Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

04/10/20201:00 SA(Xem: 4733)
Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?
PHẬT PHÁP GIÚP ĐƯỢC GÌ CHO NGƯỜI THIẾU GIÁO DỤC?
(Bạn Tú Dương hỏi - Tổ Tư Vấn trả lời)

van dap phat phapHỎI: Tôi rất ái ngại nhưng đã quyết định bỏ mọi mặc cảm để gửi câu hỏi này đến quý Báo. Chuyện là, tôi không may mắn có được một sự giáo dục tốt, từng bị chửi là mất dạy. Xin hỏi, nếu tôi phát tâm tu học thì Phật pháp có giúp tôi từ một người thiếu giáo dục thành một người tốt hay không? Nếu được thì những lời dạy nào trong Phật pháp phù hợp với tôi.
(TÚ DƯƠNG, tuduong5...@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Tú Dương thân mến!

Trước hết, xin tán thán sự can đảm, dám buông bỏ mặc cảm để đối diện với sự thật và tìm con đường chuyển hóa để trở thành người tốt của bạn. Đức Phật từng ca ngợi hai hạng người có sức mạnh, đó là hạng người không có lỗi lầm và hạng người có lỗi lầm mà biết nhận lỗi, sám hốiphục thiện

Bạn đã không may mắn có được một sự giáo dục tốt, tức học hành không đến nơi đến chốn, có khiếm khuyết về đạo đức và ứng xử thiếu chuẩn mực. Những hạn chế này, nếu bạn phát tâm tu học theo Phật pháp hoàn toàn có thể giúp bạn trở thành người tốt.

Phật pháp là một nền giáo dục, giúp trau dồi nhân cách đạo đứcthiết lập quan niệm sống thiện lành, dấn thân phụng sự tha nhân. Phật pháp tuy không trang bị cho bạn tri thức chuyên môn nghề nghiệp làm ăn nhưng sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biếtnhận thức chính xác về con người, xã hội cùng thế giới để có định hướng đúng đắn cho cuộc đời.

Nếu phát tâm tu học theo Phật pháp, trước hết bạn tự nguyện quay về nương tựa Tam bảo Phật-Pháp-Tăng. Trước đây, bạn sống và hành xử với quan niệm của riêng mình, tức do nghiệp cũ của bạn dẫn dắt. Khi đã phát nguyện về nương Tam bảo thì Phật-Pháp-Tăng sẽ soi đường cho bạn. Điểm khởi đầu này vô cùng quan trọng, từ đây bạn sẽ đi theo con đường Phật đã đi, bạn sẽ làm theo những gì Phật đã dạy (Pháp), bạn sẽ được các vị đệ tử Phật (Tăng) dìu dắt.

Chỉ cần về nương Tam bảo thôi, đời bạn từ đây đã có định hướng tích cực. Kế đó, bạn phát tâm trau dồi nhân cách của người Phật tử bằng cách phát nguyện thọ trì năm giới quý báu. Nguyện giữ năm giới không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện. Giữ được năm giới này, chắc chắn bạn là người công dân đạo đức, lương thiện, mẫu mực, là người Phật tử tốt.

Kế đến, bạn tiếp cận Phật pháp bắt đầu với giáo lý nhân quả. Sau khi đã tin hiểu nhân quả bạn bắt đầu thấy rõ hơn về cuộc đời mình. Đời bạn sẽ do chính bạn quyết định. Không ai có thể can thiệp vào tiến trình nhân quả của bạn cả. Hiện tại bạn như thế này vì nhân quá khứ đã tạo như thế kia. Nếu hiện tại bạn nỗ lực tạo nhân tốt thì ngày sau trổ quả thiện lành. Nhân quả nói đủ là nhân-duyên-quả, là toàn bộ hiện thực đời sống của chính bạn và của mỗi người.

Tiếp theo, nhờ tin nhân quả, bạn biết trước đây mình đã tạo nhân xấu nên phát nguyện sám hối lỗi lầmphục thiện. Sám hốiphục thiện là bạn đang tạo ra nhân mới thiện lành để hưởng quả phước an vui. Từ nền tảng tin hiểu nhân quả, bạn phát nguyện chuyển hóa 10 nghiệp của thân, khẩu, ý thành thiện lành. Thân gồm không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh. Khẩu gồm không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, không nói nịnh để lợi mình mà hại người. Ý gồm không tham lam, không sân hận, không si mê.

Chỉ cần bạn học và thực hành theo một phần rất nhỏ mà căn bản của Phật pháp như đã đề cập thôi, chắc chắn bạn sẽ là một người tốt, rất tốt. Không chỉ riêng bạn xuất thân từ hoàn cảnh thiếu giáo dục mà kể cả những người được ăn học đàng hoàng, có bằng cấp cao thì cũng rất cần nương theo Phật pháp để học làm người, để trau dồi đạo đức và nhân cách, để định hướng đúng cho cuộc đời trong hiện tại, tương lai và cả kiếp sau.

Bạn đã có niềm tin vào Phật pháp, hạt giống lành đã chớm mầm, vậy bạn hãy nhanh chóng bước vào nền giáo dục Phật giáo để trở thành người tốt.

Chúc bạn tinh tấn!
Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1489)
01/04/2023(Xem: 3177)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.