Phần 6 (Bài 51- Bài 60)

29/10/201012:00 SA(Xem: 12826)
Phần 6 (Bài 51- Bài 60)

TRUNG ĐẲNG PHẬT HỌC
GIÁO KHOA THƯ 
Tác giả: Sa Môn Thích Thiện Nhơn 
Thái Hư Đại Sư giám định 
Việt dịch: Thích Nguyên Liên

Quyển thứ hai

Bài 51

PHÁP HIỂN NGƯỜI ĐẦU TIÊN PHÁT HIỆN CHÂU MỸ

CẦU NA BẠT ĐÀ LA

Pháp hiển người Bình dương họ Cung năm ba tuổi xuất gia. Dao tần năm Hoằng thỉ thứ 2 (Kỷ hợi) Ngài cùng với bạn đồng học là Huệ cảnh, Đạo chính… rời Trường an vượt biển phía tây, trải qua sáu năm mơi đến được Trung ấn. Sáu năm tham học giới luật, phạn ngữ sau trở về Trung quốc, mất ba năm mới về đến Thanh châu, trú ở chùa Đạo tràng Kiến khang và dịch được rất nhiều kinh luận. Sau Ngài thị tịch ở Tân tự Kinh châu hưởng thọ 86 tuổi, có trước tác Toàn hành ký còn gọi là Pháp hiển truyện.

Gần đây thấy trong thiên đầu Văn lục của Chương thái viên, phần Pháp hiển phát kiến tây bán cầu viết:

“Gần đây tờ báo Mông đà mục dật của Pháp tây lan (nước Pháp), nói rằng người đầu tiên phát hiện Tây bán cầu, không phải Kha luân bố mà là người Chi na (Trung hoa). Xưa nay các nhà khảo cứu lịch sử chỉ thấy gần không thấy xa, thường đề cao Kha luân bố là người phát hiện châu Mỹ, điều này hoàn toàn không chính xác.

Vào năm 486 (Võ đế nhà Tề năm Vĩnh minh thứ 4- Bính dần), có năm vị tăng người Chi na từ bờ biển đông á vượt 6500 hải lý đến một châu lục, vị tăng trưởng đoàn tên là Pháp hiển, năm 502 Ngài có viết Toàn hành ký lưu hành ở đời, ngày nay Toàn hành ký được truyền dịch sang tiếng Anh, căn cứ vào địa điểm được ghi trong Toàn hành ký, có thể xác định là vùng Mặc tây ca.

Nay khảo sát nền văn hoá Mặc tây ca, còn có những vết tích chế độ văn vật Trung hoa. Hiện còn những vật trang sức Bà la môn và các tượng Phật lớn… không xác định được niên đại chế tạo, ngày nay khảo sát Toàn hành ký tức Pháp hiển Phật quốc ký, phát hiện ra vết tích của châu Mỹ, ngay khi đoàn lạc hướng đi về phía đông. Nguyên văn trong Toàn hành ký viết:

“Hoằng thỉ thứ hai nhằm năm Kỷ hợi, cùng các vị như Huệ cảnh, Đạo chính, Huệ ứng, Đạo ngôi… đến Thiên trúc tầm cầu giới luật, khởi đầu từ Trường an qua sáu năm mới đến được Trung ấn, lưu lại tham học sáu năm rồi đến nước Sư tử (Tích lan), Tại đây trong đoàn có sự phân rã, có người ở lại có người chết… tức đi theo đoàn buôn… đoàn thuyền gặp bão lớn suốt 13 ngày đêm… biển động mạnh khiến thuyền không xác định được hướng đi… lênh đênh trên biển 19 ngày đêm, thuyền mới tấp vào được một nước tên Da bà đề. Nước này ngoại đạo Bà la môn rất thạnh hành, Phật giáo không nghe nói đến, đoàn lưu lại tại đây hơn năm tháng”. Xét nước Da bà đề nay phỏng theo âm để phán đoán, tức nước Da khoa đà nhĩ, Nam mỹ sát phía nam Mặc tây ca, phía đông bờ biển Thái bình dương (Xét trong đoạn văn nói năm 486, e có sự nhầm lẫn chữ thất thành chữ bát, không lẽ Pháp hiển phải dừng lại châu Mỹ mười năm, như thế mới hợp với đoạn văn sao?)

Tống văn đế nghe danh Cầu na bạt ma (Công đức khải), liền sai các ông Đạo hối… theo đường biển đến đón Ngài. Sau khi đón về thỉnh trú chùa Kỳ viên, Hà thượng chi… tôn Ngài làm thầy. Tống văn đế hỏi: “Trẫm muốn dùng trai giới bất sát để cai trị thiên hạ, ngặt nỗi chưa thể thành đạt chí nguyện”. Bạt ma thưa: “Đế vương tu hành so với hàng thất phu có sai khác, thất phu vốn thân hạ tiện lời nói không có uy đức, nếu không nỗ lực khắc kỹ tự thân, làm sao có thể trai giới được? Nay nhà vua lấy bốn bể làm nhà, xem thần dân như con đẻ, một lời nói ra làm cho mọi người đều hoan hỷ, ban bố chính sách đúng đắn khiến cho mọi người đều ưa thích, hình phạt nhưng không làm mất mạng, khô dịch nhưng không làm nhọc sức, như thế mưa thuận gió hoà lúa thóc tràn đầy. Với việc trì trai như thế là đại trì trai, giữ giới bất sát như thế chính là đại bất sát, hơn xa là nhịn ăn nửa ngày, để bảo toàn sanh mạng cầm thú mới là trì trai sao?”. Văn đế nghe xong đứng dậy vỗ ghế than: “Trẫm xưa nay mê mờ cuốn theo thế tục mà không rõ được đạo lý, nay nhờ Ngài đem giáo pháp chỉ bày mới được tỉnh ngộ, chỗ trì trai bất sát như lời Ngài dạy, quả thật là chỗ dùng rốt ráo của trời người”.

Cầu na bạt đà la dịch kinh Hoa nghiêm, Văn đế sắc lịnh mỗi ngày các quan phải đến hầu dưới ghế, Phật giáo vào thời Tống có thể nói là rất hưng thịnh.

 

Bài 52

PHẬT PHÁP THỜI TỐNG TỀ

Thời Tống năm Nguyên gia 12, Văn đế bảo thượng thư Hà thượng chi: “Phạm thái, Tạ linh vận thường cho Lục kinh chỉ để giáo hoá thế tục, nếu muốn cầu tánh linh cần phải nương vào giáo lý nhà Phật làm kim chỉ nam. Gần đây có Nhan diêm chi chiết phục Đạt tánh luận, Tông bỉnh vấn nạn Hắc bạch luận, hai vị này làm sáng tỏ chân lý phù hợp lòng người, nếu mọi người đều thấm nhuần sự giáo hoá đó, thì trẫm có thể ngồi yên hưởng thái bình”.

Hà thượng chi thưa: “Đạo Phật từ phương đông truyền sang, từ xưa đến nay những bậc nổi tiếng trong thiên hạ như Vương đạo, Châu khải, Dửu lượng, Tạ an, Đái quỳ, Hứa tuân, Vương mông, Hy siêu, Tạ thương, Vương đạt chi… không ai không cúi đầu bẩm thọ quy y. Giả sử trong ấp một trăm nhà có mười người giữ năm giới, thì mười người đó là chuẩn mực. Trong làng một ngàn nhà có trăm người tu mười điều thiện, thì trăm người đó hoà mục. Người nào khéo làm được một việc lành, thì có thể dứt bỏ được một việc ác, một việc ác được dứt bỏ thì một hình phạt sẽ không còn. Một hình phạt không còn ở nhà, vạn hình phạt không còn ở nước, với tông chỉ sáng suốt như thế, bệ hạ có thể ngồi yên hưởng thái bình. Cho nên khi Phật đồ trừng đến nước Triệu, cha con Thạch lặc giảm bớt hung bạo, cảm linh tháp phóng hào quang, Tần phù kiên giảm bớt sự ngược đãi, liền cảm sức thần giúp đỡ, việc này mọi người đều thấy. Chí đến đất đai, con người tuy có phí tổn phần nào (không bằng một phần vạn quân phí), nhưng nếu Ngài lấy phước báo ân, thì thái bình không bao giờ dứt hẳn”.

Dương huyền bảo đến thưa: “Cuộc đàm luận này đã đạt đến lý tột cùng của trời người, theo thiển ý hạ thần trộm nghĩ, xưa nay binh lực nhà Tần Sở hùng mạnh, thế mà bị Ngô huyền đánh tan, do các vị đó không vận dụng đạo lý dùng phước báo ân này”.

Hà thượng chi thưa: “Nếu lễ ẩn mất thì chiến sĩ tiêu tan, quý lòng nhân đức thì binh khí tổn giảm. Lấy chí nguyện của Ngô huyền gặp thời mà làm, thì không nên lấy cái đạo của Thiêu mộng, chỉ nên lấy giáo lý nhà Phật đem ra giáo hoá cho con người mà thôi”. Văn đế nghe vui mừng nói: “Thích môn có khanh như Khổng môn có Quý lộ, ai cũng như khanh, thì lời nói ác không bao giờ lọt vào tai trẫm”.

Nam tề (Túc đạo thành nối tiếp nhà Tống, dời đô đến Kiến khang nay là tỉnh Giang ninh), Kiến nguyên năm đầu vua đích thân đến chùa Hoa nghiêm, nghe Pháp sư Đạt đạo giảng kinh Duy ma cật. Vĩnh minh năm đầu Võ đế ở Hoa lâm viên khai mở đạo tràng Bát quan trai, sắc phong pháp sư Dương pháp và Hiển pháp chức Sướng kiên dư và Lục chánh sự, đương thời tôn xưng hai Ngài là hai vị tuấn kiệt áo đen.

Bắc tề (Cao dương nối tiếp Đông nguỵ, đổi quốc hiệu Tề đóng đô ở Nghiệp nay là vùng An dương tỉnh Hà nam), năm Thiên bảo thứ hai Văn tuyên đế triệu pháp sư Tăng trù vào cung kính thọ thiền quán, nương Tăng trù thọ Bồ tát giới. Lại sắc phong pháp sư Tăng trù chức Chiêu huyền thập thống, sắc phong pháp sư Pháp thống chức Đại thống, ban chức vụ cho hơn năm trăm vị tăng, kiểm định tăng ni hơn bốn mươi vạn hết thảy đều đãi ngộ. Văn tuyên đế thiết lập đàn tràng tấn phong quốc sư, vua trải tóc nơi đất mời pháp sư Pháp thượng thăng toà. Hoàng hậu quần thần đều xin thọ Bồ tát giới.

Thời Nam triều Lương võ đế Phật pháp rất hưng thịnh, ngoại đạo không được trọng dụng. Do đó tín đồ Đạo giáo dời xuống Bắc tề rất nhiều, đạo sĩ Lục tĩnh tu mời sa môn Phật giáo tranh luận. Pháp thượng cử Đàm hiển và Đàm hiển đã chiết phục được Lục tĩnh tu. Nhân đây vua (Bắc tề) hạ chiếu cấm hẳn Đạo giáo, Đạo giáo hầu như tuyệt hẳn ở Bắc tề.

Trong thư gởi răn nhắc người nhà Nhan chi thôi viết: “Tư tưởng thần tiênhao tổn tiền bạc, nhưng đều hư ảo phóng đảng, giả sửtu chứng tiên quả rốt cùng vẫn không thoát khỏi cái chết, đó không phải là đạo xuất thế, ta khuyên các ngươi chớ tin theo. Giáo lý nhà Phật chứng cớ rõ ràng, xưa nay các vị cao hiền đều quy hướng, không ai sanh tâm xem thường… Luận kẻ Nho gia quân tử, nhìn thấy con vật sống chứ không ai nỡ thấy con vật chết, nghe tiếng kêu thét con vật khi bị giết, thì không ai nỡ ăn thịt nó. Cao sài, Tăng tiết tuy chưa biết đạo Phật, nhưng các vị đó không bao giờ giết hại súc vật, đó là do dụng tâm tự nhiên của lòng nhân ái. Các loài súc vật không ai không yêu quý thân mạng, cho nên các người phải tuyệt dứt tâm sát hại, đừng khuyến khích kẻ khác sát sanh… Bước đầu của tu Phật là giữ năm giới, năm giới so với Ngũ thường của Nho gia có sự tương đồng, Nhân là bất sát, Nghĩa là bất đạo, Lễ là bất tà dâm, Trí là bất ẩm tửu, Tín là bất vọng ngữ, nếu ai cho mình là đệ tử của Khổng môn, nhưng hành vi trái với Phật pháp, thì người đó là kẻ mê hoặc”.

 

Bài 53

PHẬT PHÁP THỜI NHÀ LƯƠNG

Năm Thiên giám thứ ba Lương võ đế (Tiêu diễn), đích thân chế Nguyện văn, lãnh đạo hơn 20 vạn thần dân phát tâm Bồ đề trừ bỏ hẳn Đạo giáo, xây chùa Quang trạch chú giải kinh Đại phẩm bát nhã, cung thỉnh sa môn Pháp vân đứng ra lãnh đạo tăng đoàn.

Năm Thiên giám 12 vua thỉnh pháp sư Tăng mân giảng kinh Thắng man, lập thệ nguyện bỏ hẳn rượi thịt. Năm Thiên giám 16 hạ lịnh trong dân chúng cấm hẳn giết hại sanh vật, khuyến khích mọi người dùng chay quả thanh tịnh, bắt các đạo sĩ nhất loạt hoàn tục, sắc sa môn Huệ siêu chức Thọ quang đại học sĩ, lại cung thỉnh chư tăng cấm túc chú giải kinh điển.

Năm Thiên giám 18 vua mời pháp sư Huệ ước vào điện Đẳng giác, tự cởi hoàng bào mặc Cà sa phát nguyện thọ Bồ tát giới, trong buổi lễ có 48000 người đồng phát tâm thọ giới. Đại thông năm đầu vua xây dựng chùa Đồng thái, trong thời gian xây dựng đã xả thân đến làm công quả ba ngày, thiết lập Vô giá đại hội khắp bốn phương, thực hành pháp bố thí thanh tịnh, lại vì bốn chúng thỉnh cầugiảng kinh Niết bàn. Năm Đại thông thứ tư vua cho trùng tu chùa Trường can, năm thứ bảy lại đến Hoa lâm viên, giảng kinh Kim tự bát nhã tam huệ.

Suốt 49 năm tại vị phụng Phật tôn pháp, nhà vua tuy thân ở cung điện nhưng thường mặc pháp phục, tuy không xuất gia nhưng suốt đời chay tịnh, hưởng thọ 86 tuổi. Trong sử có đoạn: “Lương võ đế là vị vua có lòng hiếu từ cung kiệm học rộng văn hay, lúc đầu nhà vua tôn trọng nho gia, lập bảng mộc đề danh việc này mọi người đều biết, sau sùng tín Phật giáo ba lần xả thân làm công quả chùa Đồng thái, Hầu cảnh đem quân ở Hà nam sang hàng Lương võ đế thâu nhận. Kế Nguỵ đế lại sang cầu cứu được Lương võ đế hứa giúp. Hầu cảnh nghi ngờ liền phản, đem quân vây hãm Đài thành, Võ đế bị cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực mà chết. Nhà vua tại vị được 48 năm”.

Xét đoạn sử luận bàn về cuộc đời của Lương võ đế, cho rằng lúc đầu vua tôn trọng nho gia đời sống an bình, sau tôn sùng Phật giáo đến nỗi bị cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực mà chết. Sự việc hoặc có thật. Có điều suốt thời gian 48 năm phục vụ đất nước của Lương võ đế, sau cùng bị sáu chữ chỉ trích: “Sơ khả quan, hậu tiệt thực”, đây chẳng qua là đao bút của bọn sử quan trọng nho khinh Phật vậy.

Tam tạng pháp sư Chân đế người nước Ưu ni thiền tây ấn, tiếng phạn gọi là Ba la mạt đề, Đời Lương năm Đại đồng 12 Ngài sang Trung quốc, lúc đó đã hơn 30 tuổi. Tại đây được Võ đế đón tiếp nồng hậu, nhưng không may gặp loạn Hầu cảnh, bèn xuống Bắc tề rồi sang Đông Nguỵ. Trong thời gian này Ngài đã dịch được các kinh như Kim quang minh kinh, Nhiếp đại thừa luận cả thảy 287 q, các bộ luận của Thế thânBộ chấp luận sớ 1q do Thế hữu trước tác… đặt nền móng khai mở cho các tông Pháp tướng, Duy thức, Nhiếp luận… sau này. Sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Chân đế, không kém La thậpHuyền trang. Trong bầu trời lịch sử Phật giáo Trung hoa, Chân đế rực sáng như một vì sao. (Chân đế tịch vào năm Đại kiến nguyên niên thời Trần hưởng thọ 71 tuổi).

Bảo chíđệ tử của Tăng kiểm, chuyên lấy việc tu thiền làm sự nghiệp, Ngài xuất gia vào đầu thời Tống (chữ Diên e lẫn lộn với chữ Thế), tay thường cầm tích trượng, đầu trượng treo tấm gương hoặc cột mảnh vải, mang phất tử dạo khắp trong chợ, mọi người truyền Ngài có nhiều phép thần thông kinh dị. Tề văn đế cho rằng Ngài làm mê hoặc, bắt giam vào ngục, nhưng ở trong ngục lại hiện ra những thân hình khác. Bảo chí tuy không được các vua Tống, Tề tôn trọng, nhưng Lương võ đế đặc biệt tôn sùng phát tâm quy y với Ngài.

Bảo chí có trước Đại thừa tán 10q, Thập tứ khoa tụng 10q, Thập nhị thời tụng 12q… năm Thiên giám 13 thị tịch an táng ở Chung sơn, Lương võ đế vì Ngài lập tháp năm tầng, xây chùa Khai thiện cho vẽ tượng Ngài truyền khắp dân gian. (Năm Hồng võ nhà Minh Thái tổ y theo lời tấu của Trần ý ước, cải táng tháp Bảo chí, mở tháp thấy da Ngài vẫn còn hồng hào, móng tay dài quấn quanh lưng tóc phủ khắp thân).

Tăng hấp tự Huyền phong hiệu Thiện huệ. Lúc đầu Ngài đi làm thuê, nhưng siêng học Phật pháp, sau theo lời thỉnh cầu của Lương võ đế đến Kiến khang. Tương truyền khi vua mời Ngài giảng Kim cang, Tăng hấp vừa bước lên toà đã lấy thước gõ mạnh xuống bàn. Ngày nọ đầu đội mũ mặc áo Cà sa mang giày vào cung, Lương võ đế hỏi: “Thế nào là đạo sĩ?”, Ngài chỉ vào giày. Võ đế lại hỏi: “Thế nào là tục nhân?”, Ngài chỉ vào Ca sa rồi rời khỏi cung.

Truyền thuyết này đúng sai khó lường, căn bản cùng với cái gọi là thiền hệ Đạt ma hoàn toàn khác biệt, nhưng lại cùng Thiền tông thời sau có điểm tương đồng? (Biên giả xét thấy cuộc vấn đáp giữa Tăng hấp và Lương võ đế, giống với cuộc vấn đáp giữa Bồ đề đạt maLương võ đế). Tăng hấp có trước tác Tâm vương minhxây dựng Luân tạng (tháp để kinh).

 

Bài 54

PHẬT ĐÀ HAY BẠT ĐÀ ĐỀU LÀ GIÁC HIỀN?

Tên tôn giả Phật đà bạt đà la nguyên dịch là Giác hiền. Ở thời Phật đà bạt đà la không xa trong Nguỵ thư lại có nêu tên Bạt đà, trong Cao tăng truyện có chỗ ghi Phật đà có chỗ ghi Bạt đà, xét đây là một người hai người hay ba người? Vấn đề đó ngày nay rất khó xác định.

Phật đà bạt đà la (Giác hiền) thị tịch vào thời Tống văn đế năm Nguyên gia thứ sáu. Sau đó khoảng 50 năm có thiền sư Phật đà tổ sư chùa Thiếu lâm đến Bắc nguỵ (thời Hiếu văn đế) truyền thiền. Sự kiện này có chép trong thiên Tập thiền Đường cao tăng truyện, trong đó nói Phật đà từ Thiên trúc sang sau thời gian Hiếu văn đế dời đô từ Bành thành sang Lạc dương, vua đã xây chùa ở Thiếu lâm Cao tung thỉnh Ngài trụ trì. Sự kiện này trong Nguỵ thư cũng nói, Lương võ đếsa môn Bạt đà người Tây vức lập chùa Thiếu lâm, cúng dường đầy đủ y thực. Người đời cho rằng Đạt ma diện bích chính là vị này.

Trong Phật đà truyện nói Phật đà có các đệ tử như Đạo phòng, Huệ quang… Huệ quang chính là Quang thống luật sư trước tác Tứ phần luật. Quang thống năm 12 tuổi bị đem bán ở Lạc dương Phật đà đem về làm đệ tử, biết rằng sau này sẽ là người trùng hưng Luật tạng, liền dạy Quang thống nghiên cứu luật, nhân đây Quang thống lại theo học giới luật với luật sư Đạo phúc.

Kế thừa giòng thiền của thiền sư Phật đà lấy Đạo phòng làm chính, nhưng giòng này truyền không được rõ. Đạo phòng có đệ tửthiền sư Tăng trù, Tăng trù được Văn tuyên đế Bắc tề tôn làm thầy phát tâm quy y. Tăng trù lúc đầu theo học với Đạo phòng, sau thọ 16 pháp đặc thắng với thiền sư Đạo minh, pháp tu chính yếu của Ngài là Tứ niện xứ trong phẩm Thánh hạnh kinh Niết bàn, quá trình công phu miên mật đã đắc sâu thiền định. Ngài nhập định chín ngày chưa xả. Khi xuất định tinh thần trong sáng, đem sở chứng trình lên thiền sư Phật đà. Phật đà khen: “Từ Thông lãnh sang xứ này, đệ nhất thiền học là ông vậy”, liền truyền thọ cho Tăng trù những thiền pháp thâm yếu.

Nhân đây trải qua thời gian tu tập thiền định, danh tiếng Ngài vang khắp mọi nơi. Hiếu minh đế Bắc nguỵ nhiều lần hạ chiếu mời vào cung, nhưng Ngài đều từ chối, Văn tuyên đế Bắc tề ba lần thỉnh cầu Ngài mới đến Nghiệp đô, nhà vua ra tận cổng thành cung đón, phát tâm thọ Bồ tát giới bỏ hẳn rượi thịt, ra sức phóng sanh cấm dân chúng hành nghề đồ tể.

Tăng trù ở lại cung hơn 40 ngày, rồi xin về chốn cũ (núi Đại minh), Văn tuyên đế không đồng ý, vì Ngài lập chùa Vân môn (cách tây nam Nghiệp đô 80 lý) thỉnh Ngài cư trú. Có giai đoạn ở trong nước Tề có ý ngăn cấm thiền, vì cho rằng thiền là ngoài Phật giáo. Tăng trù phản kháng can ngăn vua, do vậy Thiền tông lại được thịnh hành. Đệ tử Tăng trùĐàm tuân, Đàm tuân có các đệ tử như Tịnh lâm, Đạo nguyên, Huệ lực… Hệ thống truyền thừa của giòng thiền này về sau không được rõ.

 

Bài 55

NGUYÊN NHÂN CHÂU VÕ ĐẾ PHÁ DIỆT PHẬT GIÁO

Bắc châu các vua Mẫn đế, Minh đế tại vị không lâu, đến đời thứ ba Võ đế thì pháp nạn Châu võ liền khởi. Thời gian đầu Võ đế còn tin tưởng Tam bảo, từng mời sa môn Tăng vĩ chùa Thiên bảo Trường an vào cung thuyết pháp. Hoàng hậu, cung nữ, quan lại đều nương theo pháp sư thọ giới Thập thiện.

Nguyên nhân làm Võ đế khuynh tâm Đạo giáo là do hai người, đó là đạo sĩ Trương tần và tăng sĩ hoàn tục Vệ nguyên tung.

Võ đế rất tin tưởng lời sấm ký, trước đây có người áo đen đem lời sấm lưu hành trong cung, do vậy vua rất ghét màu đen đến nỗi hạ lịnh cải đổi pháp y tăng lữ sang màu vàng. Nhân đây bọn Trương tần biện luận, màu đen là màu của tăng sĩ còn màu vàng là màu của đạo sĩ, nên Phật giáo là mối hiểm hoạ còn đạo sĩ là niềm hạnh phúc của đất nước, vì thế Võ đế quyết tâm phá hại Phật giáo.

Lời sấm ký của người áo đen ở Bắc tề thời Tăng trù đã xuất hiện, có thể biết giai đoạn này lời sấm đã lan rộng, tên của cha Võ đế là Hắc thái, do khi làm đại thừa tướng Tây nguỵ, tự suy nghĩ lại ứng hợp với lời sấm người áo đen và lời sấm đó truyền vào trong cung, hắc sắc màu của dân dã triều đình đổi sang Tạo sắc, đề phòng lời sấm tái lại một lần nữa, vì thế Võ đế càng tin tưởng lời nói của Trương tần.

Giai đoạn Võ đế quyết tâm phá hoại Phật giáo, là năm Kiến đức thứ ba sau khi lên ngôi 14 năm (trước Dân quốc 1336 năm). Thời gian trước khi phá Phật còn xảy ra hai ba việc.

Trước năm Kiến đức thứ ba bốn năm, vào ngày 15 tháng 3 năm Thiên hoà thứ tư Võ đế hạ lịnh triệu tập Nho sĩ, Đạo sĩ, Tăng lữ hơn 2000 vị, luận bàn việc hơn thua của tam giáo, nhằm rút ra tôn giáo nào đáng phế bỏ tôn giáo nào đáng bảo hộ, nhưng hội nghị bế tắt không đạt thành kết quả.

Hội nghị này là khởi đầu cho việc quyết tâm phá Phật của Võ đế. Ngày 10 tháng 4 lại triệu tập hội nghị lần nữa, Võ đế công khai nói: “Nho và Đạo đất nước tôn trọng, còn Phật giáo là ngoại giáo” rồi ngang nhiên công kích Phật giáo, mọi người đều khiếp sợ không ai trả lời, hội nghị lần này cũng không đạt kết quả mà phải giải tán.

Lại trong tháng 4 còn triệu tập ba lần hội nghị nữa, Võ đế đã bộc lộ bản tâm phá Phật, sắc lịnh Tư lệ đại phu Chân loan phê bình Đạo giáoPhật giáo. Chân loan trước tác Tiếu đạo luận (3q) giễu cợt Đạo giáo, phê phán Đạo giáotôn giáo nông cạn. Nhân đây Võ đế vô cùng tức giận, hạ lịnh đem Tiếu đạo luận đốt trước cung. Lại có sa môn Đạo an (không phải Đạo an thời Đông tấn) trước tác Nhị giáo luận, đánh giá những điểm ưu liệt giữa Phật giáoĐạo giáo trình bày lên Võ đế. Tín đồ Phật giáo có những sự phản kháng như vậy, nhưng Võ đế vẫn không thay đổi lập trường.

Đến năm Kiến đức thứ 3, Võ đế kiên quyết phá bỏ Phật giáoĐạo giáo, lập riêng Thông đạo quán, bắt các vị nổi danh của hai tôn giáo vào ở, gọi là Thông đạo quán đại học sĩ, số lượng 120 vị, lại bắt các tăng sĩ đạo sĩ mang y đội mũ, cầm hốt đi giày như các quan lại.

Thời kỳ này Võ đế hạ chiếu tập hợp bọn Lê nguyên (quan viết sử), chọn lọc những lời hay ý đẹp, những chuyện bí mật hoang đường âm mưu tạo thành giáo nghĩa, đồng thời truyền rộng trong thiên ha,ï nhóm hai tôn giáo Lão và Phật trở thành một. Với ý đồ biến hai tôn giáo thành một, nhưng kỳ thật là nhằm phá hoại chùa chiền, thiêu đốt kinh tượng hòng phế bỏ Phật giáo. Thông đạo quán là do Đạo giáo làm chủ.

 

Bài 56

CHÂU VÕ ĐẾ PHÁ PHẬT.

TINH THẦN TRÁNG LIỆT CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO (TT)

Lúc đó sa môn Tăng mãnh chùa Quả nguyện Tân châu đất Thục thẳng đến cung vua, phản đối việc phỉ báng Phật giáo, đưa ra 18 điều cật vấn Đạo giáo. Pháp sư Tịnh ái đối trước Võ đế thẳng thắng phản đối, rốt cùng bị đưa ra cung xử tử. Sa môn Đạo tích ở Nghi châu thấy việc làm bạo ngược của Võ đế, dâng lời can ngăn nhưng Võ đế không thay đổi, bèn cùng bảy người đồng chí tuyệt thực, tinh thần tráng liệt của tín đồ Phật giáo trên, đều xảy ra ở giai đoạn này.

Năm Kiến đức thứ ba trở về sau, thời gian ba năm thi hành lịnh phá Phật, nhưng Phật giáo ở Quan lũng vẫn không diệt trừ hết. Năm Kiến đức thứ sáu (Bắc tề niên hiệu Thừa quang năm đầu), Võ đế đem quân chinh phạt và chiếm được Bắc tề. Nhân đây Võ đế tự cho rằng sở dĩ chiếm được Bắc tề là do công đức tiêu diệt Phật giáo, bèn triệu tập hơn 500 tu sĩ (thời kỳ này đều đã hoàn tục) vào cung, Võ đế thao thao biện luận lý do phá Phật của mình.

Lúc đó 500 vị tu sĩ vì sợ áp lực của vương quyền nên im lặng, chỉ có Huệ viễn đệ tử của luật sư Huệ quang, đứng ra công kích những luận điểm sai trái, kết quả Võ đế đuối lý không thể trả lời được. Bấy giờ Huệ viễn lớn tiếng: “Bệ hạ nay ỷ lại vương quyền, ngang nhiên phá hoại Tam bảo, là người tà kiến địa ngục A tỳ không phân biệt kẻ mạnh người yếu, Bệ hạ không sợ đoạ vào địa ngục hay sao?”. Võ đế đỏ mặt sân hận trợn Huệ viễn: “Chỉ vì trăm họ được yên vui, trẫm cũng không từ nan vào địa ngục”, Huệ viễn đáp: “Bệ hạ đem tà pháp giáo hoá mọi người, hiện tại họ đang gây các ác nghiệp, đang cùng Bệ hạ đồng vào địa ngục, làm sao có sự an vui mà được”, Võ đế cứng họng liền đuổi các tu sĩ ra khỏi cung…

Hành động hộ đạo của Huệ viễn quả là tráng liệt, nhưng Võ đế vẫn tiến hành việc phá Phật, hạ lịnh tịch thu hơn 4000 ngôi chùa ở Bắc tề sung làm dinh thự cho quan lại, vương thất. Bắt ba vạn tăng ni hoàn tục, đương thời tín đồ Phật giáo Bắc tề có sự phản kháng mạnh mẽ, như sa môn Đạo lâm thẳng đến cung trực tiếp tranh luận với Võ đế cũng ở thời này. Đạo lâm là người quyết tử bảo vệ đạo pháp, đối diện Võ đế tranh luận hơn 20 ngày, trước sau hơn 70 lần tranh cãi, nhưng vẫn không làm thay đổi được ý định phá Phật của nhà vua.

Châu võ đế kể từ khi phá Phật chưa đầy một năm thì mất, con là Tuyên đế nối vị nhưng chỉ làm vua một năm thì nhường ngôi cho Tịnh đế, sau bị nhà Tùy tiêu diệt.

Thời gian Tuyên đế tại vị, các cuộc vận động chấn hưng Phật giáo liên tục nổi lên, Tuyên đế là người có chí nguyện hộ pháp, vua cho xây chùa Hổ trắc ở hai kinh đông và tây, cung thỉnh các vị Bồ tát tăng lập đàn cầu nguyện quốc thái dân an (năm Võ đế phá Phật cũng là năm thiền sư Huệ tư thị tịch) (Huệ viễn biết nạn phá Phật của Võ đế không thể cứu vãn, bèn ẩn cư núi Thanh liên trước tác “Niết bàn sớ”, sau thời Tuỳ Ngài ở chùa Tịnh ảnh Lạc dương trước tác “Vô lượng thọ kinh sớ”).

 

Bài 57

PHẬT PHÁP ĐỜI TRẦN TÙY

Nhà Trần nối tiếp nhà Lương cũng hết lòng bảo hộ Phật giáo, Vĩnh định năm đầu Võ đế hạ lịnh cung nghinh Phật nha (răng Phật) thờ ở Đỗ lão trạch, thiết lập Vô giá đại hội ở khắp bốn phương, hai năm sau nhà vua xả thân đến làm công quả ở chùa Đại trang nghiêm.

Bảy trăm ngôi chùa ở Kim lăng trước bị Hầu cảnh phá huỷ, Võ đế sắc lịnh trùng tu lại. Việc chép kinh, đúc tượng, độ tăng trong thời kỳ này lần lần thạnh hành.

Năm Thiên gia thứ tư, Văn đế ở điện Đại cực thiết lập Vô giá đại hội, xả thân tu Pháp hoa sám, đời Tuyên đếù Đại kiến năm đầu tại chùa Thái hoàng Dương châu, Tuyên đế cho xây tháp bảy tầng, vào năm thứ bảy lại cho xây đại tháp bảy tầng, năm thứ chín Nam nhạc Huệ tư thị tịch.

Đến đời Trần hậu chủ năm Chí đức thứ hai, vua triệu sa môn Trí tụ ở Hổ binh vào điện Thái cực giảng kinh Kim quang minh. Đương thời triều đình nhận thấy tăng ni phần nhiều không thông hiểu giáo lý, muốn mở cuộc khảo hạch để gạn lọc, đại sư Trí khải liền can ngăn: “Xưa Đề bà đạt đa mỗi ngày đọc vạn lời nhưng vẫn sa đoạ, còn Bàn đặc chỉ trì một câu kệ mà chứng thánh quả. Xét chỗ tột cùng của đạo, không phải học rộng tụng nhiều mà được”.

Tuỳ văn đế (Dương kiên) kế tục ngôi vị từ Bắc chu, năm Khai hoàng thứ hai hạ lịnh trùng tu các ngôi chùa trước đây bị Châu võ đế phá huỷ, khuyến khích mọi người xuất gia, vận động nhân dân đóng góp tiền bạc để in kinh, tạo tượng, sắc phong sa môn Tăng mãnh làm Tuỳ quốc đại thống.

Trí châu mười một người từ Thiên trúc trở về, Tuỳ văn đế ban tặng rất nhiều tiền bạc, vải vóc. Văn đế định kỳ năm năm một lần, trong thời gian một tháng cho thỉnh 27 vị tăng đọc toàn bản Đại tạng.

Đại nghiệp năm đầu (còn gọi Nhân thọ nguyên niên) ở các châu Kỳ, Ưng, Thái, Tung, Hoa, Diễn… gồm 30 châu nhà vua đều cho xây tháp thờ Xá lợi. Tuỳ văn đế thỉnh 30 vị sa môn hiểu sâu Phật pháp, mỗi vị cấp hai thị giả cùng một vị quan đốt hương dàiø 120 xích, chia Xá lợi đem đến 30 châu đã xây tháp, vào giờ ngọ ngày 15 tháng 10 đồng làm lễ nhập Xá lợi vào bảo tháp.

Năm Đại nghiệp thứ hai, Văn đế lại sắc lịnh các châu Tần, Hiệp, Hằng, Thái… gồm 51 châu xây tháp, vào giờ ngọ ngày 8 tháng 4 đồng làm lễ nhập Xá lợi vào bảo tháp. Văn đế có công ấn tống được 46 tạng kinh, đúc hơn 60 vạn tượng Phật, xây dựng hơn 500 ngàn ngôi chùa, tháp.

Sau khi lên ngôi năm năm Tuỳ dạng đế hạ chiếu, trong tăng chúng người nào không thông hiểu giáo lý thì phải hoàn tục, chùa nào không có người ở sẽ phá huỷ, lúc đó có sa môn Đạo chí thỉnh cầu nhà vua ngưng thi hành lời chiếu, nguyện sẽ đốt thân để báo đền ân nước. Dạng đế chấp nhận, Ngài bèn dùng vải thô quấn thân rồi châm lửa tự thiêu.


Bài 58

BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Trung quốc Phật giáo sử (Cảnh dã thôn người Nhật trước tác, Trần tề bá dịch) nói: “ Tôn chỉ Thiền tông cho rằng do Bồ đề đạt ma truyền vào Trung hoa, nhưng nghiên cứu lịch sử thì hành tung của vị này không được rõ ràng, về cuộc đời của Ngài đến nay vẫn không nắm rõ được. Truyện Bồ đề đạt ma thấy trong Lương cao tăng truyện là sớm nhất. Trong truyện ghi: Ngài thuộc giòng Bà la môn ở Nam ấn (Thiền tông cho rằng Ngài là Vương tử Hương tích thuộc giòng Sát đế lợi), đầu thời Tống vượt biển sang Trung hoa, rồi lần đến đất Nguỵ phương bắc truyền đạo thiền, thọ trên 150 tuổi, lại trong truyện Đạt ma có thuyết như sau:

An tâm như thế là bích quán, phát hạnh như thế là tứ pháp. Thuận theo vật như thế để giáo hoá tránh sự ghanh ghét, thuận theo phương tiện như thế khiến lòng không đắm trước. Nhưng nhập đạo có nhiều đường, xét căn bản không ra ngoài hai môn là Lý nhập và Hạnh nhập.

Nương giáo để ngộ tông, tin rằng tất cả chúng sanh đều đồng nhất chân tánh, chẳng qua do khách trần phiền não làm chướng ngại, nay bỏ nguỵ quy chân trụ vào bích quán, không tự không tha phàm thánh bình đẳng. An trụ vững chải không lay động, không chạy theo lời dạy bên ngoài, khiến cùng đạo giao cảm gọi là Lý nhập.

Hạnh nhập gồm bốn hạnh, bốn hạnh bao gồm vạn hạnh.

1. Báo oan hạnh: người tu nếu gặp các nghiệp khổ, nên xét nghĩ nhiều kiếp quá khứ do mình bỏ gốc theo ngọn khởi niệm yêu ghét, đời này tuy không tạo tội nhưng do nghiệp duyên đời trước, vậy nên cam tâm nhẫn nại không nên khởi lòng oán hận kêu oan. Kinh dạy: “Gặp cảnh khổ không sanh lòng buồn phiền, vì biết được nguyên nhân của khổ, nếu ai sanh được tâm này thì hợp với đạo, bởi thể oán hận là duyên tiến đạo”.

2. Tuỳ duyên hạnh: người tu quán sát hết thảy tánh chúng sanh là duyên vô ngã, khổ vui tuỳ duyên, giả sử hiện đời có được danh vọng lợi dưỡng… cũng do nhân đời trước tạo ra, nhưng khi duyên hết trở về không, sự an vui từ đâu mà có, việc được mất tuỳ duyên lòng, không thêm bớt thuận nghịch động tịnh, như thế sẽ hợp với đạo.

3. Vô sở cầu hạnh: Người tu nên quán sát mọi người trong thế gian đều đắm mình trong dục vọng, mỗi niện mỗi niện không rời tham trước đó gọi là cầu, người tu phải thấu tỏ chân lý đi ngược với thế tục, an tâm vô vi thân tuỳ theo duyên, bởi Tam giới vốn khổ tìm đâu ra được sự an vui. Kinh dạy: “Còn mong cầu là còn đau khổ, hết mong cầu là an lạc”.

4. Xứng pháp hạnh: Người tu nên trong mỗi hành vi thân, khẩu, ý đều xứng hợp với lý tánh thanh tịnh.

Có nơi cho rằng Đạt ma dùng thuyết Nhị nhập tứ hạnh để giáo hoá chúng sanh ở đất Nguỵ.

Thuyết Nhị nhập tứ hạnh sau này thấy bàng bạc trong các tác phẩm thiền, văn cú mỗi nơi có sai khác. Trong văn thuyết minh Lý nhập “Bất tuỳ tha giáo” có thêm chữ cánh, tuy chỉ thêm một chữ nhưng rất đáng chú ý. Điều này xác quyết là do người sau thêm vào. Thời Đạt ma giữa Thiền và Giáo có sự chống trái, nhưng hoàn toàn không gay gắt như lời nói khác biệt của người sau này. Như ở phần Lý nhập nói: “Tạ giáo ngộ thiền” có thể chứng minh được điểm này.

Lại nếu thuyết Lý hạnh nhị nhậpTứ hạnh quả là giáo lý căn bản của Đạt ma, đọc kỹ các đoạn văn này chúng ta thấy được nó cũng không khác với những điểm đặc sắc của Thiền tông sau này.

Niên đại Đạt ma sang Trung hoa xưa nay có nhiều thuyết khác nhau. Truyền đăng lục cho rằng, Đạt ma sang Trung hoa vào tháng 9 năm Phổ thông thư ù8 đời Lương võ đế, nhưng vào tháng ba năm Phổ thông thứ tám đã đổi thành niên hiệu Đại thông rồi.

Truyền pháp chánh thống ký cho rằng Đạt ma sang Trung hoa tháng chín Phổ thông năm đầu, nhưng trong Đường cao tăng truyện lại nói: “Đạt Tống cảnh Nam việt” (đến phía nam nước Tống) tức Đạt ma sang Trung quốc vào thời Tống. Nếu cuộc vấn đáp giữa Lương võ đếBồ đề đạt ma không xảy ra, thì quan điểm này cũng đáng tra xét lắm vậy.

Tóm lại Đạt ma vốn là con người lịch sử, nhưng bởi hậu thế có phần thêm bớt về cuộc đời Ngài, nên niềm tin về nhân vật lịch sử Đạt ma có sự tổn giảm.

Tuy tác phẩm Thiếu thất lục môn (đệ nhất môn: Tâm kinh tụng, đệ nhị môn: Phá tướng luận, đệ tam môn: Nhị nhập tứ hạnh, đệ tứ môn: An tâm pháp môn, đệ ngũ môn: Ngộ tánh luận, đệ lục môn: Huyết mạch luận), xưng là Đạt ma trước tác, nhưng ngoài thuyết Nhị nhập tứ hạnh ra, năm môn còn lại không thể nói là do Đạt ma trước tác được. Lời nói của Đạt ma vốn không có chứng cứ nơi Thiền tông ngày nay, trái lại thuyết lưu hành sau của Đạo sanh, Huệ quán… thuộc hệ thống La thập, lại có những điểm gần giống với Thiền tông.

Thời đại Lương võ đế có các bậc cao têăng nổi danh như Bảo chí, Truyền đại sĩ… hành vi lời nói của các Ngài truyền lại tuy có nhiều điểm quái đản, nhưng trong Đại thừa tán, Bất nhị tụng của Bảo chí, Tâm vương minh của Truyền hấp phần nhiều có phong thái đặc sắc kỳ dị. Đó là bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hệ thống Phật học Không tônghọc thuyết Lão trang, cùng phong khí Phật giáo phương Nam mà thành, phải chăng đây là điểm khởi nguyên hình thành Thiền học ở phương Nam sau này (Thiền do Lục tổ Huệ năng khai sáng).

 

Bài 59

NGUỒN GỐC TAM LUẬN TÔNG

Nguồn gốc Tam luận tông xuất phát từ Long thọ đây là điều ai cũng biết, nhưng kể từ khi La thập truyền sang Trung quốc trở về sau, lại có sự phân biệt thành tân và cổ, nay nói về cổ Tam luận tông.

Phân chia giữa tân và cổ Tam luận tông, lấy đại sư Gia tường cát tạng làm ranh giới, trước là cổ sau là tân. Căn cứ vào lời Cát tạng cho rằng mình là người kế thừa giòng truyền chánh thống của La thập, nhưng La thập không chỉ xiển dương tư tưởng không, còn lập luận Cát tạng chỉ tôn sùng tư tưởng không, e rằng Cát tạng chẳng phải là người kế thừa giòng truyền chánh thống của La thập. Do đó có thể nói giáo nghĩa La thập truyền đến phương nam hình thành một học phái, đến đời Cát tạng đại thành học phái này.

Đến như cổ Tam luận tông, ngoài hai bậc đại sư như La thập và Đạo sanh ra, giáo nghĩa của nó ngày nay chúng ta cũng không biết nương vào đâu để khảo cứu. Chỉ có truyền thuyết để lại, Tam luận tông trải qua La thập, Đạo sanh truyền đến Đàm tề. Trong Lương cao tăng truyện chỉ nói Đàm tề có trước tác Thất tông luận (nay không còn), đệ tử của Đàm tề là Đạo lãng (truyền không được rõ ràng).

Chỉ trong Đại thừa huyền luận cho rằng Đạo lãng ở Cao lộc Nhiếp sơn, từ đất bắc xa nghe giáo nghĩa La thập, bèn đến phương nam trú chùa Thảo đường Chung sơn theo học với ẩn sĩ Châu ngung. Giai đoạn này Lương võ đế rất sùng tín Tam bảo, nghe danh Đạo lãng bèn phái Tăng chánh, Trí tịch cùng hơn mười vị cao tăng đến thọ học.

Theo Huyền nghĩa thích thiêm, từ đời Tống đến nay kế thừa Tam luận tông chẳng phải chỉ một mình Đàm tề, mà còn rất nhiều người thọ học với La thập, chỉ vì lâu năm lại loạn lạc khiến sách vở bị thất lạc. Từ nhà Tề đến nay giường mối thâm huyền lần tuyệt, ở Giang nam tông Thành thật thạnh truyền, ở Hà bắc thì có tông Tỳ đàm, nhân đây năm Kiến võ thời Tề, Đạo lãng ở Cao lộc đến Giang nam vấn nạn các sư tông Thành thật, kết quả đối phương không trả lời được. Do đây Đạo lãng bắt đầu hoằng dương Tam luận tông, đến nỗi Lương võ đế sắc lịnh sa môn Thuyên chùa Chỉ quán, cùng mười vị theo Ngài học Tam luận.

Trong số đó, chín người kia theo học hời hợt, chỉ có Thuyên chỉ quán siêng năng tham học thành tựu. Đệ tử của Thuyên có bốn vị chuyên nhập thất, thời đó có lời truyền: “Lăng ở Hưng hoàng điều phục hổ, Bố ở Thê hà đạt ý chỉ, Biện ở Trường can thâm lãnh ngộ, Dõng ở Thiền chunùg giỏi văn chương” (Hưng hoàng phục hổ Lăng, Thê hà đắc ý Bố, Trường can lãnh hội Biện, Thiền chúng văn chương Dõng) do đây có thể biết ở nam Tống, lúc đầu có Thành thật tông hoằng hoá sau lại thêm Tam luận tông…

Có thể biết phong trào nghiên cứu Tam luận tông, một thời có áp lực với Thành thật tông. Ở thời Lương võ đế Đạo lãng lại tái hưng Tam luận tông ở đất Vĩ, cũng có thể nói tân Tam luận tông từ Cát tạng về sau là bắt đầu từ đây. Lương võ đế có phái mười vị theo học, và trong số đó chỉ có Tăng thuyên là người đắc truyền giáo nghĩa. Cao tăng truyện chép lúc đầu Tăng thuyên theo học các tông ở địa phương, kế đến phương nam trú chùa Nhàn cư rồi dời đến Hổ khâu, sau nhận lời thỉnh cầu của sa môn Mãnh đầu ở Bình xương, xây chùa Phương hiển Từ hàng, tuổi già bị mù và thị tịch ở nhà Huân mưu Lâm an, vì trước đây Ngài có ở chùa Chỉ quán Nhiếp sơn, nên mọi người gọi Ngài là Thuyên chỉ quán. Học vấn của Thuyên như thế nào, ngày nay không ai biết. Đệ tử của Tăng thuyênPháp lãng, đệ tử của Pháp lãngCát tạng. Biểu đồ hệ thống truyền thừa của Tam luận tông như sau.

bai_59

Bài 60

BƯỚC ĐẦU HOẰNG TRUYỀN

KINH HOA NGHIÊM

Kinh Hoa nghiêm từ khi Giác hiền dịch thành 60q, cho đến thời Bắc nguỵ có ba nhà phiên dịch Thập địa luận, trong khoảng thời gian đó tình hình nghiên cứu kinh Hoa nghiêm như thế nào, thật khó có thể biết được rõ ràng.

Chỉ ở trong Cao tăng truyện ghi lại, khi Giác hiền dịch kinh Hoa nghiêm người bút thọ là Pháp nghiệp, Pháp nghiệp có trước tác Hoa nghiêm chỉ quy 2q, đây là điểm khởi nguyên nghiên cứu kinh Hoa nghiêm. Vì vậy Hoa nghiêm truyện nói: “Sa môn Đàm võ cùng với một trăm người, ngưỡng mộ giáo pháp phương bắc vâng thọ lời huấn thị tao nhã, đại giáo lan rộng khởi đầu là do Pháp nghiệp” lại nói: “Vì mới buổi đầu ảnh hưởng nên chưa đạt đến chỗ cùng tột, chỉ nêu ra được phần ngọn của đại giáo mà thôi”, thời này việc phát huy nghĩa lý của kinh, vẫn chưa đạt đến chỗ uyên áo.

Đệ tử cao túc của Pháp nghiệp là Đàm võ, trước nghiên cứu Thập tụng luậtNiết bàn kinh… tuổi già theo học Hoa nghiêm với Pháp nghiệp. Nhưng có thể nói Đàm võ trước đã ảnh hưởng tư tưởng đốn ngộ, tiệm ngộ của Đạo sanh, e rằng Đàm võ là người thuộc hệ phái Đạo sanh. Năm Nguyên gia đời Tống Đàm võ thị tịch ở chùa Trang nghiêm. Đệ tử của Ngài là Pháp an có trước tác Thập địa nghi sớ.

Lại đệ tử của Giác hiềnHuyền cao, đệ tử Huyền caoHuyền sướng, khi Huyền cao bị pháp nạn Nguỵ võ đế Huyền sướng lánh nạn, từ tháng năm đến tháng tám (năm Nguyên gia 22 đời Tống) mới đến được Dương châu. Tại đây Ngài nỗ lực chú giải kinh Hoa nghiêm, việc đem kinh Hoa nghiêm giảng giải, có thể nói bắt đầu từ thời Huyền sướng.

Cao tăng truyện ghi: “Lúc đầu toàn bản kinh Hoa nghiêm văn chương tao nhã ý chỉ sâu rộng, xưa nay chưa có ai tuyên thuyết giải thích, Huyền sướng nỗ lực nghiên cứu, chỉnh câu phân chương rõ ràng, việc truyền bá giảng giải đến nay Sướng là người khởi đầu” nhưng Huyền sướng còn là học giả của Tam luận tông, nhân khi Giác hiền dịch kinh Hoa nghiêm, Huệ quán, Huệ nghiêm… đều ở trong dịch trường, Huệ quán phán giáo cho rằng Hoa nghiêmđốn giáo, cho nên các học giả trên đây cùng Hoa nghiêm đều có mối quan hệ. Bởi việc truyền bá Hoa nghiêm, phần nhiều là do các học giả thuộc hệ phái Giác hiền, Huyền sướngđệ tử tái truyền của Giác hiền, vì thế hết lòng truyền bá kinh Hoa nghiêm.

Giác hiền thị tịch đời Tống năm Nguyên gia thứ sáu, sáu năm sau Cầu na bạt đà la đến Quảng châu, Ngài cũng là học giả kinh Hoa nghiêm, lúc đó Thừa tướng Nam tiêu là Vương nghĩa tuyên thỉnh Ngài giảng kinh Hoa nghiêm, đệ tử Pháp dõng làm truyền dịch, Tăng niệm làm đô giảng, Hoa nghiêm truyện viết “Giảng hơn mười lần”, khi Cầu na bạt đà laDương châu, Huệ quán, Huệ nghiêm… thọ sắc lịnh đến cung đón Ngài. Đời Tống có cư sĩ Lưu cầu từ quan ở ẩn, trước tác Pháp hoa, Hoa nghiêm chú, giảng kinh Niết bàn, Tiểu phẩm, Đại phẩm… phán giáo cũng lấy Hoa nghiêm làm đốn giáo, các vị nêu trên đều là người phương nam.

Theo Hoa nghiêm truyện, trong năm Thái hoà đời Hiếu võ đế Bắc nguỵ, có cư sĩ Lưu khiêm chi ở núi Ngũ đài trước tác Hoa nghiêm luận 600q để giải thích Hoa nghiêm. Lưu khiêm chi vốn là hoạn quan, cảm thương thân phận bèn xin triều đình vào núi Ngũ đài tu hành. Khiêm chi vào tu chùa Thanh lương. Sau đó bốn mươi năm có sa môn Linh biện nước Bắc nguỵ cũng trước tác Hoa nghiêm luận tại chùa Thanh lương, trụ ở đây hai năm Ngài đến chùa Tung nhạc núi Huyền đoài, sau Hiếu võ đế triệu vào cung, ở cung năm năm cùng với đệ tửLinh nguyên hoàn thành Hoa nghiêm truyện 100q. Đệ tử của Linh biện là Đạo sưởng, Linh nguyên, Đàm hiện… biên chép Hoa nghiêm truyện lưu bố ở đời, nhưng phải 150 đến 160 năm sau mới truyền đến khu vực Phấn tấn phương bắc.

Cuối đời Đường Cao tông thời đạiHiền thủ, có sa môn Đạo hiền ở chùa Chí tướng khi đến núi Thanh lương tham học, tại chùa Đồng tử ở Tịnh châu phát hiện Hoa nghiêm truyện, liền đem truyền bá lưu hành nơi các học giả Trường an. Mặc dù có các sự trước tác như, trên nhưng Hoa nghiêm ảnh hưởng các học giả đời sau như thế nào và lập thuyết của kinh ra sao, điều đó ngày nay cũng không rõ được, vả lại cũng không thấy tầm ảnh hưởng sâu đậm của bản kinhthời kỳ này.

Đến đời Trần, Tuỳ có đại sư Đỗ thuận xuất hiện, hệ thống truyền thừa trước Đỗ thuận không rõ, đệ tử của Đỗ thuậnTrí nghiễm, lại có thuyết cho rằng Trí nghiễmtham học kinh Hoa nghiêm với Trí chánh ở chùa Chí tướng. Trước thuật của Trí chánh hiện nay không còn, chỉ có các tác phẩm của Đỗ thuận, Trí nghiễmHiền thủ còn lưu hành ở đời.


 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77391)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66330)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440134)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.