Bài Thứ Hai: Tiếp Theo

31/07/201012:00 SA(Xem: 13158)
Bài Thứ Hai: Tiếp Theo

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 9: DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

TẬP BA 
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ HAI 
CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã lược nói cái "tên", nhưng chua nói rõ cái "tướng" của thức Năng biến; vậy cai "tướng" của thức Năng biến thứ nhứt thế nào? 

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán 

Tụng viết: 

A lại da thức 

Dị thục, Nhứt thế chủng. 

Dịch nghĩa 

Luận chủ nói tụng (10 câu) đễ trả lời rằng: Thức Năng biến thứ nhứt tên là A lại da, cũng gọi là Dị thục thức hay Nhứt thế chủng thức

LƯỢC GIẢI

Thức Năng biến thứ nhá?t có ba tướng

I. Tự tướng (thể); tiếng Phạn gọi là "A lại da", Tàu dịch là "Tàng". Chữ Tàng có ba nghĩa: 

1. Năng tàng: Thức này có công năng chứa tất cả chủng tử (hạt giống) của các Pháp thiện ác; cũng như cái kho có công năng chứa lúa. 

2. Sở tàng: Thức này có chổ để chứa chủng tử của các Pháp; cũng như cái kho là chổ để chứa lúa. 

3. Ngã ái chấp tàng: Thức này thường bị thức thứ Bảy ái luyến chấp làm ngã. Nó như người giữ kho, giữ gìn chẳng cho lúa mất (chấp tàng). 

II. Quả tướng (quả), gọi là "Dị thục thức". Chữ Dị thục có ba nghĩa: 

1. Dị thời nhi thục: Khác thời mà chín. Dụ như trái xoài, từ khi sanh cho đến khi chín, thời gian khác nhau. 

2. Dị loại nhi thục: Khác loài mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ tánh chua, đến chín lại ngọt. 

3. Biến dị nhi thục: Biến đổ khác chất mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ thì xanh, đến khi già chín biến đổi lại vàng. 

Vì thức Dị thục này lãnh thọ thân quả báo, nên gọi là Dị thục quả. Tánh chất của Dị thục quảvô ký (không nhứt định thiện hay ác); song về nghiệp nhơn đời trước của nó, lại có thiện và ác. 

Bởi lấy nghiệp nhơn (thiện ác) đối với quả (vô ký) mà nói, nên có ba nghĩa: Khác thời gian chín (Dị thời nhi thục), khác loại mà chín (Dị loại nhi thục) và biến đổi chín (Biến dị nhi tục). 

1. Dị thời ... 

Dị thục 2. Dị loại ... nhị thục 

3. Biến dị ... Quả (vô ký

Nhơn (thiện, ác) 

III. Nhơn tướng (nhơn), gọi là Nhứt thế chủng tức. Tất cà các pháp hiện tượng (hiện hành) trong thế gianxuất thế gian, đều có chủng tử (công năng tiềm tàng) của nó. Các chủng tử này đều chứa trong thức thứ Tám (tàng thức). Các chủng tử là "nhơn" khởi hiện ra các Pháp là "quả". Vì theo "nhơn tướng" (chủng tử), nên gọi thức này là "Nhứt thế chủng". 

Nguyên văn chữ Hán 

Bất khả tri chấp thọ 

Xứ liễu thường dữ xúc 

Tác ý thọ tưởng tư 

Tương ưng duy xả thọ 

Dịch nghĩa 

Không thể biết hành tướng năng duyêncông năng giữ gìn chủng tử, lãnh thọ thân thểthế giới của thức này được. Thức này thường tương ưng với năm món biến hành là: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Song trong các thọ, nó chỉ tương ưng với xả thọ

LƯỢC GIẢI

Hành tướng thức Năng biến thứ nhứt rất là tế nhị ! Bởi người đời tâm thô không thể biết được, nên nói "Bất khả tri". 

Những việc của thức này mà người đời không thể biết được, có hai phần: 

1. Thức này giữ gìn chủng tử, thế giới, thân thể và làm cho thân thể sanh ra cảm giác, lãnh thọ; nghĩa là thức thứ Tám này biến hiện ra thế giớichúng sanh rồi giữ gìn không cho mất; đây là điền khó biết thứ nhứt. 

2. Hành tướng năng duyên (liễu) của thức này, rất sâu xatế nhị, đây là điều khó biết thứ hai. 

Không 1. Kiến phần năng duyên của thức này (liễu) 

Thể biết 2. Tướng phần bị 1. Chủng tử 

Duyên của thức 2. Thân thể (chấp thọ

Này 3. Thế giới (xứ) 

Tám thức, phân làm ba món năng biến, đều có quyền tự chủ, tự tại; cũng như vị Quốc Vương, nên gọi là Tâm vương. Song như vị Quốc vương phải có quần thần phụ tá, thì mới có thể giữ nước trị dân. Tâm vương cũng phải có bộ hạ tuỳ tùng để giúp đỡ mới hay tạo ra các nghiệp. Những bộ hạ tuỳ tùng ấy lệ thuộc Tâm vương, không được tự tại, nên gọi "Tâm sở", hoặc gọi là "Tâm sở hữu"; nghĩa là cái sở hữu của Tâm vương

Lại nữa, Tâm sở đã giúp Tâm vương tạo nghiệp, thì Tâm vương với Tâm sở phải ưng thuận với nhau nên gọi là tương ưng

Hỏi:_ Có mấy Tâm sở tương ưng với thức này? 

Đáp:_ Chỉ có năm món biến hành thường tương ưng với thức này là: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư. 

Xúc: Tiếp xúc. Như con mắt xen hoa, khi mới vừa tiếp xúc với hoa; đó là tác dụng của Xúc Tâm sở. Thí như hai người đồng đi một con đường; một người đi từ phương Đông đến phương Tây, một người đi từ phương Tây đến phương Đông; hai người gặp nhau một chỗ, gọi đó là xúc. 

Một thí dụ nữa, như môn Kỷ hà học: trên cái hình tròn gạch qua một đường, chỗ đụng nhau một chỗ trên đường gạch, đó là xúc. 

Tác ý: Móng khởi cái ý. Như khi muốn xem hoa, trước nhứt móng khởi cái ý; đó là "Tác ý Tâm sở". Rồi nó dẫn dắt nhãn thức xem hoa. Nếu khôngtác dụng của Tâm sở này, thì dù có gặp hoa cũng không thấy. 

Người đời có khi đi ngang qua vườn đầy hoa, mà không thấy hoa. Như thế là vì trong lúc đó, Tâm sở tác ý không có tương ưng với nhãn thức

Thọ: Lãnh thọ. Như khi thấy hoa, có sự cảm thọ vui buồn ... 

Tưởng: Tưởng tượng. Như sau khi thấy hoa, rồi tưởng tượng hình tướng của hoa đỏ hay vàng, tốt hay xấu ... 

Tư: Lo nghĩ, tạo tác. Như nhơn thấy hoa, rồi lo nghĩa trồng hoa hay bẻ hoa ... 

Lại nữa, "Thọ Tâm sở" có 3 loại: 

1. Lạc thọ: Thọ vui. Khi gặp cảnh thuận, như được người khen ngợi, thì cảm thọ vui mừng

2. Khổ thọ: Thọ khổ. Khi gặp cảnh nghịch, như bị người huỷ báng hạ nhục, thì cảm thọ buồn khổ. 

3. Xả thọ: Thọ cảnh không vui buồn. Khi gặp cảnh bình thường không thuận nghịch, như trong lúc không được khen hay bị chê, thì cảm thọ không vui buồn. 

Tóm lại, thức thứ Tám này, tương ưng với 5 món Tâm sở Biến hànhhành tướng của nó rất là tế nhị, không có hiện ra khổ và vui, nên chỉ tương ưng với xả thọ

Nguyên văn chữ Hán 

Thị vô phú vô ký 

Xúc đẳng diệc như thị 

Dịch nghĩa 

Tánh của thức này là vô phú vô ký, nên những Tâm sở tương ưng với nó, như Xúc, Tác ý ...cũng vô phú vô ký

LƯỢC GIẢI

Tánh của các pháp, tóm lại có 3 loại: 1. Tánh thiện, 2. Tánh ác, 3. Tánh vô ký (không thiện không ác). 

Tánh vô ký lại chia làm 2 loại:1. Vô phú vô ký, 2. Hữu phú vô ký _ Thí như mặt gương, không phải thiện ác, dụ cho "tánh vô ký"; khi bị bụi che lấp ánh sáng, dụ cho "tánh hữu phú vô ký". Đến lúc lau chùi sạch bụi; dụ cho "tánh vô phú vô ký". 

Tóm lại, thức thứ Tám này không bị các phiền não ngăn che, nên thuộc về tánh vô phú vô ký. Và những Tâm sở tương ưng với thức này, như Xúx, Tác ý ...cũng thuộc về tánh vô phú vô ký

Nguyên văn chữ Hán 

Hằng chuyển như bộc lưu 

Dịch nghĩa 

Hằng chuyển biến như dòng nước chảy mạnh. 

LƯỢC GIẢI

Ngoại đạo chấp các pháp thường còn không mất, như thế gọi là chấp "thường?; hoặc chấp chết rồi mất hẳn, như thế gọi là chấp "đoạn?. 

Nhà duy thức nói: từ vô thỉ đến nay, thức này hằng chuyển biến luôn, mỗi niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cũng như nước thác, từ trên núi cao đổ xuống, một dãy trắng xoá; ở xa trông như tấm vải trắng. Vì nó hằng chảy luôn, nên chẳng phải "đoạn diệt". Song nó liên kết tiếp tục nhiều giọt, biến chuyển sanh diệt luôn, nên không phải "thường nhứt". 

Nguyên văn chữ Hán 

A la hán vị xả ? 

Dịch nghĩa 

Đến vị A la hán mới xả bỏ thức này (tàng thức). 

LƯỢC GIẢI

Hỏi: Thức này, đã sanh diệt tương tục, là gốc của sanh tử luân hồi, vậy phải tu đến địa vị nào mới xả bỏ nó được ? 

Đáp: Người tu hành đoạn hết phiền não chướng, đến quả vị A la hán, mới xả bỏ được thức "A lại da". Song chỉ xả bỏ cái "danh", chớ không phải xả bỏ cái "thể" của thức này. 

Hỏi: Tại sao không xả bỏ cái "thể", của thức này? 

Đáp: Cái "thể" của thức này có hai phần: nhiễm và tịnh. Phần tịnh tức là "Trí". Trong bài tụng nói "xả bỏ thức này", tức là chuyển thức thành trí, chớ không phải xả bỏ. Nếu xả bỏ cái "thể" của thức này, thì thành ra đoạn diệt, thuộc về ngoại đạo. Trong Đạo Phật không có chủ trương đoạn diệt (mất hẳn). 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77399)
17/08/2010(Xem: 120560)
16/10/2012(Xem: 66339)
23/10/2011(Xem: 68752)
01/08/2011(Xem: 440201)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.