Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

27/04/20221:01 SA(Xem: 44254)
Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?
MUỐN TỰ HỌC PHẬT
NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?



muon tu hoc phatHỎI: Hiện nay có quá nhiều kinh sách, báo mạng về Phật giáo, với lượng thông tin, kiến thức đồ sộ như thế thật khó cho người mới học Phật. Xin quý Báo giới thiệu cho tôi biết một số tác phẩm căn bản, đáng tin cậy để tìm hiểu về Phật pháp. Về báo mạng, nên tìm hiểu, nghiên cứu Phật họcvăn hóa Phật giáo trên những trang mạng nào? (HẠNH QUYÊN, hanhquyen206@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Hạnh Quyên thân mến!

Đạo Phật trên thế giới hiện có hai truyền thống lớn, đó là Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) và Phật giáo Bắc tông (Phát triển). Trong mỗi truyền thống lại có nhiều tông phái khác nhau. Về căn bản lịch sửgiáo lý, các truyền thốngtông phái Phật giáo đều giống nhau, song bên cạnh đó cũng có một số khác biệt.

duong-xua-may-trang-thich-nhat-hanh-1
Bạn có thể tìm hiểu cuộc đời Đức Phật
một cách thi vị hơn qua sách
Đường xưa mây trắng
của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là dung hội cả hai truyền thống Phật giáo lớn của thế giới với nhiều tông phái, hệ phái khác nhau. Trước thực tiễn kinh sách Phật họcvăn hóa Phật giáo vô cùng phong phú, đa dạng như hiện nay, người tự tìm hiểu Phật pháp sẽ lúng túng và mất thời gian nếu không được định hướng đúng đắn.

Để tự tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp, thiển nghĩ trước nên tiếp cận từ lịch sử, giáo lý, sau mới đến văn hóa và các phương diện khác của Phật giáo.

Về lịch sử Phật giáo, bạn có thể bắt đầu với sách Đức Phật lịch sử của Schumenn (Trần Phương Lan dịch), sách Đức Phật Gotama của Hajime Nakamura (Trần Phương Lan dịch). Đây là hai biên khảo tiêu biểu về lịch sử Đức Phật dựa vào văn bản học và khảo cổ học có uy tín trên thế giới. Bạn có thể tìm hiểu cuộc đời Đức Phật một cách thi vị hơn qua sách Đường xưa mây trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam qua sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát và sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (bút hiệu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh).

Về giáo lý căn bản, thiển nghĩ bạn nên đọc sách Đức Phật và Phật pháp của Trưởng lão Narada (Phạm Kim Khánh dịch), sách Trái tim của Bụt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sách Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, sách Phật học cơ bản (Giáo trình do Ban Hoằng pháp Trung ương soạn).

Đặc biệt, nếu hội đủ duyên lành bạn nên đọc thẳng vào kinh tạng, Kinh tạng Nikaya (gồm kinh Trường bộkinh Trung bộ, kinh Tương ưng bộ, kinh Tăng chi bộ, kinh Tiểu bộ) và Kinh tạng A-hàm (gồm kinh Trường A-hàm, kinh Trung A-hàm, kinh Tăng nhất A-hàm, kinh Tạp A-hàm). Tất cả giáo lý căn bản, bao gồm cả pháp học lẫn pháp hành đều nằm trọn trong hai bộ kinh này. Về sau, tùy nhân duyên bạn có thể tìm hiểu thêm Luận tạng, kinh Đại thừa, các Sớ chú giải…

Sách chuyên khảo về văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… hiện có rất nhiều, bạn cứ tùy duyên tham khảo.

Về thông tin, bạn có thể đọc và xem tin tức Phật giáo trên Giác Ngộ online (giacngo.vn) - Cơ quan ngôn luận của GHPGVN TP.HCM, phatgiao.org.vn - Cổng thông tin điện tử của Ban Thông tin-Truyền thông T.Ư; Phật sự online (phatsuonline.com) - Cổng thông tin Văn phòng TƯGH. Ngoài ra, thuvienhoasen.org (do cư sĩ Tâm Diệu chủ trương ở nước ngoài) cũng đăng tải khá nhiều kinh sách, các bài khảo luận, nghiên cứu Phật học với nhiều thể loại. Còn nhiều trang mạng Phật giáo khác nữa chuyên sâu về giáo lýpháp hành của riêng từng tông phái, hệ phái, pháp môn. Sau khi học xong phần căn bản Phật pháp, bạn có thể tự tìm hiểu, nghiên cứuhọc hỏi thêm ở các trang này.

Những kinh sách hay trang mạng mà chúng tôi giới thiệu chỉ là gợi ý ban đầu, có tính tổng quan. Quan trọng nhất, bạn cần kết duyên với một số vị Tăng (Ni) để được trực tiếp trợ duyên, hướng dẫn chi tiết trong quá trình tự học Phật.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2179)
01/04/2023(Xem: 5169)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.