LÀM SAO HỌC PHẬT ĐỂ THÀNH PHẬT?
TS. Minh Tâm
CHƯƠNG HAI
LÀM SAO HỌC PHẬT?
Học Phật cũng như học bao nhiêu ngành học khác. Phải yêu thích môn học; biết mình học để làm gì; phải bỏ nhiều thì giờ để học và tập, không được biếng trễ; biết thầy mình giỏi và tin vào sự chỉ dạy của thầy.
Phải tùy trình độ mà học từ thấp lên cao. Nói về sự học thì Khổng tử có nhận xét: “Hoặc sinh nhi tri, hoặc học nhi tri, hoặc khốn nhi tri; cập kỳ tri chi nhất dã” Nghĩa là: “Có người sinh ra đã biết (loại thiên tài – đã học từ đời trước); có người nhờ học mà biết (đa số người bình thường); còn có người phải nỗ lực vất vã, ra công khổ sở mới biết (số người này nghiệp nặng, nhưng biết học để có Trí tuệ mà thay đổi vận mệnh của mình theo luật Nhân Quả). Và một khi đã giỏi rồi, thì ai cũng đạt tới cái biết như nhau”(Trung Dung).
Phải tùy trình độ mà học từ thấp lên cao. Nói về sự học thì Khổng tử có nhận xét: “Hoặc sinh nhi tri, hoặc học nhi tri, hoặc khốn nhi tri; cập kỳ tri chi nhất dã” Nghĩa là: “Có người sinh ra đã biết (loại thiên tài – đã học từ đời trước); có người nhờ học mà biết (đa số người bình thường); còn có người phải nỗ lực vất vã, ra công khổ sở mới biết (số người này nghiệp nặng, nhưng biết học để có Trí tuệ mà thay đổi vận mệnh của mình theo luật Nhân Quả). Và một khi đã giỏi rồi, thì ai cũng đạt tới cái biết như nhau”(Trung Dung).
Về “sinh nhi tri” thì như Lục tổ Huệ Năng, đã là Phật từ nhiều kiếp trước, thị hiện lại cuộc đời để làm gương cho chúng sinh. Nên kiếp này, mặc dầu thất học, ngài chỉ nghe một câu ngắn của Phật trong kinh Kim Cang “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ Tâm”, thì đã chứng đắc “A nậu đa la tam muội tam bồ đề” (Cụm từ này là âm chữ Phạn, không phải chữ Hán) có nghĩa là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (đắc Đạo, thành Phật). Trong khi thượng tọa Thần Tú đã theo học với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn mấy mươi năm và làm thầy dạy mấy ngàn tăng chúng, mà vẫn còn đứng ở ngoài cửa Đạo.
Bởi vì Thần Tú trình bài kệ:
Thân thị bồ đề thụ
Tâm như Minh kính đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
Còn Huệ Năng không biết đọc biết viết, đã nhờ người viết kệ như sau:
Bồ đề bổn vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Ngài Thần Tú, qua bài kệ, cho thấy sau mấy mươi năm tu học vẫn còn “thấy” thân mình (ngã mạn) như cây bồ đề (có khả năng làm người khác Giác ngộ), tâm mình như tấm gương sáng dựng trên đài (để cho người khác soi). Và gương sáng nhờ ngài biết lau chùi (biết tu) từng giây từng phút không hề để cho đóng bụi trần (phiền não). Như vậy là chưa đạt đến cảnh gìới “Không, Vô Ngã, và Giải thoát” như Phật dạy.
Còn bài kệ của ngài Huệ Năng thì chỉ rõ: Cái trí Bồ đê vốn không phải là “cây” để có thể “thấy”; cũng “không có” cái gọi là gương sáng và đài gương để mọi người soi. Xưa nay thật sự “không có” vật gì hiện hữu, thì làm sao có chỗ nào cho bụi trần bám víu. Nói khác đi, ngài đã đạt tới cảnh giới “Không, Vô Ngã, và Giải thoát” của chư Phật. Nếu không phải là Phật thì không thể có sự chứng Đạo trong vòng 8 tháng như vậy (Mà thời gian này chỉ bị sai “giả gạo” ở sau bếp để nuôi mấy ngàn tăng chúng, chớ không hề được cho lên chánh điện để nghe giảng Phật pháp). Và nếu không phải là cổ Phật thị hiện thì những lời ngài dạy đã không dám bảo đệ tử ghi lại với cái tựa “Pháp bảo Đàn kinh” - tức là “Quyển Kinh Nền tảng cho việc Tu hành”.
Cũng như vua Trần nhân Tông - về sau là Sơ Tổ của thiền phái Trúc Lâm - chỉ cần một câu nói của cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy cách học Phật “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”- rồi theo đó tu và hành mà đắc đạo. Sự đắc đạo này phản ảnh qua bài kệ của ngài:
Ở đời vui Đạo cứ tùy duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong Tâm có Phật, thôi tìm kiếm,
Đối cảnh tâm Không, khỏi học thiền.
Qua bài kệ, Tổ muốn dạy: Tu hành thì cứ tùy duyên, biết chuyện nào nên làm, chuyện nào không; cũng như hễ cảm thấy đói thì ăn, mệt thì ngủ. (Nói theo Tổ Lâm Tế: Đừng có làm dáng, làm điệu – “Người Vô sự”). Biết có Phật trong Tâm nên không chạy tìm cầu bên ngoài; mà chỉ cần như Tổ Bồ đề đã dạy: Hướng về Chân Tâm, hễ thấy Tánh thì là Phật. Và khi đạt tới cảnh giới “Không” như Phật đã dạy, là đắc Đạo – không cần phải học Thiền. (Đây là ông Tổ Thiền đã bảo người ta khỏi học Thiền, nếu đối cảnh tâm Không) Khi đã cảm thấy mình đắc Đạo rồi, ngài xuống núi đi khắp nơi trong dân gian để giảng giải và khuyến khích mọi người thực hành pháp tu Thập Thiện để sống đời an vui và đức hạnh; chớ không lạm dụng công quỹ xây chùa to Phật lớn, hưởng thụ tuổi già cho xứng đáng địa vị một cựu hoàng.
Còn “học nhi tri” thì như ta thấy trong lịch sử Phật giáo, bên Trung quốc có vài trăm vị đắc Đạo được tôn làm Tổ, ở Việt nam được vài mươi vị. Thật ra những vị Tổ này đều là Phật cả rồi, vì các vị đó đã đạt đến trạng thái mà Tổ Bồ đề Đạt ma - người mang Phật học từ Thiên trúc sang - đã mô tả: “Trực chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh thành Phật.” Chân Tâm tức là trạng thái Tâm hoàn toàn thanh tịnh, rỗng lặng - không còn bị che lấp bởi Vọng niệm tham, sân, si, mạn, nghi – như trong câu kinh nhật tụng: “Phật và chúng sanh Tánh thường rỗng lặng.” Ý này cũng tương tự như trong bài kệ đắc đạo của Tổ Phước Huệ:
Phật pháp lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư.
Đến nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ thấy trong đầu một chữ “Như”.
“Quên hết” là vì Phật đã dạy: “Lời ta nói như chiếc bè đưa người sang bờ Giác ngộ. Khi sang được bờ “bên kia” (ba la mật) rồi thì còn vác bè lên bờ làm chi.” Và người đắc đạo thì nhìn đâu cũng thấy tâm rỗng lặng, không để ý chê khen, không ham mê vật chất, không còn phân biệt người sang kẻ hèn, không còn thương ghét người tốt kẻ xấu, mọi sự đều là “Như”. Đó là Thập Như thị mà Phật đã dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. (Bởi vì “nghiệp lực” của người ta như vậy, khiến họ phải như vậy.)
Còn “Khốn nhi tri” thì chắc chắn là…phần của chúng ta rồi! Nghĩa là phải học một cách khốn khổ, vất vả rồi mới biết. Nhưng như đã nói, thời nay không còn là thời đi bộ hay cỡi ngựa, mà là thời cởi phi cơ phản lực, đi phi thuyền không gian. Làm việc gì cũng theo phương pháp được phân tích một cách khoa học; không hồ đồ như đi lạc vào rừng hoang không lối ra mà lại còn bị kẻ chỉ đường vẽ rắn thêm chân. Chắc chắn chúng ta sẽ học có kết quả tốt và mau chóng thành Phật chỉ trong một đời này - nếu chúng ta quyết tâm.
Nói chung thì, bất cứ ngành học nào mà muốn đạt kết quả, người học phải áp dụng lời khuyên sau đây của thầy Khổng - vị thánh được mệnh danh là Vạn thế Sư biểu: “Học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, và thực tập hay thực hành cho hết sức”– Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi. (Trung Dung)
Áp dụng vào việc học Phật:
A- Học cho rộng có nghĩa là phải đọc nhiều kinh sách. Kinh là lời Phật được ghi chép lại, và Sách là những cuốn luận giải của các bậc thầy. Nhưng phải biết cách đọc.
Không phải đọc từ đầu đến cuối như đọc tiểu thuyết, rồi không nhớ gì hết vì nhiều chi tiết quá. Cũng không phải đọc từng chữ từng câu để học kinh văn.
Đọc kinh và sách, chỉ lấy ý chớ không lấy lời. Ghi “nốt” đại ý của kinh, ý chính của từng phẩm hay chương rồi dán vào đầu quyển để dễ dàng ôn lại. Tốt nhất là nên học thuộc lòng các “nốt” này; và như vậy là đã thuộc hết ý chính của quyển kinh hay sách đã đọc, dù bộ kinh hay quyển sách có dày đến đâu chăng nữa.
Không phải đọc từ đầu đến cuối như đọc tiểu thuyết, rồi không nhớ gì hết vì nhiều chi tiết quá. Cũng không phải đọc từng chữ từng câu để học kinh văn.
Đọc kinh và sách, chỉ lấy ý chớ không lấy lời. Ghi “nốt” đại ý của kinh, ý chính của từng phẩm hay chương rồi dán vào đầu quyển để dễ dàng ôn lại. Tốt nhất là nên học thuộc lòng các “nốt” này; và như vậy là đã thuộc hết ý chính của quyển kinh hay sách đã đọc, dù bộ kinh hay quyển sách có dày đến đâu chăng nữa.
Thí dụ: Học kinh Kim Cang. - Kinh này khoảng hơn 100 trang, thật ra chỉ nêu lên 2 vấn đề quan trọng do Tu bồ đề đặt ra hỏi Phật:
- Nếu người phát Bồ đề tâm để tu thành Phật, thì phải:
1- Trụ Tâm đó ở đâu; và 2- Làm sao hàng phục nó, để nó không chạy đây kia?
Và Phật đáp:
1- Không cho nó trụ nơi Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Vì không trụ nơi nào cả thì Tâm đó mới là Bồ đề tâm (Chân Tâm).
2- Phải biết rằng: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.” Đừng bao giờ để Tâm chạy theo Cảnh. Và nên quán chiếu hàng ngày: “Nhất thiết hữu vi pháp / Như mộng, huyễn, bào, ảnh / Như lộ diệc như điện”, thì sẽ hàng phục được Tâm.
Phải đọc hết quyển kinh. Nhưng chỉ cần ghi chú và nhớ bao nhiêu như trên là đã thuộc và hiểu kinh Kim Cang rồi. Cứ theo bao nhiêu đó mà Tu và Hành thì sẽ chứng đắc nhanh như Lục Tổ Huệ Năng.
B- Phải ghi danh học ở các đại học Phật giáo để có học trình từ thấp lên cao, và phải biết đặt câu hỏi cho các vị thầy về những điều chưa được hiểu rõ. Chỉ có những thầy giỏi mới biết và sẵn sàng trả lời những câu hỏi khó. Đừng sợ sệt khi đặt câu hỏi. Ngày xưa, khi Phật thuyết giảng, A Nan và các bồ tát vẫn mạnh dạn nêu lên những chỗ nghi tình – và Phật vẫn vui vẻ trả lời. Cho nên chữ học-hỏi mới đi đôi với nhau.
Như ở thí dụ trên về việc học kinh Kim Cang. Nếu hỏi thầy và thầy bảo phải đọc hết cuốn kinh mới cắt nghĩa được câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, thì đó là thầy chưa thông Đạo. Ông thầy phải có khả năng giải thích một cách ngắn gọn: Vì Phật dạy mọi sự mọi vật vốn “Không” (Cốt tủy của Phật giáo là: Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, và Giải thoát.) nên Lục Trần Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, hoặc những gì khác có hình tướng (thấy được, cảm giác được) đều là không thật; chỉ như giấc mộng, như trò ảo thuật, như bọt nước, như bóng nắng, như sương buổi sớm, như chớp ngày mưa. Đọc hết các Kinh Phật đều sẽ thấy 5 quan điểm chủ yếu này.
C- Suy nghĩ cho cẩn thận có nhiều nghĩa. Về phần Kinh, vì là được sao chép từ ngàn xưa, nguyên bản đã thất truyền, nên có khi người chép vì tôn sùng đức Phật một cách thái quá không cần thiết, đã “vẽ rắn thêm chân”. Nên cần phải biết mà lược bỏ. Phật cũng đã dặn: Nếu Kinh nào mà không nói về “Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, Giải thoát” thì đó không phải là lời dạy của ta.” Nếu có những “kinh” như vậy thì không nên mất thì giờ đọc.
Về Sách cũng vậy. Nếu sách nào giảng giải Phật pháp mà không phản ánh được lý Vô thường , Khổ, Không, Vô ngã, Giải thoát, thì cũng nên vứt đi - đừng thương tiếc. Mạnh Tử - học trò cháu đức Khổng tử - có dạy: Tin hoàn toàn vào sách thì thà không có sách còn hơn. “Tận tín ư thư bất như vô thư”. Nhà trường ở Mỹ cũng dạy phương pháp đọc sách này cho tất cả từ học sinh đến sinh viên - gọi là “Critical thinking”, đọc sách với óc phê phán.
Học sinh, sinh viên được chấm điểm cao khi tốt nghiệp không phải nhờ chép lại đúng ý của thầy hay cóp theo nguyên văn của sách, mà là đã “can đảm” trình bày ý kiến riêng theo sự hiểu biết và phê phán của cá nhân. Thế giới này tiến bộ là nhờ vậy. (Và ông bà ta cũng có câu: Con hơn cha là nhà có phúc!)
Học sinh, sinh viên được chấm điểm cao khi tốt nghiệp không phải nhờ chép lại đúng ý của thầy hay cóp theo nguyên văn của sách, mà là đã “can đảm” trình bày ý kiến riêng theo sự hiểu biết và phê phán của cá nhân. Thế giới này tiến bộ là nhờ vậy. (Và ông bà ta cũng có câu: Con hơn cha là nhà có phúc!)
D- Điều quan trọng nữa là phải phân biệt cho rõ coi phần kinh sách mình đọc có những gì liên quan đến thực tế, có thể áp dụng vào đời sống. Đức Phật là vị thầy duy nhất đã dạy: “Khoan vội tin những gì ta nói; mà hãy xem kỷ những điều đó có đúng với thực tế không.” Thì nói chi những việc tam sao thất bổn, hay những ý tưởng sai lệch cốt tủy của đạo Phật. Theo lời Phật thì việc gì cũng phải: Lý-Sự vô ngại và Sự-Sự vô ngại (kinh Hoa Nghiêm). “Lý” là những hiểu biết do suy nghĩ (quán chiếu) mà ra. “Sự” là áp dụng “Lý” vào thực tế. Sự và Lý phải tương ưng và ứng dụng được trong thực tế, không được trở ngại, trái nghịch nhau.
Cho nên phải xem những kinh sách này có liên quan đến 3 chủ đích của lời Phật dạy là: Con người phải biết làm Chủ vận mệnh mình, phải biết dùng Trí tuệ để sửa đổi nghiệp lực của mình, và dùng Từ Bi để biết thương mình lẫn thương người - để biến cảnh trần gian đói rách, giết hại lẫn nhau này thành cõi Tịnh độ đầy an lạc và yêu thương; và 5 quan điểm là: Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, Giải thoát. Bởi vì học Phật mà không Giải thoát – còn ham vật chất và chỉ mong xây Chùa cao Phật lớn - thì thật là uổng một đời, khi thân này vốn là khó được; như rùa mù trăm năm mới nổi lên mặt đại dương một lần và mong gặp một thân cây có bộng trôi ngang để chui vào nằm thở!
E- Thực hành hay thực tập cho hết sức. Không phải là tình cờ mà trong ngôn ngữ Việt có những chữ học-tập, tu-tập và học-hành, tu-hành đi đôi với nhau. Chủ tâm của người xưa khi đặt ra tiếng đôi này là để nhắc nhở: Người đi học thì phải làm bài tập thì mới hiểu bài, làm càng nhiều càng tốt. Và học xong, tốt nghiệp phải đem sở học ra hành, tức đem tài năng làm lợi ích cho bản thân và đóng góp cho sự văn minh, tiến bộ, và an lành của xã hội.
Người học Phật cũng vậy. Sau khi học và tu tập một thời gian để tiêu trừ vọng tưởng Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, thì phải tới giai đoạn thực hành, đem áp dụng Trí Tuệ và Từ Bi để cứu độ mình và chúng sanh, làm ích lợi cho đời; như vậy Đức Phật mới không gọi là “bọn tiêu nha, bại chủng.”
Người học Phật cũng vậy. Sau khi học và tu tập một thời gian để tiêu trừ vọng tưởng Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, thì phải tới giai đoạn thực hành, đem áp dụng Trí Tuệ và Từ Bi để cứu độ mình và chúng sanh, làm ích lợi cho đời; như vậy Đức Phật mới không gọi là “bọn tiêu nha, bại chủng.”
Thật ra phải thực hành một thời gian mới phân biệt được sự khác biệt giữa Trí tuệ và Tình cảm. Phật dạy: sống thuần trí tuệ là sống trong cảnh giới Phật, sống thuần tình cảm là ở địa ngục, còn sống với 5 phần tình cảm / 5 phần trí tuệ là ở cõi người. Cõi người thì đã khổ; địa ngục lại khổ hơn; chỉ có cõi Phật là thanh tịnh và an lạc. Thí dụ: Về tình cảm - Các bậc cha mẹ khi nhìn con của người ta thì biết cái nào chúng làm đúng, cái nào chúng làm sai; còn nhìn con cái của mình thì thấy điều gì chúng cũng làm đúng cả. Đó chẳng qua bậc cha mẹ hay dùng tình cảm quá đáng cho con cái nên mờ cả lý trí; vì vậy mà chúng hư hỏng, rồi không khí gia đình biến thành địa ngục.
Còn Từ Bi cũng phải thực tập một thời gian thì mới có thể thực hành. Thói đời, như ông bà có nói: “Giúp lời chớ không ai giúp của; giúp đủa chớ không ai giúp cơm!” Cái đó lâu dần thành Tập khí khó thay đổi. Tuy dư dả tiền bạc, của cải đầy nhà, nhưng khi thấy người cùng khổ thì chỉ chép miệng thở dài “Ôi tội nghiệp, thấy thương quá”, nhưng chia xẻ manh quần tấm áo hay đồng tiền bát gạo thì không có. Cho nên không phải nói ngoài miệng 2 chữ Từ Bi là trong Tâm có dạ từ bi. Mà phải hiểu và thực hành “bố thí là chia xẻ một cách rộng rãi cho người với tình người”, không phải đem đồ bỏ chẳng còn dùng được “thí” cho người ta.
Hoặc thực tập về chữ “Không”. Chưa hiểu tận tường về chữ Không thì không thể hiểu đạo Phật. Ý niệm “Không” rất quan trọng trong đạo Phật. Không thể đắc Đạo thành Phật nếu không hiểu “Không” là gì. Có 2 nghĩa:
1- “Không” là vì không tự có, không tự hiện hữu, chỉ do “duyên hợp” mà thành.
Cái nhà là do gạch, ngói, gổ, đá, công lao những người thợ và do ông chủ nhà có tiền làm ra. Cũng vậy: đền đài, đường sá, xe cộ, tiền bạc, danh vọng, chức quyền, và mọi sự trên đời - không có gì tự nó mà có cả. Chỉ do “duyên” mà tựu, hết duyên thì tan. Chẳng hạn làm tổng thống ở Mỹ chỉ có 4 hoặc 8 năm. Ở các nước khác lẽ ra cũng như vậy. Nhưng bởi vô minh, con người “chấp có” lại muốn có trường cữu, coi những tài sản, chức quyền, danh vọng là của mình nên khi chúng mất đi mới sinh ra phiền não, khổ đau cùng cực.
Cái nhà là do gạch, ngói, gổ, đá, công lao những người thợ và do ông chủ nhà có tiền làm ra. Cũng vậy: đền đài, đường sá, xe cộ, tiền bạc, danh vọng, chức quyền, và mọi sự trên đời - không có gì tự nó mà có cả. Chỉ do “duyên” mà tựu, hết duyên thì tan. Chẳng hạn làm tổng thống ở Mỹ chỉ có 4 hoặc 8 năm. Ở các nước khác lẽ ra cũng như vậy. Nhưng bởi vô minh, con người “chấp có” lại muốn có trường cữu, coi những tài sản, chức quyền, danh vọng là của mình nên khi chúng mất đi mới sinh ra phiền não, khổ đau cùng cực.
2- “Không” là vì tự thân mỗi vật không có giá trị, không có ý nghĩa gì cả.
Ý nghĩa hay giá trị là do sự “vô minh” của mỗi người gán cho. Các giá trị đẹp xấu, ngon dở, hơn kém, sang hèn, thành bại, vinh nhục chỉ do con người đặt ra rồi chết sống vì chúng, khóc cười vì chúng. Con người ham muốn vật này vật kia vì tự gán cho nó một giá trị và tạo cho mình phiền não khi không chiếm hữu được.
Tại sao cậu này thất tình thậm chí muốn tự tử? Tại vì nghĩ chỉ có cô kia “đẹp” mà không cưới được thì đời không còn nghĩa sống; trong khi các chàng trai khác thì thấy cô kia “xấu” hết chỗ chê! Con làm khổ cha mẹ vì muốn cái này chớ không chịu cái khác. Chồng làm khổ vợ vì hễ chỉ có con gái thì đòi thêm con trai; nếu không thì kiếm vợ bé. Vợ thì cứ đòi địa vị, nhà lầu, xe hơi cho bằng bè bạn, trong khi chồng không tài giỏi hơn ai.
Cha mẹ tự làm khổ tâm vì con mình không là bác sĩ, kỹ sư như con của bao người khác. Tóm lại, con người “khổ” vì gán cho sự vật những “giá trị” huyền ảo mà tự thân chúng không có.
Ý nghĩa hay giá trị là do sự “vô minh” của mỗi người gán cho. Các giá trị đẹp xấu, ngon dở, hơn kém, sang hèn, thành bại, vinh nhục chỉ do con người đặt ra rồi chết sống vì chúng, khóc cười vì chúng. Con người ham muốn vật này vật kia vì tự gán cho nó một giá trị và tạo cho mình phiền não khi không chiếm hữu được.
Tại sao cậu này thất tình thậm chí muốn tự tử? Tại vì nghĩ chỉ có cô kia “đẹp” mà không cưới được thì đời không còn nghĩa sống; trong khi các chàng trai khác thì thấy cô kia “xấu” hết chỗ chê! Con làm khổ cha mẹ vì muốn cái này chớ không chịu cái khác. Chồng làm khổ vợ vì hễ chỉ có con gái thì đòi thêm con trai; nếu không thì kiếm vợ bé. Vợ thì cứ đòi địa vị, nhà lầu, xe hơi cho bằng bè bạn, trong khi chồng không tài giỏi hơn ai.
Cha mẹ tự làm khổ tâm vì con mình không là bác sĩ, kỹ sư như con của bao người khác. Tóm lại, con người “khổ” vì gán cho sự vật những “giá trị” huyền ảo mà tự thân chúng không có.
Phải thực tập và am hiểu tường tận ý nghĩa chữ “Không” thì con người sẽ thấy an vui và hạnh phúc. Chỉ nên bằng lòng những thứ trong khả năng mình, và nếu mất nó thì biết là “duyên” đã tận. Hiểu như vậy thì sẽ hết khổ. Một cách triết lý hơn, trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy: “Cái Tướng của mọi sự mọi vật là Không vì chúng “Vô tướng mà Bất tướng”.
Hiểu được như vậy là hiểu được “thực tướng” (cái tướng chân thật) của vạn sự vạn vật. Lúc đó sẽ không còn cảnh: chạy chọt làm quan để tham nhũng; nhân viên ngàn hàng phải biển thủ để sắm xe hơi nhà lầu; con cái không làm khổ cha mẹ vì những đòi hỏi không đâu; và những cảnh cướp giật ngoài đường phố cũng sẽ không còn nữa (An lành như ở xã hội Nhật bản chẳng hạn). Xã hội trở nên trật tự vì mọi người biết sống trong đạo đức “Bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng”.
Hiểu được như vậy là hiểu được “thực tướng” (cái tướng chân thật) của vạn sự vạn vật. Lúc đó sẽ không còn cảnh: chạy chọt làm quan để tham nhũng; nhân viên ngàn hàng phải biển thủ để sắm xe hơi nhà lầu; con cái không làm khổ cha mẹ vì những đòi hỏi không đâu; và những cảnh cướp giật ngoài đường phố cũng sẽ không còn nữa (An lành như ở xã hội Nhật bản chẳng hạn). Xã hội trở nên trật tự vì mọi người biết sống trong đạo đức “Bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng”.