giác tánh chưa phát triển, nên ngu ám đẫn khởi tâm thức hoạt động, tức là hoạt động mù quáng. Kết quả hành động ấy trở thành tánh cách. Các hành động nầy, lấy sự bất giác làm trọng tâm, dẫn đến kết quả tức là tánh cách tham (lobho), sân (doso), si (moho), và mạn (mano).

3 - Thức: Nhận thức phân biệt. Chủ quan hay nhận thức, thực hiện trong tâm, tổ chức nơi thân tâm. Làm thế nào để biểu hiện tánh cách nội tâm? Chúng ta phải nhờ (a) tâm phân biệt chủ quan (thức) và (b) vật khách quan (danh sắc).

4 – Danh Sắc: Tinh thần cùng vật chất tổ hợp, gồm trong bộ phận tổ chức thân tâm, tức là 5 UẨN: Thọ, Tưởng, Hành, Thức không hình tướng. Chúng ta khó tìm thấy, chỉ nhờ danh từ mà hiểu biết, nên gọi là “Danh”, Sắc là vật thể có hình tướng rờ mó được, nên gọi là “Sắc”. Có tâm chủ quan, chắc chắn có vật khách quan dùng để biểu hiện tánh cách của mỗi phương diện.

5 – Lục Nhập: Tức là 6 chỗ: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý. 6 cái khí quan, 6 thứ công cụ và 6 thức cơ quan để tiếp xúc với ngoại giới. Đây là bộ phận chủ yếu của vật khách quan mà cũng là công cụ để biều hiện tánh cách, từ ngoại cảnh theo vào 6 chỗ của nội tâm, cho nên gọi là “Lục Nhập”.

6 – Xúc: Tiếp xúc, cảm giác. Căn, cảnh và thức, ba thứ hòa hiệp mà sanh ra tác dụng tâm lý, do có 6 thức công cụ cúng ngoại giới tiếp xúc mà có cảm giác.

7 - Thọ: Lãnh thọ, cảm thọ, cảm tình. Đối với hoàn cảnh con người khởi nhiêu thứ cảm giác, thọ gồm có khổ thọ (Dukha Vedana), lạc thọ (Sukha Vedana) và xả thọ (Upekha Vedana).

8 – Ái: Tham dục, vui cầu, chạy theo dục vọng. Con ngườicảm giác rồi sau sanh ra cảm tình, có cảm tình rồi sanh ra dục vọng. Con người do Ái mà có sanh tử luân hồi mãi mãi.

9 - Thủ: Bảo thủ giữ gìn chấp trước, luyến ái không thôi dứt. Do có ái dục nên tâm chấp chặt dục ấy không bỏ, đối với tâm không dục cũng cố chấp không xã.

10 - Hữu: Sinh tồn, kết quả của hành động, sự tồn tại của nghiệp tập. Chúng sanhcố chấp không bỏ, nên đối với “ngã” khởi ra ngã chấp, đối với “vật” khởi ra pháp chấp. Nhơn sự chấp mà có sự tồn tại giả định.

11 – Sinh: Sanh mạng, sanh khởi, xuất sanh. Các tâm lý hoạt động ở trên và sự tồn tại của nghiệp tập dẫn khởi thân mạng. Nguồn gốc có thân mạng là như thế.

12 – Lão Tử: Suy biến gọi là Lão, hoại diệt gọi là Tử. Sinh mạng của con người liên tục từ khi trẻ đến lúc trưởng thành, từ trưởng thành đến lúc già nua và từ già nua đến cửa chết, đó là quá trình của sinh mạng. Đối với sanh mạng nầy, chúng sanh tạo thêm nhiều nhân, sau khi chết vô minh vẫn còng tồn tại, rồi do đó tiếp nối thân mạng khác, xoay vần như bánh xe không khi nào thôi dứt.

Nhân vô minh nên có lão tử: “Vô minh nối hành, hành nối thức, thức nối sanh sắc, danh sắc nối lục nhập, lục nhập nối xúc, xúc nối thọ, thọ nối ái, ái nối thủ, thủ nối hữu, hữu nối sanh , sanh nối lão tử”.

 

B - Nhờ quả mà biết nhân, dùng đường lối quán ngược mà tìm lối thoát, ấy gọi là môn hoàn diệt trong 12 nhân duyên.

1- Lão Tử (Old age, death): Vấn đề sanh tử hiện thật đến nguồn để tìm gốc. Trong mọi sự khổ não của chúng sanh, sanh tử đứng đầu, Sanh tử duyên đâu mà có?

2 -Sanh (Birth): Do chúng sanhthân mạng. Sanh mạng duyên đâu mà ra?

3 - Hữu (Being existence): Do các hành động, tạo tác, tựu thành nghiệp lực. Cho thế giới cùng bản ngã tồn tại, nên có sinh mạng. Thế thì các nghiệp lực nầy từ đâu mà lại?

4 - Thủ (Laying hold of grasping): Do chấp trước ái dục đến cực điểm. Nó duyên đâu mà chấp?

5 – Ái: (Thirst desire, craving): Do dục vọng đòi hỏi. Sự đòi hỏi dục vọng từ đâu mà có?

6 - Thọ (Sensation, feeling): Đối với mọi sự lãnh thọ cảm tình thương, ghét ở ngoại cảnh sanh ra. Cảm tình làm sao mà sanh?

7 – Xúc (Contact, touch): Cảm giác từ sự tiếp xúc với ngoại cảnh mà sanh ra. Cảm giác từ đâu mà có 

8 - Lục nhập (The six sense organs): Từ 6 cơ quan cảm giác của thần kinh hệ. Sáu cơ quan cảm giác nầy từ đâu mà có?

9 – Sanh sắc (Name and form): Do nơi thân thể kết hợp tinh thầnvật chất. Lục nhập là một bộ phận kết hợp thân thể. Sự kết hợp thân thể nầy là do khách quan thể.

10 - Thức (Consciousness): Thức là tâm phân biệt của vật chủ quan thể.

11- Hành (Action, activity): Sự tổ hợp của tâm chủ quan thể và vật khách quan thể là do mù quáng xung động. Tại sao có xung động?

12 – Vô minh (Ignorance, unenlightenment): Do si mê, nên nguyên động lực phải mờ tối.

Vô minh là gốc sanh tử, là các trạng huống của chúng hữu tình và là giác tánh khi chưa phát triển. Nếu ai phát triển được giác tánh thì có thể giải phóng toàn bộ vô minh. Vì thế nên người nào muốn liễu thoát sanh tử phải dứt sạch vô minh.

 

C – Do quá trình sanh mạng, chúng ta xét đến sinh động lực sanh mạng

Đem các sự tổ chức và hoạt động quan hệ của loại hữu tình, theo thứ tự liên hiệp thành một hệ thống gồm 12 chi. Phân tách các hệ thống liên tục tiến hành, chúng ta có thể chia thành 5 hệ thống.

Hệ thống thứ nhất: Lão tử, Sanh, Hữu. Khởi điểm quan sátLão tử, lão tử do nơi hữu mà sanh, sanh do đó mà tồn tại. Hệ thống nầy thuyết minh thứ lớp sinh mạng nhẫn đến các sự quan hệ thật sự của lão tử.

Hệ thống thứ hai: Hữu, Thủ, Ái. Nguyên nhân tồn tại là do sự chấp trước (Thủ). Chấp trước là do ái dục (Ái). Kết quả trải qua sinh mạng.

Hệ thống thứ ba: Ái, Thọ, Xúc, Lục nhập, Danh sắc. Ái do cảm tình (Thọ), và cảm tình do nơi cảm giác mà có (Xúc). Cảm giác do các cơ quan cảm giác của thần kinh hệ (Lục nhập) mà đến. Sáu căn nương theo toàn thể tổ chức vật chất, tinh thần mà thành ra danh sắc. Quá trình mở mang tâm lý hoạt động.

Hệ thống thứ tư: Danh, Thức. Danh sắc dùng thức làm trung tâm. Bốn hệ thống trên thuyết minh hiện thật. Hệ thống dưới là cứ điểm của bản chất sinh mạng, chỉ rõ tổ chức thân tâm.

Hệ thống thứ năm: Thức, Hành, Vô minh. Thức là cơ quan thông tinh của ý chí, phải nhờ nguyên động lực hoạt động (hành). Căn nhơn của nguyên động lực chính do trên căn bản đủ có ý thức mờ mịt thừ vô thỉ lưu lại (Vô minh).

 

3 - MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN (tiếp)

THUYẾT MINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI VÀ 2 LỚP

THUYẾT MINH NHÂN QUẢ 2 ĐỜI VÀ 1 LỚP.

Vấn đề 12 nhân duyên trong kinh luận, chúng ta thấy có hai lối giải thích không đồn nhau: Giáo lý của Nan Tông (Theravada School) cho rằng: “Nhân quả 3 đời, 2 lớp”. Giáo lý Bắc Tông (Mahayana School) thì nói: “Nhân quả 2 đời, 1 lớp”. Cả hai bên đều y theo chữ đời (generation) mà kiến lập, nhưng trên quan niệm phân tách thì không đồng nhau. Ta sẽ thấy sau đây:

A) Thuyết nói về nhân quả 3 đời, 2 lớp.

Đây là theo kiến giải của truyền thống Nam Tông (Theravada), các Ngài lập luận trên phương diện nhân quả luân hồi (Cause, effect, the turning of the wheel to revole). Như trong Abhidharmakosa nói: “12 chi kiến lập 3 đời”.

Thế nào gọi là 3 đời? Là đời quá khứ, hiện tại, và vị lai. Đem 12 chi chia thành 3 bộ phận, thuộc ba đời. Đây là hệ thống phân biệt theo thời gian (1).

Thế nào gọi là nhơn quả 2 lớp? Đời quá khứ tạo nhân, đến kiếp hiện tại thọ quả. Ấy là lớp thứ nhất. Đời hiện tại gây nhân, rồi vị lai trả quả. Đây là lớp thứ hai. Các Ngài đem 12 chi chia thành 4 bộ phận, trực thuộc hai lớp nhân quả. Đây là hệ thống chia theo lối giải thích trên (2).

Chúng ta hãy nhìn trong biểu đồ 1 và 2 thì thấy rõ:

BIỂU ĐỔ 1:

Chia thành 3 đời trong 12 Nhân Duyên

Đời Quá Khứ

Vô minh

Hành

 

Đời Hiện Tại

Thức

Danh Sắc

Lục Nhập

Xúc

Thọ

Ái

Thủ

Hữu

 

Đời Vị Lai

Sanh

Lão Tử

 

BIỂU ĐỒ 2

Chia thành 2 lớp nhân quả trong 12 Nhân Duyên

Lớp thứ nhất:

Tạo nhân Quá Khứ

Vô minh

Hành

 

 

 

 

Thọ quả Hiện Tại

Thứ

Danh sắc

Lục nhập

Xúc

Thọ

 

 

Lớp thứ hai:

 

Gây nhân Hiện Tại

Ái

Thủ

Hữu

 

 

Lãnh quả Tương Lai

Sanh

Lão tử

 

Nếu đem pháp nầy nói theo đơn giản, chúng ta thấy nó được quy nạp trong ba phương diện, tức là: hoặc, nghiệp, và khổ. Do hoặc (phiền não) mà tạo nghiệp, do nghiệp lực dẫn đến quả khổ. Hoặc nghiệp của đời quá khứ dẫn đến quả khổ hiện tại: hoặc nghiệp đời hiện tại dẫn đến quả khổ vị lai, xoay vần không bao giờ chấm dứt, chúng ta thấy chia trong biểu đồ 3.

 

BIỂU ĐỒ 3:

Dùng Hoặc, Nghiệp, Khổ, để quy nạp 12 Nhân Duyên

Một:

Hoặc Nghiệp

Vô minh

Nhơn đời quá khứ

Hành

 

 

 

 

 

Khổ

Thức

 

 

Quả đời hiện tại

Danh sắc

Lục Nhập

Xúc

Thọ

 

 

 

 

Hai:

Hoặc Nghiệp

Ái

Nhơn đời hiện tại

Thủ

Hữu

 


 

 

Khổ

Sanh

Quả đời vị lai

Lão tử

 

Sau khi chia rõ 3 loại sai khác của 12 chi, chúng ta nên đem mỗi chi phân tách cho rành mạch thêm:

1- Chi vô minh: Từ vô thỉ đến ngày nay, vì do vô minh (Avijja) vô minh là gốc, các phiền não theo đó mà phát khởi, nên nói vô minh tức là gồm các phiền não khác, nên đối với thật sự thật lý không thể rõ biết. Tức là hoặc (mê lầm).

2 – Chi hành: Vì đối với thật sự thật lý không rõ biết, nên tạo các nghiệp (karma) gọi đó là hành. Tức là nghiệp (hành động). Hai chi nầy là nghiệp nhân phiền não đã tạo đời quá khứ.

3 – Chi thức: Thần thức ở trong sát na lúc mới thác thai.

4 – Chi danh sắc: Sau khi thác thai, cá thể kia đầy đủ hai yếu tố sắc cùng phi sắc, nhưng sáu giác quan chưa thành hình, Thế gọi là danh sắc. Các vật không phải sắc là bốn uẩn: thọ, tưởng, hành, thức gọi là danh. Sắc tức là sắc uẩn, gọi là sắc.

5 – Chi lục nhập: Sau khi đầu thai, sáu giác quan của thai nhi dần dần tăng trưởng. Đây gọi là lục nhập.

6 – Chi xúc: Sau khi sanh ra (được 2, 3 tuổi) giác quan, hoàn cảnh cùng tri thức ba thứ liên quan tiếp xúc lẫn nhau. Nhưng cảm giác đối với việc khổ, việc vui chưa nhận rõ được.

7 – Chi thọ: (Từ 4, tuổi đến 14, 15 tuổi), dần dần, theo với thời gian đối với các việc khổ vui, đứa bé đã có cảm giác rõ ràng, nhưng chưa khởi tham dục. Đây gọi là thọ.

Năm chi trên đây, do nhân quá khứ, hoặc và nghiệp, nên có 5 quả hiện tại. Đó là một lớp nhân quả của quá khứhiện tại.

8 – Chi ái: Với tuổi lớn dần, ham muốn dục lạc tăng trưởng, lòng dục thúc đẩy hiện hành, nhưng chưa tìm cầu sâu rộng. Thế gọi là ái.

9 – Chi thủ: Tuổi hoàn toàn trưởng thành, con người muốn được các thứ mong cầu, đi khắp nơi tìm kiếm. Đây gọi là thủ.

10 – Chi hữu: Nhân có sự tìm cầu, chứa nhóm dẫn sanh các nghiệp hoặc, nên gọi là hữu.

Ba chi trên đây, ái thủmê lầm trong hiện tại. Hữu là nghiệp hiện tại. Đó là 3 nhân hiện tại.

11 – Chi sanh: Do nghiệp lực hiện tại, sau khi rời bỏ thân mạng, lại dẫn khởi thần thức

trong sát na đầu thai vào tương lai. Ấy gọi là sanh.

12 – Chi lão tử: Mỗi sát na từ khi sanh cho đến khi bỏ thân mạng đều gọi là lão tử.

Hai chi trên đây sanh và lão tử là do mê lầm hiện tại, nghiệp nhân quả hai đời vị lai bị chiêu cảm. Đây là một lớp nhân quả hiện tạivị lai. Chung lại mà giảng tức là nhân quả “ba đời một lớp”.

Xin xem biểu đồ sau đây:

 

BIỂU ĐỒ 4:

Nhơn quả 3 đời

2 lớp:

Hoặc (Illusion)

Nghiệp (Accordant Action)

Khổ (Suffering)

1 – Vô minh (Hoặc)

2 Nhơn tạo ở quá khứ

Đời quá khứ

2 – Hành (Nghiệp)

 

 

3 - Thức

(1 lớp)

5 quả lãnh thọ hiện tại

Đời hiện tại

4 – Danh sắc

5 – Lục nhập

6 – Xúc

7 - Thọ

 

 

8 – Ái

3 Nhơn tạo hiện tại

9 - Thủ (Hoặc)

10 - Hữu (Nghiệp)

 

 

11 – Sanh

(2 lớp)

2 quả thọ ở tương lai

Đời vị lai

12 – Lão tử

 

B) Luận về nhân quả 2 đời, một lớp theo lý thuyết của Đại Thừa Phật Giáo (Mayayana Buddhism).

Các nhà Duy thức học (Dharmalaksanacarya) như trong luận Thành Duy Thức (Vidyamatrasiddhi – Vimsakakarika – Sastra) có nói: 12 chi nầy nhiếp thành 4 chi, chỗ giải thích nầy không đồng với hệ phái Nam Tông (Theravada):

 

THUYẾT NHƠN QUẢ 2 ĐỜI

THUYẾT NHƠN QUẢ 3 ĐỜI

1 lớp của Đại Thừa

2 lớp của Nam Tông

1)

 

Quan hệ hai đời

Hiện tại cùng vị lai,

hoặc quá khứ cùng hiện tại

 

Quan hệ ba đời

- Quá khứ

- Hiện tại

- Vị lai

 

 

 

 

2)

 

Nhơn quả 1 lớp hoặc

- Nhơn quá khứ. Quả hiện tại

- Nhơn hiện tại. Quả vị lai

- 1 lớp

 

- 1 lớp

 

Nhơn quả 2 lớp

- Nhơn quá khứ. Quả hiện tại

- Nhơn hiện tại. Quả vị lai

- 1 lớp

 

- 1 lớp

 

 

 

 

 

 

 

3)

 

 

Bốn phần

 

 

1. 3 Phần (10 chi) là nhân

2. 1 Phần (2 chi) là quả

 

 

Bốn phần

 

2 phần là nhơn

- 1 phần hai chi

- 1 phần ba chi

 

2 phần là quả

-1 phần năm chi.

- 1 phần hai chi

 

 

 

 

 

4)

Dùng hạt giống hiện hành kiến lập

Nhơn sánh với quả:

3. 10 chi là nhơn

4. 2 chi là quả

Dùng nhơn quả luân hồikiến lập:

5. 2 nhơn quá khứ

6. 5 quả hiện tại

7. 3 nhơn hiện tại

8. 2 quả vị lai

 

1) Đem 12 chi nhiếp (gồm) thành 4 chi, ra 4 bộ, xem biểu đồ sau đây:

 

 

 

Quá khứ hoặc hiện tại

Hiện tại hoặc vị lai

 

1. Chi hay dẫn (sức tác động chủng tử)

 

 

2. Chi bị dẫn (Chủng tử)

3. Chi hay sanh (Kích thích chủng tử)

9. Vô minh (phát, hoặc nghiệp)

 

 

 

 

 

 

10 nhơn

10. Hành (Nghiệp chủng tử)

11. Thức

12. Danh sắc

13. Lục nhập (danh ngôn chủng tử)

14. Xúc

15. Thọ

16. Ái (Nhuận sanh hoặc)

17. Thủ

18. Hữu (đã nhận 6 chi chủng tử)

4. Chi bị sanh (hiện hành quả hiển hiện)

19. Sanh

2 quả

20. Lão tử

 

 

 

2) Phân giải 4 chi:

1/ Chi hay dẫn: Sức phát sanh chủng tử.

2/ Chi bị dẫn: Chủng tử bị dẫn sanh.

3/ Chi hay sanh: Kích thích chủng tử.

4/ Chi bị sanh: Quả hiện hành hiển hiện.

Chi hay dẫn, chi bị dẫn, chi hay sanh là nhơn. Chi bị sanh là quả.

Chi hay dẫn, chi bị dẫn, chi hay sanh là nhơn quá khứ (cũng có thể là nhơn hiện tại). Chi bị sanh là quả hiện tại (cũng có thể là quả vị lai). Như thế là nhơn quả một lớp, tìm về trước thì “tiền tiền vô thỉ”, xét về sau lại “hậu hậu vô chung”. Triển chuyển cùng sanh, như bánh xe quay tròn mà không có đầu mối, giòng sinh mạng của ta hằng không chung kết, từ vô thỉ cho đến ngày nay, luân chuyển không cùng tận.

3) Lược giải mỗi chi:

a) Chi dẫn sanh: Bao gồm hai chi vô minh và hành (nghĩa là vô minh cùng hành hay dẫn sanh thức v.v…năm quả hiện tại).

Vô minh: Mù quáng xung động, thường chiêu cảm nghiệp thiện và ác.

Hành: Hạt giống nghiệp thiện và ác dẫn phát từ vô minh (tạo nghiệp thiện hoặc ác, huân tập chủng tử trong thức thứ 8 (Alaya), gọi là “nghiệp chủng tử”.

b) Chi bị dẫn: Gồm có 5 chi: Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ. (nghĩa là trong bảng thức sanh ra 5 quả dị thục ở tương lai) gọi là chủng tử.

Thức: Hạt giống của thức thứ 8 (Alaya) là chủng tử dị thục thức ở tương lai.

Danh sắc: Trừ ngoài chủng tử của thức thứ 8 và lục nhập, xúc, thọ v.v…Năm uẩn thọ thân đời sau, mỗi bộ phận đều đi với chủng tử.

Lục nhập: Chi nầy liên quan với chủng tử của sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Xúc: Chi nầy sanh chủng tử của xúc tâm sở ở tương lai.

Thọ: Chi nầy sanh chủng tử của thọ tâm sởvị lai.

c) Chi hay sanh: Gồm có ba chi: ái, thủ, hữu.

Ái: Tham tâm sở hạng thấp.

Thủ: Tham tâm sở hạng cao.

Ở đoạn trên nói về nghiệp chủng tử của hành và danh ngôn chủng tử của thức v.v…chủng tử sáu chi mắt, tai v.v…núp trong thức thứ tám đợi đủ duyên sẽ phát sanh hiện hành. Cũng như các hạt giống lúa đậu v.v. tuy nằm trong đất, nhưng phải nhờ thời tiết, ánh sáng, mưa móc, mới nẩy mầm xuất hiện. Do ái, thủ kích thích sáu chủng tử bèn khởi hiện hành.

Hữu: Chủng tử của sáu chi trước, khi ái, thủ mê đắm về sau, quyết định hay cảm quả khổ vị lai, tức là sáu chi chủng tử trên bị mê mang theo trần cảnh, lập thành chi hữu.

d) Chi bị sanh: Gồm có hai chi sanh và lão

Sanh: Từ giớ phút đầu gá nương thai mẹ, chủng tử của năm chi: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ phát khởi hiện hành, thẳng đến trước khi quả hiện hành nầy suy biến.

Lão tử: Theo quả báo suy biến về sau đến lúc kết thúc cuộc đời.

 

4BA PHÁP ẤN

21. TẤT CẢ PHÁP

22. GIẢI THÍC BA PHÁP ẤN

23. TÁC DỤNG BA PHÁP ẤN

24. NHẤT THẬT TƯỚNG ÂN.

Ba Pháp Ấn là (The three signs or proof, Tilakkhana):

a) Các hạnh vô thường (Non-permanence, Anicca)

b) Các pháp vô ngã (Non-personality, Anatta)

c) Niết Bành Tịch tịnh (The Summum bonum, Nirvana).

Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada Buddhism) đối với tất cả pháp dùng Ba Pháp Ấn nầy để ấn định thật nghĩa của giáo pháp, vì thế nên gọi là Ba Pháp Ấn. Ba Pháp nầy cũng như kích thước để đo sự vật, làm mực thước trong tất cả giáo pháp. Cũng như chúng ta dùng ấn tín (khuôn dấu) để ấn chứng sự thật. Phù hợp với Ba pháp nầy mới được gọi là Phật Pháp chơn chánh.

Trong Luận Đại Trí Độ (Prajna-paramitasastra) quyển 22:

25. Hỏi: Thế nào gọi là Pháp Ấn?

26. Đáp: Trong Giáo Pháp của Phật ấn định có ba phương pháp:

o Một là tất cả pháp hữu vi, mỗi giây phút sanh diệt vô thường.

o Hai là tất cả các pháp vô ngã, không có thật cái chi của ta.

o Ba là Niết Bàn tịch tịnh, trạng thái yên tịnh trang nghiêm. Trước khi giải thích Ba Pháp Ấn, chúng ta hãy tìm hiểu các danh tướng sau đây:

a) Tất cả pháp (Sarvadharma): Pháp, nghĩa la sự sự vật vật. Tất cả pháp bao gồm cả pháp hữu vi (có hình tướng) và tất cả pháp vô vi (không hình tướng).

Hữu vi pháp (Sarvabhava): Vi nghĩa là tạo tác, muông sự muôn vật đếu do nhân duyên hòa hợp tạo tác sanh ra. Gọi đó là hữu vi. Như sắc pháp (Rupa) là hiện tượng của vật chất; tâm pháp (citta) là cảnh và tác dụng hiểu biết của tâm.

Vô vi pháp (Asamskrta): Nguyên thể của tất cả hiện tượng, thực thể của muôn loài, thật thể ấy không đợi nhân duyên tạo tác. Cho nên gọi là Vô Vi. Nó cũng tức là chơn như. Chân là chân thật, như là như thường . Thật thể có tướng chơn thật như thường. Cho nên gọi là chơn như. Pháp hữu vi cũng gọi là thế tục đế, cũng tức là đạo lý thế tục, dùng nó để thuyết minh sự tướng thế gian. Vô vi pháp cũng gọi là thắng nghĩa đế, chơn đế, đệ nhất nghĩa đế, là lý tánh chơn thật của các bậc Thánh trí đã thấy. Pháp hữu vi là dụng, pháp vô vi là thể. Cũng như sóng cùng với nước đứng về dụng mà nói, sóng không thể rời nước. Sóng là dụng, nước là thể, thể dụng không rời nhau. Tất cả muôn sự vật đều có thể và dụng, xin xem biểu đồ:

 

 

 

 

Tất cả Pháp:

Pháp Hữu Vi:

Sắc pháp: Hiện tượng vật chất

Thế tục đế: Dụng

Tâm pháp: Tác dụng liễu biệt

 

 

 

 

Không phải một

 

 

Không phải rời

 

 

 

 

Vô Vi Pháp

Chơn như

Thắng nghĩa đế: Thể

 

Chúng ta đã biết qua tất cả pháp, bây giờ có thể theo 2 phương diện để thuyết minh Ba Pháp Ấn:

Một là giải thích

Hai là chỉ tác dụng của nó

b) Giải thích Ba Pháp Ấn: Tất cả muôn sự muôn vật, mỗi giây phút niệm niệm sanh diệt vô thường. Giây phút niệm niệm đây là chỉ cho thời gian hết sức ngắn. Mọi sự vật thay đổi hết sức mau chóng, không có vật gì thay đổi mau hơn tâm niệm. Niệm sau sanh, niệm trước diệt, nên gọi là niệm niệm sanh diệt. Không những trên tâm lý như thế mà cả trên hiện tượng vật lý cũng đều như thế. Hữu tình thế giới thì có sanh (birth), trụ (stay), dị (change or decay), diệt (death). Khí thế gian thì có thành (Vivarta), trụ (Vivarta Siddha Kalpa), hoại (Sainvarta Kalpa) và không (Samvarta Siddha Kalpa) mỗi tích tắc thay đổi không thường. Hoa nở hoa rụng, cho đến quả đất cùng các tinh cầu mỗi giây phút đều bị rung chuyển đổi thay. Đây là vô thường hiện tượng giới. Sáng xanh tươi chiều héo tàn, từ trẻ đến lớn, từ lớn đến già, từ già đến chết. Đây là Vô thường sinh lý của nhân sinh. Trong Duy Thức Học (Vijnaptimatratasiddhasastra) có cho một thí dụ rất chính xácHằng chuyển như bộc lưu), nghĩa là hằng mà chuyển cũng như giòng nước dốc chảy mạnh. Trong Giải Thâm Mật (Sandhi Nirmocana Sutra) cũng nói: “Nhứt thiết chủng tử như bộc lưu”. Nghĩa là tất cả công năng thúc đẩy như giòng nước dốc. Tư tưởng xê dịch trong tâm, sanh diệt, diệt sanh, không bao giờ gián đọan, cũng như nước chảy mạnh, tiếp nối không ngừng.

Nói tóm lại, phàm có sự sự vật vật tạo tác đều biến chuyển xê dịch không cố định. Tất cả vật lýtâm lý đều gọi là hành. Tâm cùng vật đều bị nhân duyên phát động, đều là sự vật không cố định, cho nên cũng gọi là chư hạnh vô thường.

Tất cả sự vật vô ngã: Sự vật đây nó bao trùm cả hữu vivô vi. Ngã là chủ thể duy nhất, thường còn (trong phần trước đã giảng). Vô ngã là chỉ cho cá thể không thường còn, không độc lập, cũng tức là không có tự tánh chơn thân thật. Vô ngãhai nghĩa:

1 – Nhơn vô ngã (Bổ đặt già la vô ngã: Pudgala: the body, matter, personal identity by human and all livings);

2 – Pháp vô ngã: Con người do năm uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành và thức) duyên nhau mà có, nương theo giả danh ấy, nên gọi là người. Sự thật phân tách cho kỹ không có chi là con người cả. Thế nên gọi đó là nhơn vô ngã (không hiểu rõ giả danh nầy, thường giữ tâm ý chấp chặt có ta thật sự, cũng tức là chấp tự ngã tướng, thế gọi là nhơn ngã chấp, nói lược là ngã chấp). Muôn sự muôn vật ở đời gồm trong 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới, các sắc pháp tâm pháp duyên lẫn nhau mà có, cái nầy nương cái kia mà sanh, vật kia vịn vật nọ mà có, không có sau thì không thành trước, không có trước cũng không thành sau. Không có A thì không thành B, không B cũng không biết A. Tất cả sự vật tương đối mà có, tuyệt đối không có vật chi độc lập tồn tại, chỉ nhờ sự nương nhau mà thi thiết, nên gọi là pháp vô ngã. (Không ngộ được giả danh nầy chấp cho sự vật là thật có, cũng tức là chấp có tướng chơn thật, gọi đó lá pháp ngã chấp, nói tắt là pháp chấp).

Hỏi: “Chơn như (Bhuytatathata) là pháp vô vi. Chơn nhưtuyệt đối, là bất biến, tại sao còn nói tự tánh?”

Đáp: “Tự tánh chơn như, rời ngoài ý nghĩlời nói (tự tánh chơn như không thể đem tâm suy nghĩ mà đo được, cũng không thể dùng lời nói mà bàn được. Tâm nghĩ lời nói, trở thành là vật), không thể không nói mà cũng không thể không không nói, nếu chấp chơn như là vật thật có, cũng thuộc về pháp chấp. Danh từ chơn như là mượn để diễn tả, chớ sự thật không có trong tinh thần tương đối”.

Nói một cách dễ hiểu, không luận là sự vật có tạo tác hay là không tạo tác đều không có thật thể tồn tại.

Niết Bàn Tịch Tịnh: Tiếng Sanskrit là Nirvana nghĩa là vắng lặng, tiếng Pali Nibbhana nghĩa là diệt hết trần cấu, không còn phiền não khuấy động, dứt hẳn con đường sinh tử luân lồi. Trong Khế kinh thường nói: “Diệt được tham, sân, si thì diệt được vô minh, đây là đứng về phương diện tiêu cự mà nói. Lại chỉ cho cảnh Niết Bànbất diệt, trong lành và cao quí. Có chỗ nói tất cả pháp, Niết Bàntối thắng, là thiện, là thường vượt hơn các pháp. Đây là đứng về phương diện tích cực mà nói”.

Trong Luận Đại Trí Độ (Prajna-Paramitasastra), quyển 22 có nói: “Tịch tịnh là Niết Bàn, diệt hết ngọn lửa ba độc gọi là Niết Bàn Ấn”. Lại nói: “Trong Pháp Ấn, đầu nói 5 thứ nhóm hợp, tức là 5 ấm trong Pháp Ấn thứ hai nói tất cả pháp đều vô ngã; trong Pháp Ấn thứ ba nói về sự kết quả của hai Pháp Ấn trước, tức là Niết Bàn tịch tịnh. Tất cả cáp pháp tạo tác đều vô thường, biết thế, chúng ta có thể phá năm món ham muốn ngoài ngã sở. Nếu rõ vô ngã thì phá được pháp nội ngã. Phá được ngã và ngã sở, chúng ta an tịnhcảnh giới Niết Bàn”.

Tức là nói, có thể giải thoát ngã chấp, pháp chấp, chúng ta phải thông suốt đạo lý vô thường, vô ngã, diệt hết 3 độc tham, sân, si đạt đến cảnh giới tịch tịnh an ổn.

c) Tác dụng của Ba Pháp Ấn:

Thế nào gọi là tác dụng của Ba Pháp Ấn? Theo trong Luận Đại Trí Độ giải thích: “hành giả tu quán các pháp vô thường, sanh tâm nhàm chán cảnh đời đau khổ, đã nhận biết cảnh khổ, nhưng còn chấp quan chủ. Vì thế nên có Pháp Ấn thứ hai, quán tất cả là vô ngã, đối với 5 chủng, 12 nhập, 18 giới và 12 nhân duyên, xét kỹ trong ngoài, tìm kiếm quan chủ không được, vì không được cho nên tất cả pháp là vô ngã. Hiểu như thế rồi, chúng ta không thể thờ ơ mà phải tìm chỗ nương tựa. Đó là nói Pháp Ấn tịch tịnh Niết Bàn”.

Hành giả là người tu hành. Tác pháp là các sự vật hành động tạo tác, các bản dịch xưa gọi là pháp hữu vi. Quán là quán sát, quan chủ là người quan sát, 5 chủng tức là 5 uẩn, 12 nhập tức là 12 xứ v.v…chỉ cho tác dụng của Ba Pháp Ấn. Có thể chia thành ba giai đoạn để thuyết minh. Giai đoạn thứ nhất, người tu hành phải quán sát các pháp hữu vivô thường, bèn sanh khởi tâm nhàm chán bỏ khổ sanh tử. Tuy nhiên nhàm khổ, nhưng còn thấy có ngã tồn tại. Vì thế nên phải nói Pháp Ấn thứ hai để cho hành giả quan sát rốt ráo không có ngã chơn thật, 5 ấm, 12 xứ, 18 giới đều là pháp nhân duyên sanh, đều thi thiết giả danh. Sự sanh tử là do 12 nhân duyên hòa hiệp mà có, không có thật thể. Ở trong là ngã, bên ngoài là ngã sở đều không thật tại, chỗ nào có ngã để quan sát? Do đó nên biết tất cả sự vật vô ngã. Đây là giai đoạn thứ hai. Chúng ta đã rõ biết không thật thể thì tất cả pháp không tịch gọi là tịch diệt Niết Bàn. Đây là giai đoạn thứ ba cũng gọi là phương pháp tu quán.

d) Nhất Thật Tướng Ấn (The state of bhutatathata):

Ba Pháp Ấn của Nguyên Thủy Phật Giáo (Theravada Buddhism) về sau phát triển thêm một Thật Tướng Ấn của Đại Thừa (Mahayana Buddhism). Ba Pháp Ấn chính là phương diện lập luậnhữu tình không” (In the sense of any sentient being emptiness), dùng vô thường (Anicca), vô ngã (Anatta) để thông đến tịch tịnh Niết Bàn (Nibbhana). Nhất thật tướng ấn chính là lập luậnpháp không” (the emptiness or unreality of things), tất cả sự vật đều không. Không là thật tướng của tất cả pháp. Ý nghĩa đồng nhau, chỉ chia có rộng và lược, xin các học giả tìm xét thêm cho thấu đáo hơn.

 

5 – DUYÊN SANH TÁNH KHÔNG.

- ĐỊNH MẠNG LUẬN (Determinism)

- THẨN Ý LUẬN (Mysticism)

NGẪU NHIÊN LUẬN (Theory of accident) - Của ngoại đạo. giải thích duyên sanh tánh không. Bốn duyên; Năm thứ khái niệm.

Năm thế kỹ trước Tây lịch, các Tư tưởng gia Ấn Độ đối với vấn đề vũ trụ nhơn sinh đã có giải thích rất nhiều. Như trong Kinh Trường A Hàm (Dighanikaya), Phạm Động (Brahmajalasutta) và Sa Môn Quả (Samannaphalasutta) đã ghi rõ. Lúc đó có 62 lối giải thích (the sixty two views) của ngoại đạo. Chúng ta thấy rằng tư tưởng thời ấy rất phức tạp. Nhưng về đặc trưng, có thể phân thành 3 loại:

1) Định mạng luận

2) Thần ý luận

3) Ngẫu nhiên luận

Định mạng luận: tức là mạng của ngoại đạo, do Ngài Maha Lekula chủ trương. Ông ấy cho rằng hành vi cùng vận mạng của nhơn loại đều do phép tự nhiên chi phối, không phải do sức người làm được. Rộng về thế giới quan cũng y theo vận mạng chú định mỗi cá nhơn mà tiến hành. Tức là chủ nghĩa tự nhiên.

Thần ý luận: Tức là luận về ngoại nhơn hay nhứt nhơn, nghĩa là ngoại giới có thật pháp tồn tại, làm nguyên nhân sanh ra vũ trụ vạn hữu, như chấp có Trời Đại Tự Tại (Isvara Deva), trời Đại Phạm (Mahabrahman) v.v…sanh ra vạn vật. Thuyết này dùng Bà La Môn Giáo làm trọng tâm

Ngẫu nhiên luận: Tức là luận về vô nhơn, họ chấp tất cả mọi sự vật sanh khởi trong vũ trụ (the universe), không nhơn cũng không duyên, chỉ có ngẫu nhiên mà có kết quả, cho là không nhơn mà vẫn phát sanh. Đây là chủ trương của Ông Phú Lâu Na Ca Diếp (Purana Kasyapa).

Phật giáo vì muốn phá trừ các thứ tà kiến, cho nên nói đạo lý duyên sanh tánh không. Do “Nhơn duyên được sanh ra các pháp, ta (đức Phật) nói tức là không” Pranayaya-mula-sastratika: Trung luận. “Do nhân duyên nên sanh ra các pháp, ấy tức là không tự tánh” Dvadasanikaya-sastra: Thập nhị môn luận.

Giải thích Duyên Sanh Tánh Không:

Chữ duyên có hai cách giải thích:

Một là nghĩa vin níu, nghĩa là tâm thức con người vin níu tất cả cảnh giớisuy nghĩ cho nên danh từ Trung Hoa gọi là Yuan-Lu. Như nhãn thức duyên với cảnh sắc sanh ra sự thấy và hiểu biết phân biệt, nhĩ thức duyên với tiếng giọng sanh ra nghe biết, phân biệt tiếng hay giọng xấu. Tức là tác dụng tâm đối với cảnh

Hai là nghĩa nương nhờ, nghĩa là nhờ cậy vật khác, cũng có nghĩa là giúp nhau, tương trợ lẫn nhau sinh tồn. Chữ “Duyên” trong đây, chúng ta nên dùng nghĩa thứ hai tức là “tương trợ” lẫn nhau.

Sanh nghĩa là sanh khởi, trước kia không, ngày nay có gọi là sanh.

Tánh là thể, tức là tự tánh, tự thể, thật thể, thật thể độc lập không thay đổi, cá thể của nó là một, là thường.

Không hư vọng không thật, dù có thật thể, rốt ráo cũng không tồn tại.

Duyên Sanh lại gọi là duyên khởi. Nương nhờ các vật hiện khởi; lẫn nhau y tồn sanh khởi; quan hệ lẫn nhau tồn tại. Chúng ta xét rằng, tất cả muôn sự muôn vật nương nhờ lẫn nhau, giúp nhautồn tại, mới đặng sanh khởi, cho nên gọi là duyên sanh. Cũng như anh A nương nhờ anh B, anh C v.v…mà sanh khởi, khi nói đến anh B, anh C, lúc ấy đem anh A làm duyên. Hoặc ngược lại, nói đến anh A, phải nhờ anh B, anh C làm duyên, nếu không đề cập đến anh B, anh C v.v…thì anh A không thể có. Không những anh A như thế, mà cả anh B, anh C cũng lại như vậy. Do đó, nên tướng trạng của anh A là nhờ liên quan tương trợ của anh B và C mà hiện khởi, nên gọi là duyên sanh. Một thí dụ khác, như cây lúa, chúng ta thí dụ cho điểm nầy rõ ràng hơn trong vấn đề đạo lý nhơn duyên sanh. Ai cũng biết, có cây lúa là nhờ nhiều điều kiện tổ hợp lại mà thành. Hạt giống là nhơn chánh, đất, nước, không khi, mưa móc, nhơn công, nông cụ, thời tiết, các thứ đó là “trợ duyên”. Các duyên như thế, giúp đở lẫn nhau mà thành tướng trạng của cây lúa phát khởi.

Như trong kinh Tạp A Hàm (Samyuttanikaya) có một thí dụ về bó lau “Phật nói ví như hai bó lau (một giống cây ở Ấn Độ) nó nương nhau mà đứng vững, tồn tại. Về con người, nương danh sắc mà có thức, nhờ thức mà có danh sắc; đây sanh thì kia sanh, đây diệt thì kia diệt, lý đương nhiên là như thế. Hai gốc của bó lau, đứng vững là nhờ gốc, một gốc ngã thì gốc khác không còn. Danh sắc diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc không còn. Chính là như thế”.

Không những vật như thế mà ngay cả tâm cũng như vậy. Có con mắt hay thấy, phải có cảnh giới bị thấy, có công năng phân biệt, thêm không gian ánh sánh v.v…giúp vào, sau đó tâm thức mới có thể sinh khởi. Theo lý nầy, chúng ta biết, tất cả pháp đều không phải tự nhiên có, nó phải nhờ các duyên hòa hợp mới có thể sanh khởi, các sự vật phải nương nhờ với nhau sanh khởihoại diệt. Nên gọi đó là duyên sanh.

DUYÊN SANH TÁNH KHÔNG: Muôn sự muôn vật đã nhờ không biết bao nhiêu nhơn duyên giúp đỡ lẫn nhau mà hiện khởi, trừ ngoài lý nầy đều không đứng vững. Cũng như cúng ta lột cây chuối, bẹ hết thì không có cây chuối. Cũng như phân tách ngôi lâu đài kia, ngói, gạch, cây đá chia thành các loại, nó không còn danh từ lâu đài nữa. Thử hỏi nó có thật thể không? Đã không có thật thể như vậy, tức là không thật tại, không thật tại tức là không . Đây là cách giải thích hết sức rõ rệt về đạo lý duyên sanh tánh không. Tóm lại, tất cả sự vật đều do các duyên tương trợ lẫn nhau mà sanh khởi, nên không có thật thể. Lại có thể nói: Muôn sự muôn vật đều do các yếu tố duyên nhau mà có, không có tự thể, không thật tại.

Bốn duyên: (Catvarah-pratyayah)

Tất cả sự vật đều là duyên sanh, thế thì có bao nhiêu thứ duyên. Trong Trung Quán Luận (Pranayaya Mula Sastratika) về phẩm nhơn duyên có nói:

“Nhơn duyên, thứ đệ duyên,

Duyên duyên, tăng thượng duyên”

Bốn duyên sanh các pháp,

Không có duyên thứ năm”.

1 – Nhơn duyên (Hetupratyayah).

2 - Đẳng vô gián duyên (Samanantarapratyayah) bản xưa dịch là thứ đệ duyên.

3 - Sở duyên duyên (Alambanapratyayah) xưa dịch là duyên duyên.

4 – Tăng thượng duyên (Adhipatipratyayah)

Tất cả sự vật tương quan mà thành, đều nằm trong bốn duyên nầy. Thế nên 4 duyên sanh trưởng vạn vật. Sau đây giải thích:

1) Nhơn duyên:

Nhơn tức là nguyên do, phàm mỗi sự vật phát hiện không phải đột nhiên mà khởi, phải có nguyên do của nó. Sự vật nào có đủ nguyên do thì chỉ đợi một thứ duyên liền hiện khởi. Nên gọi là nhân duyên. Trong 4 duyên, nhơn duyên đứng làm chủ yếu. Định nghĩa của nó dễ hiểu là “các pháp hữu vi, nhơn duyên vào trước”. Khi sự vật có đủ các yếu tố lực dụng, chắc chắn tự nó kết quả, nên gọi là nhân duyên. Thứ nhất là năng lựcsáng tạo; thứ hai là kết quả tự nó quyết định sanh ra. Chúng ta có thể nói nó là chủng tử (hạt giống), có thể nói nó là điều kiện chủ yếu. Cũng như cây lúa từ hạt giống, đất nước, nhơn công, nông cụ v.v…các duyên. Tuy nhiên các duyên đồng sanh ra quả nầy, nhưng hạt giống đơn độc, nên gọi là nhơn duyên. Vì nó có thể tự mình sanh ra quả (cây lúa) tự mình, đất nước, nhơn công v.v…chỉ phụ thuộc, trợ duyên, không phải nhân duyên.

2) Đẳng Vô Gián duyên: Xưa dịch là thứ đệ duyên. Nghĩa là ý nghĩ trước dắt dẫn ý nghĩ sau sanh khởi, vì thế, cho nên tâm niệm trước đối với tâm niệm sau làm duyên theo thức lớp. Tâm là niệm niệm sanh diệt, trước diệt sau sanh, trước làm duyên cho sau, sau làm duyên cho trước, thứ tự sanh khởi, nên gọi là thứ đệ duyên.

Chữ đẳng vô gián: Một là bình đẳng để mở đường, hai là không có gián đoạn. Đẳng là tương trợ, bình đẳng. Mở là mở rộng, đường là dẫn đường, dắt đi. Tâm niệm trước vừa khởi thì liền diệt, giống như sự đi của chúng ta; dẫn đường cho tâm niệm sau tức thời sanh khởi. Niệm trước như thế, niệm sau như thế, niệm sau sau nữa cũng như thế, mỗi niệm như vậy, tình hình sanh diệt đồng đẳng. Thế gọi là bình đẳng mà mở đường. Gián nghĩa là gián đoạn, cũng gọi là gián cách. Niệm trước diệt, niệm sau sanh, khoảng giữa không có thời phần, không có gián cách, tiếp tục đều đặng, gọi là vô gián. Triết gia Trung Hoa nói: “Biến hóa mật di, trù giác chi dư”. Nghĩa là sự biến hóa thầm lặng, ai mà biết đó ư? Tất cả sự vật thay đổi trong sự diễn tiến kín diệu dời đổi, trước diệt hết, sau sanh khởi, dời đổi không dừng, xuyên qua sự thầm lặng, ai mà rõ thấu được điều ấy ư?

3) Sở duyên duyên:

Xưa dịch là duyên duyên. Tức là tâm thức con người bị các đối cảnh vin níu. Tâm thức không thể tự nó sanh khởi, phải nhờ đối tượng bên ngoài làm cảnh sở duyên. Vì thế nên không luận là sắc pháp hay phi sắc pháp đều là sở duyên duyên. Các đối tượng tức là cảnh giới. Như chúng ta thấy sắc trắng của chiếc bình, chạm đến sự cứng rắng của chiếc bình. Nhãn thức bị duyên lấy mầu sắc trắng, thân thức bị vin lấy cảnh giới cứng chắc. Cảnh vật là như thế, chỉ do nhãn thức, hoặc là do thân thức hiện xuất phân biệt có khác nhau. Vì thế nên, thậm chí khi suy nghĩ về đạo lý hoặc tư duy một vật gì, trong tâm cũng phải hiển hiện giống như một thứ cảnh giới đạo lý ấy, hoặc là cảnh giới của sự vật, nó làm cảnh sở duyên cho tâm. Không có như thế, tâm không bao giờ sanh khởi được.

4) Tăng thượng duyên:

Tăng thượng tức là ý tứ tăng cường hoặc gia thêm, có nghĩa giúp đỡ, cũng gọi là trợ duyên. Phàm một sự vật, có công dụng phò trợ có thể ảnh hưởng đến sự vật khác, khiến cho tăng thêm kết quả, thì gọi đó là tăng thượng duyên. Hoàn thành một sự vật sanh khởi phải nhờ tăng thượng duyên, không thể dùng số lượng suy tính được. Sánh như trong khoảng 5 bước, làm tăng thượng duyên cho chúng ta đi đứng, nhưng ngoài 5 bước kia cho đến hệ thống của địa cầu (globe) và thái dương hệ (the solar system) đều có thể là tăng thượng duyên. Tại sao? Vì núi băng đất lỡ ngoài năm bước, tinh tú (the stars) chuyển động ngoài địa cầu (the earth), cũng rất ảnh hưởng đến chỗ đứng của chúng ta. Thế nên tăng thượng duyên chỗ chúng ta đứng, không những trong vòng 5, 10 bước mà nó có liên hệ đến vô lượng thái dương hệ, nhưng đây thuộc về loại duyên quá xa, chúng ta ít thường thấy. Bây giờ lấy một thí dụ rất gần, như tăng thượng duyên của cây lúa, nói mưa móc không cần nói đến sự thay đổi khí hậu của thái dương hệ, nói đến nhân công, không cần nói đến ông, cha của người ấy. Thế nên tăng thượng duyên rất là rộng lớn.

Bốn duyên trên đây, ứng dụng theo tâm và cảnh, đôi khi có sự sai khác. Sanh khởi vể tâm lý phải có đủ bốn duyên; nhưng cảnh vật chỉ cần nhân duyêntăng thượng duyên.

 

Năm điều khái niệm:

Người học và tu Phật đối với đạo lý “duyên sanh tánh không” phải có 5 điều khái niệm:

1)Duyên sanh tánh không: là đạo lý rất tinh yếu, rất triệt để của Phật học. Sở dĩ nó khác hơn tất cả tôn giáo khác, nó vượt hơn các học thuyết, tôn giáo khác chính ở nơi đạo lý nầy. Nó cùng với khoa học cận đại phù hợp nhau, nhưng nếu so sánh với khoa học hiện đại, đạo lý duyên sanh tánh không có thể sâu sắc, tế nhị hơn.

2) Không: ý nghĩa của chữ không ở đây là “không thật tại”, hư vọng không thậ, nhưng không phải là “tất cả đều không”. Nếu chúng ta hiểu là “không trơn”, ấy là cả một sự lầm lẫn. Cũng như mặt trăngdưới nước, mặc dù tánh vốn không, nhưng mặt trăng cũng có thể thấy được. Vì thế nên không phải là không trơn, chỉ không tự tánh thật tại mà thôi.

3) Đức Phậtthương xót chúng sanh mê chấp các tà kiến không nguyên nhân, nên nói ra 12 nhân duyên, để thuyết minh nội dung sinh hoạt của chúng ta chỉ do các tác dụng nương nhau mà có không phải vô nhân mà sanh, cũng không đôi các duyên ở ngoài nó mà có. Đây là tinh thần duyên khởi. Về sau các vị học giả của đại thừa suy luận thêm, quan sát vũ trụ luận, nên có sự định nghĩa 4 duyên. Tất cả pháp duyên khởi không tự tánh, tức là duyên cũng không. Do phương tiện nầy thiết lập 4 duyên, ngàn, muôn lần không thể chấp 4 duyên là thật có.

4) Tất cả sự vật do các duyên sanh khởi, trong các duyên, mỗi một duyên cũng do các duyên sanh khởi, theo thứ tự phân tách, cuối cùng không có thật tại. Nhưng đứng về phương diện khác thuyết minh tâm thức chúng tathế giới đối diện, do thời gian thấy có vô số nhơn quả quan hệ, do không gian thấy có vô số sinh tồn quan hệ dệt thành. Trương lưới trùng trùng điệp điệp nầy, tất cả đều tổ hợp sinh tồn lẫn nhau. Thế nên nói đến nhơn sanh và vũ trụ là như thế.

5) Đạo lý duyên sanh tánh không lại có nghĩa lý tích cực tất cả đều là duyên sanh, thiếu duyên thì diệt. Chúng ta phải hiểu rõ điều kiện đó, để chỉ tạo sinh mạng, nổ lực không ngừng, làm các thiện nghiệp. Một mặt, không làm tăng thượng duyên cho ác nghiệp, khiến ác nghiệp đời trước khuyết duyên không sanh. Mặg khác, tăng cường thăng thượng duyên thiện nghiệp, khiến thiện bác đời trước gặp duyên phát khởi. Tự mình đổi mới, tự tạo quả lành. Đó chính là ý thú tốt đẹp để hướng thượng vậy

 

6 – TÁM CHÍNH ĐẠO

37 PHẦN BỒ ĐỀ.

BÁT CHÁNH ĐẠO.

CẦN TU THẬT CHÁNH.

Trong phần nói về Tứ đế, chúng tôi đã lược thuật về đường lối tu chứng trong Đạo đế, tức là Bát Chánh Đạo. Ở phần nầy, chúng tôi giảng rộng cho rõ hơn.

Mê là phàm phu, ngộ tức là Phật. Nhưng làm thế nào để chuyển mê thành ngộ? Con đường duy nhất là bỏ ác làm lành, giữ ý mình thanh tịnhhóa độ mọi người. Đó là con đường duy nhất chuyển mê về giác, chuyển phàm thành thánh. Con đường vốn không khác, nhưng vì trình độ chúng sanh có khác, chúng ta phải theo căn cơ để giáo hóa. Thế nên có con đường đưa người về quả vị Thanh Văn, có con đường đưa người về quả vị Bồ Tát, có con đường của người xuất gia, cũng có con đường của người tại gia đi. Tóm lại, những ai chịu đi trên con đường đạo tu hành đều gọi là chánh đạo, cũng gọi là thánh đạo, cũng tức là Phật đạo. Y theo đường nầy mà đi, chắc chắn đến nơi đến chốn, tức là thành Phật. Do đó chúng ta biết rằng, con đường không thể không đi mà đến, đạo không thể không học không hiểu mà ngộ được.

Con đường tu của Thinh Văn Thừa, nói chung là Đạo Đế, hoặc chia thành 3 học (Three studies): Giới (learning by the commandments), Định (Quietist meditation) và Huệ (study of principles and sovling of doubts), hoặc chia thành 37 phẩm trợ đạo. Đây là khai, hiệp không đồng, nội dung có khác.

Bát Chánh Đạo là một trong 37 phẩm trợ đạo. Giới là ngăn việc ác làm việc thiện, định là dứt trừ mọi suy nghĩ, huệ là phá hoặc chứng chơn. Y giới giúp huệ, nương nơi định phát huệ. Đây là 3 vô lậu học của Phật Giáo.

37 phẩm trợ đạo cũng gọi là 37 phần pháp Bồ Đề. Bồ Đề là dịch âm tiếng Sanskrit từ chữ Bodhi, xưa ở Trung Hoa dịch là Tao, bấy giờ dịch là Chue. Phẩm hay phần, theo chủng loại của nó chia thành 7 khoa:

1 - Tứ niệm xứ (Catvari Smrtyupasthanani)

2-  Tứ chánh đoạn (Catvari prahanani)

3 - Tứ thần túc (Catvari rddhipadah)

4 – Ngũ căn (Pancendriyani)

5 – Ngũ lục (Panca balani)

6 - Thất giác chi (Sapta bodhyangani)

7 – Bát chánh đạo (Aryastanga Marga Namani)

1- Tứ Niệm Trụ: Cũng gọi là Tứ Niệm Xứ. Đây là điểm đầu tiên tu hành là để phát hiện chơn lý. Đối với 4 cảnh giới quan sát, an trụ niệm của nó, dẫn phát định huệ, cho nên gọi là niệm trụ. Người tu hành phải quán thân thể mình và người là bất tịnh, thọ là khổ, tâm là vô thường, pháp là vô ngã. Theo thứ lớp đối trị bốn thứ điên đảo thì có bốn đức Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, và Tịnh.

 

 

TỨ NIỆM TRỤ

1- Thân niệm Trụ (Kayasmrityupas). Quán thân không sạch.

2 - Thọ niệm Trụ (Vedanasmrityupasthanam) Quán thọ là khổ.

3 – Tâm niệm Trụ (Cittasmrityupasthanam). Quán tâm không thường

4 – Pháp niệm Trụ (Dharmasmrityupasthanam). Quán pháp vô ngã.

 

2 - Tứ chánh đoạn: Cũng gọi là Tứ Chánh Cần hay Tứ Chánh Thắng, nghĩa là sau khi thực tập tứ niệm trụ, khiển trừ được điên đảo, phân biệt được pháp thiệnbất thiện. Lúc bấy giờ, hành giả nhờ đây mà nổ lực tinh tấn, đối với các điều ác chưa sanh, khiến nó không sanh; đối với các điều ác đã sanh, khiến diệt trừ; đối với thiện pháp chưa sanh, khiến nó sanh khởi, các thiện pháp đã sanh, làm cho nó tăng trưởng, khiến không bao giờ mất.

 

 

 

 

 

TỨ CHÁNH CẦN

1 – Ác chưa sanh, khiến đừng sanh (Anutpannanam Papakanam Akusalanam Dharmanam Anutpadayac Chandam Janayati)

2 – Ác đã sanh, khiến đoạn diệt (Utpannanam Papakanam Akusalanam Dharmanam Prahanayac Chandam Janayati)

3 - Thiện chưa sanh, khiến nó sanh (Anutpannanam Kusalanam Dharmanam Utpadayac Chandam janayati)

4 - Thiện đã sanh, khiến tăng trưởng (Utpannanam Kusalanam Dharmanam Sthitaye Bhuyobhavatayaiasampramosaya Paripuraranayac Chandam Janayati)

 

3 - Tứ thần túc: Cũng gọi là bốn Tam ma địa (Samadhi), dịch theo ý là “định”, trụ tâm một cảnh. Pháp thế gian rất thù thắng gọi là thần, thường hay qua lại gọi là túc. Thần túc nghĩa là thường đi lại tự do trong cảnh giới niệm mầu. Người tu hành, tu bốn chánh cần rồi, tiến lên để thật hành thiền định. Do sự tăng cường ý muốn giải thoát mà được định, do sự tăng cường tinh tấn mà được định, do sự tăng cường tâm thức mà được định, do sự tăng cường về tác ý tư duy mà được định:

 

 

 

TỨ THẦN TÚC

1 - Dục như ý túc (Chandasamadhi Prahanasamskarasamanvagata Riddhipadah)

2 - Niệm như ý túc (Cittasamadhi Prahanasamskarasamanvagata Riddhipadah)

3 - Cần như ý túc (Viryasamadhi Prahanasamskarasamanvagata Riddhipadha)

4 – Quán như ý túc (Mimamsasamadhi Prahanasamskarasamanvatata Riddhipadah)

 

4- Ngũ căn: Chữ căn có nghĩa là tăng thượng, người tu hành y chỉ 4 định đã thuật trên, có thể triển chuyển sanh khởi 5 căn: Chánh tín, tinh tấn, chánh niệm, thiền địnhtrí tuệ.

 

 

 

NGŨ CĂN

1 – Tín căn (Sraddhendriyam) sau khi sanh thắng giải, tịnh tín.

2 - Tấn căn (Viryendriyam) do tín mà chuyên cầu.

3 - Niệm căn (Smrtindriyam) an trụ chính niệm

4 - Định căn (Samadhindriyam) tâm không tán loạn

5 - Huệ căn (Prajnendriyam) nhơn mà chứng trí.

 

5 – Ngũ lực: Lực là sức tác động của 5 căn. Do tu chứng kết quả càng sâu càng dày có sức mạnh lớn hay diệt trừ tất cả phiền não, cho nên gọi là lực.

 

 

 

NGŨ LỰC

1 – Tín lực (Sraddhabalam) Tín căn tăng trưởng, có sức phá trừ mê tín.

2 - Tấn lực (Viryabalam) Gốc tinh tấn thêm lớn, có sức phá trừ các biếng nhác, buông lung.

3 - Niệm lực (Smritibalam) Niệm căn tăng trưởng, đủ sức phá trừ tà niệm vọng niệm

4 - Định lực (Samadhibalam) Định căn tăng trưởng, đủ sức diệt trừ tán loạn, trạo cử.

5 - Huệ lực (Prajnabalam) Huệ tăng trưởng, có sức mạnh phá tham, sân, si, đủ sức chứng thánh trí.

6 - Thất giác chi: Bảy phương pháp giác ngộ, Trên kia đã thuật về sự tu tập của năm căn, năm lực, để phát khởi 4 thứ “Kiến đạo” trước, “thuận phần quyết trạch” (thuận là thuận ích, quyết là quyết đoán, trạch là giản trạch, phần là bộ phận) ý nói: hay thuận lợi để lựa chọn. bộ phận thánh trí: Noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất. Các pháp nầy phát sinh tác dụng thiêu đốt phiền não, vược khỏi pháp thế gian. Ấy gọi là kiến đạo. Người tu hành do bảy phương pháp nầy trợ thành, chứng đặng vô lậu trí cũng tức là như thật giác trí. Ban đầu khi nhận được 7 thứ phương pháp giác ngộ gọi là kiến đạo. Lúc bấy giờ bèn đoạn diệt tất cả phiền não (kiến đạo sở đoạn). Trong 7 pháp giác chi: Trạch, pháp, tinh tất, hỷ, ba chi nầy thuộc về quán; Khinh an, định, xả, ba chi nầy thuộc về chỉ; Niệm chi gồm cả chỉ và quán. Đây tức là phương pháp định huệ cân nhau:

 

 

 

 

 

 

THẤT GIÁC CHI

1 - Trạch pháp giác chi (Dharmapravicayasambodhyangam) dùng trí tuệ để phân biệt chơn ngụy.

2 – Tinh tấn giác chi (Viryasambodhyangam) dùng tâm mạnh mẽ lìa tà đến chánh.

3 - Hỷ giác chi (Pritisambodhyangam) đặng thiện pháp sanh tâm hoan hỷ.

4 – Khinh an giác chi (Prasrabodhisambodhyangam) đoạn trừ thân tâm thô trọng

5 - Niệm giác chi (Smritisambodhyangam) ghi nhớ định huệ không quên

6 - Định giác chi (Samadhisambodhyangam) tâm trụ một cảnh không loạn động

7 – Hành xả giác chi (Upeksasambodhyangam) đem tâm bình đẳng xả tất cả pháp

 

Sau khoa trên, người tu theo đó mà thật hành, chắc chắn đạt đến địa vị Kiến đạo, dần dần dứt hết phiền não. Nhưng còn câu sanh chủng tử phiền não, cần phải tu đến địa vị Chứng đạo mới đoạn hết. Như thế thì muốn chứng đạo phải tu pháp gì? Ấy là Bát Chánh Đạo.

Bài nầy giảng lược sáu khoa, còn Bát Chánh Đạo giảng rộng. Nhờ tu tập Bát Chánh Đạo, được chứng quả giải thoát, thành A La Hớn (Arhat) Đến quả vị nầy gọi là vô học.

 

 

 

 

 

BÁT CHÁNH ĐẠO

1 – Chánh kiến (Samyakdristih)

2 – Chánh tư duy (Samyaksamkalpah)

3 – Chánh ngữ (Samyagvak)

4 – Chánh nghiệp (Samyakkarmantah)

5 – Chánh mạng (Samyagaijivah)

6 – Chánh tinh tấn (Samyagvyayamah)

7- Chánh niệm (Samyaksmritih)

8 – Chánh định (Samyaksamadhih)

 

Chánh Kiến:

Nghĩa là sự kiến giải chính xác. Kiến giải chính xác nầy bao gồm trong 7 giác chi kiến đạo, chân thật nhận được. Hành giả sau khi nhận được chân giác, dẫn khởi các yếu điểm chính xác. Nói “chân giác” là người đã thể nghiệm vượt qua tư tưởng phân biệt, gọi đó là căn bản trí; nói các yếu điểm chính xác sau khi nhận được chân giác, là có chỗ kiến giải tư duy phân biệt, gọi đó là hậu đắc trí. Bởi vì dùng trí vô phân biệt trực quán ngã không chơn như, lúc bấy giờ hành giả không phân biệt, rỡ rỡ, sáng sáng. Cho nên gọi là “chơn kiến đạo”. Sau đó dùng trí phân biệt thứ tự quán sát chơn lý trong 4 thánh đế, có tướng trạng để suy xét. Cho nên gọi là “tướng kiến đạo”. Hợp cả hai thứ trí giác nầy gọi đó là chánh kiến.

Chánh tư duy:

Tức là suy nghĩ phân biệt, nhờ chánh kiến dẫn khởi tâm suy xét phân biệt chính xác.

Chánh ngữ:

Ngôn luận chơn chánh nói đúng chơn lý do chánh kiến, chánh tư duy dẫn phát các điều ngôn luận chính xác.

Chánh nghiệp:

Nghiệp là hành động, không luận cầu y cầu thực, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nghỉ ngơi, tất cả các hành vi đó không rời chánh tri.

Chánh mạng:

Sinh hoạt chơn chánh. Mọi phương diện tìm cầu sự sống trong sinh hoạt phải tuân theo chánh pháp, không nên theo tà kiến để sinh sống.

Chánh tinh tấn:

Hành giả nương theo chánh kiến chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạngtu hành, tiếp tục không cho gián đoạn, mạnh mẽ sách lệ. Đó gọi là chánh tinh tấn.

Chánh niệm

Nhớ nghĩ chánh đạo, gắng sức tăng lên 4 niệm trụ

Chánh định

Thật hành 4 niệm trụ là nhơn dẫn sanh chín thứ lớp thiền định (Sơ thiền định, Nhị thiền định, Tam thiền định, Tứ thiền định. Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ định (Diệt tận định). Đây là thiền định thanh tịnh vô lậu.

Bát chánh đạo tuy thuộc về phương pháp tu hành tối cao của Tiểu Thừa (Hinayana), nhưng cũng là pháp môn tu hành chung của ba thừa (Triyana). Học giả cần phải hiểu biết.

- Phật pháp chú trọng về thật tiễn, muốn chứng quả vị Phật, phải nhờ từ thấp mới được.

- Nói về công phu tu hành, không phải một mai, một chiều mà được. Sự thật thì hết sức khó, không phải chỉ nói suông mà được, cũng không phải giải đãithành công, dù là công việc tầm thường.

- Giáo pháp của Phật rộng lớn tinh vi, nhưng không phải không chỉ đường rõ rệt cho chúng ta đi. Từ phàm đến thánh cũng có đường tắt nhất định. Nếu ai y theo đó mà tu, quyết chắc thành công.

- Hai chữ tu chứng điều kiện duy nhất là phải tự mình tu, sau đó sự minh chứng, như người uống nước tự biết sự lạnh và nóng, không phải người khác hiểu thấu được. Tóm lại, chơn tu thật chứng, chính là công phu tu hành. Trong kinh Di Giáo có đoạn nói: “Tỳ kheo các sư! nếu ai siêng năng tinh tấn, thì không có việc chi khó cả. Vì thế cho nên, các sư cần phải tinh tấn, thí dụ như nước nhỏ thường chảy, có thể đá lớn phải mòn; tâm của người tu hành thường hay giải đãi chẳng khác nào như kẻ vò cây lấy lửa, cây mới nóng, họ bèn nghỉ, như thế dù cho họ muốn đặng lửa, lửa khó mà phát hiện, sự tu hành cũng như thế”. Do đó, chúng ta biết rằng: hai chữ tinh tấn (Viriya) là điểm cốt yếu của những ai tu, học chánh pháp vậy.

7 - BỐN TÂM VÔ LƯỢNG.

- HẠNH BỒ TÁT (Bodhisattva’s Practising)

- TỪ VÔ LƯỢNG TÂM (Maitri)

- BI VÔ LƯỢNG TÂM (Karuna)

- HỶ VÔ LƯỢNG TÂM (Mudita)

- XẢ VÔ LƯỢNG TÂM (Upeksa)

 

Bài trước đã giảng phương pháp tu hành của Phật giáo Nam Tông (Southern Buddhism). Sau đây giảng qua sự tu hành của Phật Giáo Bắc Tông (Northern Buddhism). Phương pháp tu hành của Bắc Tông tức là thật hành hạnh Bồ Tát. Mở đầu hạnh Bồ Tát trước phải phát tâm Bồ Đề, sau khi phát tâm thật hành về hạnh Đại thừa có ba phương pháp thiết yếu:

-Bốn vô lượng tâm (The four immeasurables)

-Sáu phương pháp độ thoát (The six Paramitas)

-Bốn nhiếp pháp (The four all embracing Bodhisattva virtues)

Chúng ta đã phát tâm thực hành hạnh Bồ Tát lợi mình, lợi người. Trước hết đối với tất cả chúng hữu tình phải đầy đủ tâm từ, bi, hỷ, xả, không ngằn mé, có tâm vô lượng nầy mới thật hiện cụ thể các hạnh lành lợi mình lợi người. Đã có hạnh lành, chúng ta không thể đi ra ngoài phạm vi của “sáu phương pháp độ thoát và Bốn nhiếp pháp”. Sáu phương pháp độ thoát tuy cũng là hạnh lợi tha, nhưng ý nghĩa tự lợi so với Bốn nhiếp pháp mạnh hơn; Bốn nhiếp pháp mặc dù cũng có tự lợi, nhưng ý nghĩa lợi tha so với Sáu phương pháp độ thoát mạnh hơn; cho nên sau khi phát Tứ vô lượng tâm là phải có Sáu pháp độ thoát và Bốn nhiếp pháp theo sau.

Thế nào gọi là Tứ vô lượng tâm?

Từ, bi, hỷ, xả. Vô lượng nghĩa là không hạn lượng. Chúng sanh là đối tượng của Bồ Tát tu hành lợi tha, chúng sanh có nhiều vô lượng, cho nên đối tượng lợi tha cũng phải vô lượng. Ai phát tâm cũng cần phải có đủ Bốn tâm vô lượng nầy, rồi sau mới có thể hướng đến chúng sanh vô lượng để thật hiện hạnh lợi tha vô lượng, dẫn phước đức vô lượng, cảm quả vô lượng.Vì thế nên chư Phật, Bồ Tát hay thật hành các công đức lành cùng tận đến đợi vị lai, công đức vô lượng thì phước báo cũng vô lượng. Như Tôn Giả A Nan đã nói: “Nếu có chúng sanh nào chưa giác ngộ, tôi không bao giờ an hưởng cảnh Niết Bàn thanh tịnh”. Hay như Bồ Tát Địa Tạng Vương (Ksitigarbha Bodhisattva) phát nguyện: “Địa ngục chưa trống, thề không thành Phật, chúng sanh độ hết mới chứng đạo Bồ Đề”. Đây là phát tâm vô lượng vậy.

1 - Từ vô lượng tâm

“Lòng đại từ hay cho chúng sanh tất cả mọi sự yên ổn, tinh thần lẫn vật chất”. Kinh Đại Bửu Tích: “Do lòng đại từ trang nghiêm nên đối với muôn loài chúng sanh, không khởi sự não hại”. Kinh Thập Thiện Nghiệp: “Lòng từ hay đoạn trừ các gốc rể giận tức, si mê”. Kinh Đại Bửu Tích “Từ bi thì không bao giờ giận dữ”, Phật địa kinh Luận. “Chỉ thấy đức tốt trong sạch của chúng sanh, không nên nhìn các sự phạm lỗi của họ”. Kinh Đại Bửu Tích.

Thế nào gọi là tâm từ? Tức là tâm nhơn ái, chúng ta dùng nó để thuyết minh trên hai phương diện mình và người. Ai thích an vui thì làm cho thân tâm họ đầy đủ mọi sự an vui, không bao giờ có tâm niệm làm não hại người khác. Đó là đối với người, trái lại đối với mình phải hàng phục tâm giận tức của lòng mình, tâm não loạn của minh, phải mở rộng lòng thương, tâm địa an tường. Chỉ nhìn việc tốt của người, không nên để ý những việc xấu của người, tự nhiên tâm mình trở nên hòa ái, khả kính. Đây là phương diện đối trị nơi mình. Đứng về phương diện tích cực mà nói, là giúp người an lạc, đứng vể phương diện tiêu cực mà nói, thì dung thứ mọi lỗi lầm của người, không nên khởi niệm tàn hại. Cả hai thực hiện thì trở thành tâm niệm đại từ.

2 - Bi vô lượng tâm:

Các chúng sanh kia vì các phiền não gia hại…ta phải vì chúng sanh mà tuyên nói diệu pháp, khiến họ hắng đoạn các tham dục phiền não:”, Kinh đại Bửu Tích. “Lòng bi không bao giờ tàn hại”. Phật địa kinh luận. “Vì lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh, thường không nhàm bỏ” Kinh Thập Thiện Nghiệp. “Thật hiện tâm đại bi, độ hết các chúng sanh, rốt ráo không bỏ một chúng sanh nào” Kinh Đại Bửu Tích.

Thế nào gọi là tâm bi? Tức là tâm đồn tình, san sớt khổ cho người khác, thường đem cứu hộ. Ta cùng chúng sanh đồng một thể, không những không ứng đối, khiến họ thêm phiền não, mà còn xét biết họ bị tất cả phiền não khổn hại, mình phải vì thương xót cứu hộ họ. Bi tâm nầy, trưởng dưỡng trường tồn, không sanh tâm nhàm chán, không bao giờ bỏ một việc dù là việc nhỏ, mới gọi đó là vô lượng.

3 - Hỷ vô lượng tâm:

Hỷ là vui đẹp”, Phật địa kinh Luận. “Vì hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, tâm không ganh ghét”, Kinh Thập Thiện Nghiệp. “Thật hành hạnh Bồ Tát, thường giữ tâm hoan hỷ, siêng tìm chánh pháp, không bao giờ nhàm chán” Kinh Đại Bửu Tích.

Thế nào gọi là tâm hỷ? Tâm hoan hỷ, đối với mình, thường giữ tâm vui vẻ, đi nghe chánh pháp, ra làm tất cả các thiện nghiệp, không bao giờ thối chuyển, không biết mỏi mệt. Đối với người, người làm lành cũng như mình làm lành vậy. Thấy ai lìa khổ đặng vui, phải sanh tâm vui mừng; thấy người làm các công đức lành, tùy hỷ khen ngợi. Thấy lỗi người, không sanh tâm ganh ghét, luôn luôn đối trị với tâm tật đố, gọi đó là hỷ tâm.

4 - Xả vô lượng tâm:

“Xả là bình đẳng”, Phật địa kinh Luận. “Vì tánh xả trang nghiêm, nên đối với cảnh thuận, nghịch, tâm không thương ghét” Kinh Thập Thiện. “Đối với kẻ oán, người thân, tâm mình bình đẳng…đối với sự nghe thiện, nghe ác, không sanh chấp trước…đối với thân mình và mọi người, phải khởi ý bình đẳng tin muốn…đối với người có ơn và không ơn phương tiện bình đẳng đối đãi: Kinh Đại Bửu Tích.

Thế nào gọi là tâm xả? Tức là tâm bình đẳng, không còn tâm chấp trước; đối thuận cảnh không có tâm ưa thích, đối nghịch cảnh không tâm oán giận; đối người oán không sanh tâm trả thù; đối với kẻ thân không nên sanh tâm ái trước; không còn tâm phân biệt chính mình và chúng sanh. Tóm lại, đối với tất cả chúng sanh phương tiện bình đẳng; đối với tự mình phải quân bình giữ gìn giữa tình cảm và lý trí, không để ngoại cảnh làm lay độn, tâm bình đẳng không theo cảnh mà chuyển. Ấy gọi là xả tâm.

Trong kinh Đại Bửu Tích nói rằng:” Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả là danh từ của đại Bồ Tát, nếu có ai an trụ 4 vô lượng tâm rốt ráo tức là Paramita (đến bờ kia), phải biết rằng người đó là hiện thân Bồ Tát Tạng Pháp môn; lại là pháp khí ở trong chánh pháp của chư Phật”. Chúng ta biết rằng từ, bi, hỷ, xả bốn vô lượng tâm là yếu điểm của hạnh Bồ Tát vậy.

 

8 – SÁU ĐỘ

- SÁU PHÁP BA LA MẬT.

- CHIA DANH TỪ.

- GIẢI NGHĨA LÝ.

Thật hành hạnh Bồ Tát, đối với tất cả chúng hữu tình, phải đầy đủ bốn tâm vô lượng là từ, bi, hỷ, và xả. Đó là hành vi thực tiển lợi mình và lợi người. Hành vi ấy bao trùm các hoạt động cả thân lẫn tâm. Hằng ngày sinh hoạttư tưởng của con người, một niệm móng tâm, một hành động nho nhỏ cho đến một lời nói v.v…đều là hành động tạo tác, 3.000 oai nghi (Trisahasra regulations) 80.000 tế hạnh (Asitisahasra duties), tất cả đều là đối tượng tu hành. Phật giáo gọi là ba nghiệp; lời nói, ý nghĩviệc làm, mặc dù đối tượng tuy nhiều nhưng nó gồm trong 6 món thiết yếu. Thật hành 6 món thiết yếu này có thể độ mình và giúp đỡ người, ấy là phương pháp tụcc độ.

Chữ “Độ” tiếng Sanskrit gọi là Paramita, dịch âm là Ba La Mật, Chữ Para nghĩa là bờ bên kia; Mita nghĩa là đến. Tức là “Đến bờ bên kia”. Chữ “Độ” nghĩa là qua, dùng biển sanh tử để thí dụ, thật hành 6 phương pháp nầy, có thể đem mọi người từ mé sanh tử bên nầy, đến bờ giải thoát bên kia. Tuy chữ dịch có khác, nhưng ý nghĩa đồng nhau.

 

 Sáu độ

1- Bố Thí

2 - Giữ giới

3 - Nhẫn nhục

4 – Tinh tấn

5- Thiền định

6- Trí huệ

Sau đây sẽ giải rõ danh từ và nghĩa lý.

1- Bố Thí: Tiếng Sanskrit gọi là Danaparamita. Chữ “Bố” nghĩa là ban bố, phân tán; chữ “Thí” nghĩa là cấp cho, đem của cải do chính mình để phân cấp cho mọi người, gọi đó là bố thí. Có 3 cách trong việc bố thí: thí tài, thí pháp, và thí vô úy.

a) Thí tài (the goods): Thí tài đây không những chỉ cho vàng, bạc mà tất cả vật chất đều gồm trong đó. Vật thường như các thức ăn uống, của cải, vật quí như thân thể, sinh mạng. Có ai cần cầu xin đến liền bố thí cho, gọi đó là tài thí.

b) Pháp thí (the Doctrines): Cũng gọi là pháp cúng dường. Đem giáo pháp nhiệm mầu vì mọi người diễn nói. Gọi là pháp thí. Chữ Pháp đây bao trùm năng lực trí thức chỗ hiểu biết của con người, không lẫn tiếc chỗ hiểu biết của mình, khuyên dạy người khác, cũng gọi là pháp thí.

c) Vô úy thí (Courage or fearlessness): Vô úy thíhai nghĩa; tâm niệm người tu không khởi sự sát hại, từ lời nói cho đến dáng điệu, khiến tất cả chúng sanh trông thấy sanh tâm cảm mến thân thiến, không một mảy may sợ sệt. Tâm vô úy nầy, không phải tất cả chúng sanh tự có mà do người tu hành tìm cách ban cho họ. Đây gọi là vô úy thí. Đối với sự nghi nan sợ hãi của mọi người, tìm cách giúp đỡ, chỉ bảo khiến họ được an vui, thành tựu. Sự bố thí tinh thần nầy có khi quí hơn vật chất. Đây cũng gọi là vô úy thí. Tài thí là phân cấp cho vật chất; pháp thí, vô úy thí là giúp đỡ về tinh thần.

2 – Trì Giới: Tiếng Sanskrit gọi là Silaparamita. Trì giớigìn giữ, chấp trì; giới là giới luật. Gìn giữ giới luật không cho xúc phạm gọi đó là trì giới. Giới có công năng ngăn ngừa các lỗi lầm của thân và tâm. Sila có nghĩa là trong mát. Vì ngăn ngừa được lửa nóng tham giận, si mê, đình chỉ không cho hừng khởi, nên gọi là trong mát. Có ba cách giữ giới: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giớinhiêu ích hữu tình giới. Ầy gọi là tam tụ tịnh giới.

a) Nhiếp luật nghi giới: (The formal 5,8 or 10 and the rest), nghĩa là gìn giữ các giới luật, các điều phi lễ chớ xem, chớ nghe, chớ nói, chớ làm đến, xa lìa tất cả các tà pháp. Tức là các giới mà mình đã lãnh thọ. Nói chung là ngăn ngừa các điều ác.

b) Nhiếp thiện pháp giới: (Whatever works for goodness) nghĩa là thực nghiệm các pháp lành đã làm, sau khi ngăn ngừa các điều ác, phát sinh các việc thiện. Ngăn điều ác là đứng về tiêu cực mà nói: làm việc thiện là đứng về tích cực mà nói.

c) Nhiêu ích hữu tình giới: (Whatever works for the welfare or salvation of living, sentient beings) nghĩa là lợi lạc cho tất cả loài hữu tình. Ngăn ác làm thiện phần nhiều là tự lợi, lợi lạc hữu tình, hoàn toàn lợi tha. Các việc làm lợi ích cho người khác, khi có việc xảy ra cho mình có phương tiệc giúp được mà không làm cũng là phạm giới. Ý nghĩa của giới đến điểm nầy thật là chí cao chí diệu, không có chi cao hơn nữa. Thầy Mạnh Tử nhà nho nói: “Thiên hạ khổ, thì mình cũng khổ; thiên hạ đói, mình có no gì!” tức là một ý kiến cao đẹp vậy. Giới có chia ra tại giaxuất gia; 5 giới, 8 giới là giới của người tại gia; 10 giới, 250 giới, 500 giới là giới của bật xuất gia (theo Bắc tôn Phật giáo).

3 - Nhẫn nhục:

Tiếng Sanskrit gọi là Ksantiparamita. Nhẫn là nhẫn nại, an nhẫn. Nhục gọi là hối nhục và não hại. Trong tâm hay nhẫn chịu các việc hối nhục ở ngoài đưa đến và làm não hại mà không sanh giận tức, gọi là nhẫn nhục. Phải biết ý nghĩa chữ nhục nầy nó bao trùm đối với thân tâm, tất cả các sự: lạnh, nóng, đói, khác, nước, lửa, đao binh, già, bịnh, chết khổ, rắn, rết, độc trùng nhẫn đến giận mắng, chê bai, quở trách, mạ nhục v.v…các sự khổ não. Các việc khó nhẫn mà chịu được, không sanh tâm trả thù, mới gọi là nhẫn nhục.

4 – Tinh tấn:

Tiếng Sanskrit gọi là Virityaparamita. Tức là siêng năng chuyên cần. Tinh nghĩa là tinh thuần làm việc thiện; tấn nghĩa là tấn tới, không giãi đãi. Tức là thuần thiện mà cầu tiến ích. Sau khi tìm hiểu, mạnh mẽ quyết thật hành, sách lệ thân tâm, không bao giờ thối chuyển. Người tu hành, điều tinh tấn rất là trọng yếu, chẳng như vậy, một lần nóng mười lần lạnh, hoặc giải đãi dần dà, thì làm sao thành tựu đạo nghiệp?

5 – Thiền định:

Tiếng Sanskrit gọi là Dhyanaparamita. Bản xưa dịch là tư duy tu, bản này dịch là tịnh lự, lại cũng gọi là định. Suy nghĩ các cảnh đối tượng, nghiên cứu tu tập, gọi đó là tư duy tu. Tâm an trụ một cảnh, vắng lặng nhưng hiểu biết tất cả gọi là tịnh lự. Tóm lại, tịnh tức là chỉ, lự tức là quán, có thể thực hành “tu chỉ quán giải”. Thiền định có 4 trình độ. Sơ thiền, nhị thiền, tam thiềntứ thiền. (Xin độc giả tìm rộng thêm).

6 – Trí huệ

Tiếng Sanskrit gọi là Prajnaparamita, cũng gọi là thắng huệ, vì khác với trí huệ thế gian. Thông hiểu tất cả các pháp là trí, đoạn hoặc tu chứng là huệ. Trong 6 phương pháp độ thoát, trí huệ là đệ nhất, không đủ trí huệ không thể đạt được chân lý. Tâm kinh nói rằng: “Các đức Phật trong ba đời vì nương theo Prajan-Paramita, nên chứng được Anuttara Samyak Sambuddha”. Trong kinh Kim Cang Bác Nhã Ba La Mật Đa cũng nói: “tất cả chư Phật đều từ kinh nầy mà ra: . Thế thì trí huệ trọng yếu biết dường nào?

Các nhà Duy Thức Học lập 10 Pháp Ba La Mật, gọi là Thập Thắng Hạnh. Sau Bát Nhã Ba La Mật có thêm 4 thứ:

1) Phương tiện, thiện xão Ba La Mật

2) Nguyện Ba La Mật

3) Lực Ba La Mật

4) Trí Ba La Mật, gọi là 10 Ba La mật.

 

Giải nghĩa sáu độ:

1- Chơn nghĩa của Bố Thí, tóm tắt có bốn nghĩa chính:

a) Bố thí để đối trị lòng tham. Con người chỉ biết ích kỷ, ít khi nghĩ đến người khác, hằng ngày chỉ muốn thâu đoạt, không có thì giờ rảnh làm sao nghĩ đến kẻ khác. Nếu ai có thể phát tâm bố thí một phần, thật hành một phần việc giúp đỡ, chắc chắn giảm bớt một phần tham tâm. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc nhẹ đến việc nặng, tự nhiên thấy người khác cũng như mình vậy.

b) Trong ba loại bố thí, bố thí Pháp là đệ nhất, bố thí tài vật là việc phụ. Tài thí chẳng qua dùng vật chất khiến người đời lợi lạc trong nhứt thời. Trái lại pháp thí ban cho mọi người những điều lợi lạc vĩnh viễn không những kiếp nầy mà cả nhiều kiếp về sau nữa.

c) Không điều kiện, tự lòng mình pháp sanh bố thí phước đức rất lớn. Bình đẳng bố thí, không vì sự thương ghét mà bố thí, không cầu danh lợi mà bố thí, không mong phước báobố thí, không vì sự nài ép mà bố thí; thành thậtbố thí, khiến người an vui hạnh phúc. Các hạnh bố thí nầy gọi là bố thí không điều kiện.

d) Ba cách làm hợp đạo pháp, không có một sự chi lợi dụng. Trong lúc bố thí, không thấy ta là kẻ bố thí, kia là người thọ của bố thí và không thấy các vật mình bố thí. Đó gọi là ba cách làm hợp với đạo pháp mà cũng là tùy duyên hành đạo.

2 – Chơn nghĩa của trì giới: Gồm có ba nghĩa.

a) Ý nghĩa giới, một mặt về tiêu cựcngăn ngừa sự làm ác, một mặt về tích cựcthi hành mọi việc thiện. Không gây ác chưa phải là hành thiện. Có phương tiện làm thiện mà mình không chịu làm đó là phạm giới không làm lành, nghĩa của giới ở đây rất cao.

b) Giớ để đối trị tất cả phiền não, không gây nhơn phiền não, tức là đoạn quả phiền não “việc mình không muốn, chớ nên khiến người làm” “Cẩn thận, dè dặt chớ nên làm trái với tâm đạo”

c) Giới quí trọng ở chỗ xuất phát. Cách vách nghe tiếng, sự làm tuy chưa có phạm giới, nhưng đã có niệm phạm. Trái lại, vì cứu ba người mà giết một người, phá giới lại được chút công đức (thuộc quan niện của giới Bồ Tát). Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhi Dharma) đáp lời vua Lương Võ Đế: “Thiên tử (vua) dùng sự sát không lầm lẫn gọi là giới” ý đồng với đây vật>

3 – Chơn nghĩa nhẫn nhục cũng có 3:

a) Nhẫn nhục để đối trị với tức giận. Các quả báo phải trả một giá rất đắt, ấy là do lòng giận tức làm đầu. Chúng ta muốn giữ gìn lý trícảm tình thăng bằng phải thật hành nhẫn nhục.

b) Nhận nhục không phải là tự khắc khổ, phải biết rằng mọi việc chê bai, não loạn từ ngoại cảnh, đối với ta thật không tổn ích. Nhớ rằng tâm ta không thể bị ngoại cảnh chi phối thì nhẫn nhục trở thành van nhẫn. Như vị Nhẫn Nhục Tiên Nhơn, bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể ấy vậy.

c) Nhẫn nhục làm cho tâm người rộng rãi, hiền lương. Đời nhà Minh ở Trung Quốc có ông Trương Cư Chánh hứa rằng “20 năm về trước tôi có phát nguyện, nguyện đem thân nầy cống hiến cho thiên hạ, khiến người xử dụng nó, ta không ngăn cản vậy; có ai muốn cắt tai, xẻo mũi, ta cũng hoan hỷ hứa khả”. Xem đó là tâm lượng của hạng người bậc nào vậy?

4 – Tinh tấn gồm có 3 nghĩa:

a) Tinh tấn là để đối trị với giải đãi. Học hành mỗi ngày một tăng, đạo hạnh mỗi ngày một tấn. Không tinh tần thì không làm sao tăng thêm các hạnh lành của các công đức, không tinh tấn thì không bao giờ đoạn trừ các hạt giống phiền não.

b) Vua Nghiêu, vua Thuấn thức dậy lúc gà gáy, làm việc siêng năng; kẻ trộm cướp lúc gà gáy cũng thức dậy làm việc hết sức chuyên cần. Sự chuyên cần của kẻ trộm cướp tấn mà không phải tinh; sực siêng năng của Nghiêu, Thuấn mới thật là tinh tấn.

c) Tinh tấn cũng phải có điều tiết: Người em của Đức Phật là Ngày A Na Luật Đà (Anuruddha), một hôm nghe pháp, nhơn sự mỏi mệt mà ngủ gật, bị đức Phật quở trách. Sau đó Ngài vận dụng hết công phu ngày lẫn đêm tu tập không ngủ, nhơn đó mà hai mắt của Ngài bị mờ, rồi một lần nữa lại bị đức Phật quở trách. Đức Phật lấy giây đàn thí dụ cho người tu hành, nếu lên dây quá thẳng thì bị đứt, còn để giây dùn thì không có tiểng kêu hay. Vì thế, cho nên sự tinh tấn cũng phải nhất định hạn cuộc.

5- Thiền Định gồm có 3 nghĩa:

a) Thiền Định dùng để đối trị tâm loạn động. Sinh hoạt hằng ngày do tâm tán loạn, mọi sự việc khó mà sáng suốt thi hành. Dù ở Tôn giáo nào, đối với định tâm đều phải luyện tập. Định của nhà nho là Tịnh, An, Lự, Đắc, chúng ta tìm sâu tác dụng của nó; so sánh với thiền định của Phật họ, thì Phật học có phần cao thâm hơn.

b) Định là để phát sinh trí huệ. Huệ dùng định làm điều kiện, định dùng huệ làm mục đích.

c) Tác dụng thiền định, không phải định chỉ mà phải quán sát nội tâm. Chỉ thẳng qua là quét trừ vọng niệm, còn Quán là để ngộ giải chơn lý. Dùng tâm bình lặng, liễu giải nghĩa chơn thật. Gọi đó là chỉ, quán song vận.

6 – Bát Nhã không những đối trị với ngu si mà là đứng đầu trong sáu pháp độ thoát.

Sáu độ đều nhiếp phục bởi trí huệ. Nếu khôngtrí huệ chỉ đạo, thì bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định đều không chính xác trong công phu tu tập. Cho nên sáu pháp độ thoát lại phải giúp đỡ lẫn nhau một cách cụ thể. Kinh Đại Bát Nhã (Maha Prajna Paramita Sutra), trong tập 531 có nói: “Bố thí v.v…Sáu pháp ba la mật tướng không sai khác, nếu không trí huệ Ba La Mật thì bố thí v.v…năm thứ ấy khó gọi là Ba La Mật. Cần phảitrí huệ Ba La Mật, Bố thí v.v…năm thứ khác mới gọi là Ba La Mật. Do đó, năm pháp Ba La Mật ở trước, nhiếp thuộc ở trí huệ Ba La Mật; vì thế, nên chỉ có một Ba La Mật duy nhấttrí huệ Ba La Mật”.

Tóm lại, giữ giới, thiền định, Bát Nhã là giới, định, huệ ba học, đã là Phật tử học Phật tu hành phải đi qua con đường nầy. Rồi có thêm bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn ba độ là điều yếu điểm mà người tu hành phải có. Bố thí để nhiếp phục chúng sanh một cách sâu rộng, nhẫn nhục, tinh tấn để tăng trưởng mọi việc lành. Ba học đầy đủ mà thiếu bố thì, công đức lợi tha không rộng lớn; trì giớikhông nhẫn nhục, khó điều phục lòng giận nỗi lên, không có tinh tấn, không thể mau chóng thành tựu đạo nghiệp. Cho nên sáu độ giúp đỡ lẫn nhau không thể tách rời được.

 

 

 

 

 

6 PHÁP ĐỘ THOÁT:

1 - Bố thí (Dana0 - Đối trị xan tham

2 – Trì giới (Sila) – Đối trị phiền não

3 - Nhẫn nhục (Ksanti) - Đối trị giận hờn

4 – Tinh tấn (Viriya) - Đối trị biếng nhác

5 - Thiền Định (Dhyana) - Đối trị loạn động

6 – Trí huệ (Prajna) - Đối trị ngu si.

 

9 – BỐN NHIẾP PHÁP

- BỐN PHÁP THUẦN LỢI THA.

- BỐ THÍ, ÁI NGỮ, LỢI HÀNH VÀ ĐỒNG SỰ.  

Sáu pháp Ba La Mật là yếu điểm tu hành lợi mình, lợi người. Còn bốn nhiếp pháp chỉ hoàn toàn lợi người. Phương pháp tu hành của người học Phật, bốn vô lượng tâm, sáu pháp Ba La Mật đều có bốn ý nghĩa: ngăn ác, làm thiện, tịnh hóa và lợi tha. Đặc biệt Bốn Nhiếp Pháp thuần dùng lợi tha là điểm xuất pháp.

Tứ Nhiếp Pháp là gì?

1 - Bố thí (Dana)

2 – Ái ngữ (Priyavacana)

3 - Lợi hành (Arthakrtya)

4 - Đồng sự (Samanarthata)

Nhiếp nghĩa là nhiếp thọ, dẫn thọ. Dùng bốn phương pháp nầy dẫn thọ tất cả chúng hữu tình, trước khiến cho kia sanh tâm thân ái, rồi sau khiến họ chịu nghe chánh pháp. Đây là phương tiện hoằng pháp lợi tha.

1 -Bố Thí:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahaprajnaparamita Sutra), trong quyển 380 có nói: “Các bậc đại Bồ Tát dùng hai thứ bố thí để nhiếp hóa các chúng hữu tình, hai thứ ấy: Tài thíPháp thí.

a) Tài thí: Thường đem các thứ vàng bạc, ngọc báu v.v…hoặc dùng các thứ y phục, đồ ăn, đồ uống, giúp đỡ các chúng sanh. Là Đại Bồ Tát phải đem các vật để bốn ngã đường, đứng trên chỗ cao tuyên bố như sau: Tất cả các anh chị em, ai cần món chi, thì cứ tự tiện đến lãnh, đừng có nghi ngại chi cả, xem như của mình vậy. Là Đại Bồ Tát giúp đỡ vật chất cho chúng sanh rồi, nên khuyến khích các vị ấy quy y ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, hoặc khuyên thọ trì 5 giới cận sự, hoặc khuyên thọ trì 8 giới, hoặc khuyên thọ trì 10 nghiệp thiện, hoặc khuyên tu hànhtịnh lự, hoặc khuyên tu hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tịnh lự, hoặc khuyên thật hành từ vô lượng tâm, hoặc khuyên thật hành bi, hỷ, và xả vô lượng tâm…Các vị Đại Bồ Tát dùng trí huệ, phương tiện thiện xão đưa chúng sanh đến bờ bên kia (giải thoát); đối với chúng hữu tình thật hành tài thí rồi tìm cách hướng dẫn họ khiến họ trụ ở trong chánh Pháp an ổn, cho đến khi nào họ chứng đặng “Nhứt thiết chủng trí” (đoạn trên là nói về tài thí).

b) Pháp thí:

Bố thí pháp của Đại Bồ Tát có hai thứ:

a) Là thí Pháp thế gian

b) Là thí Pháp xuất thế gian.

Vì các chúng sanh tuyên nói khai thị, phân biệt, chỉ rõ các pháp thế gian, nghĩa là quán bất tịnh hoặc niệm số tức…như thế gọi là pháp thí thế gian. Đại Bồ Tát thật hành pháp thí thế gian rồi, các thứ phương tiện hóa đạo hữu tình, khiến kia xa lìa các pháp thế gian, dùng các phương pháp thích hợp giáo hóa loài hữu tình, khiến kia an trụ thánh phápchứng quả thánh pháp (đây là pháp thí).

Nói một cách dễ hiểu theo hiện đại: Các vị Bồ Tát dùng hai thứ Bố Thí để nhiếp thọ nhơn sinh.

a) Tài thí

b) Pháp thí

Thế nào gọi là tài thí? Bồ Tát đem vàng bạc, ngọc báu, y phục, đồ ăn uống và tất cả vật chất để tại ngả tư đại lộ, rồi đứng trên cao nói rằng: ai cần dùng các món vật nầy, hãy tùy ý nhận lãnh và tự do thọ dụng. Sau khi bố thí, khuyên họ trở về Phật, Pháp, Tăng hoặc khuyên giữ 5 giới, hoặc khuyên trì 8 giới, hoặc khuyên tu hành thiền định, hoặc khuyên tu hành tứ vô lượng tâm. Bồ Tát chính dùng phương tiện thiện xão ấy, đem tài thí để dẫn dắt chúng sanh thật hành chánh pháp, khai thông trí tuệ. Thế nào gọi là pháp thí? Có hai cách dùng pháp thế gian trước, rồi sau mới đem pháp xuất thế gian. Pháp thế gian giảng nói dễ hiểu, như nói: “Quán bất tịnh, quán sổ tức” v.v…khiến cho họ lãng hội. Rồi lại dùng phương tiện khác từ thấp đến cao lìa pháp thế gian, hướng đến thánh pháp xuất thế gian, khiến họ chứng đặng thánh quả. Tóm lại, nếu muốn chúng sanh nghe thọ chánh pháp, phải dùng bố thí làm phương tiện, trước khiến cho họ có cảm tình, rồi sau đó tùy nghi thuyết pháp.

2 – Ái ngữ:

Du-Già Sư Địa Luận (Yogacaryabhumi Sastra) trong quyển 43 nói: “Làm thế nào Bồ Tát thật hành tự tánh ái ngữ? Nghĩa là Bồ Tát đối với chúng hữu tình, thường ưa tuyên nói các điều tốt đẹp như là ý ngữ, đế ngữ, pháp ngữ, dẫn nhiếp nghĩa ngữ, phải biết đó là lược nói Bồ Tát ái ngữ tự tánh. Thế nào gọi là ái ngữ của Bồ Tát?

Ái ngữ nầy lược có 3 nghĩa:

a) Bồ Tát dùng lời an ủi, do đây các Bồ Tát luôn luôn đối với các chúng hữu tình, bỏ hẳn lời thách đố, trước dùng lời dịu ngọt, vui tươi, mỉm cười trước hết…sau đó hỏi han các chúng hữu tình.

b) Bồ Tát dùng lời khánh duyệt, do lời nầy, Bồ Tát thấy vợ con quyến thuộc, tài vật của chúng hữu tình hưng thịnh, không tự hiểu biết, nên theo sự giác ngộ để bày lời khánh duyệt. Hoặc biết tin giới, nghe xả, tăng huệ cũng lại khánh duyệt.

c) Bồ Tát lập lời thắng ích, do lời nầy Bồ Tát tuyên nói tất cả các thứ đức tánh viên mãn giáo thọ tương ưng, lợi ích an lạc cho tất cả loại hữu tình.

Nói một cách dễ hiểu theo hiện đại: Thế nào gọi là Bồ Tát dùng lời ái ngữ? Bồ Tát đối với mọi người, thường dùng lời nói hoan hỷ, khiến cho người vui tươi, dùng lời dịu dàng nói sự chân thật, dùng lời chân chánh giảng nói chánh pháp và dùng lời quả quyết diễn nói đạo lý. Thế gọi là tánh chất ái ngữ.

Có ba cách, Bồ Tát dùng ái ngữ:

a) Lời an ủi, khuyên lơn, đối với chúng sanh, sắc mặt phải vui tươi, mỉm cười, hỏi han, trước nói lời êm dịu, không nên có thái độ kỳ thị, dù là hạng người hạ lưu.

b) Dùng lời thành thật chúc mừng, các việc con hiếu, vợ hiền, nhà cửa giàu có…hoặc đối với chánh pháp, chánh lý, cố gắng khai ngộ, hướng về đạo vàng mà cầu chúc.

c) Nói lời lợi ích thù thắng, tức là dùng lời nói hợp với nghĩa lý cùng chánh pháp, khiến chúng sanh lợi ích an lạc. Như muốn chúng sanh nghe thọ chánh pháp, phải trước hiện sắc mặt hiền hòa, lời nói êm dịu, khiến mọi người sanh tâm thân ái, mới dễ dàng tiếp nhận sự giảng pháp của ta.

3 - Lợi hành:

Luận Du Già Sư Địa (Yogacaryabhumi Sastra) trong quyển 43 có nói: “Thế nào Bồ Tát làm lợi lành?”

1 – Là khuyên giúp lợi hành hiện tại.

2 – Là khuyên giúp lợi hành tương lai

3 – Là khuyên giúp lợi hành cả hiện tại và tương lai.

Với hiện pháp khuyên giúp lợi hành, nghĩa là chính dùng giáp pháp khuyên giúp, nghiệp đức chiêu tập, thủ hộ tăng tiến tài vị, phải biết đó gọi là khuyên giúp lợi hành hiện tại. Do đó có thể khiến chúng sanh nhận đặng pháp được hiện tại và giúp đỡ an vui cư trú. Với hậu pháp khuyên giúp lợi hành, nghĩa là khuyên giúp xả bỏ tài vị, xuất gia thanh tịnh, khất thực tự sống, phải biết rằng đó gọi là lợi hành khuyên giúp hậu pháp. Do đây, hay khiến sự quyết định đặng an vui hậu pháp, không những chỉ được hiện pháp an lạc. Với hiện pháp hậu pháp khuyên giúp lợi hành nghĩa là chính khuyên giúp người xuất gia, kẻ tại gia, dần dần tu tập lìa khỏi ái dục, phải biết đó gọi là khuyên giúp lợi hành hiện pháp và hậu pháp. Nhờ đó khiến ở trong hiện tại thân được khinh an, tâm được dõng mãnh, an lạc mà trụ; ở trong tương lai được sanh các cõi Trời, hoặc vào vô dư Niết Bàn

Giảng một cách dễ hiểu hơn; thế nào là Bồ Tát lợi hành?

- Khiến mọi người hiện tại được lợi ích thiết thực.

- Khiến mọi người tương lai được an vui vĩnh viễn

- Khiến chúng sanh luôn luôn giải thoát mối triền phược.

Tìm phương pháp hướng dẫn khiến mọi người làm lành, giúp họ duy trì và tăng gia tài sản, danh vị của họ. Đây là hành vi giúp người được lợi ích hiện tại. Nhớ nhơn duyên đó, mọi người được danh lợi và an vui, sau đó khuyên người xả bỏ danh lợi, thanh tịnh xuất gia, để được kết quả an lạc ở tương lai hơn là hiện tại. Đây là hành vi lợi ích nhận được ở tương lai. Hướng dẫn người xuất gia cũng như kẻ tại gia cô gắng ly dục tu hành, lục hiện tại thân tâm được khinh an, trụ nơi yên ổn; tương lai hoặc sanh lên các cõi trời, hoặc hằng được sự an vui tịch tịnh ấy là lành vi lợi ích ở tương lai. Tóm lại, lúc đầu thì dùng các phương tiện, khiến chúng sanh lợi ích hiện thời, rồi sau lại dẫn đến lợi ích tương lai. Cuối cùng, hướng đạo họ tu hành để đặng lợi ích cả hiện tại và tương lai.

4- Đồng Sự:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahaprajnaparamita Sutra) trong tập 381 có nói: “Làm cách nào các vị Đại Bồ Tát có thể đồng sự nhiếp hóa hữu tình? - Thiện Hiện, vị Đại Bồ Tát, khi thật hành nhận được trí Bát Nhã Ba La Mật Đa, dùng thắng thần thôngđại nguyện lực, thị hiện ở trong địa ngục, bàn sanh, quỉ đói, trời, người v.v…đồn tạo sự nghiệp dùng phương tiện nhiếp hóa, khiến chúng sanh các nơi ấy, nhận được lợi ích an lạc một cách thù thắng”. Nói một cách dễ hiểu hơn: Đại Bồ Tát dùng cách gì để đồng sự dắt dẫn chúng sanh? Đại Bồ Tát phải dùng sức thần thôngđại nguyện lực, tùy tiện hóa thân ở trong sáu đường, làm trời, làm người, làm súc sanh, làm quỉ đói, ở địa ngục, cùng trời, cùng người, cùng súc sanh, cùng quỉ đói, cùng người ở trong địa ngục, bình đẳng cọng đồng làm việc, dùng thiện xão phương tiện, khiến chúng sanh thâu đặng lợi ích an lạc thù thắng.

Chúng ta có thể nói rằng, bất cứ gặp hạng người nào, chúng ta trước phải đồng sự, kế sau họ thân thiết giao thiệp, rồi tiến đến chỗ giảng đạo, thuyết pháp.

Trên thuật bốn nhiếp pháp là môn phương tiện thiện xão, để hoằng pháp lợi sanh, nói theo cách thiển cận, ai ai cũng có thề làm đến được; nói về phương diện cao thâm, trừ phi Bồ TátĐại Bồ Tát, không thể nào làm được.

 

10 - NIẾT BÀN

- PHẬT QUẢ

- NIẾT BÀN LÀ THỂ

- BỐN LOẠI NIẾT BÀN

Phương pháp tu hành trong đạo Phật, như đã thuật ở bài giảng trước, thật hành là phải có kết quả, công lao không bao giờ hoại mất. Nếu ai tu hành tinh tất, nhất định chứng đặng Phật quả.

Phật quả có hai:

1 – Là Niết Bàn

2- Là Bồ Đề.

Niết Bàn cùng Bồ Đề là hai phương diện nhung một đạo quả, dùng hai danh từ chẳng qua là đứng về hai khía cạnh để thuyết minh thế thôi. Niết Bàn là thể. Bồ Đề là dụng. Niết Bànđoạn đức, Bồ Đềtrí đức. Đứng về phương diện giải thoát sanh tử, liễu đạt tánh không, viên tịch thanh tịnh mà nói, gọi là Niết Bàn; đứng về phương diện công đức vô tận, diệu nghiệp vô biên, lợi ích chúng sanh mà nói gọi là Bồ Đề. Niết Bàn là thể tịch tịnh, Bồ Đề là tướng công đức.

Xem biểu đồ sau đây:

Phật Quả

(Buddhaphala)

Niết Bàn (Nirvana - Đoạn đức - Thể - Tướng tịch tịnh

Bồ Đề (Bodhi – Trí đức - Dụng - Tướng công đức

 

Trước nói Niết Bàn, sau nói Bồ Đề, Niết Bàn dịch từ chữ Nirvana của Sanskrit, có chỗ dịch là Nê –Hoàn, Niết Bàn Na, hay là Bát Niết Bàn. Trung Hoa xưa dịch là Chi-Mieh, nay dịch là Yuan-Chi, trong bài trước đã có lược thuật nghĩa nầy. Đây chỉ dẫn các lời giải thích trong các kinh luận để rõ thêm nghĩa lý của Niết BànKinh Niết Bàn, quyển 4. Luận về Niết Bàn tức là nói đến giải thoát. Kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển 5. Các tạp nhiễm dứt trừ trọn vẹn gọi đó là Niết Bàn.

Luận Nhiếp Đại Thừa: “Bàn có thể gọi là đường, Niết Bàn gọi là ra, ra khỏi các con đường tối tăm, gọi là Niết Bàn”. Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 33: “Chữ Nirvana, từ nghĩa tiêu tán đến, nghĩa là làm tiêu tan tất cả các phiền não, đoạn diệt ba độc (Tham, sân, si). Đó là giá thuyên (Negative or hidden exposition)”.

“Trong tất cả pháp, Niết Bàntối thắng, là thiện, là thường, vượt qua ngoài các phátp thế gian”. Luận Đại Tỳ Bà, quyển 88. “Niết Bàn có nghĩa hằng dứt các vọng chướng trên thể chơn như”. Phật địa Kinh Luận, quyển 5. “Niết Bàn dịch là viên tịch, các đức đều tròn đủ gọi là viên, nghiệp chướng đều dứt gọi là tịch” Hiền Thủ Tâm Kinh, lược sớ. “Giải thoát tức là Niết Bàn vô thượng. Niết Bàn được thực hiện là khi nào diết hết lữa dữ phiền não. Lại nữa, Niết Bàn gọi là nhà cửa, vì sao? Bởi vì nó ngăn ngừa được các gió ác phiền não. Lại Niết Bàn có nghĩa là quy y, vì sao? Vì có thể qua các sự sợ hãi, trở về nương tựa chân lý vậy. Lại Niết Bàn thí dụ như hải đảo, vì sao? Bởi vì các sông lớn không thể làm nó trôi giạt được. Niết Bàn gọi rốt ráo là quy, vì sao? Vì chắc chắn nhận được các sự an vui rốt ráo - chỗ về”, Kinh Đại Niết Bàn, quyển 27.

Mặt khác, Niết Bàn là khác pháp, phiền não ba độc v.v…sau khi diệt trừ, bèn được thanh tịnh, hằng còn, có nghĩa thường, lạc, ngã, tịnh. Đây là biểu thuyên (Positive or open exposition).

Sở dĩ gọi Niết Bàncảnh giới giải thoát là vì tướng tịch tịnh phát hiện sau khi phiền nạo tiêu diệt hết, cho nên gọi là đoạn đức. Không sanh, không diệt, hằng còn bất biết, ấy là mẹ tất cả sanh ra các công đức, nên gọi là thể. Theo Đại Thừa Phật Giáo (Mahayana Buddhism) có chia ra bốn loại Niết Bàn:

1 - Tự tánh thanh tịnh Niết Bàn (Nirvanam)

2 - Hữu dư y Niết Bàn (Sopadhisesanirvanam)

3 – Vô dư y Niết Bàn (Nirupadhisesanirvanam)

4 – Vô trụ xứ Niết Bàn (Apratisthitanirvanam)

Sự thật, Niết Bàn chỉ có một, nhưng đứng về bốn phương diện để thuyết minh, như thế nào là bốn, xem biểu đồ:

 

 

Niết Bàn

(Nirvanam)

1 - Tự tánh thanh tịnh Niết Bàn:

Tất cả hữu tình bình đẳng đều có

2 - Hữu dư y Niết Bàn:

Nhơn sanh tử hết.

3 – Vô dư y Niết Bàn:

Quả sanh tử hết

4 – Vô trụ xứ Niết Bàn:

Không trụ sanh tử, không trụ Niết Bàn, trụ Bồ Đề.

Luận Thành Duy Thức, quyển thứ 10 có nói: “Nghĩa của Niết Bàn lược có 4 thứ:

a) Bổn lai tự tánh thanh tịnh Niết Bàn:

Nghĩa là tất cả lý chơn như của pháp tướng, tuy có khách nhiễm, nhưng căn bản của nó luôn luông thanh tịnh, đầy đủ vô số lượng công đức vi diệu, không sanh, không diệt, lặng trong như hư không. Tất cả chúng hữu tình bình đẳng đều có. Cùng tất cả pháp không một không khác. Nó xa lìa tất cả tướng của tất cả sự phân biệt, khó mà suy nghĩ, khó mà bàn đến, duy bật thánh nhơn, bên trong đã chứng. Tánh của nó sẵn thanh tịnh, cho nên gọi là Niết Bàn.

b) Hữu dư y Niết Bàn:

Nghĩa là chơn như ra khỏi phiền não chướng, dù còn ít khổ chưa đọan hết, nhưng nghiệp chướng nhẹ nhàng cho nên gọi là Hữu dư y Niết Bàn

c) Vô dư y Niết Bàn:

Nghĩa là chơn như ra khỏi khổ sanh tử, phiền não đã hết, dư báo cũng diệt, các khổ não hằng dứt, nên gọi là Vô Dư Y Niết Bàn

d) Vô trụ xứ Niết Bàn:

Tức là chơn như đã ra khỏi sở tri chướng, lòng đại từ, trí bát nhã xuất hiện hoàn toàn. Do đó không trụ sanh tử, Niết Bàn. Lợi lạc hữu tình, hết đời nầy đến kiếp khác, dụng mà thường tịch. Cho nên gọi là Vô trụ xứ Niết Bàn

Sau đây là văn ý phổ thông: Tự tánh Niết Bàn tức là thể, cũng là tự thể các pháp, cũng là lý chơn như. Bản thể không sanh diệt, xưa nay tịch tịnh. Tất cả hữu tình, phàm phu đều có. Tam Thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát), Tứ Quả (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hớn) cũng có. Tất cả mọi loại đều đầy đủ tánh nầy. Không cần nương theo người khác để tìm cầu. Thế nên nói tự tán, bình đẳng đồng có. Tự tánh Niết Bàn, lặng vậy hằng còn, mặc dù có khi bị khách trần làm ô nhiễm, bản chất vẫn là thanh tịnh. Cũng như đám mây đi qua giữa hư không, hư không không vì đám mây mà mất tánh trong sáng của nó. Cho nên gọi đó là “Vốn thanh tịnh”. Tất cả các pháp, có thể có dụng, thể là Niết Bàn, dụng là muôn loài, dụng cùng thể không đồng tướng trạng, nên nói cùng tất cả pháp không phải một; dụng không thể lìa, cũng như nước cùng với sóng, thế nên cùng tất cả pháp không khác. Niết Bàn đã nói là thể, thể chớ không phải tướng, cho nên nói lìa tất cả tướng; dụng thì có muôn hình vạn trạng mỗi loại có phân biệt, nhưng thể chỉ là một, không có phân biệt, cho nên nói lìa tất cả mọi sự phân biệt. Bản thể không thể nói, không thể gọi, không thể nghĩ, không thể bàn, cho nên nói “lìa suy nghĩ, xa ngôn thuyết”. Niết Bàn do nội tâm chứng đặng, không thể hướng ngoại tìm cầu. Hơn nữa, không phải phàm phu có thể chứng biết dễ dàng, cần phải trải qua công phu tu hành lâu năm, đầy đủ đại trí, đại giác mới có thể chứng đặng. Thế nên gọi là ‘tự nội sở chứng”.

Hữ dư y Niết Bàn, y nghĩa là y chỉ, nương nhờ. Hữu tình tu hành đã đoạn phiền não chướng, nhơn quả tội báo đã hết, chỉ còn mang thân ngũ uẩn (tức là nương theo nhục thể tàn dư - thọ mạng chưa dứt), mặc dù, còn nương nhờ thân xác tứ đại nầy, nhưng phiền não chướng đã đoạn hết, tự tánh đã trong sạch, nên nói, chướng hằng diệt.

Vô như y Niết Bàn, nhơn phiền não hết, quả phiền não cũng không còn, liễu thoát sanh tử, hạng nầy không y chỉ năm uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức), thấn thể tức là thọ mạng đã hết, không bao giờ trở lại chịu khổ sanh tử, các hạt giống sanh tử luân hồi đã đoạn tuyệt. Nên gọi là “chúng khổ hằng vắng”

Vô trụ xứ Niết Bàn Nhị thừa (Thinh Văn và Duyên Giác) đã trừ phiền não chướng (nhơn không), nhưng chưa rõ sở tri chướng (Pháp không), cho nên không trụ sanh tử mà trụ Niết Bàn. Bậc Đại Thừa Thánh giả phiền nãosở tri hai chướng đều diệt, nhơn và pháp hai sự chấp trước đều không. Đại trí, đại bi sanh khởi cho nên không đoạn sanh tử, nhưng ở trong nhơn duyên sanh tử đã sáng suốt không còn mê mờ. Mặc dù ở trong sanh tử nhưng không bị sanh tử ràng buộc. Do đó nên mới có thể ra vào sanh tử để nói pháp độ chúng sanh. Không trụ sanh tử, không trụ Niết Bàn, hết đời vị lai làm các công đức, rộng lợi ích chúng sanh. Thể thì vắng lặng, nhưng dụng có vô lượng, cho nên gọi là vô trụ xứ Niết Bàn.

Bốn thứ Niết Bàn, Vô trụ xứ Niết Bàntối thắng. Nghĩa của Niết Bàn, không phải “xuất ly sanh tử, không thân diệt trí” mà là “thể thì vô vi, như như bất động, dụng thì sanh diệt, đủ các công đức”. Luận Kim Cang Bát Nhã, về phẩm Bất hoại giả danh có đoạn nói: “vô dư Niết Bàn nghĩa là chi?” nghĩa là các pháp không sanh tánh không, hằng dứt tất cả các uẩn sanh tử, giúp dụng vô biên, công đức thanh tịnh hy hữu, sắc tướng viên mãn trang nghiêm, lợi ích quần sanh, diệu nghiệp vô tận”.

Đây là chơn nghĩa Niết Bàn.

 

11 - BỒ ĐỀ;

- TẤT CẢ TRÍ

- TẤT CẢ CÔNG ĐỨC

- TÁM THỨC

- CHUYỂN TÂM THỨC THÀNH BỐN TRÍ

- VIÊN THÀNH QUẢ PHẬT.

Đừng về phương diện Phật quả nói là Bồ Đề, Bồ Đề là sau khi chứng đặng Phật quả đầy đủ tất cả chủng trí, tất cả công đức, và tất cả đại dụng. Bồ đề nguyên chữ Phạn là Bobhi, Trung Hoa xưa dịch là Tao, nay dịch là Chieh, Việt dịch là sáng suốt, giác ngộ, đã giảng trong bài trước. Đạo tức là chơn lý của Phật; giác là sự toàn giác của Phật. Phật tức là Đạo; Phật tức là Giác. Chư Phật đầy đủ Giác và Đạo; trong thế gian ai có đủ giác đạo nầy tức là Phật vậy.

Thế nào gọi là nhất thế trí? (Sarvajna)

Nghĩa là phiền não chướng đã đoạn, trí huệ không bị các nhiễm ô ràng buộc; nghĩa là đã đoạn sở tri chướng, đối với tất cả sở tri; trí huệ không chướng, không ngại.

Thế nào là công đức đại dụng? (Virtue achieved, great function)

Nghĩa là Bồ Đề có 7 thứ tối thắng, Luận Du Già sư địa, quyển 38;

1 - Tối thắng sở y 32 tướng Đại nhơn trang nghiêm.

2 - Tối thắng chánh hạnh - Lợi mình, lợi người, khiến các nhơn, thiên, đặng lợi ích an lạc.

3 - Tối thắng viên mãn - Giới, kiến thức, quy luật, tịnh mạng, 4 thứ thành tựu viên mãn.

4 - Tối thắng trí huệ - Pháp, nghĩa, huấn từ, biện thuyết thành tựu 4 thứ vô ngại giải.

5 - Tối thắng oai lực – Như ý thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông thành tựu 6 thứ thần thông.

6 - Tối thắng đoạn trừ - Phiền não chướng, sở tri chướng hai chướng hằnh dứt.

Tối thắng sở trụ - Đa số là tịnh nơi 3 trụ: tức thánh trụ (Không, nguyện v.v…); thiên trụ (tứ thiền, tứ định) và phạm trụ (tứ vô lượng). Nhưng bốn trí lại gồm tất cả công đức hữu vi.

Thế nào gọi là Bốn Trí? (The four forms of wisdom of a Buddha)

a) Đại viên cảnh trí (The great mirror wisdom of Aksobhy)

b) Bình đẳng tánh trí (The universal wisdom of Ratnaketu)

c) Diệu quan sát trí (The profound observing wisdom of Amitabha)

d) Thành sở tác trí (The perfecting wisdom of Amoghasiddhi)

Chứng đặng 4 trí nầy, do chuyển 8 thức mà thành.

Thế nào gọi là 8 thức? (The eight vijrinana) (đã giảng trong bài trước, về biểu đồ ngũ uẩn). Thức nghĩa là liễu biệt (giải rõ, chia chẻ) tức là đối cảnh giới sanh khởi tác dụng liễu biệt. Tất cả chúng sanh đều có 8 thức. Trước hết giải 8 thức:

 

 

 

 

 

 

 

8

Thức

 

 

 

5 thức trước

(Five Senses)

1-Nhãn thức (Caksur-vijnana)

Nương nhãn cănPhân biệt sắc cảnh.

2-Nhĩ thức (Srotra – vijnana)

Nương nhĩ cănPhân biệt các tiếng.

3-Tỷ thức (Ghrana-vijnana)

Nương tỷ cănPhân biệt hương vị

4-Thiệt thức (Jihva – vijnana)

Nương thiệt cănPhân biệt các mùi

5 – Thân thức (Kaya – vijnana)

Nương thân cănPhân biệt xúc chạm

Thức thứ 6 – (Mano – vijnana)

Ý thức nương ý cănPhân biệt các pháp

Thức thứ 7 – (Klista mano – vijnana)

Mạt na thức nương Alaya, gìn giữ tự ngã - rời khỏi phân biệt lo nghĩ

Thức thứ 8 – (Alaya – vijnana)

Thức A -lại –gia nương Mạt na gom góp gìn giữ tất cả hạt giống thiện, ác, sau đó hiện khởi căn thân và khí giới.

 

Tám thức của loài hữu tìnhhữu lậu nhiễm ô, không trong sạch. Nếu ai tu hành công phu viên mãn, khi chứng đặng Phật quả, tám thức nầy lại chuyển biến, từ hữu lậu chuyển thành vô lậu, từ nhiễm ô chuyển thành thanh tịnh, lúc bấy giờ không gọi là thức mà gọi là trí.

Thức cùng trí dĩ nhiên là không phải sự vật, mà là một thể chỉ có trước và sau, cạn và sâu. Khi ở địa vị phàm phu, có 2 chướng. Phiền não và sở trí, đối với sự lý phân biệt, không được chính xác, do đó nên gọi là thức. Đến khi hành giả tu tập chứng quả, hai chướng hằng diệt.

Đối với sự lý quyết đoán chính xác. Lúc bấy giờ gọi nó là trí. Vì thế, nên nói trí do thức chuyển biến mà thành. Đã rõ nghĩa trí cùng thức, sau đây chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa chuyển 8 thức thành 4 trí.

Chuyển thức thứ 8 thành Đại Viên Cảnh Trí:

Thức thứ 8 cũng được gọi là thức A Lại Gia. Vì thức nầy hay thâu thập, chứa đựng tất cả hạt giống thiện và ác, cho nên gọi là tàng thức. Hạt giống nghiệp của nó huân tập dồn chứa từ nhiều đời, nhiều kiếp, nó thuộc loại hữu lậu nhiễm ô. Đến lúc nó hiện hành, chuyển ra căn thân và khí thế giới, cũng là loại hữu tình nhiễm ô, hữu lậu, người tu hành trải qua nhiều thời gian gạn lọc, đến lúc Kim Cang Định (Vajrasamadhi) hiện bày, xa lìa các phân biệt, tánh tướng thanh tịnh, hằng lìa tất cả hạt giống hữu lậu tập nhiễm. Trong tám thức tròn đầy tất cả hạt giống thanh tịnh vô lậu, lúc ấy các cảnh hiện hành đều là trang nghiêm pháp thân và cõi nước thanh tịnh. Trí nầy tịch tịnh viên minh, như gương tròn sáng lớn, đầy đủ công đức vô biên, như tấm gương sáng hay hiện bày các tướng trạng. Ấy gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Luận Thành Duy Thức (Vidya-matrasiddhi Sastra) trong quyển thứ 10 có nói: “Đại viên Cảnh trí tương ưng với tâm phẩm, tâm phẩm nầy đã lìa các phân biệt, hành tướng nó rất là vi tế khó mà biết rõ, không quên không mờ các cảnh tướng, tự tánh thanh tịnh, lìa các tập nhiễm, thuần tịnh viên đức, hiện chủng nương trì, có thể hiện sanh các trí ảnh căn thân và cõi nước, không bao giờ gián đoạn, đến đời vị lai cũng như tấm gương tròn sáng, hiện bày các sắc tượng”.

Chuyển thức thứ 7 thành Bình Đẳng Tánh Trí:

Thức thứ bảy gọi là thức Mạt Na, cũng có chỗ gọi là Tư Lương thức. Thức nầy thường cùng với ngã Si (Ego-infatuation), ngã kiến (the errorneous doctrine that the ego or self), ngã mạng (Egotism) và ngã ái (self-love), bốn thứ phiền não đều khởi. Nó duyên với kiến phần của thức thứ tám, khởi tướng tự tâm, chấp nhơn ngã, pháp ngã là thật tại, vọng chấp ngã cùng ngã sở (I and mine or the self and its possesion), lúc bấy giờ nó khởi ra các sự phân biệt nhơn tướng, ngã tướng. Đến khi chứng đặng Bồ Đề, diệt trừ ngã chấp, mình và người đều bình đẳng. Không lại cùng ngã si, ngã kiến, ngã mạnngã ái v.v…đồng khởi nữa, và cùng với các pháp thiện đại từ, đại bi v.v…tương ưng. Quán sát tất cả hữu tình, đều là bình đẳng. Thế nên gọi là bình đẳng tánh trí. Luận Thành Duy Thức (Vidya Matrasiddhi Sastra), quyển 10 nói: “Tánh trí bình đẳng cùng với tâm phẩm tương ưng, nghĩa là tâm phẩm nầy quán tất cả pháp mình và chúng hữu tình đều là bình đẳng; lòng đại từ, đại bi v.v…cùng nhau tương ưng; tùy các hữu tình ưa thích, thị hiện thọ dụng thân và các ảnh tượng sai khác; diệu quan sát trí; không cùng chỗ nương, kiến tập vô trụ Niết Bàn, nhất vị tương ưng mãi đến vô tận thời gian”

Chuyển thức thứ 6 thành Diệu Quang Sát Trí:

Thức thứ 6 cũng gọi là ý thức. Thức nầy hay phân biệt tất cả muôn sự vật, sự, lý, hữu hình, vô hình ở quá khứ, vị laihiện tại; do từ vô thỉ cho đến ngày nay hư vọng huân tập, sanh khởi ngã chấp, pháp chấp. Vì thế nên đối với tất cả muôn vật, tà mà không chánh, có nhiều việc chướng ngại. Đến khi hành giả tu hành chứng đạo, thể nhập được diệu dụng cao xa hành giả ở trong niệm, định, huệ tùy tiện xử dụng, các việc tác ý, suy nghĩ, đối với tất cả các pháp, xứng thật mà biết, như lý mà lượng. Khéo quán tất cả tự tướng, cọng tướng của các sự vật không có chi ngăn ngại. Thế nên gọi là Diệu Quan Sát Trí. Trong Luận Thành Duy Thức (Vidya Matrassiddhi Sastra) quyển 10 nói “Diệu Quan Sát Trí tương ưng với tâm phẩm, nghĩa là tâm phẩm nầy khéo quán các pháp tự tướng cọng tướng vô ngại mà chuyển. Nhiễm quán pháp môn vô lượng tổng trì, kế đó phát sanh công đức quí báu; ở trong pháp hội đại chúng, thường hiện vô biên diệu dụng sai khác, đều được tự tại, mưa pháp rưới khắp, đoạn trừ tất cả nghi ngại, khiến toàn nhơn loại đều được lợi ích chung.

Chuyển 5 thức trước thành Thành Sớ Tác Trí;

Năm thức trước tức là thức thứ nhất đến thứ năm: Nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thứcthân thức. Nhãn thức phân biệt cảnh sắc; nhĩ thức phân biệt tiếng giọng; tỷ thức phân biệt hương thơm; thiệt thức phân biệt mùi vị, thân thức phân biệt sự xúc chạm. Năm thức phân biệt đều có tác dụng khác nhau. Nhưng khi ở địa vị phàm phu, dùng cảnh hư vọng, tạo nghiệp điên đảo, ra làm các việc được thành tựu đều là nhiễm ô. Đến khi hành giả chứng đặng đạo quả Bồ Đề, tác dụng liễu biệt mặc dù cũng y như thế, nhưng tịnh thức hiện bày, các cảnh không đảo vọng, các nghiệp không mê mờ. Các sự thi hành và tạo tác đều là vô lậu. Vì thế nên gọi là Thành Sở Tác Trí. Trong Luận Thành Duy Thức (Vidya Matrasiddhi Sastra), quyển thứ 10 có nói: “Thành sở tác trí tương ưng với tâm phẩm, nghĩa là tâm phẩm nầy vì muốn lợi lạc cho tất cả chúng hữu tình, khắp trong 10 phương thị hiện các sự biến hóa của 3 nghiệp, thành bản nguyện đưa đến chỗ thi thố công việc. Đến đây chứng đặng Phật quả hoàn toàn người học Phật tu hành công phu tu tập đến đây là viên mãn.

Cũng đồn với ý trên, trong Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năngbài kệ như sau:

‘Đại viên cảnh trí tánh trong sạch

Bình đẳng tánh trí tâm không bịnh

Diệu quan sát trí thấy nhiệm mầu

Thành sở tát trí đồn tròn sánh

Năm, tám, bảy, sáu nhơn quả chuyển

Chi dùng lời nói không thật tánh

Bao nhiêu chuyển biến không lưu tình

Người tu phải vào chánh Samadhi”.

12 – BA VÔ LẬU HỌC

- GIỚI

- ĐỊNH

- HUỆ

Trong các bài trước đã giải thích giáo lý căn bản của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha). Ấy là pháp Tứ Đế (Four Noble Truths), Thập Nhi Nhân Duyên (the Twelve Nidanas) v.v…Chúng ta biết chắc chắn nhân sinh phải chịu quả khổ, sở dĩ đời nầy kết thành quả khổ như thế là vì nghiệp chướng (Karma) cùng phiền não (Klesa) của nhân sinh đã dồn chứa thuận thục trong nhiều đời nhiều kiếp theo dòng luân chuyển sanh tử, tử sanh, thì khỏi bàn đến; trái lại, nếu chúng ta muốn vượt ra biển khổ sanh tử, giải thoát mọi triền phược tối tâm, chúng ta phải có phương pháp thật hành. Phương pháp ấy chính là Đạo Đế (marga arya satyani), trong bốn Thánh Đế (Four dogmas), gọi đủ là Tám Thánh Đạo (Eightfold correct Ways), xem kỹ trong bài Tứ Đế trang 116. Muốn thật hành Tám Thánh Đạo ấy, chúng ta phải tuần tự học vấn. Ấy là vô lậu học ( Tri anasrava dharma); Giới, Định, Huệ.

 

GIỚI HỌC: (The study of the rules or disciplines)

Thế nào gọi là giới học?- Động tác hằng ngày, hằng giờ của chúng ta đều không ngoài ba nghiệp: lời nói, ý nghĩ, và việc làm (The three condition inheritances, or karma, of which there are three actions: deed, word, and thought). Giới là định ước quy điều để ngăn ngừa nghiệp ác. Thời gian Đức Thích Ca tại thế, vì muốn ngăn chận các hành động tạo tác của hàng đệ tử, nên Ngài mới chế ra các giới cấm (Prohibitions arising out of the fundamental rules; by laws). Sau khi đức Thích Ca diệt độ (nirvana), Luật Sư Ưu Ba Ly (Upali), chủ tọa tụng lại giới luật, tạo thành quy chế, gọi là Luật tạng (Vinaya-pitaka). Về sau các Tôn phái chia ra nhiều điều tướng khác nhau. Tỳ kheo (Bhiksu) có 250 giới. Tỳ kheo Ni (Bhiksuni) có 348 giới (theo hệ thống Bắc Tông, Mahayana), được thành công qua sự học vần chuyên môn. Mặc dù giới điều có rất nhiều, nhưng không ngoài 5 giới (Pancasila) căn bản. Do đó cho nên, chúng ta phải biết ý nghĩa sáng lập 5 giới để đi đến cương lĩnh giới học.

Đây là danh mục 5 giới:

- Giới thứ nhất, không được sát hại các sanh mạng (I take the precept to abstain from killing). Nhân loại cùng súc sanh đồng là động vật có mạng sống, nhưng vì tham lam cho vần đề miệng bụng của con người, giết hại sinh mạng vất khác, để nuôi dưỡng mạng sống chính mình, luận về tình hay về lý đều là bất nhân cả; nhưng người đời vì bị tập quán từ lâu rồi, xem đó là lẽ cố nhiên. Thật là đáng tiếc! Xưa, Thiền Sư Điền Vân đã nói:

“Xem bát canh kia trãi mấy năm,

Oán sâu như bể hận khó lầm

Muốn hay binh biến trên trần thế,

Hãy nghe lò “sát với tiếng căm!”

Có chi đau khổ bằng! loài vật bị loài người giết hại, tánh ham sống sợ chết ai cũng như ai, chẳng qua kẻ mạnh hiếp loài yếu, kẻ khôn giết loài dại, thế thôi. Oán thù căm giận muôn năm, không bao giờ phai mờ được. Đây là ý tứ thứ nhất cần răn sự sát sanh trong Phật Giáo.

- Giới thứ hai không được trộm cắp. (I take the precept to abstain from stealing). Mội vật đều có chủ không phải của ta, sao lại vọng tưởng trộm lấy, lén lấy, lý ấy ai cũng đều hiểu, nhưng bản ý lập giới để đối với vật thuộc người khác, dù là vật nhỏ không nên tham tâm trộm lấy. Thí dụ như của cải nhà nước, dù là một manh giấy, hay cây bút, không phải việc công, ta không nên lạm dụng, không nên tham lam. Đây là phương thức không trộm cướp trong Phật giáo.

- Giới thứ ba không được tà dâm (I take the precept to abstain from adultery). Chúng ta đầu thai làm người, chính vì sự dâm dục của cha mẹ mà đến. Do đó dâm dục là nguồn gốc sanh tử. Ngày nay, muốn siêu thoát vấn đề sanh tử, đương nhiên chúng ta phải giải quyết trên căn bản. Vì thế cho nên muốn giữ giới dâm trọn vẹn, người xuất gia cần phải đoạn tuyệt, lập giới một cách nghiêm khắc như thế, chính là toàn đoạn dâm dục cầu giải thoát. Nếu là Phật tử tại gia, đều có vợ chồng không dễ gì đoạn trừ hẳn tình dục, nên phải giữ gìn không được tà dâm, nghĩa là trừ ngoài vợ hay chồng chánh thức có cưới hỏi, đối với người khác, không được có hành vi tà bậy. Thế nên gọi là không tà dâm.

- Giới thứ tư không được nói dối (I take the precept to abstain from lying). Ly khai sự thật, vọng tạo lời dối trá, gây ra các thứ điên đảo, thị phi, mê hoặc lòng người, đó là hành vi bất hảo, cũng là bệnh chung người đời rất dễ phạm đến. Vì vậy phải lập giới thứ tư nầy.

- Giới thứ năm không được uống rượu (I take the precept to abstain from liquor that causes intoxication and heedlessness). Uống rượu dễ làm cuồng loạn tâm tánh, khiến người hôn mê bất tỉnh. Chính là lời các nhà Vệ Sinh Học hiện tại đều nói như thế. Uống rượu rất có hại cho sức khỏe cũng như cho tinh thần. Xét rộng ra, thời gian đức Phật tại thế chưa có phong tục hút thuốc, nghiện cần xa, nên đức Phật chưa từng lập giới cấm hút thuốc, cần sa v.v…theo sự kiện hiện tại cần phải lập thêm giới không được hút thuốc, không đắm nhiễm cần sa.

Đoạn trước nói qua căn bản phiền não của người đời là tham lam (Concupiscence, or wrong desire), giận tức (anger, hate or resentment) và si mê (stupidity, ignorance, unintelligence, or unwillingness to accept Buddha-truth), tất cả phiền não đều từ ấy mà sanh trưởng nên gọi nó là ba độc (the three poisons). Ba độc trước dùng ý nghĩ làm động cơ thúc đẩy, sau đó phát hiện nơi hành động của thân, làm các nghiệp ác; Sát sanh, trộm cướp, tà dâm; kế là phát hiện nơi lời nói tập thành ác nghiệp vọng ngữ. Chúng ta muốn đối trị ba độc nầy, không sát sinh là ngăn sự tức giận, khi niệm sát khởi lên, đều do có lòng nóng giận; sở dĩ không trộm cắp, là vì ngăn được sự tham lam, có nghĩ đến trộm cắp là do lòng tham phát khởi; không dâm dục vì ngăn chận được si mê. Tánh tình dục vọng của nam nữ có ra đều do si mê phát khởi; không nói dối là do ngăn ngừa cả hai tham và si. Tóm lại, sự nói dối đều do vọng tưởng ngăn che tội ác của chính mình, hoặc vọng tưởng dối trá cầu danh lợi; che dấu là do si mê phát khởi, dối trá cầu danh lợi là do tham lam phát khởi. Ba độc, tham, sân, si ấy, khi người đời vừa sinh ra, bản tánh đã sẵn có. Đối trị nó, ta phải dùng 4 giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, và không nói dối để trị các chứng bịnh bản tánh trên. Do đó nên bốn loại nầy gọi là tánh giới (The natural moral law e.g not to kill, steal, etc…not requiring the law of Buddha). Về giới uống rượu mặc dù với tham lam, giận tức, si mê cũng có quan hệ, nhưng do dục vọng phát khởi sau khi uống, không phải là bản tánh sẵn có, thến nên giới uống rượu gọi là giá giới (A secondary commandment, deriving from the mandate of Buddha e.g. against drinking wine, as opposed to a commandment based on the primary laws of human nature, e.g. against murder, etc…)

Người đời nếu chịu thật hành các giới học trên, tự nhiên phiền não dần dần giảm bớt, bỏ ác tu thiện, tự có sáng suốt nơi thân tâm. Đâ chính là con đường học Phật thứ nhất phải nhờ giới (sila) mới được thành công viên mãn.

 

ĐỊNH HỌC (Learning through meditation, one of the three forms of learning)

Thế nào gọi là Định Học? - Định là công phu tối yếu trị tâm. Thân tâm người đời bị quả khổ, đã như thế là do nghiệp chướng (Karma) và phiền não (Klesa) dồn chứa nhiều đời nhiều kiếp. Chúng ta nên xét biết để giải thoát quả khổ ấy, trước phải đoạn trừ nguyên nhân. Nghiệp chướngphiền não đều từ tâm phát sinh, thử xét lại tâm chúng ta như thế nào? Nó niệm trước đi, niệm sau đến, niệm niệm nối nhau không dứt, vô số vọng tưởng lôi cuốn từng giờ từng phút. Ở đây có thể nói một cách dứt khoát, căn bản sanh tử của người đời chính là các vọng niệm ấy. Đã nhận rõ lý ấy minh bạch, vấn đề tạo công phu trị tâm rất là khẩn yếu, không thể thờ ơ. Giới học để trừ ác nghiệp về phương diện lời nói và hành độn; Định học chính chuyên về phương diện rèn luyện tâm tánh. Phương pháp rèn luyện tóm lại có thể chia ra hai giai đoạn: dự bị và thật hành. Lược nói như sau.

1 - Dự bị: Trước hết tùy theo hoàn cảnh, phải chọn địa phương thanh tịnh, đừng cho rối loạn tâm ý; thế nên người xuất gia phải ở nơi chùa, viện, tốt hơn là ở nơi rừng núi. Người tại gia không thể vào núi, hoặc thường trú ở chùa, chỉ chọn một căn nhà thanh tịnh. Khi chọn được hoàn cảnh tương xứng, sau đó dùng công phu điều thân, điều tâm: về phương diện điều thân, ăn uống phải có điều độ, không nên ăn quá nhiều; ngủ nghỉ phải có thời gian nhất định, hằng ngày ngủ độ 6 giờ và nửa giờ nghỉ trưa; cử động bình thường; hành giả chớ nên thô bạo, khiến cơ thể khó điều hòa, tứ chi phải dao động. Về phương diện tâm, hàng phục vọng niệm, xét chúng ta từ khi có thân nầy đến nay, bị xáo trộn mãi mãi, ý như con ngựa , tâm như loài vượn, muốn điều phục chúng thật là khó khăn, nhưng đừng sợ khó phải tiến đi dần dần, cố gắng rèn luyện thời gian lâu xa sẽ có hiệu quả. Phải biết mỗi động tác chúng ta không ngoài 4 oai nghi: Đi (walking), đứng (standing), nằm (laying) và ngồi (sitting), trừ ngoài khi nằm chúng ta không có lưu ý, còn ba oai nghi khác đi, đứng, ngồi, chúng ta phải luôn luôn ghi niệm, không nên nghe những lời loạn động của kẻ khác; đối trị các loạn động phải nhẫn nại đến mức tối đa, mới có kết quả.

2 - Thật hành: Mỗi ngày giữ đúng buổi sáng hoặc buổi chiều, đến trong tịnh thất yên tĩnh đi rồi ngồi, ngồi rồi đi; đây cũng phải lưu ý cả hai phương diện thân và tâm; về phương diện thân, phải ngồi thẳng lưng, đầu ngay ngắn, mắt mở 2/10, hai tay để trước rún, hai chân tréo kiết già đoan tọa, bàn chân trái để trên vế chân mặt hay ngược lại, đừng để bị chèn ép. Về phương diện tâm, tất cả mọi việc cần phải buông bỏ, quét trừ mọi vọng niệm, chỉ còn chuyên giữ chánh niệm, cũng như gương sáng, không dính mảy bụi. Người mới học đối với công phu trên rất khó thật hành, nhưng có một phương pháp hết sức giản tiện, ấy là quán sổ tức (Anapana) hơi thở hòa huởn, mỗi hơi ra, một hơi vào gọi là một sổ tức. Sau khi vào chỗ ngồi, tâm ý sợ tán loạn, phải nhớ giữ một thở ra, một hít vào tính là một, như thế đếm đến 10 lần, rồi đếm từ một trở lại. Từ một đến mười, không lầm lẫn hơi vào, niệm đầu toàn nhớ trên số chữ, làm như vậy có thể khởi sự loạn động. Hơi thở là thuộc phương diện của thân, nhớ số mục là thuộc phương diện của tâm, nay dùng pháp ấy có thể khiến thân tâm tự nhiên hợp thành một. Phương pháp ấy rất thích hợp cho những ai mới tập Định học. Chúng ta phải biết đường lối định học rõ ràng,, mới có thể xét đến phương pháp tọa thiền liên tục.

 

HUỆ HỌC (The study of wisdom)

Thế nào gọi là Huệ học? - Chữ Huệ (Prajana) nầy rất khó thuyết minh, nhờ sức định, đại trí huệ mới phát sanh, đến điểm nầy, mới có thể đoạn vọng hoặc (vọng niệm bỗng nhiên không sanh) chứng chơn như, không thể dùng tiểu trí tiểu huệ thường ngày so sánh, chúng ta khi chưa có công phu do định phát sanh trí tuệ, cần phải tìm huệ học nầy. Làm thế nào có thể rõ biết? Nhưng mà không nói không được, phải tạm nói đến bản thể của nó, lạm dụng thí dụ để chứng minh. Nguồn gốc tấm tánh chúng ta cố nhiên bị vọng niệm đa đoan, nhưng mà chân tâm chúng ta vốn là bất động, chẳng qua bị vọng trần ngăn che, chân tâm không thể hiển lộ; ví như gương sáng bị bụi đất ngăn che, hình như mất tác dụng soi sáng sự vật, bản thể của tấm gương kia, mảy may không kém thiếu chỉ cần ra sức lau hết bụi bặm, thể gương y như cũ phát ra yến sáng, chiếu soi không xót một vật nào. Chơn tâm cũng giống như thế, phải xa lìa vọng niệm, như gương bị bụi che, chân tâm hoàn toàn ẩn kín. Chúng ra nếu dùng Định học, quét trừ vọng niệm cố chấp, quy về chánh niệm, lâu nhưng có lợi. Giải thoát vọng niệm, linh quang của chân tâm tự nhiên hiển bày, lúc bấy giờ chẳng khác nào như tấm gương sáng chiếu soi vạn vật. Đây chính gọi là Huệ học.

Ba Vô Lậu Học: Giới, Định, Huệ là công phu căn bản của Phật Giáo đồ Luật Tạng (Vinaya-Pitaka) trong ba tạng, ấy là giảng về Giới Học; Kinh Tạng (Sutra-Pitaka), thì giảng về Định Học; Luận Tạng (Abhidharma-Pitaka) giảng về Huệ học, Tiểu Thừa (Hinayana) dụng công từ Tứ Đế, Tám Thánh Đạo trong đạo đế, chính là giới, định, huệ. Pháp lục độ của Đại Thừa Bồ Tát (Mahayana Bodhisattva) cũng chú trọng đến giới, định, huệ. Xin xem bản đồ giới, định huệ như sau:

 

 

 

 

 

BA

HỌC

Huệ

(Prajna)

Thấy chân lý Tứ Đế

Chánh Kiến

 

 

 

Tám

Thánh

Đạo

(Atyamarga)

 

 

Suy nghĩ phân biệt chân lý Tứ Đế

Chánh Tư Duy

Lìa tội lỗi vọng ngữ

Chánh Ngữ

Lìa các ác hạnh như: Sát, đạo, dâm…

Chánh Nghiệp

 

 

Giới

(Sila)

Thanh tịnh, 3 nghiệp, thân, khẩu, ý

Chánh Mạng

Thuận chánh Pháp sinh hoạt

Chánh Tinh Tấn

Nỗ lực đến việc thiện

Nhớ chánh đạo, không tà niệm

Chánh Niệm

 

 

Định

(Samadhi)

Tịnh lự vào Thiền Định

Chánh Định

 

 

GIỚI

(theo nghĩa rộng)

Bố thí

 

 

 

Sáu độ

(Sat-paramita)

Giữ giới

Nhẫn nhục

Tinh tấn

 

 

ĐỊNH (nt)

Thiền định

 

 

HUỆ (nt)

Trí huệ

 

 

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81846)
17/08/2010(Xem: 121991)
16/10/2012(Xem: 68918)
23/10/2011(Xem: 70483)
01/08/2011(Xem: 516728)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: