Phần 8 (Bài 71- Bài 80)

29/10/201012:00 SA(Xem: 12516)
Phần 8 (Bài 71- Bài 80)

TRUNG ĐẲNG PHẬT HỌC
GIÁO KHOA THƯ 
Tác giả: Sa Môn Thích Thiện Nhơn 
Thái Hư Đại Sư giám định 
Việt dịch: Thích Nguyên Liên

Quyển thứ hai

Bài 71

CHÂU THẾ TÔNG PHÁ PHẬT

PHẬT GIÁO PHỤC HƯNG ĐẦU THỜI TỐNG

Đừơng Võ tông làm vua được 19 năm thì băng hà, Tuyên tông kế vị hạ sắc lệnh đình chỉ việc phá Phật. Lúc đó thế lực nhà Đường đã suy yếu, bọn hoạn quan chuyên quyền cấu kết tìm cách phế truất, cọng thêm các vương đảng thừa cơ nổi lên tranh chấp, triều đình tuy ra sức dẹp loạn nhưng không thể bình định được. Trải qua các đời vua Ý tông, Huy tông và Chiêu tông đều bị thế lực của Châu toàn trung chèn ép, khiến đất nước rơi vào cảnh loạn lạc thời Ngũ đại.

Trong Phật giáo ngoại trừ Thiền tông, các tông khác phần nhiều không phát triển, do bởi kinh sách trải qua các cuộc chiến tranh bị mất mát, cọng với nhân tài thưa thớt nên có khuynh hướng dẫn đến sự suy yếu. Qua thời Ngũ đại hơn 50 năm, Thế tông nhà họ Châu lại hạ lệnh phá huỷ Phật giáo.

Năm Hiến đức thứ 2 (trước Dân quốc 956 năm), Thế tông hạ chiếu cấm mọi người tự ý xuất gia, chùa viện nào không có sắc ngạch triều đình đều bị phá huỷ, lúc đó có đến 30136 ngôi chùa bị phá chỉ còn lại 270 ngôi, tất cả tượng Phật pháp khí bằng đồng trong nhân gian, gia hạn thời gian 50 ngày phải đem nạp quan phủ để đúc tiền, nếu ai tự ý cất giữ quá năm cân sẽ bị tử hình. Đây là pháp nạn Nhất tông trong Tam võ nhất tông chi ách của lịch sử Phật giáo Trung hoa.

Trong các triều vua Ngũ đại, Châu Thế tông là vị vua có thế lực cọng với lãnh thổ rộng lớn, tuy nhiên ngoài nhà Châu còn có các bộ lãnh, cát cứ địa phương, vì thế nhà Châu chỉ là một bộ phận trong lãnh thổ Trung hoa, do vậy Phật giáo chỉ bị phá huỷ một phần nào. Thời bấy giờ ở phương nam triều đại Ngô Việt trải qua các đời vua thảy đều ủng hộ Phật giáo, ở các khu vực khác Phật giáo cũng rất thạnh hành.

Đầu thời Tống (Triệu khuông dẫn nối tiếp nhà Hậu châu, bình định Ngũ hồ lập ra nhà Tống) Phật giáo lần hồi phục hưng. Kiến long năm đầu Thái tổ hạ chiếu, các chùa trước đây có sắc lịnh phá huỷ, nếu chưa phá thì không được phá, các tượng Phật đã bị phá huỷ nay phải tu sửa lại.

Ngoài ra Thái tổ còn khuyến khích mọi người biên chép tạng kinh bằng chữ vàng chữ bạc, xây dựng rất nhiều chùa tháp. Từ đó về sau, Thái tổ tuy tín ngưỡng Đạo giáo, nhưng niềm tin không mạnh bằng Phật giáo. Thời Thái tổ nhà vua đã từng sai Trương tùng tín đến Ích châu khắc bản Đại tạng kinh, đây là việc khắc bản Đại tạng kinh đầu tiên của Phật giáo Trung hoa.

Thời đó có các vị phạn tăng mang kinh điển từ Ấn độ truyền vào, người Trung hoa sang Ấn độ để cầu pháp thỉnh kinh cũng rất nhiều. Dưới thời Thái tông việc phiên dịch kinh điển rất thạnh hành. Năm Thái bình thiên quốc thứ năm thành lập viện phiên dịch phía tây chùa Hưng quốc ở Thái bình. Nghi thức phiên dịch ở Viện đại để như sau.

Ơû phia tây Đông đường an trí các Thánh đàn, trong đàn tràng bốn phía mở bốn cửa, mỗi cửa đều cử một vị phạn tăng chủ lễ trì tụng Mật chú suốt bảy ngày bảy đêm. Lại thiết trí Mộc đàn phụng thờ Thánh hiền danh tự luân (hình trạng như bánh xe Phật ở giữa và các vị thiên thầnxung quanh). Chính giữa đàn ghi “Đại pháp mạn nộ la”. Cung thỉnh các vị Hiền thánh, thiện thần đến làm lễ mộc dục (tẩy uế).

Mỗi ngày đêm ở đàn tràng dâng đủ năm món cúng dường, lễ bái liên tục để mong cầu sức gia bị của chư Phật Bồ tát, khiến được xa lìa ma chướng. Phía tây Viện dịch kinh thiết lập Viện ấn kinh để khắc bản. Đồng thời tuyển chọn đồng tử Duy tịnh cả thảy mười vị theo học phạn văn ở Viện phiên dịch, ngõ hầu việc phiên dịch kinh điển khỏi bị phế tuyệt. Hệ thống tổ chức phiên dịch như sau.

Đệ nhất vị Dịch chủ ngồi giữa, mặt nhìn ra ngoài tuyên đọc Phạn văn.

Đệ nhị vị Chứng nghĩa ngồi bên trái, cùng dịch chủ bình định Phạn văn.

Đệ tam vị Chứng nghĩa ngồi ở bên phải, nghe dịch chủ đọc (kiểm tra sai sót).

Đệ tứ vị Thư tự phạn học tăng, kiểm định Phạn văn viết sang Hoa văn.

Đệ ngũ vị Bút thọ dịch Phạn văn sang Hoa văn.

Đệ lục vị Chuyết văn duyệt lại văn tự, khiến đủ câu rõ nghĩa.

Đệ thất vị Tham dịch tham khảo ngôn ngữ hai nước, tránh khỏi sự sai lầm.

Đệ bát vị Khắc định chữa lại những câu dài khiến nghĩa rõ ràng.

Đệ cửu vị Nhuận văn ngồi phía nam dịch trường, để nhuận sắc văn chương.

(Ở trong dịch trường trước khi phiên dịch chư tăng đều tắm gọi, oai nghi tế hạnh miên mật, bay bình bát bên mình, tất cả tứ sự trong thời gian phiên dịch đều do triều đình cung cấp).


Bài 72

ĐẠO GIÁO XUNG ĐỘT PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐƯỜNG

Thời Tống Thái tông các nước lân bang Ngô Việt... thảy đều thần phục, Thái tông mời sa môn Tán ninh vào cung sắc phong hiệu Thông huệ đại sư. Tán ninh có trước tác Tống cao tăng truyện 10q, Tam giáo thánh hiền sự tích 100q, Nội điển tịch 150q, Ngoại học tập 49q, Tăng sử lược 3q… khi ở Ngô Việt Ngài từng làm Tăng thống. Sau vào kinh đô làm Thủ toà hữu nhai giảng kinh, được Thái tông sắc phong Tả nhai tăng lục.

Đạo giáo thời Tống, Thái tông hạ lệnh tập hợp các kinh điển của Đạo giáo trong thiên hạ gồm 700q, đồng thời chỉnh sửa bổ khuyết thêm được 3337q để tặng các cung quán. Đời Chân tông lại tuyển chọn mười vị đạothẩm định các kinh điển, tăng thêm 620q sắc hiệu Bảo văn thống lục, đây là lần đầu tiên sách vở Đạo giáo được tập hợp lại và gọi là Đạo tạng.

Đời Tống Phật giáoĐạo giáo song song phát triển, triều đình luôn tìm mọi cách ngăn cản và rất khổ tâm trong việc hoàø giải, đình chỉ sự tranh chấp giữa Đạo giáoPhật giáo.

Đời Tống Huy tông lại xảy ra sự kiện huỷ báng Phật giáo. Huy tông là vị hôn quân cuối thời Bắc tống, rất sùng tín Đạo giáo, tín ngưỡng đạo sĩ Trừ tri thường ban hiệu là Trúng hư tiên sinh. Ngoài ra còn các đạo sĩ Trừ thủ tín, Lưu hổn khang cũng rất có thế lực, sau này đạo sĩ Lâm linh biểu được vua tín dùng. Huy tông tự xưng là Giáo chủ đạo quân hoàng đế, xây cung Ngọc thanh chiêu dương (sau đổi thành cung Ngọc thanh thần tề), an trí tượng Lão tử gọi là Phụng sứ, đổi tên chùa trong thiên hạ thành Cung, đổi tên viện thành Quán, lại an trí tượng Trường sanh đế quân trong cung, cử hành thiên đạo hội mỗi hội tốn kém cả vạn quan.

Năm Chánh hoà thứ sáu, vua hạ chiếu thiêu huỷ toàn bộ kinh Phật ở Viện đạo lục. Tuyên hoà năm đầu đổi danh hiệu Phật thành Đại giác kim tiên, Bồ tát thành Tiên nhân đạo sĩ, tăng thành Đức sĩ, ni thành Nữ đức sĩ, lại bắt tăng ni sinh hoạt theo phong cách Đạo giáo (giữa đạo sĩđức sĩ có sai khác, đạo sĩ mang huy chương đức sĩ thì không). Ở trong cung Huy tông thay các đức sĩ bằng đạo sĩ. Việc làm của Huy tông là nhằm âm mưu kết hợp Phật giáoĐạo giáo làm một.

Lúc đó có sa môn Vĩnh hạo ở viện Tả nhai hương tích, dâng thơ can gián liền bị lưu đày ở Đạo châu, năm sau vua hạ chiếu phục hồi hình tướng tăng ni như cũ, đình chỉ việc gọi tăng là đức sĩ. Năm Tuyên hoà thứ bảy triệu pháp sư Vĩnh hạo về cung, tưởng thưởng công đức hộ pháp, ban hiệu Pháp đạo, sau lại sắc phong Đô thống pháp tề luật sư. Huy tông huỷ báng Phật giáo nhưng thời gian rất ngắn, tháng giêng Tuyên hoà năm đầu hạ chiếu đổi tên Phật, Bồ tát, nhưng qua tháng chín năm sau lại phục hồi tên như cũ.

 

Bài 73

TÔNG THIÊN THAI Ở THỜI ĐƯỜNG

Tông Thiên thai kể từ khi Kinh khê trạm nhiên trở về sau ngày càng suy yếu, Tam đại bộ cũng bị thất lạc. Do bởi sự nổi loạn của An sử cộng với pháp nạn Hội xương thiêu huỷ, kinh sớ mất mát rất nhiều khiến việc truyền thừa không có bằng cứ. Đến đời Tống có phapù sư Nghĩa tịch nỗ lực chỉnh đốn, tìm kiếm các bộ luận tông Thiên thai. Đầu tiên ở Cổ tạng tại Kim hoa nhưng chỉ được bộ sớ giải Tịnh danh, sau do Ngô Việt vương nhân khi đọc Vĩnh gia tập đđến câu: “Đồng trừ tứ trụ,ï Thử xứ vi tề, Nhược phục vô minh, Tam tạng tức liệt”, Ngô Việt vương không rõ ý nghĩa và chỗ xuất xứ bèn đến hỏi quốc sư Đức thiều, Đức thiều đáp: “Giáo nghĩa câu này bệ hạ nên hỏi pháp sư Nghĩa tịch tông Thiên thai”, vua liền cho mời pháp sư Nghĩa tịch để hỏi ý nghĩa. Nghĩa tịch đáp: “Giáo nghĩa câu này xuất phát từ áo nghĩa thiền của tông Thiên thai, do bởi cuối thời Đường suy loạn, kinh sách thất lạc nên văn này phần nhiều đều ở nước ngoài”.

Ngô Việt vương nghe thế truyền mười vị sứ giả đến Nhật bản (trong truyện Đế quán cho rằng thu hồi ở Cao ly), để tìm kiếm kinh sách. Sau khi mang về cung, Trung ý vương cho xây chùa Loa kế để an trí, nhờ đó tông Thiên thai đầu thời Tống lại được phục hưng, nguyên do là nhờ thế lực câu “Đồng trừ tứ trụ”.

bai_73

 

Đế quán người Cao ly. Khi Ngô Việt vương sai sứ đem 50 món trân bảo đến Cao ly tìm cầu giáo điển Thiên thai, vua Cao ly truyền lệnh Đế quán sang Trung hoa truyền giáo, nhưng các bộ Trí luận sớ, Nhân vương sớ, Hoa nghiêm cốt, Mục ngũ bách vấn… thì không được mang sang. Lại nữa, vua Cao ly dặn Đế quán khi đến Trung hoa cầu thầy vấn nạn, nếu không giải đáp được thì tìm cách đem giáo điển trở về. Đế quán đến Trung hoa nghe danh pháp sư Nghĩa tịch, là bậc thông suốt giáo điển liền tìm tham vấn, tuy mới gặp lần đầu nhưng trong tâm đã khởi lòng cảm phục, bèn lễ pháp sư làm thầy.

Đế quán trước tác Tứ giáo nghi, Ngài ẩn tu trong hòm nhỏ không ai hay biết. Đế quán trú chùa Loa kế được mười năm, ngày nọ ngồi yên trong hòm mà thị tịch. Sau mọi người nhân thấy trong hòm tự nhiên phát hào quang, mở nắp hòm mới biết Ngài đã tịch, nhưng trong hòm chỉ có Tứ giáo nghi liền đem truyền bá nhân gian, đây là bộ luận căn bản, trợ giúp rất nhiều cho hàng sơ học nghiên cứu giáo nghĩa tông Thiên thai, tông Thiên thai nhờ đây mà ngày càng phát triển.

Đầu thời Tống hai phái Sơn gia và Sơn ngoại của tông Thiên thai thường hay xảy ra tranh chấp, danh xưng mỗi phái lúc đầu do Sơn gia tự đặt, gọi danh xưng đó chẳng công bằng chút nào, nay do thói quen mà tạm dùng. Các điểm tranh chấp của hai phái bởi thời gian rất xa, việc tranh chấp lại xảy ra quá nhiều phương diện, do vậy rất khó thuật lại đôi nét khái quát về mối tranh chấp này. Đến như trong cùng một phái Sơn ngoại, mà vấn đề giáo nghĩa cũng đã xảy ra rất nhiều điểm bất đồng.

 

 

Bài 74

LUẬT TÔNGTỊNH ĐỘ TÔNGTHỜI ĐẠI NHÀ TỐNG

Luật tông cuối thời Đường suy yếu, đến thời Tống có các cao tăng như Duẩn khan, Nguyên chiếu… liên tục xuất hiện chấn hưng. Nay tìm hiểu các bộ Luật do các vị đó trước tác, chúng ta có thể biết được sự chấn hưng Luật tôngthời đại nhà Tống.

Luật sư Duẩn khan tịch thời Tống Nhân tông năm Gia hựu thứ sáu, nhân Ngài trước tác Hội chánh ký, nên Luật tông do Ngài chủ xướng được gọi là Hội chánh tông.

Luật sư Nguyên chiếu tịch thời Tống Huy tông năm Chánh hoà thứ sáu thọ 69 tuổi, do Ngài trú trì chùa Linh chiHàng châu, nên các học giả gọi Ngài là Linh chi Nguyên chiếu. Ngài sớ giải luật Tứ phần, phần nhiều sử dụng giáo nghĩa Thiên thai, so với các nhà truyền luật trước có phần đặc sắc hơn, nên trong Kê cổ lược nói: “Nguyên chiếu lấy những ý mầu trong kinh Pháp hoa để soạn Tư trì ký, cùng với các sư Hội chánh tuy khác đường nhưng đồng quy một lối, làm sáng tỏ nguyên ý Nam sơn, khế hợp với lời Phật chế, từ Hội chánh, Tư trì mà Luật tông chia thành các phái”.

Đầu thời Tống đến nay học giả các tông, khi nói đến vị cao tăng tận lực hoằng dương pháp môn niệm Phật, đều tôn Vĩnh minh diên thọLinh chi nguyên chiếunổi bật nhất. Vĩnh minh diên thọ là bậc long tượng của Thiền tông thuộc phái Pháp nhãn, Ngài có trước tác Tông cảnh lục 100 q, đề xướng tư tưởng Thiền tịnh nhất chí. Vua Trung ý nước Ngô việt thỉnh Ngài trú trì chùa Linh ẩn, sau dời về chùa Vĩnh minh kiên tu Thiềnniệm Phật. Buổi tối Ngài thường sang núi khác kinh hành niệm Phật. Trung ý vương vì Ngài xây dựng điện Tây phương hương nghiêm ở núi này. Thạch chi tông hiểu khi tuyển chọn bảy vị có công lớn đối với pháp môn niệm Phật làm Liên tông thất tổ, trong đó suy tôn Ngài là vị đệ lục tổ.

Tông Niệm Phật từ đầu thời Tống trở về sau truyền bá rộng rãi, nhưng không còn là một tông phái độc lập. Các vị cao đức của các tông Thiên thai, Hoa nghiêm, Thiền… cũng đều niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương, hoặc khuyên người niệm Phật nỗ lực hoằng dương tông này. Pháp sư Thần chiếu một trong ba vị pháp sư khai sáng Tứ minh tam phái của tông Thiên thai, cũng tận lực hoằng dương Pháp môn niệm Phật, Thần chiếu rất hâm mộ phong cách Lô sơn. Ngài kết Liên xã đồng tu Tịnh độ, trụ xứ niệm Phật của Ngài sáu bảy năm sau trở thành Đại tòng lâm, thời Nhân tông ban hiệu là Liên tự. Đệ tử Thần chiếu có ba vị Xử hàm, Hữu nghiêm, Xử khiêm cùng pháp môn niệm Phật có mối quan hệ mật thiết.

Nguyên chiếu dùng giáo nghĩa Thiên thai để chú giải luật, Ngài thường than Thiền tông ngày nay tuy cực thạnh, nhưng có một số vị thiền giả vi phạm kỷ cương, thấy người trì luật cho là chấp tướng, khiến sanh các mối tệ hại, nhân đó đề xướng tư tưởng Giáo, Thiền, Luật, Mật nhất chí, đồng thời khuyến cáo hàng đạo tục nên tu niệm Phật. Ngài có khắc bản Từ mẫn tam tạng văn tập, nhằm mục đích làm sáng tỏ tư tưởng Giáo, Luật, Mật, Thiền nhất chí và xiển dương tông niệm Phật. Trong Thích giáo kê cổ lục, có dẫn lời Vĩ giang tập: “Uy danh một thời, thạnh hành kết Liên hoa tịnh độ niệm Phật xã, công lao trước sau đều do một tay Chiếu cả”

 

Bài 75

THIỀN TÔNG NHÀ TỐNG

Phật giáo Trung quốc từ khi Đường Võ tông và Sài thế tông phá hại đến nay, kinh sớ các tông đều mất mát, cho nên các tông phần nhiều không được chấn hưng. Riêng Thiền tông bởi không trệ vào văn tự, lại không lập đàn giảng thuyết, mà ở bất cứ nơi nào mé rừng bên suối, hang đá đồi núi… cũng đều có thể nói pháp đàm thiền. Lại Thiền tông gần gũi với việc trồng hoa, cày ruộng nhưng người rõ tông đạt ngộ không phải là ít, vì vậy Thiền tông đời Tống có thể nói là phát triển rực rỡ một thời.

Như Vĩnh minh diên thọ môn hạ phái Pháp nhãn, người trong nước nối pháp Ngài không thể tính kể, riêng ở Cao ly sang cầu pháp cũng đến 36 vị, xem đây tức rõ được sự thạnh hành của phái Pháp nhãn. Ngoài ra phái Vân mônTuyết đậu trùng hiển soạn Tuyết đậu tụng cổ, Viên thông cư nột truyền thiền cho Âu dương tu, thiền pháp bắt đầu lưu hành ở Kinh đô.

Minh giáo khiết trung là nhà trước thuật cự phách thời Tống, Ngài cũng là người nối pháp tông Vân môn. Từ đời Tống đến nay hai tông Vân mônLâm tế đồng thời phát triển. Huy tông trong lời tựa Tục đăng lục viết: “Từ Nam nhạc ngũ nguyên về sau, Thiền tông chia thành năm tông, mỗi tông đều đủ môn phong ứng cơ thù đối, tuy kiến lập bất đồng nhưng gặp nhau đồng một điểm, tên kiếm ngang nhau, lực đạo bủa khắp, xét vật lợi sanh kẻ đạt ngộ rất nhiều. Cội nguồn vững chải, cành lá sum sê, nhưng trong đó hai tông Vân môn, Lâm tế là thạnh hành nhất thiên hạ”, nhân đây có thể biết rõ được tình hình Thiền tông thời bấy giờ.

Tông Tào động phát triển không bằng tông Quy ngưỡng, Pháp nhãn và cũng không bằng tông Vân môn. Tuy xưng danhTào động nhưng Động sơn lương giớiTào sơn bổn tịch đều là người nối pháp kế sau, giòng truyền này lần suy, chỉ có chi phái do Vân cư đạo ung truyền thừa hiện còn, ngọn suối Tào động mãi từ đây không bao giờ cạn.

Tông Lâm tế cuối thời Đường cực thạnh, đến thời Tống lại phân thêm hai chi Hoàng long và Dương kỳ, những vị nối pháp Dương kỳ rất nổi bật. Hoàng long huệ nam tịch thời Tống Thần tông năm Khang ninh thứ hai, Huệ nam khi còn, phái này đã truyền bá rộng khắp, có người sánh Huệ nam ngang bằng với Mã tổ. Người nối pháp với Ngài rất nhiều, trong Tục đăng lục ghi đến tám mươi ba vị. 

Dương kỳ phần hội tịch thời Tống Nhân tông năm Khánh lịch thứ sáu, nối pháp có mười hai vị, trong đó Bạch vân thủ đoanthượng thủ. Thủ đoan truyền pháp cho Ngũ tổ pháp diễn, trong hàng môn hạ Pháp diễn có ba vị xuất chúng là Phật giám, Phật nhãnPhật quả. Phật quả tức Khắc cần viên ngộ, đệ tử nối pháp có đến bảy mươi lăm vị, phái này sau truyền sang Nhật bản. Trong số bảy mươi lăm vị nối pháp của Phật quả, có hai chi Hổ khâu thiệu longĐại huệ tông cảo là thạnh hành hơn cả.

Đại huệ tông cảo lúc đầu học thiền Tào động, sau cho rằng Tào động quá đùặt nặng việc truyền thọ, còn Thiền là pháp do Phật tự ngộ tự chứng há có sự truyền thọ hay sao. Nhân đó, Ngài liền rời Tào động, đến làm đệ tử của Khắc cần viên ngộ tông Lâm tế, danh tiếng Ngài vang khắp, Cao tông thỉnh Ngài trú trì chùa Dục vương, sau hạ chiếu dời đến Kinh sơn. Long hưng năm đầu đời Hiếu tông thị tịch thuỵ hiệu Đại huệ, người nối pháp hơn chín mươi vị, tông Lâm tế từ đây ngày càng phát triển khắp thiên hạ.

Thời này các tông phần nhiều suy yếu, chỉ có Thiền tông gần như là đại biểu toàn thể Phật giáo, đến nay đã trải qua tám chín trăm năm sự truyền thừa Lâm tế vẫn còn khắp trong thiên hạ, chừng đó cũng đủ biết Thiền tông thời Tống, đã cực thạnh như thế nào.

 

Bài 76

NHO GIÁO ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO THỜI TỐNG

Nho gia Trung quốc thời Tống rất thạnh hành. Do bởi các nhà nho trước thời Tống chỉ giảng đạo lý Tề gia trị quốc bình thiên hạ, hoặc bàn về phương cách đối nhân xử thế, còn đối với cội nguồn vũ trụ họ chỉ nói một cách sơ lược.

Ở thời Tống, Nho gia bắt đầu thuyết minh mối quan hệ giữa nhân sanh và vũ trụ, lập thuyết Lý khí tâm tánh, không chỉ là dạy con người về hành xử đời sống thực tiễn, mà còn tiến đến việc suy tìm nguyên lý vận hành vũ trụ, do trước đã có lập thuyết Đại bổn nhưng giáo nghĩa phiền toái, đến đây bèn hình thành học thuyết Tánh lý. Nhưng có thể nói là bởi thời thế mà Nho gia có sự chuyển biển tư tưởng.

Nguyên nhân là các văn sĩ thời Lục triều ưa thích Phật pháp, thường sử dụng các ngôn từ Phật pháp trong việc luận đàm. Đến đời Đường có Vĩ du xuất hiện, bắt đầu dùng ngôn ngữ Phật giáo để xiển dương Nho giáo.

Do từ thời Đường đến nay (Tống), kinh sách Phật giáo ngày càng đầy đủ, các bậc cao tăng liên tục xuất hiện, lại thêm Thiền tông chủ trương: “Dĩ tâm truyền tâm, Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”, chú trọng việc giáo hoá con người trở về cội nguồn tâm tánh, mà ghét sự trệ chấp văn chương ngôn ngữ phiền toái. Các bậc đại nho thời Tống phần nhiều giao du với các thiền sư, cùng nhau luận đàm thuyết Tánh mạng và có rất nhiều điểm tương đồng.

Như học thuyết Tánh mạng của Châu mậu thúc, Thiệu nghiêu phu, Trình minh đạo… thời Bắc tống, từ Nam độ trở về sau Châu và Lục phân thành hai phái, tư tưởng Lục gần với việc trọng đức hạnh còn Châu gần với đạo vấn học, cả hai đều thuộc hàng hậu lai của Nho gia. Giáo nghĩa của hai vị này đạt đến độ hoàn thiện và chịu ảnh hưởng Thiền tông một cách sâu đậm. Ngoài ra có Ty mã quang, Âu dương tu, Vương an thạch, Trương phương bình, Tô tử chiêm, Huỳnh sơn cốc, Trương thương anh, Trương nam hiên, Dương thứ công… đều là những bậc đại nho có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo, trong phạm vi bài này tạm không nói đến.

Duy cội nguồn Tánh học Tống nho, các sử gia đều cho rằng khởi đầu từ Châu mậu thúc. Nay căn cứ Độc thư chi của Triệu võ công, thì Châu mậu thúc trước đã từng theo học đạo với sa môn Thọ nhai, chùa Kê lam ở Nhuận châu. Trong bộ Tư giám lại cho rằng thời gianLô sơn Liêm khê, Châu từng gặp sa môn Loan khê Phật ấn. Châu mậu thúc hỏi Loan khê Phật ấn: “Thiên mạng gọi là tánh, thuận theo tánh là đạo, cớ sao Thiền tông lại nói vô tâm là đạo”, Phật ấn đáp: “Nghi ngờ thì nên biệt tham”, Châu mậu thúc lại hỏi: “Tham là không vô, rốt ráo thế nào là đạo”, Phật ấn đáp: “Mắt bị núi xanh che khuất”. Ngày nọ Châu thấy hoa nở trước song cửa sổ bèn nói: “Cùng với lão gia đồng nhất suy nghĩ”

Trong các bộ Liêm khê hành trạng, Tánh học chỉ yếu đều cho rằng học thuyết Tánh lý thật ra phát khởi từ hai vị sa môn Tổng, Nhai chùa Đông lâm. Sa môn Tổng truyền đạo cho Châu mậu thúc, vì vậy trong bài thơ của Lưu hầu thôn có viết: “Liêm khê học đạo nơi cao tăng”, sau này Ngu bá sanh cũng nói: “Tống nho chỉ có hai vị là Liêm khê và Liêm triết, đối với giáo nghĩa nhà Phật đã có sự tỏ ngộ rất sớm”.

Trong Phật học lịnh Thiệu nghiêu phú viết: “No cơm ấm áo không phải dễ, Ngày tháng trôi qua sầu làm sao, Tuổi nhỏ cầu danh tìm Tuyên thánh, Già rồi sợ chết đến Thích ca, Nghĩ muốn trừ duyên lại tới, Ưa cầu đuổi bịnh bịnh thêm nhiều, Sông dài thường luyện thành một khối, May gặp gió lặng sóng lại nổi”. Châu hối am trước theo học đạo với thiền sư Quả chùa Diệu hy,û tuổi già tự nói “Đêm nọ nghe chuông khiến lòng không trụ”. Do đây chúng ta cũng có thể biết được khái quát, sự quy ngưỡng Phật giáo của các bậc Nho gia thời này.

Điểm chính yếu, phần cơ bản học thuyết Tống nho cùng giáo lý nhà Phật có mối quan hệ, nhưng Nho gia chỉ đặt nặng nơi phần luân lý con người. Tiếc rằng Tánh học Tống nho vì chưa dứt được ngã chấp, rốt cùng cũng chỉ là ngoan lộng nhọc nhằn vào chủ ra khách mà thôi.

 

Bài 77

LÃO GIÁO XUNG ĐỘT PHẬT GIÁO ĐẦU THỜI NGUYÊN

Nguyên Thế tổ trước khi lên ngôi, vâng lệnh người anh là Hiến tông đem quân chinh phạt xứ Tây tạng và rất tín ngưỡng Phật giáo Tây tạng (Lạt ma giáo), sau khi lên ngôi nhà vua hết lòng bảo hộä Phật giáo, vì vậy có thể nói thời Nguyên là thời đại huy hoàng của Lạt ma giáo.

Năm Chí nguyên 18, Thế tổ sắc lệnh mọi sách vở Đạo giáo là đều do hậu thế nguỵ tạo, hạ lệnh thiêu huỷ Đạo tạng ngoại trừ Lão tử đạo đức kinh, các việc phỉ báng Phật giáo, trộm cắp lời Phật tham đắm tài lợi… thảy đều cấm tuyệt, đồng thời cho khắc sắc lệnh vào đá. Nguyên việc Đạo giáo xung đột Phật giáo là bắt đầu từ thời Hiến tông, trong bài tựa Biện nguỵ lục có nói rõ điều này.

Năm Aát mão (Hiến tông năm thứ 5 thời đó vẫn còn nhà Tống, Tống Lý tông năm Bảo hựu thứ 3 trước năm Chí nguyên 18 ba mươi năm), đạo sĩ Khưu sĩ khiêm, Lý chí thường… thiêu đốt Tây kinh, Thiên hành phu tử miếu làm Văn thành quán, phá huỷ tượng Phật Thích ca, Bạch ngọc Quan âm, Xá lợi bảo tháp, âm mưu chiếm 482 ngôi chùa, bắt chước sự hư nguỵ của Vương phù khắc bản Lão tử hoá hồ kinh để lưu truyền, hoạ 81 bức tranh Lão tử với lời lẽ yêu nguỵ hòng gây rối trong hàng quan lại.

Lúc đó có trưởng lão Phúc dụ chùa Thiếu lâm là vị thống lãnh tăng chúng, đến cung tâu vua về việc hư nguỵ của Đạo giáo, Tiên triều Mông ca hoàng đế (Hiến tông) sắc lệnh trưởng lão Phúc dụ cùng đạo sĩ Lý chí thường… đăng đàn biện luận tại cung, để xét Hoá hồ kinh là chân hay nguỵ, nhà vua đích thân chứng kiến, đạo sĩ Lý chí thường phải khuất phục trước lý lẽ sắc bén của trưởng lão Phúc dụ, kết quả Hiến tông sắc lệnh thiêu huỷ Hoá hồ kinh (Đạo tạng cũng bị thiêu hủy. Văn bia ghi lại thời đó có xảy ra cuộc tranh luận giữa đế sư Phát tư baĐạo giáo, đế sư chất vấn đạo sĩ kết quả tìm ra được 45 bộ kinh nguỵ tạo), đạo sĩ bỏ Đạo giáo xuất gia làm tăng 17 vị, lấy lại 37 ngôi chùa, nhưng Đạo giáo vẫn còn chiếm rất nhiều chùa, sự phá hoại của họ đối với Phật giáo vẫn còn xảy ra không ít.

Mùa thu năm Đinh tỵ (Hiến tông năm thứ 7), trưởng lão Phúc dụ lại dâng thư, Hiến tông thuận theo luân chỉ trước, tiếp tục sắc lệnh thiêu hủy nguỵ kinh, nhờ đó Phật giáo lấy thêm 273 ngôi chùa. Từ năm Ất mão đến Tân dậu trong vòng 9 năm (năm Tân dậu tức Thế tổ đã lên ngôi hai năm), môn đồ Đạo giáo lại có sự hư vọng nguỵ tạo kinh điển, ton hót nịnh bợ không chừa bỏ các gian thuyết, hòng tìm mọi cách để phá huỷ Phật giáo, nhân đây mùa đông năm Chí nguyên 18, Thế tổ khâm phụng sắc chỉ rộng khắp thiên hạ, ngoại trừ Đạo đức kinh, tất cả mọi kinh văn học thuyết hư dối của Đạo giáo thảy đều thiêu huỷ, đạo sĩ ai thích Phật giáo được tự ý xuất gia, không luận tăng sĩ hay đạo sĩ nếu có vợ con đều phải hoàn tục.

Thời đó có đại sư Liễn chân khê ở chùa Vĩnh phước tràng, là Thích giáo đô tổng thống tỉnh Giang nam, hoằng truyền Phật pháp rất thạnh hành. Từ mùa xuân năm Chí nguyên 22 đến mùa xuân năm 24, trong vòng ba năm Phật giáo khôi phục hơn 33 ngôi chùa, như Tư thành quán trước đây là chùa Cô sơn… Đạo sĩ Hồ đề đàm bỏ tà theo chánh, số đạo sĩ xuất gia làm tăng có đến bảy tám trăm vị.

Thời đó Đạo giáo chia thành ba phái là Chánh nhất giáo, Chân thái giáo và Thái ất giáo. Chánh nhất giáo trước do Trương đạo lăng sáng lập, hai phái còn lại là do các đạo sĩ thời Kim thành lập. Cuối thời Kim đạo sĩ Lưu đức nhân sáng lập Chân thái giáo, cũng vào thời này đạo sĩ Túc bao chân khởi xướng Thái ất giáo, đến thời Nguyên các đạo sĩ đều bị sự đả kích mạnh mẽ, trong Biện nguỵ lục ghi lại, do mục đích bài trừ Đạo giáosa môn Tương mại phụng sắc chỉ Thế tổ, năm Chí nguyên 23 soạn thuật bộ này.

Thời Nguyên sau khi Thế tổ băng hà, kéo dài đến 70 năm mới chấm dứt. Trong giai đoạn Thế tổ trị vì Phật giáo Mông cổ rất thạnh hành, nhưng sau khi Thế tổ mất lại lần suy yếu. Thời đó Lạt ma giáo được triều đình bảo hộ chiều chuộng tột độ, nhân đây trong nội bộ phát sanh rất nhiều mối tệ hại.

Bài 78

TĂNG CHẾ VÀ SỰ PHÁ HẠI CỦA ĐẠO GIÁO ĐẦU THỜI MINH

Minh thái tổ tên là Châu nguyên chương, người Hào châu tuổi nhỏ mồ côi cha mẹ, xuất gia làm tăng ở chùa Hoằng giác. Cuối thời Minh anh hùng hào kiệt các địa phương liên tục nổi lên lật đổ triều đình, Châu nguyên chương nhân cơ hội khởi binh ở Hào châu, được sự giúp đỡ của Quách tử hưng rốt cùng tóm thâu các đảng phái thống nhất đất nước, do đó sau khi lên ngôi Thái tổ hết lòng bảo hộ Phật giáo, Nho giáoĐạo giáo cũng được triều đình bảo hộ.

Sau khi lên ngôi Minh Thái tổ cho rằng, nếu không ban hành các đạo luật để ngăn chặn những hành vi sai trái của tín đồ, thì Phật giáo khó đạt đến sự hưng thạnh. Vì thế quy định tăng lữ phải có độ điệp, ai không được triều đình chấp nhận thì không được xuất gia, nghiêm cấm tăng lữ trà trộn vào sanh hoạt thế tục, ai phóng dật sẽ bị xử trị, cổ suý tăng chúng rời bỏ phố thị vào núi tu thiền.

Năm Hoằng võ 27, vua sắc lệnh Bộ lễ yết thị các điều luật tôn giáo, cả nước phải nhất nhất tuân hành. Ví như “Phàm chỗ ở của tăng gần thành thị, từ ba mươi vị trở lên mới được thành lập chùa, tăng sĩ có gia đình cho phép quan địa phương trục xuất thu hồi tài sản”... lại sắc lệnh ghi tên những ai khinh mạng Phật pháp, chưởi mắng tăng sĩ thông báo khắp nơi trong thiên hạ.

Thái tổ vì muốn chỉnh đốn tăng sĩ, tự viện (Đạo giáo cũng thế) nên đặt ra chế độ Tăng quan, thành lập Nha môn tăng đạo, sắp xếp Tăng lục ty, Đạo lục ty… do tăng lữ, đạo sĩ quản lý, phẩm trật rất cao và được sự đãi ngộ của triều đình. Thời đó Đại lý tự hương là Lý sĩ ngư, dâng thơ sàm tấu tăng sĩ là hạng ương bướng không nên tin dùng. Thái tổ không nghe lời, Lý sĩ ngư từ quan, nhà vua nổi giận hạ lệnh xử tử.

Hệ thống thiết lập Tăng quan thời đó như sau:

1. Kinh đô (trung ương).

Tăng lục ty quản lý toàn thể tăng sĩ trong nước.

Dưới có Tả lục ty và Hữu lục ty (chánh lục phẩm), trong Tả lục ty và Hữu lục ty có Tả xiển giáo và Hữu xiển giáo (tùng lục phẩm), có Tả giảng kinh và Hữu giảng kinh (chánh bát phẩm), có Tả giác nghĩa và Hữu giác nghĩa (tùng bát phẩm).

2. Địa phương.

Tăng chánhquản lý tăng chúng trong một châu.

Tăng hội lý quản lý tăng chúng trong một huyện.

Thời đó Thái tổ có khắc bản Đại tạng kinh, sắc lệnh hai kinh đô nam bắc bổ xung các tạng thành một tạng, cho khắc vào đá an trí tại Đại thạch động. Từ Thái tổ trở về sau Phật giáo rất thạnh hành, Võ tông là người sùng tín Phật giáo, nhà vua thường nghiên cứu giáo lý, thông suốt Phạn ngữ, tự xưng hiệu là Đại khánh pháp vương, công lao hộ pháp của Võ tông khó có thể kể hết. Trong giai đoạn này Đạo giáo cũng được triều đình bảo hộ, nhưng thế lực kém xa Phật giáo.

Cuối thời Minh, Thế tông lại hiềm khích Phật giáo, tin dùng đạo sĩ Khâu nguyên tiết tôn là Chân phụ, sắc phong lãnh đạo Đạo giáo. Lại phong Khâu nguyên tiết làm Lễ bộ thượng thư (khi chết phong hiệu Thiếu sư), Đào trọng văn làm Thiếu bảo lễ bộ thượng thư, sau cùng phong lên đến hàng Bá. Năm Gia tĩnh 14 Thế tông sai quan ngự sử Mỹ cảnh, Vương đại nhâm… tìm kiếm kinh sách đạo giáo trong thiên hạ, đạo sĩ khắp nơi câu hội số lượng rất nhiều, thế lực của họ ngày càng lớn mạnh.

Thế tông khi mới lên ngôi, việc làm đầu tiên là hạ lệnh thiêu huỷ 196 tượng Phật trong cung. Lại nghe lời sàm tấu của đạo sĩ Triệu hoàng, trong đêm hạ lệnh phá huỷ các ngôi chùa ở kinh đô, lại dời tượng Phật trong cung thay bằng Thái miếu, đem tượng Diêu hoàng hiếu thờ ở chùa Đại hưng long… Sự phá hoại Phật giáo của Thế tông rất nhiều, sau tin vào thuốâc kim sa do đạo sĩ Vương kim đem dâng, uống vào ngộ độc mà chết.

 

Bài 79

PHẬT GIÁO THỜI MINH

Từ thời Tống trở về sau Thiền tông thạnh hành ở Hoa hạ, so Thiên thai tông đầu thời Tống, Lạt ma giáo đầu thời Nguyên, sự thạnh hành cũng không bằng Thiền tông. Trải qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh Thiền tông đều có thế lực, thời Minh các thiền sư ngoài việc nói thiền còn kiêm luôn giảng giáo. Thái tổ năm Hồng võ 15, Bộ lễ cáo thị: “Nay thiết lập các chùa Phật phân thành ba cấp là chùa thiền, chùa giảng và chùa giáo, trong đó thiền là bất lập văn tự, cần phải thấy tánh mới rõ bản tâm. Giảng là cốt làm sáng tỏ nghĩa lý tông chỉ kinh điển. Giáo là diễn thuyết Phật pháp lợi lạc quần sanh, tiêu trừ mọi nghiệp chướng hiện đời, quét sạch mọi trừng phạt quá khứ, làm lợi ích thế gian”.

Minh Thái tổ xếp Thiền tông đứng đầu, các tông Hoa nghiêm, Thiên thai… thuộc giảng tông đứng thứ hai, các phương pháp diệt tội sám hối thuộc giáo tông, chú trọng Mật giáo (Lạt ma giáo cũng thuộc giáo tông) xếp thứ ba. Vì thế thiền, giảng, giáo còn gọi là thiền, giảng và du già, trong đó Thiền tông độc chiếm vị trí đầu.

Phật giáo Trung hoa cuối thời Minh có nhiều điểm đặc biệt, đó là khuynh hướng dung nạp các tông phái, không chỉ Thiên thai với Thiền, Hoa nghiêm với Thiền hoặc niệm Phật, Giáo với Thiền… mà trong nội bộ Phật giáo có khuynh hướng dung nạp rất lớn.

Nói rộng vấn đề này, như Phật Nho dung hợp, Phật Nho Đạo tam giáo dung hợp, đến thời Minh Hám sơn đức thanh trước tác Trung dung trực chỉ, Lão tử giáo, Trang tử nội thiên chú. Ngẫu ích trước tác Tứ thư giải, Châu dịch thiền giải. Trong phần đầu Lão tử giải có chương Lão tử ảnh hưởng luận (còn gọi Tam giáo nguyên lưu đồng dị luận) nhằm đề xướng tinh thần Tam giáo nhất chí, dùng tư tưởng Thiền dung hợp tam giáo. Trong chương có đoạn viết: “Tôi thường lấy ba việc để tự răn nhắc mình, một không biết xuân thu là không thiệp thế, hai không biết Lão tử là không vong thế, ba không biết tham thiền là không xuất thế. Rõ cả ba việc đó mới là người khéo học đạo”.

Lại nói: “Khổng tử là thánh nhân thừa, vì tuân theo trời mà trị người. Lão tửthánh thiên thừa, vì thanh tịnh vô dục, lìa hẳn kiếp người sanh lên cõi trời. Thanh văn, Duyên giác là thánh vượt lên nhân thiên, vì siêu việt Tam giới xa lìa Tứ sanh bặt hẳn sanh tử. Bồ tát là thánh siêu việt Nhị thừa, qua lại ba cõi vào chân ra tục. Phật là thánh vượt lên cả phàm lẫn thánh, ở tại là trời, ở tại người là người, cho đến các cảnh giới chúng sanh hình thù sai khác, nhưng không có nơi nào mà Ngài không đến”, nhân nay chúng ta có thể biết được, tư tưởng Tam giáo nhất chí của Hám sơn.

 

Bài 80

KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NHÀ THANH

Đời Thanh hai vua Thuận trị và Ung chính đều giỏi thiền học, dốc sức nghiên cứu Phật pháp, vua Khang hy đối với Phật giáo cũng hết lòng bảo hộ. Lạt ma giáo từ đời Nguyên, Minh đến nay, triều đình đều dùng chính sách nhu hoà để đối xử, vì thế họ cũng được tôn trọng bảo hộ.

Từ năm Gia khánh, Đạo quang trở về sau Phật giáo lần lần suy đồi, trong đó do vì quy chế độ điệp bị phế bỏ, tăng sĩ phẩm chất ngày càng yếu kém. Lại gặp nạn giặc giã nổi lên, dân tình lâm vào cảnh đói khổ. Trong năm Hàm phong ở phía nam có xảy ra đại loạn, các chùa viện bị phá huỷ gần hết, khiến Phật giáo vốn đã suy lại càng suy yếu. Vì vậy có thể nói từ năm Càn long, Gia khánh trở về sau là thời kỳ điêu linh nhất của Phật giáo Trung hoa.

Phật học trải qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh đều lấy Thiền tông làm chính yếu, nhưng trong các tông phái Thiền, không một phái nào có sự chấn hưng. Ở thời đại nhà Thanh, trừ một vài ngôi chùa có thực hành tham thoại đầu, ngoài ra không còn nghe pháp nào nữa.

Mãi đến năm Quang tự, mới có cư sĩ Dương văn hội nỗ lực xây dựng viện khắc kinh ở Kim lăng, đích thân sang Nhật thu hồi những kinh sớ đời Đường mang về khắc bản lưu bố. Nhân đây học giả bốn phương bắt đầu hưởng ứng, nhưng phần nhiều là cư sĩ tăng sĩ rất ít. Sau này Dương văn hộithiết lập tinh xá Kỳ hoàn làm nơi sanh hoạt của hội, tăng sĩ chỉ có mười tám vị tham dự.

Ngoài địa điểm này ra, có Tào kính sơ ở Trường sa khắc kinh lưu bố, lại có một số tăng sĩ khắc kinh ở Dương châu, ngoài việc khắc kinh ra Phật giáo thời này không có điểm gì nổi bật.

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77399)
17/08/2010(Xem: 120560)
16/10/2012(Xem: 66339)
23/10/2011(Xem: 68752)
01/08/2011(Xem: 440199)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.