Phụ Chương

09/04/201112:00 SA(Xem: 10125)
Phụ Chương

PHẬT LÝ CĂN BẢN
Thích Huyền Vi Biên Soạn
Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn Tái Bản PL 2528 - 1984

Phụ chương CÁC VẤN ĐỀ THIẾT YẾU
1. Giáo, Thừa trong đạo Phật
2. Phật tử nên thọ trì giới Bồ-tát
3. Sám hối, phát nguyện, tinh tấn
4. Niệm Phật trong Phật giáo
5. Giáo lý căn bản của Thiền định

PHỤ CHƯƠNG

CÁC VẤN ĐỀ THIẾT YẾU

1. VẤN ĐỀ: GIÁO, THỪA TRONG ĐẠO PHẬT

 Phật giáo có chia ra rất nhiều danh tướng: Tiểu-thừa, Đại-thừa, Tam-thừa, Ngũ-thừa, Nhất-thừa. Như vậy chỗ duy nhất của Phật-giáo thế nào? Và chia như thế có làm cho mọi tầng lớp người thắc mắc chia rẽ không? Đó là vấn đềchúng tôi muốn bàn đến trong bài nầy.

 Trước hết, ta nên nhận xét tổng quát về định nghĩa của mỗi giáo, thừatheo dõi từng khía cạnh trong vấn đề để quan sát chỗ cao, thấp, rộng, hẹp thế nào và có thể đưa mọi người đến đâu, theo chân tinh thần của mỗi giáo, thừađức Phật đã dụng ý nêu ra.

 Trong câu: “Phật duy nhất-thừa, phương-tiện thuyết tam” đã cho chúng ta một khái niệm rõ rệt về giáo, thừa trong đạo Phật. Sở học của học sinh không bờ mé, nhưng căn cứ vào chương trình mà luận thì đến tốt nghiệp đại học là cùng. Tùy theo trình độ, lớp tuổi, và nhu cầu mà Bộ Quốc Gia Giáo Dục đặt thành chương trình nhiều cấp, sơ học, tiểu học, trung học, đại học và chỉ ra nhiều ngành, nhiều khoa. Mục đích duy nhất của bộ là đưa mỗi học sinh đến chỗ hiểu biết cao rộng, để trở thành bậc bác-học đại tài. Cũng tương tợ như vậy, tùy theo căn cơ của chúng sinh, đức Phật thuyết minh giáo lýphân chia các thừa, bản ý của Phật chỉ muốn đưa chúng sinh đến chỗ giải thoátgiác ngộ hoàn toàn.

 Tiểu thừa (Hinayana)- người thực tập theo Tiểu-thừa-giáo, thường giữ tâm trầm lặng, xa lìa tài-sắc, danh-lợi, ái-ân cố đào tạo cho mình một khung cảnh thanh tịnh, giữ chặt theo hình thức của Phật từ nghìn xưa lưu lại. Chuyên tâm tự cầu giải thoát, ít để ý lo cho mọi người, mặc dù chúng sinh trong cõi đời đang mê lầm trong hố sâu tội lỗi, người tu theo Tiểu-thừa-giáo cố công cầu chứng quả-vị A-la-hán làm tiêu chuẩn cuối cùng.

 Đại thừa (Mahayana)- Kẻ thật hành theo Đại-thừa-giáo, họ hy sinh trọn đời để phụng sự cho lý tưởng, cho nhân sinhgiáo lý họ nhận mình là chúng sinh, chúng sinh là mình. Một mặt họ tự tu cầu tinh-thần được sáng suốt, nhận chân mọi sự vật ở đời là vô-thường, là giả dối, mặt khác dùng đủ phương tiện thích ứng để hóa độ các tầng lớp người, dù gặp trăm vạn thử thách gian-lao, họ không sờn lòng thoái chí. Họ lấy câu “bất tức phiền-não, bất ly phiền não” làm tiêu chuẩn theo cơ duyên hóa độ. Hơn nữa họ giữ theo câu “Tâm, Phật cập chúng sinh, thị tam vô sai biệt”.  Cũng như hoa sen mặc dù mọc ở trong nước trong bùn, nhưng không bao giờ đắm nhiễm mùi bùn mùi nước.

 Tam –thừa (Tyyana) – Ba trình độ:

1) Thanh Văn (Savaka): Hạng nầy chuyên giảo nghiệm bốn điều chắc thật của Phật để tìm ra lẽ sống hiện tại, dứt mọi ràng buộc và cầu chứng A-la-hán là mục đích tối hậu.

2) Duyên-Giác (Paccekabuddha): Hạng người quan sát mọi sự vật trong đời nầy về cả thân-tâm lẫn hoàn cảnh, quán 12 nhân-duyên và quán các pháp sinh-diệt, quán cây rơi lá rụng, sau cùng là kết quả được sự giác-ngộ như ý muốn.

3) Bồ Tát (Boddhisattva): Hạng nầy trình độ cao hơn hai hạng trên, chuyên thực hành giúp đời, rèn lòng nhẫn-nại, siêng- năng, yên-tĩnh, và phán đoán mọi sự vật một cách tường tận, vì đời hơn vì mình, mục đích cầu cho được giác-ngộ hoàn toàn.

 Ngũ-thừa (Pancayana) – Đức Như-Lai dùng 5 phương pháp: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà tâm, không nói dối, không uống rượu, để chỉ dạy người đời xa lìa cảnh khổ ở hiện-tại và tương-lai. Đức Phật muốn đem lại cho mọi người một niềm vui sống. Đó là nhân-thừa-giáo.

 Tiến thêm một tầng, đức Phật dùng 40 phương pháp! Không tham, không giận, không si, không sát, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không ác khẩu, không nói hai chiều, giáo hóa cho người đời, thoát khỏi vòng khổ não do vạn trần duyên ở đời ràng buộc. Đó là thiên-thừa-giáo.

 Muốn cho chúng sinh nhận chân sự thật, đức Phật thuyết minh 4 phương pháp đúng chân-lý, bất-di, bất-dịch, cảnh-khổ, nguyên nhân sự khổ, cảnh vui, con đường đến cảnh vui, chỉ dạy cho người đời, thoát khỏi khổ-vô-thường trong ba cõi. Đó là Thanh-Văn-thừa-giáo.

 Đức Phật dạy: “người tu-hành phải dùng lý-trí quán sát vô-minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thụ, thụ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, v.v…”12 nhân duyên chỉ cho chúng ta rõ hai lớp nhân-quả trong ba đời, chỉ dạy cách quán cho người đời thành bậc Độc-giáo, giải tỏa mọi ràng buộc trong đời. Đó là Duyên-giác-thừa-giáo.

 Muốn cho chúng sinh giải thoát toàn diện, đức Phật dạy người tu cần phải thật hành 6 pháp ba-la-mật: bố thí, trì giới, tinh tiến, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ, dạy người mãnh liệt thắng tiến phước tuệ, để hoàn thành viên mãn Phật quả tối cao. Đó là Bồ Tát-thừa-giáo. Chung họp cả 5 thừa trên gọi là Ngũ-thừa Phật-giáo.

 Nhất-thừa (Ekayana hay Buddhayana) - Nhất thừagiáo lý duy nhất để thành Phật. Kinh Hoa Nghiêm phẩm phương tiện có nói:

“Trong mười phương cõi Phật,

Duy có pháp nhất-thừa,

Không hai cũng không ba,

Phật tùy phương tiện nói.”

 Trong kinh Thắng-Man nói: “Nhất-thừa tức là thừa-đệ-nhất-nghĩa-đế. Nhất-thừa là đạo chí-diệu; không hai gọi là nhất, vận dụng tự tại xưng là thừa”. Giềng nối duy nhất của thừa,giáo đều từ kim khẩu Phật thuyết ra. Đức Thích Tôn tùy theo trình độ của chúng sinh mà diễn nói giáo-pháp cũng như vị đề hồ (sữa đặc) chia đựng các bình lớn nhỏ, tùy theo sức thụ dụng của mỗi người, đều được no đủ, mùi vị không sai khác. Lại nữa, cũng như vị Bác-sĩ đại tài tùy chứng bệnh mà cho thuốc. Thuốc không có phân biệt, miễn sao bệnh căn được lành.

 Ngày nay, chúng ta không rõ tôn ý của đức Phật rồi phân biệt tranh chấp đây là Tiểu-thừa, kia là Đại-thừa, phái nầy tu theo Nhất-thừa-giáo, phái nọ hành theo Tam-thừa-giáo,v.v…có người tự xưng là Đại-thừa, kinh thị Tiểu-thừa: trái lại phái Tiểu-thừa chấp chặc lời phương tiện Phật nói đầu tiên, y vàng quấn thân, bình bát khất thực, rồi hoài nghi Đại-thừa không trì giới, không giữ đúng nguyên thủy của Phật. Thậm chí mười mấy năm trước đây, đại hội nghị Phật-giáo-thế-giới lần thứ ba tại Miến-Điện, có một số người dám đường đột đưa ra một đề án “phủ-nhận-Đại-thừa Phật Giáo”. Sau khi thảo luận ráo tiết, các đại biểu được hiểu rõ giáo lý Đại-thừa là cao siêu, huyền diệu, các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nepal, Mông Cổ, Tây-Tạng, Nhật Bản, Việt Nam đều là Đại-thừa Phật giáo và hiện nay, giáo lý Đại-thừa được truyền bá khắp Âu, Mỹ. Do đó, đề án đưa ra bất thành và bị thâu hồi vô điều kiện. Chúng ta thấy rằng vấn đề Đại-thừa, Tiểu-thừa còn đang chia rẽ vì chưa thông cảm nhau về phương diện lý trí cũng như tình cảm. Những hiện hình ấy, đều do chúng ta không rõ chân nghĩa “Phật Pháp vô biên”. Theo thiển ý tôi, câu Phật-Pháp-vô-biên có hai ý nghĩa: 1) giáo pháp của Phật như bể cả mênh mông không bờ bến. 2) Chúng ta không nên phân biệt chấp trước hai bên; không rơi vào bên sắc, chẳng rơi vào bên không; không chấp hữu-biên, không chấp vô-biên; không phân biệt bên ta không chia rẽ bên người; không phân biệt Đại Thừa, cũng không phân biệt Tiểu Thừa.

 Đức Thế Tôn xuất thế thuyết pháp trong 49, thời gian đầu Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka-Sutra) 21 ngày, nghĩa lý rất sâu xa, độ tầm thường khó mà lãnh hội – Tại sao thế? Đúng ra đức Thích Tôn phải giảng đạo lý từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, tại sao Ngài lại nói nghĩa lý sâu xa huyền diệu trước? – Có nhiều lý do, nhưng đây là một trong các lý do chính yếu: Bởi vì lúc bấy giờ tại nước Ấn Độ, giáo phái Bà-la-môn có 4 Kinh Vệ Đà (Vedasutra) nghĩa lý rất sâu xa, nếu đức Thế Tôn không diễn nói giáo lý thâm huyền, không thể nào nhiếp phục hàng thượng căn thượng trí được. Cũng như mặt trời mới mọc, trước chiếu trên những chóp núi cao rồi dần dần ánh nắng chảy tràn mọi ngả. Chúng ta có thể nói những hàng thượng căn thượng trí rất hiếm, trong số nghìn chỉ có một cùng hai. Vì vậy, đức Thích Tôn sau đó giảng nói Kinh A-Hàm (Cattaro Nikaya) thuộc Tiểu Thừa Giáo, thời gian 12 năm. Khi trình độ hiểu đạo của chúng sinh khá cao, Ngài giảng Kinh Phương Đẳng (Kosalopayasutra) thuộc Đại Thừa Giáo, thời gian 8 năm. Liên tiếp 22 năm trường Ngài thuyết Kinh Bát Nhã (Paramita Sutra), lúc bấy giờ căn cơ của chúng sinh đã thấm nhuần giáo lý Đại Thừa, cơ duyên đã đến, muốn chỉ rõ “Phật-tri-kiến” của mỗi người, Ngài thuyết kinh Pháp Hoa (Saddharmapumdarika) trong khoảng 8 năm trường, rốt sau một ngày đêm, Ngài giảng Kinh Niết Bàn (Mahaparinirvana Sutra). Những Kinh điển đó, đều từ kim-khẩu của đức Thế Tôn tuyên thuyết. Hiện nay Kinh điển Phạm-Văn (Sanskrit) ở Ấn ĐộTây Tạng còn rất nhiều, giúp chúng tathể tham khảo về giáo lý Đại Thừa một cách tường tận.

 Xét cùng tận, chúng ta thấy Đức Thế Tôn thuyết pháp, đều vì thời đại, vì địa phương, vì trình độ hoặc cạn hoăc sâu, hoặc Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa, chỉ tùy căn cơ, mà Ngài dùng rất nhiều phương tiện thi thiết, giáo lý trong Tam-Tạng Kinh-điển bao trùm tất cả thiện pháp thế gianxuất thế gian, nghĩa lý thâm huyền phụ giúp lẫn nhau, cũng như nước hòa với sữa, khó phân thắng liệt.

 Bên phái Tiểu Thừa, y cứ trên 37 phẩm trợ đạo làm nên tảng để tu trì, trong 37 phẩm trợ đạo có “7 phần bồ-đề’, tức là thất giác chi, điều thứ 7 là hành-xả giác chi, xả đây tức là bố-thí. Bố thí có ba:

 1-Pháp thí (Dhammadana): tức là dùng giáo lý giảng giải cho người đời được giác ngộ, trong tất cả điều bố thí, pháp-thí là tối thượng.   

 2-Tài thí (Dhanadana): tức là đem vàng bạc của cải, xả thí cho mọi người, khiến mọi người được ấm no.

 3-Lực thí cũng gọi là Vô-úy-thí (Abhaydana) nghĩa là dùng nghị lực không sợ ra giúp đỡ chúng sinh. Chỉ hành-xả nầy so sánh với Đại thừa, bố thí là đều đứng đầu trong 6 pháp Ba-la-mật. Đây là điểm nhỏ chúng ta đã thấy Tiểu ThừaĐại Thừa. Còn đứng về Đại thừa dùng Tỳ-nại-da ba-la-mật (Vinayapanamila). Thiền Ba-la-mật (Dhyanaparamita), và Bát-nhã ba-la-mật (Prajnaparamita) làm chính yếu, thì bên Tiểu thừa lại có tinh-tiến-lực (Viriyabala), định-lực (Samadhibala), và tuệ-lực (Prajnabala) trong pháp ngũ-lực, nào có khác gì. Như vậy, chúng ta thấy rằng trong Đại Thừa có cả Tiểu Thừa.

 Nam-tông Phật giáo (tức Tiểu-thừa-giáo) các sư quấn y vàng đi khất thực, giữ gìn những nét nguyên thỉ Phật giáo, chấp chặt hình thức thời xưa. Vì thế, cho nên đối với các sư thuộc về Bắc tông Phật giáo (tức Đại thừa giáo) họ thấy sự ăn mặccư xử của chư Tăng Đại thừa, họ cho là không phải hình thức Phật giáo, vì bên Nam-tông chú trọng về hình thức nhiều hơn. Họ đâu có biết trong Kinh Tịnh Danh đã nói: “Bồ-tát phải lấy quốc độgiáo hóa chúng sinh”. Mục đích của Đại thừa là làm thế nào tự mình và chúng sinh đều được giác ngộ giải thoát. Vậy nên Đại thừa giáo triệt để thi hành Bát-chánh-đạo – con đường có 8 nẻo chính: Hiểu biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, đời sống chân chánh, tinh tiến chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, và thiền định chân chánh. Tùy thuận mỗi địa phương của chúng sinh, đức Phật phương tiện thi thiết, thật vậy không có chỗ nào mà chẳng hợp để khuyến hóa chúng sinh, trở về chính đạo; nếu cứ chấp chặt phải quấn y, phải đi bát, ở các nước đông phương thật khó thi hành, lắm điều chướng ngại trong khi truyền bá đạo pháp, lợi lạc quần sinh.

 Đức Phật thường nói: “Giáo Pháp của ta đã nói, cũng như vài cành lá nằm trên bàn tay, còn giáo-pháp mà ta chưa nói đến cũng như những chiếc lá khắp trên mặt địa cầu”. Vì vậy cho nên, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các vị Tổ-sư vâng theo tôn chỉ của Phật, căn cứ vào Pháp-tứ-y: Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa – truyền bá giáo lý vào các quốc gia, dùng nhiều phương pháp, theo thời đại chế biến, từng địa phương thi hành, khiến lòng người khai ngộ, rộng độ mọi loài chúng sinh. Do đó, các triều đại Đường, Tông bên Tàu, Phật giáo rất thịnh hành, các Vua chúa thời Lý, thời Trần ở nước ta rất sùng thượng, Phật giáo trở thành quốc giáo, mà lưu truyền mãi đến ngày nay. Đó là nhờ công nghiệp truyền báo giáo lý Đại thừa, hàng thức giả không ai mà chẳng biết.

 Chúng ta bình tâm mà luận thì Đại thừa phải thật hành theo Tiểu thừa về phương tiện giới luật vì, giới luật là mệnh mạch của đạo pháp, giới luật còn, Phật-Pháp mới tồn tại; Tiểu thừa phải học hiểu và thấm nhuần giáo lý Đại thừa, hòa mình tận độ chúng sinh, và phải nhận rõ chúng sinh tức là mình, mình tức là chúng sinh, muốn được vậy phải gắng trì-trai (ăn trai trường). Đó là bản ý chính mà đức Thích Tôn xuất hiện ở trần gian – ban vui cứu khổ cho mọi loài, mọi vật – được như vậy thì lo gì gia nghiệp của Phật Tổ không tồn tạilưu truyền mãi mãi.

 Trong bộ Pháp-luận dự-Ký có nói: “Đức Như Lai nhập diệt về sau, chính pháptượng pháp của Ngài đều trụ thế 1,000 năm, mạt pháp trụ thế 10,000 năm, 500 năm đầu giải thoát kiên cố, người tu đắc đạo rất nhiều; 500 năm kế thiền định kiên cố, người tu hành được minh tâm kiến tính khá nhiều; 600 năm kế tiếp đa văn kiên cố, người tu chỉ lo nghe nhiều học rộng, ít chú trọng đến việc trao đổi bản tâm; 400 năm sau chùa tháp kiên cố, nghĩa là lo về hình thức bên ngoài nhiều hơn, tinh thần bên trong ít nghĩ đến, 500 năm bắt đầu đời mạt pháp, đấu tranh kiên cố, tức là mọi sự việc phải lo đấu tranh, đấu tranh cho bản thân, cho gia đình, cho đạo giáo, v.v…” ấy chính là thời nầy vậy.

 Tóm lại, là Phật-tử chúng ta phải sống theo phép lục-hòa, phải yêu đoàn thể, không hề phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa, không nên chia rẽ Đốn giáo, Tiệm giáo. Nước biển tuy mênh mông, nhưng đồng một vị; ấy là vị mặn. Thừa-giáo tuy chia nhiều danh tướng, nhưng chỉ có một đường lối là giải thoátgiác ngộ.

 Trong khi lưu trú tại Nalanda, chúng tôi được sống chung cới các sư, các học giả gồm 12 quốc gia, đủ hạng: Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, Tánh tôn, Tướng tôn, v.v…các Đại đức hành trì nhiều phương pháp khác nhau, nhưng giữ được sự dung hòa, chứa chan niềm vui sống, và thông cảm lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, xem nhau như huynh đệ trong đại gia đình Phật giáo. Do đó, mối cảm xúc phát động, khiến tôi viết bài nầy, lược bày giáo, thừa trong đạo Phật.

 Chúng tôi tất cả đều công nhận: Giáo, Thừa hình thức bên ngoài tuy có sai khác, tùy theo quốc độ, nhân tâmthời đại, nhưng tinh thần chính yếu bên trong chỉ có một mục đích mà thôi. Chư Đại đức Tăng các nước thấu triệt đường lối ấy tu hànhtruyền đạo thì pháp âm sẽ thường chuyển khắp nơi để phá tan những hắc ám mây mù, ánh sáng mặt trăng sẽ tự hiện vậy.

 

2. VẤN ĐỀ: PHẬT TỬ NÊN THỌ TRÌ GIỚI BỒ TÁT

Trong giới luật, Đức Phật có chia ra ba phần:

1) Giới nhiếp luật nghi (the formal 5, 8 or 10 and the rest).

2) Giới nhiếp thiện pháp (whatever works for goodness) và

3) Giới nhiêu ích hữu tình (whatever works for the welfare or salvation of living sentient beings).

 Sự phân chia về luật nghi là để cho hàng xuất gia lãnh thọ làm mô phạm cho Nhơn, Thiên, làm vị Thầy xuất thế; về thiện phápnhiêu ích gồm cho hàng tứ chúng: Tỳ-kheo (Bhiksu), Tỳ-kheo-ni (Bhiksuni), Ưu-bà-tắc (Upasaka) và Ưu-bà-di (Upasika) đồng lãnh thọ để tiếp nhơn xữ sự, lợi ích cho quần sanh, hướng dẫn các tầng lớp người trở về Chánh Đạo giải thoát. Giới pháp của hạnh trước là chỉ về Thinh-văn-giới (Srvakasila); giới pháp của hạng sau là thuộc về Bồ-tát-giới (Bodhisattvasila). Thinh-văn-giới chỉ thuộc trong phạm vi của người xuất-gia (One who has left home and become a monk or nun), còn Bồt-tát-giới để chung cho tứ chúng Phật tử (The four groups, i.e monks, nuns, male and female devotees). Vì vậy cho nên, người xuất gia xưng là Bồ-tát để hoằng dương Phật Pháp thì hàng tại gia cũng được gọi là Bồ-tát rộng độ chúng sanh.

 Trong Kinh Tịnh Danh nói: “Ở thành Tỳ-xá-ly (Vaisala) Ngài Duy Ma Cật đã tuyên bố, muốn tế độ người đời, chúng ta phải dùng nhiều phương tiện: đem của cải để nhiếp hóa dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để hàng phục những người phá giới, thực hành hạnh nhẫn-nhục để nhiếp hóa các kẻ nóng giận, dùng đại tinh tấn để làm gương cho những kẻ giải đãi, nhất tâm thiền tịch để trừ ý tán loạn, đem trí huệ quyết định để hướng dẫn những hạng thờ ơ”. Chúng ta xét thấy những người Phật tử tại gia, ngoài các giới lãnh thọ thông thường như là Tam-qui: Qui-y-Phật, (Buddham Saranamgacchami), qui-y-Pháp (Dhammam Saranmgacchami) và qui-y-Tăng (Sangham Saranamgacchami); Ngũ-giới: Không được sát sanh (Panatipata veramani sikkhapadam samadiyami), không trộm cướp (Adinnadana veramani sikkhapadam samadiyami), không tà dâm (kamesu micchacara veramani sikkhapadam samadiyami), không nói dối (musavada veramani sikkhapadam samadiyami) và không uống rượu (surameraya majjapamatathana veramani sikkhapadam samadiyami); Thập Thiện: Thân có ba nghiệp thiện (Tinikaya kusala kammani,) khẩu có bốn nghiệp ththie65ncattari vacikusal kammani) và ý có ba nghiệp thiện (tinimano kusal kammani) và Bát-quan-trai (ngoài 5 giới trên thêm 3 giới nữa là không đeo tràng hoa thơm và không thoa dầu thơm vào mình, không ca hát nhảy múa và nằm, ngồi giường cao rộng lớn, không ăn quá ngọ). Nếu muốn cầu đạo giải thoát, Phật-tử còn phải thật hành sáu pháp ba-la-mật: Bố-thí (Dana), Trì-giới (Sila), nhẫn-nhục (ksanti), tinh-tấn (virya), thiền định (Dhyana) và Trí-tuệ (Prajna), rộng tu chánh đạo Bồ-tát, xây dựng nền tảng vô thượng chánh đẳng bồ đề.

 Trong Kinh Duy Ma Cật (Vimalakitri Sutra) có nói: “mặc dù là tại gia, Phật tử phụng trì giới luật như hàng Sa-môn (Sramana) thanh tịnh; tuy ở hàng Cư-sĩ, nhưng không tham đắm dục lạctam giới: Dục-giới (Kamavacara), Sắc-giới (Rupavacara) và Vô-sắc-giới (Arupavacara); vẫn có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh; hiện có quyến thuộc, nhưng thích tìm giải thoát mặc dù trang sức đồ quý báu, nhưng ưa tướng hảo nghiêm thân của Phật; tuy cũng ăn uống, nhưng lấy thiền duyệt làm vị; nếu đến chỗ cờ bạc, rượu trà, phải vận dụng phương tiện độ thoát chúng sanh”. Đến đây, chúng ta có thể thấy sự bất đồng của Bồ-tát tại gia, không phải ở nơi rừng núi, trụ chốn yên ổn trong tòng-lâm, giữ giới thanh tịnh, không khởi một niệm, nhưng có thể độ người hạnh đạo sánh cùng với bậc xuất gia hoàn toàn đồng nhau “lấy việc độ sanh giúp đời làm sự nghiệp”. Kinh Duy Ma Cật lại nói: “người Phật-tử được quyền nghe các đạo khác, nhưng đừng phá hoại chánh tín; mặc dù am hiểu sách vở thế gian, nhưng thường thích học Phật Pháp; tất cả lòng biết hướng về sự tôn-kính; tạo thành quả phẩm cúng dường cao thượng; duy trì chánh pháp giảng dạy các tầng lớp người; tất cả đường lối nhập thế, tuy được nhiều lợi ích thế gian, nhưng không cho đó là an vui; vào các xóm làng thôn ấp; mang lại lợi ích cho chúng sanh; thực hành chánh-Pháp, cứu hộ tất cả sanh-linh; vào chổ giảng luận, hướng về Đại-thừa, vào các học đường, khai minh cho đoàn hậu học, đến chốn thanh-lâu, chỉ tai hại cho người đang say đắm dục lạc; vào nơi quán rượu, hàng phục tánh người say sưa”. Xem đoạn văn nầy, chúng ta thấy rằng giới hạnh của Bồ-tát tại gia mặc dù không thọ luật nghi, nhưng không chỗ nào mà chẳng đến để đem lại cho chúng sanh một niềm vui sống.

 Ở trên, dẫn chứng các đoạn văn trong kinh, chúng ta có thể biết rằng cứu hộ các tầng lớp chúng sanh trong đời mạt pháp, không phải hạn cuộc cho các bậc Tăng-sĩ xuất gia, mà là thật nhờ các vị Phật-tử tại gia. Bởi vì các cư sĩ tại gia hòa quang đồng trần, dễ tiếp xúc với các tầng lớp người trong xã hội, ai cần giúp đỡ. Bồ tát Phật tử phải vận dụng tất cả mọi phương diện trong Phật Pháp để xoay chiều. Chúng ta để ý mà xét, bình tâm suy nghĩ, những bậc độ chúng sanh rất nhiều, đâu phải như các Tôn Giả Xá-lợi-Phất (Sariputta), trí huệ đệ nhất, Mục-Kiền-Liên (Moggallana), thần thông đệ nhất, v.v… mà chính là đức Quán Thế Âm (Avalokitesvara) Bồ Tát thị hiện, đầu đội tràng hoa (Kusumamala) cổ mang chuỗi Anh Lạc (Maladama), Cư-sĩ Duy-Ma-Cật (Vimalakirtiupasaka) đầu tóc vẫn còn, vợ con đều có, thế mà hòa mình vào chúng sanh, giúp đỡ mọi phương diện khó khăn cho chúng sanh. Trong đạo pháp, chúng ta thấy các bậc Tỳ-kheo Thinh-Văn (Sravaka Bhiksu) tuy là đại biểu về oai nghi, tế hạnh cho Đức Phật; nhưng việc gần gũi để dìu dắt chung sanh đâu có thể thiếu hàng Phật tử tại giatâm niệm Bồ Tát (Boddhisattvacitta) là như vậy.

 Xét qua Giới-bổn của Bồ Tát, chúng ta nhận thấy gồm có:

1. Kinh Phạm Võng (Brahmajala Sutra)

2. Giới-bổn Du-già Bồ-Tát (Bodhisattva Yoga Pratimoksa) ở trong hai thứ nầy lại có một thứ nữa là Ưu-bà-tắc Bồ-tát giới bổn (Pratimoksa upasaka Bohdisattva). Các việc chỉ dạy và hành trì liên hệ đến hàng Phật tử tại gia đều theo Ưu-bà-tắc giới bổn làm tiêu chuẩn. Chúng ta tế nhị mà xét giới bổn của người xuất gia vị trí có khác, tức là đủ 10 giới trọng (the ten weighty prohibitions) và 48 giới khinh (Forty-eight lighter ones), do đó nó không ở trong bản văn. Vị trí giới bổn của Phật tử tại gia có 6 giới trọng (The six weighty prohibitions) và 28 giới khinh (twenty-eight lighter ones), chúng ta phải nghiên cứu rõ ràng để thấu suốt. Bàn luận về giới, chúng ta thấy có hai nghĩa là: Phòng ngừa điều ác và tăng trưởng việc thiện. Ấy là tôn chỉ của giới vậy.

 

 Thế nào là phòng ngừa điều ác?

 Như 6 điều ở trong trọng giới đã cho ta thấy: Không được sát sanh, không được trộm cướp, không được nói dối; chớ nên tà dâm, và không được nói lỗi trong hàng tứ chúng; không được buôn bán thuốc rượu làm say sưa người đời. Đây là căn bản của tất cả giới Đại-thừa (Mahayana) và Tiểu-thừa (Hinayana) đồng nhau, không có sai khác. Chẳng qua chỉ đổi không được dâm dục thành không nên tà dâm; không được uống rượu thành không buôn bán rượu; lại thêm một điều nữa là không nên nói sự lỗi lầm trong hàng tứ chúng thành ra giới phẩm đặc biệt. Đây chỉ hàng Thinh-Văn (Sravaka) độ mình, Bồ tát (do65Bohisattva) độ người; nếu không như thế thì làm sao thật hành Tứ-nhiếp-Pháp (Catuh-samgra-havastu): Bố thí (dana), ái ngữ (priyavacana) lợi hành (arthakrtya) và đồng sự (samanarthala);Lục Độ (the six things that ferry one beyond the sea of mortality to Nirvana) độ mình cũng như độ cho người?

 Thế nào gọi là tăng trưởng việc thiện?

 Trong các giới khinh, như: phải cúng dường cha mẹ, thầy tổ, trong khoảng 45 dặm phải có trụ xứ giảng pháp, xem thấy người binh khổ phải hết lòng giúp đỡ; nhìn kẻ cơ hàn không thể làm ngơ mà phải bố thí ít nhiều; không được xa lìa chỗ cung kính lễ bái; phải thọ 8 giới cúng dường Tam-bảo; không bỏ quên nghe chánh-Pháp mà khen ngợi tự làm; gặp người đau ốm phải đến trông nom, tìm phương tiện giúp đỡ v.v…trong 8 giới, đây thật là yếu điểm của giới tại gia, pháp thế gianxuất thế gian, ít nhiều tương đồng. Bởi vì Phật-Pháp cùng thế-Pháp có quan hệ mật thiết với nhau; nếu chúng ta cứ phân biệt chia rẽ, tức thị không thành Phật-Pháp. Mình có đủ thuốc trị bịnh, đâu nỡ để cho người khác chết sao?!

 Phòng ngừa điều ác lại có một nghĩa nữa, trong giới khinh đã cho ta thấy: nước để cách đêm có vi trùng không được cố ý uống; người thọ giới không nên vì sự tài, mạng mà đánh chửi kẻ nô bộc, đầy tớ, chớ ham dục lạc, ăn uống say sưa v.v…; không nên nuôi tằm; không được dưỡng nuôi mèo chồn; chớ có ý nuôi voi, ngựa, trâu, dê v.v…các loài; làm ruộng không cần nước sạch gieo giống; không nên cân non đo thiếu; không được trốn thuế dối đò; không được phạm luật nhà nước v.v…(mười giới). Các đều trên đây thật đồng với thế-Pháp, chứng tỏ rằng đối với quốc gia, chúng ta có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhơn quần xã hội, giúp đỡ sanh linh. Chỉ có ít điểm bất đồng với thế pháp, như giết người có tội, tàn hại chúng sanh gây rối, v.v…Phật-Pháp thì xem mọi loài bình đẳng một lòng từ-bi, vật với ta không khác, ta với vật Phật-tánh không hai. Đó là đặc điểm tinh vi của Phật-Pháp từ nghìn xưa lưu lại.

 Lại nữa, tăng trưởng việc thiện, như trong giới khinh đã nêu không nên thọ lãnh các đồ ngọa-cụ, giường chiếu… của Thường-trụ chúng tăng, không được ở chùa-Ni, các chỗ hiễm nạn, không thiện hữu không nên đi một mình, không được dùng đồ tàn thực cúng dường chúng-Tăng, không được chứa y-bát, tích trượng, phi thời, phi xứ không được hành dâm, các vật dụng mới phải dâng trước lên ngôi Tam-bảo, không được chạy đi trước phòng Tăng-Ni. Vì Thầy-Tổ cao đức, chọn lựa đồ mỹ hão đem đến, tứ chúng phá giới không nên sanh lòng khinh mạn, v…Mười giới khinh nầy chính do hàng Phật-tử tại gia mà chế ra. Mục đích của nó là để phòng những ai ỷ tài năng, sanh kiêu mạn, nương thế lực lấn ép người cô. Chủ ý muốn tu-học Phật-Pháp, nhưng lại bắt chước A-tu-la (Asura). Vì thế cho nên chúng ta biết rằng đức Phật chế ra giới cấm, thật có ý sâu xa vậy.

 Các đoạn trên đã diễn tả 6 giới trọng và 28 giới khinh, ý nghĩa của nó là ngừa việc ác tiêu cực, pháp sanh việc thiện tích cực. Hai yếu tố nầy đầy đủ thì gọi đó là giới. Nhiệm vụ chính của người thọ giới Bồ-tát là để làm lợi ích cho chúng sanh; nếu được cả hai thì hoàn toàn tốt đẹp, giả như không gồm cả hai, thì người Phật-tử thọ giới Bồ-tát phải giữ vai trò chính yếu của mình. Chúng ta nhớ lại trước khi đức Phật nhập Niết-bàn (Nirvana), đã cặn kẽ phú chúc cho Phật-tử lưỡng-phái. Xuất-gia hoằng truyền Chánh-Pháp (Saddhamma), tại gia hộ trì Tam-Bảo (Tirarana), lợi ích chúng sanh, chính là ý nầy vậy. Thế nên, chia nhiệm vụ đôi bên theo đó mà thi hành thì hoàn toàn kết quả tốt đẹp, còn chung lại thì muôn việc đều muốn bỏ phế, huống chi bỏ nhiệm vụ chánh theo công việc phụ, bỏ trọng yếu lại đến chỗ khinh yếu, há chẳng phải là hạng người kém trí tuệ sao?

 Tóm lại; Đem kinh nghiệm mà luận, chúng ta hãy đơn cử một việc rất gần và thiết thật nhất. nền Phật-giáo cổ truyền Ấn-Độ ngót mấy nghìn năm gần đây, lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng không có Tăng-già hoằng truyền Chánh-Pháp, thiếu các vị cư sĩ Bồ-tát tâm hộ trì Tam-bảo, lợi ích chúng sanh, vì thế mà các chốn đạo-tràng Phật tích không đủ sinh lực duy trì, phát dương diệu lý, khiến cho gió tà làm lay chuyển nhiều năm, đèn tuệ phải lu mờ mấy thế kỷ! May thay! Vị Bồ-tát tại gia, Ông Anagarika Dhammapala người Tích Lan (Ceylon), đã phát tâm Bồ-tát dõng mãnh tinh tấn, làm sáng tỏ các ngôi Phật-tích Ấn-Độ, khai triển giáo lý, mang lại lợi ích cho quần sanh, rồi lưu truyền cho đến ngày nay. Thật đúng với câu: “Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhơn”!

 Mấy mươi năm gần đây, nhờ đường lối sáng suốt của Đại-đức Devimitta Dhammapala (khi còn là Cư-sĩ tại gia tên là Anagarika Dhammapala). Ngài phí tâm huyết, cổ động tuyên truyền cho nền Phật-giáo Ấn-Độ hồi sanh, trên các báo chí, tại các luận đàn, v.v..Ngài là người sáng lập hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Society) khắp nước Ấn và các lân quốc để xiển dương diệu-pháp. Trước Ngài có Đại-đức Kripasaram Mahathera sáng lập hội Phật giáo Bengalese. Ấn-độ (Bengal Buddhist Association, India). Lúc bấy giờ Hội nầy truyền bá giáo lý tất mạnh, một phần lớn nhờ sự nhiệt tâm của các Phật-tử Bồ-tát tại gia. Tuy hai Hội khác danh từ, nhưng cùng một mục đích ‘hoằng-Pháp lợi sanh’, mãi đến ngày nay, Tăng-đồ có rải rác khắp nơi, mặc dù còn ít, so với một nước gần 600 triệu dân. Hàng Phật-tử tại gia đã có hơn 30 triệu người, trong ấy người thật hành theo hạnh Bồ-tát cũng không ít. Chúng ta hy vọng rằng Phật-giáo ở Ấn-độ sẽ tiến mạnh trong tương lai gần đây, và đi đúng giáo lý, tuyên dương tam-học: giới (sila), định (samadhi) và huệ (panna) của Phật-đà.

 Phật giáo Việt-Nam hiện tại và tương lai phải cần có nhiều vị Phật-tử phát tâm thọ trì Bồ Tát giới để làm lợi ích cho chúng sanh, vì xã-hội Việt Nam đang cần người hy sinh thật sự cho đạo-Pháp và dân tộc.

 Lòng người khắp mọi nơi rất hiểm ác, chỉ lo tự lợi, không muốn lợi tha, ngoài thế gian đã như thế, không khéo rồi trong hàng ngũ Phật-tử cũng thế. Cảnh ta-bà ngũ-trược (the five khasay periods of turbidity) nầy, từng ngày, từng giờ, từng phút khó bảo đảm đời sống an vui vật chất lẫn tinh thần. Phật-giáo là đạo ban vui cứu khổ, trách nhiệm của xuất giatại gia, phải làm thế nào cho chúng sanh an lạc để đem lại mọi sự kết quả tốt đẹp cho chánh-pháp và dân-tộc đang quằn quại đau thương.Ngược lại chỉ là kết quả tai hại, Phật-giáo không do đâu mà xương minh thạnh đạt, không thể hoàn tất nhiệm vụ thiêng liêng của lưỡng phái. Hôm nay, nếu Phật-tử phát tâm thọ trì Bồ-tát giới đổi tự lợi thành lợi tha, tiêu cực có thể để ngừa các việc ác, tích cực bèn hay sanh trưởng các điều thiện. Như thế bất cứ ở phương trời nào hàng Phật tử nên lãnh thọ và thật hành giới Bồ-tát vậy.

 

3. VẤN ĐỀ: SÁM HỐI, PHÁT NGUYỆN, TINH TẤN:

 Như mọi người đều biết, đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni Buddha) là bậc phước đức viên mãn, trí tuệ vô biên, kết tinh được hai đặc điểm cao quý ấy là do công lao chân chính tu hành nhiều thời gian của Ngài mà thành đạt. Thế nên, sự tu hành trong Phật-Pháp, có lý luận, có phương pháp, có hiệu quả, chúng ta cần phảiTri, hành, hiệp nhứt” do sự chánh tín tìm hiểu, thật hành, rồi sau mới có thể chứng ngộ, phước huệ đầy đủ. Trong bốn pháp tiến tu (giáo, lý, hạnh, quả), duy có hành là rất trọng yếu, nhưng hành, chúng ta cần phải có phương-pháp xác đáng, mới không hoài công. Phương-Pháp thật hành, trong kinh điển giảng nói rất nhiều, tùy theo trình độ cao thấp của hành giảlựa chọn, chúng ta không thể nào phân biệt đây là trọng hay khinh, kia là ưu hay liệt.

 Phương-pháp tu hành tuy nhiều, nhưng hành-giả không thể ly khai các yếu tố: “ĐỂ TÂM SÁM HỐI, CHÍ THÀNH PHÁT NGUYỆN, và TINH TẤN TU TRÌ”. Những ai tu hành theo Phật Pháp, không sám hối nghiệp chướng, chẳng khác nào người đi đường đạp trên chông gai và không phát nguyện chánh đáng, khó mà theo đường lối giải thoát; không dõng mãnh tinh tấn, hành giả khó mà đạt đến mục tiêu cuối cùng.

 Chúng ta tu hành theo Phật Pháp cần phải sám hối nghiệp chướng gì? Kinh Hoa Nghiêm về phẩm Phổ Hiền Bồ Tát hạnh nguyện, có nói như vầy: “Tất cả chư Phật tử! nói đến sám hối trừ nghiệp chướng, chúng ta phải tự nghĩ rằng; ở trong đời quá khứ về vô thỉ kiếp, do tham lam, giận tức, si mê, phát ra lời nói, ý nghĩ và hành động, gây các ác nghiệp, không thể tính lường; nếu các ác nghiệp nầy có hình tướng thì đầy khắp hư không, không chỗ nào dung chứa cho hết được”. Chúng ta cứ tưởng tượng chính mình ở đời nầy từ quá khứ đến hiện tại, thân-nghiệp từng có sát sanh trộm cướp, tà dâm không? Khẩu nghiệp đã từng có nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡng đôi chiều, nói lời hung ác không? Tâm ta đã từng có không tham, không giận, không si mê chưa? Vì thế cho nên biết rằng, chúng ta không sám hối nghiệp chướng, thân tâm khó mà thanh tịnh. Kinh Địa Tạng về phẩm địa ngục danh hiệu có nói: “Nghiệp lực rất lớn, có thể so sánh như núi Tu-di, nó sâu như biển cả mênh mông nó thường ngăn Thánh Đạo; thế nên, chúng sinh chớ khinh lỗi nhỏ, cho là không tội, sau khi mệnh chung, mảy may đều chịu trả đủ!” Các điều thông thường của người đời, như nghèo cùng bệnh tật, khổ ách, v.v…cùng những việc không may, phần lớn đều do nghiệp lực đưa đến; người tu hành thường bị ma chướng khuấy nhiễu, bị người mạ nhục lấn áp và bị hoàn cảnh trở ngại thường xuyên, khiến ta đạo nghiệp khó thành, một phần lớn chúng ta bị nghiệp chướng đời trước đã gây. Đáng sợ cho nghiệp lực, duy có người để tâm sám hối mới có thể giải cứu được. Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra) dạy chúng ta rằng: “Đời nay, các con thanh tịnh ba nghiệp, khắp trong pháp giới, các con phải ở trước tượng Phật, Bồ Tát, thành tâm sám hối, về sau không tái phạm, hằng trụ trong tịnh giới, cầu mọi người hướng về công đức lành”.  Chúng ta chưa phải Hiền, Thánh, ai lại không có tội lỗi từ ba nghiệp? Nhưng không sợ tạo tội, gây nghiệp mà chỉ sợ chúng ta không biết hổ thẹn, không dốc lòng sám hối, không chính tự mình dứt trừ hoặc nghiệp; sự giác ngộ đến với chúng ta, chỉ khi nào hằng ngày hành giả để tâm sám hối, không dám tái phạm, nghiệp chướng do đó mà dần dần tiêu diệt.

 Trong tập ‘Phật-giáo tương tín sám hối’, Ngài Thánh Nghiêm Pháp Sư đã nói: “Tác dụng của sám hốichính hành giả phải phản tỉnh, tự kiểm thảo, phải giác ngộ tự tâm, tẩy trừ tội lỗi, từ đó về sau không bao giờ tái phạm. Sự sám hối chỉ đòi hỏi hành giả quyết tâm ‘ cải quá tự tân’, bao nhiêu việc lỗi đã qua, không bao giờ xét lại làm lại, tâm địa có thể từ trong tội ác đưa đến chỗ giải trừ…Sau khi phạm tội, cần phải thành thật phát lồ; chẳng như vậy, hình bóng tội ác kia nó núp sâu trong tiềm thức, lâu ngày huân thành chủng tử (hạt giống), một ngày kia nó phải chịu báo ứng; sám hối rồi, chủng tử tội ác chiêu cảm ấy, dần dần chấm dứt”.

 Chúng ta tu tập theo giáo pháp của Phật, chỉ cầu cho ba nghiệp (thân, khẩu, ý) thanh tịnh, để hoàn thành nhân cách; đối với các điều bất thiện nơi lời nói, ý nghĩ và hành động đã tạo từ đời trước, không luận khinh hay trọng đều phải hết lòng phát lồ Sám-hối. Một chiếc đèn đựng cầu cặn, ánh sáng không thể nào phát ra toàn vẹn bởi không chịu súc sạch cặn nhơ của dầu, một khi dùng xà bông hay chất thuốc tốt súc sạch, thay dâu vào, ánh sáng pháp hiện đầy đủ. Chúng ta tu tập, Sám-hối chẳng khác nào súc rữa bình nhơ, Sám-hối chính như dùng xà-bông, hay nước tốt để rửa sạch. Vì thế cho nên, khi chúng ta lễ Phật, hoặc sau khi tụng kinh đều phải hướng về đức Phật, Bồ Tát để Sám-hối nghiệp chướng; lại nữa trong giờ tĩnh tọa phải để tâm quán sát: “các đức Phật trong mười phương tướng tốt quang minh, tự mình phải lễ bái chư Phật, hướng về các đức Phật, kiền thành phát lồ Sám-hối, tất cả nghiệp chướng trong tâm chúng ta kiên quyết phát nguyện không bao giờ tái phạm, như thế trong thời gian lâu, nghiệp chướng quyết định tiêu trừ. Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát hãy còn hướng về chư Phật để sám hối nghiệp chướng kia mà, huống là phàm phu chúng ta?”.

 Làm thế nào để phát nguyện? – Chúng ta tu tập theo Phật-Pháp mà không phát nguyện, chẳng khác nào chiếc thuyền không có bánh lái, không biết hướng đi; cũng như chiếc xe không có sức ngựa, không thể nào đưa đến nơi đến chốn. Vì thế cho nên, trong kinh có nói: “Phước đức như chiếc xe, nguyện lực như sức ngựa”. Phật tử tu hành theo đạo pháp cũng như chiếc xe tốt, nhưng phải có sức (trâu) kéo mạnh, đầy đủ khí lực, thì xe kia mới chở được nhiều người, nhiều vật, và sẽ đem lại cho ta một sự giàu mạnh vinh quang. Vì thế mà trong kinh Pháp Hoa đã cho ta biết, không nên dùng ‘xe Dương, xe Lộc’, mà phải dùng ‘xe Trâu Đại Bạch’, để chuyên chở vô số đồng bạn, đồng thời. Thật vậy, là Phật tử, chúng ta không nên phát tiểu nguyện, chỉ cầu cho mình an lạc, giải thoát cá nhơn, mà phải phát đại hoằng thệ nguyện, quên mình lợi cho mọi người, cùng chúng sanh trong Pháp-giới, đồng ra khỏi biển khổ sanh-tử, đồng lên bờ giác Niết Bàn. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) thường nói: “Chúng sanh còn khổ não, sứ mạng của ta vẫn còn”. Lời của Đức Địa Tạng Bồ Tát (Ksitigarbha) có nói: “Địa ngục chưa trống, ta thề không thành Phật”.  16 đại nguyện của Đức Phổ Hiền (Samantabhadra) có nói: RỘNG, SÂU, DÀI, LỚN, lợi sanh không cùng tận. Động cơ của nguyện lực sáng suốt, phá trừ được hạn chế của nghiệp lực tối tăm, sức đại nguyện như đuốc lớn, nó có thể đốt phá lưới nghiệp phiền não tiêu tan. Tất cả các pháp môn tu tập phải dùng nguyện lực đi đầu, mười phương chư Phật đều từ đại nguyệnxuất hiện. Do đó, chúng ta mỗi ngày lễ Phật tụng kinh đều nên hướng về chư Phật, Bồ Tát, kiền thành phát nguyện. Khi tĩnh tọa phải dụng công quán sát mọi điều khổ não của chúng sanh, bốn bề đau khổ, không có an lạcHành giả phát tâm đại nguyện để ban vui cứu khổ cho mọi loài. Vì thế cho nên, chúng ta cần phải Sám-hối nghiệp chướng, mà cũng không thể bỏ qua phát tâm đại nguyện, cũng như súc sạch bình nhơ, rồi phải đựng đầy diêu dược, để dùng trị lành mọi căn bịnh chúng sanh.

 Làm thế nào được Tinh-Tấn?tinh tấn là kim-chỉ-nam cho hành giả tấn tu đạo nghiệp. Chúng ta ngày đêm đừng biếng nhát, đừng để cho ma-chướng của nội tâm nó làm thối chuyển sự tu tập, phải dõng mãnh tiến bước không ngừng. Người tu hành theo giáo pháp của Phật, không sợ chìm sâu trong hố thẩm tội lỗi, không sợ tứ chi tan nát chỉ cần phải chân thật y theo pháp môn của mình đã chọn, quyết chí tiến tu, rồi có ngày ánh sáng trí huệ sẽ phát hiện, cho đến khi thành Phật, tác Tổ.

 “Chỉ có tinh tấnvượt qua tất cả”.

 Ngài Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già (Mahamaudgalyayana) chỉ tinh tấn niệm hai chữ “TẢO, CHỮU”, mà về sau được khai ngộ, chứng quả bồ - đề. Trái lại, người không tinh tấn, nhất vị biếng nhát, dù có đủ trí huệ cũng trở thành vô dụng. Một bằng chứng về bài ngụ ngôn xưa của Aesop về truyện con thỏ và chú rùa: “Chù rùa chậm chạp đã thách thức con thỏ, là một trong những con vật chạy lanh lẹ nhất, chạy thi. Con thỏ tưởng đó là một trò đùa, sau khi chạy được một quảng đường, thỏ ta chui vào bụi rậm ngủ nghỉ, cho rằng mình có quá nhiều thời giờ để hạ kẻ thi đua chậm chạp của minh. Tuy nhiên, chú rùa cứ kiên nhẫn đi không ngừng. Rùa vượt qua được con thỏ đang ngủ và đã gần tới đích trước khi thỏ ta thức dậy. Thấy cuộc đua của mình còn xa tắp, thỏ ta bắt đầu mở hết tốc lực; nhưng vì quá chậm trễ, nên trước khi có thể tới nơi thì rùa đã vượt qua mức ăn thua, và thắng cuộc.”

 Truyện ngụ ngôn này là một điều cảnh giác cho những ai có tài mà lười biếng và là một khuyến khích cho những người có tài năng trung bình. Tinh tấn sẽ đạt thành tất cả. Cũng như vậy, làm thiện nghiệpthế gian cần phải siêng năng, làm Phật đạo ở thế gian, chúng ta lại càng tinh tấn hơn. Vì Pháp môn vô lượng, con đường giác ngộ còn xa thẳm, nên phải nỗ lực trường kỳ, tinh tấn mới đạt đến chỗ thành công. Trong kinh Di-Giáo, đức Phật trực tiếp với hàng đệ tử, dạy rằng: “Tỳ-kheo (Bhiksus), các vị, nếu siêng năng tinh tấn thì mọi việc không có chi là khó. Thế nên các vị ngày đêm cần phải tinh tấn tu tập, thí dụ như dòng nước tuy nhỏ, nhưng chảy thường xuyên, có thể lần mòn được tản đá lớn ở bờ suối kia. Tâm người tu hành biếng nhác chẳng khác nào người cọ lửa chưa nóng, rồi dừng nghỉ, mặc dù muốn đặng lửa dùng, nhưng tia lửa khó mà phát hiện”.  Như thế, chúng ta thất sự tinh tấn trọng yếu biết chừng nào!

 Tinh tấn là một trong Pháp Lục-Độ (CheParamita), năm lục độ khác cũng nhờ tinh tấnthành tựuNgoài ra các pháp môn khác, như: Tứ Vô Lượng Tâm (Catta Brahma Vihara); Tứ Nhiếp Pháp (Cutuh Samgrahavastu); Thập-nhị-nhân-duyên (Dvadasanga-Pratityasamutpada); 37 phẩm-trợ-đạo (Bodhipaksikadharma) v.v…đều nhờ sự tinh tấn tu trì, hằng ngày không dứt, mới có thể thành tựu viên mãnChúng ta có thể nói rằng: “Tôn-giả-Xá-lợi-Phất (Sariputrathera), nhờ sự tinh tấn mà mau đắc ngộ đạo quả; Bồ Tát Quán-Thế-Âm (Avalokitesvara), nhờ sự tinh tấn mà chóng chứng đạo Bồ-đề; tất cả chư Phật cũng đều nhờ tinh tấnthành quả vị Vô-thượng, Chánh-đẳng, Chánh-giác (Anuruddha Samyaksambuddha).

 Phát tâm đại nguyện rồi mà không tinh tấn hành trì, như thế khó mà đạt đạo, cũng như chiếc bình đựng đầy diệu dược, nhưng không chịu rót cho bịnh nhơn uống, đâu có ích lợi gì? Do đó, tinh tấn chính là yếu tố duy nhất cũng như đem bình diệu dược rót cho bịnh nhơn, khiến các bịnh nhơn đều được an lành đau khổ! Chúng ta là những người tu hành theo giáo pháp của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni Buddha), hằng ngày phải hết lòng sám hối nghiệp chướng, kiền thành Phật-nguyện và tinh tấn tu tập các pháp môn giải thoát, tùy duyên khắp độ chúng sanh. Khi phước huệ đầy đủ, hành giả quyết định thành công trên đường chứng ngộ đạo-mầu.

 

4. VẤN ĐỀ - NIỆM PHẬT TRONG PHẬT GIÁO

 Sự vật ở trần gian nầy đều vô thường giả dối, thay đổi, đổi thay như chớp nhoáng giữa hư không, như bọt nước trong biển cả. Gieo nghiệp lành hay dữ, con người phải gặt lấy quả vui, hay triền miên sanh tửChúng ta đã trồng nhiều nghiệp-nhơn, cố nhiên phải hái rất nhiều nghiệp quả. Người chưa trực nhận các quan điểm trên, tâm tánh làm sao sáng suốt được, rồi tha hồ luân chuyển trong đường sanh tử, tử sanh, lặn hụp theo vòng lục đạo, tam đồ. Sống trong giấc mộng đêm trường, nhận giả làm chơn, nhận giặc làm con, thân tâm ta bị mê hoặc, khó nhận chân được tiếng gọi của những đấng giác ngộ:

“Vô-thường mau lẹ sớm hồi đầu,

Thân nầy tuy có chẳng bền lâu!

Mai lo danh lợi chiều nhắm mắt,

Khá mau niệm Phật, kẻo bạc đầu”…

 Niệm Phậtsuy nghĩ, nhớ tưởng, những bậc giác ngộ, sáng suốtgiải thoát. Từ lâu, chúng ta thường suy nghĩ những việc mê mờ, tội lỗi, nên cứ lẩn quẩn trong tù lục-đạo. Giờ đây, nhờ có thầy sáng suốt, bạn thuần lương, chúng ta phải nhớ nghĩ đến đấng giải thoát, những bậc giác ngộ đó là niệm Phật. Nếu chúng ta hằng nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền và tương lai sẽ được làm Phật; trái lại lo niệm chúng sanh, quyết định sẽ làm chúng sanh vĩnh kiếp. Cao hơn một tầng nữa, chúng ta suy nghĩ sáng suốt, điều giác ngộ, tức là ta đã trở về với bản tâm thanh-tịnh sẵn có từ lâu.

 Sau khi thành đạo, dưới cội Bồ-đề, đức Từ-Phụ-Thích-Ca chu du khắp xứ thuyết pháp trong 49 năm trường, khai thị 84,000 pháp-môn, vô lượng diệu-nghĩa. Mục đích chính của Ngài là muốn cho chúng sanh trực nhận tâm sáng suốt sẵn có của mỗi người, để chóng thoát đường mê lẫm tội lỗi, lên bờ giác ngộ.

 Trong những pháp môn quan thiết được đức Phật đề cao là pháp-môn niệm Phật. Không một đệ tử nào đứng ra hỏi, Ngài tự kêu Tôn-giả Xá-Lợi-Phất cặn kẽ chỉ bày (vô vấn tự thuyết). Ngài biết rõ căn tánh của chúng sanh, nhứt là chúng sanh trong đời mạt-pháp “nghiệp trọng, phước khinh, chướng thâm huệ siển”, nếu khôngpháp môn niệm Phật, bản tâm thanh tịnh của chúng sanh e khó mà hiển hiện.

 Trong kinh Đại bản Di Đà, đức Thế Tôn đã long trọng giới thiện: Đức tánh, hạnh nguyện, tu chứng của Phật A Di Đà cho chúng ta biết và Ngài chỉ dạy phương pháp niệm Phật, khi biển tâm chúng sanh thanh tịnh rồi, thì ánh sáng mặt trăng chiếu khắp. Không khác nào người Tu Thiền khi trực ngộ thiền cảnh, minh tâm kiến tánh sẽ trở về với họ một cách dễ dàng. Nhưng về tu thiền, tin cậy vào sức mình nhiều hơn, khó cho chúng sanh trong đời tao loạn nầy tu tiến, nhất là hàng Phật-tử tại gia, vạn trần duyên còn ràng buộc, bao nợ đời vấn vươngTrái lại pháp môn niệm Phật vừa nhờ sự cố gắng của mình, vừa nhờ tha lực do đại nguyện của Phật A Di Đà nên sự thoát khổ không khó. Nếu chúng ta có một tinh thần dõng mãnh, một chí nguyện thiết tha, vừa tu pháp môn niệm Phật, vừa thật hành thiền định, như thế có khác nào cọp mạnh thêm sừng, binh hùng thêm tướng:

…Hữu thiền, hữu tịnh độ,

Du như đới giác hổ…”.

 Ngày xưa, đức Phật A Di Đà khi còn làm Thái Tử Kiều Thi Ca, con vua Nguyệt Thượng Chuyển Luân Thánh Vương, ở nước Diệu Hỷ. Một hôm, Thái Tử đến nghe đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp. Sau khi đó, Ngài ngộ được bản tâm sáng suốt của mỗi người. Đoạn, Ngài từ bỏ ngôi vua, vào chùa tu học, hiệu là Pháp-Tạng Tỳ-kheo, phát 48 lời nguyện rộng lớn, mục đích độ tận chúng sanh. Sau khi chứng thành đạo quả, Ngài về thế giới cực lạc Phương Tây, sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh trong 10 phương sanh về cảnh giới của Ngài, nếu ai muốn. Lời nguyện thứ 18, Ngài đã tuyên bố: “Nếu có chúng sanh nào, muốn sanh về nước ta, dốc lòng niệm Phật, cho đến 10 niệm; nếu không được vãng sanh, ta thề không chứng thành Chánh-giác”. (Nhược hữu chúng sanh, dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh-giác).  

 Các vì Đại-Bồ-Tát như đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, đức Văn Thù, đức Phổ Hiền, v.v...đều niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc, các vị Đại-luận-sư như Ngài Mã Minh, ngài Long Thọ, ngài Vô Trước, ngài Thế Thân, v.v…Cực lực phát huy pháp-môn niệm Phật. Các Ngài thường nói: “Pháp-môn niệm Phật chỉ cần: Thượng chí nhất tâm bất loạn, hạ chí thập niệm thành công”. Nhiều đời, các vị Tổ sư ai ai cũng tuân hành pháp môn niệm Phật. Tổ Viễn Công, tổ Vĩnh Minh, v.v…là các vị đại thiền sư đều hết lòng tuyên dương pháp môn niệm Phật nầy. Các Ngài bảo: Nếu có tu thiền mà thiếu niệm Phật, mười người sẽ lầm đường hết chín.

“…Hữu thiền, vô tịnh-độ,

 Thập nhơn cửu thác lộ…”

 Trong Kinh Đại-Tập cũng nói: “Đời mạt-pháp người tu hành rất nhiều, hàng ngàn hàng vạn, nhưng người đắc đạo không có là bao, chỉ một chừng hai”.  Nếu y pháp môn niệm Phật, chắc chắn muôn người tu muôn người đắc đạo, muôn người giải thoát:

“…Vô thiền, hữu tịnh-độ,

Vạn nhơn đắc vạn nhơn…”

 Các pháp môn khác khó tu khó chứng, hoàn toàn tự lực, pháp môn niệm Phật nhờ có tha lực. Tu các pháp môn khác cũng như con kiến bò lên núi cao. Pháp môn niệm Phật chẳng khác nào trương buồm thuận theo giòng nước, đến bờ giác ngộ rất mau. Pháp môn niệm Phật nầy phổ thông cho các tầng lớp người, từ thượng lưu trí thức cho đến lao động bình dân, thật hành đều kết quả tốt đẹpTướng của nước tuy có ngàn sai muôn khác, nhưng tánh của nó chỉ có một mà thôi; tánh ướt. Trong Khế Kinh nói: “Trừ những hạng người hủy báng Chánh-pháp, khó mà thật hành pháp môn nầy kết quả tốt đẹp, vì Chánh-pháp tức là Phật-Pháp. Cũng như người mù, khó thấy được ánh sáng mặt trăngNgoài ra các hạng người khác đều được nguyện lực của Phật gia bị, khắp vì tiếp dẫn, đồng tiến lên đường giác ngộ, giải thoát”. Chúng ta tin chắc không còn nghi ngờ gì nữa, ngó thẳng vào tâm sáng suốt của ta mà hàng trì, niệm Phật, quyết định thành công mỹ mãn, quyết định thành bực bất thốiChúng ta tuy phàm phu nhưng sẵn có Phật-tánh, nếu nhờ từ lực của chư Phật hộ trì, chắc chắn trong một kiếp nầy làm xong công việc, thẳng đến bổ xứ thành Phật mới thôi. Thật là may mắn cho chúng ta biết chừng nào.

 Pháp môn niệm-Phật không luận già, trẻ, gái, trai, không luận sĩ, nông, công, thương, không luận ngư, tiều, canh, mục v.v…đều thực hành dễ dàng. Trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, đều có thể tưởng niệm, suy nghĩ đức tánh của Phật, hạnh nguyện của Phật, gương sáng của Phật, hoặc là niệm hồng danh đức Phật, như thế sẽ đem lại nhiều sự lợi ích không thể nghĩ bàn.

 Người nào niệm Phật đến chỗ nhứt tâm bất loạn, niệm mà không còn thấy có mình niệm, và không còn thấy có Phật, có cảnh để mình niệm, miệng không niệm nhưng tâm luôn luôn chánh-niệm. Được vậy, Di-Đà như nơi tự-tánh, tịnh-độ ở nơi tâm mình, không cần tìm đâu cho xa nhọc. Cổ đức nói: “Nhứt niệm tương ưng nhứt niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Lúc bấy giờ ta cùng Phật Di Đà, mười phương chư Phật cảm ứng đạo-giao, như con thảo gặp được mẹ hiền, như đá nam châm gặp nhiều thép tốt, lo gì không ngộ đạo, không giải thoát ư? Khi bỏ xác thân nầy, ta sẽ được Phật tiếp dẫn về cảnh giới của Ngài, đã được sanh vào đó, liên hoa hóa sanh, thẳng đến thành Phật:

“Nguyện về Tinh-Độ một nhà,

Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình.”

 Thật hành đúng như vậy, đâu có khác gì người tu thiền định, nhập được thiền cơ. Trong đời pháp nhược ma cường nầy, nếu không chịu thực hành pháp môn niệm Phật, mà cũng không chuyên tu thiền, thì có cách tao thêm giường sắt nóng và trụ đồng sôi để sẵn chờ thời:

“Vô thiền, vô Tịnh-độ,

  Thiết sàng tinh đồng trụ”. (Lòi chư Tổ)

 Khế Kinh nói: “niệm Phật sanh về bực chót ở Cực Lạc, còn hơn sanh về Thiên cung. Vì sao? Vì sanh lên thiên-cung, mạng sống lâu có hạng, hưởng hết phước phải đầu thai nhơn gian, đền nợ đời trước; sanh về Cực Lạc, mạng sống lâu không lường, đủ duyên tu tập đến khi nào hoàn toàn giác ngộ, rồi trở lại thế giới nầy, độ thoát tất cả sanh linh. Khuyên bảo một người niệm Phật là đưa một người đến quả vị Phật tương lai”.

 Người Phật tử lấy lợi tha làm căn bản, vì vậy cho nên, chẳng những mình thật hành mà khuyên mọi người thật hành pháp môn niệm Phật

“…Khuyên nhau tinh tấn tìm giải thoát,

Sống tu kẻo chết biết về đâu?

Ngày đêm gắng nhớ câu niệm Phật,

Nguyện về Cực-lạc khỏi đọa sâu!”.

 Đức Thích Ca Thế Tôn thường nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật”. Đã có sẵn Phật tánh, nên pháp môn niệm Phật rất phù hợphành trì chóng kết quả.

 Từng ngày, từng giờ, từng phút, chúng ta phải nghĩ đến cơn vô thường sanh tử, như cá ít nước, nào có vui gì‼! Nếu chúng ta không lo niệm Phật, giải đãi tu trì, sau ăn năn khó kịp. Siêng làm một việc lành, phước đức ngày càng tăng trưởng. Không gây những điều ác, tai tương dần dần dứt sạch. Công án tuy nhiều, nhưng duy nhấtPháp Môn niệm Phật.

“Một lòng niệm Phật trì trai,

Tây phương chín phẩm liên đài thảnh thơi”.

 

5. VẤN ĐỀ - GIÁO PHÁP CĂN BẢN CỦA THIỀN ĐỊNH

 Thiền định được công nhận lìa ngôn ngữ văn tựSự thật là như thế. Nhưng đối với hạng người có tín ngưỡng Phật giáo chính xác, họ muốn khai thông hạt giống Phật tính sẵn có từ vô thỉ được nở bông kết trái, trong sự sinh hoạt hằng ngày. Có ba thứ diệu dụngchúng ta phải phát huy toàn lực:

1) Lòng đại bi của Quán Thế Âm (Avalokitesvara)

2) Tâm đại từ của Phổ Hiền (Visvabhadra)

3) Sức đại trí của Văn Thù (Manjunatha)

 Ai mà hết lòng phát huy các diệu dụng nầy, mới có thể giống như Đức Di-Lặc (Meitreya), tạo phước lành cho quần sanh mai hậu. Đại bi (Mahakaruna). Đại từ (Mahametra), và Đại trí (Mahamati) chẳng khác nào như cái trống lớn có ba mặt, khi phát huy diệu dụng của nó mặc dù tai phàm không nghe được tiếng vi diệu, nhưng tiếng kia vang khắp không gian. Ba thứ tâm diệu dùng nầy là chìa khóa vàng mở các cửa lớn vô hình vô trụ, chúng ta phải tránh khỏi mọi sự lợi dụng của nó rồi tiến đến chỗ giải phóng chơn chánh, tự do. Từ xưa đến nay chúng ta giả lập cho là có cửa lớn, cửa nhỏ, nhưng trên thật tế lý địa không có chi cả, không có cửa cũng không có khóa, tại vì người đời có nhiều thành kiến chấp trước các thứ; thương, ghét, thành, hoại, có, không, v.v… do đó rồi khởi tâm phân biệt, lựa chọn, tự tạo các lùm mây, trôi nỗi giữa hư không để ngăn che ánh sáng mặt trăng tự tâm của ta. Khi nào chúng ta quét sạch các thứ mây phân biệt, ánh sáng ấy không từng có tăng, giảm, bấy giớ chính là tự ta hiểu biết chỗ mê lầm của ta, nó ngăn không cho tự tâm chúng ta phát hiện chánh tri kiến.

 Tại Nhật Bản (Japan) trong khóa lễ thiền môn buổi sáng trước hết hành giả phải đọc tụng phẩm Phổ Môn của đức Quan Thế Âm Bồ Tát đẻ phát huy tâm đại biHành giả dùng tâm đại bi Quán Thế Âm làm mẹ, tâm đại từ Phổ Hiền làm cha, trí-huệ chính nhờ từ và bi kết hợp mà có.  Nhơn đó, người học tu thiền bước đầu tiên phải cố gắng phát huy tâm đại bi, chúng ta hãy xem các đoạn cốt yếu sau đây:

 Mở đầu, phẩm Phổ Môn ghi chép như thế nầy:

 “Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát (Akasaymati) hỏi Phật: Bạch Thế Tôn! Tôn giả Quán Thế Âm bồ-tát, du hóa trong cõi đời ngũ trược ác thế để làm chi? Tôn giả ấy đối với chúng sanh nói pháp gì? Phạm vi pháp lực kia có nhiều không? –

 Đức Phật đáp rằng: “Nầy thiện nam! Bất cứ ở địa phương cõi nước nào, nếu có chúng sanh cần cầu sự độ thoát của Bồ Tát Quán Thế Âm, lập tức Bồ Tát hiện các thứ thân, trên từ đức tướng chư Phật, dưới đến hình thức người, súc, quỉ mỵ, v.v...hướng đến chúng sanh đã thỉnh cầu, mà vì thuyết pháp cứu độ”.

 Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara Boddhisattva) ở Ấn Độ chính là nam tướng, trượng phu tướng, khi sang đến Trung Quốc chuyển thành hình tướng người nữ. Hiện nay ở Nhựt Bổn, Việt Nam, Đại Hàn, Mông Cổ đều tạo tượng Quán Thế Âm là nữ nhơn tươi đẹp để tượng trưng cho lòng mẹ thương con bao la như biển Thái Bình. Nếu chúng ta để tâm suy xét thật kỹ, chính đức Bồ Tát Quán Thế Âm không phải là tướng nam, không phải là tướng nữ mà là chơn - tướng (siêu nam, siêu nữ). Bởi vì một khi tâm đại bi của Quán Âm được thể hiện, Ngài bèn trở thành một hạng người tân-sinh siêu thoát, kiến-giải của Ngài vượt ngoài các hình thức chính, tà, nam, nữ, v.v…Ở Trung Quốc các chùa tu thiền đại quy mô, đều có thiết lập: toà thiền đường, một để cung ứng cho người Phật tử tại gia tu tập, một để cung cấp cho các bật xuất gia học pháp tu thiền đinh. Thiền đường của người tại gia tu, thường thờ một tượng của đức Quán Thế Âm, bởi vì người tại gia không có học đến kiến giải siêu xuất hai nguyên tướng, lại chưa liễu giải tâm đại bi Quán Âm; còn phân biệt nam tướng, nữ tướng, ngộ nhận tranh chấp mọi sinh hoạt theo thế tục. Người xuất gia học tu thiền qua các chương trình trời trăng mây nước, trong thiền đường phải thờ tượng đức Văn Thù, tiêu biểu đại trí huệ. Tiến vào cảnh mây nước bao la, kiến giải của thiền-giả, lúc bấy giờ đã vượt qua các cảnh tướng nam và nữ, chánh và tà, thương và ghét, tự do như mây bay, như nước chảy, quyết tâm vân du khắp vũ trụ tìm cầu chơn lýtrí tuệ, quét sạch mọi chướng ngại trên con đường tìm cẩu giải thoát, thiền giả đã được đến tân sinh chân chánh.

 Có một số người tại gia khi mới học thiền, họ phải đến chỗ thiền đường của người tại gia xem thánh tượng đức Quán Âm. Họ muốn hướng về đức Quán Âm trau dồi tâm đại bi, mọi việc đều thấy sáng suốt, mọi việc đều nhờ giúp đỡ. Đức Quán Thế Âm thường ở trong một thời, khắp tất cả chỗ, hóa hiện ngàn cánh tay để giúp hộ người đời, ngàn con mắt quán sát trong thế gian tìm tiếng cứu khổ. Người mới học tu thiền phải hướng về nội tâm phát huy phương pháp giúp mình, giúp người, tự luyện có một lực lượng đầy đủ khả năng như ngàn tay ngàn mắt của Quán Âm, điều phục tâm ý thanh tịnh, buông bỏ mọi ngã kiến, ngã chấp ích kỷ từ trước, y theo sư huấn luyện tu thiền, để đạt đến mục đích là “trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Tu thiền định như thế cũng là một phương pháp tẩy não hằng ngày, hằng giờ. Bởi vì người tu tập tự mình kiểm thảo, tế nhị kiểm thảo, mới kết quả viên mãn, không phải do ai khác làm chủ động lực mà được.

 Tu thiền, chúng ta phải thật hành theo lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni, xa lìa phiền não trần cấu, đừng có nhơn, ngã, bỉ, thử. Hằng giờ chúng ta phải tiến hành nghiên cứu vần đề tự chúng taxưa nay không có một sự kiện nào chỉ định về sự giác ngộ giải thoát, mà là một vấn đề suy nghiệm trường tồn, khắp tất cả chỗ, thời gian nó hiện bày chính là ở vào thời đại nguyên thỉ, con người có ăn lông ở lỗ, tâm tánh hồn nhiên. Sự giác ngộ không thể khiến mọi người biết trước, định trước được. Người khi tìm cầu giác ngộ, có hai điều đối lập tồn tại: một là người hay tìm cầu, hai là bị tìm cầu giác ngộ. Người tìm cầu sáng suốt bản thân chính là đối tượng bị tìm cầu, nói một cách khác, khi thiền-giả buông bỏ vấn đề tìm cầu, sự vật tìm cầu nó không ly khai bất cứ lúc nào, thời nào. Do đó trong Thiền-tôn- pháp-yếu-bửu-cảnh có chép: “hiện tại ta đã có, cần chi phải tìm nó”. Tuy nhiên ta sẵn có tự tánh giác ngộ, nhưng ta phải tìm cách phát huy chỉ một điều tối kỵ là đừng tìm cầu vật giác ngộ ở ngoài thân mình.

 Động cơ thúc đẩy đến cửa thiền rất là trọng yếu, thiền giả đối với chúng sanh phải phát tâm bi mẫn. Đây cũng là nguyên nhơn chính yếu mà đức Thích Ca Mâu Ni đã gặp các cảnh đau khổ sanh, già, bịnh, chết trước kia. Người muốn học tu thiền định phản nhận chơn các yếu điểm ấy rồi suy xét thật kỹ. Đức Thích Ca Mâu Ni khi chưa xuất pháp tu thiền định đã bỗi dưỡng tâm đại-bi của Quán Âm rồi trên thật tế lúc ấy Ngài đã khai ngộ. Hiện nay có một số người vì muốn tự độ mà tu học Thiền-định, họ không pháp tâm Bồ Tát đại-từ-đại-bi của Phổ HiềnQuán Âm, thì khó mà thành công. Các kinh sách ở phương đông đều ngụ ý chỉ bày ở điểm nầy, nếu không chính chắn quan sát, khó mà tiến thủ trên đường tu tập thiền định. Đức Quán Âm như người mẹ hiền, với tịnh bình đại bi rưới khắp nước cam lồ trong thế giới nầy, còn đức Di Lặc sẽ giúp đỡ chúng sanh ở tương lai. Nếu người đời chỉ cầu trí huệ mà không bồi dưỡng tâm đại bi, không bao giờ tìm được lợi ích toàn diện, bởi vì động cơ của họ là tự lợiTrái lại, bồi dưỡng tâm từ bi không cũng chưa đủ, mà phải cả hai, Bi, Trí đầy đủ, khiến người đạt đến không vì Ta, mà cũng không vì Người, Ta không, Người cũng không, mới đạt đến chơn đế tu thiền.

 Người học thiền trước tiên phải tìm ra chơn tâm của mình, như là tâm đại bi của Quán Âm. Sau khi tìm hiểu mới có thể tiến vào thiền đường mây nước tu tập. Ở đây thiền giả thật hành thiền định từ 3 giờ sáng đến 9 giờ tối. Thiền giả lãnh thọ các điều giáo huấn của Thiền Sư hết sức kỹ càng và chu đáo. Thiền sư chỉ dạy trong các điều kiện, như rửa tay, rửa mặt, tắm gội, đi đại, tiểu tiện, thay đổi giày, áo, ăn, uống, chỗ ngủ, đi, đứng, nằm, ngồi, v.v…Nhất cử nhất động đều chỉ dạy chu đáo. Trong nhất thời thiền giả không thể làm lợi ích tự mình, phải tập trung tinh thần điều hòa hô hấp, tiếp nhận các điều kiện xảy ra hiện tại, như: tê chân, tức ngực, các bộ phận trong cơ thể cảm thấy rang nhức khó chịu, khiến tâm người tán loạn, bải hoải. Thiền giả phải cố công học tập phương pháptìm cách diệt trừ các chướng ngại ấy. Làm thế nào mình được tự do, tự mình đi, tự mình đến, tự mình sanh khởi, tự mình tiêu diệtĐịnh lực của thiền giả dần dần tăng trưởng, về phương diện tâm linh cũng được tăng gia, tạo cho thiền giả phát sanh hoan hỷ, khắp nhơn loại không phân biệt màu da chủng tộc, địa vức, quốc gia hay tôn giáo đều được một mối chính thể. Lúc bấy giờ chánh và tà, nam và nữ, thương và ghét đều không tồn tại. Thiền giả có thể phát hiện tự mình ở trong thiền-duyệt của vũ trụ bao la. Đến khi đó huấn luyện không phải chính mình hay người khác, mà là có huấn luyện, xem như không huấn luyện. Tự mình thể nhập được hóa thân của đức Quán Âm, hay chứng được các hóa thân thường biến hóa của Quán Âm, ngồi trên pháp tòa giảng phẩm Phổ Môn, trến đến các đức Phật, dưới đến người, súc, quỉ mỵ. Trên thật tế thiền giả đã sống trong cảnh thiền đườngPhật Quốc.

 Ở đây, có một điều rất nguy hiểm và lo sợ là thiền giả chỉ có tâm đại bi mà không có tâm đại từ, ở trần gian thường thường lòng thương bị thiên vị, sứt mẻ. Lọng đại-từ-bi, bình đẳngviên mãn của thiền giả được hoàn toàn chơn chánh không có ranh giới màu da, chủng tộc, chỉ cần có sự lựa chọn và đặt đúng chỗ, để chứng minh cho chúng ta điều ấy, hoặc thể hiện tâm thương xót cứu khổ của Quán Âm, chính phải có tâm từ niệm đồng nhơn của đức Phổ Hiền. Tâm đại bibị động, tâm đại từ mới là chủ động giống như tâm của cha mẹ. Nói một cách khác, chỉ thương xót hoặc đồng tình chưa đủ, chúng ta phải đem hành động bình đẳng thật tế thương hộ mọi người, phải xem tất cả chúng sanhchúng ta đều là bạn đồng hành, đồng tiến trên con đường đạo lýChúng ta cần biểu hiện phương pháp giúp đỡ mọi người rất tốt xem chúng sanh cùng với ta là một đồng thể đại bi, được vậy, thiền giả mới đạt đến tâm đại từ chân đế của đức Phổ Hiền. Lúc bấy giờ thiền giả đủ điều kiện tiến vào thiền đường mây nước, trở thành bản thể mây nước, không huấn luyện, in tuồng như đã huấn luyện vậy.

 Các tầng lớp người đối với vị Thiền sư phải phát sanh mọi điều sáng suốt đừng để lầm lẫnThiền sư nhất định không thể lầm lẫn các điều chỉ dẫn; nều có sơ xuất, Thiền sư phải đem hết nghị lực khắc phục các nhược điểm ấy. Các vị thực tập tham thiền cần hiểu rõ các đạo lý nầy, không thể thờ ơ khinh thường được. Lại còn có một số người lầm chấp là phải chọn một vị Thiền sư tuổi cao, niên lạp lớn, đại đa số người dưới 50 tuổi, luyện tập dễ thành công, hạng người trong cở tuổi 30, 40, Phật Thích Ca, Chúa Jesus Christ, Đạo Nguyên Thiền Sư, v.v…đều đắc đạo trong niên kỷ ấy. Ngài Đạo Nguyên khi khai ngộ đạo mầu vừa mới 28 tuổi. Do đó chúng ta biết rằng sự giác ngộ không liên hệ giữa niên kỷ và tâm linh. Trong trập Truyện-Quán-Lục chép cho người học Thiền như sau: “Nếu các người hết lòng y theo lời chỉ giáo chơn chánh, các ngươi bất cứ ở nơi nào cũng đều gặp Phật. Trong nếp sống hằng ngày, không luận đi, đứng, nằm, ngồi, đức Phật chưa từng rời chúng ta một giờ, phút. Nếu các người trọn đời không gặp thấy Phật, điều ấy chứng tỏ rằng các ngươi chưa hết lòng y giáo phụng hành”.  Lại có một điểm nữa, không luận nam, nữ, già, trẻ đều có thể khai ngộ vào Phật tri kiến (Buddhata). Đạo Nguyên thiền sư dạy: “Long nữ 8 tuổi, có thể làm đạo sư cho các tầng lớp người mà cũng là thân mẫu cho muôn loài chúng sanh”.  Triết lý Phật giáo rất là nhiệm mầu không quan hệ giữa tánh biệt và khai ngộ. Nếu có ai đọc các lời Pháp ngữ của các vị nữ Thiền sư ở Trung Hoa và Nhật Bổn, mới có thể chứng minh lời nói nầy không hư dối, mê hoặc.

 Thiền giả xét nghiệm kỹ các vấn đề thực tập mới hy vọng đi đến thành công, bởi vì các điều khốn hoặc ở trong thiền đường mây nước là một vấn đề hệ trọng cho người tu thiền định. Mỗi cá nhơn lúc nào cũng phải thể theo tâm đại-trí của Văn-Thù, sớm hay muộn đều nương nhờ tâm sáng suốt ấy. Bởi vì chỉ có thiền giả mới có thể từ tâm mình phát hiện ý nghĩa chơn thuần tánh không, ai hay thể hội được tâm đại bi của Quán Âm, quyết định phải tìm đến tâm đại trí của Văn Thù. Hai thứ nầy cũng như phiến đá có hai mặt, có một là có hai. Tâm đại trí của Văn Thù cùng chữ “VÔ” trong Tâm Kinh Bát Nhã (Paramitasutra) lời tuy khác nhưng nghĩa tương đồng. Tự nhiên hướng dẫn người lãnh ngộ các kinh điển thuộc về tâm đại trí, như là Pháp-bảo-Đàn-Kinh, Kinh-Kim-Cang, Bửu-Giám-Tam-Muội, v.v…Tại chùa Đổng-Sơn thực hành bản pháp thứ hai trong thời khóa tụng buổi sáng chính là Bửu-cảnh-tam-muội-ca, tâm-kinh-Bát-Nhã giúp người thể hội tâm đại trí của Văn Thù.

 Làm sao hình dung được tâm đại trí của Văn Thù? Một học giả người Đức ôno6nWuke-ha-tê dùng phương pháp tham thiền của Cơ Đốc-giáo để đạt đến chổ khai ngộ tâm cảnh ấy. Chính nhơn tâm đại trí của Văn Thù hay làm cho các người trong các tôn giáo thể nghiệm đến chơn lý. Vì vậy cho nên, hiện nay có rất nhiều Giáo-sĩ Cơ-đốc-giáo nghiên cứu tu thiền một cách hứng thú. Ông Wu-kê-ha-Tê nói: “Mỗi người có thể từ trong các dục vọng giải phóng, họ không nhu cầu, không có ham muốn, mà cũng không nghĩ đến ham muốn, chính hạng người ấy mới có một yếu tố tinh thần chân chánh”. So với lời nói trên, tâm đại trí của Văn Thù, trong sách vở của người Tây Phương tìm mãi không thấy. Đó là trong Tâm-Kinh-Bát-Nhã chỉ đến chữ “VÔ”, ta dịch nó là THUẦN-TỊNH không có sở hữu. Một số Tăng-sĩ Trung Quốc đã diễn tả nó là vô-sanh; bản lai diện mục, không người sáng tạo.  Các phiền não tẩy trừ, chỉ biểu hiện tinh thần tự đắc sáng rỡ. Quan niệm thần thánh đều không tồn tại trong việc Thiền-định. Ai sanh gặp đời Đức Phật tại thế cũng yên tịnh mà qua, quan niệm đối lập không thành đối lập, bèn khiến người có nghìn mắt cũng không thể tìm đến chỗ tinh vi. Nếu có những đàn chim bay đến các bậc Thánh nhơn dâng hoa cúng dường, đó cũng là một trường hý mộng. Tất cả đều không, ai hay lường được chỗ rộng lớn của thiên-không? Tuyết rơi, hoa rụng, có thể là mục tiêu không tiến đến hư lồng, chứng đến lữa trong hư lồng ấy mới phát huy được tinh thần Phật-Tổ, trở lại mặt thật xưa nay của chúng ta, bỏ vọng để trở về chơn, thuần tịnh không một tì vết. Chơn tánh làm sao mà ô nhiễm được? Bởi vì tâm tính trong sạch sáng suốt, tươi nhuận mọi sinh vật. Thiền giả đừng để chính mình cách biệt với sự vật mà cũng không nên bị ngoại vật khiển chế. Non xanh nước biếc, tỉnh tọa an nhiên, thiền-giả muốn trở gốc về nguồn, mở mang bước tiến, phải đừng theo ngoại vật mà cũng chớ nên cho ngoại vật điều khiển. Hằng giờ, chúng ta ngồi yên lặng trong nhà, vô vi tĩnh tọa, đối với ngoại cảnh không khởi tưởng phân biệt, giống như người mù kẻ điếc, nước suối chảy vào chơn lý, những đóa hoa hồng xinh tươi ấy là ai?

 Tự tánh của đồng-niên cùng bản-tánh có nhiều điểm tương đồng, nhưng lại không đủ trí sáng phát hiện, nhơn đó ta tìm xét tánh thuần chơn, trước khi chưa sanh trong giờ tĩnh tọa. Từ thuở ấu niên đến lúc trung niên do nhiều ý tưởng, ấn tượng, quan niệm, thiên kiến, v.v…xâm nhập nó dồn chứa lâu năm, lâu tháng, tạo thành đường lối tối tăm, một khi chúng ta khai ngộ chân trời mới lạ của nội tâmPhương pháp khai ngộ ngoài khả năng sẵn có của ta còn nhờ các quy-tắc, giới luật, sanh hoạt hằng ngày của đức Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy trong Kinh-điển. Nếu muốn được siêu thoát sanh tử, chân chánh tự do, thiền-giả nên y theo lời Phật dạy làm kim chỉ nam. Giới-luật trong nhà thiền sẽ làm huyết mạch cho trăm ngàn muôn đức Phật, đó là nguyên nhơn chánh đángChúng ta so sánh chân-chánh tự do cùng tuân theo giới luật có phần rất quan trọng, phạm một điều giới, chính là khiến cho bản tánh thấm vào một vết nhơTrí huệ pháp sanh là do nghiêm trì giới luật, trí-huệ chỉ hay thể-hội mà không có bút mực nào có thể hình dung được. Do đó, thể nghiệm thực tại đều không thể tìm trong kinh sách mà được, phải hết sực thanh tịnh tâm ý, gia công tu thiền, mới khiến thiền giả được nhiều sức mạnh, tinh thần tự doTuy nhiên ngày nay không hiểu được sự tăng-tiến của hôm qua, nhưng trên thực tế chắc chắntiến bộ. Ngài Đạo-Nguyên thiền-sư nói: “Người tu thiền phải sửa mới hằng ngày, phải rèn luyện tâm tánh an hảo hằng giờ”.  Thanh niên toàn thế giới đều cấp bách nhu cầu hiểu biết đạo lý nầy. Bởi vì họ sẽ nắm vai trò giáo huấn hiện tại và tương lai, nếu nghiêng một bên và đi sai tiêu chuẩn thì hoàn toàn mang lại nhiều tai hại cho xã hội nhơn-quần, mất hết sự tư do chơn-chánh ngay chính họ.

 Tư tưởng của Đại Thánh Ấn-độ không biểu hiện hình tướng từ Tây phương lưu nhập Đông phương, nhưng chỉ một con đường giải thoát bảo trì thực chất nguyên laiTrình độ của đời có kẻ trí người ngu, phương pháp tu tập có dành cho kẻ lợi người độn. Chư Tổ không bao giờ phân biệt Nam Bắc. Người xuất thế phải có nhiều đối tượng chu viên, khiến cho kẻ hậu lai phối hợp lý tưởng hình thành giác ngộ.

 Đào tạo cho nội tâm ta đến lúc nào mới được như Bồ Tát Văn Thù? Trong Bát Nhã Tâm Kinh có lưu lại một điểm tiêu tức “Đi (tu), đi, đi, thẳng một đường, không nên dừng lại lúc đang đi, không nên nghĩ con đường tu hướng Phật đạo”.  Các nhà triết học biết rõ phàm việc chi chưa viên mãn là phải đi đến mục đích cuối cùng, đức Thích Ca Mâu Ni cũng thấu rõ mục đích nầy từ trước. Vì thế cho nên, sau khi Ngài thành đạo, y theo chơn truyền dạy tu thiền-định. Trong tập Lục Quán đã chỉ cho chúng ta các điều trọng yếu tu-thiền, tức là khiến con đường tu thiền đến khi chứng đạo, lúc giác ngộ, không người tu thiền nhưng vẫn là thiền định, trên thật tế của mỗi cá nhân không chỗ đặng, không chỗ nào mà chẳng đặng. Đó chính là vô công dụng tu, Thiền-giả nhận được điều mà không có pháp chi phải tu, không có quả gì để chứng. Thế mới là chứng quả khi tu thiền-định.

 Ba yếu điểm, người mới tu thiền cần phải hiểu rõ: Trước hết là biết mìnhPhật tánh đầy đủ từ xưa đến nay, tự tin rằng mình sẽ giác ngộ mà không cần tìm các vật ở bên ngoài; kế đó là không bao giờ làm cho tâm mình xao động; thứ ba là không lúc nào dừng nghỉ sự tu trì, phải có trí óc sáng suốt phân biệt đâu là tịnh, là uê, đâu là sáng là tối, đâu là lạnh là nóng, tùy các hoàn cảnhtu trì. Chuyên quán mọi việc xảy ra, tai họa phát sanh, người tu hành có thể tự tại ở yên tu hành được chư thiên-thần ủng hộ; thiền giả có thể theo dần bước tiến, tùy duyên biến đổi. Bởi vì từ xưa đến nay, không có vật chi làm ô nhiễm Phật tánh, chỉ do mê vọng bên ngoài, thiền giả không thể nào dừng bước tiến tịnh tâm, cảnh tĩnh và phải thể hội 4 câu kệ của Tổ Huệ-Năng:

Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệt phi đài

Bổn lai vô nhứt vật

Hà xứ nhá trần ai.”

 Sở dĩ người tu thiền không nói kia chó chỗ chứng, cũng không nói kia không chỗ chứng, kia chỉ sanh hoạt ở trong thiền-duyệt, để cho mọi người nhận xéttự ngộ ‘như người uống nước, lạnh nóng tự mình biết’.

 Hiện tại, chúng ta bàn qua Đức Di Lặ hạ sanh ở đương lai. Xem Ngài xuất hiệnthế giới nào? Những ai là người dũng mãnh tu thiền đều là hiện thân của đức Di-Lặc hạ sanh ở đương lai, vì trên thật tế đức Di-Lặc không thể giáng trần sớm, mà cũng không thể nói là không giáng trần sớm, chúng ta có thể nói Ngài là người tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên vậy.

 Mỗi thiền giả thật hành thiền-định đều có mang theo một nghĩa vụ, ra sức vào đời phục vụ nhơn quần, mang lại hạnh phúc cho chúng sanh. Tại Nhựt Bổn, các thiền giả tại Chùa Tổng-Trì, núi Đại-Bản, thuộc thành phần các giới, Bác-sĩ, kỹ-sư, khán hộ, giáo viên, thơ ký, chuyên viên, v.v...các hạng người nầy tuy là công tác thế tục, nhưng nếu đem tấm lòng Quán Thế Âm lo tròn trách nhiệm, rồi trong tâm có đủ tự do giải thiền, sinh hoạt Phật-Pháp, thật hành như thế đó trở thành ý nghĩa trọng đại, không thể cho đó là công tác thế tục. Trong tâm thường giữ chánh niệm, công tác mà phi công tác, chính là sự kiện đặc biệt biểu hiện hành vi của thánh nhơn xuất thế. Nếu thiền giả nào có tâm niệm siêu việt, giữ mức trung đạohành trì thì thể nhập thiền-quang.

 Đức Phật là bậc chánh-chơn, hòa với chúng sanh nhưng không đồng như tánh chúng sanh. Đức Thích Ca Mâu Ni khai thỉ chính dùng thân người trụ thế, Ngài không phải là Thiên-Thần. Ngài cùng chúng ta đồng có sanh có tử, nhưng đức Phật hoàn toàn trong sự giáo huấn của Ngài tồn tại. Bao nhiêu lời giáo huấn thật tiển của Ngài là những chân lý bất di bất dịch. Muốn cho kết quả tốt đẹp, người đời phải hết lòng thật hành theo.

Vi tính: Diệu Vân
Đọc và sửa lỗi: Thanh Phi
Trình bày: Vĩnh Thoại
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77864)
17/08/2010(Xem: 120698)
16/10/2012(Xem: 66605)
23/10/2011(Xem: 68920)
01/08/2011(Xem: 446738)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?