Chương Sáu: Các Kinh Sách Cần Đọc Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên

10/10/20193:35 SA(Xem: 3013)
Chương Sáu: Các Kinh Sách Cần Đọc Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên

LÀM SAO HỌC PHẬT ĐỂ THÀNH PHẬT?
TS. Minh Tâm

 

CHƯƠNG SÁU
CÁC KINH SÁCH CẦN ĐỌC
VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN

Đây là quyển kinh nhỏ thuộc hệ Nguyên Thủy, dễ đọc, dễ hiểu; chứa đựng nhiều ý chỉ của Phật về việc Tu và Hành. Có thể gọi đây là “Chuyện đời tự kể” của đức Phật và chuyện của 5 tỳ kheo dối dân gạt thế, mà phải là có phước duyên lắm chúng ta mới được nghe. Đức Phật muốn phát khởi tín tâm của mọi người nên đã từ bi kể lại câu chuyện của chính mình: Trước khi thành Phật, ngài cũng là một con người bình thường, cũng do Vô minh mà tạo ra biết bao ác nghiệp, rồi xuống địa ngục, rồi làm ngạ quỉ, rồi làm súc sinh. Nhưng nhờ trí sáng vẫn còn và biết áp dụng công đức Sám hối nên đã hóa giải được tội lỗi, sanh lên cõi Trờitiếp tục tu hành, giảng giải đạo lý cho các tầng lớp trời mà thành đấng Giác ngộ
[Đây cũng là lý do tại sao Phật ngồi trên tòa sen: Hoa sen vốn mọc lên từ bùn nhơ nhớp, nhưng lớn lên trong vòng nước sạch. Nước này rửa hết cấu uế bám trên búp sen. Nên khi sen vươn lên khỏi mặt nước và nở hoa, ta chỉ thấy một đóa sen tỏa hương thơm ngát. Hình tượng Phật ngồi tòa sený nghĩa này.

Con người cũng thế. Tuy lớn lên với nhiều thói xấu ác, tội lỗi, nhưng nhờ lời dạy của Phật rửa sạch cấu uế, biết ăn hiền ở lành, cứu mình cứu đời, trở thành Phật, như ngồi tòa sen.]
 
Bài học trong Kinh gồm mấy điểm:
1- Nhân Quả là cái lý “tự nhiên” trong vũ trụ, rất đáng sợ và không chừa một ai. Càng giàu sang, có địa vị cao, quyền hành lớn…càng phải lưu tâm và kinh sợ.  Tiền thân Phật là một cậu bé nghèo khó, ra công học Đạo thật giỏi. Với công đức đó, cậu thanh niên được chọn làm vua một nước lớn. Rồi ỷ mạnh đàn áp các nước yếu, tin dùng nịnh thần, hoang dâm vô độ, tàn hại bá tánh. Khi chết, xuống địa ngục đền tội.
2- Mười cõi trong lời dạy của Phật: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh, A tu la, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật – là do Phật thực chứng; đã từng đi, về ở những cõi đó; tương tự như người ở nước văn minh, tiến bộ cao nhất đi thăm những nước thuộc hạng thứ hai, thứ ba, và những nước nghèo đói lạc hậu trên trái đất này.  [Mới đây - cuối năm 2013 - các nhà thiên văn học xác nhận rằng: Căn cứ trên các dữ kiện cung cấp bởi các viễn vọng kính bay ngoài vũ trụ, tính ra (không phải đoán mò) có đến 8 tỉ 8 hành tinh trong giải Ngân hà – có điều kiện cho sinh vật hiện hữu như ở địa cẩu của chúng ta. Và những sinh vật ở đó “văn minh và tiến bộ hơn” chúng ta nhiều. Lưu ý rằng: con số 8 tỉ 8 hành tinh là rất lớn; dân số của toàn địa cầu hiện nay mới có 7 tỉ].
3- Công đức khó nghĩ bàn của sự Sám hối. Khi ở địa ngục, Phật nhờ trí sáng, nhớ lại lời dạy của thầy kiếp trước lúc theo học Đạo, ngày đêm sám hối những tội lỗi đã làm; nên chỉ ở địa ngục trả nghiệp một thời gian ngắn rồi sinh làm ngạ quỉ để trả nợ tiếp. (Khác nào bị án ở tù thật nặng vài năm, được chuyển qua khu tù nhẹ hơn nhờ hạnh kiểm…tốt!).

Khi trả nghiệp ngạ quỉ, Phật tiếp tục sám hối tội chướng và giảng Thập thiện cho bọn ngạ quỉ; nên được thác sinh vào loài súc sinh để tiếp tục đền tội. Súc sanh cũng có năm bảy đường: Có súc sanh oai vệ như sư tử, voi, cọp; có súc sanh đẹp đẽ như phượng hoàng, thiên nga; có súc sanh nhởn nhơ như cá voi, cá mập. Còn Phật lúc đó vì tội nghiệp vẫn còn nặng nên sanh làm con Giả can.  

Đây là loại thú nhỏ con, hình tướng xấu xi; lúc nào cũng bị các con vật lớn hơn đuổi bắt ăn thịt. Còn khi đói, giả can chỉ ăn được phân của các con vật khác, hoặc xác chết đã sình thúi…mà cũng chẳng đủ no lòng. Phải ăn thêm đất bùn dơ bẩn! Lại nhờ công đức Sám hốigiảng giải đạo lý cho chư Thiên, nên sau đó được sanh lên cõi Trời
4- Phật cũng kể chuyện về 5 thầy Tỳ kheo tuy mang lớp áo tu hành mà tâm chỉ toan tính dối dân gạt thế cho có miếng ăn ngon, và còn lường gạt một nữ đại thí chủ để mong sau này làm giàu. Sau nhiều kiếp, vị đại thí chủ này trở thành đương kim hoàng hậu thời đức Phật. Năm Tỳ kheo kia sau bao nhiêu kiếp trầm luânđịa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, đến khi thác sinh làm người thì thành năm tên bán nam bán nữ phục dịch Hoàng hậu: bốn tên lo việc khiêng kiệu khi hoàng hậu du hành, một ở lại hoàng cùng lo việc chùi rửa nhà cầu bẩn thỉu. Chúng bị đánh đập khổ sở, nhưng vì chưa trả hết nghiệp, dù hoàng hậu thương tình phóng thích mà chúng vẫn van nài xin ở lại.
Tóm lại, nên đọc kỹ kinh này để biết: bước đầu của sự học Phật phải giữ thân tâm như thế nào, nhất là khi ở địa vị cao, nắm quyền hành lớn. Hễ làm lành thì được phước báu vô cùng cho đời sau; còn làm ác thì hình phạt cũng được dành sẵn nơi địa ngục, ngạ quỉsúc sanh, đến khi được làm người thì đui, điếc, câm, ngọng, ngu độn. Còn Tỳ kheo mà phạm các trọng giới  Sát, Đạo, Dâm, Vọng thì cũng tạo quả địa ngục sẵn cho mình.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80859)
17/08/2010(Xem: 121622)
16/10/2012(Xem: 68294)
23/10/2011(Xem: 70036)
01/08/2011(Xem: 498971)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :