Thư Viện Hoa Sen

Ăn chay nhưng phải nấu mặn cho chồng con

06/11/201510:04 CH(Xem: 21897)
Ăn chay nhưng phải nấu mặn cho chồng con

Hỏi: Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không? (Phật tử Như Liên hỏi tại chùa Bửu Châu – Trà Vinh 3/9/2015 – 21.7.Ất Mùi)

anchay-rau-quaĐáp: Để giải đáp cho thắc mắc của cô, trước tiên sư chia sẻ với cô câu chuyện sau:

Dưới thời Đức Phật, có một cô đắc được Thánh quả Tu-Đà-Hườn (quả vị thấp nhất trong 4 tầng đạo quả của bậc thánh, quả vị này vẫn được lập gia đình). Để đắc được đạo quả Tu-Đà-Hườn này phải là người đoạn tuyệt hoàn toàn nghiệp sát sanh. Tuy nhiên, cô này lại có chồng làm nghề thợ săn. Mỗi ngày, cô này đều phải chuẩn bị cung tên cho chồng vào rừng đi săn bắn. Cô đã làm việc này trong thời gian rất dài. Vì cô ấy là bậc thánh nên các vị tỷ khưu biết được chuyện đó mới bàn tán vào ra. Theo những bàn tán đó thì cô này đã đắc quả vị Tu-Đà-Hườn mà còn làm như vậy thì không biết là đúng hay sai? Có đúng với chánh pháp không? Có phù hợp với đạo hạnh của bậc thánh Tu-Đà-Hườn hay không? Những bàn cãi qua lại này mãi không tìm ra được một đáp án thống nhất vì các vị tỷ khưu mỗi người một lý lẽ để phản biện cho hành động của cô đó. Cuối cùng, các vị quyết định tham vấn

Đức Phật Tổ để nhờ Ngài giải đáp.

Đức Phật mới trả lời rằng: việc làm của cô đắc được quả vị Tu-Đà-Hườn là hoàn toàn ĐÚNG. Cô làm công việc hằng ngày đó vì vai trò bổn phận của một người vợ đối với chồng. Cô làm hoàn toàn vô tâm và không để tâm dính chấp vào cái nghiệp sát.

Còn đối với cô Như Liên, cô là người ăn chay trường nhưng cô vẫn đi chợ thực hiện bổn phận người vợ, người mẹ để mua và chế biến cá thịt cho chồng cho con thì cô là người đại trí huệ. Vì rằng, chồng cô ăn cá thịt, con cô ăn cá thịt mà cô không làm thì đó là cô thiếu trách nhiệm trong vai trò của người vợ, người mẹ. Còn nếu cô cố ý lôi kéo, ép buộc chồng con cô ăn chay mà họ hoàn toàn chưa thực sự sẵn sàng thì dẫn tới việc lục đục, xào xáo, mâu thuẫn trong gia đình. Người chồng có thể vì thế mà bất mãn dẫn tới việc xa cách trong đời sống tình cảm vợ chồng gây đổ vỡ hôn nhân. Thậm chí, người chồng người con còn có thể có những phản ứng tiêu cực lại với tăng sĩ, chùa chiền và pháp môn mà cô đang tu học. Điều này đi ngược lại với giáo huấn của Đức Phật. Vì tiêu chí cho các lời dạy của Ngài là để giáo dục cho đạo đứcvà phạm hạnh của con người. Giúp cho họ tìm được hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại. Bây giờ, đi chùagia đình xào xáo, đổ vỡ thì đó hoàn toàn không phải tu theo đúng chánh pháp. Do vậy, nếu được thì khi cô đi chợ, cô tránh mua những thực phẩm còn tươi sống. Cô mua các thực phẩm đã được sơ chế qua để hạn chế nghiệp sát sanh. Nếu cô làm được điều này thì cô đã tu đúng theo luật Tam Tịnh Nhục (không thấy, không nghe, không nghi) của Đức Phật dạy. Vậy là cô vừa giữ được giới đạo vừa hòa hợp được với lẽ thường tình ở đời.

Trích sách “Vn Đạo vi Sư Thin Minh”, Phn I: Tình Yêu Trước Cng Chùa

Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2419)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: