Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?

16/08/20201:00 SA(Xem: 6770)
Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ
SÁM HỐI TỘI NGHIỆP SÁT SINH?
Hòa Thượng Thích Giác Quang

 thich giac quang

Các bạn ơi! Có lẽ hôm nay bạn đã là Phật tử thuận thành phải không? Nếu chưa phải thì cũng nên làm Phật tử thuận thành, nếu là Phật tử thuận thành thì Sư có lời khuyên các bạn nên tìm cách mưu sinh khác, không còn làm việc sát sinh hại mạng nữa. Mỗi lần đánh bắt cá, mỗi lần bắt buộc phải sát sinh thật nhiều, kể cả cá lớn, cá bé, cá nhiều trứng, sát một thành trăm ngàn con, tội một thành ngàn đó bạn. Cầu nguyện bạn được tăng trưởng giàu lòng từ mẫn, giàu tiền bạc chuyển nghiệp làm ăn, tránh nghiệp sát đó.

bắt cáHỎIGia đình con làm nghề đánh cá đã nhiều năm nên thường sống trên thuyền lênh đênh nay đây mai đó. Có những chuyến hàng tháng trời đánh bắt xa bờ mới được vào đất liền rồi lại đi. Có một lần giữa biển khơi con tưởng đã bị sóng to nhấn chìm nhưng lúc nguy khó, con niệm danh hiệu Quán Thế Âm theo lời má con ngày xưa có dạy chứ con lúc ấy cũng không phải là phật tử và không tin Phật pháp gì nhiều. May mắn lần đó con thoát chết và từ đó con quy y Tam bảo, ngày ngày trên tàu đều có lễ lạy Bồ tát Quán Thế Âm và niệm Chú Đại Bi

Phật tử, con cũng biết là không được sát sinh. Con bắt cá bán cho người ta, cả cá sống và chết chứ con từ ngày quy y không hề giết cá sống, chỉ ăn cá và hải sản chết mà thôi. Con cũng trăn trở về nghề đánh bắt cá vì thấy bấp bênh và con nghe nói là không nên làm vì là sát sinh. Tuy vậy, con cũng chẳng biết làm gì để sống vì không có nghề nghiệp hay học hành gì. 

một lần con nghe băng giảng của một vị thầy gì đó giảng thật ra đánh bắt cá cũng là nghề tốt, cũng giúp đời, người ăn cá cũng là tốt vì tạo phương tiện cho người khác như con có nghề nghiệp ổn định để sống. Con đã lớn tuổi nhưng lại không biết là sẽ sinh nhai thế nào? Có đúng là phật tử như con làm nghề đánh cá là bình thường không mắc tội như các nghề khác không? Nếu không xin Sư cho con biết con nên làm gì để có nghề nghiệp và không gây tội lỗi.

ĐÁP:

I. Xuất xứ nghề đánh cá

Đồ dùng để đánh cá, từ ngữ gần nhất gọi là bắt cá hay “ngư cụ”, cá được bắt gọi là “thủy sản, hải sản”, nơi tập trung các thuyền đánh cá để trao đổi mua bán gọi là “ngư trường”.

Từ thời xa xưa tổ tiên người Việt Nam đã biết sử dụng các loại ngư cụ để đánh bắt các loại thủy sản. Tuy nhiên, ngư cụ và kỹ thuật khai thác còn thô sơ, chưa được cải tiến nên năng suất và hiệu quả chưa cao. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã và đang nghiên cứu chế tạo nhiều loại ngư cụ và sử dụng kỹ thuật khai thác tiên tiến, đánh bắt đạt hiệu quả rất cao. 

Mặc dù vậy, các loại ngư cụ thủ công cổ truyền vẫn được sử dụng rộng rãi phổ biến ở các vùng nước nông và vùng nước nội địa như ao, hồ, đầm, sông, ven biển. Kết cấu và kỹ thuật khai thác của mỗi một loại ngư cụ truyền thống cũng khác nhau, không theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân địa phương (Hội nghề đánh cá tỉnh Khánh Hòa - Ngư cụ khai thác truyền thống).

Thời xưa, ngư cụ làm bằng thủ công, ở miền Nam trải qua nhiều cuộc di dân, mọi người tìm cách môi sinh nên chế tác nhiều ngư cụ để bắt những loài sống dưới nước gọi chung là cá, thủy tộc để làm thực phẩm, gồm có ở miền Bắc, miền Trung gọi là đó, lờ, te (xiệp), câu, đăng, đáy, ống lươn, vó bè… Ở miền Nam gọi là lưới, đăng, đó, ống trúm, nôm, lộp, gió... hay nhiều thứ khác lạ nữa để làm phương tiện bắt cá.

Đánh cá ngày nay, là một nghề chính, nuôi sống gia đình, địa phương và kể cả tầm vóc quốc gia. Đánh bắt cá không còn ở phạm vi nội địa miền sông nước nữa, mà đã tạo nên một thương trường lớn. Các ngư dân lần lượt ra khơi, đánh bắt cá xa bờ giữa biển khơi. Đánh bắt cá trở thành công nghiệp sản xuất trong nước, xuất khẩu sang các quốc gia đại lục, quốc gia có thị trường mua bán với Việt Nam.

II. Độ nhiều người bỏ nghiệp sát

Tai Quan Âm Tu viện, có nhiều tăng ni con cháu của các ngư phủ, xuất thân từ làng chày Gio Linh, Quảng Trị, như Thầy Đức Hải, Thầy Đức Thuần là học trò của Sư. Riêng Thầy Đức Hảithị giả, hiện đang học Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai rất giỏi. Khi các thầy đi tu, cha mẹ cũng tu tại gia lần lượt bỏ nghề ngư phủ, tìm cách làm ăn mới, tin tưởng Phật Pháp, tin vào sự tu hành hiệu quả của các thầy, không làm việc mỗi ngày ra khơi hay làm việc sát sinh để nuôi gia đình.

Năm 1974, một số đông gia đình ở xã Định Trung, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, trong đó có ông Hai Trừ, Thầy Tư Niên quy y Tam bảo với đức Tôn sư, đệ tử của Ni sư Diệu Ngọc (Cô Ba Xuyến), được ni sư hướng dẫn về Quan Âm Tu viện quy y. Sau khi quy y, các vị tìm cách bỏ nghề đáng bắt cá xa bờ về tại Phương Lâm, tức cây số 125, hiện nay là huyện Tân Phú, sinh cơ lập nghiệp làm vườn, làm nghề may, mua bán, làm rẫy, làm ruộng nuôi gia đình và tránh xa nghề đánh bắt cá vĩnh viễn cho đến hôm nay. 

Một số gia đình ở Nhơn Đức, Nhà Bè bỏ nghề chài đi tu làm hòa thượng từ năm 1960, như Hòa thượng Thích Giác Châu, hướng dẫn ông bà, cha mẹ, các em cháu, khoảng 20 người đi tu xuất gia trở thành các bậc giáo phẩm tiêu biểu trong Giáo hộitông môn Tịnh độ Non Bồng.

Trong Kinh Địa Tạng, phẩm Nghiệp Cảm của chúng sinh, thứ tư: "...có vị La Hán cảm thương lòng tốt của Quang Mục muốn cứu mẹ ra khỏi địa ngục, bèn nhập định quan sát, thì thấy mẹ của Quang Mục bị đọa vào đường ác, vô cùng khổ sở. Vị La Hán hỏi Quang Mục rằng: "Thân mẫu ngươi lúc sinh tiền đã làm những hạnh nghiệp gì, mà nay phải ở trong đường ác, chịu cực khổ như thế?" - Quang Mục thưa rằng: "Tánh thân mẫu con chỉ thích ăn cá, ba ba, cùng trứng và con của các loài ấy; hoặc chiên hoặc nấu, tha hồ mà ăn; nếu tính đếm số sinh mạng đó thì đến hơn nghìn muôn. Thưa Tôn Giả từ mẫn, con phải làm thế nào để giải cứu mẫu thân?" - Vị La Hán xót thương bèn lập phương tiện khuyên Quang Mục rằng: "Ngươi phải chí thành niệm đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai và vẽ đắp hình tượng, thì kẻ còn cùng người mất đều được phước báo!"

Quang Mục nghe xong, liền từ bỏ những thứ yêu thích, rồi phát tâm vì mẹ mà tô vẽ tượng Phật để thờ cúng, và lại đem lòng cung kính, khóc thương chiêm lễ. Bỗng đến giữa khuya thì mộng thấy thân Phật, sắc vàng sáng chói, như núi Tu Di, phóng ánh sáng lớn mà bảo với Quang Mục rằng: "Chẳng bao lâu nữa thân mẫu ngươi sẽ sinh vào nhà của ngươi, khi vừa biết đói lạnh thì liền biết nói".

Do làm nhiều điều phước báu cứu mẹ, nên mẹ của Quang Mục lúc mãn mười ba tuổi, khi bỏ báo thân này rồi, sẽ thọ sinh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi; sau khi hết báo thân ấy, sẽ được sinh về cõi nước Vô Ưu, thọ mạng lâu dài đến không thể tính kể; và sau rốt sẽ thành tựu Phật quả, quảng độ nhơn thiên số nhiều như cát sông Hằng"

Mẹ của Quang Mục tuy không phải làm nghề chài lưới, nhưng ham thích sát sinh hại mạng cá quá nhiều, thịt ba ba, trứng cá, chết bị sa đọa địa ngục và yểu số. Do Quang Mục biết tu làm nhiều việc phước thiện cúng dường tượng Phật cầu cho mẹ được thác sinh vào nhà Phạm Chí sống lâu giàu có. Chắc chắn là điều khó làm, nhưng Quang Mục làm được nên cứu được mẹ ra khỏi cảnh khổ của nghiệp sát.
Bỏ nghiệp sát, được siêu thoát

Ông Gian Văn Diện, quê ở Cần Đước, Long An làm nghề đồ tể từ đời ông đền đời cha, “thuộc diện cha truyền con nối”, đến đời ông mắc bệnh suyễn. Khi nước lớn thì lên cơn gần như chết ngất từ chiều tối đến nửa đêm mời tỉnh hồn. Ngày nào cũng như ngày nào, cho đến năm 1962 ông đi theo Thượng tọa Thích Giác Hải, người Cần Giuộc về tu tại Tổ đình Linh Sơn, núi Bồng Lai cầu học đạo và bỏ hẳn nghề đồ tể, được đức Tôn sư ban cho pháp danh là Thích Thiện An. 

Khi xuất gia ông tu rất giỏi, đến năm 1969, Thầy cho thọ giới Sa di giữ giới tu hành, không trở lại thế túc, đến năm 1982 thọ giới Tỳ kheo. Đại đức Thích Thiện An tu rất tinh tấn và được đức Tôn sư cho ở riêng một cái am nhỏ ở chân núi Bồng Lai để sám hối tụng kinh niệm Phật. Từ đó Thầy Thiện An hết bệnh suyễn và Thầy rất hoan hỷ, càng tinh tấn tụng kinh niệm Phật cho đến khi an nhiên viên tịch năm 1980 không phải bị khổ sở vì nghiệp báo làm đồ tể.

Các bạn ơi! Có lẽ hôm nay bạn đã là phật tử thuận thành phải không? Nếu chưa phải thì cũng nên làm phật tử thuận thành, nếu là phật tử thuận thành thì Sư có lời khuyên các bạn nên tìm cách mưu sinh khác, không còn làm việc sát sinh hại mạng nữa. Mỗi lần đánh bắt cá, mỗi lần bắt buộc phải sát sinh thật nhiều, kể cả cá lớn, cá bé, cá nhiều trứng, sát một thành trăm ngàn con, tội một thành ngàn đó bạn. Cầu nguyện bạn được tăng trưởng giàu lòng từ mẫn, giàu tiền bạc chuyển nghiệp làm ăn, tránh nghiệp sát đó.

III. Tinh hoa giáo lý Phật có mặt trên cuộc đời không chỉ dành cho các sư tu thành Phật 

Mà còn hoằng truyền cho phật tử trở thành người con Phật có chất lượng, từ chỗ không biết thành có biết, từ chỗ vô minh thành trong sáng, từ chỗ có tâm ác thành tâm thiện, từ chỗ pháp bất thiện thành pháp thiện. Nghĩa là giáo lý Phật sẽ làm lợi ích cho hàng triệu triệu con tim hướng về đấng Từ tôn. Chẳng lẽ ta hướng về Phật rồi thôi, không tiến hóa hơn chút nào hay sao?
Việc giết cá, tức là giết hại mạng chúng sinh, quả báo nhãn tiền, cả đời người chúng ta sống trong thế giới cá chính đó là quả báo đó bạn ạ! Dù bạn không tự tay làm chết cá, nhưng bạn là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chúng sinh, bạn là tiền đề cho cái chết của sinh mạng chúng sinh. Sát sinh gây biết bao nhiêu oán thù, vì chúng yếu hơn và không có phương tiện giết lại đó thôi, nhưng nếu có thì sẽ xảy ra những cuộc tàn sát đẫm máu lẫn nhau không có gì thương tiếc, cho nên nói:

Nhứt thiết chúng sinhsát nghiệp
Hà sầu thế giới động đau binh

Vua Lưu Ly sát hại dòng họ Thích

Tại thành Xá Vệ kiếp quá khứ, có một cái hồ trong đó có rất nhiều cá, cá lớn cá bé cùng chung sống. Gặp mùa nắng hạn, cá mắc cạn, dân trong thành đua nhau bắt cá ăn, trong đó có cá chúa đang lăn lóc vì quá nóng, thiếu nước. Lúc bấy giờ có chú bé 13 tuổi ăn chay trường đến coi dân bắt cá ăn thịt hàng ngày. Chú thấy có con cá lớn bơi lóc thóc dưới sình lầy, chú dùng gậy gõ trên đầu chú cá 3 cái rồi bỏ đi.

Thành Ca Tỳ La Vệ nhằm lúc Bồ tát Sĩ Đạt Ta ra đời, vương quốc Ca Tỳ La Vệ do vua Tịnh Phạn trị vì. Khi lớn lên Bồ tát Sĩ Đạt Ta đi xuất gia tu hànhthành Phật độ đời. Trong đó có hai vị đệ tử lớn là Xá Lợi PhậtMục Kiền Liên. Sau khi đức Phật về thăm quê hương, vua Tịnh Phạn có xây một kim tòa dành cho Phật ngồi thuyết pháp. Lúc vắng Phật, thái tử Lưu Ly lúc bấy giờ 7 tuổi trong lúc nô đùa leo lên kim cang Tòa, ngư lâm quân không cho và đuổi xuống. Thái tử Lưu Ly nghe lời rời khỏi kim cang Tòa, nhưng tức giận.

Khi lớn lên thái tử Lưu Ly soán ngôi vua Ba Tư Nặc lên làm vua, nhớ lại lúc bé ngự lâm quân của nước Ca Tỳ La Vệ đuổi xô nhà vua, nên tức giận điều binh sĩ đánh nước Ca Tỳ La Vệ, bắt nam nữ dòng họ Thích giết sạch, đem bỏ dưới hầm, bỏ đói cho đến chết. Mục Kiền Liên dùng thần thông nhìn thấy như thế quá đau lòng xin Phật đi giải cứu, Phật dạy: "Không, đó là quả báo của dòng họ Ta phải trả, do trong quá khứ có tội bắt cá ăn thịt như thế, dân trong thành thời ấy nay là dòng họ Thích của Ta. Còn chú bé 13 tuổi dùng gậy gõ trên đầu cá lớn ba cái chính là Ta, cá lớn đó nay là vua Lưu Ly. Trong lúc vua Lưu Ly cất binh đánh thành Ca Tỳ La Vệ, Ta nhức đầu 3 ngày, đó là hậu quả của Ta có gõ lên đầu cá lớn 3 cái, nên phải chấp nhận, các ông không nên phiền muộn..." (Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 2, phẩm Đẳng Kiến, Sư Giác Quang sưu tầm năm 1973).

IV. Làm Phật tử đã được học Bát chánh đạo 

Khi quy y, các bạn được khuyên là không nên nghe theo tà thuyết. Người thuyết pháp vì chiều lòng phật tử nên nói cho qua việc. Chứ thật ra trong cuộc đời đức Phật đi thuyết giảng, lúc nào Ngài cũng khuyên “không nên giết thú”, không giết hại “sinh mạng yếu hơn mình”. Đối với thế gian thì quý Sư không xen vào nội bộ gia đình, sinh hoạt kinh tế gia đình. Tuy nhiên nếu không biết thì thôi, chứ biết các bạn có nghiệp sát thì phải khuyến khích lần lượt bỏ nghiệp sát, bỏ ác nghiệp, thực hành thiện nghiệp, chứ không ai khuyến khích bạn làm ác. Người khuyến khích bạn làm ác thì đâu gọi là Sa môn Thích tử.

Trong Kinh Phạm Võng, Bồ tát giới còn quan trọng hơn, đức Phật còn khuyên các phật tử không cất chứa những binh khí, như dao, gậy, cung tên, giáo mác, cùng những dụng cụ sát sinh như chài, lưới, rập bẫy... Là phật tử dù cho có người giết cha mẹ còn không báo thù, huống chi giết tất cả chúng sinh, không được cất chứa những khí cụ sát sinh (Trang 29,30 - Bản dịch HT.Thích Trí Tịnh). Không sát sinh thì quả báo cũng vẫn có, nhưng là quả thiện luôn luôn đến với bạn. Sự hưng thịnh đến với cuộc đời bạn thật sung túcvui tươi.

Thời đức Phật, khi Ngài lưu trú tại Tịnh xá Kỳ Viên, có hai vị Tỳ kheo mới học Phật pháp, từ nước La Duyệt kỳ đến yết kiến học đạo với Phật. Trên đường đi, gặp lúc nắng hạn, hai vị sắp chết khát. Bỗng gặp một cái ao phía dưới có nước, nhưng trong nước có côn trùng nương theo nước để sống. Vị thứ nhất nói chúng ta không nên uống nước này vì nước này sẽ làm chết vô số côn trùng trong đó. Vị thứ hai thì nghĩ ta nên uống nước này để được khỏe đến hầu Phật nghe pháp

Vị thứ nhất nói giới sát Phật ban hành, không lo giữ, uống nước làm tổn hại côn trùng đến gặp Phật có ích gì, liền chịu khát mà chết, được sinh thiên. Vị thứ hai sau khi uống nước được sống sót đến gặp Phật, Phật quở và nói: "Tỳ kheo bạn của ông vì nhịn uống, nên chết khát đã đến đây gặp Ta rồi, còn ông dù có đến gặp Ta nhưng cũng như chưa gặp lần nào! Ngài liền dạy: "Thà chết khát, chứ không uống nước có côn trùng làm tổn hại chúng sinh” (Kinh Pháp Cú Thí Dụ kinh, Đại chánh Tân tu tập 4, kinh số 211).

Trong Sa di Luật giải cũng nói: "Vị La Hán độ một chú sa di tu hành được một năm. Qua năm sau La Hán cho phép sa di về nhà thăm cha mẹ, vừa cho đi nhưng vị La Hán thấy trước: "Có thể chú Sa di sẽ chết tại gia đình”. Trên đường về nhà chú sa di vừa đi vừa vô tư niệm Phật, rất vui vì được Thầy cho về thăm nhà, chứ chú không biết mình yểu số, về thăm cha mẹ rồi chết ở đó. Đi đến một bờ rạch, thấy có ổ kiến bị trôi giữa dòng, chú liền cứu ổ kiến, cởi áo lội xuống rạch, lấy cây vớt ổ kiến lên bờ. Sau đó tiếp tục đi về nhà thăm cha mẹ

Một tuần lễ sau chú trở lại chùa, vị Lan Hán thấy chú sa di này sẽ chết tại nhà, sao hôm nay trở lại chùa, nét mặt tươi tắn hơn lúc trước. Vị La Hán hỏi: “Con đi về nhà có làm việc gì không?” “Thưa trên đường đi con có vớt ổ kiến trôi giữa dòng rạch đem lên bờ, cứu được đàn kiến, thưa La Hán!” Do cứu đàn kiến mà chú sa di tăng thọ mạng. (trích Sa di Luật giải của Tổ Vân Thê Châu Hoằng - Bản dịch HT.Thích Hành Trụ, trang 55). Không làm việc sát sinh, mà còn phóng sinhích lợi lắm, lợi ích cho gia đình, bản thân, thọ mạng tăng trưởng, lợi ích cho nhân quần xã hội (đàn kiến). 

Trong Kinh Phạm Võng, Phật dạy: "Nguời phật tử khi nhìn thấy các loài chúng sinh khác, nên thầm niệm rằng: Các vị hiện nay tuy là súc sinh, cũng nên phát tâm Bồ đề để ngày sau được giải thoát. Nếu không khởi tâm khuyến dạy khuyến tu như vậy là phạm vào tội khinh cấu...” Không sát sinh hại vật lợi ích lớn lắm, những con vật mà bạn phóng sinh trong tương lai dù gần hay xa bạn đều được quả báo đền bù xứng đáng. Nếu không là kiếp này thì kiếp lai sinh, bạn sẽ gặp lại những điều mai mắn. Biết bao nhiêu tích sử để lại, nói về nhân quả không sát sinh, đều có một tương lai tươi sáng.

Thầy phương trượng chùa Quốc Thanh tu đắc đạohuệ nhãn. Phương trượng có nuôi người con gái tên là Lộc Nữ, vốn có căn lành, càng lớn càng thông minh tuyệt vời. Một hôm sư phụ bảo, ngày mai có 500 người bị áp giải đi ngang chùa, con phải tìm cách cứu 500 mạng người đó nhé. Hôm sau, Lộc Nữ nghe lời sư phụ đứng canh chừng mãi không thấy. Chờ đến chiều có một nông phu mang một giỏ xách có rất nhiếu ốc sên, thấy lạ Lộc Nữ liền báo cho sư phụ biết. Sư phụ ra gặp người nông dân, xin được mua hết số ốc sên. Người nông dân nói, tôi biếu cho Thầy chứ không bán, sư phụ mừng quá mở giỏ ra đếm thì đúng là 500 ốc sên và nói: "A Di Đà Phật, thế là các vị được cứu rồi”. 

Sau đó, sư phụ giao cho Lộc Nữ chăm sóc nuôi nấng xem như là vật đã được phóng sinh vào chùa. Một hôm Lộc Nữ đến xin lửa Sư phụ, sư phụ bảo xin lửa thì không khó, Ta sẽ cho con lửa, nhưng con phải nguyện bước đi cho Ta 500 bước, mỗi bước có một hoa sen xuất hiện. Lộc Nữ nghe nói thế và làm theo lời sư phụ, tức thì trong khắp sân chùa Quốc Thanh hiện lên 500 hoa sen, trong 500 hoa sen đó có 500 ốc sên chuyển thế, mỗi giờ mỗi lớn hóa thân thành bậc tu hành chứng quả gọi là “Ngũ Bách Lan Hán” (Theo Epochtimes.com - Truyện cổ Phật Giáo).

Bạn ơi! Nếu trong các loài cá mà bạn bắt được đem bán cho người đời ăn thịt, lỡ có con cá nào đó là Bồ tát, là La hán, hoặc gần nhất là ông bà cha mẹ của bạn chuyển thế thì bạn nghĩ sao? Có nên ăn thịt sinh linh không?

Nếu các bạn thuộc về ngư phủ thì ở một thời điểm nào đó, bạn có phương tiện sinh nhai khác khá hơn hoặc tìm được kế sinh nhai khác nên bỏ nghiệp làm ngư phủ, hướng về nghiệp thiện, không nên làm việc tạo nghiệp sát lâu hơn nữa. Làm như vậy để xứng đáng là phật tử thuận thành ngoan đạo của đức Phật, giữ giới truyền trì mạng mạch Phật pháp.

Phật tử nghiệp thiện nên làm
Nghiệp ác dứt bỏ tâm an thuận thành
Chớ nên hại mạng chúng sinh
Quả kia không khỏi sẵn dành cho ta.
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1490)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.