Hỏa tángảnh hưởng đến vấn đề tái sinhphước đức con cháu?

14/09/202010:20 SA(Xem: 6882)
Hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh và phước đức con cháu?
HỎA TÁNGẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ
TÁI SINHPHƯỚC ĐỨC CON CHÁU?

HT. Thích Giác Quang

hỏa tángThân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.

HỎI:
Con có đi thăm viếng một số nước cũng như chùa chiền, kể cả nghĩa địa một số nơi và thú thật con thấy ở các nước giàu có, người ta rất biết tôn trọng môi trường nên các khu an táng nghĩa địa rất đơn giản. Các khu mộ gần như là đất bằng, chỉ có tấm bia và hoa trồng xung quanh như các công viên, không lăng tẩm, không mồ mả gì cả, không làm mọi người sợ hãi. Nhiều nước như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, con thấy chẳng có gì cả, bình thường, không nghi lễ cầu kỳ. Trông người mà ngẫm đến ta thấy rằng người ta biết tiết kiệm cho đất nước rất nhiều tiền của, bảo vệ môi trường bị xâm hại vì vấn đề thế giới bên kia.

Ngược lại ở Việt NamTrung Quốc, ai chết cũng ráng chôn cất lăng mộ thật nguy nga, vĩ đại. Ở Việt Nam của mình như vài nơi ở Huế, vào các khu lăng mộ cứ như vào chốn cung đình với suy nghĩ sống sao thác vậy và toàn vì suy nghĩ của người còn sống cạnh tranh lẫn nhau, đổ tiền của cho quá nhiều chuyện vô ích trong khi người sống thì lại chẳng có đất để sống, có tiền để dùng. Bản thân con khi mất đi, con muốn chết đi được thiêu xác rồi rải ra các gốc cây cho cây được tốt, như vậy khỏi phiền đến ai và để bảo vệ môi trường hoặc không chôn con dưới gốc cây nào đó cũng được, không tốn hòm tốn gì cả. Giữa hai cách chết này, có nhiều người bảo đều không tốt, nhất là không nên thiêu xác thì như thế sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh, ảnh hưởng đến con cháu sau này.

Con chẳng hiểu tại sao lại như vậy vì ngày xưa chính đức Phật khi mất đi cũng được hỏa thiêu? Xin Sư cho con biết con nên làm như thế nào cho đúng?

ĐÁP:

Đứng về góc độ văn hóa của một dân tộc rất quan trọng, quan niệm người xưa “sự sinh như sự tử”, trước khi nhà vua băng hà đã cho xây cung điện lâu đài dưới âm cung (lòng đất) đem một phần tài sản của triều đình đặt sẵn dưới âm cung, rồi đến các quan đại thần, dân tình cũng làm theo để bảo vệ danh gia vọng tộc… chuẩn bị cho cái chết thật chu đáo để khi về bên kia thế giới tiếp tục tận hưởng. Đối với người nghèo, hoặc giàu mà tiếc của, bỏn sẻn, hoặc sợ lãng phí tài sản… thì làm lâu đài, villa bằng giấy, xe ôtô giấy, tivi giấy, vàng bạc giấy, đô la giả (đồ vàng mã)… đốt mang theo để sử dụng, hoặc báo ân báo hiếu cho người chết. 

Đó là việc làm vô cùng tốn kém cho gia đình nhưng họ vẫn làm. Huống chi là việc làm nhà mồ, mồ mả quy mô dành cho người “chết” tiếc gì mà không làm! Thật là việc làm giả tạo vô cùng! Có gia đình dành phần xây mồ mả cho người “chết” chẳng qua là để “xí phần” của hương quả, tài sản của người chết để lại, chứ chẳng phải hiếu nghĩa gì đâu?

Sự việc ngày nay một vài địa phương Việt Nam tập trung tiền của xây nhà mồ thật to, thật tốn kém, họ nghĩ tốn kém nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hiện tượng này chẳng qua là những cuộc phấn đấu của những người xưa kia nghèo, thua sút người khác, nay có tiền xây nhà mồ cho ông bà để được bù đắp, thỏa dạ bình sinh, vậy thôi!

Việc sinh và việc tử ở mỗi địa phương đều có quan niệm khác nhau, như ở Ấn Độ, đạo Bà La Môn thì đem xác người chết bỏ trôi sông, hoặc thiêu rồi vứt xuống dòng sông Hằng linh thiêng, hay rải tro than xuống biển cho người chết được siêu thoát, gọi là “thủy táng”. Đạo Parsi (bái hỏa giáo) lập đài cao vút giữa tầng không, khi có người chết đem lên đài để cho xác thân tự rã, hoặc thiêu rồi đem lên phi cơ rải trong hư không gọi là “không táng”. Ở Tây Tạng thì đem xác chết mổ xẻ từng mảnh, rồi “bằm nhỏ” cho kênh kênh, diều, quạ ăn, gọi là “điểu táng”. Ở Trung Hoa và Việt Nam thì chôn cất xây mồ mả, to hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh tiền bạc, đất đai của gia đình hay của người chết, gọi là “thổ táng”.

Thật ra thì quốc gia nào cũng có làm việc chôn cất người “chết”, chôn cất thật kỹ lưỡng, tránh việc làm ô nhiễm môi trường, đó là quy luật chung của đời sống con người trên hành tinh.

Việc thiêu xác chết, thiết kế các nghĩa trang dành cho người chết có mỹ quan như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loanviệc làm của các quốc gia đông dân thiếu đất, sinh nhiều hơn tử, các quốc gia tiến bộ. Các xứ theo Phật giáo Nam tôngViệt Nam hiện nay thì thiêu xác gửi vào chùa. Ở Quan Âm Tu viện nhận hàng ngàn hủ tro cốt, linh vị vong linh của phật tử trong và ngoài nước đưa vào tu viện phụng thờ, có đính số thứ tự trên hủ cốt, lập sổ danh bộ vong linh, giúp thân nhân mỗi năm đến cúng lễ dễ dàng nhận ra linh cốt của người thân.

Đối với nhà Phật

Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.

Hòa thượng Thích Giác Quang
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1490)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.