Bài Thứ Nhứt: Luận Đại Thừa Trăm Pháp

31/07/201012:00 SA(Xem: 24709)
Bài Thứ Nhứt: Luận Đại Thừa Trăm Pháp

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 9: DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

TẬP NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP

(Trích yếu Bài này nên học thuộc lòng)

--- o0o ---

PHẦN THỨ NHỨT

CHÁNH VĂN

Hỏi: Như lời Phật dạy: "Tất cả các pháp đều vô ngã". Vậy cái gì là "Tất cả pháp" và sao gọi là "vô ngã"?

Đáp: Tất cả các pháp tuy nhiều, nhưng tóm lại có 100 pháp, chia làm 5 loại:

I. Tâm pháp (Có 8 món)

II. Tâm sở hữu pháp (Có 51 món)

III. Sắc pháp (Có 11 món)

IV. Tâm bát tương ưng hành pháp (Có 24 món)

V. Vô vi pháp (Có 6 món)

LƯỢC GIẢI

I. TÂM PHÁP HOẶC GỌI LÀ TÂM VƯƠNG CÓ 8 MÓN

1. Nhãn thức (cái biết của mắt)
2. Nhĩ thức (cái biết của tai)
3. Tỹ thức (cái biết của mũi)
4. Thiệt thức (cái biết của lưỡi)
5. Thân thức (cái biết của thân)
6. Ý thức (cái biết của ý)
7. Mạt na thức (Thức thứ 7)
8.A lại da thức (Thức thứ 8)

II. TÂM SỞ HỮU PHÁP, GỌI TẮT LÀ TÂM SỞ, CÓ 51 MÓN, PHÂN LÀM 6 LOẠI:

1. Biến thành, có năm: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư.
2. Biệt cảnh, có năm: Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.
3. Thiện, có mười một: Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả, Bất hại.
4. Căn bản phiền não, có sáu: Tham, Sân, Si, Mạn, nghi, Ác kiến.
Ác kiến lại chia làm năm: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, KIến thủ, Giới cấm thủ.
5. Tuỳ phiền não, có 20 món, chia làm ba loại:

a) Tiểu tuỳ, có 10: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuồng, Siễm, Hại, Kiêu.
b) Trung tuỳ, có 2: Vô tàm, Vô quí.
c) Đại tuỳ, có8: Trạo cử, Hôn trần, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.

6. Bất định, có bốn món: Hối, Miên, Tầm, Tư.

III. SẮC PHÁP, CÓ 11 MÓN:

Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỹ căn, Thiệt cănThân căn.
Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trầnPháp trần.

IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP, GỌI TẮT LÀ "BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH", CÓ 24 MÓN:

Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Di sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thần, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị Tương ưng. Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, HOà hiệp tánh, Bất hoà hiệp tánh.

V. VÔ VI PHÁP, CÓ 6 MÓN:

Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi, Chơn như vô vi.

Nguyên văn chữ Hán

Nhứt thế tối thắng cố
Dữ thử tương ưng cố
Nhị sở hiện ảnh cố
Tam vị sai biệt cố
Tứ sở hiển thị cố
Như thị tứ đệ.

Dịch nghĩa:

Thứ lớp như vầy: Tâm vương hơn tất cả. Tâm vương cùng Tâm sở hợp nhau. Do hai món: Tâm vươngTâm sở, mà hiện ra ảnh tượng là "sắc pháp". Do ba món: Tâm vương, Tâm sởSắc pháp, mà thành ra 24 món sai khác là "Bất tương ưng hành". Do bốn món: Tâm vương, Tâm sở, Bất tương ưng hành, đều thuộc về Pháp Hữu vi, nên hiện ra 6 Pháp Vô vi.

LƯỢC GIẢI

Tóm lại, ngoại nhơn hỏi: "Cái gì là tất cả pháp ? Đại ý, Luận chủ trả lời: Các pháp tuy nhiều, nhưng ước lược chỉ có một trăm pháp, phân làm 5 loại:1. Tâm vương có 8; 2. Tâm sở có 5; 3. Sắc pháp có 11; 4. Bất tương ưng hành có 24; 5. Vô vi pháp có 6. Trong 5 loại, lại chia làm hai: Bốn loại trên thuộc về Pháp Hữu vi, loại thứ 5 thuộc về pháp Vô vi.

Trên nguyên văn nói "tất cả pháp" tức là pháp Hữu vivô vi vậy. Từ trước đến đây Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ nhứt: "Cái gì là tất cả pháp".

Vì muốn cho học giả dễ nhớ, nên Cổ nhơn có làm bài kệ bốn câu, tóm lại 100 pháp như vầy:

Sắc pháp thập nhứt, tâm pháp bát,
Ngũ thập nhứt cá tâm sở pháp
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng,
Lục cá Vô vi thành bá pháp.

Dịch nghĩa:

Sắc pháp mười một, Tâm pháp tám,
Năm mươi mốt món Tâm sở pháp,
Hai mươi mốt món Bất tương ưng,
Sáu món Vô vi thành trăm pháp.

***

PHẦN THỨ HAI

Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "Sao gọi là vô ngã?"

CHÁNH VĂN

Nói "vô ngã", lược có 2 món:

1. Nhơn vô ngã, 2. Pháp vô ngã.

LƯỢC GIẢI

Chúng sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là "Nhơn ngã" ; chấp núi, sông, đất, nước, tất cả sự vật bên ngoài là thật có, như thế là "Pháp ngã".

Vì "nhơn" không thật có và "Pháp" cũng không thật có, nên Phật gọi rằng: "Tất cả Pháp vô ngã"; tức là "Nhơn không thật" và "Pháp không thật" vậy.

Như thế là Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai: "Thế nào là vô ngã".

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77393)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66332)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440140)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.