Bài Thứ Năm: Mạt Na Thức

31/07/201012:00 SA(Xem: 18175)
Bài Thứ Năm: Mạt Na Thức

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 9: DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

TẬP NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ

BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ NĂM 
MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)

Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp. 

KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 

1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh 

2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng 

3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh. 

4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ. 

5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ. 

6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy

7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên. 

8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương). 

9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng

10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh. 

KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 

1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn. 

2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp 

3. Chứng quảdiệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát

*** 

Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả

Bài tụng thứ nhất 

Đới chất hữu phú thông tình bổn 

Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi 

Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ 

Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ. 

Dịch nghiã 

Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám 

Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng 

Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh 

Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau 

LƯỢC GIẢI 

Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về "Đới chất cảnh". Ba tánh, thức này chỉ thuộc về "Hữu phú Vô ký tánh". Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình (Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình) duyên qua kiến phần của thức thứ Tám (kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm "bản chất" để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là "Bổn", tức là "Bản chất" vậy), rồi biến lại "Cảnh đới chất". Vì thế nên trong Duy thức có câu: 

"Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất 

Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh" 

Nghiã là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thứ c này sanh ra một tướng phần là cảnh "Chơn đới chất". 

Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng

Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến

Bài tụng thứ hai 

Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy 

Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê 

Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi 

Lục chuyển hô vi "Nhiễm tịnh y" 

Dịch nghĩa 

Hằng xét lo lường theo chấp ngã 

Hữu tình ngày đêm bị mê muội 

Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi 

Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y" 

LƯỢC GIẢI 

Thức thứ Bảy thường suy xét so đo chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói: 

Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét. 

Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét. 

Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng. 

Năm thức trước, không hằng và không thẩm. 

Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là "Nhiễm tịnh y" (Lục thức hô vi nhiễm tịnh y) 

Bài tụng thứ ba 

Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh 

Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi 

Như Lai hiện khởi tha thọ dụng 

Thập địa Bồ Tát sở bị côi (cơ) 

Dịch nghĩa 

Đến Sơ địa, thành "bình đẳng trí" 

Đến Vô công dụng, hằng phá Ngã 

Như Lai hiện thân "Tha thọ dụng" 

Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát

LƯỢC GIẢI 

Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành "Bình đẳng tánh trí". Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là "Vô công dụng hạnh"; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân "Tha thọ dụng" để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77391)
17/08/2010(Xem: 120555)
16/10/2012(Xem: 66330)
23/10/2011(Xem: 68750)
01/08/2011(Xem: 440130)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.