Chương Năm: Học Phật Như Thế Nào ?

10/10/20193:35 SA(Xem: 3055)
Chương Năm: Học Phật Như Thế Nào ?

LÀM SAO HỌC PHẬT ĐỂ THÀNH PHẬT?
TS. Minh Tâm

 

CHƯƠNG NĂM
HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bất cứ học ngành gì, người học tốt nhất nên đến trường. Đến trường mới có thầy, mới có người giảng giải tới nơi tới chốn, thậm chí còn chỉ dẫn cho phương pháp học, nghiên cứu, và thực hành. Câu nói “Không thầy đố mầy làm nên” không phải là một ngoa ngôn. Trong các ngành học, Khoa học thực nghiệm là một môn khó. Khó vì người học ngoài sự thâm nhập về lý thuyết, còn phải có hiểu biết chân thực được chứng tỏ qua phần thực hành.
Học Phật cũng khó như vậy, mà còn có phần khó hơn. Về phương diện thực tiễnPhật học là một Khoa học thực nghiệm căn cứ trên luật Nhân Quả. Người học phải biết điều mình nói và hiểu rõ mình nói gì, vì đã thực hành và có kết quả như Phật dạy.  Điều này gọi là “Lý-Sự vô ngại”.  Lý là phần suy luận; Sự là phần ứng dụng. Lý và Sự phải tương ưng thì mới là Vô ngại (không trở ngại, trái nghịch nhau).

Thí dụ: Người học Khoa học thực nghiệm biết về “Sức cản của không khí và sức hút của trái đất”, thì họ làm được phi cơ bay trên không. Người học Phật (hay làm thầy dạy Phật học) học rằng: “Dẹp sạch Phiền não tham, sân, si, mạn, nghi sẽ được thân tâm an lạc”, thì phải phản ảnh điều đó trong sinh hoạt hằng ngày của mình. Hoặc phải chứng minh cho được lời dạy của Phật: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, bằng cách hiện tướng tự tại, và an lạc trong mọi hoàn cảnh.
 
Về phương diện thuần lý, Phật giáo là một Triết học trình bày một nhân sinh quan và vũ trụ quan rất bình đẳngnhân bản: Con người - kể cả chư Phật - đều là như nhau. Và tuy “Rỗng lặng như mộng, huyễn, bào, ảnh, như hư không”, nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau do Lý “Vô duyên đại từ, Đồng thể đại bi”. Cho nên ngay cả Phật A Di Đà, khi còn là Tỳ kheo Pháp Tạng, đã tu suốt 5 kiếp để tròn đầy công đứchoàn thành đại nguyện: Tạo lập cảnh Cực Lạc tiếp đón chúng sanh.Về đó chúng sanh không còn chịu khổ nạn như ở đời này. Cho nên chỉ gọi là đắc Đạo thành Phật khi nào tâm chúng ta đã đạt tới cảnh giới “Không” – nghĩa là mặc dù đã làm rất nhiều việc ích lợi cho chúng sinh cũng vẫn “không thấy” là có làm.
Tuy thấy là khó, nhưng chư Tổ đã thực hiện được. Đức Phật cũng đã từ bi chỉ cho chúng ta con đường ngắn nhất để thực hiện trong kinh Hoa Nghiêm, Kim Cang, Duy Ma, Diệu Pháp Liên HoaVô Lượng Thọ. (Hiện nay ở các nước Tây phương, nhờ căn lành và phước báu, họ đã sống với lý Vô duyên đại từ, Đồng thể đại bi, như là nếp sống của người văn minh.)
Như đã nói, ghi danh học Phật ở các đại họcchương trình Phật họctốt hơn cả, vì có sự giảng giải của các bậc thầy. Nhưng ngày nay, không cần gặp mặt thầy thường xuyên, vẫn có thể ghi học online như bao nhiêu ngành khác. Vạn nhất nếu không trường, không thầy, vẫn có thể tìm kinh sách tự học; nhất là ngày nay hầu hết các kinh quan trọng đều có sách “Lược giải” của các bậc thầy hữu danh (Như sách Lược giải của Hòa thượng Trí Quảng, người đã tu họcNhật bản và tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học). Chỉ cần đọc cả hai, vừa kinh vừa sách, thì có thể nhận ra ý chỉ của đức Phật rồi theo đó mà thực hành trong cuộc đời.
Mọi người đều biết: Tu tức là sửa. Mà sửa là sửa cái đã có sẵn rồi. Chỉ cần biết hư chỗ nào thì sửa chổ ấy mà thôi; không phải đập phá tất cả làm lại từ đầu. Thí dụ: Phiền não hay Vô minh do vọng tâm tham, sân, si, mạn mà ra. Và Tu là phải diệt trừ chúng tận gốc rễ.  Nhưng có người, do căn lành, họ cả đời không hề có tâm tham.

Mà không tham thì không có si (Si là mê lầm: mê tiền của, sắc đẹp, mê danh vọng địa vị; muốn những điều ngoài khả năng của mình, ngoài phạm vi luân lý đạo đức, thì gọi là ham mê  - phần lớn do tham mà ra.)  Vậy họ không cần diệt tham và si – vì có đâu mà diệt; mà chỉ chuyên tâm diệt sân và kiêu mạn. Ví như nhà họ hư cái phòng tắm và nhà bếp, thì chì lo sửa phòng tắm và nhà bếp mà thôi; đâu cần đập phá sửa lại nguyên cả cái nhà. Phải biết rõ như vậy mới có thể học Phật và nhanh chóng thành Phật; bởi vì học Phật chỉ là tu sửa thân tâm; không phải hồ đồ “tu” mãi mà không biết tu cái gì, hết đời này sang đời khác, có khi lại rơi xuống địa ngục
Đức Phật đã quan sát thấy mọi người đều có tính Phật; chỉ vì vọng niệm tham, sân, si, mạn, nghi…che lấp nên trôi lăn luân hồi trong lục đạo, chịu khổ sở không biết đến bao giờ. Vậy chỉ cần diệt trừ các vọng niệm này thì Phật tính hiện tiền - tức là thành Phật.  Không phải là đơn giản lắm sao?
Sau khi chúng ta đã biết vì sao nên học Phật và phải học như thế nào để mau có kết quả, các chương tiếp theo đây là phần chỉ dẫn và tóm lược ý nghĩa của những Kinh sách cần phải học và hành cho hết sức.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80810)
17/08/2010(Xem: 121593)
16/10/2012(Xem: 68233)
23/10/2011(Xem: 69995)
01/08/2011(Xem: 497585)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.