03. Con Đường Chánh Đạo

08/01/201212:00 SA(Xem: 15167)
03. Con Đường Chánh Đạo

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC
(BUDDHISM COURSE)
Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

III

CON ĐƯỜNG CHÁNH ĐẠO

 

NỘI DUNG

  1. Diệu Đế Về Con Đường Dẫn Đến Sự Chấm Dứt Khổ
  2. Chánh Tri Kiến
  3. Chánh Tư Duy
  4. Chánh Ngữ
  5. Chánh Nghiệp
  6. Chánh Mạng
  7. Chánh Tinh Tấn
  8. Chánh Niệm
  9. Chánh Định
  10. Chú Giải
  11. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

 

  1. 1. Diệu Đế về Con Đường dẫn đến sự Chấm Dứt Khổ

 

“Có hai cực đoan, đó là: Chạy theo Khoái lạc Giác Quan hay dục lạc, đó là cách thấp hèn, tầm thường, phàm tục, không thánh thiện và không lợi lạc; Hoặc là Tự hành xác hay khổ hạnh, đó là cách chỉ mang lại đau đớn, không thánh thiện và không lợi lạc. Cả hai cực đoan này, bậc Thiện Thệ (Đức Phật) đã tránh bỏ, và Người đã tìm ra Con Đường Trung Đạo, giúp cho mọi người vừa biết và thấy, giúp dẫn đến bình an và sự nhận biết sâu sắc, dẫn đến Giác NgộNiết-bàn. Đó là Con Đường Bát Chánh Đạo dẫn đến sự chấm dứt Khổ”.

 

Con đường Bát Chánh Đạo như đã nói trước kia là con đường gồm tám phần, không phải là con đường tám bước như nhiều người diễn dịch trước đây. Tất cả tám phần đều có thể thực hiện ít nhiều cùng lúc và tám phần luôn luôn bổ trợ cho nhau.(ND)

 

Theo căn bản triết lý đạo Phật, chính Con Đường Bát Chánh Đạo này mới dẫn đến giải thoát, dẫn đến giác ngộchấm dứt khổ đau của kiếp này và những kiếp khác chứ không phải việc thờ cúng, sùng bái hay những lễ nghi phức tạp.

 

Tám phần bao gồm:

 

1) Chánh Tri Kiến (Samma-ditthi) Trí Tuệ

2) Chánh Tư Duy (Samma-sankappa) Trí Tuệ

3) Chánh Ngữ (Samma-vaca) Giới Hạnh

4) Chánh Nghiệp (Samma-kammanta) Giới Hạnh

5) Chánh Mạng (Samma-ajiva) Giới Hạnh

6) Chánh Tinh Tấn (Samma-vayama)  Định Tâm

7) Chánh Niệm (Samma-sati) Định Tâm

8) Chánh Định (Samma-samadhi) Định Tâm

 

2. Chánh Tri Kiến

Chánh Tri Kiến có nghĩa là sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn, cách nhìn, quan điểm đúng đắn.

 

Sự hiểu biết đúng đắn về Mười Chủ Đề (dasa-vathu) đã được Đức Phật giảng dạy, đó là:

 

1) Có ý nghĩa đạo lý trong việc cúng dường thức ăn.

2) Có ý nghĩa đạo lý trong việc cúng dường lớn (chỗ ở, đất đai, tài thí Phật sự…cho Tăng Ni).

3) Có ý nghĩa đạo lý trong việc cúng dường nhỏ (tặng phẩm, nhu yếu phẩm, vải vóc, vật dùng, thuốc men…cho Tăng Ni).

4) Có quả báo tốt hoặc xấu cho những nghiệp, hành động (kamma) tốt hoặc xấu, thiện hay không thiện.

5) Có ý nghĩa đạo lý trong những việc làm có hiếu hay bất hiếu đối với người Mẹ.

6) Có ý nghĩa đạo lý trong những việc làm có hiếu hay bất hiếu đối với người Cha.

7) Có chúng sinh tái sinh tức thì, liên tục.

8) Có thế gian này, đời này, cõi này.

9) Có thế giới khác, đời khác, cõi khác.

10)Có những hiền nhântu sĩ trong thế gian này đã tu tập đúng đắn, giác ngộ chánh đạo, những người đã chứng ngộ tri kiến siêu phàm về chân lý của thế gian này và những thế giới khác; và đã truyền dạy lại cho mọi ngườichúng sinh.

 

a) Tri kiến đúng đắn, sự hiểu biết đúng đắn về Quy Luật Nghiệp Báo (Kamma), chẳng hạn, tất cả chúng sinh đều là chủ nhân của chính những nghiệp hay hành động (Kamma) của mình và sẽ gặt hái kết quả hay nghiệp quả tốt, xấu tương ứng với nghiệp của mình.

 

b) Tri kiến đúng đắn, sự hiểu biết đúng đắn thông qua việc thâm nhập bản chất đích thực của những quá trình tâm linhvật lý, tức Tri kiến đúng đắn về vấn đề Danh Sắc (nama-rupapariccheda nana).

 

c) Tri kiến đúng đắn, sự hiểu biết đúng đắn thông qua việc thâm nhập nguyên nhân gốc rễ và những nguyên nhân khác của những quá trình tâm linhvật lý đã đến sự nhận biết quan hệ nhân quả, tức Tri kiến đúng đắn về vấn đề Nhân Quả (paccaya pariggaha nana).

 

d) Tri kiến đúng đắn, sự hiểu biết đúng đắn bằng việc chứng ngộ Trí Tuệ Bên Trong, tức Tri kiến đúng đắn về Trí Tuệ Minh Sát (Vipassana Nana). Có mười giai đoạn Trí Tuệ Minh Sát thuộc về thế gian này (hay tục đế), bắt đầu từ trí tuệ hay Tri kiến hiểu biết, tức Tư duy trí (Sammasana Nana) cho đến trí tuệ hay Tri kiến về sự Tương hợp (Anuloma Nana).

 

e) Tri kiến đúng đắn, sự hiểu biết đúng đắn về Bốn Tầng Chứng Ngộ, tức Tri kiến về Bốn Thánh Đạo (Ariya Magga Nana).

 

• Bây giờ, để hiểu biết tri kiến hay cách nhìn sai lầmsai lầmtri kiến hay cách nhìn đúng đắnđúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Tri Kiến”.

 

• Để tinh tấn, nỗ lực vượt qua tri kiến hay cách nhìn sai lầm (tà kiến, thiên kiến) và phát huy tri kiến hay cách nhìn đúng đắn (chánh kiến), chúng ta cần thực hànhChánh Tinh Tấn”.

 

• Để vượt qua tri kiến hay cách nhìn sai lầm (tà kiến, thiên kiến) bằng chánh niệm và sống với tâm chánh niệm cùng với tri kiến đúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Niệm”.

 

Vì vậy, có 3 Yếu Tố (phần) đi cùng và bổ trợ cho Chánh Tri Kiến, đó là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tinh TấnChánh Niệm.

 

 

 

 

3. Chánh Tư Duy

Chánh Tư Duy là sự suy nghĩ, ý nghĩ hay tư tưởng đúng đắn, tư duy đúng đắn.

1) Tư duy hay ý nghĩ không tham dục, vắng dục hay khước từ tham dục (Nekkhama-sankappa).

2) Tư duy hay ý nghĩ không ác ý, không có thù hận (Abyapada-sankappa).

3) Tư duy hay ý nghĩ không có hung bạo, không manh động (Avihimsa-sankappa).

 

‘Tư duy, cách nghĩ hay tư tưởng’ ở đây không có nghĩa là “hành động” hay việc suy nghĩ hay “khái niệm ra”. Có thể dùng từ “tư tưởng” thì đúng hơn, mặc dù về mặt ngữ nghĩa chữ “tư tưởng” còn có nghĩa chính thức khác, to lớn hơn.-ND

 

Có thể gọi là: Không có ý, không mang ý nghĩ (tham dục, ác ý, hung bạo…). Nó được dùng như một từ theo nghĩa khéo léo để chỉ việc hướng tâm hay dụng tâm (gồm dụng ý thức và những yếu tố của tâm) đối với những đối tượng (vitakka). Hán Việt gọi là “tầm”, có thể theo nghĩa tư duy, tầm soát trên đối tượng của tâm.

 

• Bây giờ, để hiểu biết tư duy hay suy nghĩ sai lầmsai lầmtư duy hay suy nghĩ đúng đắnđúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Tri Kiến”.

 

• Để tinh tấn, nỗ lực vượt qua tư duy hay suy nghĩ sai lầm (tà tư duy) và phát huy tư duy hay suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), chúng ta cần thực hànhChánh Tinh Tấn”.

 

• Để vượt qua tư duy hay suy nghĩ sai lầm (tà tư duy) bằng chánh niệm và sống với tâm chánh niệm cùng với tư duy đúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Niệm”.

 

Vì vậy, có 3 Yếu Tố (phần) đi cùng và bổ trợ cho Chánh Tư Duy, đó là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tinh TấnChánh Niệm.

 

 

 

 

4. Chánh Ngữ

Chánh ngữ là những lời nói đúng đắn, lời nói chân chánh.

 

a) Không nói lời sai trái.

b) Không nói lời vu khống, bịa đặt.

c) Không nói lời hung dữ mắng chửi, nhục mạ.

d) Không nói chuyện tầm phào, tào lao và chuyện vô tích sự, kiểu ăn không ngồi rồi.

 

• Bây giờ, để hiểu biết lời nói hay ngôn ngữ sai tráisai tráilời nói hay ngôn ngữ đúng đắnđúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Tri Kiến”.

 

• Để tinh tấn, nỗ lực vượt qua lời nói hay ngôn ngữ sai trái (tà ngôn, tà ngữ) và phát huy lời nói hay ngôn ngữ đúng đắn (chánh ngữ), chúng ta cần thực hànhChánh Tinh Tấn”.

 

• Để vượt qua lời nói hay ngôn ngữ sai trái (tà ngôn, tà ngữ) bằng chánh niệm và sống với tâm chánh niệm cùng với (để có được) tri kiến đúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Niệm”.

 

Vì vậy, có 3 Yếu Tố (phần) đi cùng và bổ trợ cho Chánh Ngữ, đó là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tinh TấnChánh Niệm.

 

 

 

 

5. Chánh Nghiệp

Chánh nghiệp là hành động đúng đắn, hành động chân chính. Hành động tốt hay chánh nghiệp cùng với chánh tư duychánh ngữ trên đây tạo thành 3 nghiệp thanh tịnh (thân, ý, miệng); hoặc/và ngược lại.

 

a) Không làm tổn thương hay giết sinh vật, chúng sinh; không sát sinh.

b) Không trộm cắp hay lấy của không được cho hay không phải của mình.

c) Không vi phạm giới cấm, tà hạnh như tà dâm, cờ bạc, rượu chè hay dùng những chất độc hại.

 

─ Những hành động, việc làm hay lời nói trái đạo đức như lừa bịp, gian xảo, cho vay nặng lời và vô ơn, bất nghĩa đều được xếp vào những hành động (nghiệp) và lời nói (ngữ) sai trái, tà đạo.

 

• Bây giờ, để hiểu biết hành động hay nghiệp sai tráisai trái và hành động hay nghiệp đúng đắnđúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Tri Kiến”.

 

• Để Tinh tấn, nỗ lực vượt qua hành động hay nghiệp sai trái (tà nghiệp) và phát huy hành động hay nghiệp đúng đắn (chánh nghiệp), chúng ta cần thực hànhChánh Tinh Tấn”.

 

• Để vượt qua hành động hay nghiệp sai trái (tà nghiệp) bằng chánh niệm và sống với tâm chánh niệm cùng với (để có được) tri kiến đúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Niệm”.

 

Vì vậy, có 3 Yếu Tố (phần) đi cùng và bổ trợ cho Chánh Nghiệp, đó là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tinh TấnChánh Niệm.

 

 

 

 

 6. Chánh Mạng

Chánh mạng là những công ăn, việc làm, nghề nghiệp đúng đắn, mưu sinh chân chính. Không mưu sinh hay làm ăn bằng cách sản xuất, buôn bán những loại hàng hóa:

 

a) Vũ khí các loại

b) Động vật sống

c) Thịt

d) Rượu, ma túy, chất gây nghiện

e) Thuộc độc, chất độc.

 

Nói chung, chúng ta không nên sống dựa vào những việc làm, công việc trái đạo đức. Những việc làm, hành động trái đạo đức này cũng cần được tránh trong phần Chánh NghiệpChánh Ngữ trên đây. Mỗi hành động, công việc và mưu sinh nên làm một cách chân chính, đúng đắn, vô hại và đúng với đạo đức, lòng nhân đạo.

 

• Bây giờ, để hiểu biết công việc hay nghề nghiệp sai tráisai trái và công việc hay nghề nghiệp đúng đắnđúng đắn, chúng ta cần thực hànhChánh Tri Kiến”.

 

• Để tinh tấn, nỗ lực vượt qua biết công việc hay nghề nghiệp sai trái (tà mạng) và phát huy công việc và nghề nghiệp đúng đắn (chánh mạng), chúng ta cần thực hànhChánh Tinh Tấn”.

• Để vượt qua công việc hay nghề nghiệp sai trái (tà mạng) và sống với tâm chánh niệm cùng với (để có được) công việc hay nghề nghiệp đúng đắn (chánh mạng), chúng ta cần thực hànhChánh Niệm”.

 

Vì vậy, có 3 Yếu Tố (phần) đi cùng và bổ trợ cho Chánh Mạng, đó là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tinh TấnChánh Niệm.

 

 

 

 

 7. Chánh Tinh Tấn

Chánh Tinh Tấn là sự phấn đấu, cố gắng, sự nỗ lực đúng đắn.

 

Chánh Tinh Tấn liên quan đến nỗ lực phát triển tâm. Có Bốn dạng Tinh Tấn quan trọng, đó là:

 (a) Nỗ lực tránh bỏ,

 (b) Nỗ lực để vượt qua,

 (c) Nỗ lực để phát triển, và

 (d) Nỗ lực duy trì.

 

 

(a) Nỗ Lực Tránh Bỏ 

Ở đây, một người đánh thức hay phát huy ý chí tránh bỏ sự khởi sinh tâm xấu, ác, hay bất thiện. Người đó thực hiện mọi nỗ lực, huy động hết năng lực, dụng tâmcố gắng hết mình. Bằng cách nào? Bằng cách quán sát liên tụcchế ngự các giác quan (căn) như là để ý toàn bộ các phản xạ thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, và tư duy, vào ngay lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, và suy nghĩ.

 

(b) Nỗ Lực Để Vượt Qua

Ở đây, một người đánh thức hay phát huy ý chí vượt qua tâm xấu, ác, hay bất thiện hoặc những trạng thái xấu, bất thiện đã khởi sinh của tâm. Người đó thực hiện mọi nỗ lực, huy động hết năng lực, dụng tâmcố gắng hết mình. Bằng cách nào? Người đó không giữ lại hay duy trì bất kỳ suy nghĩ hay ý nghĩ nào về tham dục, ác xấu hay si mê (Tham, Sân, Si) hay bất kỳ trạng thái bất thiện, không lành mạnh nào của tâm. Người đó từ bỏ chúng, xua đuổi chúng, tiêu trừ chúng và làm cho chúng biến mất, chẳng hạn như chú tâm vào chúng một cách chánh niệm khi chúng khởi sinh.

 

 

(c) Nỗ Lực Để Phát Triển

Ở đây, một người đánh thức hay phát huy ý chí làm khởi sinh hay phát huy những trạng thái tốt, thiện, hay lành mạnh của tâm. Người đó thực hiện mọi nỗ lực, huy động hết năng lực, dụng tâmcố gắng hết mình. Bằng cách nào?. Người đó phát triển 7 Yếu Tố Giác Ngộ (Thất Giác Chi), đó là:

1. Chánh niệm (Sati),

2. Trạch pháp (Dhammavicaya),

3. Năng lực tinh tấn (Viriya),

4. Sự Hỷ lạc, niềm hoan hỷ (Piti),

5. Sự An tĩnh, Tâm tĩnh lặng (Passadhi),

6. Chánh định (Samadhi), và

7. Sự Buông xả, tâm Xả (Upekkha).

 

 

(d) Nỗ lực Duy trì

Ở đây, một người đánh thức hay phát huy ý chí để duy trì những trạng thái tốt, thiện, lành của tâm đã khởi sinh và không để cho những trạng thái tốt đẹp này của tâm biến mất. Người đó thực hiện mọi nỗ lực, huy động hết năng lực, dụng tâm và cố gắng hết mình. Bằng cách nào?. Bằng cách dụng tâm một cách vững chắc vào đối tượng cần định tâm đó trong Tâm tĩnh lặng hay trong Thiền minh sát.

 

Vậy có bốn dạng Chánh Tinh Tấn đã được giải thích trên đây cùng với bốn chức năng, đó là: tránh bỏ, vượt qua, phát triển và duy trì. Nhưng trong thực tế dụng công, chỉ có một yếu tố chính đó là: sự Nỗ lực, cố gắng. Một khi một người đã cố gắng để đạt được sự trong sạch, thanh tịnh, thì nỗ lực đó sẽ được triển khai bao phủ hết tất cả bốn chức năng đó một cách tự động.

(Ví dụ, một khi một người đã nỗ lực hết mình để không làm khởi sinh tâm xấu ác, thì người đó thường đã cùng lúc nỗ lực không làm mất đi và đang duy trì những trạng thái tốt, thiện của tâm. Chẳng hạn một người thường luôn luôn cố gắng nói những lời nói đúng đắn hay chánh ngữ, thì thường người đó đã không phát huy hay duy trì những lời nói xấu ác, nói dối, nói vô nghĩa -ND).

 

 

 

8. Chánh Niệm

Chánh Niệm là chú ý, sự chú tâm một cách đúng đắn. Niệm có nghĩa là chú tâm, hằng nhớ đến, hằng biết, luôn luôn tỉnh thức về đối tượng của tâm.

Chánh Niệm là phẩm chất chú tâm hoàn toàn được phát triển thông qua Bốn Nền Tảng Chánh niệm (Tứ Niệm xứ). Ở đây, một người sống chánh niệm về Thân, về Cảm thọ, chánh niệm về Tâm và chánh niệm về Những Đối tượng của tâm: Nhiệt thành, chánh niệmnhận thức một cách rõ ràng, sau khi đã xua bỏ tâm tham dục và sân hận.

 

a) Bằng cách nào sống chánh niệm về Thân?

Đó là chú tâm, chánh niệm

- về Hơi Thở Ra Vào,

- về những Tư thế của Thân (đi, đứng, nằm, ngồi…),

- về sự Nhận thức rõ ràng hay (hằng biết thấy),

- về 32 Bộ Phận của Thân,

- về Bốn yếu tố Tứ Đại của Tử thi, và

- về Thiền quán về Tử thi. (Xem thêm Chương XV, 5).

 

 

b) Họ Bằng cách nào sống chánh niệm về Cảm Thọ?

Đó là chú tâm, chánh niệm về những

- Cảm Giác dễ chịu (lạc thọ),

- Cảm giác không dễ chịu (khổ thọ), và

- Cảm giác không dễ chịu cũng không khó chịu (trung dung, vô ký).

 

Một người quan sát, mục kích coi những cảm thọ khởi sinh như thế nào, quan sát coi cảm thọ biến mất như thế nào; quan sát coi cảm thọ khởi sinh & biến mất như thế nào.

 

Nhờ đó, một người hiểu được câu “Tôi cảm giác được” chỉ là cách diễn đạt theo kiểu truyền thống, theo kiểu tục đế. Trong ý nghĩa chân đế, tột cùng, thì chỉ có những cảm thọ “cảm giác” chứ không có cái “Tôi” hay “cái Tôi” nếm trải hay “thụ’ cảm những cảm giác đó.

 

 

c) Bằng cách nào sống chánh niệm về Tâm?

Đó là chú tâm, chánh niệm về những Trạng Thái của Tâm, như là: tâm tham dục, tâm sân hạn, tâm si mê, tâm dính mắc, tâm phân tán, tâm phát triển, tâm được giải thoát, và những trạng thái ngược lại của tâm.

 

Nhờ đó, một người quan sát, mục kích coi thức khởi sinh như thế nào; quan sát thức biến mất như thế nào; quan sát thức khởi sinh & biến mất như thế nào. Nhờ đó, một người biết được Tâm không phải là một thực thể thường hằng, chỉ là một thứ vô thường. Khi tâm tham dục khởi sinh, đó chỉ là tâm tham dục, chứ không có “Tôi” hay “cái Tôi” là tham dục, tham lam trong này.

 

 

d) Bằng cách nào sống chánh niệm về những Đối Tượng của Tâm?

Đó là chú tâm, chánh niệm về những “Đối Tượng của Tâm”, đó là:

1) Năm Chướng Ngại thuộc tâm (HV: 5 Triền cái), đó là:

Tham (dục)

Sân (hận, ác ý)

Lười biếng & buồn ngủ (HV: Hôn trầm)

Bất an & lo lắng (HV: Trạo hối)

Nghi ngờ

2) Năm Uẩn Dính chấp

3) Sáu Giác Quan (6 căn) & sáu Đối tượng Giác quan (6 trần).

4) Bảy Yếu Tố Giác Ngộ (HV: Thất giác chi).

5) Tứ Diệu Đế

 

Từ đó, một người có thể quan sát, mục kích coi những “Đối Tượng của Tâm” khởi sinh như thế nào; quan sát những đối tượng của tâm biến mất như thế nào; quan sát những đối tượng của tâm khởi sinh & biến mất như thế nào.

 

Từ đó, một người hiểu biết được rằng, Những Đối Tượng Của Tâm vô thường, là khổ và không phải là ‘cái Tôi” hay “Tôi”.

 

Thông qua việc áp dụng Bốn Nền Tảng Chánh Niệm (Tứ Niệm xứ), một người có thể phát triển Chánh Tri Kiến bằng cách nhận biết Trí Tuệ Bên Trong để cuối cùng dẫn đến sự nhận biết hay Tri Kiến về Con Đường Thánh Đạo & Đạo Quả (Magga Phala Nana) và chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana).

 

Việc thiền quán về Bốn Nền Tảng Chánh Niệm hay Tứ Niệm Xứ được gọi là Thiền Minh Sát Đại Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana) và sẽ được nói rõ hơn ở Chương XV.

 

 

9. Chánh Định

Chánh định là sự tập trung một cách đúng đắn, sự định tâm đúng đắn.

Đây chính là sự tập trung vào một điểm của tâm hay còn gọi là “tâm nhất điểm” thông qua việc thiền định với tâm An Tĩnh bằng những Tầng Thiền Định (Jhana) trong khi tâm chỉ tập trung vào một đối tượng duy nhất, tắt bặt tất cả những đối tượng khác, hoặc là việc định tâm tạm thời có được bằng Thiền quán Bên Trong thông qua Thiền Minh Sát về Tứ Niệm Xứ.

Theo Đại Đức Thiền sư Mahasi Sayadaw, việc định tâm vào những tầng thiền định (Jhana) thế tục có thể là con đường dẫn đến Chánh Định nếu nó là cơ sở, là nền tảng cho việc phát triển Thiền Minh sát (Vipassana).

▪ (Xem Chú Giải 1 về “Con Đường Chánh Định”).

 

Chánh Định đều có mặt trong tất cả những tâm thiện, thức thiện và vì vậy luôn luôn được đi kèm với Chánh Tư Duy (việc dụng tâm, suy nghĩ), Chánh Tinh TấnChánh Niệm. Ba yếu tố (phần): Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định tạo thành nhóm Định (tâm) của bát Chánh Đạo, thông qua đó, một người tu tập có thể thâm nhập vào bản chất đích thực của những quá trình vật lýtâm linh, và từ đó, đạt được Chánh Tri Kiến giúp cho việc giác ngộ Trí Tuệ Bên Trong, trí tuệ tột cùng của mọi sự vật, trạng thái như chúng là.

 

10. Chú Giải

Chú Giải 1

“Con Đường Chánh Định” (Kinh Dhammacakkappavattana Sutta, tác giả HT Mahasi Sayadaw, Miến Điện, trang 96-99).

 

Theo như Kinh điển, có 4 dạng Chánh Định:

i) Tầng thiền (Jhana) thứ nhất (Sơ Thiền) bao gồm 5 yếu tố, đó là:

a) vitakka – hướng tâm vào một đối tượng; hay suy nghĩ, tư duy về một đối tượng. (Hán Việt: Tầm).

b) vicara – sự bám lấy, sự mục kích, điều tra, sự trụ lại đối tượng. (Hán Việt: Tứ);

c) piti – sự hoan hỷ, tâm hỷ; vui vẻ

d) sukha – sự sung sướng, cảm giác dễ chịu, lạc thọ;

e) ekaggata – sự tập trung vào một điểm của tâm tĩnh lặng hay còn gọi là Định nhất tâm.

 

ii) Sau khi các yếu tố vitakka & vicara từ từ lặng mất, chỉ còn 3 yếu tốpiti (sự hoan hỷ, vui vẻ), sukha (sự sung sướng, lạc thọ)ekaggata (Định nhất tâm) tạo nên tầng thiền (jhana) thứ hai hay nhị thiền.

 

iii) Khi không còn piti (sự hoan hỷ, vui vẻ), 2 yếu tố còn lại là sukha (sự sung sướng, lạc thọ)ekaggata (Định nhất tâm) tạo nên tầng thiền (jhana) thứ ba hay tam thiền.

 

iv) Ở tầng thiền (jhana) thứ tư hay tứ thiền, sukha sukha (sự sung sướng, lạc thọ) được thay thế bằng upekkha (sự buông xả, tâm xả hay xả ly), và như vậy upekkha (sự buông xả, tâm xả) và ekaggata (Định nhất tâm) tạo nên 2 yếu tố của tầng thiền thứ tư (jhana) hay tứ thiền.

 

Bốn loại tầng thiền (jhanas) này có thể là còn thuộc về thế tục (lokiya), được biết đến như là tâm thức hay những tầng thiền Sắc giới (rupavacar) hay tầng thiền Siêu thế tục hay siêu thế (lokuttara) được đi theo và bổ trợ bởi tâm thức Con Đường Chánh Đạo (magga). Tầng thiền Định siêu thếcon đường dẫn đến Chánh Định cao diệu. Tầng Thiền Định (jhana) thế tục có thể được xếp là con đường chánh định nếu nó tạo cơ sở, nền tảng cho việc phát triển Thiền Minh Sát (Vipassana).

 

Dựa vào điều này, nhiều người đã cho rằng Thiền Minh sát (Vipassana) chỉ có thể phát triển được sau khi đã có tâm trong sạch, thanh tịnh thông qua việc Định tâm ở các tầng thiền (jhana) và không có cách nào khác - Đây chỉ là một cách nhìn phiến diện, một phía mà thôi.

 

Quyển “Visuddhi Magga (Thanh tịnh Đạo),… đã nói rất rõ rằng rằng việc Định tâm tiếp cận những tầng thiền thế tục (còn gọi là Định Tiếp Cận hay trạng thái Thiền Cận Định) có khả năng chế ngự tất cả những Chướng ngại (triền cái), giúp đạt được sự trong sạch, thanh tịnh về tri kiến, vì vậy sẽ giúp dẫn đến phát triển Thiền Minh Sát vipassana; Và nhờ vào sự phát triển Thiền Minh Sát, người tu tập có thể chứng đạt những tầng thánh quả đến A-la-hán (Arahantship) mà nhiều người tu tập đã chứng ngộ được.

 

Còn trong Kinh Đại Niệm Xứ,… Đức Phật đã giảng dạy rõ ràngthánh quả A-la-hán có thể chứng đạt được bằng việc quán chiếu vào những đối tượng như Thân, Tư Thế của Thân, … những Đối Tượng của tâm, mặc dù cách này chỉ có thể tạo ra trạng thái thiền Cận Định trong thiền “Định” mà thôi.

 

Kinh “Anussatithana Sutta” trong of Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) có ghi rõ rằng: Định, nếu phát triển từ việc tưởng niệm những Đức Hạnh của Đức Phật…vv, là đủ để dùng vào Định tâm cơ bản làm cơ sở cho việc phát triển tri kiến cao hơn cho đến thánh quả A-la-hán.

 

Những kinh điển này cũng ghi lại rằng có rất nhiều người, hàng triệu, đã có thể được giải thoát, chứng đắc ngay trong khi nghe Đức Phật thuyết giảng mà không cần phải có kỹ năng về những tầng thiền “Định” (jhanas) đó hay đã kinh nghiệm qua những tầng thiền Định. Nhưng điều kiện cần là họ phải có tâm trong sạch, đạt được tâm thanh tịnh (citta visuddhi), bởi vì tâm của những người giải thoát được định nghĩa rõ rằng là: “tinh nhạy, nhẹ nhàng, hết những chướng ngại, vui vẻ và trong sạch”.

 

Từ những sự suy xét trên, những định nghĩa về Chánh Định theo cách diễn đạt về những tầng thiền (jhanas) nên được xem là cách miêu tả cao nhất, đánh giá cao nhất về Chánh Định: thiền Cận Định hay thiền tiếp cận những tầng thiền thế tục, mặc dù bị cho là phương pháp kém cỏi, lạc hậu, cũng có thể được xếp vào dạng Chánh Định, tức sự Định Tâm đúng đắn, có khả năng dẫn đến việc thanh lọc, làm trong sạch Tâm hay đạt được tâm thanh tịnh. Dạng Định tiếp cận tầng thiền hay Cận Định này cũng có những tính chất tương tự để chế ngự những Chướng ngại (triền cái) của Tâm ở tầng thiền thứ nhất. Chúng cũng mang những 5 yếu tố giống nhau của tầng thiền thứ nhất, đó là: vitakka, vicara, piti, sukha, ekaggata.

 

Vậy thì, chúng ta có thể biết rằng Đức Phật đã bao gồm cả thiền Cận Định phù hợp và thiền Cận Định danh nghĩa trong phạm trù Sơ thiền như một cách định nghĩa là dạng thiền lạc hậu, không tối ưu.??

 

ba loại thiền định (samadhi): Định Tạm Thời hay Định Khoảnh Khắc hay Sát-na Định (khanika), Định Tiếp cận hay Cận Định (upacara) và Định Thấm Nhuần hay An Chỉ Định (appana).

 

“Định Tạm Thời” ở đây chỉ về trạng thái tĩnh lặng trong khoảnh khắc trước khi nhập Cận Định trong quá trình thiền định về một đối tượng thiền tĩnh lặng (samatha kammathana), và cũng chỉ trạng thái thiền Định Minh Sát (vipassana samadhi). Và trong hai trạng thái này, thiền Định Minh Sát (vipassana samadhi), có cùng những đặc tính chế ngự những Chướng ngại (triền cái) như trạng thái Cận Định, cũng được gọi là trạng thái Cận Định (danh nghĩa) hay gọi là Cận Định danh nghĩa. Trạng thái Định Tạm Thời Minh Sát (vipassana) này, khi được phát triển, có thể giữ tâm được hoàn toàn tĩnh lặng giống như trạng thái thiền Định Thấm nhuần hay An Chỉ Định nói trên, rõ ràng đã được sinh ra từ kinh nghiệm cá nhân của thiền sinh đang thực hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana).

 

 

▪ Theo quyển “Những Điều Phật đã Dạy” của HT. W. Rahula (Chương VII, “Thiền”):

“Tất cả những cảnh giới, những trạng thái huyền vi, xuất thần đó (tức những tầng thiền định), đều do tâm tạo ra, do tâm sinh ra và có điều kiện, tức là hữu vi (samkhata). Những trạng thái này không dính líu gì đến Thực Tại, Chân Lý, Niết-bàn. Dạng thiền định này có từ trước thời Đức Phật. Vì thế, nó không phải là thiền Phật giáo thuần túy, nhưng nó cũng không bị loại trừ khỏi lĩnh vực “Thiền” Phật giáo. Tuy nhiên, nó không phải là cốt lõi thiền để chứng ngộ Niết-bàn”. (ND)

 

 

 

11. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

1) “The Noble Eightfold Path and Its Factors Explained by the Venerable Ledi Sayadaw” (Con Đường Bát Chánh Đạo & Các Chi Phần của Bát Chánh Đạo được Giảng Giải bởi Ngài Ledi Sayadaw).

 

2) “The Word of the Buddha” (Lời Của Đức Phật), tác giả Ngài Nyanatiloka).

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80802)
17/08/2010(Xem: 121591)
16/10/2012(Xem: 68221)
23/10/2011(Xem: 69993)
01/08/2011(Xem: 497365)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.