12. Mười Căn Bản Hành Động Công Đức Nhóm Bố Thí

08/01/201212:00 SA(Xem: 15357)
12. Mười Căn Bản Hành Động Công Đức Nhóm Bố Thí

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC
(BUDDHISM COURSE)
Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

XII

MƯỜI CĂN BẢN

HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC

 

PHẦN MỘT: NHÓM BỐ THÍ (DANA)

NỘI DUNG

  1. Bố Thí (Dana)
  2. Những Yếu Tố Làm Tăng Ích Lợi Của Việc Bố Thí
  3. Ý Hành Của Người Bố Thí
  4. Sự Thanh Tịnh Của Người Nhận Bố Thí
  5. Cúng Dường Cho Tăng Đoàn (Sanghika Dana)
  6. Những Loại Vật Phẩm Cúng Dường
  7. Cúng Dường Bằng Tiền Cho Nghiệp Mới (Nava Kamma)
  8. Những Vật Phẩm Bị Cấm Cúng Dường
  9. Những Ích Lợi Của Việc Bố Thí (Dana)
10. Chia Sẻ hay Hồi Hướng Công Đức (Patti-dana)
11. Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Đã Khuất 
12. Cúng Dường Thức Ăn Để Hồi Hướng Công Đức Cho Ai?
13. Ngạ Quỷ (Petas) Có Thể Hưởng Được Thức Ăn Dâng Cúng Cho Họ Hay Không?
14. Những Loại Chúng Sinh Nào Có Thể Nhận Được Công Đức Hồi Hướng?
15. Phong Tục Người Trung Hoa Đốt Hàng Mã Bằng Giấy Để Cúng Cho Người Chết
16. Cùng Hoan Hỉ Với Công Đức Của Người Khác
(Pattanumodana)
17. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

 

 

1. Bố Thí (Dana)

 

Dana: Bố Thí. Bố Thí là từ quen dùng trong nhà Phật, có nguồn gốc là tiếng Hán Việt, đơn giản có nghĩa là: Cho, Tặng.

 

Riêng chữ “Bố Thí” ở Việt Nam cũng bị hiểu lầm khá nhiều, nhất là những Phật tử không thật sự hiểu biết về kiến thức nhà Phật và những người không học đạo Phật thường hiểu từ Bố Thí theo một nghĩa “không đẹp”.

 

Nhiều người thường nhầm lẫn là khi một người thấy một người khác trở nên quá nghéo nàn, mạt vận hay đang trong lúc khó khăn đến xin giúp đỡ, thì người này mới bỏ ít tiền của cho người kia, dù trong lòng có thể thích hay ghét người kia. Thái độ là: ‘Tôi bố thí hay thí cho ông đó’. Còn đối với người nhận của cho, của tặng, hay của giúp đỡ, dù là thiện hay bất thiện, thì người khác thường có thái độ với anh ta là: ‘Ông sống bằng của bố thí, sống chờ người ta thí’. Lúc này, chữ “bố thí” không còn ý nghĩa đẹp về ‘lòng hào hiệp’, ‘chia sẻ’ của nó nữa. Hình như người ta nghĩ chữ “bố thí” là một hành động “cho cho bỏ ghét, cho với lòng khinh khi’ hơn là chữ “cho, tặng, chia sẻ”.

 

đâu đó, chắc chắn là đã từng có những thành phần ngoại đạo cực đoan cũng cho rằng những bậc xuất gia cũng sống bằng của ‘bố thí’ theo nghĩa ‘tiêu cực’ này. Những người có suy nghĩ như vậy thì thật là đáng thương và vô phúc.

 

Vậy sao chúng ta không nên tránh bỏ cái chữ “Bố thí” vốn đã bị hiểu lầm rất nhiều này?. Tuy nhiên vẫn cần phải giữ lại chữ này và đi kèm với những chữ “cho”, “tặng”, bởi vì chữ “bố thí” đã được dùng rất lâu và quen thuộc trong giới Phật tử, đặc biệt trong giới những Phật tử kính đạo thường xuyên thực hiện hạnh công đức này đối với Tăng Nixã hội[1].

Việc thực hành bố thí (dana) hay cho, tặng được khắp nơi cho là một trong những đức hạnh căn bản nhất. Mặc dù đức hạnh này không phải là một phần của Bát Chánh Đạo hay một điều kiện tiên quyết để đưa đến giác ngộ, nhưng đức hạnh này chiếm một vị trí rất quan trọng và cao đẹp trong giáo lý của Đức Phật, là nơi xuất phát của con đường giải thoát. Đối với những người mới đến học đạo, Đức Phật thường giảng giải về những đức hạnh trong đó có đức hạnh bố thí (danakatha). Chỉ sau khi người đó đánh giá cao, cảm phục sự cao đẹp của đức hạnh này, thì Phật mới thuyết giảng về những đề tài khác của giáo lý. “Cho đi” hay “bố thí” là đức hạnh đầu tiên trong 10 hạnh Ba-la-mật mà Đức Phật đã phải hoàn thiện. Trong 10 căn bản hay nền tảng của hành động công đức, “bố thí” cũng là nền tảng đầu tiên mà những người làm công đức phải nên thực hành trước.

 

Vì vậy, nếu đường đi đến giác ngộvô cùng công phu, thì việc đầu tiên một người cần phải làm là thực hành hạnh bố thí. Vì sao? Đơn giản vì đây là vũ khí sắc bén để chiến đấu với lòng “Tham” lam, một trong những phẩm chất bất thiện chính tạo ra đau khổ trùng trùng cho chúng ta!.

 

Thứ hai, như đã nói, hạnh Bố thí, cho đi nếu được đi kèm với tâm thiện (ý thiện, lòng hướng thiện) thì sẽ được tái sinh vào cõi phúc lành và ít đau khổ trong kiếp sống tương lai.

 

Thứ ba và quan trọng nhất, khi việc Bố Thí được đi kèm với tâm ý “trong tâm trạng thánh thiện”, nó sẽ thành duyên, thành điều kiện để phát triển Giới hạnh đạo đức, để việc Định tâm và Trí Tuệ (“Giới Định Tuệ”) là 3 giai đoạn quan trọng của Bát Chánh Đạo có khả năng dẫn đến chấm dứt đau khổ.

 

 

 

 

2. Những Yếu Tố Làm Tăng Ích Lợi Của Việc Bố Thí

 

Việc tu dưỡng công đức giống y hệt như nghề trồng trọt vậy. Theo quyển sách “Manual of Right Views” (Cẩm Nang Về Chánh Tri Kiến) của ngài Thiền Sư Ledi Sayadaw, đối với sự gieo trồng, thì đơm hoa kết trái phải nhờ vào những nguyên nhânđiều kiện (tức những nhân & duyên) cơ bản, đó là:

 

i) Do Nguyên Nhân bản chất, Nhân gốc, Căn (Hetu).

ii) Do Điều kiện hỗ trợ, do Duyên (Paccaya).

iii) Do Thành Phần của vật phẩm bố thí (Sambhara).

 

Một người gieo trồng khôn khéo sẽ luôn luôn chọn những hạt giống tốt nhất để gieo trồng. Người đó cũng sẽ chọn đất đai tốt, màu mỡ để cày bừa và gieo trồng trên đó. Người đó cũng chọn đúng vụ mùa thích hợp để bảo đảm về lượng mưa, ánh sáng mặt trời, gió…để cây lớn lên và ra trái được. Bằng cách này, người đó sẽ có được vụ thu hoạch tốt. Tương tự như vậy, hành động bố thí cũng bao gồm 3 yếu tố để thành tựu được một hành động bố thí tốt đẹp. Đó là:

 

  • Tâm ý[2] hay ý định hay ý muốn bố thí phải đi kèm với 2 hay 3 căn thiện (Không Tham, Không Sân, Không Si). Đó là nhân bản chất, nhân thuộc về căn (hetu)
  • Sự thanh tịnh của người nhận là nguyên nhân hỗ trợ, là điều kiện, là duyên (paccaya). Sự thanh tịnh là sự trong sạch, sự tốt đẹp trong tâm của người nhận khi nhận.
  • Loại và mức độ lớn nhỏ của vật phẩm được bố thínguyên nhân thành phần (sambhara)

 

 

 

 

3. Ý Định Bố Thí, Cho, Tặng, Hiến, Chia Sẻ

 

Ý định bố thíyếu tố quan trọng nhất. Đó là nguyên nhân gốc, thuộc về căn thiện, nếu không có nó thì sẽ không có hành động bố thí nào được thành tựu hết. Nó giống như hạt giống, nếu khônghạt giống thì không còn câu chuyện về gieo trồng, cày bừa…để làm gì cả, vì chẳng có cái gì để tạo ra trái, quả hết. (Trong thế gian và toán học, nó được gọi là điều kiện “cần” – ND).

 

Và vì chất lượng trái quả sau này là phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống ban đầu, nên kết quả lợi ích của việc làm bố thí cũng phụ thuộc vào bản chất của “ý hành” bố thí trước khi, trong khi & sau khi thực hiện việc bố thí.

 

  • Ý Hành Trước Khi Làm (Pubba-cetana): Đó là những ý định, ý muốn trong tâm trước khi hành động bố thí, cho, tặng xảy ra, lúc này có thể người bố thí (thí chủ) đang dự tính mua sắm hay chuẩn bị vật phẩm bố thí.

 

(Đó có thể là nhiều ngày với ý định lành mạnh, hoan hỉ việc bố thí cúng dường nhưng cũng có thể là một khoảnh khắc ngắn ngủi một người suy tính mình đang có gì, quà tặng hay tiền, để quyết định thực hiện việc góp tiền từ thiện, cứu đói nghèo, thiên tai trên đường người ấy đang đi qua…Một người có ý định bố thí vì để ‘làm đẹp’ với bạn bè, mọi người thì ý định này không gieo được kết quả tốt của việc bố thí, thậm chí còn bị chê trách, nhưng với một người số tiền rất ít nhưng có ý định góp phần bố thí cứu nạn là do lòng bi mẫn của mình, thì kết quả của việc bố thí đó sẽ tốt hơncông đức nhiều hơn. –ND)

 

  • Ý Hành Trong Khi Làm (Munca-cetana): Đó là những ý định, ý muốn thực hiện việc bố thí ngay trong lúc bố thí. Đó là tâm ý buông bỏ, cho đi, dâng tặng, không giữ lại, mong muốn người kia nhận lấy. Điều này góp phần tạo nên một hành động bố thí đích thực, chân thực.

 

(Nhiều người thông qua ý nghĩa giúp người, cúng dường, cho tặng rất cao đẹp và đã có ý định lành mạnh trước khi thực hiện hành động bố thí. Tuy nhiên, ngay trong khi hành động bố thí đang xảy ra, việc chuyển giao đang diễn ra, có người khởi sinh tâm tiếc nuối, không muốn buông bỏ, không muốn cho đi, chỉ vì thấy có rất nhiều người và tổ chức đến cho, tặng; Hoặc vì vài lý do tâm lý nào đó. Điều này đã làm suy yếu công đức và kết quả của việc bố thí cúng dường. Ở đâu đó, ngay cả trong lúc hoạn nạn, nhiều người hoàn toàn phát tâm mạnh mẽ đi đến bố thí cho người đang khó khăn, nhưng khi đến nơi, nhiều người đóng góp, bố thí, cho, tặng rồi, nên không cần cho nhiều nữa. Và một số thí chủ đã quyết định không bố thí nữa hay giảm giá trị bố thí xuống. Điều đó thật vô nghĩa, bởi vì sự bố thí xuất phát từ tâm hướng thiện, từ lòng bi mẫn của mình chứ không phụ thuộc vào số lượng người khác đã bố thí, cho, tặng. –ND)

 

  • Ý Hành Sau Khi Làm (Apara-cetana): Đó là những ý định, tâm ý sau khi thực hiện hành động bố thí, cho, tặng, tâm của người cho luôn luôn nghĩ về điều đó với một lòng hoan hỉ, vui mừng, mãn nguyệncảm thấy tư cách của mình được nâng lên một bậc bởi tâm hướng thiện đang được tăng trưởng.

 

(Điều tối kỵ là sau khi bố thí, người bố thí không được tiếc nuối, hối hận, hay không vui lòng khi đã bố thí, cho đi một vật phẩm. Nếu như vậy thì cũng không gặt hái được kết quả gì từ hành động bố thí đó, cho dù ban đầu và ngay cả trong khi làm, tâm ý đều hoan hỷ mạnh mẽ).

 

Như đã thảo luận trong Chương V (“Những Loại Nghiệp Thiện”), những ý định hay ý hành nên được đi kèm với sự hiểu biết đúng đắn về quy luật Nhân Quả; và người bố thí phải vui vẻ, hoan hỉ trước khi bố thí, có một tâm trong sáng, trong sạch, thanh tịnh ngay khi thực hiện hành động bố thí, cho đi và phải vui mừng, mãn nguyện sau khi làm xong việc bố thí.

 

 

(a) Ý Hành Thấp Kém, Trung Bình và Ưu Việt.

 

Bây giờ xin nói lại, tùy thuộc vào mức độ cao thấp khác nhau của những ý định hay ý hành bố thí mà chúng được phân loại thành 3 hạng khác nhau, đó là: Ý hành thấp kém (Hina), Ý hành trung bình (Majjhima) và Ý hành ưu việt (Panita).

 

Những ý hành là thấp kém khi 4 yếu tố tiềm năng (Iddhipadas) là: Ý chí thực hiện (chanda), tâm thức (citta), nỗ lực (viriya) & kiến thức tìm hiểu, hay “quán tuệ” (HV), thì rất yếu ớt trong hành động bố thí. Những ý hành trung bình hoặc ưu việt là khi 4 yếu tố tiềm năng khi thực hiện việc bố thí là trung bình hay mạnh mẽ.

 

Và nữa, những ý hành trở nên yếu ớt, thấp kém khi việc bố thí, từ thiện được thực hiện với những ý nghĩ không thanh tịnhô nhiễm, tức là không chân thật từ lòng bi mẫn và tâm hướng thiện, mà chỉ làm việc bố thí, từ thiện vì tham nghĩ đến nghiệp quả được phước đức giàu sang, được tái sinh về cõi phúc lành của người và chư thiên thần trong kiếp sống tương lai, và cuối cùng đi đến sự giải thoát cho chính bản thân mình. Đó là sự bố thí “có ý đồ” được đền đáp bằng nghiệp quả tốt cho bản thân mình.

 

Những ý hành trở nên mạnh mẽ, ưu việt khi ý định, mục tiêu của việc thực hiện hạnh bố thí là chứng đạt bốn (4) giai đoạn tu tập của con đường thánh Đạo (magga), bốn (4) thánh Quả (phala) của bốn (4) giai đoạn tu tập đó; và Niết-bàn (Nibbana) với tâm nguyện tất cả những chúng sinh hữu tình cũng được giải thoát khỏi đau Khổchứng ngộ Niết-bàn.

 

Thực hành bố thí theo cách này là cách để hoàn thiện Hạnh Bố thí Ba-la-mật, hạnh Ba-la-mật cao nhất. Căn bản bố thí được thực hành cùng lúc với những căn bản hành động công đức khác, như giới hạnhthiền quán.

 

 

(b) Bố Thí Ưu Việt (Sappurisa Dana)

 

Còn gọi là bố thí thượng thừa, tức cách bố thí của người thánh thiện, cao nhân (sappurisa), thánh nhân, là cách bố thí mang ý nghĩa ưu việt nhất.

 

Giống như một nhà nông khôn ngoan luôn chọn những hạt giống tốt để gieo trồng, người bố thí khôn ngoan cũng tu dưỡng theo 5 nguyên tắc thực hành của bậc cao thượng (sappurisa), đó là:

1) Bố thí bằng Lòng tin (Saddha Dana): Bố thí với lòng tin vào quy luật nhân quả.

2) Bố thí bằng sự Chu đáo, kính cẩn (Sakkacca Dana): Bố thí với lòng kính cẩn, với phẩm vật được chuẩn bị một cách chu đáo, đầy lòng tôn trọng đối với người nhận.

3) Bố thí Hợp thời gian (Kala Dana): Bố thí vào những lúc thích hợp, chẳng hạn: cúng dường cơm thì trước giờ Ngọ, cúng dường y vải thì vào dịp Lễ Dâng Y…

4) Bố thí với tâm buông Xả, vô tư (Anaggahita-citta Dana): Bố thí một cách ‘tự do”, vô tư, không còn dính chấp gì hay tiếc nuối gì hay suy nghĩ gì về giá trị vật chất của phẩm vật bố thí nữa. Động cơ bố thíhoàn toàn tinh khiết, thanh tịnh, nhằm mục đích chia sẻ, giúp đỡ người nhận.

5) Bố thí bằng sự Trang nghiêm, đứng Đắn (Anupaghata Dana): Bố thí một cách trang nghiêm, đàng hoàng, không mảy may để ảnh hưởng đến tư cách của người cho, người nhận.

 

 

Về công đứcnghiệp quả, kinh sách có ghi lại những điều sau:

 

Những ai thực hành cách bố thí ưu việt, thượng thừa của bậc cao thượng (Sappurisa Dana) thì sẽ được giàu có, sung túc.

Thêm vào đó, bố thí với lòng tin (vào quy luật nhân quả), thì diện mạo sẽ được sáng sủa và đẹp đẽ.

Bố thí với sự kính cẩn, chu đáo thì sẽ mang lại phúc lành cho những người theo mình, như: vợ, con, người làm…, họ cũng sẽ trở nên chu đáo và quan tâm tốt cho mình.

Bố thí hợp thời gian thì nghiệp quả tốt sẽ và những cơ duyên tốt sẽ xảy ra đúng những lúc cần thiết.

Bố thí vô tư, không còn dính chấp, thì sẽ được hưởng nghiệp quả tốt một cách đầy đủ.

Cuối cùng, bố thí không khoe khoang, không tỏ vẻ thương hại, không làm tổn thương phẩm cách người nhận hay người khác thì tài sản của người bố thí sẽ được bảo hộ không bị năm (5) nguy cơ thất thoát, đó là: Lũ lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, nhà cầm quyền tịch thu và nghịch tử phá hoại.

 

 

 

 

4. Sự Thanh Tịnh Của Người Nhận Bố Thí

 

Sự thanh tịnh của người nhận bố thí là một yếu tố quan trọng để làm tăng thêm hiệu quả tốt đẹp của việc bố thí. (Sự thanh tịnh của người nhận bố thí có nghĩa là người nhận bố thí là người có tâm trong sạch, có đức hạnh, không bị ô nhiễm).

 

Sự thanh tịnh của người nhận giống tinh chất tốt, độ phì nhiêu của miếng đất mà người nông dân chọn để gieo hạt giống. Vì vậy, trong nhà Phật có cách gọi những người hay nhóm người nhận bố thí, cúng dường (ví dụ như những người dân bị tai nạn, thiên tai đang nhận sự giúp đỡ, cứu trợ, những Tăng Ni được cúng dường…) thì được gọi là cánh đồng công đức hay ruộng phước hay (HV) phước điền (punnakhettam).

 

Theo ghi chép trong “Kinh Cúng Dường Phân Biệt” (Dakkhinavibhanga Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima iii, 256), Đức Phật đã kể ra 14 loại cúng dường tùy theo sự thanh tịnh của người nhận. Đó là:

 

▪ Sự cúng dường cao quý nhất là cúng dường cho Đức Phật Toàn Giác (Samma Sambuddha).

 

Kế tiếp là sự cúng dường cho Đức Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) và Tám (8) loại người (thánh tăng) đã chứng đạt một trong 4 giai đoạn con đường Đạo và một trong 4 Thánh Quả tương ứng[3].

 

Tiếp theo là những Thầy tu khổ hạnh không phải là Phật tử (vào thời Đức Phật –ND) nhưng đã chứng đạt được 5 năng lực siêu phàm (thần thông) và họ tin vào luật nhân quả.

 

▪ Sau đó là việc cúng dường cho một người có đức hạnh; một người không đức hạnh; và cuối cùngsúc vật.

 

 

Lý do có sự phân biệt theo thứ tự này là do khi cúng dường cho một người, sự thanh tịnh, sự trong sạch của người nhận là quan trọng. Điều này là bởi vì có Bốn (4) Dạng Thanh Tịnh Của Việc Cúng Dường, đó là:

 

i) Sự cúng dường được thực hiện bởi người bố thí thanh tịnh, nhưng người nhận thì không thanh tịnh. Thậm chí ngay khi người nhận không có đức hạnh, nhưng người cúng dường là người đức hạnh và việc cúng dường được thực hiện một cách đúng đắn, với ý thánh thiện trước khi, trong khi & sau khi cúng dường, với đầy đủ lòng tin về luật nhân quả, thì sự bố thí cúng dường đó được người bố thí cúng dường làm cho thanh tịnh và sẽ mang lại kết quả tốt.

 

ii) Sự cúng dường cho người nhận thanh tịnh, nhưng người cúng dường thì không thanh tịnh. Thậm chí nếu người cúng dường không có đức hạnh và cũng không thực hiện việc cúng dường một cách đúng đắn, không có ý hành thiện nào trước khi, trong khi & sau khi cúng dường và cũng không có lòng tin vào quy luật nhân quả, nhưng nếu người nhận là một người đức hạnh, thì việc cúng dường đó được làm thanh tịnh bởi người nhận, và sẽ mang lại kết quả tốt.

 

iii) Việc cúng dường không thanh tịnh từ người cúng dường, cũng không thanh tịnh từ người nhận. Khi người cúng dường không có đức hạnhcúng dường những cúng phẩm, vật phẩm không thanh tịnh cho một người nhận cũng không thanh tịnh, không có ý hành tốt trước khi, trong khi & sau khi cúng dường, và không có lòng tin về quy luật nhân quả, thì sự cúng dường đó không có sự thanh tịnh và sẽ không mang lại kết quả nào tốt, giống như những hạt giống chất lượng xấu, trồng trên một mảnh đất xấu thì cây sẽ không lớn lên tươi tốt và cũng không đơm hoa kết quả gì tốt cả.

 

iv) Việc cúng dường được thực hiện bởi người cúng dường thanh tịnh cho người nhận thanh tịnh. Khi người cúng dường là người đức hạnh, thì việc cúng dường một cách đúng đắn cho người nhận có đức hạnh, với ý hành thiện trước khi, trong khi & sau khi cúng dường, và bởi lòng tin vào quy luật nhân quả, thì sự cúng dường đó được làm thanh tịnh bởi người cúng dường và người nhận, và sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, giống như những hạt giống tốt, được gieo trồng trên một mảnh đất tốt, thì cây sẽ lớn lên tươi tốt và sẽ đơm hoa kết quả tốt nhất.

 

 

 

 

5. Cúng Dường Cho Tăng Đoàn (Sanghika Dana)

 

Việc cúng dường cho Thánh Tăng Đoàn (Ariya Sangha) là mang lại kết quả to lớn nhất, bởi Tăng Đoàn“cánh đồng công đức vô song”, là “phước điền cao quý nhất” ở trên đời.

 

Việc cúng dường Tăng Đoàn (Sanghika dana) có thể được chia thành 7 dạng khi Đức Phật còn tại thế và khi ấy cũng đã có mặt Ni Đoàn các Tỳ kheo Ni. Đó là:

 

1) Cúng Dường Tăng Đoàn và Ni Đoàn do Đức Phật dẫn dắt.

2) Cúng Dường Tăng Đoàn và Ni Đoàn sau khi Đức Phật Bát-Niết-bàn (Parinibbana).

3) Cúng Dường chỉ Tăng Đoàn Tỳ kheo.

4) Cúng Dường chỉ Ni Đoàn Tỳ kheo Ni.

5) Cúng Dường một số/nhóm Tăng và Ni (nhưng trong tâm nghĩ đến cả Tăng Đoàn) sau khi hỏi Tăng Đoàn chọn ra một số Tăng để cúng dường dâng/trao phẩm vật cúng dường.

6) Cúng Dường một số/nhóm Tăng (nhưng trong tâm nghĩ đến cả Tăng Đoàn) sau khi hỏi Tăng Đoàn chọn ra một số Tăng để người cúng dường dâng/trao phẩm vật cúng dường.

7) Cúng Dường một số/nhóm Ni (nhưng trong tâm nghĩ đến cả Tăng Đoàn) sau khi hỏi Ni Đoàn chọn ra một số Ni để người cúng dường dâng/trao phẩm vật cúng dường.

 

Ngày nay, chỉ còn lại hai (2) dạng cúng dường Tăng Đoàn phổ biến, đó là cúng dường cho cả Tăng Đoàn trong một tu viện (hay Thiền viện, Chùa) hoặc cúng dường cho một số Tăng hoặc Ni đại diện cho Tăng Đoàn đó. Ngay cả một Tỳ kheo hay một nhà Sư cũng có thể đại diện cho một Tăng Đoàn của một tu viện (Thiền viện, Chùa) hay một vùng hay một chi giáo hội Phật giáo nào đó.

 

Trong việc cúng dường Tăng Đoàn (Sanghika dana), thì sự thanh tịnh của cá nhân các Tăng (hay Ni) là không quan trọng, bởi vì những Tăng (hay Ni) được cử ra nhận cúng dường đó không đại diện cho cá nhân của mình. Họ chỉ là những biểu tượng (nimitta) giúp cho người cúng dường hay thí chủ liên tưởng trong tâm đến người nhận cúng dườngThánh Tăng Đoàn (Ariya Sangha), giống như thánh tăng đoàn của các Đại Đệ Tử và những Đại A-la-hán vào thời Đức Phật vậy.

 

Theo ghi chép trong các Luận Giảng, có một câu chuyện về một vị Tỳ kheo không đầy đủ đức hạnh được cử đi đại diện cho Tăng Đoàn để nhận cúng dường. Người thí chủ đã biết rõ về những thói quen xấu và thiếu đức hạnh của vị tăng này, nhưng ông vẫn tiếp tục phụng sự vị tăng với đầy đủ sự kính cẩn, tôn kính và chăm sóc vị tăng một cách đặc biệt, vị tăng này là đại diện của Thánh Tăng Đoàn và ông đang thực hiện việc cúng dường cho Thánh Tăng Đoàn (Ariya Sangha). Bằng cách này, người thí chủ đã tạo dược những công đức rất lớn lao, vì ý hành cúng dường của ông là cúng dường cho cả Tăng Đoàn.

 

Một sự thật là theo ghi chép trong “Kinh Cúng Dường Phân Biệt” (Dakkhinavibhanga Sutta) nói trên, Đức Phật đã truyền dạy ngài Ananda như sau:

Vào những thời sau này, này Ananda, sẽ có những phần tử của một nhóm phái, họ là những người y vàng đến cổ[4], nhưng không có đức hạnh, mà bản chất xấu ác. Người ta cúng dường phẩm vật cho những người tà hạnh này[5] như là đại diện cho Tăng Đoàn. Ngay cả khi như vậy, Ta nói rằng, việc cúng dường cho tăng đoàn như vậy cũng là công đức vô lượng, quý báu vô biên. Và ta nói rằng, việc cúng dường cho bất kỳ cá nhân nào cũng không bao giờ tạo công quả lớn lao hơn là việc cúng dường cho Tăng Đoàn”.

 

 

 

 

6. Những Loại Vật Phẩm Bố Thí, Cúng Dường

 

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến viêc bố thí, cúng dường chính là vật phẩm được bố thí, cúng dường. Những ‘vật phẩm’ bố thí, cúng dường ở đây có thể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất.

 

Những lời dạy hay Giáo Pháp (Dhamma) bằng hình thức lời giảng, văn bản (kinh kệ, luận giảng, sách…), hay những hướng dẫn hành Thiền là những món quà phi vật chất hay còn gọi là “bố thí Pháp”. Đức Phật đã luôn luôn nói rằng: “Món quà Giáo Pháp (Dhamma) là cao quý hơn tất cả những món quà khác”, có nghĩa những “món quà về Chân Lý (Giáo Pháp) là món quà cao quý nhất”, vì giáo pháp là những chân lý của Đức Phật phát triển & dạy cho chúng ta.

 

Những người không đủ trình độ hay căn cơ để giảng dạy giáo pháp thì cố gắng cho, tặng, ấn tống những kinh sách để truyền bá giáo pháp cho mọi người.

 

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iv, 245), Đức Phật còn dạy chúng ta rằng nếu chúng ta tuân giữ 5 Giới Hạnh đạo đức, thì coi như chúng ta đã mang tặng cho mọi người xung quanh 5 món quà quý giá. Khi bạn giữ 5 giới hạnh, bạn đã mang lại sự không sợ hãi hay sự yên tâm, lòng từ bithiện chí cho tất cả chúng sinh bằng những đức hạnh của mình .

 

Những vật phẩm cúng dường bằng “vật chất” cũng rất quan trọng trong việc bố thí, cúng dường. Những Kinh Điển đã ghi lại nhiều loại hay hình thức cúng dường khác nhau, tùy theo những vật phẩm khác nhau được cúng dường:

 

(a) Để các Tỳ kheo tuân thủ nghiêm ngặt, Giới Luật (Vinaya) đã ghi rõ bốn phương tiện cần thiết nhất, đó là: Y phục, thức ăn, thuốc men và chỗ ở, mà mọi thứ này có rất nhiều điều luật, giới luật chi phối nhằm mục đích giữ cho Tăng Đoàn Tỳ kheo được trong sạchlành mạnh. Những Phật tử tại gia nếu có hiểu biết về những giới luật Tỳ kheo này, thì có thể cúng dường tạo phúc đức vô lượng, bằng cách bố thí, cúng dường những vật phẩm thích hợp vào những thời gian thích hợp cho Tăng Đoàn.

 

(b) Trong Kinh tạng (Suttas) hay những bài thuyết giảng được ghi chép lại có đề cập đến 10 loại vật phẩm cúng dường, đó là: Thức ăn, thức uống, y vải, chỗ ở, phương tiện vận chuyển, hoa, bột hương chiên đàn, dầu thoa, giường và đèn thắp sáng.

 

(c) Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) chuyên thảo luận sâu về những hiện tượng tâm linhvật lý (danh và sắc), mọi sự vật trên đời này có thể được phân loại theo sáu căn (giác quan) và sáu đối tượng của chúng. Vì vậy, những phẩm vật cúng dường, bố thí được xếp như là những đối tượng của giác quan, đó là: vật phẩm là những vật nhìn thấy được, là âm thanh, là mùi hương, là mùi vị, là sự chạm xúc và những đối tượng của tâm (tức Pháp). Bố thí Pháp (Dhamma - dana) theo kiểu này được thực hiện bằng cách giúp đỡ những người bị đau bệnh chẳng hạn bị mắt yếu, nghe không rõ, cụt tay chân…Giúp đỡ người khác khỏi bệnh mắt mờ thì gọi là bố thí về (pháp) nhãn. Giúp đỡ người khác hết bệnh về tai nghe không rõ gọi là bố thí về (pháp) nhĩ. Giúp người ta sống lâu, tăng tuổi thọ thì gọi là bố thí về thọ mạng.

 

Trong những cách bố thí được phân theo sáu giác quan và sáu đối tượng của chúng, thì bố thí đáng khen ngợi là hiến máu và hiến những bộ phận nội tạng có thể như: thận, gan, tim, và mắt để cứu giúp người khác.

 

 

 

 

7. Bố Thí, Tặng Tiền Để Sử Dụng Cho Nghiệp Mới (Nava Kamma)

 

Giới Luật thứ 10 nghiêm cấm những Tỳ kheo và Sa-di không được nhận bạc và vàng từ những thí chủ. Theo Luận Giảng Kinh Tiểu Tụng, “bạc” có nghĩa là đồng tiền bạc “kahapana” hay bất cứ loại tiền đồng “masaka” làm bằng kim loại, bằng gỗ, hay bằng đất sét vào thời đó… được dùng làm vật trao đổi hàng hóa, thương mại. Trong bối cảnh hiện tại, tiền ở đây bao gồm tiền mặt và thẻ tín dụng. Vì vậy, những tu sĩ theo Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) đều tuân theo sự diễn dịch này trong Luật Tạng và không nhận tiền cúng thí.

 

Trong Bộ Đại Phẩm (Mahavagga VI, 34, 21) của Luật Tạng của (Vinaya), Đức Phật cho phép Phật tử thí chủ tên là Mendaka ký gửi tiền vàng cho một người “đại diện thích hợp” của Tăng Đoàn, gọi là kappiya-karaka, là một cư sĩ, và người này sau đó sẽ mua và cung cấp những vật dụng, những gì cần thiết cho những Tỳ kheo được phép nhận theo Giới Luật. Trong các tu viện (hay chùa) cũng có người đại diện giữ tiền này, người đó gọi là “người đại diện”. Nhưng những tu sĩ, dù bất kỳ lý do nào đi nữa, cũng không thể nhận tiền hay muốn có tiền. Bởi vì đối với mọi nhu cầu cho phép của một tu sĩ theo Giới Luật, thì đã có người đại diện (kappiya karaka) lo chu cấp rồi, nên không còn lý do gì để nhận tiền hay giữ tiền nữa.

 

Ngược lại, trong thực tế, đối với những Phật tử tại gia, những thí chủ cúng dường, thì thuận tiện nhất cho họ là cúng dường bằng tiền, vì thật sự họ không biết được những thầy trong Tăng Đoàn đang cần những thứ gì. Nhiều lúc họ cũng thấy, hàng ngày nhiều người mang cúng dường và các thầy cũng nhận đủ thứ: nhiều y vải, nhiều thuốc bổ vitamin, nhiều xà-bông, thuốc men…, cho nên họ không biết các Tăng Ni thật sự cần những gì khác, nên tốt nhất là họ cúng tiền. Hơn nữa, họ nghĩ nếu các thầy không còn thiếu gì nhiều trong những vật dụng mà các tăng được phép nhận, thì cúng dường bằng tiền để các thầy giữ đó, đến khi nào các thầy cần mua cái gì thì lấy ra mua. Đó là điều thuận tiện thứ hai, theo suy nghĩ của những Phật tử thí chủ. Khi những tu sĩ không thể nhận giữ tiền, tiền có thể được chuyển qua một Phật tử tại gia, một cư sĩ gọi là kappiya karaka (người đại diện) để cất giữ. Đến khi nào có hay cần làm việc mới, thì số tiền sẽ được đem ra dùng. Những việc mới cần sử dụng số tiền đó thì được gọi là “nghiệp mới” (Nava Kamma). Những việc mới có thể là mua thêm thực phẩm, may thêm y vải, thuốc men, xây thêm tu viện (viharas), mua thêm kinh sách Phật giáo, hoặc dùng cho mục đích đi giảng dạy, truyền bá Phật giáo như tiền lộ phí dọc đường…Mọi giao dịch tiền bạc được thực hiện qua người đại diện (kappiya karaka) sau khi những tu sĩ, sư thầy báo cho ông ta biết về những thứ cần thiết mới, “nghiệp” mới, công việc mới hay Phật sự mới.

 

Vì lẽ những tu sĩ Phật giáo không nhận giữ tiền theo Giới Luật, nên việc cúng dường, bố thí tiền, thậm chí là cất giữ để dùng cho “nghiệp mới” (Nava Kamma), không được xem là một hành động Bố Thí (Dana) cho Tăng Đoàn. Một số người vẫn cố diễn dịch là việc bố thíý nghĩa như là việc chu cấp, dự phòng cho “những phương tiện cần thiết” mà Tăng Đoàn thường cần có (tiếng Anh: “potential requisites”).

 

Tuy nhiên, nếu không có một phẩm vật được trao, cho, tặng đến tay một Tỳ kheo hay sư thầy đứng ra nhận (và giữ), thì thiện ý cúng dường những “phương tiện dự phòng đó” chỉ được coi là những “ý hành trước khi bố thí” (pubba cetana) mà thôi, như định nghĩa ở những phần trên. Hành động cúng tiền như vậy không đủ tiêu chuẩn để được gọi là một hành động bố thí, cúng dường, là một Dana: Nó chỉ được gọi là một ý nghĩ, suy nghĩ làm phước về một công đức bình thường.

 

Và nếu một người đại diện (kappiya karaka) vì hoàn cảnh nào đó biến mất, thì lúc đó là số tiền của Phật tử cúng dường bị mất hay lấy cắp, chứ không phải là tiền hay những phương tiện dự phòng của Tăng Đoàn bị lấy cắp.

 

(Tuy nhiên, mặc dù đã hiểu rõ những tính chất của việc ‘cúng thí’ bằng tiền qua một người đại diện hoặc có những người cũng không hiểu rõ, những mạnh thường quân, những thí chủ vẫn thực hiện việc ‘bố thí’ này, vì họ thường có thiện ý rất cao và họ thường “buông xả” ý nghĩ làm phước đức cho thật đúng cách hồng đòi lại cho được phước đức, có thể là như vậy – ND).

 

 

▬ Điều gì cần phải thưa với Tăng Ni khi cúng dường bằng tiền và uỷ thác cho một người đại diện (kappiya karaka) giuWX de^R dự phòng chi dùng cho những Nghiệp Mới (Nava Kamma)?

 

“Kính thưa quý Thầy, chúng con ủy thác số tiền này cho người đai diện của chư Tăng, để dùng vào những Nghiệp Mới như mua sắm những vật dụngphương tiện cần thiết được phép cho chư tăng. Khi nào quý thầy cần những vật dụng, phương tiện nào, xin quý thầy báo cho người đại diện. Lành thay! Lành thay! Lành thay!”.

 

 

 

 

8. Những Quà Tặng, Phẩm Vật Cúng Dường Bị Cấm

 

Theo Giới Luật Tỳ Kheo (Vinaya), có 5 loại vật phẩm vật cúng dường mà những người bình thường có thể cho rằng là tốt, là phước đức, nhưng thật sự không mang lại công đức và nguy hại đối với người cúng dường và việc bố thí cúng dường. Đó là:

 

(a) Cho, tặng những chất độc hại (majja dana), ví dụ: thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện …

(b) Tổ chức hội hè, ăn mừng (samajja dana) cùng với việc nhảy múa, ca hát, trình diễn. Trong tiếng Pali, từ “samajjaxuất phát từ tên của một lễ hội trên núi tổ chức hàng năm ở thành Vương Xá (Rajagaha).

(c) Cung cấp bạn tình, trai gái (itthi dana)

(d) Cho, tặng trâu bò đực để phối giống với trâu, bò cái (usabha dana)

(e) Cho, tặng những phẩm vật khiêu dâm, gợi dục (cittakamma dana)

 

Mặc dù không được liệt kê ra trong danh sách trên đây, nhưng những phẩm vật khác như: vũ khí, thuốc độc, những con vật sống (để nuôi hoặc để giết thịt), những đồ nghề dùng để bẫy, săn bắn, câu cá, v.v cũng là những thứ không được dùng để cúng dường cho Tăng Ni.

 

 

 

 

9. Những Lợi Lạc Của Việc Bố Thí, Cúng Dường, Cho, Tặng, San Sẻ (Dana) 

 

Theo ghi chép trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iv, 239), một người sau khi thực hiện việc bố thí, cúng dường, có tâm nguyện được tái sinh về một cõi lành nào đó, thì mong ước của người đó sẽ được viên thành, với điều kiện là người đó là người đức hạnh; và ngược lại thì không được.

 

Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iii, 42) có ghi rõ rằng những ai cúng dường thức ăn cho những tu sĩ khất thực sẽ được ‘đền đáp’ tái sinh về cõi sống khác, được đẹp đẽ, hạnh phúc, mạnh khỏethông minh. Những người đó sau khi được tái sinh sẽ được hưởng tất cả phúc đức trên cõi người hay cõi thiên thần từ những phẩm chất công đức họ làm ra.

 

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iv, 79), Đức Phật đã dạy về những kết quả nhìn thấy ngay của việc cúng dường (nghiệp quả nhãn tiền), đó là:

 

Người rộng lòng bố thí, và không phải kẻ keo kiệt, sẽ dành được lòng bi mẫn của những A-la-hán bi mẫn trước tiên. Những A-la-hán ghé thăm người đó, nhận đồ cúng dường, và giảng dạy Giáo Pháp cho người đó trước tiên. Danh tiếng tốt của người đó sẽ được lưu truyền. Người đó có thể tham dự vào bất kỳ giới, cấp nào với lòng tự tin và phẩm cách. Khi thân tan hoại sau khi chết, người đó sẽ được tái sinh về cõi trời”.

 

Một lần khác, khi Đức Phật đã trả lời những câu hỏi của Hoàng Tử Sumana, người đang đi cùng với một đoàn 500 hoàng tử khác trên 500 xe ngựa, thì những lời giải đáp của Đức Phật đã làm sáng tỏ thêm về giá trị của việc bố thí, cúng dường, như đã được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara iii, 32). Đó là:

 

 

Câu hỏi 1

Có hai người Phật tử[6] cùng có lòng tin (saddha), giới hạnh (sila) và trí tuệ hiểu biết (panna) như nhau, nhưng một người thì rộng lòng hay bố thí, người khác thì không. Nếu cả hai cùng chết đi và được tái sinh ở một cõi trời, thì ở đó họ có khác nhau không?

 

Trả lời: Phải, họ sẽ khác. Người rộng lòng bố thí thì sinh ở cõi trời sẽ được sống với tuổi thọ rất dài; màu da (vanna) tươi trẻ và đẹp đẽ; người đó được hưởng nhiều tiện nghi sung sướngcõi trời; tin tốt lành về Người đó sẽ được truyền đi khắp cõi trời; và người đó trở thành thiên thần (deva) đáng trọngnổi tiếng nhiều thiên thần biết đến. Vì được hưởng 5 điều này, nên người rộng lượng sẽ cao hơn, cao đẹp hơn người bủn xỉn kia khi 2 người được tái sinh lên cõi trời.

 

 

Câu hỏi 2

Khi họ hết tuổi thọ và chết trên cõi trời và được tái sinh xuống làm người, liệu họ vẫn còn khác nhau không?

 

Trả lời: Đúng vậy, họ vẫn còn khác nhau về những điều như vậy.

 

 

Câu hỏi 3

Giả sử sau đó cả hai người cùng xuất gia đi tu và trở thành hai tu sĩ, liệu họ có còn khác nhau không?

 

Trả lời: Đúng vậy, một người thì rộng lượng khi xuất gia cũng cao thượng hơn người bủn xỉn kia xuất gia, theo 5 cách, đó là: khác nhau về y phục, về khất thực, về những chỗ ở và về thuốc men, người đó luôn luôn được chăm sóc, được cúng dường nhiều hơn, trong khi đó người không rộng lượng kia thì khó mà có được những điều kiện như vậy. Hơn nữa, người rộng lượng kia sẽ được những Tỳ kheo đồng tu quý mến hơn và luôn tạo mọi điều kiện phương tiện tốt hơn cho người đó.

 

 

Câu hỏi 4

Giả sử cả hai cùng trở thành A-la-hán. Liệu hai A-la-hán này có khác nhau không?

 

Trả lời: Không phải, trong Thánh Quả A-la-hán thì không có sự khác nhau, vì không thể so sánh sự giải thoát với sự giải thoát.

 

 

Như vậy, chúng ta có thể thấy những kết quả lợi lạc của những hành động hay việc làm công đức dù là cho một người có được tái sinh thành thiên thần trên cõi trời, hay trở thành một người, hay thậm chí trở thành một tu sĩ sau đó. Mọi người luôn luôn cố gắng mở lòng rộng lượng, bố thí, giúp đỡ, cúng dường, bởi vì ai là người rộng lượng thì sẽ được hạnh phúc, phúc lành ngay trong kiếp này và kiếp sau này. Cho nên, mỗi khi làm một việc bố thí, cúng dường chúng ta luôn luôn ghi nhớ “Năm (5) Nguyên Tắc” để có được những kết quả tốt nhất của hành động công đức đó. Đó là:

 

1) Người bố thí phải tuân giữ giới hạnh và là người đức hạnh, đạo đức tốt.

2) Người bố thí phải có lòng tin hoàn toàn vào quy luật nhân quả.

3) Người bố thí phải hoan hỉ, phấn khởi trước khi thực hiện việc bố thí, có tâm trong sángthanh tịnh trong khi thực hiện việc bố thí, cúng dường, và phải vui mừng, mãn nguyện sau khi thực hiện bố thí, cúng dường (mỗi khi sau này hồi tưởng lại việc bố thí cúng dường đó).

4) Người nhận bố thí, cúng dường là người đức hạnh, có phẩm hạnh tốt.

5) Phẩm vật cúng dường được làm ra hay có được một cách chân chính và công minh.

 

 

 

 

10. Chia Sẻ Hay Chuyển Nhượng (Hồi Hướng) Công Đức (Patti-dana)

 

Danh từ “Patticó nghĩa là “công đức”, “công quả”, “phần thưởng hay sự đền đáp cho một hành động tốt”, tức là “cái” mình được hưởng do làm việc công đức. Như vậy, chữ “Patti-dana” theo nghĩa gốc là: “bố thí, tặng, cho đi hay chia sẻ công đức của mình” cho người khác.

 

Trong quyển “Chú Giải Bộ Pháp Tụ” (Atthasalini) có ghi lại đoạn giải thích về vấn đề bố thí, hồi hướng công đức như sau:

 

Việc chia sẻ (hồi hướng) công đức của một người trên cơ sở của hành động phước đức nên được coi như là trường hợp của một người tặng một món quà hay quà tặng nước dầu thơm, v.v, hay tặng phần công đức này cho một người (nào) đó!”, hay “Xin tặng nó (phần công đức) cho tất cả chúng sinh!”.

 

Vậy sau đó thì sao, người đó sẽ mất đi phần công đức mà anh ta đã tạo được? – Không. Cũng giống như từ một ngọn đèn cháy một ngàn ngọn đèn khác được thắp sáng lên, nhưng không thể nói rằng ngọn đèn đầu tiên đã truyền hết lửa, ánh sáng ban đầu, nhưng cùng với ánh sáng của những ngọn đèn khác càng sáng thêm, như vậy không phải công đức của chúng ta bị mất khi chúng ta san sẻ cho người khác; ngược lại càng tăng thêm. Chúng ta phải hiểu như vậy”.

 

 

(a) Chia Sẻ, Hồi Hướng Công Đức Cho Tất Cả Chúng Sinh.

 

Việc chia sẻ, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh bắt đầu sự thỉnh cầu của Vua Trời Đế Thích (Sakka). Sau khi Đức Phật đã thuyết giảng cho vị Vua thiên thần này tại sao: “Món quà về Giáo Pháp (Dhamma) vượt qua tất cả những món quà khác”, theo Kinh Pháp Cú (Dhammapada 354), (có nghĩa: “Bố thí Phápbố thí cao thượng nhất”). Vua Trời Đế Thích đã đến đảnh lễ Đức Phậtthỉnh cầu cho những công đức của bài thuyết giảng được ban bố cho tất cả những thiên thần (devas) đang có mặt ở đó. Kể từ đó, Đức Phật đã có chỉ dụ cho các Tỳ kheo nên ban bố, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh ngay sau khi các thầy thuyết giảng Giáo Pháp (Dhamma) tại pháp hội (hay đạo tràng, đám đông…). Công đức ở đây có nghĩa là công đức của các Thầy tạo ra nhờ việc bố thí pháp hay giảng dạy giáo pháp cho mọi người.

 

Sau khi thực hiện hành động bố thí (dana) hay bất kỳ hành động tốt đẹp nào, một người nên chia sẻ, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh. Tâm nguyện (hay ý hành) chia sẻ công đức cho những người khác phải nên đi kèm với lòng từ ái và bi mẫn (lòng Từ Bi), sẽ làm tăng tiềm năng mạnh mẽ cho hành động công đức đó.

 

Chúng sinh hiện tại, chẳng hạn như những người đang sống, những người thân quyến đã mất, ngạ quỷ (petas, hay ‘hồn ma’), thiên thần (devas), luôn luôn ý thức được những hành động tốt thiện và cùng vui mừng, tùy hỷ với công đức đó, thì kéo theo họ cũng được lợi ích. Cụ thể là, bằng cách vui mừng, tùy hỷ với những công đức được chia sẻ, hồi hướng cho họ, họ tích tạo được Nghiệp lành (kusala kamma) và nghiệp lành sẽ giúp họ được phước lành trong tương lai. Họ càng tích được nhiều nghiệp lành, họ càng có nhiều cơ hội được phúc lành trong kiếp này và có cơ hội tái sinh về cõi phúc lành trong kiếp sống sau này. Vì vậy việc chia sẻ, hồi hướng công đức mang lại lợi lạc cho cả hai bên: Bên chia sẻ, hồi hướng công đức và Bên nhận công đức và cùng vui mừng, tùy hỷ với hành động phước đức đó.

 

Việc chia sẻ, hồi hướng công đức có thể được thực hiện bằng tâm niệm trong đầu hoặc bằng lời tâm niệm được nói (tụng) ra, để tất cả chúng sinh đang hiện hữu đều biết rõ về tâm nguyện của người đó và vui mừng nhận công đức đó bằng cả tấm lòng.

 

 

 

 

11. Chuyển Nhượng, Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Thân Quyến Đã Khuất.

 

Kinh “Bên Ngoài Những Bức Tường” (Tirokutta Sutta) trong Tập Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapatha) thuộc Tiểu Bộ Kinh là bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật về đề tài chuyển nhượng công đức cho những người đã khuất. Kinh này tạo thành tiền lệ cho việc tôn kính và mang lại lợi ích cho những người thân quyến đã chết và bị tái sinh thành ngạ quỷ hay quỷ đói (Petas), mà chúng ta hay gọi là ‘hồn ma’ hay ‘cô hồn’ chưa được đầu thai ở cõi khác. Ngạ quỷ là những chúng sinh đang sống trong thế giới loài người, nhưng là những ngạ quỷ khuất mặt mà mắt thường của người phàm phu không thấy được.

 

Theo luận giảng về Kinh này, vào thời Đức Phật những ngạ quỷ vốn là họ hàng, thân quyến của Vua Bimbisara trong kiếp trước đã đứng đợi trước cung điện mong chờ nhà vua chia sẻ công đức cho họ - công đức của nhà vua là những công đức cúng dường cho Đức Phật. Nhưng nhà Vua đang bận rộn đầu óc, lo tìm chỗ ở cho Đức Phật và không chuyển nhượng, hồi hướng công đức cho họ. Đêm đó, họ bu quanh cung điện và tạo những âm thanh kêu gào, chết chóc. Sáng hôm sau, nhà Vua đến giải bày với Phật và được Phật khuyên dạy về vấn đề này, nhà Vua đã sửa soạn một bữa cúng dường thịnh soạn cho ích lợi của họ.

 

 

 

 

12. Mục Đích Cúng Dường Thức Ăn Trong Việc Bố Thí Công Đức (Pattidana) Là Cúng Cho Ai?

 

Nhiều sự nghi ngờ về thức ăn được sửa soạn cúng dường là cúng cho Đức PhậtTăng Đoàn hay cúng cho những ngạ quỷ khuất mặt của Vua Bimbisara?, theo như ghi chép trong Kinh Tirokutta Sutta.

 

Nhiều người cũng đọc tụng các kinh khác, như Kinh “Lời Khuyên Dạy Sigàla” (Sigalovada Sutta) thuộc Trường Bộ Kinh (Digha 31) và “Kinh Janussoni” (Janussoni Sutta) thuộc Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara 10:177) đều ủng hộ họ theo quan điểm là: “Cúng dường” ở đây có nghĩa là “Cúng thức ăn cho những người thân quyến đã khất”. Thật ra quan điểm này là sai.

 

Phong tục này của Hindu giáo đã tồn tại thậm chí trước thời Đức Phật. Phong tục cúng cho người chết đó được gọi là “shraddha” và đã được ghi rõ trong Kinh “Janussoni Sutta” thuộc Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara 10:177) nói trên, lúc đó một Bà-la-môn tên là Janussoni đã hỏi Đức Phật như vầy:

 

“Thưa Ngài Cồ-Đàm! Những Bà-la-môn chúng tôi cúng thức ăn và làm lễ cúng Tang (shraddha) như: “Xin dâng cúng những món này đến với những người thân quyến của chúng tôi. Cầu cho họ được hưởng.”

 

Vì lễ shraddhathông thường được tổ chức cùng những đám tang của người theo đạo Hindu, nhưng nó thường bị hiểu lầm là phong tục của người Ấn Độ tổ chức để tôn kính người chết bằng cách cúng dâng đồ ăn… cho người chết. Những người Hindu tin rằng, khi một người chết, người đó sẽ thành Preta, tức là ‘âm hồn’ hay ‘hồn ma’, không có cơ thể và như vậy là một cảnh giới đau khổ. Để giúp cho ‘hồn ma’ đó có được một cơ thể đầy đủ, thì những người thân quyến phải cúng cơm vò thành viên tròn, cúng bánh bột gạo, v.v, cùng với cỏ thiêng (cỏ kusha), hoa, và rải nước, và tụng đọc những câu thần chú và những câu tụng trong kinh Vệ-Đà; toàn bộ buổi lễ cúng tăng được tổ chức không phải trong đền thờ, mà ở những nơi linh thiêng như bờ sông. Ngày đầu, người Hindu cúng cơm pinda (cơm làm từ bột gạo và sữa vo trò) và rảy nước, tin rằng ‘hồn ma’ sẽ sau khi hưởng và có được khung cơ thể. Ngày tiếp theo, họ tiếp tục cúng bánh panda và nước rảy, có lẽ tin rằng ‘hồn ma’ hưởng xong sẽ có được chân, tay…, họ cúng như vậy liên tục 12 ngày, và ngày thứ 12 họ tin là ‘hồn ma’ có thêm đầu để hoàn tất một cơ thể, và lúc này ‘hồn ma’ trở thành một Pitri, và được tin là không còn bị ô nhiễmtrở thành một thiên thần (deva) và họ thờ phượng như một thiên thần bằng cách cử hành những nghi lễ shraddha, bắt đầu từ ngày thứ 12 sau khi chết. Vậy là cả gia đình được “gội rửa” sạch sẽ. Tiệc cúng được dâng cúng cho các Bà-la-môn, những người hàng xóm, và những người ăn xin – thậm chí những con bò cũng được cho ăn bằng cỏ tươi. (Xem Tham Khảo 9 về “Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên”).

 

Tiếng Phạn chữ “shraddha”có nghĩa là việc hay sự tưởng nhớ tổ tiên đã qua đời. Một trong việc phải làm hàng ngày là người nhà phải bỏ ra vài phút mặc niệm, tưởng nhớ đến người đã chết và làm những việc từ thiện. Họ tin rằng những việc làm đức hạnh đó nhân danh người chết sẽ giúp cho những người chết mới trở thành an bình trên chuyến đi của mình và tích tạo thêm nhiều nghiệp quả tốt cho người còn sống. Việc dâng cúng những phẩm vật dâng cúng cho những thầy Bà-la-môn vì (hồi hướng) lợi ích cho những Pitri, vào thời gian và nơi chốn thích hợp, cùng với lòng tin thì được gọi là làm lễ “shraddha”. Việc thực hành lễ “shraddha” và rảy nước giúp cho những linh hồn người chết khỏi bị đói, khát trong suốt chuyến đi đến cõi của những Pitri (Pitri Loka); hay giúp cho những linh hồn của tổ tiên. Khi dâng cúng lễ “shraddha” người con trai cũng giúp cha mình cùng vui mừng, tùy hỉ với những Pitris đó.

 

Đến bây giờ thì đã rõ, lễ “shraddha” cũng không phải là lễ cúng đồ ăn cho những ‘hồn ma’ Preta để tạo nên cơ thể, vì lễ “shraddha” chỉ diễn ra kể từ ngày thứ 12 sau khi chết, sau khi ‘đã trở thành’ Pitri (như người Hindu tin) và việc dâng cúng là cúng dường cho các Bà-la-môn để hồi hướng công đức cho ích lợi của những Pitri. Tuy nhiên, Đức Phật không chấp nhận những lễ cúng và niềm tin như vậy.

 

Học giả người Ấn Độ Bimala Churn Law, trong quyển sách của ông mang tên “Quan Niệm về Linh Hồn trong Phật Giáo” (The Buddhist Conception of Spirits) đã nói rằng việc hồi hướng chuyển nhượng công đức trong đạo Phật cũng giống những nghi lễ shraddha của Hindu trong một số cách. Theo người Hindu, những quà cúng được dâng cúng cho một thầy Ba-la-môn (Brahmin) hay một người thay thế cho đẳng cấp Bà-la-môn (Brahmana); và mức độ công đứctùy thuộc vào số lượng người được bố thí thức ăn và quần áo bởi người sống thực hiện nhân danhhồi hướng công đức cho người chết. Kết quả là những công đức đó sẽ được chuyển qua người chết.

 

Trong những lễ shraddha của người Hindu, một số phẩm vật và đồ ăn cũng được cúng dâng trực tiếp cho người chết, nhưng sau đó những ‘đồ cúng’ đó phải được mang đi tặng, cho một người xứng đáng (được kính nể) để có được kết quả mong muốn của buổi cúng. Thực hiện lễ dâng cúng shraddhanhiệm vụ theo truyền thống Vệ-đà, của một người con (trai) thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ cha ông, tổ tiên.

 

Trong Kinh “Lời Khuyên Dạy Sigàla” (Sigalovada Sutta), một trong những bổn phận của người con là cúng dường, bố thí thức ăn (tức trong Tang Lễ) để tưởng nhớ, tích đức cho người thân quyến đã khuất thì được Đức Phật tán đồng.


Trở lại Kinh “Bên Ngoài Những Bức Tường” (Tirokutta Sutta), đúng là nghi lễ cúng dường cho những ngạ quỷ thân quyến của nhà Vua là một nghi lễ shraddha, nhưng có sự khác biệt. Nhà Vua mới vừa được Đức Phật “độ”, chuyển hóa thành một bậc đạt thánh quả Nhập Lưu (Tu-Đà-Hoàn). Cho nên, lẽ tự nhiên là nhà Vua đã thỉnh mời Đức PhậtTăng Đoàn đến để thọ thực thức ăn dâng cúng dường để tạo công đứchồi hướng công đức đó cho những người thân quyến đã khuất. Vì vậy, đồ ăn cúng dường ở đây là cúng dường cho người, là Phật và Tăng Đoàn, chứ không phải là cúng dường cho ngạ quỷ!, vì nhà Vua đã tham kiến Đức Phật vào buổi sáng trước khi thực hiện lễ cúng dường này để làm toại nguyện lòng của những ngạ quỷ quyến thuộc của nhà Vua.

 

 

Luận Giảng chỉ ra rằng phải có ba (3) điều kiện đi kèm thì hiệu quả mới được thành tựu tốt đẹp cho việc bố thí cúng dường để hồi hướng công đức cho người thân tái sinh đang là Ngạ Quỷ (Peta). Đó là:

 

a. Người cúng dường phải nói rõ việc cúng dường bố thí là để hồi hướng công đức cho người thân đã khuất đó, người đã khuất (tên, xưng hô):

Nguyện cho món cúng thí này được đến những người ấy. Mong nhũng người ấy (tên, xưng hô) được phúc lành”.

Hay tụng bằng tiếng Pali như sau:

Idam me natinam hotu, sukhita hontu natayo.

 

b. Người nhận bố thí cúng dường phải là người đức hạnh.

 Trong luận giảng về Kinh “Cúng Dường Phân Biệt” (Dakkhina-vibhanga Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), có trường hợp một ngạ quỷ không hưởng được phước đức cúng dường của người thân hồi hướng cho mình, vì người thân còn sống bố thí, cúng dường 3 lần cho một người nhận là một người không có đức hạnh, nên không tạo ra công đức để mà hồi hướng đến cho người thân là ngạ quỷ. Nên ngạ quỷ đó kêu lên rằng: “Kẻ vô đức hạnh kia đã ăn cướp hết công đức”. – (Tức là công đức lẽ ra có được & hồi hướng được nếu người thân của mình cúng dường cho một người có đúc hạnh!.

 Vì ngạ quỷ thì có thể nhìn thấy được người thân của mình đang còn sống và biết họ đang làm gì, và ngược lại, người thân còn sống với “mắt thường” của con người thì không nhìn thấy được người thân đã khuất của mình là ngạ quỷ, mà chúng ta hay gọi là quỷ đói hay cô hồn -ND).

 

 ▬ Như vậy, nếu cúng dường, bố thíkhông chọn được người đức hạnh thì công đức không tạo được. Nên cũng không có gì để hồi hướng cho người thân của mình. Điều này rất quan trọng, chúng ta cần lưu ý.

 

c. Những ngạ quỷ quyến thuộc được hồi hướng công đức đó phải thật sự cảm kích, vui mừnghoan hỷ với việc bố thí cúng dường của người thân vì mục đích hồi hướng cho mình. Từ đó, ngạ quỷ có được những niềm vui, hoan hỉ thiện lành, giúp tạo thêm những nghiệp mới tốt lành.

 

 

Khi thỉnh Đức PhậtTăng Đoàn đến thọ thực thức ăn cúng dường, đặc biệt là để tạo công đức và chuyển nhượng công đức đó cho những người thân đã khuất của mình, Vua Bimbisara đã hoàn thành được hai 2 trong 3 điều kiện trên. Còn việc cảm kích, mừng vui, hoan hỉ khi nhận công đức đó, thì người nhận là những ngạ quỷ thân quyến của nhà Vua sẽ hoàn thành, là điều kiện thứ 3.

 

Theo cách này (như Đức Phật đã khuyên dạy), thì nghi thức cúng dường này là một nghi thức Bố Thí Công Đức (Pattidana) chứ không phải là lễ cúng “shraddha”. Nên sau đó (theo luận giảng), những ngạ quỷ thân quyến đau khổ của nhà Vua đã hưởng được công đứcđược giải thoát và được tái sinh lên cõi trời.

 

Theo Luận Giảng : Ngay sau khi nhà vua dâng cúng dường Đức PhậtTăng Đoàn nước uống, thức ăn, y vải và chỗ ngồi và chia sẻ, hồi hướng công đức cho những ngạ quỷ, thì theo thứ tự đó, thì ở cõi kia xuất hiện ra nước uống để giải cơn khát của ngạ quỷ, thức ăn trên cõi trời để họ ăn, quần áo trên cõi trời để họ mặc, nhà cửa trên cõi trời để họ ở, xe cộ trên cõi trời để họ dùng, tất cả điều kiện để họ biến khỏi dạng hồn ma, ngạ quỷ và được chuyển thành dạng chúng sinh cõi trời (chư thiên thần).

 

Nói theo Quy Luật của Nghiệp, đó là niềm vui mừng, hoan hỉ thiện lành, được tạo ra nhờ việc Bố Thí công Đức (Pattidana) tạo điều kiện, làm “Duyên” lành cho việc tái sinh tốt lành từ những ngạ quỷ đau khổ (Petas) trở thành chư thiên thần (Devas) xảy ra trong lập tức, khi đã đầy đủ phước báu.

 

(Nên nhớ rằng, ví dụ lịch sử này được giảng luận như vậy, có lẽ là họ có được phước đức tích lũy trong nhiều kiếp tạo “duyên” cho lần này, và/vì đặc biệt lần này nhà Vua cúng dường cho Đức PhậtTăng Đoàn thì phước báu là vô lượng, là thượng thừa nhất thế gian, nên công đức này khi hồi hướng cho những ngạ quỷ quyến thuộc đã có thể giải thoát đau khổ cho họ và họ được tái sinh về cõi trời phúc lành. – Điều này cho thấy được tầm quan trọng bậc nhất của việc cúng dường “trai Tăng”, kể từ sau khi Đức Phật Bát-Niết-Bàn – ND).

 

 

 

 

13. Ngạ Quỷ (Petas) Có Hưởng Được Thức Ăn, Thức Uống Cúng Trực Tiếp Cho Họ Hay Không?

 

Nhiều Phật tử diễn dịch cách nói sau đây: Không có trao đổi, mua bán bằng vàng hay các loại tiền khác. Nhưng ngạ quỷ sống và tồn tại dựa vào thức ăn cúng cho ngạ quỷ hoặc những gì đến được họ từ việc cúng dường này (bởi người thân cúng vì lợi ích của họ” theo nghĩa là: “những ngạ quỷ sống bằng những những thức ăn do người thân họ cúng cho họ”. Thật ra, đây là phong tục của người Tàu sắm sửa những đồ ăn chọn lọc để dâng cúng trên bàn thờ của người thân đã khuất vào những dịp như đám giỗ, hay cúng lễ trong dịp lễ “Cheng Beng” (lễ Thanh Minh) hay trong tháng Bảy Âm Lịch là dịp Lễ Cúng Thí Cô Hồn (quỷ đói) với niềm tin rằng những người thân đã khuất có thể thọ hưởng thức ăn.

 

Phong tục cúng thí thức ăn cho cô hồn, ngạ quỷ ‘ăn’ bắt nguồn từ đạo Lão bên Trung Quốc. Lễ Vu Lan[7] (tiếng Phạn: Ullambana) của những người theo Phật Giáo Đại Thừa, cũng trùng với dịp Lễ Cúng Cô Hồn vào tháng Bảy Âm lịch, là hoàn toàn khác, mang ý nghĩa khác. Lễ Vu Lan mang ý nghĩa là một lễ bố thí, cúng dường để hồi hướng công đức (còn gọi là lễ Báo Hiếu).

 

• Nhiều người cũng tin rằng những chúng sinh khuất mặt cũng ‘thọ hưởng’ hay ‘ăn uống’ được những thức ăn dâng cúng cho họ, bằng cách ‘hút’ phần ‘cốt’ (tiếng Hán-Việt: chi) của thức ăn, cho nên theo họ, thức ăn sau khi cúng chỉ còn vị lạt lẽo!. Cách tin và giải thích này là hoàn toàn vô lý. Thông thường những đồ ăn dâng cúng để lâu bên ngoài nên bị ô-xy hóa và nguội lạnh, những mùi hương bao gồm cả những vitamin, dinh dưỡng bị bốc hơi đi, nên mất đi mùi vị thơm ngon vốn có trước đó, chứ không phải do những người khuất mặt hút hết phần tinh ngon.

 

(Ngày nay, đối với những người tại gia vẫn giữ truyền thống cao đẹp tưởng nhớ đến tổ tiên, cúng đám giỗ và thường vẫn dùng những đồ ăn đã dâng cúng, thì nên nấu lại hoặc nên dùng lò vi sóng để hấp chín lại thức ăn, để phòng trừ vi khuẩn, ruồi, côn trùng đậu vào trong thời gian trình bày đồ ăn dâng cúng, cho được an toàn vệ sinh; và sau khi hấp nóng lại, nhiều loại đồ ăn cúng sẽ mang lại vị thơm ngon của nó hơn là lúc để nguội lạnh – ND)

 

Một sự thật được ghi lại trong Luật Tạng (Vinaya) về một Tỳ kheo sống ở khu nghĩa địa và sống nhờ vào thức ăn người thân mang đến cúng cho những ‘linh hồn’ nằm dưới mộ. Có thể những thức ăn người thân cúng thường là những thứ được chọn lọc, tươi, ngon, nhiều dinh dưỡng, nên vị Tỳ kheo này trông mập mạp, cường tráng, nên một số người chỉ trích vị này một cách sai trái, cho rằng vị này có thể sống nhờ vào ăn thịt người. Vì có sự việc này, nên đức Phật đã ra giới luật cho các Tỳ kheo không được ăn bất cứ thứ gì hay thức ăn nào không được người khác dâng cúng trực tiếp cho mình, nếu ai vi phạmphạm giới theo Điều Luật (Pacittiya 40).

 

Những câu chuyện này chắc sẽ làm xua tan niềm tin của những Phật tử vẫn còn cho rằng những người khất mặt ‘ăn’ hay ‘hút’ hết phần ‘tinh cốt’ của thức ăn dâng cúng. Vì sao?!

 

 

• Đến nói về việc đốt quần áo…làm bằng giấy (hàng mã) để cúng cho những người đã khuất, thì chúng ta nên nhớ rằng, ngay cả chư thiên thần (Devas) cũng không mặc quần áo bằng vải cotton, lụa, terrylene, vải Dacron hay vải len, mặc dù các Kinh Điển có nói rằng họ rất đẹp đẽ, huy hoàng trong trang phục thần tiên của họ. Tuy nhiên, những y phục họ mặc trên thân mình về cơ bản là những sự biểu thị của nghiệp (tiếng Anh: “kammic manifestations”), những nhà cửa, cỗ xe trên cõi trời thì cũng là những biểu thị về tâm thức của nghiệp mà thôi. Những ngạ quỷ (Petas) hay những cô hồn vất vưởng là những chúng sinh thuộc về tầng lớp đau khổ, trong cảnh giới xấu (Apaya) thì có lẽ là không quần áo, không có gì che thân hoặc ăn mặc rách nát (có lẽ còn tệ hơn những người khốn nạn, ăn mày) theo như Nghiệp xấu ác của họ gây ra. Chỉ có những sự tái sinh phúc lành, như trường hợp những ngạ quỷ (petas) vừa được giải thoáttái sinh thành chư thiên thần (devas) một cách nhanh chóng (nhãn tiền) nhờ phước hồi hướng, thì mới sinh ra những trang phục của chư thiên trên thân của họ, ngay khi người thân cúng dường y vải cho Tăng Đoàn với lòng thànhtâm nguyện hồi hướng công đức cho họ.

 

 

 

 

14. Những Loại Chúng Sinh Nào Nhận Được Công Đức Hồi Hướng Cho Mình?

 

Theo ghi chép trong Kinh “Janussoni” (Janussoni Sutta) thuộc Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara v, 269), thì một Bà-la-môn tên là Janussoni đến hỏi Phật:

 

“Thưa Ngài Cồ-Đàm! Những Bà-la-môn chúng tôi cúng thức ăn và làm lễ cúng đám tang (shraddha) như: “Xin dâng cúng những món này đến với những người thân quyến của chúng tôi. Cầu cho họ được hưởng”. Này ngài Cồ-Đàm! Như vậy được không? Liệu những đồ cúng này có đến được những người thân đã chết của chúng tôi không? Liệu họ có hưởng dụng được đồ cúng không?”.

 

Theo sự trả lờigiảng giải của Đức Phật, thì của dâng cúng này chỉ đến được người thân đã khuất nếu họ đang hiện hữu ở một “nơi thích hợp” và nếu ngược lại thì không được. Những nơi “không thích hợp” đó là:

 

  • Địa ngục, chúng sinh ở đó sống, tồn tại nhờ vào những loại thực dưỡng mà địa ngục có được. (*Xem chú giải về thực dưỡng này).
  • Súc sinh, chúng sinh ở đó sống, tồn tại nhờ vào những loại thực dưỡng mà sinh vật đó khi thụ thai trong bào thai có được.
  • Loài người, con người sống, tồn tại nhờ vào những loại thực dưỡng mà thế giới loài người có được.
  • Cõi trời, chúng sinh ở đó sống, tồn tại nhờ vào những loại thực dưỡng mà các chư thiên thần có được.

 

Thì “nơi thích hợp” chính là cõi Ngạ Quỷ. Vì chỉ có ở cõi này, ngoài việc ngạ quỷ sống và tồn tại nhờ vào những thực dưỡng mà cõi ngạ quỷ có được, thì ngạ quỷ còn có thể sống và tồn tại nhờ vào những thứ (công đức, phước đức) mà bạn bè, vợ hay chồng, người thân quyến hay người họ hàng cúng dường vì (hồi hướng) lợi ích cho chúng sinh ngạ quỷ đó (ngay trong kiếp hiện hữu này, tức phải đúng lúc người cúng dường đang còn sống làm người và đồng thời ngạ quỷ thì còn đang ở cõi ngạ quỷ).

 

Từ kinh này mà người ta biện luận rằng chỉ cần cúng những thức ăn vật chất cho những người thân đã khuất, không cần thỉnh Tăng Đoàn đến thọ thực và hồi hướng công đức cho người đã khuất. Nếu việc chuyển nhượng, hồi hướng công đứcý nghĩa ở đây, thì công đức cũng có thể được hồi hướng đến những người thân đã khuất hiện đã là một thiên thần trên cõi trờithiên thần đó cũng được lợi ích sau khi cảm kích, vui mừng được sự tôn kính, tưởng nhớ này (?). Tuy nhiên, còn một điều kiện khác hay bị bỏ quên.

 

Theo bộ Kinh “Milinda Vấn Đáp” (Milinda-Panha) khi nói về những loại ngạ quỷ khác nhau, chỉ có loại ngạ quỷ sống phụ thuộc vào những gì được bố thí (Paradatta-upajivi) và những ngạ quỷ nhớ được những người thân quyến đang sống ở trần gian và thấy được những việc thân quyến đang làm, thì có thể nhận được và chia sẻ được những công đức. Điều này có nghĩa rằng, ngạ quỷ muốn nhận được công đức hồi hướng thì ngạ quỷ đó phải hiện diện trong suốt quá trình nhận công đứcvui mừng, hoan hỉ (tùy hỉ) với công đức đó.

 

Chúng ta có thể loại trừ sự hiện diện của những thiên thần: họ không hiện diện để hay biết sự bố thí công đức này. Theo Kinh “Ngoại Đạo Payasi” (Payasi Sutta) thuộc Trường Bộ Kinh (Digha, kinh 23), sau khi được sinh lên cõi trời, những thiên thần đắm mình trong lạc cảnh, sung sướng trong thế giới mới, và họ thường không bao giờ muốn quay lại những ‘ngôi nhà’ cũ ở trần gian và họ sẽ không thể nhận được những công đức hồi hướng đó. Ngay cả những vị thần trái đất, tức những địa thần (rukkha deva) luôn sống trên những cây trong rừng, họ cũng không để ý đến những bố thí công đức (Pattidana) hồi hướng cho mình, và cũng không nhận được công đức đó.

 

Theo Quy Luật Nghiệp (hay “Luật Nghiệp Báo” như nhiều người vẫn gọi), chúng ta nên biết rằng những ngạ quỷ khác nhau đang chịu những mức độ đau khổ khác nhau, tương xứng với những nghiệp khác nhau mà họ tạo ra. Có lẽ những ngạ quỷ sống nhờ vào sự bố thí của người khác (Paradatta-upajivi Petas) có được Nghiệp tốt (kuasala kamma) cho phép họ được tái sinh gần nơi sinh sống của những người thân quyến thuộc đang sống trên trần gian. Trong điều kiện đó, họ có được cơ hội cho phép họ luôn vui mừng, hoan hỉ khi thấy được bạn bè, người thân trong gia đình, họ hàng thực hiện việc bố thí cúng dường vì lợi ích (hồi hướng công đức) cho họ. Chính tâm nguyện hay ý hành hoan hỉ, vui mừng khi được bố thí, cúng dường vì lợi ích của ngạ quỷ thân quyến sẽ tạo được thiện nghiệp mạnh mẽ. Và cùng với những điều kiện thuận lợi hay “thuận duyên” có thể dẫn dắt ngạ quỷ thân quyến đó tái sinh về cõi trời thành thiên thần. Chỉ có một con đường duy nhất là họ phải tạo ra công đức, Nghiệp thiện thì mới có khả năng được giải thoát khỏi cảnh giới đau khổ.

Vậy nếu một người thân quyến của mình không bị tái sinh về cõi ngạ quỷ, thì ai sẽ được nhận hưởng công đức hồi hướng đó?. Theo Đức Phật, vòng luân hồi sinh tử (samsara) thì rất dài, tuF vo^ thuyR, thì không thể nào trong thế giới ngạ quỷ mà không có một người thân quyến của mình (thí chủ) **.

 

Bên cạnh đó, người bố thí (thí chủ) cũng được lợi ích nhiều bằng việc bố thí công đức (Pattidana) vì những tâm nguyện hay ý hành thiện của mình đầy đủ lúc bố thí, nên công đức càng được củng cố, gia tăng.

 

 

*Chú giải về “thực dưỡng”: Con người có thể sống đến 7 ngày không uống nước, không thức ăn. Nhưng những thiên thần, ngạ quỷ và những chúng sinh ở tầng thấp hơn (cảnh hạ sanh, hạ thú (apaya) hay địa ngục), họ mang những phẩm chất tạo nghiệp rất mạnh trong ‘thân’ mình, nên có thể chịu nhịn, đói khát trong thời gian rất lâu, do nghiệp của mình. Lý do họ có thể tồn tại một thời gian lâu chỉ nhờ vào thực dưỡng (oja) bên trong mà họ nhờ vào đó. -TG

 

** Ý Phật nói, khi mình đang làm người, có thể mình đã trải qua hàng trăm, ngàn hay vạn vạn kiếp hay hơn nữa, thì mỗi kiếp mình lại có biết bao nhiêu người thân quyến thuộc để chia xa vì sinh tử và phải bị sinh vào cõi xấu như cõi ngạ quỷ, là những cõi khó có đường thoát ra nếu không gặp đại phước, đại duyên hay nghiệp tốt mạnh (vốn rất khó tạo được trong cảnh giới xấu) – ND.

 

 

 

 

15. Phong tục của người Trung Quốc đốt hàng mã bằng giấy để cúng cho người thân đã khuất của mình.

 

Rất nhiều gia đình người Trung Quốc và những dân tộc khác như Việt Nam theo phong tục đốt những hàng mã bằng giấy để cúng cho những người đã chết. Ví dụ như: ‘Tiền âm Phủ’, trang phục bằng giấy, xe, nhà, v.v với niềm tin rằng họ sẽ nhận được thông qua những làn khói đốt và họ có thể sử dụngthế giới linh hồn. Nếu một người đã khuất cũng vui mừng, hoan hỉ với những hành động ‘hiếu thảo’ này của người thân của mình khi thực hiện những nghi thức, tập tục theo mong ước của người chết, thì liệu người chết đó có tạo được Nghiệp tốt có thể mang lại ích lợi tức thì (như trong trường hợp hồi hướng “công đức bố thí”) hay không?

 

Người chết (chẳng hạn như là một ngạ quỷ sống gần người thân quyến) cảm thấy vui mừng, hoan hỉ khi nhìn thấy những người thân quyến còn sống của mình thực hiện tục đốt vàng mã bằng giấy để cúng mình theo như mong ước của mình không có nghĩa là người chết đang tạo ra nghiệp tốt. Niềm vui mừng, hoan hỉ của người chết đó có thể là những dính chấp, tham dục; và hơn nữa việc đốt đồ “giấy” không tạo ra được công đức nào hết, nên cũng chẳng có gì để hồi hướng hay người chết có thể nhận lãnh hay chia sẻ. Niềm tin rằng người chết sẽ nhận được đồ cúng là dựa vào sự Si Mê, mù quáng. Mặc dù người chết có vui mừng, hoan hỉ, với sự tập tục cúng đó, người ấy không thể tạo ra nghiệp tốt nào để cải thiện hoàn cảnh hiện hữu cả.

 

Tương tự vậy, nếu người chết là một nạn nhân bị người khác sát hại, và con của người đó tìm cách trả thù cho cha, nên đã giết hoặc làm bị thương tay sát thủ đó. Người cha đã chết nếu có thấy được việc báo thù này và khởi tâm hoan hỉ, hả dạ “mỉm cười nơi chín suối” vì lòng ‘hiếu thảo’ của người con, đã thực hiện ‘công lý’ và ‘phục hồi danh dự’ cho gia đình. Nhưng hành động của người con không tạo ra công đức nào hết, đó chỉ là hành động của oán thù, Sân hận. Đích thực, đáng thương thay, người cha chết đó đã tạo thêm Nghiệp ác bằng việc vui mừng, hoan hỉ với hành động nghiệp ác của người con. Vì vậy, chúng ta nên cẩn thận trong việc diễn dịch suy diễn những hành động việc làm nào là thật sự tạo nên điều “hiếu thảo”.

 

 

Trong Tiếng Pali, có ba (3) loại tình thương yêu, đó là:

 

a) Metta: Lòng từ ái, tình yêu thương không dính mắctrong sáng, cao đẹp, quảng đại; là lòng thương người và mong mỏi những chúng sinh hữu tình được hạnh phúcsung sướng. Lòng từ là một dạng tâm thiện.

 

b) Tanha: Tình yêu dục vọng, là loại tình thương yêu dính mắc bởi dục vọng. Tanha là dục vọng. Đó là dục tình hay ái tình của nam nữ và không phải là một dạng tâm thiện.

 

c) Gehasita pema: Tình yêu thương gia đình, ruột thịt, là tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, hay ngược lại, tình thương giữa con cháu và những người họ hàng, huyết thống. Đây cũng là một dạng tình thương do dính mắc với quan hệ gia đình, ruột thịt, cho nên mỗi khi có người nào trong gia đình mất đi, thì những người khác bị đau buồn sầu khổ, luyến tiếc.

 

Lòng hiếu thảo là sự tôn trọng, tôn kính hết mực của những người con dành cho bậc cha mẹ, và nó thuộc về dạng tình yêu thương ruột thịt (Gehasita pema) như đã nói trên. Như trong kinh điển đã nói, nó bao gồm rất nhiều việc phải làm trong trách nhiệm hiếu thảo, bao gồm việc chăm sóc cho cha mẹ, chôn cất cha mẹ một cách đúng đắn, trang trọng khi họ qua đời, giữ gia phong, mang danh dự về cho gia đìnhphải lo có con (nam) nối dõi dòng họ (theo tuW tuongR vaan hoaS no^iS doiX ngayF xuWa –ND).

 

Theo Đức Phật con cái KHÔNG BAO GIỜ trả hiếu hết công ơn của cha mẹ, ngay cả khi có đặt cha mẹ trên đầu mình một trăm năm!. Vì vậy, Đức Phật đã khuyên dạy những cách làm thích hợp, phải đạo để đền đáp công ơn cha mẹ bằng lòng hiếu thảo, lòng từ bi và lòng biết ơn trong các “Kinh Hạnh Phúc” hay “Kinh Điềm Lành” (Mangala Sutta) và “Kinh Lời Khuyên Dạy Cho Sigala” (Sigalovada Sutta).

 

 

 

 

16. Vui Mừng, Hoan Hỉ Với Công Đức Của Người Khác – Tùy Hỷ Công Đức (Pattanumodana)

 

Chữ “Pattanumodana” là từ ghép của hai từ “Patti (công đức) và “Anumodana (hoan hỉ, ủng hộ, cảm ơn, đồng lòng). Vì vậy, chữ “Pattanumodana” có nghĩa gốc là: Vui mừng, phấn khởi với công đức của người khác.

 

Còn trong Chú Giải Bộ Pháp Tụ (“Atthasalini”) thì gọi chữ này là “tạ ơn”, “gửi gắm lời cảm ơn” (tiếng Anh: thanksgiving) và định nghĩa chữ này như sau:

“Sự cảm tạ (hay vui mừng với công đức của người khác) là một căn bản của hành động công đức, được hiểu như là sự gửi lời cảm ơn, bằng lời nói “Tốt, làm tốt lắm!” mỗi khi, chẳng hạn, có người khác chia sẻ công đức của họ hay khi họ thực hiện hành động công đức khác”.

 

Tâm nguyện hay ý hành khi được đi kèm với lòng “tùy hỷ công đức” (Pattanumodana) này, và như vậy là sẽ đi kèm với lòng phấn khởi, vui mừng (mudita) thành công, công đức của người khác, và chánh tri kiến hay sự hiểu biết đúng đắn, khi một người tán đồng và cùng vui với hành động công đức của người khác. Qua đó, một người cũng có thể chia sẻ được công đức của người kia. Bằng cách nói “Lành Thay!”, thì chúng ta đã gửi lời cảm ơn và tán đồng hành động công đức của người khác, và làm cho người kia càng thêm hoan hỉ, phấn khởi (vì được động viên, tán đồng, chia sẻ). Ý hành đó, khi người đó càng thêm phấn khởi, lại củng cố thêm tiềm năng của công đức người ấy mới tạo ra. Vì vậy, hành động vui mừng, “tùy hỷ công đức” của người khác (Pattanumodana) mang lại lợi ích cho cả hai bên: Người làm việc công đức và Người hoan hỉ, tán đồng theo công đức của người khác. Kết quả của việc vui mừng, tùy hỷ công đức với người khác là sẽ được đẹp đẽ, thành đạthỷ lạc khi tái sinh vào kiếp sau, bởi vì đã vui mừng và động viên người khác làm những việc công đức.

 

 

 

 

Người Hà Tiện, Bủn Xỉn Không Bao Giờ Được Hạnh Phúc

Vua Pasenadi của nước Kosala đã có lần dùng một khoản tiền lớn để tổ chức buổi cúng dường trai tăng lớn nhất cho Đức PhậtTăng Đoàn. Lúc đó, có hai vị quan ‘nhất phẩm’ (bộ trưởng) của nhà Vua cũng đến dự. Một vị thì rất hoan hỉ, vui mừng vì hành động kính Phật của nhà Vua. Một vị kia thì tỏ ra không hài lòng, vì nghĩ rằng nhà Vua đã lãng phí một số tiền quá lớn cho những vị tăng lười biếng. Khi nhà Vua biết được điều này, nhà vua đã trọng thưởng cho vị quan hoan hỉ với công đức của nhà Vua và lưu đày vị quan thiển cận kia, vì đã không tán đồng với một hành động công đức. Để nói về hai thái độ đối ngược của hai vị quan, Đức Phật đã đọc bài kệ sau đây cho nhà Vua:

“Kẻ bủn xỉn không sinh về cõi thiên

Kẻ ngu không coi trọng giải thoát

Người có trí hoan hỉ việc cúng dường

Và sau này sẽ được sinh cõi thiên”

(Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Kệ 177)

 

 

 

 

 

 

17. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

  1. “The Expositor” (Chú Giải Bộ Pháp Tụ - “Atthasalini”), bản dịch tiếng Anh Pe Maung Tin, Hội Kinh Điển Pali (PTS), London.

 

  1. “The Great Chronicles of Buddhas” (Đại Biên Niên Sử Những Đức Phật), tác giả Hòa thượng Thiền Sư Mingun Sayadaw Bhaddanta Victtasarabhivamsa.

 

  1. Sammaditthi Dipani - The Manual of Right Views” (“Sammaditthi Dipani”- Cẩm Nang Về Chánh Tri Kiến), tác giả Thiền Sư Ledi Sayadaw.

 

  1. “The Practice of Giving” (Thực Hành hạnh Bố Thí), tác giả Susan Elbaum Jootla, trong Số phát hành “Wheel Publication No. 367/369”.

 

  1. A Dictionary of the Pali Language (Tự Điển Ngôn Ngữ Pali), soạn giả R. C. Childers.

 

  1. “Buddhist Ceremonies” (Những Nghi Lễ Phật Giáo”, tác giả Thiền Sư Sayadaw Bhaddanta Silanandabhivamsa, Tiến sĩ Văn chương. In trong “The Light of the Dhamma”, Vol. VII, No. 2, 1960.

 

  1. Tirokutta Sutta in The Five Nikayas, an Anthology of Discourses of the Buddha” (“Kinh Bên Ngoài Những Bức Tường” trong 5 Kinh Bộ NikayaS. Tuyển Tập Những Bài Thuyết Giảng Của Đức Phật). Bản dịch của Ban Biên Tập Pháp Quang (Editors of the Light of the Dhamma), Cục Tôn Giáo, Yangon, Myanmar 1977.

 

  1. “The Commentary on the Petavatthu” (Luận Giảng Về Kinh “Chuyện Ngạ Quỷ”), tác giả ngài Dhammapala; Bản dịch của Đại Đức U Ba Kyaw. Hội Kinh Điển Pali (PTS), London, 1980.
  2. “Significance of Ancestor Worship by Seema Burman – Article” (Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng Tổ TiênTham Luận), đăng trên trang “www.festival.indiatimes. com/articleshow/-998323340.cms.


[1]Theo cư Sĩ TS Bình Anson trong bài “Về hạnh Bố Thí”: "Bố Thí" là chữ Hán Việt, gồm chữ "Bố" và chữ "Thí". "Bố" là bày ra, ban rộng ra, trải đều ra; như trong những chữ: ban bố, phân bố, công bố. "Thí" còn đọc một âm khác là "Thi", nghĩa là thực hiện, áp dụng, làm ra; như trong những chữ: thí nghiệm, thí điểm, thí công. "Bố thí" có nghĩa là làm cho rộng ra, trải rộng ra, phân chia cùng khắp.

Từ đó, “Bố Thí” mang một ý nghĩa là: chia sẻ, san sẻ. Tiếng Anh thường dịch là: Giving, Donating, Sharing. Trong tiếng Pali là “càga”, tiếng Phạn là “dàna". “Dàna" thường được phiên âm là "Đàn-na", "Đàn-na Ba-la-mật" (hạnh Ba-la-mật về Bố Thí). Trong kinh sách, đôi khi chúng ta thấy có sự dùng chữ kết hợp âm tiếng Phạn và tiếng Hán. Thí dụ như chữ "Đàn chủ": Đàn là từ chữ Phạn "Dàna", Chủ là tiếng Hán. Đàn Chủ là người bố thí, cúng dường, tiếng Pali là "Dànapati", cũng còn được gọi là "Thí Chủ". Chữ "Thí" ở đây là nói tắt từ chữ "Bố Thí". Trong thuật ngữ Phật học, chữ "Thí" không còn mang nghĩa đen là "làm, thực hiện", mà thường được hiểu như là chữ tắt của "Bố Thí". Ngoài ra, các chữ khác liên quan đến "Bố Thí" như là: Đàn-na tín thí, cúng thí thực, thí cô hồn, tài thí, pháp thí, v.v. –ND.

 

[2] Xin nhắc lại, tùy theo từ ngữ được dùng trong những cách hành văn hoặc được dùng bởi nhiều dịch giả và các thầy khác nhau, nhưng các từ “tâm ý”, “ý định”, “tâm hành”, “ý hành”, “tác ý” đều có nghĩa giống nhau, đều nói về sự cố ý, ý muốn hành động của tâm (cetana). Chỗ này đang nói vế “ý định” hay “ý muốn” thực hiện việc bố thí (cetana dana) – ND.

[3] 8 loại người đó là: 4 loại người đang trong một trong 4 chặng đường Đạo để hướng tới chứng đạt Thánh Quả Nhập Lưu, Nhất Lai, Bát Lai và A-la-hán (Vô sinh), và 4 loại người đã chứng đạt 1 trong 4 tầng Thánh Quả đó.

[4] Ở đây, Đức Phật chỉ những người mặc y cà sa vàng đến tận cổ, tức y phục Tỳ kheo, nhưng họ không phải là những tu sĩ đức hạnh. Từ này Đức Phật cũng dùng trong Kinh Pháp Cú, kệ số 307, có ghi lại như sau:

Kaasaavaka.n.thaa bahavo paapadhammaa asannataa Paapaa paapehi kammehi niraya.m te upapajjare. – 307

Nhiều người y vàng cổ (cà sa), Ác hạnh, không điều phục Kẻ ác do nghiệp thúc, Phải đọa địa ngục thôi. -(ND)

[5] Một điều trùng hợp, như thể Đức Phật đã tiên liệu, là vào thời có Vua Asoka rất ưu áibảo trợ đạo Phật, nhà Vua đã chỉ đạo nhiều nguồn lực cũng như chính bản thân mình thường xuyên chăm lo, cúng dường cho Tăng Đoàn. Vì vậy có rất nhiều người giả dạng Tỳ kheo, khoát y vàng, chen vào Tăng Đoàn để được cúng dường, phụng dưỡng về vật chất. Về sau, thánh tăng đại A-la-hán Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) đã quay lại, và theo yêu cầubảo trợ của vua Asoka, ngài đã loại bỏ những phần tử tà hạnh này ra khỏi Tăng Đoàn. Xem thêm Chương XVII - (ND).

[6] Ở đây, từ “Phật tử” có nghĩa là “Phật tử tại gia” hay “cư sĩ” để phân biệt với những “Phật tử xuất gia” vốn luôn được gọi là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc tu sĩ, tăng, ni, sư thầy, tùy theo các nước Phật giáo khác nhau. Trong quyển sách này và nhiều sách khác, người dịch luôn luôn ghi đầy đủ cách gọi: “Phật tử tại gia”, “cư sĩ” để chỉ những người theo đạo Phật, luôn nghĩ rằng mình là một Phật tử kính đạo. Mặc dù một số họ chưa bao giờ dự lễ Quy y Tam Bảo, ta cũng nên gọi họ là những Phật tử. Đối với những người bình thường, không theo đạo Phật, dù là người tốt hay người xấu, cũng không theo tôn giáo nào, thì được gọi là “người thường”, “người phàm phu”. Và chỉ đối với những người được biết rõ hay tuyên bố là không theo đạo Phật hay chống lại, bài xích đạo Phật, ngay cả trong lịch sử; Hoặc họ là những người đã là tín đồ của tôn giáo khác, thì mới gọi là “người ngoại đạo” – ND.

[7] Vu-Lan (ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn, là phiên âm của từ tiếng Phạn “ullambana”. Bên Trung Quốc còn gọi là lễ Tết Trung Nguyên.

Theo Phật giáo Đại Thừa, từ truyền thuyết về ngài Mục Kiền Liên đại hiếu, nghe theo lời khuyên của Phật, đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, nên sau đó Đức Phật đã dạy rằng mọi người nên trả hiếu cho cha mẹ bằng cách như vậy (tức bằng cách cúng dường trai tăng để có được công đức lớn và hồi hướng cho cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước). Nên Vu Lan, thường được tổ chức chính vào ngày Rằm tháng Bảy hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung).

Thêm nữa, ngày này còn mang ý nghĩa và được gọi là ngày “Xá tội vong nhân. Vào ngày này, người ta tin mọi chúng sinh “tù nhân” ở Địa ngục đều được xá tội, được lên Dương gian. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương gian thờ cúng. -ND

 


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77393)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66331)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440139)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.